Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang < 1 2 3 

· [ ] ·

 Thiền Của Vạn Hạnh, Hay là "nhập thất học phật tán phét"

Phó Thường Nhân
post May 26 2020, 11:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vừa rồi nhân đọc lại mấy cuốn « Thiền uyển tập anh », « Thiền Tông Việt Nam » (cũng của thầy Nguyễn Đăng Thục), « Hải ngoại ký sự » của Thích Đại Sán (cũng là thiền sư Thạch Liêm, người TQ, truyền thiền Tào động vào Đàng trong thế kỷ XVII, thời chúa Nguyễn Phúc Chu), vì thế viết thêm mấy điều :

1- Trong cuốn Thiền Tông Việt Nam, thày Nguyễn Đăng Thục vẫn nói tam ma địa là tam muội. Nhưng điều nữa là trong cuốn hải ngoại ký sự, Tam ma đia cũng được coi như vậy. Và ngay cả trong Thiền uyển tập anh, cũng chú thích như thế. Nhưng Thiền uyển tập anh nói rõ hơn là
« tổng trì tam ma đia » có nghĩa là tam muội (samadhi), và nguyên bản là darani samadhi.
Tam muội tức là chính định (hay chánh định, như ngày này hay nói theo tiếng miền nam).
Như vậy thực ra Thầy Nguyễn Đăng Thục không sai, có điều là nó không phải là thiền như thiên trong thiền tông, và đi theo hướng này là hiểu sai cách tu tập của thiền sư Vạn Hạnh.
Quả thực « tam ma địa » có cái gì đó na ná như việc phiên âm từ samadhi qua chữ Nho. Vì người ta đọc nó là sam ma đi, do chữ Nho không phải là phiên âm chuẩn, vì là chữ tượng hình, nên người ta sẽ lấy cái từ gần nó nhất, kết quả sam thành tam, ma thì là ma, và đi thành địa. Vậy « tam ma đia » không thôi đồng nghĩa với tam muội.
Ngược lại tổng trì thì chắc chắn là darani, có nghĩa là chú. Tổng trì là đọc chú. Và vì thế Thiền uyển tập Anh mới giải thích là « tổng trì tam ma địa » là darani samadhi. Như vậy tổng trì tam ma địa chắc chắn là cách thiền định theo mật tông.
Samadhi tồn tại trong tất cả các tông phái phật giáo vì nó chính là định, hay nhập định. Nhưng cái định của Thiền Tông, ví dụ tào động, hay Lâm Tế không chỉ là cái định này, và đặc biệt không có đọc chú, hoặc nhẩm chú. Kết quả « tổng trì tam ma địa » là một phép định tâm bằng thần chú kiểu như trong mật tông (hoặc có gì na ná như trong tịnh độ khi niệm phật), chứ không phải là Thiền như quan niệm trong Thiền Tông. Còn tại sao có Mật tông thời nhà Lý thì tôi đã nói rồi.


2- Thiền Quán Bích. Trong chủ đề này tôi gọi dòng thiền của Thiền sư Tì ni đà lưu chi là thiền Quán Bích, Quán là nhìn, Bích là bức tường. Đây là nói lên cách tu của đệ nhất tổ thiền Bồ đề đạt ma.
Và vì tổ Tì ni đà lưu chi là tổ thứ 4, nếu tính từ Bồ đề đạt ma, nên tôi gọi nó là Quán Bích.
Ngược lại, trong sách vở thiền tiếng Việt, thì nhiều khi bởi tổ Vô Ngôn Thông sang VN, cũng ngồi đối diện tường để thiền, nên dòng này lại được gọi là Quán Bích, mặc dù Vô Ngôn Thông là thế hệ thiền sư sau lục tổ Huệ Năng, tức là dòng đốn ngộ,không coi trọng ngồi thiền mà giải công án tìm tính không, coi việc « ngồi thiền khác gì như ếch ngồi » (theo như tinh thần của kinh Pháp Bảo đàn, tức là lời dạy của Huệ Năng).
Như vậy dòng thiền đốn ngộ sau lục tổ Huệ Năng truyền sang VN cũng dần dần trở lại nguyên bản thiền của Tổ Bồ đề đạt ma ?
Trong thực tế, sau lục tổ Huệ Năng, thiền chia thành 5 nhánh, nhưng rồi nó cũng quay trở lại với hai phương thức cơ bản. Đó là từ Định đi vào Huệ, chú trọng định tâm rồi mới ngộ tính không của vạn vật tức là Huệ. Hoặc tìm cách đi thẳng vào Huệ mà coi nhẹ ngồi Thiền. Cách đầu là Tào Động, cách thứ nhì là Lâm Tế. Và cả hai đều chịu ảnh hưởng của Trung quán luận, tức là Thiên Thai Tông.
Thiền Tào động rất gần gũi với Thiền tông nguyên thuỷ của tổ Bồ đề đạt ma, với qua niệm chân tâm, chân như, « chỉ quán đả toạ », « đối cảnh tâm không động » .. ứng dụng vào đời thường dễ dàng, ngược lại Lâm Tế, rất dễ sa vào hư vô (nihilisme) nhưng tán phét lại hay.

Cho đến nay thì việc phân chia hai tông này (Lâm Tế , Tào động) nhiều khi chỉ là hình thức, có tính nối dòng, chứ trong thực tế thì không khác nhau, ( thậm chí có người như ông Thích Như điển, dòng Lâm tế lại đi làm dịch vụ tịnh độ tông ở Đức). Nhưng với tôi dòng Tào Động vẫn gần gũi với thiền tông của Tổ Bồ đề đạt ma, rồi xuống tới tổ Tì ni đà lưu chi mà vào VN. Đây cũng là dòng tôi theo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang < 1 2 3
Topic Options
5 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (5 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC