Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

52 Trang « < 15 16 17 18 19 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc, (hay là câu lạc bộ tán phét thời sự)

langtubachkhoa
post Jan 3 2020, 11:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #161

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tướng Solemani của Iran bị thiệt mang khi Mỹ không kích sân bay quốc tế của Iraq. Thủ tướng Iraq phản đối Mỹ vì đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Iraq. Còn Iran tuyên bố sẽ trả đũa và quốc tang 3 ngày. Phía Mỹ nói là để trả đũa cho vụ tấn công sứ quán Iraq.

Như vậy, Iraq giờ đây đang dần trở thành 1 chiến trường mới giữa My, Israel và Iran sau Syria. Thời Obama, phía Israel đã từng có ý định ám sát viên tướng này nhưng đã bị Mỹ ngăn cản, và thông báo cho Iran ý đồ của Israel, vì sợ k hoàn thành được thỏa thuận hạt nhân. Ở đây có thể thấy, việc ám sát viên tướng này có nhiều mục đích cả về đối nội vầ đối ngoại của Mỹ và Israel:

- Phía israel, thủ tướng neytanehu cần thắng cử cuộc bầu cử tới; Còn Donald Trump cần đoàn kết đảng cộng hòa chống lại đảng DC và cuộc bầu cử tới. Không phải ngãu nhiên mà các thành viên cộng hòa, kể cả người ngần ngừ với Trump nhất cũng tuyên bố ủng hộ ông, còn đảng DC thì phản đối

- Đặt dấu chấm hết cho nỗ lực của EU và Anh nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân, cũng như chấm hết cho cái gọi là hệ thống giao dịch riêng của châu Âu và Anh với Iran

- Ngăn cản tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran tại Iraq. Viên tướng này có quyền lực và tầm quan trọng vô cùng lớn đối với chiến lược an ninh của Iran, cả về quân sự và chính trị


Có 1 điều cần đặt câu hỏi, liệu bộ máy an ninh của Iran có bị phía Israel hay Mỹ cài tình báo, hay có sự phản bội k? Một nhân vật quan trọng như vậy, sao lại để bị ám sát dễ dàng thế? Biện pháp bảo vệ yếu nhân của Iran có vấn đề gì?


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 4 2020, 06:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #162

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Không, việc Mỹ tìm ra được tướng Solimani không phải là điều khó, vì chuyện này xẩy ra ở I rác, nơi mà sự hiện diện quân sự của Mỹ rõ ràng. I rắc hiện tại như một dạng VNCH ngày xưa ở VN, không phải là một nước có chủ quyền. Nó giống như dạng chính quyền Nguyễn Văn Thiệu với Mỹ,Thiệu làm gì thì CIA biết hết, nhưng một phần của nó lại thân I ran, chịu ảnh hưởng của I ran. Điều hơi khó tưởng tượng với người VN.
Như vậy điều khó với Mỹ không phải là tìm ta dấu vết của vị tướng này, mà có dám quyết định giết ông ta không.
Việc ám sat tướng Solimani của Mỹ đã cho thấy Mỹ học cách hành động của Israel. Nước này chuyên hành động ám sát, nhưng không vì thế mà chiến thắng người Palestin, cho nên việc này cũng không làm thay đổi tương quan lực lượng Mỹ- Iran. Còn tất nhiên với I ran, thì tác động tâm lý của sự việc này rất lớn, nhưng từ đó khiến người I ran sợ thì có lẽ không đúng.
Sự việc này có khiến làm cho chiến sự bùng nổ ở Trung Đông không ? hôm nay các báo chí phương Tây đều nói tới khả năng này, nhưng theo tôi điều đó không thể xẩy ra. Tại sao ? bởi vì chiến tranh chỉ có thể bùng nổ nếu Mỹ định làm, chứ còn I ran thì không thể làm điều đó, vì họ luôn phải tiến hành cuộc chiến uỷ nhiệm.Cuộc chiến uỷ nhiệm sẽ dẫn tới xung đột ở Syria, I rắc, Li băng, ..nhưng hầu hết ở đây các cuộc chiến đã tàn hay sắp tàn.
Còn khả năng Mỹ muốn ở lại tiến hành chiến tranh ở đây cũng hơi khó, vì Mỹ đã thiệt nhiều mà lợi chẳng bao nhiêu. Bản thân Donald Trump cũng muốn rút lui. Như vậy cuộc ám sát tướng Sulimani có thể coi như một dạng « ném bom B52 Hà nội trước hiệp định Paris 1973 ».
Với sự khác biệt là, việc Mỹ ám sát cũng là cách đáp trả trực tiếp việc Sứ quán Mỹ ở I rắc bị tấn công, chứ không phải là chủ tâm như trong trường hợp ném bom ở VN.
Câu chuyện có thể hiểu được là, từ cách đây mấy tháng, đã có một dạng « cách mạng mầu » ở I rắc, nhằm loại bỏ các lực lượng thân I ran ở trong chính phủ nước này. Nhưng nó đã bị các lực lượng thân I ran ở đây quya ngược lại nhằm vào Mỹ, dẫn tới vụ tấn công Đại Sứ quán Mỹ ở I rắc. Điều này chỉ có thể làm được, khi quân đội I răc « nhắm mắt cho qua », vì chính quân đội I rắc là lực lượng bảo vệ vùng an ninh đặc biết ở thủ đô I rắc , mà trong vùng này có Đại sứ quán Mỹ. sự việc này có thể xẩy ra bởi quân đội I rắc có phần là các lực lượng vũ trang Si ít thân I ran (giông như quân đội Sài gòn ngày xưa tiếp nhận các lực lượng thân Pháp Cao đai, Hoà hảo), và lực lượng này lại là lực lượng nong cốt của quân đội. Do Mỹ sợ bị diễn lại cảnh đại sứ quán bị chiếm đóng, nhân viên bị tóm như ở I ran vào năm 1980, bị mất mặt, nên chắc vì thế hành động mạnh.
Và vì khả năng lực lượng Al Qods, dưới sự chỉ huy của Solimani, là tác giả của chiến thuật « chiến tranh không tương xứng » này, nên Mỹ muốn đánh một quả mạnh.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 5 2020, 12:54 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #163

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hừm, chính tướng Mỹ cũng nói tướng Solemani thừong hoạt động công khai ở Iraq nên viec lần dấu viết chả có gì khó. Vấn đề là cả châu Âu, Mỹ,trước đó đều phản đối ám sát viên tứong này và ngăn cản Israel làm vậy.
Nhưng việc ám sát hôm nay cũng vẫn nói lên rằng an ninh k tốt của Iran cho các yếu nhân. Mỹ có thể biết đựoc ông ấy đi đâu làm gì, nhưng việc Mỹ biết rõ ông ấy ngồi ở xe nào trong cả đoàn xe giống hệt nhau đi lại thì rõ ràng an ninh có chỗ hở. Mỹ chỉ phóng tên lửa vào 2 xe trong cả đoàn xe, chứng tỏ họ biết ông ấy ngồi ở 1 trong 2 xe đó rồi, và việc này chắc có nội gián, vì việc chọn xe nào thừong được lựa ngẫu nhiên ở phút chót

Ngoại trừong Mỹ Pompeo đã thảo luận với các đồng minh khu vực Trung Đ và châu Âu, sau đó nói lại rằng phản ứng của các đồng minh khu vực T ông là tốt đep còn của châu Âu thì không mấy hữu ích. Nó cũng xác nhận châu Âu k đồng tình với hành động của Mỹ lắm.

Có 1 điều k hiểu, tại sao media của tất cả các nứoc đều nói đây là nhân vật quyền lực số 2 Iran sau giáo chủ? Đây dĩ nhiên là 1 nhân vật có ảnh hửong to lớn trong chính sách đối ngoại và an ninh của Iran, nhưng k thể cao hơn sếp trực tiếp của ông ấy, là tư lệnh IRGC vệ binh cách mạng Iran được.

Một câu hỏi đuợc đặt ra: xét theo luật quốc tế, thì việc một nứoc giết 1 quan chức chính thống của 1 nứoc khác là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, nhát là lại tiến hành trên 1 nuớc thứ 3 mà k thông báo, thì còn vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của nứoc đó nữa, ở đây là Iraq.
Mỹ vốn coi thừong luật quốc tế, nhưng trứoc nay chua đến mức này. MẶc dù ngang nhiên xâm lựoc các nưoc khac, nhưng khi sát hại các quan chức chính thống nứoc đó, thì thừong Mỹ ẩn phía sau, hoặc giao cho "tòa án" nứoc đó làm (ví dụ Saddam Hussein và các quan chức của ông ta) hoặc giao cho "dân chúng căm phẫn" (ví dụ Gaddafi) chứ ít khi trực tiếp làm. Nếu Mỹ muốn ám sát tướng Solemani thì tại sao k giao cho Israel làm, vì Israel đã muốn làm từ lâu rồi?
Mỹ muốn guỉ thông điệp gì cho Iran?
Muốn guỉ rõ thông điệp cho thế giới và đồng minh cũng như đối thủ rằng, bay giờ Mỹ lại tiếp tục leo thang mức độ vi phạm luật pháp quốc tế lên một nấc mới nếu cần?
Mỹ cảm thấy nguy hiểm cho sự hiện diện chiến lược của mình ở Iraq, vì lần đầu tiên đại sứ quán và doanh trại quân đội, nơi xưa này năm trong vùng an toàn, green zone bị xâm phạm?
Và Mỹ cho rằng Iran đang đẩy mạnh kế hoạch đuổi Mỹ đi, và tứong Solemani là nhân vật then chốt xúc tiến chiến lựoc này. Điều này có thể, vì Mỹ đã biết đựoc rằng, tứong Solemani là ngưòi đã ngầm can thiệp vào việc hình thành chính phủ Iraq, và đồng thời còn đóng vai trò môi giới, liên kết các nhóm chống Mỹ ở Iraq lại thành 1 khối, bất kể họ có yêu thích Iran hay k. Đây là 1 nhân vật có tư tưởng bài Mỹ mạnh trong chính trường Iran.


Tóm lại, bây giờ Iran sẽ trả đũa Mỹ thế nào là điều cân quan tâm. Trump đã tuyên bố việc ám sát tứong Solemani là để "chấm dứt chiến tranh", không phải để khơi mào chiến tranh, và rằng "không tìm cách thay đổi chế độ Iran"
Cựu cố vấn an ninh quốc gia diều hâu John Bolton thì chúc mừng Trump và hy vọng đây là "bứoc đi đàu tiên hứong tới việc thay đổi chế độ Iran", còn đương kim cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien thì cho rằng nếu Iran trả đũa thì đây là "quyết định kém cỏi"

Như vậy việc Mỹ cần làm hiện nay là ra sức làm dịu tình hình với Iran, nếu Iran trả đũa, Mỹ k thể k đáp trả, và như vaỵ lại 1 vòng xoáy mới mà Mỹ chưa chác đã muốn dính vào, chưa kể với cá nhân TRump, ngưòi đã hứa sẽ chấm dứt chiến tranh Trung Đông, sẽ k có lợi trong kỳ bầu cử gần tới.
Hiện phe dân chủ, các thựong nghị sỹ, chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi, lãnh đạo thiểu số thựong viện, và ứng viên tổng thống-cựu phó tổng thống Joe Biden đều phản đối việc này.

Reuters đưa tin rằng tứong Soleimani đang lên kế hoach đánh lớn vào quân Mỹ trứoc khi bị ám sát, theo đó thì

ông Soleimani ra lệnh cho Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) chuyển vũ khí tinh vi hơn, bao gồm tên lửa Katyusha và tên lửa vác vai có thể bắn hạ trực thăng, tới Iraq thông qua hai cửa khẩu biên giới.

Tại biệt thự bên bờ sông Tigris, ông Soleimani yêu cầu "thành lập một nhóm dân quân mới, trong đó có các lực lượng quân sự cấp thấp mà Mỹ chưa từng biết", để tấn công bằng tên lửa vào căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq. Tư lệnh Quds cũng "ra lệnh cho nhóm dân quân đào tạo tại Iran là Kataib Hezbollah tham gia chỉ huy kế hoạch".


Thông tin này có thể là đúng, vì nó hợp với logic sự kiện. Và nếu xáy ra thì sẽ đặt Mỹ nói chung và Trump nói riêng ở thế vô cùng khó xử, nên Mỹ có thể đã chặn trứoc. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc Mỹ ám sát viên tứong này chỉ có thể làm chậm lại, khó có thể ngăn cản, vì tứong Soleimani chỉ là ngưòi chỉ đạo đừong lối, kế hoạch, ông ta không phải là người trực tiếp chỉ huy tác chiến, có lẽ vì vậy Mỹ đã ám sát luôn cả một chỉ huy của lược lượng Hezbollah ở Iraq chăng?

Vì ngưòi này sẽ là người trực tiếp chỉ huy tại chiến trừong

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jan 5 2020, 01:08 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 5 2020, 06:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #164

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hì hì, việc báo chí phương Tây đặt Solimani vào vị trí nào trong hệ thống quyền lực của I ran là trò tuyên truyền của họ. Các Expert (chuyên gia) kiểu này thì có hơn gì mình, vì thực ra có ai biết chính xác quan hệ quyền lực trong hệ thống chính trị I ran ra sao đâu. Phương Tây nói về I ran thì khác gì nói về Bắc Triều Tiên. Chỉ khổ thân cho các loại lề trái hóng hớt, cứ tưởng cái gì phương Tây nói cũng là sự thật rồi bám vào đó.
Trong sự nổi danh của tướng Solimani, có vai trò của truyền thông phương Tây giống như khi họ đánh bóng đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nguyên nhân của nó, ngoài việc tuyên truyền còn phản ánh tư duy « cá nhân chủ nghĩa » kà truyền thống của nó,, kiểu « lấy công trăm họ quy cho một người ». Vì thế khi đáng giá một nhân vật cụ thể, tôi là người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, thì ta không nên quên cái tập thể, và những người « anh hùng thầm lặng » đứng đằng sau. Chính vì thế, việc ám sát cá nhân, không mấy khi tạo ra hiệu quả. Đơn giản như là Israel, liên tục ám sát các thủ lĩnh Hamas của người Palestin nhưng có làm thay đổi điều gì đâu.
Tướng Solimani, với vai trò đứng đầu lực lượng võ trang hoạt động ở nước ngoài, giống như tụ điểm cho media nhìn vào, nhưng ông ta có hoạt động một mình đâu.
Các họat động của Mỹ trên thế giới thực ra không bao giờ theo luật pháp quốc tế cả, Mỹ bất chấp. Và cũng phải nói luôn là các nước « lớn » khác cũng có xu hướng này, có điều tương quan lực lượng giữa chúng với nhau khác nhau thôi. Chính vì thế, khi VN bảo vệ chủ quyền của mình ở biển Đông, thì cũng phải đặt mình vào vị trí của TQ để hiểu tâm lý của nó mà có đáp án chuẩn, vì nếu chỉ bám vào luật pháp quốc tế, thì chỉ có tác dụng chính danh mà thôi. Xung đột Mỹ-Trung nó cần gì luật pháp quốc tế. Vì thế bám vào luật pháp quốc tế chỉ tạo thêm thế mạnh, có chính nghĩa, chứ thực là tương quan lực lượng trên thực địa, trong chính trường ngoại giao, tính toán được hay mất của đối phương.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 5 2020, 09:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #165

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mấy hôm nay ngoại giao liên tục, EU mời ngoại trưởng Iran sang Brussel bàn bạc. Qatar thay đổi màu cờ tang khi tiếp đoàn Iran để thể hiện sự kính trọng, ngoại trưởng Qatar đã sang thăm Iran, vua và thái tử Arap Saudi nói chuyện với tổng thống và thủ tướng Iraq. Tổng thống Pháp Macron và thủ tướng Đức Merkel liên lạc nói chuyện với các quốc gia Trung Đông.
Tổng thống Trump vừa nói nhẹ nhàng k muốn thay đổi chế độ Iran và k muốn chiến tranh, nhưng cũng nói nếu Iran trả đũa sát hại người Mỹ thì sẽ nhắm đến 52 mục tiêu Iran, trong đó có những mục tiêu văn hóa quan trọng

Nhà thờ lớn Iran lần đầu tiên treo lá cờ "máu" màu đỏ hướng đến sự trả thù. Tuy nhiên, thiếu tướng Hossein Salami, tham mưu trưởng Quân đoàn vệ binh cách mạng Hổi Giáo Iran IRGC lại tuyên bố sẽ tổ chức "trả thù chiến lược" để chấm dứt hoàn toàn sự hiện diện ở Mỹ ở Trung Đông.
Như vậy, nhiều khả năng Iran sẽ không "nóng đầu" dùng vũ lực đáp trả trực diện Mỹ ngay, hoặc nếu có thì sẽ thông qua nhóm khác, cái mà Iran nhắm đến là chiến lược. Đây cũng là điều tướng Solemani theo đuổi, vì chính ông ta cũng đang trong quá trình đoàn kết thống nhất các lực lượng, các nhóm thế lực chống Mỹ tại Iraq, sẵn sàng thực hiện cuôc chiến tranh lâu dài phi đối xứng để đuổi Mỹ đi, mà k cần biết thái độ của họ của họ với Iran thế nào.
Có lẽ đây mới chính là điều Mỹ muốn ám sát ông ấy, cũng là để gửi thông điệp đến trung tâm quyền lực của Iran, rằng Mỹ k thể chấp nhận chiến lược đó, chứ k phải vì vài cuộc tấn công vào sứ quán và căn cứ quân sự Mỹ làm chết nhà thầu quân sự Mỹ. Và điều này giải thích vì sao Mỹ trực tiếp làm mà k để Mossad của Israel làm, dù Israel muốn làm từ lâu. Dù Mỹ luôn vi phạm luật pháp quốc tế, nhưng nếu cái gì nhúng tay vào máu mà người khác có thể làm thay, thì Mỹ luôn giật dây họ làm chứ sẽ k làm.

Cái chết của tướng Solemani cùng viên chỉ huy dân quân Iraq cũng đã gây ra tác dụng có tính chiến lược. 170/220 nghị sĩ quốc hội Iraq đã đồng ý với bản dự thảo dự luật chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq, đóng cửa không phận Iraq đối với các hoạt động quân sự, báo Washington Post đưa tin, thủ tướng Iraq Mahdi gọi cuộc tấn công là 1 vụ ám sát, là sự vi phạm trắng trợn điều kiện cho phép sự hiện quân sự của Hoa Kỳ trên Iraq. Abdul-Karim Khalaf, phát ngôn viên thủ tướng Iraq, cho biết: "các lực lượng Mỹ k được phép tiến hành hoạt động quân sự trên đất Iraq mà k có được sự cho phép của thủ tướng".
Nếu đạo luật này được thông qua thì Mỹ sẽ khó lớn. Trước đây đạo luật này chưa bao giờ được bàn đến, bây giờ, ngay cả phe thân Mỹ cũng khó mở miệng, vì việc thực hiện tấn công ám sát cả công dân lẫn khách của Iraq mà k có dược sự cho phép, thì thể hiện rõ Mỹ chả coi Iraq ra gì.

Báo Haaretz của Israel lại cho rằng cuộc k kích của Mỹ là bốc đồng, và món quà cho Iran, gánh nặng cho Israel và là đòn chí tử cho chiến lược của Hoa Kỳ ở Trung Đông. Giáo sĩ Iraq Moquad, người đừng đầu với lực lượng quân sự gây bao nhiêu khó khăn cho Mỹ (đã giải tán năm 2011), giờ cũng đang tập hợp lại lực lượng. Ameri lãnh đạo PMU Iraq cũng đã tập hợp lực lượng lại để thống nhất kế hoạch đuổi Mỹ khỏi Iraq.

Vấn đề với Mỹ bây giờ k phải là quân sự, mà là chính trị Iraq. Phải làm sao để có chỗ đứng lâu dài ở đây, mà cái này thì quân sự là chưa đủ

Thêm tin về Ukraine. Có vẻ Ukraine đang gặp nhiều mâu thuẫn với lịch sử và định hình dân tộc mình
Ba Lan chỉ trích người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine trong vụ treo chân dung Bandera

50% Lãnh thổ Ukraine phía đông cho chính lãnh đạo Liên Xô là Lenin ký quyết định trao cho Ukraine quyền quản lý hành chính, coi như một món quà (lúc đó là vùng Novorussia). Bây giờ Ukraine lại chỉ trích, k công nhận sự hợp pháp của Lenin và Liên Xô, vậy thì trả lại Nga phía đông đi? Có lẽ vì vậy mà Ukraine vẫn chưa dám công khai chính thức tuyên bố k công nhận Lenin, nhưng nhóm dân tộc chủ nghĩa và cực hữu thì đang làm việc này.

Hôm nay, chính quyền Ukraine lại chính thức tôn vinh Bandera, vậy thì càng nên trả lại phía đông mới phải

Họ không công nhận Liên Xô, thế thì 4 tỉnh phía Tây có trả lại cho Ba Lan k, và 1 tỉnh Transcarpathia có trả lại cho Hungary k, vì nó chính là do Stalin trao lại cho Ukraine sau khi lấy từ tay Ba Lan và đế quốc Áo Hung.

Hiện nay, do tập trung chống Nga, nên chính quyền Ba Lan vẫn còn dịu với Ukraine, nếu sau này thỏa hiệp hoặc vấn đề Nga tạm ổn, mà Ukraine đòi vào EU, NATO thì nước này thế nào cũng xung đột chính với Ba Lan, vì lúc này quyền lợi 2 nước này trong EU thế nào cũng nghịch nhau. Chắc chắn Ba Lan k muốn Ukraine nổi lên như một cực quyền lực phía đông, dù chỉ trong nội bộ Đông Âu, của EU hay NATO, và chiều ngược lại cũng vậy. Nếu lấy chống Nga làm chiêu bài, thì Ukraine sẽ có lợi hơn Ba Lan, tiềm lực của Ukraine cũng hơn hẳn Ba Lan mọi mặt. Ba Lan sẽ thiệt đơn thiệt kép, nên nước này đã hờm sẵn bị gậy, đó là lịch sử, Bandera. Đây sẽ là vấn de với Ukraine sau này.


Đại sứ Ba Lan tại Ukraine Bartosh Tsikshotsky và Đại sứ Israel tại Ukraine Joel Lyon hôm 3/1 cho rằng, sự xuất hiện của biểu ngữ với chân dung Bandera tại Tòa thị chính Kiev là một sự xúc phạm.

Đại sứ quán Ba Lan tại Ukraine đã phản ứng gay gắt trước tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Yekaterina Zelenko.

Bà Zelenko đã đáp lại những lời chỉ trích từ các Đại sứ Israel và Ba Lan sau khi một biểu ngữ với chân dung của nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine, Stepan Bandera được treo trên Tòa thị chính thành phố Kiev. Trước đó, người phát ngôn này tuyên bố tất cả các dân tộc và quốc gia "tự xác định và tôn vinh những anh hùng của họ".

Thông cáo của Đại sứ quán Ba Lan có đoạn viết: "Khó có thể tin rằng những lời như vậy có thể được một nhà ngoại giao Ukraine nói ra". Đại sứ quán Ba Lan lưu ý rằng, tuyên bố của bà Zelenko không được xem như một tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Ukraine.

Cơ quan đại diện ngoại giao Ba Lan chất vấn, nếu bà Zelenko cho rằng "sùng bái Bandera hay Melnik là vấn đề nội bộ của Ukraine, thì trên cơ sở nào Kiev yêu cầu Nga công nhận nạn đói (ở Ukraine trong giai đoạn 1932-1933) là tội diệt chủng, hay phản đối luận điểm của Moscow về ‘Thế giới Nga’?".

Trước đó, Đại sứ Ba Lan tại Ukraine Bartosh Tsikshotsky và Đại sứ Israel tại Ukraine Joel Lyon hôm 3/1 cho rằng, sự xuất hiện của biểu ngữ với chân dung Bandera tại Tòa thị chính Kiev là một sự xúc phạm. Hai quan chức lưu ý, tỉnh Lviv trước đó đã thông qua một nghị quyết phân bổ ngân sách năm 2020 để tưởng nhớ "cộng tác viên Đức Quốc xã Andrei Melnik".

Đáp lại, bà Zelenko khẳng định, việc giữ gìn ký ức quốc gia là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Ukraine và nước này hiểu rằng có những bên thứ ba quan tâm đến "hành động tôn vinh các anh hùng dân tộc và những ngày trọng đại" dẫn đến xung đột giữa Ukraine và "các dân tộc khác".

Stepan Andriyovych Bandera (1/01/1909 - 15/10/1959) là lãnh đạo phong trào dân tộc và độc lập của Ukraine. Bandera là nhân vật lịch sử gây tranh cãi cả ở Ukraine và quốc tế. Trong giai đoạn đầu Thế chiến II, ông hợp tác với Đức Quốc xã. Tuy nhiên, ông đã bị bắt vào ngày 15/9/1941 khi tuyên bố một nhà nước Ukraine độc lập và sau đó bị giam giữ ở trại tập trung của Đức. Năm 1944, khi thất thủ trên chiến trường, Đức đã thả Bandera với hy vọng ông sẽ ngăn chặn Hồng quân Liên Xô tiến vào Ukraine. Ở miền Đông Ukraine, Bandera được xem là hoàn toàn đối lập với Hồng quân Liên Xô.


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 6 2020, 06:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #166

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thủ tứong Iraq nói rằng Solemani đuợc ông mời đến Iraq để bàn về việc giảm leo thang căng thẳng với Arap Saudi.
Có vẻ logic, vì trứoc đó đã có tin Iraq đang muốn làm trung gian hòa giải cho Arap Saudi và Iran, và tứong Solemani tích cực ủng hộ chiến lựoc này, vì mục tiêu chính của ông là muốn Mỹ rời đi. Nếu 2 nứoc này hòa giải nhau thì chiến lựoc của Mỹ ở Trung Đông thời Trump sẽ sập hoặc thiệt nặng, nên ám sát Solemani có lẽ là thông điệp gửi đến cả Iraq và Arap Saudi nữa là Mỹ k đồng ý điều này, bên cạnh việc làm thiệt hai cho chiến lựoc này bằng việt ám sát một nhân vật quan trọng

Quốc hội Iraq đã thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ rút đi. Tuy nhiên nghị quyết này lại là yêu cầu chính phủ phải hủy bỏ thỏa thuận liên minh với Mỹ và yêu cầu Mỹ rút đi. Như vậy, bây giờ là chính phủ có làm đựoc việc này k, hay đúng ra là có dám làm k?
Theo Reuters, vào ngày 5-1, Quốc hội Iraq đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ nước này phải hủy bỏ thỏa thuận với liên quân do Mỹ dẫn đầu nhằm chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Chính phủ Iraq phải hành động nhằm chấm dứt sự hiện diện của bất kỳ binh sĩ nước ngoài nào tại đất Iraq, cũng như cấm việc họ sử dụng lãnh thổ, không phận và vùng nước (của Iraq) cho bất cứ lý do nào" - nghị quyết của Quốc hội Iraq nhấn mạnh.

Theo nghị quyết, với việc IS đã bị đánh bại thì nước này không còn cần lực lượng nước ngoài nữa và có thể sẽ đóng cửa không phận với máy bay của liên quân.

Phát biểu tại phiên họp khẩn của Quốc hội ngày 5-1, Thủ tướng Mahdi cho biết phía Mỹ có báo cho phía Iraq kế hoạch không kích tiêu diệt tướng Soleimani chỉ vài phút trước khi sự việc xảy ra. Và rồi dù chính phủ Iraq không đồng ý phía Mỹ vẫn đơn phương thực hiện.

Bộ Ngoại giao Iraq cho biết nước này đã gửi công hàm phản đối lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc Mỹ vi phạm chủ quyền lãnh thổ.

Trong một động thái có liên quan, ngay sau khi cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Iraq diễn ra, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bình luận rằng "Chúng tôi sẽ xem xét. Chúng tôi đang theo dõi sát sao diễn biến tại Quốc hội Iraq. Nước Mỹ đã sẵn sàng giúp người Iraq có được những thứ họ xứng đáng nhằm tiếp tục nhiệm vụ đánh bại chủ nghĩa khủng bố từ IS và các tổ chức khác trong khu vực".


Tổng thống Trump lên tiếng dọa trừng phạt Iraq và nói Mỹ sẽ k rời đi cho đến khi Iraq trả tiền cho căn cứ quân sự Mỹ. Tổng thống Trump dọa sẽ trừng phạt Iraq còn nặng hơn cả Iran

Tổng thông Hassan Rouhani đựoc truyền thông Iran đưa tin rằng họ sẽ k thể tuân thủ giới hạn làm giàu Uranium đựoc nữa

Căn cứ quân sự Mỹ ở Kenya bị tấn công, đã có 3 lính Mỹ đuợc xác nhận tử vong, nhưng có lẽ k liên quan đến Iran

Có tin Thổ đã đưa đặc nhiêm và tên lủa phòng không đến Lybia



--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 6 2020, 06:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #167

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Không thể đánh giá sự trả thù của I ran là kiểu ăn miếng trả miếng, giống như hai đứa trẻ con đánh lộn nhau. Nhưng hình thức trả miếng như vậy thực ra chỉ có tác dụng tâm lý, nếu không thì sự kiện xẩy ra chỉ là cái cớ đã được tính trước. Do cách nhìn lịch sử phương Tây theo lối « cá nhân chủ nghĩa », quy trách nhiệm cho một hiện tượng, cho một người, cũng như do tác động tâm lý, mà nó hay tuyên truyền các phi vụ ăn miếng trả miếng nên lịch sử thế giới được bao phủ bởi một thứ trình diễn ngớ ngẩn. Trong thực tế, nó không bao giờ xẩy ra như vậy mà bao giờ cũng nằm trong một cái khung tương quan lực lượng và quyền lợi được đánh giá kỹ. Cũng có trường hợp chúng tuột khỏi tay, nằm ngoài tầm kiểm soát, do đánh giá nhầm. Nhưng ngay trong trường hợp này, chúng cũng bị hạn chế bởi những khả năng kỹ thuật, chính trị, ngoại giao của hai bên.
Phân tích sự kiện, trình bầy lịch sử kiểu ăn miếng trả miếng này cũng là dấu ấn của văn hoá thiên chúa giáo, mà điển hình là kinh cựu ước, theo đó nguyên tắc « mắt trả bằng mắt, răng trả bằng răng » (ngụ ý nếu mất cái gì thì phải đòi lại điều tương tự) được đề cao. Sau này, trong kinh tân ước, tức là lời của chúa Giê Xu, thì lại có cái câu « bị tát má này thì đưa má kia cho người ta tát » nghe rất mùi mẫn đáng yêu, nhưng trong thực tế lịch sử của họ, thì có khi chưa tát được nó cái nào, nó đã xông lên tát tới tấp, nói gì đến chuyện « chìa má kia » ra.
Cả ba tôn giáo, Do thái giáo, Thiên chúa và Hồi giáo đều có cái tâm lý này, trong đó Do thái giáo ảnh hưởng nặng nhất. Lịch sử nhà nước Do thái từ khi ra đời đến nay (1948), ứng sử của nó luôn theo quy tắc này. Đặc biệt hình thức ám sát cá nhân. Trong tôn giáo này, là sự huyền thoại hoá lịch sử tộc người Do thái, còn có các sự kiện ám sát kiểu mỹ nhân kế cứu nước, được họ coi như điển hình của việc « lấy yếu chống mạnh, lấy ít định nhiều ». Trong thực tế hành động kiểu này chỉ đổ thêm dầu vào lửa, nước chẩy mang cái lọ ra hứng, lọ đầy thì nước lại chẩy tiếp, vì nguồn của nó có bịt được đâu. Kết quả là có thể chiến thắng một trận đánh, nhưng lại thua một cuộc chiến tranh, vì chiến thắng đó không tiêu diệt được đối phương, mà chỉ làm tăng thêm dũng khí, quyết tâm của đối thủ, khả năng tác chiến của đối thủ không bị triệt tiêu.
Sau khi hạ sát được Solimani xong, thì tổng thống Mỹ cũng có những tuyên bố để hạ nhiệt, ví dụ như nói tới việc không định lật đổ chế độ I ran, tôn trọng lịch sử I ran, bởi trong thực tế Mỹ thấy không thể dùng chiến tranh thông thường hạ được nước này vì đã đánh nhau ở I rắc từ năm 2003, và ở Syria từ năm 2011, nên chuyển qua đánh bằng kinh tế, tức là chủ yếu dùng các biện pháp phong toả. Nhưng biện pháp này có mục đích tạo ra bạo loạn dùng lề trái do khó khăn kinh tế, để nhằm đẩy người dân I ran nhằm vào chính phủ của họ, bởi vì như tổng thống Mỹ nói, « Mỹ tôn trọng I ran, không lật đổ » vậy việc lật đổ là của người I ran với nhau. Tương tự như vậy, để loại bỏ ảnh hưởng của I ran ở I rắc, Mỹ cũng đã dùng « cách mạng mầu » từ mấy tháng nay.
Để đáp lại điều này, thì I ran lại dùng chiêu « ép Mỹ tham chiến », nhân đó mà lấn sân. Hiện tại, Mỹ còn một số căn cứ quân sự ở I rắc. Chúng tồn tại được bởi « uy thế của Mỹ, đụng đến người Mỹ sẽ bị Mỹ đánh », nhưng khi sự đe doạ của ông mất hiệu lực, bởi ông đã đánh rồi không ăn thua gì, bị tấn công thì Mỹ phải đáp trả ra sao.
Chính vì phân tích dài hơi, theo truyền thống mác xít, coi trọng cái phông, cái khung, cái ngầm hơn là một sự kiện đột biến mà tôi có thể khẳng định được là « Mỹ sẽ rút », và không có chuyện chiến tranh bùng nổ to hơn.
Tôi sẽ phân tích tiếp câu chuyện này, vì nó là bài học rất quan trọng của chiến tranh không đối xứng. Ở VN, các cuộc xung đột với bất cứ ai quá khứ, tương lai cũng là cuộc chiến không đối xứng. VN đã là bậc thầy của cuộc chiến không đối xứng trong quá khứ, nhưng hoà bình cũng đã lâu (từ năm 1991), truyền thống còn đó, nhưng những người thực hiện nó không còn, mà là những lớp người mới, lại thích « đổi mới » ăn bả của lề trái, rơi vào tuyên truyền của nó mà không hiểu. Không kể thế giới cũng thay đổi, phải cập nhật, thì nghiên cứu I ran, trung đông .. rất là thú vị và quan trọng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 6 2020, 10:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #168

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



I ran đã quyết định tái khởi động việc làm giầu Uranium, hoàn toàn không tuân theo cam kết thoả thuận hạt nhân mà nước này ký với các nước phương Tây và Mỹ vào năm 2016. Trước đó, mặc dù Mỹ đã đơn phương rời bỏ thoả thuận này, nhưng I ran vẫn ngập ngừng chưa xé bỏ hẳn, có lẽ là vì hi vọng được các nước phương Tây khác gồm Pháp, Anh, Đức giúp đỡ.Nhưng cho đến nay, các nước này cũng không thuyết phục được Mỹ, cũng như lời hứa tạo một quỹ tiền tệ để giúp các hãng châu Âu do chơi với I ran sẽ bị Mỹ trừng phạt vẫn chưa ra đời được.
Còn từ phía Mỹ, Tổng thống Mỹ cũng đe doạ ném bom bắn phá 52 cơ sở khác của I ran, trong đó tổng thống Mỹ nhấn mạnh các địa điểm danh lam văn hoá.
Tất nhiên, tất cả báo chí phương Tây ầm ầm nói là làm điều này là phạm tội ác chiến tranh. Điều nực cười ở đây là, nếu thật sự muốn đánh nhau với I ran, thì Mỹ phải bỏ bom các công trình địa điểm quân sự, hay các cơ sở làm giầu Uranium, chứ đe doạ đánh vào địa điểm văn hoá làm gì. Hãy tưởng tượng VN có xung đột với TQ, và báo Hoàn cầu của TQ đe doạ ném bom tháp rùa, chứ không nhằm vào một sân bay quân sự ví dụ sân bay ở Kép chẳng hạn.
Nếu nói đùa thì tất nhiên vì tổng thống Mỹ có nguồn gốc là thợ xây dựng, nên đây có thể là phản xạ không điều kiện, cứ thấy công trình xây dựng là muốn phá (để có thị trường xây lại),nhưng sự cập kênh lô gíc này, càng khẳng định chúng là những lời đe doạ fake, để « tạo thế ». Nó thực ra là lời nhắn nhủ I ran đừng làm gì, hạ nhiệt, và hành động của tổng thống Mỹ khi quyết định hạ sát Solimani chỉ là tức thời.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Jan 8 2020, 09:53 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #169

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jan 6 2020, 10:33 PM)
  Nó thực ra là lời nhắn nhủ I ran đừng làm gì, hạ nhiệt, và hành động của tổng thống Mỹ khi quyết định hạ sát Solimani chỉ là tức thời.
*



Iran bắn tên lửa rồi kìa bác Phó.
Mỹ chắc sẽ lại trả đũa thôi.
Bắn qua bắn lại rồi đến WW3 là vừa!


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 8 2020, 06:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #170

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Không thể có chiến tranh thế giới thứ ba, bởi vì I ran không nằm trong một khối liên minh quân sự nào, và hai đối tác lớn cuả I ran là Nga và TQ chắc chắn không tham gia vào đây. Nga với I ran hợp đồng với nhau ở Syria, nhưng cũng cạnh tranh ảnh hưởng nên, có vẻ như khi Israel đánh vào các lực lượng I ran ở đây thì Nga nằm im. TQ mặc dù có xung đột thương mại với Mỹ, cũng đã nghe lời Mỹ không mua dầu của I ran nữa. Còn Mỹ nếu có tiến hành chiến tranh thì cũng không thể lôi kéo các nước khác ở NATO vào. Ngược lại chiến trường có thể nằm trên nhiều nước ở Trung đông, và đặc bịêt là I rắc. Nhưng không vì thế mà là chiến tranh thế giới được.
Sự thổi phồng trên mạng xã hội thành « World War III » có lẽ đến từ hai nhóm người. Hoặc là người Mỹ, vì cái gì Mỹ làm chẳng là « World class » (tầm cỡ thế giới), giống như cái gì VN làm cũng muốn « lớn nhất đông nam á » và một nhóm người khác là những người Hồi giáo ở Trung đông hay gốc ở Trung đông, vì rõ ràng xung đột ở đây bao trùm nhiều nước, thì là « thế giới hồi giáo » còn gì. Thế giới Hồi giáo là chân trời thế giới của họ.Thực ra đây chỉ là cái nhìn hạn hẹp kiểu chủng tộc văn hoá thôi.
Các đây gần 20 năm, lúc xẩy ra vụ World Trade Center (lại World nữa nhé), bây giờ tôi vẫn còn nhớ, là có đứa đồng nghiệp, người gốc Li băng sồng sộc chạy vào phòng làm việc của tôi, thông báo là « mày biết sắp có World War chưa », lúc ấy tôi chưa biết tin có hai cái máy bay đâm vào toà nhà ở Mỹ. Bây giờ cũng thế, nhiều đồng nghiệp của tôi gốc Ả rập cũng tiên đoán « World War III ».
Mỹ sẽ không đáp trả, hay là đáp trả kiểu xuống thang, vì Mỹ không có lợi ích gì cả để mở một cuộc chiến tranh bây giờ. Việc Mỹ bắn tướng Solimani thực ra có hai mục đích. Một cảm giác tâm lý đại chúng, là không muốn để diễn lại sự việc toà đại sứ Mỹ bị chiếm, nhân viên bị bắt làm con tin ở Tê hê ran. Nếu chuyện ấy xẩy ra nữa ở Bagdad thì Tổng thống Mỹ khó có thể trúng cử lại vào năm tới. Điều này dẫn tới lý do thứ hai, đó là lợi ích cá nhân của tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử tới này phải tỏ ra là anh hùng, « đứng thế kiểu Đinh la Thăng ». Chính vì thế Tổng thống Mỹ mới nói tới 52 con tin của Mỹ bị bắt năm 1979.
Như vậy cái khó của Mỹ (của tổng thống Mỹ) là làm sao không mất mặt.
Hiện tại quân đội Mỹ có 60000 ở Trung đông. Để đánh một nước I rắc kiệt quệ, tinh thần dân tình rối loạn do lề trái chiến tranh tâm lý (kiểu Mỹ vào sắp sướng rồi) và phong toả kinh tế, chỉ có 25 triệu dân vào năm 2003, mà Mỹ cũng cần tới 150000 quân và sau đó cũng không quản được. Với một nước I ran 80 triệu người, có kinh nghiệm chiến đấu (vì từ năm 1979 đến nay họ luôn tham dự vào các cuộc chiến ở Trung đông), quân đội hơn hẳn I rắc thì đánh thế nào.
Trong trường hợp có đánh sập được quân đội I ran, thì cũng không thể chiếm đóng được, vì làm sao nhổ được đạo Hồi Chi ít ở đây. Nước I ran là một thể chế cộng hoà hồi giáo, tầng lớp giáo sĩ giống như một đảng có tổ chức kiểu Lê ni nít, mà đại giáo chủ là Tổng bí thư, mỗi nhà thờ hồi giáo là ..một chi bộ đảng. Làm sao mà nhổ được nó, làm sao mà cải đạo được dân.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

52 Trang « < 15 16 17 18 19 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC