Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang < 1 2 3 > 

· [ ] ·

 Winterreise Của Schubert- Cuộc Hôn Phối Tưng Bừng

Milou
post Aug 16 2005, 10:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :






User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Apomethe
post Aug 16 2005, 11:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Regular Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 231
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.693

Tiền mặt hiện có : 105.340$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Có phải người hát rong hay dùng đàn quay này không. Thấy trong chuyện cổ tích hay vẽ mấy ông già vừa quay đàn vừa hát.
Sao bác yuyu lại bảo không nên dịch lời các bài hát, không thì hiểu thế quái nào được. Nếu bác bảo không dịch thơ thì tôi đồng ý, còn dịch nghĩa thì sao lại không nên. Khi hiểu ý nghĩa và nghe nghệ sĩ hát diễn cảm những đoạn đối thoại trong một số lieder của Schubert thì mới thấy thấm thía bài hát hơn.

Bác yuyu thật chịu khó, tôi chưa bao giờ đủ can đảm có ý định nghe hết các giao hưởng của Haydn và Mozart cả, chỉ nghe khoảng chục bản cuối cùng thôi, mà chục bản đấy cũng là chứa đựng tất cả tinh hoa trong sự nghiệp sáng tác của hai nhà soạn nhạc này rồi. Nếu như nghe tuần tự theo thời gian từ Haydn, Mozart, Beethoven qua thời kỳ lãng mạn rồi đến các bản giao hưởng cận đại chắc cũng phát hiện ra vài điều thú vị.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Apomethe: Aug 16 2005, 11:24 PM


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
x
post Aug 17 2005, 12:40 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

PHÉT virtuoso


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 474
Tham gia từ: 13-July 04
Thành viên thứ: 1.582

Tiền mặt hiện có : 1.930$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Bộ Winterreise này nói chung giống thơ, dịch sang tiếng Việt tất nhiên mất đi nhiều ý vị rồi. Bác Schubert viết nhiều như thỏ đẻ, công nhận là đáng sợ.
Trước em tặng cái đĩa Winterreise này cho một bạn nữ là giảng viên piano nhạc viện Hà nội, không biết em ấy đã ý éo bộ này biểu diễn chưa. scared.gif


--------------------
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hàng Nội.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 17 2005, 09:22 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Ông Schubert , 31 tuổi, viết hơn 700 bài hát là nhờ ông phổ thơ: dân ca+ thơ sáng tác ( xấp xỉ Phạm Duy, Trịnh cả đời), chưa kể phần khí nhạc. Phải VN có ông nào đi tiên phong, kiếm 1 hình thức âm nhạc Tây để tân dụng nguồn thơ cổ, dân ca để truyền bá cái của mình qua bên Tây thì hay quá. Dù biết có ngâm thơ, ca trù, Phạm Duy cũng phổ Kiều...nhưng ko gần với họ, khó mà người ta tiếp nhận, mà đã vậy thì nói gì họ hiểu, tò mò tìm hiểu đến nội dung, cái hay, cái đẹp của thơ văn mình.

Dịch thơ: đồng ý với bác yuyu là ko nên dịch, bởi lẽ ai có mần cái nghề này ắt biết sp_ike.gifịch thơ là diệt thơ. Chẳng là, Kankuli bên mạng TTVNOL có nhờ tui viết 1 bài về Winterreise cho web mới ra của y, mà chủ yếu dành cho người Việt (trẻ con là chính) nên tui liều mạng dịch ra cho mấy đứa nhỏ hổng biết tiếng Đức hay tiếng Anh đọc chơi.

The second Viennese School= Trường phái Viên thứ 2 chứ ko nên dịch thành thế hệ. Chữ Trường phái (school) là trọng bởi lẽ, từ bộ 3 Haydn, Mozart,Beethoven thì ở Viên có rất nhiều thế hệ nhưng không có nhóm nào tập hợp thành 1 nhóm có chủ trương, có lí thuyết hẳn hoi, ngay cả trào lưu Tân Đức Quốc ( Liszt và Wagner). Chỉ có nhóm Schoenberg là có vẻ 'kinh-cổ điển' muốn khai môn lập phái và so sánh (mà không đến nỗi quá khập khiển) với bộ 3 kia.

Lần về nguồn, lịch sử âm nhạc, không chỉ phải đầy lùi từ Haydn tới J.S.Bach mà còn phải tới Correlli, Couperin, Pachebell (thầy của anh ông J.S.Bach), chú cháu Giovanni Gabrieli bên Ý (đề xướng lí thuyết đối âm). Có thời gian sẽ bàn nhiều về vấn đề thú vị này.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 17 2005, 05:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Đính chính 1 chút nhân bữa nay mới đọc 1 quyển về Lieder của Schubert:

1) Bài số 6, chữ tiếng Đức dịch thành Flood of tears, nghĩa là Cơn lũ nước mắt thay vì dịch là Waterflood.
2) Bài 23, chữ tiếng Đức dịch thành Rival Sun, nghĩa là Những mặt trời đối thủ, thay vì The false suns.
3) Schubert sáng tác tổng cộng 603 bài Lieder in trong 1 tập toàn tập bài hát của ông, sau có có người bổ sung thêm 53 bài nữa. Nhưng phần bổ sung lúc sau có những bài chỉ có phần giai điệu mà ko có lời nên người ta lấy con số là 633 bài.

Những con số chú thích về số bài hát trong bài viết của các nhạc sĩ là do tui lấy số liệu từ website, có lẽ không đáng tin, vd như Schubert sáng tác 741 bài hát là sai. Nhờ Mod bỏ đi mấy con số đó hộ.

Một danh xưng khá thú vị cho giới mấy cha soạn lieder mà bữa này tui mới biết là Big Five of Songs, tạm gọi Ca khúc ngũ đại gia gồm Schubert, Schumann, Wolf, Faure, và Brahms. Ngoài ra thì chắc các bạn còn biết nhiều biệt danh của nhiều 'phe nhóm' trong nhạc lâm: 3 B (Bach, Beethoven, Brahms), 'The Mighty Five, the Les Six and Mr Erik Satie' , The First Viennese School (Haydn, Mozart, Beethoven), The Second Viennese School (Schoenberg, Berg, Webern), Trường phái Tân Đức quốc (Wagner, Liszt đứng đầu). Sơ sơ cũng được 26 cao thủ lừng danh giang hồ, dễ thuộc dễ nhớ hén thumbup.gif .

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Aug 17 2005, 07:16 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 18 2005, 11:29 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



QUOTE(Milou @ Aug 16 2005, 10:47 PM)


Đọc bài này mới có cách nhìn khác về bài số 24, cũng là bài kết thúc tập liên khúc. Hóa ra, ông chơi đàn quay này là người chết, hồn ma chứ ko phải là người sống như tui vẫn tưởng. Do đó, ý nghĩa của câu ' Có phải tui nên theo ông?' cuối tập liên khúc gần như lột xác hoàn toàn: kẻ lang thang đang tuyệt vọng muốn tìm đến cái chết. Một kết cục thật bi thảm, từ đầu đến cuối. Và xuyên suốt, anh ta chưa hề gặp một con người nào trong suốt cuộc hành trình. Bài 13 thì cuộc chạm trán với người đưa thư chỉ qua tiếng báo thư chứ không hề gặp. Và đó là lần duy nhất anh ta thấy 'hơi người'.

Tập Winterreise, phổ thơ Wilhem Mulller, không phải được xuất bản 1 lần mà 2,lần đầu là 12 bài đầu. Schubert phổ thơ xong rùi để hết. Sau Muller xuất bản tiếp 12 bài sau thì Schubert mới bổ sung thêm 12 bài nữa và có thay đổi thứ tự một số bài.

Tập liên khúc Die Schone Mullerin D.795 ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Mulller lúc đó nổi tiếng là một tài năng thơ trẻ, trong một dịp tự tập ở nhà một người quí tộc thì đề xướng lối 'xướng thơ' về đề tài Con gái người thơ xay là một đề tài khá nổi tiếng và phổ biến thời bây giờ. Họ đề ra 3 vai: Con gái người thơ xay, một anh thơ xay, và người thợ săn. Nội dung cố truyện là : anh thơ xay men theo dòng suối đến nhà người thơ xay, gặp và động lòng với cô con gái người thơ xay nên anh xin vào đó làm. Anh thầm yêu cô, nhưng cô sau đó lại yêu anh thơ săn nên tình yêu của anh tan vỡ.

Ông Mulller đã 'xuất khẩu thành thơ' trong vài người thơ xay. Và trong đó, thật sự anh gửi gắm tình yêu của mình cho một cô nhà thơ trẻ xinh đẹp khả ái (ít nhất là 2-3 người trong buổi đó đã từng câu hôn cô) cũng có tham gia buổi tụ tập đó (sau đó, cô lấy người khác và rùi đi tu). Về sau, người ta lấy lại những bài thơ của Mulller trong buổi đó và yêu cầu anh chỉnh sữa (rất là khổ công) và chúng ta nhờ đó mà có tập thơ này.

Còn chuyện ông Schubert làm sao mà có tập thơ này lại là một đề tại thú vị nữa. Tương truyền rằng (thiệt ra trong hồi ký của một cha nhạc sĩ bạn Schubert), một bữa Schubert đến nhà một người bạn làm thư ký cho nhà quí tộc, thấy tập thơ để trên bàn. Vậy là chơi 'chôm' luôn chạy dìa nhà mà hổng đợi cha bạn. Bữa sau cha này tới kiếm tập thơ thì ổng mới xin lỗi và đưa cho cha bạn coi tập liên khúc mà ổng mới phổ thơ suốt đêm xong (kinh dị). Nhưng sự thật là tập liên khúc xuất bản năm 1824, trong khi cha bạn ông Schubert chỉ làm thư ký riêng cho ông quí tộc từ năm 1825. Thành ra chuyện này chắc xạo.

Một phiên bản khác là cuộc trong một cuộc tụ tầp đàn đúm thì cha Schubert gặp cha bạn vốn cũng là bạn của Mulller, người ta mới đoán cha Schubert biết đến tập thơ là từ cha này.

Còn tập liên khúc Swan songs, thì thật ra nó vốn không phải tập liên khúc. Chỉ là một cha mần nghề xuất bản, để tưởng nhớ ông Schubert mới tập hợp mấy bài hát về lúc cuối đời của Schubert gom thành tập liên khúc. Rùi thiên hạ thấy cũng được nên cứ để vậy, vậy là chúng ta có tập liên khúc thứ 3 của Schubert.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Aug 18 2005, 11:30 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Aug 19 2005, 10:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(tao_lao @ Aug 17 2005, 03:22 AM)
Dịch thơ: đồng ý với bác yuyu là ko nên dịch, bởi lẽ ai có mần cái nghề này ắt biết sp_ike.gifịch thơ là diệt thơ. Chẳng là, Kankuli bên mạng TTVNOL có nhờ tui viết 1 bài về Winterreise cho web mới ra của y, mà chủ yếu dành cho người Việt (trẻ con là chính) nên tui liều mạng dịch ra cho mấy đứa nhỏ hổng biết tiếng Đức hay tiếng Anh đọc chơi.

*




Bác không hiểu ý tôi.
Tôi không phản đối việc dịch thơ, bởi thơ là ngôn ngữ văn học, cần dịch quá chứ sao lại không ? ( Nếu bác không biết tiếng Thổ chẳng hạn, làm sao bác có thể đọc, hiểu được thơ tiếng Thổ ? ) Tất nhiên dịch thơ không phải là dễ, nhiều khi không thể dịch được. Nhưng điều đó không có nghĩa là không nên dịch thơ, và ta không bàn chuyện đó ở đây.
Ở đây ta đang nói về âm nhạc.
Âm nhạc ( và cả hội hoạ ) thì khác.
Hai lọai hình nghệ thuật này có những ngôn ngữ riêng, đặc thù của nó và đa phần là thứ ngôn ngữ phi biên giới. Dù ta không biết tiếng Ý, ta vẫn có thể nghe một cách ngon lành, thích thú những bản nhạc Ý, dù có lời hay không và ở một số người, chỉ với âm nhạc, hoàn toàn có thế cảm thụ được nội dung, ý nghĩa của nó. Trong khi đối với thơ, văn thì không có chuỵên ấy. Như vậy, do đặc điểm của ngôn ngữ âm nhạc, hội hoạ khác văn học, đã qui định cách thưởng thức loại hình này khác với thưởng thức văn học. Nên tránh việc thưởng thức âm nhạc, hội hoạ theo cách thưởng thức văn chương, thơ ca.
Một lời khuyên tốt cho việc nghe nhạc là nhất thiết nên cố gắng hiểu âm nhạc qua chính âm nhạc , chứ không nên hiểu qua ca từ - vốn là ngôn ngữ văn học.
Như vậy việc dịch lời những bài hát là không cần thiết.
Chẳng những vậy, đôi khi còn không nên.
Ngôn ngữ văn học nhiều khi làm hại ngôn ngữ âm nhạc ( và hội hoạ). Nhiều bản nhạc, bức tranh, nhiều khi bị ngôn ngữ văn học làm cho sự cảm thụ bị nghèo nàn và sai lạc đi.
Chẳng hạn khi Beethoven viết 32 cái sonates cho piano thì ông chỉ đánh số từ 1 đến 32. Nhưng sau này, đến cái 14, người ta bỗng đặt cho nó cái tên là " Ánh Trăng ". Vì bị ngôn ngữ văn học can thiệp vào, nên có biết bao nhiêu người bị dẫn dụ, rồi có biết bao bài bình luận, tán tụng lăng nhăng về cái ánh trăng nào đó mà chưa chắc họ đã cảm thấy và chưa chắc Beethoven đã có ý định viết trong bản sonate này. Kết quả nó làm cho sự cảm thụ bản sonate n°14 bị nghèo đi và rất có thể là bị sai lạc đi.
Vậy thì đối với lời của bài hát cũng vậy. Chúng không cần thiết phải dịch. Bản thân âm nhạc của bài hát đã " nói " hết cả rồi, và ta phải cố gắng "nghe" để hiểu những gì bài hát muốn nói. Nếu bạn cho rằng nhờ dịch lời, mà bạn hiểu bài hát thì rất có thể bạn nhầm , bởi vì cái hồn của bài hát là âm nhạc của nó, nếu bạn không "hiểu" ,thì cái xác của nó là ca từ, dù có hiểu cũng chưa chắc đúng. Không những thế, phần nhiều là sai lạc, nghèo nàn hơn âm nhạc của nó.
Âm nhạc dân gian truyền thống của Việt Nam có cái rất hay là các cụ soạn sẵn những điệu nhạc, như " Lưu Thuỷ, Hành Vân "; " Nam Ai " , « Nam Bình », Hò, lý v.v...mà nội dung đã được dồn nén, chau chuốt trong âm điệu của nó, chỉ cần nghe điệu nhạc đã biết tình cảm của nó hướng về cái gì. Ca từ chỉ là sự thêm thắt vào cái chủ đề âm nhạc có sắn mà thôi. Vì thế nhiều người phương Tây nghe một cách thích thú, mặc dù họ không hiểu tiếng Việt và những người sành âm nhạc , không bao giờ đòi hỏi phải dịch lời bài hát.


QUOTE(tao_lao @ Aug 17 2005, 03:22 AM)

Lần về nguồn, lịch sử âm nhạc, không chỉ phải đầy lùi từ Haydn tới J.S.Bach mà còn phải tới Correlli, Couperin, Pachebell (thầy của anh ông J.S.Bach), chú cháu Giovanni Gabrieli bên Ý (đề xướng lí thuyết đối âm). Có thời gian sẽ bàn nhiều về vấn đề thú vị này.
*




"trở về nguồn" trong ngữ cảnh tôi viết ở trên ( Nói về Haydn ) có nghĩa là " trở về khởi đầu của trường phái Classique" nói riêng ( để phân biệt với trường phái Baroque trước đó và Romantique sau đó ) chứ không phải trở về nguồn của loại hình âm nhạc cổ điển phương Tây nói chung .
Nếu mà muốn trở về nguồn của loại hình này thì phải quay lại thời giáo hoàng Grégoire (thế kỷ VI) và để cho có đầu có đuôi thì phải quay lại cả thời cổ đại...
Về chủ đề này thì hồi xưa đã có một topic tìm hiểu âm nhạc cổ điển phuơng Tây, nhưng về sau tôi cũng bận, vừa thiếu thì giờ và cảm hứng nên bỏ dở. Bây giờ nếu bác còn đang sung sức thì nên viết tiếp vào đây, như thế sẽ mạch lạc hơn :

http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=1330



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Apomethe
post Aug 20 2005, 01:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Regular Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 231
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.693

Tiền mặt hiện có : 105.340$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Bác yuyu nói không sai. Nhưng đây là lieder được phổ từ thơ vậy điều đầu tiên phải làm là phải hiểu được bài thơ vì nội dung của lieder chính là nội dung của bài thơ. Liệu bác có thể hiểu được cả một liên khúc bằng cách chỉ nghe mà không cần đọc qua bài thơ không?

Còn trường hợp những bản giao hưởng thơ của Liszt thì đúng như bác nói. Liszt chỉ dựa trên tư tưởng của bài thơ để sáng tác ra âm nhạc có nội dung được diễn đạt theo phong cách của âm nhạc và theo cách hiểu mới. Nhưng ta cũng nên đọc bài thơ ít nhất một lần rồi so sánh nội dung, ý nghĩa của bài thơ và bản nhạc, đây cũng là một điểu thú vị khi thưởng thức nghệ thuật. Và đương nhiên ở đây ta thưởng thức thơ và nhạc theo cách riêng của nó chứ không hề thưởng thức âm nhạc theo cách thưởng thứ thơ ca. Điều này cũng giống như trước khi chúng ta xem một bộ phim được chuyển thể từ một tác phẩm văn học thì nên đọc trước tác phẩm đó, khi xem phim sẽ cảm thấy thú vị hơn.
Em nói như vậy vì em từng nghe giao hưởng thơ của Liszt và đọc cả bài thơ, xem phim và đọc nội dung gốc của phim, mọi thứ đều rõ ràng và dễ hiểu hơn nhiều.


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
lơ ngơ
post Sep 1 2006, 05:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 223
Tham gia từ: 31-August 06
Đến từ: never-never land
Thành viên thứ: 2.619

Tiền mặt hiện có : 3.555$
Số tuần chưa đóng thuế : 4



QUOTE(tao_lao @ Aug 14 2005, 09:20 AM)
Tui đã dịch xong 24 bài của Winterreise sang tiếng Việt từ bản tiếng Anh của Celia Sgroi, phần tiếng Việt ở trên là trích từ bản dịch đó của tui.Phần bình luận về nội dung có lẽ là quá sơ xài vậy mà cũng thấy hơi dài nên có bỏ xót nhiều cái tứ thơ tui khoái ở nhiều bài thơ. Dịch 24 bài từ thơ vần tiếng Đức sang thơ vần tiếng Anh, rùi từ đó dịch qua tiếng Việt nữa thì cái sai lệch không biết đến bao lâu mà lường.Còn đây là văn bản gốc tui dịch (song ngữ Đức- Anh)

http://www.gopera.com/winterreise/songs/

Xin post lên lại toàn văn 24 bài, để nhờ bác X hay các bác biết tiếng Đức chỉnh lại cái ý nếu quá xa nguyên bản:

1. Giã từ trong đêm

Đến đây như kẻ lạ
Như kẻ lạ ta đi
Chỉ tháng năm từ giã
Cùng trăm nghìn đóa hoa

Nàng đã nói với mẹ
Cả yêu lẫn hôn nhân
Giờ đời sao tăm tối
Tuyết phủ kín con đường


Bác Tào Lao thứ tội cho tôi trước nhé. Tôi rất quí mến trân trọng công việc của bác. Đoạn đầu 8 câu dịch không ổn rồi.

Fremd bin ich eingezogen
Fremd zieh’e ich wieder aus.
Der Mai war mir gewogen
Mit manchen Blumenstrauss;
Das Mädchen sprach von Liebe,
Die Mutter gar von Eh’
Nun ist die Welt so trübe,
Der Weg gehüllt in Schnee.

Hai câu đầu:
Fremd bin ich eingezogen
Fremd zieh’e ich wieder aus.
Đến đây như kẻ lạ
Như kẻ lạ ta đi

Hai câu này dịch thế thì đúng nghĩa rồi. (Còn muốn cầu toàn hơn nữa thì có lẽ phải dịch cả âm vận:
Như kẻ lạ tôi đã đến
Như kẻ lạ tôi ra đi

--Hai chữ "fremd" tác giả đều đặt ở đầu câu.)

Der Mai war mir gewogen
Mit manchen Blumenstrauss;

Tháng năm
Đã phủ lên tôi bao nhiêu đám hoa


mà dịch là
Chỉ tháng năm từ giã
Cùng trăm nghìn đóa hoa

thì sai rồi.
Làm gì có cuộc từ giã nào vào tháng năm, vào đầu mùa xuân. Cuộc chia ly xảy ra vào mùa đông, Winterreise kia mà.

Das Mädchen sprach von Liebe,
Die Mutter gar von Eh’

Nàng đã nói về tình yêu,
Mẹ còn nói đến hôn nhân nữa kìa


không thể dịch
Nàng đã nói với mẹ(...)
được.

Nun ist die Welt so trübe,
Der Weg gehüllt in Schnee.

dịch là
Giờ đời sao tăm tối
Tuyết phủ kín con đường


thì tốt rồi.

Vì tiếng Đức không thông dụng, nên tôi xin chép bản dịch tiếng Anh của 8 câu đầu trên do Philip Lieson Miller dịch:

A stranger I came,
and a stranger I depart;
May for me
was prodigal with flowers.
The girl spoke of love,
her mother even of marriage—
now the world is so gloomy,
my path covered with snow.



Xin các bác đừng mắng tôi vạch lá tìm sâu. Thi ca cũng giống như hội họa, màu vàng của nắng chiều nếu pha khác đi, đã có thể làm tâm trạng của bức tranh khác đi rất nhiều.

.

Schubert là nhạc sĩ thời Lãng Mạn. Thời những người đàn ông yêu đương tuyệt đối, rồi khi bị tình phụ thì cả thế giới cùng sụp đổ tan tành hết. Người đàn ông trong Winterreise của Wilhelm Müller bắt đầu Chuyến đi mùa đông cũng sau khi bị tình phụ (tám câu đầu của bài). Nhưng sau đó, hình ảnh người con gái mờ dần. Nỗi đau tình phụ tan đí, nỗi đau nhân thế bắt đầu. Người đàn ông gặp một cái cây, một ánh lửa ma trơi, một người già, một con quạ (cái chết) ... và cuối cùng, một người chơi đàn quay để xin ăn. Mặc cho không ai nghe, không ai cho tiền, người này cứ vẫn không ngưng, vì bài nhạc của người này, giống như cuộc đời, cứ phải quay mãi. Ông ơi, ông có muốn chơi những bài ca của tôi trên cây đàn bất tận của ông không?


--------------------
Viết hai lèo...






User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
lơ ngơ
post Sep 1 2006, 05:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 223
Tham gia từ: 31-August 06
Đến từ: never-never land
Thành viên thứ: 2.619

Tiền mặt hiện có : 3.555$
Số tuần chưa đóng thuế : 4



Đồng ý với bác yuyu rằng nghe nhạc thì không nên nương nhờ vào ngôn ngữ (chữ viết, tiếng nói). Cũng đồng ý với bác Apomethe rằng với Lieder thì khác, Lieder vừa là thi ca, vừa là âm nhạc. Không phải tình cờ mà hầu hết các Lieder đều là thơ phổ nhạc, nếu một nhạc sĩ có tự viết lời, thì lời cũng phải hoàn chỉnh như một bài thơ.


--------------------
Viết hai lèo...






User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Âm nhạc - Hội họa · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang < 1 2 3 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC