Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

6 Trang « < 3 4 5 6 > 

· [ ] ·

 Các Loại Sách... "Có Vấn đề", Ma Chiến Hữu

Dandelion
post Feb 18 2009, 11:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #41

Em vẫn như ngày xưa


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 481
Tham gia từ: 4-May 05
Đến từ: The sky
Thành viên thứ: 1.702

Tiền mặt hiện có : 42.690$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Down chương trình ở http://www.mobipocket.com/en/DownloadSoft/...aderDesktop.asp để đọc 2 file ebook mà em đưa ở linh phía trên đó.

Nhẹ, đơn giản, dễ xử dụng lắm.


--------------------
Đầu đất chạy bằng dây cót



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mip
post Feb 19 2009, 12:17 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #42

Brown Sugar


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 4.254
Tham gia từ: 20-February 06
Thành viên thứ: 2.312

Tiền mặt hiện có : 81.854$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



QUOTE(grass @ Feb 18 2009, 05:50 PM)
Các bạn Pháp thì nổi tiếng về việc đổi tựa khi dịch theo ý các bạn rồi  w00t.gif phim đổi từa lưa. Sách cũng đổi kha khá. Norvegian Wood sang tiếng Pháp thành La ballade de l'impossible  w00t.gif
*



Phim thì đúng là các bạn hay đổi tên rồi. Hồi xưa phim "Closer" các bạn đổi thành "Entre adultes consentants" (giữa người lớn thuận tình với nhau scared.gif ) nghe cho nó sến, cho nó ăn khách kekeke.
Hôm qua ra Fnac cũng không thấy cuốn Norvegian Wood thật (để xem các bạn dịch là "gỗ" hay "rừng" ý mà) hóa ra các bạn đổi cái xoẹt thế thì đúng là chịu rồi.
Nhưng đổi cái xoẹt ra một cái tit không đâu với cả giật tít ngược hẳn với tinh thần sách thì cũng hơi khác nhau chút.


--------------------
You only live twice: once for yourself and once for your dreams
Tomorrow never happens



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Xốt
post Feb 20 2009, 11:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #43

đầu lạnh t(r)im nóng


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 667
Tham gia từ: 19-May 05
Thành viên thứ: 1.749

Tiền mặt hiện có : 52.751$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Mình càng ngày càng không hiểu các ông bộ chính trị, bộ văn hóa, bộ giáo dục nghĩ những cái gì mà cứ thi nhau đi cấm sách in ra. Cấm để làm cái gì với những cuốn sách phải nói thật là muỗi đốt gỗ ấy. Chúng có được cả nước VN đọc đi chăng nữa cũng chẳng ảnh hưởng gì đến thân phận các ông ấy, chưa nói đến chuyện thực tế số người đọc đếm trên đầu ngón tay. Dù gì cũng là người Việt Nam, kể cả không yêu nước thương dân đi chăng nữa thì vẫn phải biết rằng quyền lực của mình dù đến đâu, cũng chỉ là nhất thời (mà sự nhất thời này vững như bàn thạch rồi), thì việc gì phải cản trở công cuộc tiến hóa không thể cưỡng lại của xã hội trong lương lai, khi mà các ông ấy chỉ còn là tro tàn hoặc thối rữa.

Dù sao cũng phải chia buồn với anh Chính. Mình không hề thích văn anh Chính cũng như sự xâu xắc của anh, nhưng mình khá thích những phát biểu kiểu trí thức du côn và một số thuật ngữ của anh. Ít nhiều nhờ anh, mình đã học được những từ ngữ hình ảnh bóng bẩy như ''trang nhã, lịch duyệt ... như các triết gia Hy lạp tản bộ dưới bóng cây sồi''. Giờ đây khi muốn hút điếu xì-gà làm chén Whisky, bọn mình bảo nhau là ''nào, cùng trang nhã lịch duyệt nào''.


--------------------
Tôi chỉ biết một điều chắc chắn đó là tôi không biết gì cả.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Feb 23 2009, 03:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #44

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Ma Chiến hữu. (Mạc Ngôn)
Bùng nổ trên các blog trong thời điểm nhạy cảm kỷ niệm chiến tranh biên giới 1979-2009.

Còn đây là bài trên blog... codet sp_ike.gif


Sách sẽ năng bị thiến
Sách sẽ năng bị thiến




Blog người buôn gió khuấy lên một entry về cuốn Ma chiến hữu. Có lẽ, phải bắt nguồn từ blog Trương Thái Du, đề cập đến cuốn này. Rồi sau đó, là nguoibuongio.

Thấy trong entry đó, và blast của anh hiếp ảnh gia Nason dòng chữ chửi thậm tệ bạn Trung Hỷ - dịch giả cuốn sách này là đồ phản bội. ... xyz...

Có nhẽ là mình dân đen biết chó gì. nên no comment.

Nhưng than ôi một tí.

Trước kia thấy sách của Mạc Ngôn đa phần đã bị cắt xén, ko phải đoạn sex, mà là đoạn nào nhạy cảm, có khả năng tàn bạo quá. Ông Trần Đình Hiến thôi thì cũng phải ngậm ngùi mà để ngta cắt xén thì mới dc in. (Đương nhiên)

Bây giờ trước tình cảnh cuốn Ma Chiến hữu, ko cmm chuyện gì yêu nước, tổ quốc ở đây, nhưng chắc chắn tương lai sẽ là căt xén thậm tệ hơn những đoạn đụng chạm và nhạy cảm. Các nhà xuất bản, biên tập, người dịch, hội kiểm tìm và diệt, sẽ xiết, thắt, chặt chém.

Cuốn Totem Sói, cũng hay dã man. Đọc cuốn đấy để thấy tham vọng bành trướng, của Trung Quốc, nhưng cũng phải phục cách viết của bọn nó, dã dã của man luôn. bản thân nó là mọt bản dẫn chứng dân tộc tính, và gần như kiểm điểm về sự phát triển những sói tính, rồng tính, tham vọng tính, kích động, lung lay chính bản thân Trung Quốc. Kích thích tham vọng của Trung Quốc.
Nhưng các bác nhà ta bảo nó có hơi hướng phát xít, rồi trách móc người dịch lẫn xuất bản thì thật là quá đáng. Ko dịch sao các bác đọc được, đầu các bác sao mở ra được, sao các bác biết ngta nghĩ gì được. Các bác đọc với tâm thế của ng VN, kẻ nhược tiểu, phừng phừng lửa giận trước những gì ngta viết đụng chạm đến nước mình. (đương nhiên- là người mà, là công dân yêu nước VN mà), nhưng các bác đọc thì cũng phải biết, đây là tác giả Trung quốc, viết về cuộc chiến tranh biên giới, về những số phận của ng lính nước họ. Một tiểu thuyết phản chiến, mỉa mai, hài hước, lên án cuộc chiến tranh mà ở giữa là những số phận con người trong khí thế sôi sục của chiến tranh. Mà Trung Quốc với VN thì anh em mềm môi răng gì đấy, đụng chạm trong tiểu thuyết là đương nhiên thôi.


Nên đọc, để biết người ta nghĩ gì và ngẫm về nó.

Mấy ai như cái ông Constant V. Gheorghiu - chả chủ nghĩa quái gì sất, chỉ nêu thân phận con người trong cái dòng lưu lạc lịch sử ấy. Thế thôi, chả chửi, chả cổ vũ cổ súy cho cái gì. Con người, là số 1.


VN có giỏi thì viết sách kiểu thế đê , để làm sao thế giới nó dịch ra ấy, nó đọc nghiên cứu, và blogging ấy, rồi comment ấy. (May mắn có cuốn Nỗi buồn chiến tranh - theo báo cáo của những người bán sách rong, cuốn này 'The Sorrow of war' bán chạy nhất trong số các tác phẩm VN được dịch ra tiếng Anh)



À mà thế này thì có nên đọc nữa không? Có nên mua sách nữa không nhỉ? Khổ vì dốt ngoại ngữ, ko đọc ddc nguyên bản nên thiệt thòi . Bình luận cái quái gì vì nếu như sách dc in ra toàn bị thiến.

hay thôi, sẽ tích cực vào mục chuyện chàng và nàng, mục tâm sự ở vnex luyện vậy.


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Thị Anh: Feb 23 2009, 03:54 PM

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mip
post Feb 23 2009, 04:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #45

Brown Sugar


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 4.254
Tham gia từ: 20-February 06
Thành viên thứ: 2.312

Tiền mặt hiện có : 81.854$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Anh Mạc Ngôn tên viết phiên âm là gì nhỉ? Để mình thử tìm thư viện làng mình có không.


--------------------
You only live twice: once for yourself and once for your dreams
Tomorrow never happens



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post Feb 23 2009, 04:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #46

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :





--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
grass
post Feb 23 2009, 04:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #47

Elite Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 1.375
Tham gia từ: 4-January 03
Thành viên thứ: 666

Tiền mặt hiện có : 64.223$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Míp @ Feb 23 2009, 11:13 AM)
Anh Mạc Ngôn tên viết phiên âm là gì nhỉ? Để mình thử tìm thư viện làng mình có không.
*



Mo Yan á bạn Míp, nhưng có thể quyển này chưa kịp dịch ra tiếng Pháp.


--------------------

Từ đó giữa đời anh
Có mùi hoa cỏ dại



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mip
post Feb 23 2009, 04:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #48

Brown Sugar


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 4.254
Tham gia từ: 20-February 06
Thành viên thứ: 2.312

Tiền mặt hiện có : 81.854$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Cám ơn anh Sơ Mít, cám ơn bạn Grass.
Ừ, không chắc là cuốn này đã dịch sang tiếng Pháp, thư viện làng mình cũng không được đầy đủ cho lắm (hình như không có cuốn nào của Haruki Murakami scared.gif ) nhưng cứ thử nhỡ có cuốn nào đấy đọc ké.
Lần trước về nhà cũng mua vài cuốn của Mạc Ngôn mà không biết sách đã di tản đi đâu rồi.


--------------------
You only live twice: once for yourself and once for your dreams
Tomorrow never happens



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post Feb 23 2009, 06:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #49

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Em Míp có thể đọc 1 số cuốn của Mạc Ngôn như Báu vật của đời, Đàn hương hình online trên vnthuquan.net.

Anh vẫn nghĩ Mạc Ngôn là một tác giả lớn tuy văn của ông hơi tự nhiên chủ nghĩa tới mức nhiều khi làm người đọc khó chịu. Cái tên Phong nhũ phì đồn (Vú cao mông mẩy) hẳn là hợp nhất với các tác phẩm của Mạc Ngôn.

Mạc Ngôn rất giỏi trong việc đặt vấn đề, ngòi bút sát phạt chẻ tre như dao kiếm nhưng hình như hiếm khi giữ được tay bút cho đều, phần cuối tác phẩm thường yếu hơn nhiều so với phần đầu. Dư Hoa có vẻ cũng tương tự trong khi Cao Hành Kiện lại là mẫu mực của một người có khả năng tiết chế, kiểm soát ngòi bút cực tốt.


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Mar 2 2009, 02:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #50

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



http://www.tuanvietnam.net/vn/nghexemdoc/s...6248/index.aspx

bài của Mr Smith.
Tuần VN chắc châm ngòi nổ chính thống.
Sức mạnh của blog vẫn được khẳng định.

>>>
Nghe nói bài sắp bị hạ.
Thôi tớ cọp vào đây nhé.


Ma chiến hữu - bản tụng ca hay khúc tưởng niệm?
02/03/2009 09:49 (GMT + 7)
(TuanVietNam) -"Một cách nghĩ khác về chiến tranh. Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng. Cuộc đối thoại giữa hai cõi âm dương, sự vướng lụy giữa con người và ma quỷ". Đó là lời giới thiệu nằm ở bìa 4 tiểu thuyết Ma chiến hữu của nhà văn Mạc Ngôn, tác phẩm kể về số phận những người lính Trung Quốc sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.

>> Đọc thêm: Đảo chìm: "Thần bút" của người lính biển Trường Sa

Tên sách: MA CHIẾN HỮU
Tác giả: Mạc Ngôn
Dịch giả: Trần Trung Hỷ
Phát hành: NXB Văn học và Công ty Văn hóa Phương Nam
*****

Bìa cuốn Ma chiến hữu
(Xuất bản lần thứ nhất)

Cuốn sách này nằm trong bộ sách 7 cuốn (*) của nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Mạc Ngôn do dịch giả Trần Trung Hỷ chuyển ngữ.

Mạc Ngôn hẳn là một cái tên không còn xa lạ với độc giả Việt Nam. Các tiểu thuyết nổi tiếng của ông như Báu vật của đời, Đàn hương hình… từng gây xôn xao trên văn đàn Việt Nam, và nằm trong những cuốn sách bán chạy nhất trên thị trường. Chúng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới cách viết và đề tài viết của các nhà văn Việt Nam.

Không có độ dày đồ sộ như Báu vật của đời và Đàn hương hình, Ma chiến hữu là một cuốn sách mỏng, chưa đầy 200 trang.

Tiểu thuyết Ma chiến hữu (dịch từ tên tiếng Trung “Chiến hữu trùng phùng”, Nhà xuất bản Dân tộc xuất bản năm 2004) kể về số phận những người lính Trung Quốc sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.

Mở đầu tiểu thuyết là cuộc hội ngộ giữa hai cựu chiến binh Quân Giải phóng Trung Quốc nhiều năm sau chiến tranh: Triệu Kim - cũng là nhân vật kể chuyện, giữ chức Tiểu đội phó trong chiến tranh và nay là sĩ quan Quân Giải phóng, và Tiền Anh Hào - thượng sĩ trong chiến tranh, nay là một hồn ma.

Triệu Kim và Tiền Anh Hào là hai người bạn thân từ thuở nhỏ, cùng lớn lên ở một làng quê nghèo tại một tỉnh miền nam Trung Quốc, từng cùng nhập ngũ và ở chung đơn vị, từng cùng mê say một cô gái, nhưng lúc này, họ thuộc hai thế giới vừa cách biệt lại vừa hòa quyện vào nhau.

Cuốn tiểu thuyết phảng phất chất u linh như trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh: Các nhân vật người và ma gặp gỡ nhau trên cành cây, cùng uống rượu, câu cá, tán chuyện với nhau, hồi tưởng lại các kỷ niệm hồi nhỏ, và nhất là các kỷ niệm trong quân ngũ.

Thân phận người lính Quân Giải phóng Trung Quốc đi qua chiến tranh được Mạc Ngôn mô tả bi thảm, ngậm ngùi. Đó là người lính “đại anh hùng” Tiền Anh Hào sau khi thành ma: “Bộ quân phục của anh ta đã mục nát, tôi vừa chộp tay vào là nó đã rách toác trông như một loại giấy bồi bị thấm nước… Gương mặt đầy mụn sần sùi màu đỏ bầm đã kề sát mặt tôi: té ra là người cùng làng, là đồng đội của tôi, là Tiền Anh Hào, người đã hy sinh vào tháng hai năm một ngàn chin trăm bảy mươi chín trong một trận phản kích”.

Đó là Quách Kim Khố, cựu chiến binh, trở về quê cùng quẫn, cay đắng, chỉ biết đánh vợ, chửi bới, uống rượu và đập phá. Đó là Triệu Kim, cô độc sau chiến tranh, bạn bè thì kẻ chết, người như hóa dại.

“Chẳng cần người chết phải bận tâm”

Sự vô nghĩa của cuộc chiến tranh này (từ phía Trung Quốc) được Mạc Ngôn mô tả rất tài tình. Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết là Tiền Anh Hào, người làm gì cũng dễ dàng, từ ném lựu đạn, đánh giáp lá cà cho tới “cưa gái”. Tiền Anh Hào được bạn bè dự đoán sẽ nổi bật trong chiến tranh, sẽ thành tư lệnh trong tương lai, sẽ lập nên sự nghiệp hiển hách, hùng tráng…

Nhưng kết cục của vị tráng sĩ này lại hết sức lãng xẹt. Anh ta tử trận trong trận đánh đầu tiên của mình, khi chưa lập được “chiến công” nào cho Giải phóng quân Trung Quốc. Nguyên nhân chỉ tại cái mông nhô lên quá cao của viên Tiểu đội trưởng nhát gan khiến cả tiểu đội lính Trung Quốc trở thành mồi cho pháo kích của đối phương. Ở đây như thể có một tiếng cười mỉa mai của tác giả, hay một lời than tiếc cho một cuộc chiến tranh “đầu voi đuôi chuột”, danh bất xứng nên ngôn cũng bất thuận.

Cái nhìn phê phán của Mạc Ngôn với cuộc chiến tranh tháng Hai năm 1979 còn được thể hiện qua tâm trạng đau xót của một ngàn hai trăm linh bảy hồn ma lính Trung Quốc tử trận. Đó là nỗi đau về thể xác, như lời bài thơ của một thi sĩ - tử sĩ trong quân đội Trung Quốc:

“Ai da! Đau quá! Đau quá, mẹ ơi! Đau quá,
Thân hình con đã bị đạn xuyên qua.
Viên đạn xuyên qua đập vào thân cây con đang tựa,
Nó cũng bị thương rồi kêu lên thê thảm: Mẹ ơi!”

Nhưng còn nữa là nỗi đau tinh thần, là tâm trạng bàng hoàng, cay đắng của hàng ngàn hồn ma quân sĩ từng hăm hở xông trận khi nhận ra họ chết vô nghĩa. Dẫu cho những lời huấn thị của viên chính trị viên sư đoàn có hăm hở thế nào cũng không làm khuây khỏa được tâm sự của họ.

Thêm một chi tiết đáng chú ý: Khi những người lính này chết trận, họ vẫn sinh hoạt quân ngũ như khi còn sống, và vẫn được chính trị viên chỉ đạo tư tưởng: “Không hiểu cũng chẳng sao, chuyện quốc gia đại sự không cần dân đen lo lắng, cũng chẳng cần người chết phải bận tâm”.

Có thật là “chủ nghĩa anh hùng”?

Trên lời quảng cáo ở bìa 4 bản dịch tiếng Việt của cuốn sách có nhắc tới “chủ nghĩa anh hùng”. Tôi không rõ đó là lời đề tựa của tác giả, của dịch giả, của nhà xuất bản phía Trung Quốc, hay nhà xuất bản Việt Nam.

Cũng không rõ dụng ý của Nhà Xuất bản Văn học và Công ty Văn hóa Phương Nam là gì khi giới thiệu cho bạn đọc về “chủ nghĩa anh hùng” của những người lính nước ngoài từng tham chiến ở Việt Nam.

Nhà văn Mạc Ngôn. (Nguồn ảnh: China Daily)

Dù sao đi nữa, tôi cũng không tìm thấy lời ca ngợi chủ nghĩa anh hùng trong Ma chiến hữu, chỉ tìm thấy trong đó tâm trạng rã rời, xót xa của những người lính Trung Quốc. Điều Mạc Ngôn muốn nói hẳn không phải là chủ nghĩa anh hùng mà là tình đồng đội của những người lính cùng đi qua chiến tranh, ngay cả khi cuộc chiến đó bị lột trần, trở nên vô nghĩa trong mắt họ.

Có thể nói, Ma chiến hữu là “cố gắng” hiếm thấy của Nhà xuất bản Văn học khi giới thiệu cho độc giả Việt Nam tác phẩm của một nhà văn Trung Quốc nổi tiếng viết về chiến tranh biên giới 1979. Từ đó, độc giả có thể biết thêm cách nhìn của người Trung Quốc, nước láng giềng gần gũi với Việt Nam trong hơn 1000 năm qua.

Cuốn sách cũng như một lời gợi nhớ tới những sự kiện tháng Hai năm 1979, những sự kiện mà người Việt Nam chúng ta không bao giờ được lãng quên, khi có nhiều chiến sĩ và đồng bào đã nằm lại nơi biên cương Tổ quốc vì bom đạn chiến tranh.

Chỉ tiếc rằng lời gợi nhớ ấy lại đến từ một tác phẩm của nước bạn, và cho đến nay, vì nhiều lý do, người đọc Việt Nam khó lòng tìm thấy trong rừng sách xuất bản hàng năm những cuốn sách của các tác giả Việt Nam viết về cuộc chiến tranh này. Trong khi ở Trung Quốc, các nhà văn như Mạc Ngôn có thể viết về chiến tranh 1979, các cựu chiến binh có thể viết hồi ức về nó thì ở nước ta, hình như nó lại là một đề tài “nhạy cảm” nên tránh?

Gần đây, tập truyện ngắn Rồng đá của hai nhà văn Vũ Ngọc Tiến và Lê Mai do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành bị thu hồi vì một số truyện bị coi là “có vấn đề”, trong đó có truyện ngắn Chú Mìn Phủ và tôi lấy bối cảnh chiến tranh biên giới 1979. Trong khi đó, tiểu thuyết Ma chiến hữu đề cập tới cùng cuộc chiến tranh đó của một tác giả Trung Quốc lại được phát hành.

Ở khía cạnh nào đó, việc không in Chú Mìn Phủ và tôi cũng có những lý do nhất định: Truyện khai thác sự ghê rợn và tàn bạo trong chiến tranh với những tình huống giật gân. Thế nhưng sự có mặt của Ma chiến hữu và sự vắng mặt của Rồng đá, hay những tiểu thuyết, hồi ký khác của Việt Nam về chiến tranh biên giới, trên các kệ sách cũng cho thấy sự bất hợp lý trong công tác xuất bản tại Việt Nam. Nên chăng có một sự đánh giá cởi mở và khách quan hơn cho các nhà văn của chúng ta?

Như lời nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã nói trong một bài trả lời phỏng vấn: “Sự thực phải được nói ra. Mình chỉ nói sự thực thôi. Sự thực không được nói là cắt xén lịch sử. Như vậy sẽ nguy hiểm, bất lợi cho thế hệ mai sau”.

Đừng trách nếu các thế hệ tương lai của Việt Nam thờ ơ với lịch sử dân tộc, biết về Càn Long nhiều hơn về Quang Trung, về Đặng Tiểu Bình nhiều hơn về các nhà lãnh đạo xuất sắc của Việt Nam trong thế kỷ 20.

Có gì lạ đâu khi họ biết về “tài đức” của Càn Long qua các bộ phim truyền hình được “nhập khẩu” rộng rãi, chứ không biết rằng vị vua nhà Thanh này từng gửi hơn 20 vạn quân đưa Lê Chiêu Thống về nước năm 1789. Có gì lạ đâu khi những cuốn sách ca ngợi “nhà cải cách vĩ đại Đặng Tiểu Bình” được bày bán rộng rãi nhưng các phê phán về chuyện “đối nội, đối ngoại” của nhân vật lịch sử này lại hầu như vắng bóng.

*
Vũ Hoàng Linh

(*) Bao gồm các cuốn: Châu chấu đỏ, Bạch Miên Hoa, Trâu thiến, Con đường nước mắt, Ma chiến hữu, Hoan lạc (tiểu thuyết - bút ký), Người tỉnh nói chuyện mộng du (tạp văn). Tất cả các cuốn này đều do dịch giả Trần Trung Hỷ chuyển ngữ, Công ty Văn hóa Phương Nam cùng Nhà Xuất bản Văn học liên kết phát hành.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Thị Anh: Mar 2 2009, 02:35 PM


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

6 Trang « < 3 4 5 6 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC