Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Bảo tồn và phát huy vốn cổ truyền trong đào tạo âm nh

Milou
post Mar 17 2002, 05:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Kho tàng âm nhạc dân gian của ta rất phong phú và đa dạng. Bất cứ một làng cổ VN nào cũng có đôi ba làn điệu dân ca, chẳng những dáng dấp, phong cách của âm nhạc dân tộc mà còn ẩn hiện một nét chấm phá riêng. Sở dĩ là do sự không nhất quá về bài bản, mặt khác, do lối đào tạo ngày trước chủ yếu là truyền khẩu, các nghệ nhân bằng cách nhận thức, tài hoa và những rung động riêng đã ngẫu hứng một cách có nguyên tắc tạo ra nhiều dị bản trong một tác phẩm cổ nhạc.
Ngày nay, do có điều kiện hơn nên việc sưu tầm, chỉnh lý để thống nhất "cái sườn" bài bản âm nhạc dân tộc giữa các cây đàn, đưa vào giáo trình giảng dạy là điều cần thiết, hơn nữa, sự kết hợp giữa nhạc đàn và nhạc hát trong âm nhạc truyền thống, là điều hợp với quy luật của sự bảo tồn và phát huy vốn cổ trong âm nhạc dân tộc.

Về nhạc đàn:

Tại Nhạc viện Hà Nội, đến nay chính thức đưa vào giảng dạy 8 cây đàn dân tộc: bầu, nhị, sáo, nguyệt, tỳ bà, tranh, đàn 36 dây và bộ gõ dân tộc. Ngoài ra, có các nhạc cụ khác (chuyên ngành 2) là đàn t'rưng, Kllôngpút và đàn Tứ. Có ba cách đặt vấn đề về các loại đàn này: tăng thêm, giảm bớt hoặc giữ nguyên hiện trạng các dây đàn. Y kiến thứ nhất và thứ hai dẫn đến tình trạng hoặc khó khăn cho việc xây dựng giáo trình để giảng dạy cho cây đàn được tăng thêm hoặc buộc người học phải phân tán thời gian cho quá nhiều cây đàn, khó đánh tốt một loại đàn cụ thể. Yý kiến thứ ba có sức thuyết phục hơn bởi kết quả thu được từ thực tế của quá trình giảng dạy và biểu diễn hàng chục năm qua.

Về bài bản cho việc học và dạy nhạc đàn dân tộc cũng có những vấn đề đáng bàn. Trên thực tế, số lượng bài bản có rất ít và lặp lại, một học sinh trung cấp có thể chơi bài của sinh viên đại học, tuy mức độ thể hiện và hiệu quả âm nhạc có khác nhau. Bài bản lấy chủ yếu từ các nguồn: từ các bài bản dân ca, cổ nhạc, các sáng tác dựa trên chất liệu dân gian và từ việc chuyển soạn các ca khúc. ở nguồn thứ nhất, gồm dân ca 3 miền, dòng chèo, Huế, tài tử cải lương - là những dòng chảy chủ đạo trong âm nhạc truyền thống, song nếu quá tập trung, không có kế hoạch bổ sung một cách hệ thống, thường xuyên các dòng khác sẽ gây ra sự thiếu hụt, nghèo nàn trong việc giảng dạy. Còn nếu có sự bổ sung, cần có thời gian để sưu tầm, chỉnh lý, lựa chọn. ở nguồn sáng tác dựa trên chất liệu dân gian, nhiều năm qua đã có những đóng góp tích cực, nhưng vẫn còn những nhược điểm, như: lạm dụng kỹ thuật diễn tấu áp đặt vào cây đàn dân tộc nhiều khi không mang lại hiệu quả âm nhạc, hay sự phát triển quá xa của tính cá thể đến độ làm méo mó chủ đề ở một số tác giả. Như một số học giả đã nhận xét: đó chỉ là ngả theo hướng "dân tộc cải biên", không phải là âm nhạc dân tộc đúng nghĩa. Tình trạng này còn thể hiện ở chỗ khi người ta tìm cách cải tiến tính năng của đàn, lắp thêm bộ phận khuếch đại âm thanh điện tử, siêu điện tử làm mất đi âm sắc đặc trưng của đàn, cũng như sự tinh vi trong giọng điệu của chúng. Với nguồn thứ 3, phương pháp cũng không ưu việt hơn, gây cảnh "đầu Ngô mình Sở" do sự sáng tác nhạc, xa hẳn với bài hát được truyền.

Về nhạc hát:

Hát là một thành tố quan trọng trong tổng thể âm nhạc dân tộc, nhưng một thời gian dài, việc học nhạc cụ dân tộc đã tách rời khỏi việc hàt dân ca.

Nhiều năm trở lại đây, hát dân ca được tập hợp từ nhiều nguồn, nhưng chiếm số lượng nhiều nhất vẫn là những người trưởng thành từ phong trào ca hát quần chúng. Ngoài ra, có một số người học thanh nhạc, sau thấy chất giọng của mình hợp với dân ca thì coi đó là sự lựa chọn, nhưng do chưa xác định hướng đi ngay từ đầu nên họ chưa thực sự tìm tòi, học hỏi về cách hát dân ca, kết quả, kiến thức âm nhạc dân gian rất hạn chế. Một số khác, vốn được đào tạo để trở thành nhạc công đàn dân tộc, nhưng có giọng hát đã tự trở thành người hát dân ca cho nên, kiến thức và kỹ năng thực sự của họ hầu như thiếu hụt. Những điều trên cho thấy, đội ngũ người hát dân ca cổ nhạc tuổi ngày một cao, nhiềi người mất đi chưa kịp truyền thụ nghề nghiệp. Điều này chứng tỏ rằng, với hát dân ca cổ truyền gốc, chúng ta đang đứng trước nguy cơ thất truyền ở một số phong cách nhạc hát.

Trong Nhạc viện HN, việc học đàn dân tộc được coi trọng, ty nhiên, tách rời phần học nhạc cụ với phần học hát dân ca là một khiếm khuyết. Nếu một người biểu diễn nhạc cụ dân tộc không biết đến tình ý, hơi hướng của bản nhạc ấy từ lời ca, thì khó lòng hiểu sâu sắc tác phẩm và cũng không thể rung động thực sự với tác phẩm. Trong thực tế biểu diễn âm nhạc truyền thống, thấy hình thức tách rời nhạc công và ca sĩ. Trong chừng mực nào đó, hình thức sinh hoạt này có ý nghĩa tích cực, tạo điều kiện để từng bộ phận chuyên sâu, nhưng nó khiến cho việc biểu diễn mất đi vẻ hòa quyện. Bởi vậy, cần phối hợp công việc giữa nhạc công và ca sĩ, song cần tránh hết hợp theo phương châm "tiết kiệm" người, làm thay phần việc của nhau bằng cách học vẹt một bài hát, điệu nhạc.

Đi tìm sự kết hợp hiệu quả giữa nhạc đàn và nhạc hát trong âm nhạc truyền thống, trong điều kiện hôm nay là một việc làm nhiều ý nghĩa. Đó là sớm triển khai việc dạy và hát dân ca cho người học đàn dân tộc, sắp xếp thời lượng học và chọn lựa những bài bản đưa vào chương trình dạy, phải được học các môn lý luận âm nhạc, học thêm một nhạc cụ phương Tây để bồi bổ kiến thức và kỹ năng nghệ thuật. Đối với người học hát truyền thống, cần phải được học một loại nhạc cụ dân tộc theo sở thích, khả năng, và phải coi trọng việc học cổ nhạc. Về các nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc, cần bổ sung lối ghi nhạc cổ truyền, bên cạnh lối ghi xướng âm 5 dòng và học xướng âm theo lối cổ, song song với việc chơi đàn.

Việc tiếp thu vốn âm nhạc cổ truyền và áp dụng và giảng dạy trong chương trình chính quy cũng là một vấn đề, đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó có bản lĩnh, tài năng và mức độ am hiểu nghệ thuật truyền thống của người thầy. Vì vậy, nên đầu tư kiến thức, về cổ nhạc cho hàng ngũ giáo viên dạy đàn dân tộc bằng cách tổ chức đi thực tập, khảo sát ở các vùng trong nước, có chi phí đặc biệt, mời các nghệ nhân lão thành về giảng dạy, tổ chức các buổi hội thảo khoa học chuyên đề về việc xây dựng các chương trình học cho từng bộ môn trong khoa. Những công việc này là lâu dài và rất khó khăn, nhưng nếu chúng ta thực tâm chung sức cùng bảo lưu, phát triển, truyền bá vốn âm nhạc cổ truyền thì chắc chắn, chúng ta sẽ gây dựng nền âm nhạc truyền thống gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.

cinet.vnn.vn



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Âm nhạc - Hội họa · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC