Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

11 Trang « < 8 9 10 11 > 

· [ ] ·

 Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

voiconlontalonton
post Nov 19 2013, 10:47 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #91

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(nguyenducquyzen @ Oct 11 2013, 07:10 PM)
Có một điều mọi người không biết là Cụ đứng sau các cuộc đổi mới về tư tưởng, đặc biệt trong vấn đề Tâm linh.
Năm 2000 em ra HN có hướng dẫn về Thiền cho một cô là vợ của một vị tướng, và được vị tướng này chia sẻ một điều là khi phong trảo nhân điện mới xuất hiện, có nhiều người cho là lừa đảo đến gặp cụ để tìm sự ủng hộ của cụ trong việc đả phá mê tín dị đoan thì cụ khuyên họ là đừng vội chống mà hãy kiểm chứng thực trong tế đi, khoa học chưa giải thích được không có nghĩa là mê tín. Em cũng được biết là cụ tập thiền, dưỡng sinh và nhân điện hàng ngày. Có lẽ đó là lý do cho tuổi thọ cao của cụ.
*


Có một điều có lẽ bác Quý không biết, đó là tướng Giáp không hề là tướng giỏi chút nào

Chết cười với kiến thức lịch sử quân sự của giới trí thức Việt Nam.

Trận Khe Sanh ban đầu Westmoreland xin tổng thống đưa quân sang Lào nên lập căn cứ Khe Sanh. Bắc Việt đánh chiếm không nổi với không lực Mĩ, thương vong rất lớn. Sau đó tổng thống Johnson không đồng ý xâm phạm biên giới Lào nên căn cứ này bị hỏ hoang. Bắc Việt chưa từng chiếm được Khe Sanh từ tay người Mĩ. Westmoreland chủ động bỏ Khe Sanh. Nên đọc sách của giới quân sự và nghe kinh nghiệm của lính Mĩ đã từng đánh ở Khe Sanh để hiểu sự thật. Không lực Mĩ không phải đùa đâu, trận Khe Sanh chết rất nhiều mà không chiếm nổi căn cứ đó.

Khe Sanh và Mậu Thân là thất bại nặng của Bắc Việt. Sau Mậu Thân mạng lưới Việt Cộng miền Nam bị tan rã. Phương Tây gọi Việt cộng là lực lượng du kích miền Nam còn Bắc Việt là lực lượng chủ lực miền Bắc. Với diễn biến bất ngờ của dư luận Mĩ, thất bại quân sự nặng nề đã biến thành một thắng lợi chính trị cho Bắc Việt

Trận Điện Biên cũng không có gì nổi bật. Với ưu thế áp đảo về nhân lực, hỏa lực thì chiến thắng không quá bất ngờ. Nói chung em cũng không muốn đi sâu phân tích chi tiết vì nó nằm ngoài lĩnh vực của bác, tuy nhiên em chỉ muốn nói với bác Quý, sự thật không như đám đông vẫn ca tụng đâu, đám đông hầu như là ngu dốt



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
voiconlontalonton
post Nov 19 2013, 11:03 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #92

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Nếu bác Quý có thể đọc được tiếng Anh thì xem cái này ở diễn đàn nước ngoài, trong đó em nhớ họ có giới thiệu một số sách về trận Khe Sanh, trận đối đầu duy nhất giữa Bắc Việt và Mĩ để xem tài năng quân sự của tướng Giáp

(@click here)

(@click here)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 19 2013, 11:15 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #93

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(voiconlontalonton @ Nov 19 2013, 10:47 AM)
QUOTE(nguyenducquyzen @ Oct 11 2013, 07:10 PM)
Có một điều mọi người không biết là Cụ đứng sau các cuộc đổi mới về tư tưởng, đặc biệt trong vấn đề Tâm linh.
Năm 2000 em ra HN có hướng dẫn về Thiền cho một cô là vợ của một vị tướng, và được vị tướng này chia sẻ một điều là khi phong trảo nhân điện mới xuất hiện, có nhiều người cho là lừa đảo đến gặp cụ để tìm sự ủng hộ của cụ trong việc đả phá mê tín dị đoan thì cụ khuyên họ là đừng vội chống mà hãy kiểm chứng thực trong tế đi, khoa học chưa giải thích được không có nghĩa là mê tín. Em cũng được biết là cụ tập thiền, dưỡng sinh và nhân điện hàng ngày. Có lẽ đó là lý do cho tuổi thọ cao của cụ.
*


Có một điều có lẽ bác Quý không biết, đó là tướng Giáp không hề là tướng giỏi chút nào

Chết cười với kiến thức lịch sử quân sự của giới trí thức Việt Nam.

Trận Khe Sanh ban đầu Westmoreland xin tổng thống đưa quân sang Lào nên lập căn cứ Khe Sanh. Bắc Việt đánh chiếm không nổi với không lực Mĩ, thương vong rất lớn. Sau đó tổng thống Johnson không đồng ý xâm phạm biên giới Lào nên căn cứ này bị hỏ hoang. Bắc Việt chưa từng chiếm được Khe Sanh từ tay người Mĩ. Westmoreland chủ động bỏ Khe Sanh. Nên đọc sách của giới quân sự và nghe kinh nghiệm của lính Mĩ đã từng đánh ở Khe Sanh để hiểu sự thật. Không lực Mĩ không phải đùa đâu, trận Khe Sanh chết rất nhiều mà không chiếm nổi căn cứ đó.

Khe Sanh và Mậu Thân là thất bại nặng của Bắc Việt. Sau Mậu Thân mạng lưới Việt Cộng miền Nam bị tan rã. Phương Tây gọi Việt cộng là lực lượng du kích miền Nam còn Bắc Việt là lực lượng chủ lực miền Bắc. Với diễn biến bất ngờ của dư luận Mĩ, thất bại quân sự nặng nề đã biến thành một thắng lợi chính trị cho Bắc Việt

Trận Điện Biên cũng không có gì nổi bật. Với ưu thế áp đảo về nhân lực, hỏa lực thì chiến thắng không quá bất ngờ. Nói chung em cũng không muốn đi sâu phân tích chi tiết vì nó nằm ngoài lĩnh vực của bác, tuy nhiên em chỉ muốn nói với bác Quý, sự thật không như đám đông vẫn ca tụng đâu, đám đông hầu như là ngu dốt
*



Từ trước đến giờ em cứ nghĩ bác Voi con chỉ ngu dốt ở mức độ vừa phải.
Nay đọc bài này, em đã nhận ra là bác ngu hết cỡ, không còn gì để nói laugh1.gif


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Nov 24 2013, 02:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #94

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Câu hỏi bây giờ là: truyền thừa sức mạnh tinh thần của cụ đang ở đâu? laugh.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 25 2013, 06:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #95

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi tôi ra nước ngoài, thì tôi được tiếp xúc với 2 nguồn tài liệu mới về lịch sử VN, đó là tài liệu của Mỹ và tài liệu của các nhân vật trong chính quyền hay quân đội Việt nam cộng hoà cũ. Tất nhiên là một người tìm hiểu lịch sử A ma tơ, tôi chỉ được tiếp xúc với sách vở họ viết, công bố cho người thường, chứ còn tài liệu kiểu biên bản, tài dữ liệu, thì tôi không có. Và như thế mặc nhiên, tôi đã tiếp xúc với cả ý định tuyên truyền của các nước phương Tây, một cách nhìn mà họ muốn dân họ nhìn như vậy. Ở đây tôi trở lại những điều tôi nói trong chủ đề « nhận thức là giả thiết » của NVT ở trên. Bất cứ một cộng đồng người nào cũng có cái nhìn do cộng đồng ấy áp đặt qua vô thức hay ý thức. Nhưng là bây giờ, với thời gian, tôi mới nhận ra thế. Chứ còn lúc ban đầu, tôi rất thích thú, và có xu hướng coi những tài liệu đó là sự thật. Điều đó càng được tăng cường, bởi cách trình bầy hấp dẫn, tư liệu dồi dào phong phú, một phong cách viết mà họ tự nhận là khách quan, mà lúc đó tôi cũng tưởng là thật.
Thực ra quan niệm của người Mỹ nói riêng, và phương Tây nói chung, với những gì xẩy ra trong lịch sử VN thời hiện đại thực tế là đối nghịch. Và khác với VN hay ở Nga, hay ở các nước XHCN cũ, khi Liên Xô sụp đổ, thì việc tuyên truyền chống chủ nghĩa đế quốc, chế độ thực dân cũng chấm dứt. Ngược lại ở các nước phương tây chúng vẫn tiếp tục. Cái nhìn vẫn là cái nhìn đối kháng. Chỉ có điều khác so với tuyên truyền ở VN ngày xưa, nó chỉ có một bài, một kiểu, thì cách tuyên truyền của phương Tây đa dạng hơn. Nó có thể thô lỗ kiểu Ram bô, có thể điên điên như full metal jacket, và cũng có thể gần sự thật hơn như platoon. Tóm lại nó có rất nhiều hình thức nhưng thường chuyển tải một nội dung, đó là họ đúng, hoặc giỏi lắm, thì đó là một cuộc chiến vô tác dụng. Nhưng chưa bao giờ, cái nội dung thực sự của nó, là bảo vệ đất nước, tự trọng dân tộc..là cái động cơ chính của người VN được họ đưa lên. Và điều đó cũng dễ hiểu. Hiện tại, tranh cãi, lý luận của các học giả Mỹ trong các khoa Việt nam học, hay trong lịch sử chiến tranh ở VN chỉ nhằm vào một điều là rút ra kinh nghiệm, để Mỹ không lặp lại nhưng sai lầm, mà theo họ đã làm họ thua ở VN, để khi họ tham chiến những nơi khác, trong điều kiện tương tự họ sẽ chiến thắng được. Ngược lại nếu là người VN, thì mình phải học để hiểu là nên làm thế nào để luôn bảo vệ được độc lập dân tộc trong hoàn cảnh VN luôn là nước nhỏ so với những thế lực định nuốt mình. Mục đích khác nhau, tất nhiên phân tích khác nhau, nhận thức khác nhau.
Ở trong kháng chiến chống Mỹ, điều khó khăn hơn nữa là sự tồn tại của chế độ Việt nam cộng hoà và cái tư duy « chia để trị » đã khiến Mỹ, và phương Tây nói chung, dựng ra những khái niệm, bình thường chỉ có tính địa phương, trở thành tính nhà nước, đó là những khái niệm Việt cộng, Bắc Việt, Quốc gia, ..Nếu cứ hoàn toàn bịt mắt đi, đi theo cái lô gíc đó, thì qua sử sách của phương Tây, cuộc kháng chiến của người Việt chống Mỹ, sẽ giống như Việt nam đánh nhau với Thái lan, Thái lan đánh nhau với Miến điện. Ở đây tính chất của cuộc chiến tranh đã bị xoá mờ.Ngay cả cái tên gọi cũng vậy, họ gọi là Vietnam war, mình dịch là chiến tranh việt nam, nhưng với tôi nó không phải là chiến tranh Việt nam, vì như thế có khác nào Việt nam là một bãi chiến trường ở giữa để Mỹ và Việt công (một từ họ đặt ra) tỉ thí. Với tôi nó là kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Kể một chuyện buồn cười. Vì có chuyện ông Giáp mất, nên có đứa cùng làm với tôi hỏi. Thế Việt công với Việt minh khác nhau thế nào. Tôi bảo đấy là một người. Trước đánh thực dân Pháp thì bọn mày gọi là Việt minh, sau này đánh đế quốc Mỹ thì bọn mày đặt là Việt cộng. Nó lại hỏi, thế còn quốc gia. Tôi trả lời quốc gia là chỉ những tầng lớp nắm quyền ở vùng pháp để lại khi Pháp rút đi, để chỉ một chế độ mà nếu bọn mày đồng ý thì họ nắm được quyền, còn nếu bọn mày không đồng ý thì nó sụp đổ, giống như những nước châu Phi mà bọn mày trao trả độc lập ý. Nếu phụ thuộc vào bọn mày thì bọn mày gọi là quốc gia. Nếu bọn mày không kiểm soát được thì họ sẽ được gọi là Việt cộng, hay Việt minh theo tuỳ trường hợp.
tôi nói hơi dài dòng, và có vẻ không vào chủ đề này. Nhưng các bác suy ngẫm kỹ thì sẽ thấy cái nhìn khác nhau từ hai phía đối nghịch sẽ dẫn tới sự đánh giá ông Giáp khác nhau. Và sự đánh giá cao của phương Tây với ông Giáp, thực ra là một cách hạ thấp. Một cách nguỵ biện trong lịch sử. Cái này tôi đã nói ở trên. Và tôi sẽ nói rõ hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Nov 26 2013, 04:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #96

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Hiện tại, em không cho lối nhìn "đối kháng" là chủ đạo trong xã hội phương Tây về lịch sử chiến tranh với VN, một phần vì sự đa chiều trong truyền thông cũng như ảnh hưởng của chủ nghĩa duy thực. Với giới nghiên cứu thì quan trọng là thực chứng sự kiện và số liệu của các bên, như trường hợp tướng Giáp tiếp đón ông McNamara chẳng hạn.

Một cái nữa rất quan trọng, đó là tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trong lối nhìn của mỗi người. Bác Phó tuy học Tây, ở Tây mà vẫn nhớ Việt, giữ Việt, đó là phẩm chất tư tưởng của bác. Em không khẳn định "dân tộc" độc tôn trong nhận thức của bác nhưng mạn phép bàn thêm. Rằng trong xã hội phát triển với hai xu hướng phân công và phụ thuộc lẫn nhau ở tầm toàn cầu thì chủ nghĩa dân tộc rất có thể là một trở ngại (cực đoan thì thành phản động). Lợi ích đan xen, tương thuộc lẫn nhau đã khiến các quốc gia châu Âu lựa chọn từ bỏ sư độc lập thể hiện trong đồng tiền quốc gia để chấp nhận đồng Euro. Các hiệp ước đồng minh quân sự hay mở cửa thị trường cũng thuộc loại cam kết từ bỏ 'độc lập' của một quốc gia với những vấn đề cụ thể về an ninh hay kinh tế. Tuy chưa đến mức có một "thế giới phẳng", song rõ ràng tư tưởng về độc lập dân tộc đã không còn mang tính cách mạng cổ điển của nửa đầu thế kỷ 20.

Dẫn chứng tương tự cũng có thể tìm được trong lịch sử của chính người Việt viết ra. Tiêu ngữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" bên dưới quốc hiệu chẳng đã thể hiện thứ tự, hay quá trình trong sự nghiệp lớp cụ Hồ, cụ Giáp đó sao? Tự do, hạnh phúc là những mục tiêu đến sau mà theo tư tưởng của các cụ là nhân quả biện chứng: có độc lập thì mới có tự do, có tự do thì mới có hạnh phúc. Đất nước độc lập rồi thì việc hợp tác, mở cửa với thế giới để đạt được các mục tiêu kế tiếp là logic hoàn toàn tự nhiên.

Đã nhìn vào lịch sử thì lại chịu khó nhìn xa hơn nữa về quá trình hình thành một cộng đồng, một quốc gia. Bốn ngàn năm văn hiến chưa đủ, phải tưởng tượng tới hàng trăm ngàn năm để thấy rằng nhân loại là một. Đã có bằng chứng về ADN trong nhân tế bào của một cá thể nam giới - Adam và ARN trong ti thể của một cá thể nữ giới - Eva, và chúng hiện diện trong tất cả các mẫu tế bào lấy từ con người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Quốc gia chỉ là một cách phân chia tam thời của lợi ích, mà lợi ích thì biến động theo nhận thức!

Tướng Giáp hẳn cũng rõ điều này bởi trong khi chiến đấu quyết liệt cụ cũng không ra lệnh 'quét sạch' những người dân thường Pháp. Chiến tranh là công việc bất đắc dĩ, cho nên những vận động tâm lý và nhận thức dẫn tới chiến tranh cũng nên tránh. Chủ nghĩa dân tộc quá khích là một dạng vận động như vậy, vì thế muốn tiên đoán chiến tranh, người ta thường theo dõi chặt chẽ dư luận nhân dân và động thái tuyên truyền đại chúng. Ngay cái tâm lý "đối kháng", dù là bản ngã cố hữu hay di chứng lịch sử thì cũng nên có kiểm soát và những thang đo để tránh mắc phải cái bẫy cực đoan. laugh.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 28 2013, 10:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #97

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hì hì, hơi lạc đề một chút, nhưng tôi chỉ nói ngắn gọn thôi, để trở lại với cụ Giáp. Bác nói tôi theo chủ nghĩa dân tộc, cũng làm tôi « hơi hơi cảm động ». Nhưng khi tôi viết bài trong này, thì không phải để tự tôn điều đó. Những điều tôi muốn nói là chỉ ra cái luôn trường tồn trong quan hệ quốc tế bất cứ trong lĩnh vực nào : văn hoá, giáo dục, kinh tế, chính trị, tâm lý.. trong bất cứ hoàn cảnh nào, hệ thống nào : tư bản chủ nghĩa, XHCN,.. Cái điều trường tồn ấy là chủ nghĩa dân tộc. Có những nước đưa cái điều ấy ra một cách ồn ào, và có thể cực đoan (tôi nói có thể bởi hình ảnh của nó tôi không được tiếp xúc trực tiếp) đó là Trung quốc. Có những nước nó che dấu cái đó dưới những giá trị phổ quát : nhân quyền, dân chủ.. như phương Tây. Có những nước làm cái gì, nó cũng dấu tên dưới khái niệm cộng đồng quốc tế trong khi cái cộng đồng ấy có khi chỉ có mỗi mình nó đó là Mỹ. Có nước như nước Pháp, thì dù nó chỉ nói tới « con người », mà không nói tới người Pháp, thực sự cái con người mà nó nói là người Pháp, chứ không phải là con người chung chung..v..v..
Mặc dù chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm trường tồn, nhưng nống nó lên thì lại rất nguy hiểm, vì nó rất dễ trở thành chủ nghĩa sắc tộc. Đánh đồng dân tộc vào sắc tộc. Nó lại càng nguy hiểm trong những nước đang phát triển, khi nó không được đẩy lùi bằng sự phân tầng giai cấp, khíên người ta cụm vào nhau theo đồng cảm giai cấp, tức là một vấn đề kinh tế, có thể chuyển đổi được, kiểu hôm nay ông giầu, ngày mai ông nghèo hay ngược lại. Hôm nay ông đi làm thuê, ngày mai có thể làm chủ tư hữu hay ngược lại, mà lại cụm vào nhau theo những biểu cảm sắc tộc. Ở VN, may mắn là chủ nghĩa dân tộc được thể hiện qua chủ nghĩa Mác-Lê nin, là một chủ nghĩa đề cao tính quốc tế, tình thần quốc tế, thế giới đại đồng, nhưng nhiệm vụ của nó, sự thành công của nó ở VN lại là nhiệm vụ dân tộc. Chính vì thế trong một nước đang phát triển, thể chế đa nguyên đa đảng như phương Tây đòi hỏi là kẻ thù của chủ nghĩa dân tộc, vì nó kích hoạt các mâu thuẫn sắc tộc, vùng miền địa phương, do nhà nước không có cái đế kinh tế vững. Ngược lại nếu không có một hệ thống giá trị phổ quát,quốc tế, như chủ nghĩa Mác –Lê nin, thì chủ nghĩa dân tộc lại trở thành cực đoan như ở Trung quốc, cũng chết. Một nước như VN, không thể không quan hệ với các nước khác, và chính vì thế cũng cần có một tư duy quốc tế. Nhưng đó là tư duy quốc tế của mình. Còn nếu lấy cái tư duy quốc tế của người khác, thì tự nhiên mình đã chấp nhận cái mạch ngầm dân tộc của họ, tự mình chặt tay mình.
Những gì bác nói về EU thực ra là những gì mà phương Tây tuyên truyền thôi. Cũng như bác đi mua nhà, hay mua bất cứ cái gì, thì người bán nó phải nói cái tốt, nhiều khi nó không thực để câu. Còn cái ý đồ thực, thực tế thế nào thì nó phải dấu nhẹm đi chứ. Chỉ có một nhãn quan khác (với tôi là cái nhìn dân tộc + cái nhìn Mác – Lê nin) thì may ra người ta mới đi gần tới thực tế hơn.
Ví dụ. người ta nói euro là đồng tiền chung, và mỗi nước tự nhượng lại chủ quyền trong vấn đề này. Nhưng thực tế nó không phải thế. Nếu tôi không nhầm thì tôi đã nói về điều này lâu lắm rồi. Euro không phải là một đồng tiền, mà là một rổ tiền khác nhau có chung một tên. Mỗi nước đều được phép in số tiền tương đương với thực lực của mình trong cộng đồng EU. Trong thực tế thì chỉ có những nước lớn, chủ yếu là Pháp – Đức có quyền thôi, tức là tưởng như nó nhượng chủ quyền, nhưng nó tăng chủ quyền. Còn các nước nhỏ thì mất hết chủ quyền. Khối Euro là một đế quốc thuộc địa, mà Pháp – Đức là mẫu quốc. Lấy nước Hung làm ví dụ. Hung chưa vào Euro, nhưng EU đã bắt ngân hàng quốc gia Hung không được phép in tiền, mà chỉ được mượn tiền Euro thôi. Có nghĩa là mất chủ quyền, tất nhiên bù lại, họ nói là Hung sẽ được vay tiền rẻ, vì Euro là đồng tiền mạnh và các khoản vay sẽ được bảo trợ với sức mạnh kinh tế vùng Euro. Nhưng thực tế có phải thế không ? Không. Hung vay bằng euro với lãi xuất thay đổi (taux variable), và phải trả bằng euro. Nhưng hàng Hung không vào các nước euro được. Nó có nhiều lý do. thứ nhất là hàng hoá Hung chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp ôn đới, dược phẩm, thiết bị giao thông vận tải công cộng. Những sản phẩm này Tây Âu thừa, không cần. Hung có thể cạnh tranh, nếu giá rẻ hơn. Nhưng Hung không thể làm vì không thể hạ giá đồng tiền, vì đây là một điều kiện ép buộc khi vào EU. Như vậy giá thành phẩm của Hung thấp không đáng kể so với sản phẩm sản xuất ở Tây Âu, nên không thể cạnh tranh. Không những thế khi vào EU Hung còn phải chấp nhận hai điều nữa đó là tư hữu hoá toàn bộ nền kinh tế, và quốc tế hoá với EU thị trường ngân hàng. Từ đó nó dẫn tới hai hậu quả : do tư hữu hoá toan bộ nền kinh tế, nhưng tư nhân Hung làm gì có tiền, khiến tư hữu hoá chính là ngoại hoá. Không có tư bản trong nước, chỉ có tư bản nước ngoài. Khi tư bản nước ngoài vào Hung, thì nó chỉ cần thị trường. Những hãng của Hung trở thành chi nhánh tiêu thụ cho những hãng xuyên quốc gia kia (ở VN thấy các bác gọi là xuyên chuỗi, liên kết kinh tế), kết quả sản xuất phải giảm. Việc quốc tế hoá thị trường ngân hàng nội địa, khiến người dân thường Hung có thể vay trực tiếp bằng Euro, và phải trả bằng Euro. Nhưng tiền họ làm ra là phơ lo ring (tiền nội địa), khi trả phải chuyển đổi. Như thế nếu hạ giá đồng tiền, mà lương không tăng, thì người ta không thể trả nợ được. Nhưng không hạ giá thì không có việc làm, vì như thế hàng hoá làm gì có sức cạnh tranh. Để giải quyết thì EU nó bảo, vay thêm tiền đi. Hung vay thêm tiền, và sau đó định tăng thuế các doanh nghiệp, để trả nợ thì các doanh nghiệp giẫy lên không trả, và vì nó toàn là hãng Đức, Pháp, Áo.. làm sao mà bắt được nó. Nó la lên là không có lãi, không trả được. Vậy để trả phải cắt giảm chi phí xã hội, trường học,tăng thuế dân..mà cũng không có lối thoát. Kết quả nước Hung gọi là nhà nước, nhưng khác gì một thuộc địa. Vậy cái bẫy euro nó ở đâu, vì rõ ràng ông vào EU ông có tiếng nói chính trị trong đó cơ mà, tức là chỉ chia sẻ chủ quyền chứ sao khốn nạn đến mức mất chủ quyền thật, chỉ còn chủ quyền giả ? Nó ở trong việc ai là người làm chủ tư liệu, công cụ sản xuất. Ai là người làm chủ hệ thống tài chính. Người năm công cụ sản xuất, tài chính nằm ở nước nào, chịu sự điều khiển của nước nào, thì chủ quyền nằm ở nước đó.
Tất nhiên tôi có thể lấy thêm ví dụ Hi lạp, hay Bồ đào nha, là những nước dùng đồng EU, nhưng vì đầu tiên đã bảo là viết ngắn nên thôi không tản mạn nữa.
Khi tôi phân tích về nước Hung như thế, tôi đã đứng trên nhận thức dân tộc (đặt mình là người Hung, một người dân Hung), và đứng trên nhận thức Mác-Lê nin. Theo nhận thức Mác –Lê nin, người có quyền là người nắm công cụ sản xuất ((đừng nhầm nó với cái ô tô, xe máy, thậm chí nhà cửa.. vì đó vẫn là đồ tiêu dùng) là người nắm quyền. Chủ quyền thuộc về ai nắm công cụ sản xuất. Có vẽ voi vẽ ngựa thêm thắt linh tinh, cái chân lý ấy không thay đổi.
Quan niệm dân tộc của tôi là như thế.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Nov 29 2013, 04:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #98

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Em có nhận xét là bác Phó hơi bị gò bó trong khái niệm dân tộc, bởi vì có lấy lãnh thổ quốc gia, văn hóa hay ngôn ngữ ...vv làm tiêu chí phân biệt dân tộc này với dân tộc khác thì cũng rất tương đối. Có rất nhiều người VN theo những tiêu chí này song lại thuộc dân tộc khác theo những tiêu chí khác; hoặc như nước Mỹ truyền thông chính thức vẫn tự nhận là đa chủng, đa văn hóa, đa ngôn ngữ etc. đến mức được ví như thế giới thu nhỏ. Hiểu "dân tộc" một cách linh hoạt như thế thì em thấy dễ ứng dụng để giải thích khá nhiều hiện tượng kinh tế, chính trị trên thế giới hiện nay.

Thứ nhất là hiện tượng bác Phó gọi là "thuộc địa kiểu mới" với ví dụ nước Hungaria. Em không có điều kiện đi sâu phân tích cấu trúc KT-CT của nó, song về toàn thể em chỉ có một câu hỏi: nếu "thuộc địa kiểu mới" không đem lại lợi ích cho nhân dân thì làm sao nó tồn tại được?! Bác Phó phân tích mổ xẻ, nghe thì hay nhưng cũng chẳng có gì bảo đảm rằng đó là cái nhìn đúng đắn, phù hợp với thực tại khách quan cả. Bác có thể viện đến triết học Marx-Lenin với những ưu điểm không thể phủ nhận, song em cũng xin nhắc là nó cũng có những nhược điểm chết người trong phương pháp luận và ứng dụng - nổi bật ngay ở sự phân chia giai cấp!

Thứ hai, là hiện tượng đồng thuận của phương Tây về những giá trị phổ quát như 'tự do' và 'nhân quyền'. Những khái niệm nay song song tồn tại và bổ trợ cho 'dân tộc' chứ không hẳn là một công cụ nô dịch văn hóa đối với các nước 'thuộc địa'. Em đã đôi lần giải thích chuyện này trên cơ sở toán học, và sẽ tiếp tục chứng minh nó khi có điều kiện.

Thứ ba, là nhắc lại cái Tâm đạo của hiền nhân phương Đông mà em thấy phảng phất trong cuộc đời cụ Giáp. Đạo Đức Kinh có câu 'Đạo khả đạo phi thường đạo, Danh khả danh phi thường danh" mà thánh nhân theo đó mà hành sự "vô vi", không thiên lệch, không cực đoan. Bảo cụ Giáp là người cộng sản không hề sai, nhưng là ở lý tưởng tột cùng, là chất nhân văn chứ không phải là ở quan điểm nhị nguyên đối kháng địch-ta, tư bản-công nông. Xưa nay vật đổi sao dời, đâu có chuyện tồn tại mãi mãi mà bảo dân tộc này thống trị được dân tộc khác, người này bóc lột được người khác? Cái lý Đạo ấy trung dung mà uyển chuyển, không khẳng định nhưng cũng chẳng bao giờ sai. laugh.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Nov 30 2013, 01:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #99

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(voiconlontalonton @ Nov 19 2013, 03:47 AM)
QUOTE(nguyenducquyzen @ Oct 11 2013, 07:10 PM)
Có một điều mọi người không biết là Cụ đứng sau các cuộc đổi mới về tư tưởng, đặc biệt trong vấn đề Tâm linh.
Năm 2000 em ra HN có hướng dẫn về Thiền cho một cô là vợ của một vị tướng, và được vị tướng này chia sẻ một điều là khi phong trảo nhân điện mới xuất hiện, có nhiều người cho là lừa đảo đến gặp cụ để tìm sự ủng hộ của cụ trong việc đả phá mê tín dị đoan thì cụ khuyên họ là đừng vội chống mà hãy kiểm chứng thực trong tế đi, khoa học chưa giải thích được không có nghĩa là mê tín. Em cũng được biết là cụ tập thiền, dưỡng sinh và nhân điện hàng ngày. Có lẽ đó là lý do cho tuổi thọ cao của cụ.
*


Có một điều có lẽ bác Quý không biết, đó là tướng Giáp không hề là tướng giỏi chút nào

Chết cười với kiến thức lịch sử quân sự của giới trí thức Việt Nam.

Trận Khe Sanh ban đầu Westmoreland xin tổng thống đưa quân sang Lào nên lập căn cứ Khe Sanh. Bắc Việt đánh chiếm không nổi với không lực Mĩ, thương vong rất lớn. Sau đó tổng thống Johnson không đồng ý xâm phạm biên giới Lào nên căn cứ này bị hỏ hoang. Bắc Việt chưa từng chiếm được Khe Sanh từ tay người Mĩ. Westmoreland chủ động bỏ Khe Sanh. Nên đọc sách của giới quân sự và nghe kinh nghiệm của lính Mĩ đã từng đánh ở Khe Sanh để hiểu sự thật. Không lực Mĩ không phải đùa đâu, trận Khe Sanh chết rất nhiều mà không chiếm nổi căn cứ đó.

Khe Sanh và Mậu Thân là thất bại nặng của Bắc Việt. Sau Mậu Thân mạng lưới Việt Cộng miền Nam bị tan rã. Phương Tây gọi Việt cộng là lực lượng du kích miền Nam còn Bắc Việt là lực lượng chủ lực miền Bắc. Với diễn biến bất ngờ của dư luận Mĩ, thất bại quân sự nặng nề đã biến thành một thắng lợi chính trị cho Bắc Việt

Trận Điện Biên cũng không có gì nổi bật. Với ưu thế áp đảo về nhân lực, hỏa lực thì chiến thắng không quá bất ngờ. Nói chung em cũng không muốn đi sâu phân tích chi tiết vì nó nằm ngoài lĩnh vực của bác, tuy nhiên em chỉ muốn nói với bác Quý, sự thật không như đám đông vẫn ca tụng đâu, đám đông hầu như là ngu dốt
*


Có một điều mà bác voi không biết là bác càng cố gắng để chứng minh mình là một ngườii giởi thì càng lộ ra sự ngu xuẩn của bác.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 1 2013, 03:38 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #100

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó đề nghị mỗi lần viết 2 bài, 1 bài về EU hoặc các vấn đề như vậy, 1 bài về tướng Giáp.

Việc bác nói về EU, thì có lẽ k chỉ bác, mà chính người dân của những nước như Hy Lạp, bây giờ cũng nhận ra rồi, nhiều người thậm chí còn biết từ trước. Đò là 1 hệ thống mà ông chủ cao nhất là Pháp-Đức (có thể gọi là hạng 1), hạng 2 là những nước như Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan, còn nhưng nước như Bồ đào Nha, Hy Lạp, etc. thì chỉ là cái nơi để họ tiêu thụ, là người bán hàng cho họ, kiểu như làm dại lý cho họ.
Còn Sky hỏi người dân những nước đó có lợi k? Trong hoàn cảnh bình thường, thì họ bị cái lợi trước mắt che đi cái hiểm họa tiểm ẩn (diều này k hoàn toàn trách họ, vì mỗi cá nhân chỉ lo cho lợi ích cá nhân là chính, và đời người thì hữu hạn), nhưng hoàn cảnh hiện nay xay ra thì cái "lợi" nó sẽ thể hiện ra cái bản chất của nó

Bác Phó nói là phương tây khen tướng Giáp thực ra là hạ thấp, tôi chưa hiểu ý bác? Nếu bác nói là họ muốn hạ thấp cuộc đáu tranh của dân tộc thông qua tướng Giáp thì tôi đồng ý, điều đó thậm chí rõ ràng, còn nếu bảo để hạ thấp tướng Giáp thì tôi k hiểu tại sao?
Tôi nghĩ phương Tây khen tướng Giáp vì 1) tài năng thực sự, cái này là khách quan. Những trận đánh của tướng Giáp luôn nắm trong sách giáo khoa để đào tạo các vị tướng lĩnh. 2) Vì tính toán hạ thấp cuộc chiến của VN, và dùng tướng Giáp làm công cụ để đạt mục đích đó


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Người Việt Nam · Bài mới tiếp theo »
 

11 Trang « < 8 9 10 11 >
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC