Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang < 1 2 3 > 

· [ ] ·

 Cam Nhan Ve Tet, Dau xuan khai but tan phet

biendep
post Mar 6 2021, 01:23 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Hay té ghế do cười vật vã
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 2.873
Tham gia từ: 14-November 03
Đến từ: chi bộ Ba Lê
Thành viên thứ: 1.293

Tiền mặt hiện có : 107.365$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Tuy dài nhưng hay nên em vẫn đọc hết read.gif
À em thấy cộng đồng người Hoa trong Nam rất đông và họ cắm rễ thành 1 cộng đồng phồn vinh có bản sắc riêng, như khu Chợ Lớn của người Hoa (phim Người Tình có vào đây quay), nhưng ngoài Bắc em lại ko thấy có cộng đồng người Hoa rõ rệt quây quần 1 vùng như thế.


--------------------
Bình yên để sóng nâng niu bờ, chờ nghe tình vỗ lên tim mình ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 8 2021, 10:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Người Hoa là một trong 54 dân tộc ở VN. Mặc dù nguồn gốc của họ là người nhập cư, rồi thành người Việt, chứ không phải là người dân bản địa như người Kinh hay một số các dân tộc anh em khác. Tôi nói một số, bởi vì không phải trong tất cả 54 dân tộc, tất cả các dân tộc đều là người bản địa. Lấy ví dụ, người Mèo (bây giờ gọi là người H’Mông), Người Mèo nhập cư vào VN rất muộn, vào thế kỷ XVII, XVIII, sau các cuộc khởi nghĩa chống chính quyền nhà Thanh ở vùng Quỳ Châu, Vân Nam bị đàn áp, mà họ vào VN. Vì các vùng đất thấp ở miền núi đã có các tộc người khác như người Nùng, người Thái sinh sống, nên họ lại định cư ở trên cao nữa. Việc di cư này không chỉ xẩy ra ở VN mà với cả Thái, Lào nữa. Trường hợp của người Hoa như vậy không phải là cá biệt và văn hóa người Hoa là một bộ phận của văn hóa VN. Không nên nhầm họ với người TQ hiện tại ở TQ. Cũng như người Hoa không chỉ ở trong Chinatown.
Điều tôi nói này có lẽ hơi lạ với người VN ở VN, nhưng nó không lạ ở trên thế giới, và rất phổ biến. Ví dụ người Bỉ và người Pháp đều nói tiếng Pháp, nhưng không người Bỉ nào nhận họ là người Pháp. Tương tự như vậy người ở tỉnh Quebec (Canada) là người Canada chứ không phải người Pháp. Ở ĐNA cũng vậy. Người San ở Miến điện cùng gốc với người Thái, nhưng họ không phải là người Thái lan, mà là người Miến điện.
Câu hỏi mà biendep đưa ra rất thú vị. Ở Hà nội và các tỉnh thành miền Bắc nói chung không có hiện tượng Chinatown. Ở Hà nội chỉ có phố người Hoa, là phố Hàng Buồm, nhưng nó không lớn tới mức như ở Chợ lớn. Nhưng sau năm 1979, thì khu phố này cũng việt hóa, do chiến tranh biên giới 1979-1991, mà người Hoa ra đi. Việc ra đi này xẩy ra vào thời điểm 1977-1978, trước khi cuộc chiến tranh bùng nổ. Cái này tôi sẽ nói sau.
Như vậy ở Hà nội không có bao giờ có Chinatown, và hiện giờ thì không có cả phố TQ. Đây là một điều đặc biệt duy nhất ở ĐNA, vì không có một nước ĐNA nào mà thủ đô không có Chinatown cả.
Sự kiện 1979, không phải là sự kiện quyết định khiến Hà nội không có Chinatown, bằng chứng là cùng một nước, cùng chịu một ảnh hưởng của các sự kiện chính trị - Kinh tế của quan hệ VN-TQ, mà Chợ Lớn vẫn còn. Ngay cả trước đó, Hà nội cũng không có, chỉ có một phố. Ai đã từng thăm Hà nội, hay là người ở đây, có thể thấy là phố Hàng Buồm rất nhỏ, ngắn. Như các phố cổ trong 36 phố phường ở Hà nội. Vậy vấn đề gì đã khiến cộng đồng người Hoa ở đây nhỏ thế, để khi có sự kiện 1979, thì nó không còn dấu vết.
Thủa tôi còn bé, đó là thời bao cấp, chiến tranh. Điều tôi sung sướng chờ đợi nhất mỗi khi tết đến không chỉ là được ăn bánh chưng, bữa cơm tết có nhiều thịt hơn, mà vì được đọc báo tết. Vào thời đó các báo thường nhật chỉ có 4 trang khổ lớn. Chỉ có tết là có đặc san. Tờ báo dầy lên khoảng mấy chục trang, rất đa dạng, vì là báo tết. Cho nên tết với tôi còn là sự chờ đợi bố mang báo tết về, có lẽ còn sướng hơn cả được ăn bánh chưng. Hiện nay, mỗi lần về VN, bước chân lên máy bay, tôi đều lấy một xấp báo phát cho khách để đọc, báo Pháp, báo Việt, báo Anh. Các tờ báo giấy tiếng Việt bây giờ số lượng trang thường nhật của nó đã ngang báo tết thời đó. Vì thế mỗi lần cầm chúng, tôi lại có cảm giác như đọc báo tết. Không kể hiện tại, với cảm nhận của tôi, mỗi lần mình nghỉ đi chơi được là một lần tết. Tết của riêng mình. Tôi chắc rằng hiện tại, nhiều người Việt ở VN cũng có cảm giác này giống như tôi, khi họ được nghỉ vào dịp golden week mà tôi nói ở trên, vì bây giờ có hiện tượng mốt, và có thể sẽ thành tập tục, tức là tết được nghỉ thì đi chơi, đi xa, đi du lịch. Tết được cúng sớm hơn. Với sự phát triển của VN,số lượng người trung lưu, thượng lưu tăng lên, thì trào lưu này cũng tăng lên. Hiện nay hiện tượng này vẫn là thiểu số.
Kỷ niệm báo tết của tôi có gì liên quan tới cộng đồng người Hoa ở miền Bắc ? Đó là vào dịp tết đến trên các đặc san báo tết này thường có các bài của cụ Hoàng Đạo Thúy. Hiện tại, trong chuyên ngành nhân văn, có môn Hà nội học, Cụ Hoàng Đạo Thúy có lẽ phải được coi như ông tổ của nghành này ở VN. Trên các trang báo tết, cụ thường hay viết về Hà nội, về tập tục ăn tết. Văn của cụ không hay, nó hơi cứng như khi các nhà Nho chuyển từ viết chữ Nho sang chữ quốc ngữ. Cụ thuộc vào lớp thế hệ của cụ Nguyễn Văn Tố. Nhờ có cụ mà tôi từ thủa bé, đã biết qua sách vở tinh hoa của người Hà nội ra sao. Và có những điều sau này, cả chục năm sau tôi mới có thể kiểm chứng, ví dụ như cách chơi hoa Thủy Tiên của người Hà nội.
Cụ cũng viết về phố Hàng Buồm. Theo cụ, thì khi người Hoa sang Vn buôn bán sinh sống, chính quyền thực dân Pháp cấp cho họ giấy tạm trú (giống như cái carte Séjours ở Pháp bây giờ). Vì thế người ta gọi họ là TRÚ KHÁCH (tức là immigrant tiếng Pháp). Nhưng ở miền Bắc, khi phát âm, chữ « TR » cũng tương tự như chữ « CH », kết quả người ta là viết thành « CHÚ KHÁCH ». Chứ CHÚ ở đây không có nghĩa là ở tạm, mà là một chức danh trong gia đình : cô, chú, cậu, mợ, .. thành một người trong cộng đồng, và chữ KHÁCH trở thành như tên riêng. CHÚ KHÁCH trở thành tên gọi người Hoa thời thuộc địa ở Bắc kỳ.
Còn trước đây, thì người Hoa được gọi là người NGÔ. Ví dụ tiêu biểu nhất có lẽ là tên áng văn bất hủ của Nguyễn Trãi « Bình NGÔ đại cáo ». NGÔ cũng là tên của một nước trong Tam Quốc (Ngụy, Thục, Ngô), và nước VN ngay này vào thời điểm « Tam quốc diễn nghĩa » thuộc vào nước Ngô. Nhưng sau đó, còn có các triều đại phong kiến khác ở TQ. Việc ở VN, chữ NGÔ được dùng để chỉ người Hoa với tôi vẫn là điều bí ẩn không giải thích được (chưa giai thích được).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 8 2021, 10:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Còn người Hoa chỉ là người Hoa từ đầu thế kỷ XX, khi quốc dân đảng, rồi đảng cộng sản TQ gọi dân tộc mình là Hoa cũng như tư duy sô vanh dân tộc chủ nghĩa như ta thấy hiện nay ở TQ cũng bắt đầu vào thời kỳ này do TQ bắt chiếc phương Tây. Trước đó người Trung quốc .. không có tên, và họ gọi theo tên triều đại. Chính vì thế mà các di thần nhà Minh sang VN được gọi là người Minh Hương. Cũng có khi được gọi theo tên triều đại nhà Đường, vì dụ cái siêu thị Tang Frère ở Paris. Chữ Tang ở đây là phiên âm tiếng Pháp ký tự Đường mà ra.
Tóm lại, cho đến cách mạng tân hợi năm 1911 ở Trung quốc, lật đổ triều đình Mãn Thanh, thì người trung quốc mang tên triều đại khi ra nước ngoài. Thời nhà Minh là Minh nhân, thời nhà đường là Đừng nhân, thời nhà Thanh la Thanh nhân. Sự thay đổi này(1911) dẫn đến việc người gốc TQ ở nước ngoài bị kỳ thị hơn, chứ còn trước đây, trái ngược với điều mà ta coi là hiển nhiên, người TQ ra nước ngoài sẽ dần đồng hóa vào người sở tại. Điều này càng rõ rệt hơn với nước VN, là một nước có tương đồng văn hóa với các triều đại TQ.
Nhưng không chỉ có thế. Ở VN thực dân Pháp còn thực hiện một chính sách chia để trị thâm hiểm hơn. Đó là nếu người gốc trung quốc ở VN mà giữ, hay yêu cầu quốc tịch TQ, thì họ sẽ có quyền lợi lớn hơn người VN, vì được đối sử như là người nước ngoài bình đẳng với Pháp. Ngược lại chế độ áp dụng cho người Việt là một loại code indigène, một thứ luật đặt người Việt vào dạng bị bảo hộ. Như vậy khi cùng kinh doanh, thì người có quốc tịch TQ (thời này là Quốc dân đảng), họ sẽ có lợi thế hơn, được nâng đỡ hơn. Chính vì thế những người Hoa vào VN sinh sống thời thuộc Pháp đều không muốn hòa nhập thành người Việt, điều mà trước đó không xẩy ra với người TQ nhập cư vào Bắc VN, hay người Minh Hương ở miền Nam. Chính vì thế mà cái cấu thành văn hóa TQ này người ta thấy nổi trội ở miền Nam hơn là miền Bắc.
Điều này đã khiến chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam sau năm 1954, bắt buộc Hoa kiều phải nhập tịch VN (tức là VN Cộng Hòa), thì họ mới được tiếp tục kinh doanh sinh sống. Phần lớn Hoa kiều đều làm điều này, chứ không mấy ai chọn quốc tịch Đài loan hay TQ lục địa.
Trở lại câu chuyện phố Hàng Buồm. Cũng theo cụ Hoàng Đạo Thúy, thì các cửa hàng chú khách ở Hàng Buồm, cửa hàng nào cũng có một vật gì đó bầy ở cửa để phân biệt. Ví dụ tượng một ông phật Di lặc to, hay một cái bình thủy tinh ngâm rượu rắn lớn. Nó không chỉ có tác dụng trưng bầy hàng hóa, mà còn giúp người dân đi mua phân biệt, giống như một dạng tên công ty. Vì lúc bấy giờ dân VN phần nhiều mù chữ. Tại sao ? bởi vì lúc này (đầu thế kỷ XX), người Việt không còn đọc được chữ Nho, nhưng cũng không đọc được chữ quốc ngữ. Cho tới năm 1945, tỉ lệ người Việt Nam biết đọc biết viết có độ 10%. Điều này nói lên rất nhiều công lao khai hóa văn minh của thực dân Pháp.
Với những điều tôi nói ở trên, thì câu trả lời tại sao ,người Hoa ở miền Bắc có ít không hiện hình rõ ràng như ở trong Nam đã được trả lời một phần. Đó là nếu người Hoa (tôi dùng tên chỉ họ bây giờ) nhập vào VN thời phong kiến, chủ yếu là khi ở TQ có loạn lạc, thì họ đều trở thành người VN cả.
Cái thời mà người Hoa nhập vào VN nhưng hiện hình rõ ràng hơn, do sự thay đổi ở TQ, cũng như chính sách của thực dân Pháp, thì họ vào miền Nam là chủ yếu. Chứ ở miền Bắc họ không có đất sống. Tại sao ? Cái này lý do của nó chủ yếu là kinh tế. Khi người Hoa vào VN, thì chủ yếu họ sống ở thành phố, và sống chủ yếu bằng thương mại. Nhưng ở miền Bắc, họ không có cửa. Người Việt đã chiếm lĩnh hết. Còn ở miền Nam, thì việc khai khẩn đồng bằng Nam bộ bắt đầu từ thời chúa Nguyễn, tăng tốc độ hơn vào thời thực dân, khiến người Hoa càng có vị trí ở trong quá trình này, và lại càng làm cho Chinatown hiện hình rõ rệt.
Theo như cụ Sơn Nam, một học giả miền Nam có cách viết Nam bộ lai rai mà tôi rất thích. Ông cũng như Nguyễn Hiến Lê là những học giả miền Nam cũ mà tôi rất kính trọng, thì trong công cuộc khẩn hoang ở miền Nam, người Hoa đóng vai trò tài chính và thương mại. Tầng lớp người Hoa này cho vay vốn, nông cụ, thóc giống, rồi họ lại là người đi thu mua lúa gạo. Hiển nhiên điều này không thể xẩy ra ở Bắc bộ, nơi mà đồng bằng sông Hồng đã được khai thác từ lâu.
Và tôi cũng nói thêm rằng, ngay cả khi người Bắc đi khẩn hoang, thì cách làm cũng khác, vì tôi có nhân chứng là ông nội cũng đã từng tổ chức đi lập làng (trong trường hợp gia đình tôi, thì ông nội tôi đi lập xóm. Nhưng quá trình tiến hành cũng tương tự, chỉ quy mô nó nhỏ hơn thôi). Đó là một cách tự cấp tự túc. Một phần gia đình ở lại làng cũ, đây là lực lượng cung cấp giống, công cụ, cho người khẩn hoang, vì thế người ta không cần một tầng lớp trung gian ở giữa, điều mà người Hoa làm ở miền Nam.
Còn tại sao ở miền Nam lại không có mô hình này. Bởi người miền Nam không có cái đế làng xóm cũ để bám vào. Quan hệ làng xóm trong Nam rất lỏng lẻo, và bản thân lịch sử cũng tạo ra thế. Tại sao ? một phần lớn người dân sinh sống hiện nay ở miền Trung, gốc gác thực tế là tù binh của các cuộc xung đột thời Trịnh – Nguyễn. Người tù binh đàng ngoài đi khẩn hoang, thì lấy đâu ra làng xóm gia đình đứng đằng sau.Sau này khi những người miền trung này lại lưu lạc tiếp tục vào Nam bộ, nhiều phần cũng để trốn sưu cao thuế nặng của chúa Nguyễn. Trong trường hợp này cũng là ra đi bất tử, giống như hiệp sĩ Kinh Kha đi giết Tần Thủy Hoàng, « tráng sĩ một đi không trở về » làm gì có cái background chống lưng nào, nên khả năng khai hoang tự cấp tự túc kia khó thực hiện.
Chính vì thiếu yếu tố kinh tế này, mà ở ngoài Bắc, người Hoa nhập cư thời thuộc Pháp không nhiều như trong Nam, vì thế không xuất hiện dạng Chinatown, chỉ đến phố là « kịch bến đường tầu ». Chinatown chỉ tồn tại được khi có thương nghiệp, và một cộng đồng sống bằng thương nghiệp, trong đó người Hoa đóng vai trò trung gian (négoce).
Từ đây nó lại có một câu hỏi phụ đề nữa. Vậy thực dân Pháp làm thế nào để khai thác miền Bắc và miền Trung để có « giá trị thặng dư » (tức là lãi). Câu trả lời : bằng cách đánh thuế. Đặc biệt là thuế muối, thuế rượu và thuế thuốc phiện. Ba nguồn này đều là độc quyền của chính quyền thực dân. Trong đó đặc biệt man rợ là thuế rượu và thuế thuốc phiện. Rượu và thuốc phiện là độc quyền của nhà nước, và được phân bổ ép mua. Vì thế trong văn học VN nói về thời Pháp thuộc đặc biệt ở miền Trung và miền Bắc, thường có câu chuyện là muốn vu vạ ai để thực dân nó bắt thì chỉ cần chôn chai rượu, hay gói thuốc phiện vào nhà người ta rôi tố cho Tây nó bắt. Vì đây là chứng cớ vi phạm độc quyền nhà nước.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 9 2021, 12:10 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Viết đến đây thì bắt buộc phải viết tiếp, cho nó khỏi lạc đàn, còn lạc đề thì đã là dĩ nhiên rồi. Ở trên tôi có nói tới câu chuyện « nạn kiều » vào năm 1977-1978, dẫn tới việc xóa xổ hoàn toàn phố tầu ở Hà nội, rồi cả ở Hải phòng nữa. Ở Hải phòng cũng có một phố như phố Hàng Buồm, đó là phố Hải thượng lãng ông.
Ở trên tôi viết « nạn kiều » trong nháy nháy, bởi vì đây là tên của nó do phía TQ đặt ra. Đây là giai đoạn trước chiến tranh biên giới, khi xung khắc VN-TQ đã lên đỉnh, là đêm trước của chiến tranh biên giới. Với tôi, nguyên nhân chính là về chính trị, do TQ gây ra, khi họ đã tìm cách kích động người Hoa về nước để gây sức ép với VN, cùng đồng thời với cắt viện trợ, gây sự ở biên giới phía Bắc, và ủng hộ, tài trợ trang bị cho tập đoàn Pôn pốt ở Cam pu chia đánh vào biên giới phía nam ngay sau năm 1975.
Bên cạnh đó cũng có những yếu tố khác, đó là khi TQ gây chuyện như thế, thì VN cũng vận động và yêu cầu người Hoa ra đi. Và ta cũng không thể bỏ qua một yếu tố khác đó là người Hoa cũng muốn ra đi. Tại sao lúc đó người Hoa cũng muốn ra đi. Bởi vì như tôi nói ở trên, người Hoa sống chủ yếu bằng thương nghiệp tư nhân, nhưng lúc đó chính sách kinh tế của VN là kinh tế tập thể hóa. Trong trường hợp đó thì người Hoa không có đất sống. Với nhận xét của tôi, người Hoa ở miền Bắc muốn ra đi nhiều hơn, vì ở ngoài Bắc thương nhân hoa kiều đã không mạnh, và từ năm 1954 đã tập thể hóa.
Như vậy, ở đây có 3 yếu tố khiến cộng đồng người Hoa ra đi. Bản thân ý họ muốn, do TQ tuyên truyền, và VN cũng mở cửa và yêu cầu đi, tương kế tựu kế. Trong 3 yếu tố đó, yếu tố nào là chính, dù yếu tố TQ là yếu tố đầu tiên, hiện tại tôi không xác định được. Và khả năng xác định được nó rất khó. Vì muốn thế phải làm một kiểu phỏng vấn điền dã, trong khi cộng đồng này đã định cư ở tất cả các nước phương Tây khác nhau. Xét cho cùng thì với họ, việc ra đi không phải là việc bất hạnh nhất, vì sau đó họ đã được định cư ở những nước phương Tây phát triển hơn.
Cách đây rất lâu, tôi không nhớ rõ, hình như nhà văn Đoàn Minh Phượng, là một người Việt ở nước ngoài cũng viết về câu chuyện này. Câu chuyện viết ở khía cạnh người Hoa ra đi (vì nhân vật là người Hoa), và nó đề cập chủ yếu tới sức ép, tới yêu cầu giải thích vận động của hành chính VN yêu cầu họ ra đi. Nếu chỉ đọc những trang sách như thế, thì người ta có cảm giác là vấn đề đến từ chính phủ VN là chính. Nhưng tôi không tin cái version này lắm. Bởi vì cùng lúc đó, có rất nhiều cộng đồng dạng này muốn ra đi, ví dụ con lai, ví dụ Ấn kiều, .. cho nên người Hoa ra đi vì bị xua đuổi chỉ là một phần của sự thật. Đúng hơn nó là cái cớ để họ có thể được phương Tây chấp nhận định cư.
Nhưng trong câu chuyện này cũng có những bi kịch, đó là những người Hoa đi về TQ lục địa. TQ thời năm 1979 không phải là TQ bây giờ, và sự tiếp đón của người TQ với họ cũng không mặn mà gì. Một điều nữa là những người Hoa trở về TQ này không phải là tinh hoa trong lớp người Hoa, mà thường là dân nghèo, vô sản, nhiều khi vô học.
Kết quả có chuyện buồn cười là người Hoa về « đất mẹ TQ » đã xô xát đánh nhau gây thương tích với ngay con của tỉnh trưởng Quảng Đông ở Quảng châu. Cũng có nhiều Hoa kiều khi về TQ này, họ lại lộn trở lại Hồng Công, để được đi định cư nơi khác vì quá thất vọng.
Bây giờ tôi sẽ mở rộng khái niệm Chinatown để thấy rằng không phải chỉ có người TQ mới có hình thái cộng đồng văn hóa này, và nó không đơn giản là vì họ muốn bảo vệ một hình thức văn hóa đặc biệt. Ở đây yếu tố môi trường, sinh hoạt kinh tế đóng vai trò lớn. Nói một cách khác, văn hóa cộng đồng đã trở thành điều gắn kết để làm kinh tế, để sinh sống cộng sinh. Điều này cũng được các nhà kinh tế học tư bản thế kỷ XX nói tới, đó là yếu tố văn hóa của kinh tế. Ví dụ như Schumpeter
Hiện tại người Việt ở nước ngoài cũng có những Vietnamtown. Cái Vietnamtown to nhất mà người ta biết tới chính là quận Cam (Orange County) ở Mỹ. Nhưng không chỉ có ở đây, mà ở phần lớn các nước Đông Âu và Nga cũng có những Vietnamtown này. Ở Tiệp, ở Đức, ở Nga, ở Hung.. đều có dạng Chinatown này. Điều khác biệt duy nhất của chúng với một dạng Chinatown « kinh điển » kinh doanh và ở tại chỗ, là chúng là các chợ, nhưng người Việt không ở đấy. (Ngoại trừ trường hợp các Đôm ở Nga). Trường hợp Đôm ở Nga cũng là một hình thái chinatown thú vị, được làm lại với điều kiện và gu VN. Đôm, tiếng Nga thực ra là một tòa nhà hay chung cư. Nhưng người Việt Nam thuê lại, rồi biến nhà ở thành nơi buôn bán.
Điểm khởi đầu của các Đôm này thực ra là chung cư mà người Việt Nam lúc sang Nga lao động xuất khẩu ở.
Việc hình thành các cộng đồng người như trên không phải hoàn toàn vì vấn đề yêu văn hóa, muốn bảo tồn văn hóa mà là văn hóa trở thành chỗ gắn kết kinh doanh cộng sinh. Còn nếu khi người ta đã thâm nhập được vào văn hóa bạn địa, không bị phân biệt đối sử, ..thì tương lai của nó sẽ mờ mịt. Có thể nói những dạng cộng đồng như Chinatown này là điểm tới đầu tiên khi người ta nhập cư. Nhưng một khi người ta có thể tham gia vào sinh hoạt xã hội của nước sở tại, thì người ta sẽ ra đi.
Đây là điều giải thích tại sao không có Việtnamtown ở Pháp, bởi vì trong suốt thời kỳ thực dân, nhưng người Việt ở lại Pháp thường là trí thức. Họ xâm nhập ngay vào xã hội bản địa. Sau năm 1975, hậu duệ của VN cộng hòa sang rất nhiều, và trở thành lực lượng trụ cột của người Việt ở Pháp. Nhưng họ phần lớn là nhân sự trí thức của miền Nam cũ, tức là ê lít của miền Nam cũ. Theo số liệu ở Pháp, thì trong số người Việt sau 75 này, số lượng người có bằng cấp vượt rất nhiều các nhóm nhập cư từ Ma rốc, An giê ri, .. Nhưng người này có đủ khả năng hội nhập mà không cần bám vào yếu tố « kinh tế văn hóa » kia.
Hiện tại, với số lượng học sinh VN sang Pháp học ngày càng đông, và không phải sinh viên nào cũng được bố mẹ cho tiền « bao trọn gói », nên hình thái kinh tế chinatown này lại xuất hiện. Nhưng là ảo, tức là trên mạng. Về mặt kinh doanh, nó cũng sinh hoạt giống như một cái ĐÔM ở Nga, nhưng người ta không cần ở cạnh nhau nữa, mà internet trở thành giao diện, thành dạng ĐÔM ảo.
Còn ở Orange County, thì vì đây là chính sách nhà nước Mỹ. Sự phân biệt chủng tộc ngầm, đã đẩy các nhóm dân cư có cùng văn hóa vào với nhau, theo đúng nguyên tắc của nước Mỹ. Các vấn đề xã hội (như bất bình đẳng) thì được chuyển thành vấn đề chủng tộc, chủng tộc hóa. Các vấn đề chính trị thì thành vấn đề tôn giáo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
biendep
post Mar 12 2021, 07:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Hay té ghế do cười vật vã
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 2.873
Tham gia từ: 14-November 03
Đến từ: chi bộ Ba Lê
Thành viên thứ: 1.293

Tiền mặt hiện có : 107.365$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Bác Phó viết đầy đủ quá thumbup.gif . Em cũng có đi chơi vài khu Việt Nam town hay gọi là khu chợ VN ở Châu Âu như ở Tiệp, Ba Lan, Đức, vào đó là ko cần nói tiếng gì ngoài tiếng Việt nữa. Tuy nhiên em có cảm giác các khu VN town ở Đông Âu đa số là người miền trung và bắc sang trú ngụ, tịnh ko thấy người miền nam nào, trong khi ở Pháp ta dễ dàng gặp được người miền nam nhiều hơn, mặc dù ở Pháp ko hề có VNtown.
Người Hoa ở Chợ Lớn em lại thấy rất hay, họ cũng là 1 cộng đồng hiền lành chăm chỉ và hòa nhập. Vào khu Chợ Lớn thấy cũng đậm bản sắc ( giống phim Hòngkong), đặc biệt ẩm thực của họ nổi tiếng, giữ được bản sắc mà vẫn không quá khác biệt với bản địa. Và thực ra tới tầm thế hệ em thì họ cũng thành người Việt gốc rất xa Hoa mất rồi.


--------------------
Bình yên để sóng nâng niu bờ, chờ nghe tình vỗ lên tim mình ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 16 2021, 09:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đúng rồi, ở các Vietnamtown bên Đông Âu và Nga thì chỉ có người Bắc và người Trung. Tại sao lại thế thì lý do nó cũng đơn giản. Nguồn gốc đầu tiên của nó là những người Việt sang “xuất khẩu lao động”, thời còn các nước XHC cũ. Khi chế độ XHCN cũ tan rã, lúc Liên Xô sụp đổ, thì họ không còn việc làm nữa, nhưng vẫn ở lại kiếm sống. Trong hoàn cảnh ấy thì phải co cụm với nhau mới sống được, chứ không thể xâm nhập vào xã hội bản địa, vì bản thân người bản địa còn lao đao không có việc làm, thì sao đến lượt người Việt. Vậy làm sao để sống ? thì họ chuyển sang buôn bán quần áo hàng hóa từ Vn qua hay mở nhà hàng, buôn đồ lặt vặt. Cũng có khi là buôn lậu, ví dụ như buôn lậu thuốc lá.. Và từ đó hình thành các băng đảng Quảng Bình, Nghệ An, giống như một dạng mafia cỡ nhỏ vậy. Những người xuất khẩu lao động này phần lớn đi từ miền Bắc và miền Trung. Cũng có cả người Nam, nhưng số lượng ít. Cũng như không phải ai cũng ở lại được, nếu không có mối làm ăn. Tức là không phải 100% người lao động ở lại được.
Phần lớn họ đều không biết tiếng bản địa, vì ngày xưa đi lao động thì họ được tổ chức theo đoàn, có người phiên dịch. Nhu cầu sinh hoạt, mối làm ăn kinh tế, và cả văn hóa đã khiến họ cụm lại với nhau. Và như thế cũng là giảm thiểu tác động “xa lạ” của môi trường sống, khi họ không biết tiếng, và cũng không có sinh hoạt với người bản địa
Càng về sau, thì không phải chỉ có người lao động cũ, mà họ đưa người trong gia đình qua, rồi họ hàng, làng xóm. Hiển nhiên là đầu cầu đã là người Bắc, người Trung .. thì gia đình, họ hàng của họ cũng như vậy. Trong các băng đảng VN, nhiều khi nó cũng có liên quan họ hàng, làng xóm.
Trong các Vietnamtown ấy, thì tôi có vào chợ Sapa, ở Prage (Praha). So với một chinatown kiểu như chợ lớn, thì điều đầu tiên đập vào mắt ta đó là cái chợ này, vốn là lò mổ gia súc trước, được một đại gia (tôi không biết tên) thuê hay mua lại, rồi cắt xuất chia lô để làm ki ốt (kiosk) cho thuê. Như vậy sự tồn tại của nó rất chênh vênh. Khác với một Chinatown, quyền sở hữu đất không phải của một người, mà là một dạng lập xóm trong quá khứ. Điều thứ 2 tôi đã nói ở trên, đó không phải là nơi ở. Như vậy không thể coi nó như một tổ, hay phường, tức là một cơ quan hành chính địa phương, để có thể coi nó là một dạng Chinatown đầy đủ.
Nếu ai ở Sài gòn, thì có thể làm một kiểu điền dã tìm hiểu rất đơn giản, là xem đang sau các cửa hàng, tiệm ăn, người ở đây là ai. Thông thường, nếu nó đã tồn taị lâu dài như kiểu Chợ lớn, thì người ở là người Việt, hay đã việt hóa. Do sức ép dân số, hết đời thứ nhất F1, thì người ta phải dạt ra ngoài để sống, địa điểm chỉ còn là chỗ kinh doanh. Ở VN chưa bao giờ có sự phân biệt, bắt người Hoa phải ở vào một chỗ, giống như chính sách các nước ở châu Âu áp dụng cho người Do thái thời trung cổ, vì thế khi người ta đã sinh ra và lớn lên ở VN, đã cắt cầu quan hệ với TQ, thì họ sẽ dạt ra ngoài. Ở trong kiểu Chinatown thực ra rất khổ, cũng giống như điều kiện sinh sống ở phố cổ Hà nội. Nhưng vì nó là chỗ kinh doanh làm ăn, nên người ta vẫn bám vào đấy.
Như vậy quan hệ giữa người Việt và người Hoa ở VN rất khác với các luận điệu tuyên truyền tâm lý ở trên mạng. Khi người ta thổi vào tâm lý “bài hoa”, sợ bị “đồng hóa” và càng không phải là một dạng “kẻ thù truyền kiếp”. và văn hóa VN cũng không phải là một nền văn hóa “bị TQ cưỡng hiếp” như đồn thổi. Gần đây nhất là khi chính phủ VN định lập các đặc khu ở Phú Quốc, Vân đồn, Vân Phong, ..Nếu lý do không cho phép người nước ngoài, không chỉ người TQ mua nhà đất ở gần các căn cứ quân sự nhậy cảm, thì có thể hiểu được, nhưng việc coi chuyện này như một bước để người TQ mua nhà rồi chiếm đoạt đồng hóa người Việt thì không phải. Một dân tộc to vật, dân số tới 90 triệu, thuộc vào một trong nhưng dân tộc đông dân nhất thế giới, thì làm sao mà đồng hóa được.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 16 2021, 10:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để cho ai ở Sài gòn, hay có qua Sài gòn chơi, mà lại thích văn hóa lịch sử, thì tôi bật mí cho 2 điều nhỏ. Ở đây có hai ngôi chùa có tiếng, đó là chùa Thiên Hậu và chùa Ngọc Hoàng. Hai chùa này rất nổi tiếng, chùa Thiên Hậu thì rất ăn ảnh, và người ta thường thấy có ảnh ngôi chùa này trong chính điện, với những cỗ hương vòng khổng lồ treo rủ xuống từ trên trần. Còn chùa Ngọc Hoàng, thì càng nổi tiếng hơn khi tổng thống Mỹ Obama tới thăm.
Chỉ cần nghe tên hai chùa này, thì ta có thể hiểu ngay chúng là những quán (tức là đền thờ) của đạo Lão đầu tiên trước khi thành chùa. Vì Thiên Hậu (còn gọi là Tây Vương Mẫu) và Ngọc Hoàng là hai vị thần bản thủy của đạo Lão. Chùa Ngọc Hoàng còn có lịch sử ly kỳ hơn. Đầu tiên nó là quán của đạo Lão của người Hoa, rồi trở thành điện thờ của đạo Cao đài, rồi trở thành chùa Ngọc Hoàng. Như vậy, sau buổi đầu tiên là của người Hoa lập ra, chúng dần dần việt hóa theo thời gian, khi đổi chủ (ở đây là đổi cộng đồng người quản lý, tu hành). Cũng phải nói thêm là, với người bình thường nói tới Cao đài, thì người ta sẽ nghĩ tới Cao đài ở Tây ninh, nhưng nó không phải là duy nhất. Đạo Cao đài nguyên thủy của người sáng lập đạo là ông Ngô Văn Chiêu gần với đạo Lão. Hai địa điểm văn hóa này đã nói lên cơ chế chuyển dịch từ một dạng địa điểm văn hóa cộng đồng thiểu số, sang văn hóa bản địa như thế nào.
Ở trên tôi đã nói là do người Việt ở Pháp số lượng trí thức đông đảo, cho nên không có hiện tượng vietnamtown như ở Đông Âu, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có, thực ra nó cũng tồn tại nhưng nó lẫn vào Chinatown ở quận 13 Paris, chỉ không có độc lập mà thôi. Ở đây có rất nhiều quán cơ sở kinh tế người việt miền Nam, ví dụ phở tầu bay, hay tiệm bán bánh mỳ kẹp Khai Trí, rồi trung tâm Thúy Nga. Tôi lấy những ví dụ này, vì đây là những thương hiệu đã có từ thời miền Nam cũ, chứ chúng không phải duy nhất. Vào tiệm Khai Trí, ta sẽ được đón tiếp bằng giọng Sài gòn ngọt xớt. Trên cái tầng lầu (mà ở dưới là siêu thị Paris Store), lên khỏi cầu thang máy là tiệm Thúy Nga bán các loại Paris By night, nằm ở bên trái. Xế đối diện bên phải là 2 cửa hàng bán đồ mỹ phẩm, đồng hồ, và cả CD, sách tiếng Việt. Đi tiếp một tí (khoảng 10m) trước mặt sẽ có một cái ATM của nhà băng BNP để rút tiền, phía tay trái, bây giờ không còn trước có tiệm bán CD, văn hóa phẩm của Làng văn, là một tạp chí văn nghệ văn gừng hải ngoại ở Canada. Đối diện với nó có một tiệm sách mà người bán là một bà chị nói tiếng Huế cũng ngọt xớt. Cái tiệm sách này bây giờ cũng không còn. Hồi trước, thập niên 90, tôi hay lượn lên đây kiếm sách tiếng Việt của miền Nam cũ, do nhà xuất bản Đông Nam Á (Sud Est Asia) in lại, hay sách mà các nhà in bên Mỹ ví dụ Xuân Thu, in lại sách miền Nam cũ, nhiều khi không thèm trả tiền bản quyền cho tác giả, lấy cớ là “hiện không liên lạc được”. Chính ở đây mà tôi đã “tóm được” các cuốn như quyển sử của Trần Trọng Kim, hay bộ Nho giáo của cùng tác giả. Tôi cũng mua được các quyển như “Thiền Tông Việt Nam”, của cụ Nguyễn Đăng Thục, rồi Luận Ngữ của Khổng Tử do cụ Đoàn Trung Cổn dịch. Theo dõi sự phát triển rồi tiêu diệt của nó, người ta cũng có thể thấy sự xâm nhập của người Việt vào xã hội Pháp.
Đầu tiên tiệm này bán sách tiếng Việt, rồi dần dần thêm vào sách tiếng Trung, rồi có thêm sách tiếng Lào, Cam pu chia, và cuối cùng thì ..mất tích. Tại sao lại thế, vì đọc giả ngày càng ít (do tầng lớp mới không còn đọc được tiếng việt), và bản thân đầu sách ra cũng hết dần, do không thể in lại mãi, và cũng không có tác giả mới, không kể sự cạnh tranh hiện đại của các thể loại facebook, internet,.. khiến sách giấy hao mòn đi.
Cái Chinatown ở quận 13, thực ra phải gọi là Indochinatown thì mới phải, vì ngay cả người Hoa ở đây cũng xuất xứ từ Đông Dương, tức là từ VN, Campuchia, Lào, trong đó người Hoa, người Việt (chủ yếu miền Nam, Sài gòn cũ) đóng phần quan trọng.
Còn muốn biết cái Chinatown thật, tức là người đi từ TQ thì phải lên Belleville, phía đông bắc Paris. Ở đây cũng có một cái Chinatown nữa, xuất hiện muộn hơn quận 13. Có một điều đáng chú ý, đó là cách đây khoảng 7,8 năm, có lẽ muộn hơn tôi không nhớ rõ. Ở khu này theo báo Pháp đưa tin, có rất nhiều gái mãi dâm lậu đến từ TQ lục địa. Họ phần lớn là người vùng Đông Bắc TQ, như vùng Thẩm Dương, Hắc long Giang. Sở dĩ họ lưu lạc sang đây là do đi theo các đường đi lậu buôn người, và họ ra đi vì ở vùng này, do cải cách kinh tế ở TQ làm sập các cơ sở công nghiệp nặng cũ, do Nhật xây dựng đầu tiên, rồi trở thành cái vốn công nghiệp hóa của TQ về sau. Vùng này là vùng Mãn châu trước đây
Tại sao gái mãi dâm TQ lại ở đây mà không tràn xuống quận 13, dù nó đều có tiếng là Chinatown cả. Đơn giản là hai bên không có dây mơ rễ má gì với nhau. Di cư lậu kiểu này là theo họ hàng, làng xóm, phải bấu víu vào nhau mà sống. Người Hoa ở quận 13 không có liên quan gì tới người TQ ở vùng Đông Bắc. Họ khác nhau cũng như người Bồ đào Nha với người Đan mạch, dù đều là gốc Hán. Người Hoa ở quận 13 có nhiều liên quan với Đông Dương hơn ở Belleville.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
biendep
post Mar 17 2021, 12:03 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Hay té ghế do cười vật vã
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 2.873
Tham gia từ: 14-November 03
Đến từ: chi bộ Ba Lê
Thành viên thứ: 1.293

Tiền mặt hiện có : 107.365$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Tên Inchochinatown rất hay ạ.
Và em cũng nghĩ là đúng hơn.
Thì ra cộng đồng người Hoa ở Q13 và ở Belleville khác nhau.
Như kiểu 1 bên là TQ đại lục và 1 bên là Hồngkong ấy nhỉ.
Sang Belleville cảm giác ... ko an toàn thế nào ấy, và em cảm thấy hơi tệ nạn.
Nhà sách không còn nhưng thư viện sách Việt thì còn.
Trước em thấy có thư viện ở ngay đầu place d'Italie.
Không biết giờ còn không.
Nhưng em hay đi thư viện sách tiếng Việt ở Olympiad. Ngay đó có 1 thư viện to đẹp view cực thích, và có kệ sách Việt khá lớn. Em thích tìm đọc những tác phẩm trước 75 ở đây.


--------------------
Bình yên để sóng nâng niu bờ, chờ nghe tình vỗ lên tim mình ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 17 2021, 06:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@biendep,
Biendep poste ở đây cái địa chỉ thư viện cho tôi. Nó nằm ở đầu, gần phía Tonbiac à ? gần Metro đường 14 ?
Cảm giác phân biệt của tôi giữa Khu Tàu Belleville và Quận 13, thì sự khác nhau của nó giống như TQ lục địa, Hồng Công một bên và .. Chợ Lớn một bên. Chinatown ở Belleville giống bất cứ Chinatown nào trên thế giới, như ở Niu óc, như ở Luân đôn, như ở Canada. Người ta luôn có cảm giác nó có cái gì đó xập xệ, lộn xộn, bệ rạc.
Tôi không biết rõ Chợ Lớn, nhưng cách đây cả mấy chục năm, lúc về VN, vào Sài gon, và được dẫn ra Chợ lớn ăn sáng. Ra đó ăn phở. Tôi rất háo hức xem Chợ Lớn thế nào. Chỗ tôi ngồi ăn, nằm ngay trên con đường chính của nó. Tất nhiên bây giờ thì tôi không còn nhớ được chính xác tiệm nào. Nhưng có điều đặc biệt là tôi không cảm thấy nó bất ngờ, đặc biệt, mà lại có cái gì đó ..quen quen. Nhưng lúc ăn bát phở thì hiểu được tại sao có cảm giác đó. Vì nó rất giống phở Tầu Bay, tức là phở làm theo kiểu miền Nam, có sách, có tương tầu, có giá, bò viên, .. nhưng thứ mà người ta mang vào phở từ ..Hủ tiếu, hay từ các loại đồ ăn có nước khác ở trong Nam. Còn quang cảnh quen quen thì rõ ràng rồi, nó tới từ Quận 13. Giống như tôi ra phở Tầu bay, ngồi ngoài ăn. Một điểm khiến cảm giác này giống hơn nữa, đó là Sài gòn là một thành phố được kiến trúc kiểu Pháp. Ngay cả cách bố trí quan ăn, phục vụ cũng vậy. Tất nhiên thời gian ngắn ngủi không đủ cho tôi tìm hiểu thêm Chợ Lớn thế nào, mà chỉ có một cảm nhận du lịch như vậy.
Tệ nạn ở BelleVille chắc cũng nhiều hơn ở Quận 13, vì nó được nuôi dưỡng bởi đường dây ngầm với TQ, như tôi nói ở trên về việc đưa người lậu, và qua đó còn nhiều tệ nạn ngấm ngầm khác. Nhưng đây không phải nguyên nhân chính dẫn tới mất an toàn, mà còn có một yếu tố khác. Đó là các nhóm băng đảng người Châu Phi (Ả rập, da đen) cũng hoành hành ở đây hơn. Nó đến từ một định kiến, đó là người châu Á có nhiều tiền mặt trong người, và nếu là người nhập lậu, thì càng không dám báo cảnh sát, cũng như không có giấy tờ, thì họ không thể không có tiền mặt. Như vậy tấn công họ, thì một vốn bốn lời. Gần như là an toàn 100%. Việc người châu Á, nhiều khi ú ớ tiếng lại càng làm cho việc này thuận lợi hơn nữa.
Vì thế người ta có câu « chó cắn áo rách » là hoàn toàn đúng.
Một điều nữa là khu belleville ra đời là do « chinatown » thay thế vào khu dân cư của người Ả rập. Mà khu ở của người Ả rập cũng là khu dân nghèo có nhiều tệ nạn. Cái này kéo theo cái kia. Khu Chinatown này cũng có cái background Trung quốc lớn hơn, đó là toàn bộ vùng Aubervilliers (đây là một thành phố ngoại ô Paris) ở đằng sau. Đây chính là nơi có nhiều các công ty xuất nhập khẩu của TQ hiện tại hoạt động.Aubervillers có thể coi là khu Chinatown thứ 3.
Ở quận 13, trước khi nó ra đời,tức là vào quãng năm 1975, khi người miền Nam tị nạn sang nhiều, thì khu dân cư này đã được cải tạo. Những khu nhà thấp sập xệ được xóa bỏ, thay vào đó là các trung cư cao tầng như ta thấy bây giờ, nhưng người Pháp bản địa lại không thích ở kiểu chung cư khổng lồ thế này. Vì thế người châu Á (VN, Hoa ) mới thế chỗ vào. Như vậy bản thân hạ tầng cơ sở cũng mới hơn.
Ở vùng Paris cũng có sự phân cấp giầu nghèo về địa lý. Vùng Tây Nam là giầu, vùng Đông Bắc là nghèo. Vùng Tây Nam là vùng mà tầng lớp tư sản, trung lưu ở. Vùng Đông Bắc là vùng thợ thuyền ở.
Tại sao lại như thế thì là vì yếu tố địa lý. Ở vùng Paris, do điều kiện địa lý tự nhiên, mà gió sẽ thổi từ Tây Nam về Đông Bắc (từ là từ phía Đại dương vào lục địa). Từ thế kỷ XVIII, XIX khi nước Pháp công nghiệp hóa, thì ở vùng đông bắc sẽ bị gió thổi ô nhiễm từ các nhà máy đặt xung quanh Paris vào, trong khi vùng Tây Nam thì không. Từ đó mà tạo ra cấu trúc giầu nghèo theo địa lý. Không phải ngẫu nhiên mà vùng 93, là vùng đông bắc Paris, chạy tới tận sân bay quốc tế Charles De Gaulle, là vùng nghèo nhất nước Pháp, có tỉ số dân nhập cư cao nhất,có nhiều tệ nạn xã hội nhất và vùng này cũng ép sát vào Paris phía BelleVille. Nên cũng không có gì đáng ngạc nhiên, nếu nó mất an toàn hơn vì ở cạnh « xóm liều ».


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
biendep
post Mar 17 2021, 11:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Hay té ghế do cười vật vã
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 2.873
Tham gia từ: 14-November 03
Đến từ: chi bộ Ba Lê
Thành viên thứ: 1.293

Tiền mặt hiện có : 107.365$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Là Médiathèque Jean-Pierre Melville số 79 rue Nationale 75013 Paris bác ạ. Cạnh métro Olympiad M14, 1 mặt thư viện nằm trên đường Tolbiac bác ạ.
Thư viện này 4 tầng kính, có chỗ ngồi nhìn xuống con đường Tolbiac trên tầng 4 rất đẹp nhưng ko yên bằng tầng 2 và 3. Hôm nào bác đến thử mà xem, bác mang theo carte ID để làm thẻ thư viện miễn phí. Em thấy có tủ sách Asiatique gồm Chinois và Vietnamien khá nhiều sách xưa lẫn nay và cập nhật liên tục.


--------------------
Bình yên để sóng nâng niu bờ, chờ nghe tình vỗ lên tim mình ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang < 1 2 3 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC