Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

52 Trang « < 8 9 10 11 12 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc, (hay là câu lạc bộ tán phét thời sự)

langtubachkhoa
post Jul 12 2019, 09:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #91

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Với Iran, nếu trả đũa thì sẽ bắt tàu Anh, từ đó làm cớ để Mỹ kéo Anh về phía mình. Hiện nay, do Brexit, thì Anh buộc phải ngả về Mỹ, do bị thất thế trong đàm phán Brexit thời bà Theresa May làm thủ tưóng, nhưng k rõ Mỹ có vì việc này mà chịu ủng hộ Anh k, dường như chính quyền Trump muốn Anh phải rắn với EU (kiểu như ứng cử viên số 1 hiện nay cho thủ tưóng là Boris Thomson) nhưng cũng muốn EU k nhượng bộ, để dẫn đến 1 Brexit không thoả thuận, khi đó trong đàm phán song phương với Anh thì Mỹ sẽ có lợi hơn

Nhân bác Phó nói đến Huawei, khi bầu cho Trump, hầu hết giới công nghệ cao đều chống lại, chỉ có duy nhất 1 nhân vật máu mặt, cũng là ngưòi sáng lập cho Paypal là ủng hộ Trump. Vậy rốt cuộc việc Trump đánh TQ, thông qua cách tiếp cận công nghệ, có đuợc sự ủng hộ của tư bản công nghệ Mỹ k? Theo tôi có lẽ là phân chia 2 nhóm: 1 nhóm muốn cản TQ đà phát triển mạng 5G, 1 nhóm muốn tiếp tục làm ăn đóng vai trò nhà cung cấp cho TQ. Báo chí Nga và TQ có đưa tin rằng, TQ đang liên hệ với các công ty công nghệ Nga và ngỏ ý muốn sử dụng công nghệ Nga, tìm cách hợp tác để tránh lệ thuộc Mỹ, cụ thể như sau


Huawei Talking To Russian Information Security Firms For Hardware, OS Cooperation
Huawei Began Negotiations on the Purchase of Russian Technology from Some Companies
Huawei looking to Russia for technology to cut reliance on US tech

https://www.defenseworld.net/news/25124/Hua...on#.XSidQnUzZhE
https://www.oreanda.ru/en/nauka_i_tehnika/h...article1270270/
(@click here)
https://www.rt.com/business/463835-huawei-r...es-cooperation/
https://baotintuc.vn/dien-tu-vien-thong/hua...11080045301.htm
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...uoc-my-3383569/

Huawei còn lên kế hoạch tăng mạnh doanh số tại Nga. Trong vài tháng qua, Huawei đã trao đổi cùng một số doanh nghiệp Nga như nhà sản xuất bộ xử lý Elbrus và hệ điều hành Alt cùng các thiết bị an ninh phần mềm, thông tin.
Nguồn tin của RT cho biết Huawei đang hướng đến sử dụng bộ xử lý Elbrus trong phần cứng máy tính.
Ngoài ra, Huawei còn tiếp cận Basalt SPO – doanh nghiệp chuyên phát triển nền tảng phần mềm và là chủ sở hữu của hệ điều hành Alt.
Nếu việc cấp phép sử dụng Alt hoàn tất, máy tính của Huawei có thể được bán tại cả thị trường Nga và châu Á.
Giám đốc điều hành Basalt SPO - ông Aleksey Smirnov - cho biết công ty này mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế lớn nhưng từ chối cung cấp thêm bất cứ chi tiết nào.
Huawei đã tăng mạnh hiện diện tại thị trường Nga sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump trong tháng 5 cấm các tập đoàn trong nước kinh doanh với tập đoàn Trung Quốc này.
Trong tháng 6, có thông tin Huawei đàm phán để thay thế hệ điều hành Android OS bằng Aurora OS do công ty Nga phát triển. Thậm chí trong cuộc gặp của lãnh đạo Nga và Trung Quốc, vấn đề sử dụng hệ điều hành Aurora OS trong điện thoại thông minh Huawei cũng được đem ra bàn luận.
Bên cạnh đó các nhà lãnh đạo còn trao đổi về khả năng chuyển một số cơ sở sản xuất của Huawei đến Nga. Ngoài ra, Huawei còn khởi động dự án thử nghiệm 5G với hãng viễn thông MTS (Nga).



Thêm 1 số tin:
Sau khi Nga phê chuẩn việc xây đường sắt cao tốc Meridian nối liền Nga, Belarus, Kazasktan, Trung Quốc đến châu Âu, báo Đức Telepolis gọi đây là thảm hoạ cho Mỹ, vì cho phép TQ-Châu Âu trao đổi hàng hoá trên bộ, thoát khỏi tuyến đuờng biển do Mỹ kiểm soát


Moskva đã phê duyệt việc xây dựng đường cao tốc từ Kazakhstan đến Belarus để nối Trung Quốc với châu Âu - và điều này có khả năng trở thành cơn ác mộng đối với các lợi ích địa chính trị và kinh tế của Mỹ, nhà báo người Đức, ông Florian Rotzer viết trên Telepolis.

Tuyến đường “Meridian” là dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất. Người đứng đầu chính phủ Nga, ông Dmitry Medvedev, đã ra chỉ thị khởi công xây dựng tuyến đường bộ ngắn nhất để vận chuyển hàng hóa giữa châu Âu và Trung Quốc.

Theo bài báo, việc xây dựng đường cao tốc sẽ có giá khoảng 9,5 tỷ USD và tất cả chi phí đều do các nhà đầu tư tư nhân gánh chịu. Dự kiến ​​con đường sẽ hồi vốn sau 12 năm. Quá trình xây dựng đã bắt đầu. Với sự ra đời của đường cao tốc tư nhân, một phần lưu lượng vận chuyển hàng hóa giữa châu Âu và Trung Quốc có thể được chuyển từ giao thông hàng hải lên giao thông đất liền.


Căng thẳng Hàn Nhật đã khiến Nhật cấm vận Hàn Quốc, cấm bán cho Hàn Quốc hydrogen fluoride, nguyên liệu dùng cho sản xuất Chip, Nga đã chào hàng cho Nhật loại này, và cho rằng sản phẩm hydrogen fluoride của mình tốt không kém, thậm chí còn hơn Nhật. Tuy nhiên, vấn đề là sự thích ứng, Hàn Quốc đã quen với sản phẩm của Nhật, dùng sản phẩm khác không rõ có phải thay đổi sản xuất ở cấp hệ thống k?


Hãng tin Yonhap dẫn lời một quan chức chính phủ giấu tên cho biết, thông qua các kênh ngoại giao, Nga đã đề nghị được cung cấp cho Hàn Quốc hydro florua có độ tinh khiết cao (HF) - một nguyên liệu cần thiết để sản xuất linh kiện bán dẫn.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản vừa siết chặt các quy định xuất khẩu nguyên liệu để sản xuất linh kiện công nghệ cao cho Hàn Quốc. Các nguyên liệu này gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu và hydro florua có độ tinh khiết cao.

Theo quan chức nói trên, đề xuất của Nga sẽ giúp Hàn Quốc giảm được phần nào thiệt hại từ việc Nhật Bản siết chặt quy định về xuất khẩu. Quan chức này cũng khẳng định, nguyên liệu của Nga có chất lượng tương đương và thậm chí nhỉnh hơn sản phẩm từ Nhật Bản.

Hiện chính phủ Hàn Quốc cũng như Đại sứ quán Nga tại Seoul vẫn chưa đưa ra bình luận gì.

Nhật Bản tuyên bố nước này đã sẵn sàng lại bỏ Hàn Quốc khỏi "danh sách trắng" các nước được coi là thị trường xuất khẩu đáng tin cậy.

Tokyo cho rằng một số lượng HF xuất khẩu sang Hàn Quốc đã được chuyển đến Triều Tiên, vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế. Động thái của Nhật Bản đã khiến quan hệ giữa nước này trở nên căng thẳng./.


(@click here)


Cộng hoà Séc: 80% người lao động bất hợp pháp là công dân Ukraine

Trong một năm, số người nước ngoài lao động bất hợp pháp tại Séc từ các nước không thuộc EU tăng gần gấp đôi, trong đó 80% là người Ukraine- theo Radio Praha.

Theo số liệu chính thức của Bộ lao động Séc, số người lao động nước ngoài làm việc bất hợp tác tại nước này là 3800 người.

Bộ lao động Séc nêu rõ, việc thu hút trái phép người nước ngoài làm việc tại Séc do các nhà tuyển dụng không kịp thực hiện các hợp đồng sản xuất , vì thế sẵn sàng chấp nhận rủi do bị phạt.

Năm ngoái, tại nước này 500 công ty bị phạt với tổng số tiền 150 triệu Kron. Các vi phạm bị phát hiện trong quá trình kiểm tra 7200 công ty.


(@click here)


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jul 14 2019, 12:55 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 16 2019, 05:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #92

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Ở trên, tôi có nói tới tư sản dân tộc như một cấu trúc của xã hội hiện đại trong những nước mà sự phát triển kinh tế thuận chiều, do nội tại mà ra, không phải như VN hay các nước thế giới thứ 3 bị ép vào từ bên ngoài trong một chu trình bành trướng kinh tế tìm thị trường của tư bản quốc tế. Nhưng so với thời Các Mác, khi tư bản tạo ra thị trường dân tộc, rồi đến thời Lê Nin, khi chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa đế quốc, thì thời bây giờ, thời kỳ toàn cầu hoá lại khác nữa. Thời chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản nắm quyền cả về chính trị và kinh tế ở các nước phụ thuộc, như kiểu thuộc địa ở VN. Nhưng với phong trào giải phóng dân tộc, mà VN là nước đóng góp cực lớn, đã khiến cho điều này không làm được nữa. Kết quả là toàn cầu hoá, tức là nắm quyền kinh tế để vô hiệu hoá chủ quyền chính trị. Trong toàn cầu hoá, điều quan trọng là hệ thống tài chính, và sức ép quân sự, rồi tới sản xuất.
Trong trường hợp Mỹ-TQ thì câu chuyện như sau: TQ chấp nhận hệ thống tài chính Mỹ, để phát triển sản xuất và qua đó nâng cấp trình độ kỹ thuật, nâng cấp trình độ kỹ thuật lại củng cố quốc phòng. Ngược lại về chính trị thì TQ độc lập thực sự.
Quan hệ Mỹ - TQ hiện tại rất giống quan hệ Anh-Nhà Thanh trước chiến tranh thuốc phiện vào giữa thế kỷ XIX. Vào thời điểm đó Đế quốc Anh cũng nhập trà, đồ xứ.. dẫn đến nhập siêu với nhà Thanh. Vì Nhà Thanh không mua gì đồ của Anh, mà chỉ nhận vàng và Bạc. Để tránh bị chẩy máu vàng, Anh đã tìm ra được một sản phẩm mà TQ bắt buộc phải tiêu thụ, đó là thuốc phiện, được sản xuất ở Ấn độ, mang bán vào TQ. Thuốc phiện có điều đặc biệt là một khi đã dùng thì không thể bỏ (vì nghiện), vì thế mà TQ lại bị chẩy máu bạc. Khi nhà Thanh cấm thuốc phiện, thì Anh gây chiến với lý do “tự do thương mại”.
Quan hệ thương mại TQ-Mỹ bây giờ gần giống dạng này. Nhưng bây giờ Mỹ không cần tìm thuốc phiện để bán vào TQ nữa, mà TQ sẵn sàng sản xuất cho Mỹ tiêu dùng, đổi lại là giấy ghi nợ bằng đô la, mà Mỹ cũng in ra được. Vị thế của Mỹ và TQ giống như Địa chủ và Tá điền. Chỉ có điều khác là TQ từ tá điền vươn lên thành trung lưu có tý ruộng vườn, và vì thế Mỹ cảm thấy bị đe doạ. Và điều đáng buồn là ông lại có thái độ “địa chủ” với các tá điền khác như VN (trong một số quan hệ, không phải tất cả).
Như vậy nẩy ra một vấn đề là tư bản Mỹ, khi vào TQ tất nhiên phải tuân theo luật lệ TQ, nhưng trong trường hợp đó, thì nó có còn là tư bản dân tộc Mỹ nữa không ? Bởi một lúc nào đó, thì quyền lợi của nó có ở TQ có thể đi ngược lại quyền lợi nó có ở Mỹ. Như vậy đặt ra vấn đề kiểm soát chính trị nước ngoài. Vì thế, từ khoảng đầu năm 2000, Mỹ liên tục tìm cách “xuất khẩu luật nội địa Mỹ”, biến luật nội địa Mỹ thành luật pháp thế giới, như việc Mỹ biến đồng đô la thành đồng tiền thế giới trong thập niên 70 vậy. Cũng chính vì thế mà Mỹ không muốn tham gia vào các hiệp ước thoả thuận chung, vì như vậy không thể dùng luật của mình để ép.
Việc Canada có sự chống lưng của Mỹ bắt giám đốc tài chính Hoawei là như vậy. Nhưng Mỹ đã từng bắt người của Pháp rồi, chứ Hoawei không phải là trường hợp đầu tiên hay duy nhất.
Một điều nữa là Mỹ không thể ép TQ về quân sự, đánh nhau như thời chiến tranh thuốc phiện. vì thế chỉ có cách duy nhất là tìm cách lật đổ, can thiệp..
Bây giờ hãy xoi những điều trên vào trường hợp Hoawei. Trong trường hợp Hoawei, Mỹ đã chứng tỏ là Mỹ là ông chủ, Hoawei phải nghe lời chứ không phải là chính quyền TQ. Và Mỹ làm điều đó thông qua ngăn cản kỹ thuật, cũng như là dùng luật pháp Mỹ (bắt người). Hoawei, cũng giống như hầu hết các hãng hiện tại, không có thể sản xuất hết được, mà thực ra là lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Chỉ cần 1 trong cấu thành của nó không có là không làm được. Tất nhiên, Hoawei cũng có những công nghệ riêng, vượt được một hãng Mỹ tương đương (ví dụ Cisco) khoảng 5 năm với kỹ thuật 5G.
Để có công nghệ này, TQ cũng đã “mua lại” của Mỹ. Tôi để chữ “mua lại” trong ngoặc, không phải là nói TQ ăn cắp, như tuyên truyền mà là họ đã đầu tư cho ý tưởng ban đầu ở Mỹ. Lấy vụ kiện Hoawei với hãng Mỹ ở Silicon valley thì rõ. Hãng này tố cáo Hoawei ăn cắp, nhưng tôi thì nghĩ rằng thực ra Hoawei đã bơm tiền cho nó để phát triển công nghệ, như là một cái Start-up. Nhưng bây giờ thì nó quỵt tiền bỏ đi để có thể bán công nghệ đó với giá hời hơn cho các bọn khác thôi.
Cũng chính vì thế, mà coi Hoawei như một tên khổng lồ có thể khuynh đảo thế giới thì không phải. Ngược lại nó lại chính là đầu ra cho các hãng sản xuất công nghệ Mỹ. Ở đâu có hai cách tiếp cận vấn đề.
1- Hoặc là bán đồ cho Hoawei, từ đó mà có lợi nhuận, đồng thời cũng là cách ngăn cản Hoawei, hoặc một hãng khác phát triển công nghệ riêng, do có giá thành cạnh tranh.
2- Hoặc cấm qua các thủ thuật chính trị, nhưng cách làm này cũng đồng nghĩa khuyến khích đối thủ tự sản xuất.
Cái cách đầu tiên có hiệu quả, nếu trình độ người mua (hoawei) thấp không thể làm được. Nhưng ở đây nó sẽ có vấn đề giá cả. Sở dĩ các hãng Mỹ không sản xuất điện thoại mobile chẳng hạn, vì nhân công của nó quá phức tạp, nếu sản xuất ở Mỹ thì giá sẽ không ai mua. Ngược lại, nhưng thứ mà Mỹ bán, nếu sản xuất ở TQ thì nó sẽ rẻ hơn nhiều lần. Con tính kinh tế rất rõ ràng.
Cái cách thứ hai có hiệu quả, nếu ông kiểm soát được chính trị, bắt đối thủ từ bỏ miếng ngon cho ông độc quyền.
Chuyện buồn cười. Hiện tại tôi vừa có cái projet thay mạng trong công ty làm việc, để sử dụng điện thoại số (telephone IP). Và cái switch tôi dùng là Hoawei. Vì làm với Orange, và trong 3 ông cung cấp switch của Orange bao gồm Cisco, Alcatel, Hoawei.. thì giá của Hoawei rẻ hơn từ 30 đến 40% so với Cisco. Alcatel thì bản thân ngoài chuyện giá, concept của nó cũng có vấn đề không tiện lợi rồi, mặc dù là gốc Pháp.
Câu chuyện công nghệ này có lẽ được thổi bùng lên do việc TQ có kế hoạch 20 năm phát triển công nghệ. Điều này thổi bùng lên nỗi lo sợ của Mỹ, vì hiển nhiên nếu như thế thì cái cách đầu không thể là giải pháp lâu dài. Đặc biệt trong trường hợp Mỹ và TQ suýt soát nhau về công nghệ, và TQ có lợi thế về sản xuất.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 22 2019, 10:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #93

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trở lại với hiệp định thương mại tự do EU-VN. Điêù không nghi ngờ gì là hiệp định này có lợi cho EU. Có thể nói là có lợi nhất. Nó cũng thể hiện tư duy của “sức mạnh mềm EU”, vì EU là một khối kinh tế, sức mạnh chính trị quân sự không thể sử dụng như một nước thống nhất kiểu Mỹ, Nga, TQ. Cách làm của EU là lấy ràng buộc về luật pháp, về chuẩn ..để nặn đối phương theo chiều hướng có lợi cho mình nhất. Các tiếp cận là “đa phương giả”. Đa phương vì là cả hai đều là đối tác. Đa phương giả, bởi bằng thủ thuật của mình EU ép đơn phương dưới hình thức đa phương. Thủ thuật của nó là bắt đối phương phải thi hành trước ràng buộc, còn ràng buộc của chính họ thì lần chần, lần lữa, tạo ra các rào cản đặc biệt không thi hành. Đến lúc thi hành thì đối phương đã bị xâm thực, yếu thế, ..nên những điều thoả thuận mà EU thi hành không còn mang lại lợi ích gì nữa. Vì thế phải hiểu một hiệp định tự do thương mại với EU cũng có nghĩa là EU bỏ những rào cản truyền thống, để đặt ra những rào cản hiện đại hơn, nghe có lý hơn, và đặc biệt đòi hỏi trình độ quản lý, kỹ thuật cao hơn.. khiến đối phương bị đặt vào thế bất lợi.
Nếu như vậy thì tại sao VN lại đâm đầu vào đây. Câu trả lời chính là trong cấu trúc xã hội của Vn mà tôi dài dòng nói ở trên. Bởi không có giai cấp tư sản dân tộc, ở Vn không đặt ra vấn đề bảo vệ thị trường cho giai cấp này (theo hình thức phát triển cổ điển của kinh tế thị trường), ngược lại lại đáp ứng đòi hỏi của các hãng FDI ở VN đòi hỏi mở cửa. Trong hoàn cảnh Nhật, Hàn, Sing là những đối tác đầu tư lớn nhất ở VN đã có FTA với EU, thì việc VN là “sân chơi lao động” của họ ký FTA với EU là bình thường.
Cũng phải nói thêm là, nếu VN có ý định bảo vệ thị trường, thì sự èo uột của tư sản dân tộc cũng khiến biện pháp này vô tác dụng, cũng như thị trường trong nước quá nhỏ, để giúp nó phát triển. Nhưng trong hoàn cảnh VN, cái vốn lớn nhất khiến VN không giống các nước thế giới thứ 3 khác đã bị phương Tây trói cổ, đó là sự độc lập chính trị (nhờ có đảng), Khả năng của người Việt nắm bắt nhanh nhậy, có tổ chức (truyền thống văn hoá còn lại của đạo Nho đạo Phật), quan hệ với các nước ngoài phương Tây truyền thống (Nga,Ấn, TQ), sự tồn tại của một khối doanh nghiệp quốc gia, sở hữu nhà nước làm cái đế ổn định xã hội (truyền thống XHCN còn sót lại).
Không phải ngẫu nhiên mà các chân kiềng này bị lề trái tấn công dữ dội. Ví dụ để gạt bỏ đảng thì đưa ra bài “đa nguyên đa đảng”, để gạt bỏ sở hữu quốc gia thì thổi phồng tư nhân, đánh đồng tư nhân trong nước và nước ngoài. Thổi phồng vai trò của Mỹ, EU trong bàn cờ chính trị thế giới, thổi phồng đối đầu TQ, dựa trên hiệu ứng tâm lý tự ái dân tộc… Trong khi đó, những điều trên là lợi thế của VN trong quá trình hội nhập thế giới.
Trong thực tế, nếu những chân đế trên càng được củng cố, thì lợi thế chơi với phương Tây mới có tác dụng. Ngược lại thì không.
Trong một quá trình như thế, làm sao phát triển được kinh tế trong nước,phát triển, củng cố thị trường nội địa. đó chính là bài toán TÂY Đức. Cái bài toán ấy thế này. Vào thời điểm Đức thống nhất, tất cả các nước Tây Âu, đứng đầu là Pháp đều sợ Đức trỗi dậy. Và từ đó chỉ đồng ý cho Đức thống nhất với điều kiện dùng chung đồng EURO. Tây Đức đã chấp nhận điều này, và kết quả của nó vượt ngoài ý định ban đầu của những người tạo ra nó. Đó là do cùng chung đồng tiền, giữa các nước Eu cạnh tranh chỉ còn dựa vào kỹ thuật, trình độ sản xuất.. không thể dùng đồng tiền phá giá để điều chỉnh sản xuất được nữa. Kết quả Đức vượt trội, khiến dẫn tới xuất siêu vào các nước khác, vì các nước này không thể đấu lại với Đức về kỹ thuật.
Hiện nay VN với EU cũng có điểm tương đồng này. Đó là sức lao động của VN vẫn rất rẻ so với EU, ngay cả khi năng suất lao động EU vượt trội, trong khi thị trường VN quá nhỏ, khiến đánh hàng từ EU vào VN không thể bù lại sự chênh lệnh về giá cả lao động, sản xuất trong nước vẫn lợi hơn. Nói cách khác, VN có thể trở thành nơi sản xuất lý tưởng cho EU, ngay cả khi đã nhập phụ kiện EU, vì về mặt tự nhiên đã có lợi thế này. Chính vì thế, để biết lợi hại của cái hiệp định này, thì ta có thể lấy chuẩn là khi nào VinFast có thể xuất xe ô tô vào EU được thì sẽ rõ. Xe VinFast thực ra là lắp ráp đồ phụ tùng Đức. Một trong nhưng hình mẫu như thế chính là cái xe Skoda của Tiệp, chỉ có điều hãng này đã bị Đức mua. Như vậy VN có thể công nghiệp hoá thông qua gia công, qua dịch vụ để lấy lãi. Tất nhiên điều này chỉ làm được khi nhà nước được giữ vững qua các chân kiềng nói ở trên.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 22 2019, 11:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #94

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên, khi nói tới các đối tác truyền thống, tôi có nói tới ..TQ. Vì thế phải bổ sung thêm cho phân tích đầy đủ. Không nghi ngờ gì nữa, TQ là một vấn đề với VN, vì đáng tiếc là sự trỗi dậy của TQ, như một anh tá điền thành trung lưu, đã khiến trong nước này có một bộ phận không nhỏ của dư luận xã hội, của nhà nước có thái độ bành trướng , dương vây diễu võ tưởng mình như là ..Địa chủ đến nơi. Nhưng không phải vì thế mà toàn bộ TQ trở thành kẻ thù. Thực tế hiện tại, trên thế giới rất ít kẻ thù toàn phần, mà yếu tố lợi hại đan xen nhau. Giống như cái quả cầu đạo Lão, Âm-Dương đan xen nhau, mạnh yếu của bên này hay bên kia là theo THỜI. Thậm chí hiện tại rất khó định nghĩa một đối tác hoàn toàn có lợi, nên không thể làm đàn em của một ai. Trong các đối tác của VN, có lẽ chỉ có Ấn độ, Nga là đáp ứng được yêu cầu này nhiều nhất, kế đó có thể là Hàn, Nhật, Sing, Đài loan.. Về mặt khách quan thực tế, VN có giá trị với bên ngoài cũng một phần là cửa ngõ vào TQ. Kinh tế VN – TQ có nhiều mặt liên quan tới nhau, nằm ngoài cả quan hệ chính trị, do tác động của vị trí láng giềng kinh tế giao lưu với nhau. TQ mà xuống dốc, thì dù về mặt chính trị, VN có là kẻ thù cũng vẫn bị ảnh hưởng. Còn tất nhiên nếu TQ vươn lên vù vù nhưng dẫm đạp lên người khác, thì VN cũng bị ảnh hưởng. Chính vì thế, biết cái gì phải chống, cái gì có thể hợp tác, chống bằng cách nào, hợp tác bằng cách nào..cũng rất quan trọng. Về mặt tự nhiên, nên dương cao sự hợp tác, để tỏ rõ thiện chí, và để cho TQ thấy rõ nếu VN là kẻ thù họ sẽ bị bất lợi thế nào. Nhưng đồng thời cũng kiên quyết đáp trả, không cho họ dẫm lên chân mình. Để họ thấy rằng riêng VN cũng là miếng mồi khó nhằn, chứ không phải cần có ai chống lưng cả.Hiện nay thế giới có khá nhiều trường hợp đối đầu/hợp tác không đối xứng này ví dụ Triều Tiên hay I ran. VN cũng có một quá khứ như thế, còn đi trước họ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 23 2019, 10:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #95

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Từ ngày 16, họp báo báo chí của bộ ngoại giao VN đã nói tới chuyện này (tức là chuyện tầu địa chất TQ khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế VN), nhưng sự việc được nói mơ hồ. Chỉ đến hôm nay, khi câu chuyện đã qua, thì báo chí mới đăng tải rõ ràng hơn vụ việc. Điều này khiến sự việc này khác với câu chuyện giàn khoan Hải Dương của TQ vào năm 2014.
Người ta có thế nói nhiều tới việc đăng sau hay đăng trước, cập nhật hay đăng nội dung kết quả. Về mặt xã hội, việc đăng cập cập nhật chắc chắn sẽ được xã hội ủng hộ hơn, nhưng nó cũng dễ dàng biến sự kiện thành một thứ Buzz trên mạng, từ đó có thể dẫn tới nhiều sự cố, khiến ngoài việc đối phó với sự việc thật, còn phải tăng cường an ninh nội chính, nên có khi lợi bất cập hại. Giống như việc đang diễn ra ở Pháp. An giê ri đá chung kết với Sê nê gan, chẳng biết thắng thua đến đâu, chẳng liên quan gì, “phan cuồng” của nó đã xuống đường lấy cớ cướp phá, vì thế đêm chung kết giải bóng đá châu Phi ở cách Paris tới 2000km, mà Pháp phải huy động tới hơn 1000 cảnh sát để bảo vệ Đại lộ Xăng đê lít dê để các cửa hàng khỏi bị cướp phá. Tất nhiên nếu đăng tin cập nhật, thì báo chí chính thống sẽ dẫn điểm. Nhưng trong những sự việc mà việc thịnh nộ của nhân dân có thể bị lợi dụng, cũng như sự thịnh nộ này ngoài việc “nuôi béo” mạng xã hội, để yêu nước ảo, tác dụng thực tế không lớn, thì việc tường thuật sau lại có lợi ích hơn.
Còn nếu việc nghiêm trọng, thì dù sau hay trước xã hội cũng sẽ biết. Giống như chiến tranh biên giới 1979, sự việc của nó đã có từ năm 1978, thậm chí có cả 10 năm (1979-1991) để nói sự thật.
Bỏ ngoài việc báo chí đăng tải cập nhật hay không ? việc năm 2014 tin tức rầm rộ, còn gắn liền với thể trạng nội tại của xã hội VN. Vào thời điểm đó, chưa có chống tham nhũng triệt để như bây giờ, nên khả năng “ thể hiện lòngyêu nước” như lá chắn bảo vệ tham nhũng để “đứng thế”, “lấy tiếng” còn có tác dụng. cũng vào thời điểm đó, lòng tin vào “sức mạnh nước Mỹ” còn lớn, khiến cho dư luận ngoài luồng còn là việc chọn bên để theo. Nhưng hiện nay, sự việc xẩy ra đúng lúc chiến tranh thương mại Mỹ - TQ căng thẳng, tầu chiến Mỹ quần thảo ngoài biển Đông, nhưng có tác dụng gì đâu.
So với sự kiện năm 2014, thì sự kiện lần này nghiêm trọng hơn. Vì nó được thực hiện ở xa biên giới TQ hơn, cũng như có sự hỗ trợ vũ trang của TQ. Và cũng như lần trước, nó được thực hiện cách đất liền VN khoảng 120Km. Nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Nhưng khác với lần trước, lần này TQ không đóng dàn khoan, cố định ở một chỗ, điều nguy hiểm hơn mà di chuyển.
Nếu tính cả đến lần TQ gây sức ép, khiến cho công ty Tây ban Nha Epsol không khoan được cách đây hơn một năm, thì có thể hiểu đây là cách TQ không muốn VN có quyền sử dụng vùng đặc quyền kinh tế của mình. Và điều này nằm ngoài những “ảnh hưởng chính trị” bên ngoài. Vì việc một hãng Tây ban Nha, là nước không có tham vọng chính trị gì ở biển Đông cũng bị ngăn cản, đã cho thấy rõ điều này.
Vào những năm gần đây, quan hệ VN – TQ phát triển, sử lý của VN mềm dẻo. Như vậy không thể nói là do mâu thuẫn chính trị dẫn tới mâu thuẫn kinh tế. Ngược lại với chiến tranh thương mại Mỹ-TQ, VN còn là cửa ra của hàng hoá TQ, và điểm tới của đầu tư TQ.
Nếu căng thẳng Mỹ-TQ không tác động được, thì mối quan hệ VN-Nga cũng không phát huy tác dụng được (xét theo những gì nhìn thấy bình thường, chứ tôi không có “tin mật”), ngược lại quan hệ Nga-TQ lại được mở thêm vào nhiều lĩnh vực mới, như không gian vũ trụ, Nga như người thầy giúp TQ thâm nhập vào những lĩnh vực này.
Về mặt chính trị “tình cảm” đơn thuần, quan hệ VN-Nga là tốt, nhưng do cấu trúc kinh tế VN chủ yếu dựa vào FDI như tôi phân tích ở trên, VN không đáp ứng được nhu cầu kinh tế của Nga. Chính vì thế, dù đã có FTA với liên minh kinh tế Á-Âu, quan hệ kinh tế VN-Nga không phát triển được. Trong điều kiện như thế TQ quan trọng với Nga hơn nhiều lần VN.
Quan hệ VN-Mỹ, mặc dù là chính quyền Trump, cũng không bị xấu đi. Nhưng cũng không tốt hơn, do tính bốc đồng của Mỹ, và những hạn chế của đối tác này.
Xét tất cả những mặt ở trên, khả năng đối đầu của Vn với TQ rất lớn. Và sự đối đầu này là do chính sách bành trướng của TQ gây ra. Sự đối đầu này có thể dẫn đến cả xung đột vũ trang. Trong xung đột ấy, do có chính nghĩa, khả năng VN được hưởng “ủng hộ mồm, ngoại giao” rất lớn, TQ sẽ bị cô lập. Nhưng thực tế chiến trường vẫn do thực lực của mình tạo ra, bằng chiến lược chiến thuật cách sử dụng vũ khí đúng đắn, kết hợp với đấu tranh ngoại giao, chính trị, chứ khó có thể chờ mong có lực lượng chống lưng, dù đó là Nga, Ấn độ, Nhật, Mỹ hay Hàn, Úc.
Như vậy phải có chính sách để bản thân VN là miếng mồi khó nhằn với TQ như tôi đã nói ở trên.
Gần đây lúc về VN, điều thú vị với tôi là nhao ra tiệm sách tìm sách viết về TQ. Vì chỉ có ở Vn mới có sách TQ nghĩ về họ như thế nào, chứ còn ở phương Tây chỉ có sách phương Tây viết về TQ. Tôi tìm được hai quyển, nếu nói về tên và chủ đề thì không liên quan gì tới quan hệ VN-TQ này. Đó là hai cuốn “đối thoại với Khổng Tử” và “đối thoại với Lão tử”. Điều thú vị với tôi là xem người TQ hiện tại đánh giá sử dụng Nho giáo, Lão giáo như thế nào, trong một xã hội mà chủ nghĩa Mao và chủ nghĩa Mác-Lê nin được coi như tư tưởng chủ đạo của xã hội, nhà nước TQ ,chứ không phải Khổng tử nói gì, Lão tử nói gì. Và từ đó tìm hiểu xem người TQ hiện đại quan niệm họ thế nào. Điều đặc biệt với tôi là họ đã nhìn Nho giáo, Lão giáo qua lăng kính của chủ nghĩa Mác (tất nhiên là chủ nghĩa Mác phổ thông) nhưng qua đó cũng nói tới quan niệm của họ với thế giới (vì con người TQ luôn luôn gắn mình với Quốc gia theo truyền thống bách gia chư tử), trong đó đặc biệt chú ý là họ coi họ là nước lớn, quan niệm rằng thế giới tồn tại là do tác động của các nước lớn với nhau, các nước nhỏ không có tác động gì, chỉ là con rối cho các nước lớn. (theo như tác giả đối thoại viết, và có thể hiểu đây là cảm nhận chung của xã hội TQ, vì sách tôi xem là loại sách phổ thông).
Nhưng trong thực tế, các nước lớn cũng không thể làm những gì họ muốn, và thế giới hiện đại đang chứng kiến sự lên hương của các nước trung bình. Ta có thể nhìn rõ điều này như quan sát I ran, Triều tiên, Cu ba. Liên minh các nước trung bình có thể làm thất bại chính sách một nước lớn. VN là một nước trung bình lớn, vì dân số lên tới gần 100 triệu, tất cả các công cụ chính trị, nhà nước đều độc lập.
Chỉ cần Vn có chính sách phát triển tự lực tự cường đúng đắn, thì sẽ làm thất bại các chính sách bành trướng khác. Ví dụ trong hải chiến, VN luôn có lợi thế địa hình, khoảng cách. Dù chiến tranh nổ ra ở cực nam hay cực bắc đất nước, thì khoảng cách không bao giờ quá 300-400Km vào tới bờ. Chẳng nhẽ từ I ran đến Bắc Triều Tiên đều có thể chế được tên lửa mà VN thì không. Họ còn bị bao vây phong toả kinh tế, còn VN có tới vài chục đối tác chiến lược. Chẳng nhẽ càng nhiều đối tác thì càng hèn, càng ngồi chờ sung rụn, không đủ sức có chiến lược phát triển sức mạnh của chính mình.
Thời điểm TQ gây chuyện với VN cũng đúng lúc thời điểm căng thẳng Mỹ- I ran, và dường như Trump đang phải chống chọi với chính các lobbying Trung đông ở trong chính trường Mỹ này. TQ bao giờ cũng là bậc thầy về thời thế, lợi dụng cơ hội.. vì thế VN càng cần phải tự lực, chứ đừng trông mong gì vào nước ngoài. Nước ngoài chỉ có tác dụng làm cho mình có cửa phát triển, chứ họ không thể cứu được mình.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 26 2019, 05:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #96

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hồi này có vẻ có nhiều tin hot.
- Thủ tướng mới của Anh lên, muốn đàm phán lại điều khoản chốt chặn và tuyên bố sẵn sàng cho Brexit không thoả thuận. Trưởng đoàn đàm phán EU từ chối đàm phán lại thoả thuận đã ký với thủ tướng cũ May của Anh

- Triều Tin bắt tàu cá của Nga, Nga tuyên bố tạm dừng đàm phán về hợp tác ngư nghiệp. Tại sao Triều Tiên làm vậy?

- Hàn Quốc quốc hữu hoá công ty Nhật. Nhật tuyên bố tạm dừng xuất khẩu 1 số nguyên liệu để làm chip (như HF) cho Hàn, và xem xét đưa Hàn ra khỏi sách trắng gồm những nước được phép xuất khẩu an toàn các công nghệ và vật liệu bán dẫn nhạy cảm. Chà, k có cái này ngành công nghiệp chip Hàn sụp như chơi.

- Tàu chở khí hoá lỏng hạng nặng Vladimir Rusanov của Nga lập kỉ lục mới đi trên Bắc Băng Dương từ cảng Sabetta đến eo biển Bering trong chỉ 6 ngày, dự kiến mất thêm 10 ngày để đến Thiên Tân. Như vậy tuyến đường vận tải mới mất chưa tới một nửa thời gian so với đi theo tuyến đường biển truyền thống qua kênh Suez và eo Malacca. Nếu Nga vận hành quy mô lớn đường biển này (dĩ nhiên sau khi xây xong các dịch vụ hỗ trợ) và cho các nước khác thuê thì Mỹ lo ngay ngáy, cả về kinh tế (vì các tàu của Mỹ lớn k đi vào đường này đưọc để tận dụng giá rẻ), vừa về chính trị (vì lọt ra ngoài tầm kiểm soát của hải quân Mỹ). Vừa rồi Mỹ đã tuyên bố lo ngại về sự kiểm soát của Nga với tuyến đường này, dù các công ty Mỹ k tận dụng được
https://www.lngworldnews.com/vladimir-rusan...record-passage/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 30 2019, 03:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #97

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thủ tướng mới của Anh sẽ chuẩn bị cho một cuộc ra đi cứng không có thoả thuận, nhưng vấn đề phải tìm được cớ. Chính vì thế mà Boris Johson mới được bầu. Hiện nay EU đang cố thổi phồng lên việc “ra đi không có thoả thuận” như một sự đe doạ lớn, nhưng thực tế thế nào thì không rõ. Theo truyền thống văn hoá Anglo-Saxon (tức là Anh-Mỹ), vì nó tư duy theo “law”, nên cái gì cũng phải biến thành một vấn đề luật, hay biến mình thành nạn nhân (như tôi đã nói trong trường hợp Mỹ), trong thực tế nó chỉ là một dạng tương quan lực lượng (nếu hiểu theo chủ nghĩa Mác) mà thôi. Boris Johson sẽ biến Anh thành nạn nhân, đổ lỗi cho EU, để ra đi, còn sau đó mọi việc thế nào thì do tương quan lực lượng đôi bên mà ra.
Anh cũng có truyền thống “ra đi không kèn không trống” kiểu này. Gần đây nhất là lúc Anh rời Ấn độ (1948), mục đích là để cho đối thủ bất ngờ, bị động, gặp khó khăn. Xa nhất là lúc Anh rời Bắc Mỹ (1776) khi nước Mỹ độc lập cũng vậy.
Quả thật, khi đã cắt đứt quan hệ, thì việc có một thoả thuận có điều gì nghịch lý. Bởi khác với quan hệ cá nhân trong một xã hội, có toà án, hiện tại trên thế giới không có một cơ cấu nào cao hơn để giám sát việc cắt đứt quan hệ hai quốc gia.
Triều tiên tóm cổ tầu cá Nga để khẳng định quan hệ Triều-Nga không phải là quan hệ xin cho, mà là tương quan lực lượng. Nga cần có Triều Tiên, cũng như Triều Tiên cần Nga, nhưng là vấn đề “tiền trao cháo múc”, không phải là ân huệ.
Triều Tiên đã từng làm thế với ông chú của ông Kim Jung Il, vốn được coi là thân TQ. Ảnh hưởng của TQ với Triều lớn hơn nhiều Nga mà còn làm thì Nga là cái thớ gì. Một điều nữa nên để ý là Triều Tiên đã bị phong toả, không thể phong toả hơn được. Ví dụ, khi Triều phản ứng TQ, thì TQ cũng không thể hạ thấp mức quan hệ được nữa, vì nó sẽ đánh trực tiếp vào lợi ích của ..TQ.
Quan hệ Hàn Quốc – Nhật tự nhiên căng thẳng là do quan hệ tay ba (Nhật-Hàn-Mỹ) và quan hệ tay tư (Nhật-Hàn-Mỹ-Triều) và quan hệ tay năm (Nhật-Hàn-Mỹ-Triều-TQ) mà ra. Mỗi một mối quan hệ này vì có những vấn đề không khớp nhau mà tạo ra mâu thuẫn. Kiểu đồng trong 3 nhưng đưa vào 4 không được, đồng vào 4 nhưng đưa vào 5 không được và ngược lại.
Quan hệ Hàn- Nhật căng thẳng đầu tiên là do Hàn muốn độc quyền quan hệ với Triều Tiên, gạt Nhật ra. Đáp lại Nhật cương quyết đòi áp lệnh trừng phạt, gây khó cho quan hệ Triều-Hàn. Mặc dù theo báo Mỹ xì tin, Nhật có gặp kín Triều Tiên ở Hà nội, nhưng không có kết quả.
Tương tự như vậy, Mỹ cũng không để cho Nhật tham gia vào cuộc chơi.
Mỹ muốn độc quyền kiểm soát quan hệ Triều tiên, nhưng không thể gạt ra ngoài hoàn toàn Hàn quốc. Nhưng đồng thời Mỹ lại muốn dựng một liên minh Hàn-Nhật-Mỹ, trong đó Hàn và Nhật phải mâu thuẫn với nhau thì mới có lợi.
Biết thóp điều đó nên Hàn gây sự với Nhật, để đổi lại sự ban ơn của Mỹ. Ngược lại Mỹ lại đe doạ trừng phạt cả Nhật và Hàn về kinh tế, khiến các mối quan hệ đặc biệt Nhật-Mỹ , Hàn –Mỹ chỉ có tiếng mà không có miếng.
Do Triều tiên gắn bó với TQ (do vị trí địa chiến lược) mà Hàn cũng gần với TQ hơn, nhưng vẫn bị Mỹ trói tay, để cho Mỹ đặt tên lửa trên đất mình .. nhằm vào TQ. Bài toán của Hàn là cố gắng thành chư hầu gần Mỹ nhất để từ đó có vị thế với Nhật, cũng như về lâu dài, nếu cắt Mỹ thì Hàn sẽ theo TQ và nếu Hàn Triều quan hệ tốt hơn, thì chắc chắn quan hệ với Nhật sẽ dở đi. Không kể, hiện tại, Mỹ gần như đồng tình để Triều có bom nguyên tử. Và trong trường hợp như vậy, thì liên minh Hàn-Triều hoàn toàn không cần Nhật.
Nhưng việc công nghiệp hoá ở Hàn, có một phần rất lớn tác động ngầm của Nhật. Nó giống như con búp bê Nga. Nhật là hạt nhân của Hàn, Hàn là hạt nhân của .. VN để cùng chung thị trường ..Mỹ.
Còn tại sao Nhật ra tay vì Hàn đã chơi đểu Nhật, đó chính là phi vụ “nô lệ tình dục Hàn cho quân đội Nhật”. Việc này đã được chính quyền trước của Hàn giải quyết với Nhật, và hai bên đã có thoả thuận. Hiện tại Hàn lật lại, lôi nó ra cộng với tâm lý “chống Nhật tự nhiên” của dân kiểu như tâm lý VN với TQ hay Cam pu chia với VN. Nên sự vụ mới như thế, và đáng nhẽ giải quyết với nhau thì Hàn lại quay ra bám vào Mỹ, yêu cầu Mỹ gây sức ép với Nhật. Kiểu như Mỹ là ông bố. Làm thế Hàn hi vọng vừa ép được Nhật, vừa tỏ lòng trung thành với Mỹ, trong điều kiện Mỹ ngày càng gây khó khăn, đòi “lại quả” lớn hơn.
Nga sẵn sàng cung cấp cho Hàn thay Nhật, nhưng khả năng Hàn dám bước qua rất ít, bởi vì nếu Nhật cung cấp thì Hàn có thể tiếp cận thị trường Mỹ dễ dàng. Ngược lại, nếu là Nga, là nước đối kháng với Mỹ hiện tại, thì làm điều này khác nào đưa gậy cho Mỹ đánh.
Trong thực tế, khả năng Hàn, Nhật tách được khỏi Mỹ rất khó, nó chỉ có thể được nếu Mỹ cực kỳ xuy yếu, sụp đổ, kiểu như Liên Xô cũ hay thua trận trong chiến tranh.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 11 2019, 05:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #98

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tin tức:

Mỹ đang thúc đẩy thông qua Đạo luật An ninh Đông Địa Trung Hải và Quan hệ Đối tác Năng lượng 2019 (sáng kiến hợp tác 3+1, gồm Cộng hòa Síp, Israel, Hy Lạp và Mỹ). Đây là dự luật được lưỡng đảng ủng hộ, theo đó hỗ trợ toàn phần cho tuyến đường ống vận chuyển năng lượng và tăng cường hợp tác an ninh với 3 nước tại khu vực này.

Bình: có vẻ Mỹ đang cố hết sức lôi khéo 2 nước Sip, Hy Lạp (thông qua viêc hứa hẹn giảm bớt các lệnh cấm vận vũ khí với Sip + các khoản viện trợ quân sự (để mua các vũ khí này của Mỹ)) vốn có quan hệ gần gũi với Nga, để thúc đẩy việc xây dựng "Tuyến đường ống Đông Địa Trung Hải" nhằm giảm bớt phụ thuộc vào Nga, dù tuyến đường ống này rất phi kinh tế và kém hiệu quả hơn hẳn so với khí đốt từ Nga. Ngoài ra, xung đột giữa Sip và Thổ cũng đang khiến nhiều nhà đầu tư ngần ngại tham gia vào.

Hiện Nga cũng đang tăng cường sự hợp tác với Thổ ở Đông Địa Trung Hải và Thổ cũng đang tự mình thăm dò dầu khí bất chấp sự đe dọa trừng phạt của EU (ủng hộ ngầm của Nga). Ngoải ra, chính phủ Lebanon cũng đã ký hợp đồng thăm dò và hợp tác dầu khí với Eni (Italy), Total (Pháp) và Novatek (Nga), và để ngỏ mời Mỹ tham gia vào. Ngoài ra công ty Nga Rosneft cũng đang hoạt động tại Zohr (mỏ khí đốt ở Ai Cập).

Xem ra, trong cuộc chơi năng lượng kiểu này, Ukraine bỗng dưng thành kẻ thiệt nhất và ra rìa. Xung đột với Nga khiến cho đường ống của họ trở nên rất kém tin cậy. Bây giờ dù đường ống Nord Stream 2 có thành hay không, thì EU vẫn cứ mua khí đốt Nga qua Nord Stream 1 (qua Đức) và Yamal Europe (qua Belarus và Ba Lan), và sẽ đưa tương lai của mình hướng về khí đốt Địa Trung Hải (dù có thể k phải là tuyến đường ống của Sip, Hy Lạp, Israel), bản thân EU cũng đang mua khí đốt hóa lỏng nhiều từ Algerie, Qatar, và tương lai có thể là cả Nga nữa. Trong mọi trường hợp đều k cần Ukraine

Với Ukraine bây giờ chỉ có thể là thiệt hại ít hay nhiều mà thôi, khá nực cười là 1 nước có chung quyền lợi (chiến lược, kinh tế) và lịch sử gần gũi với Nga lại cứ tìm cách bài xích gây mâu thuẫn với Nga, làm thiệt hại cho cả chính mình (nhưng đem lại lợi ích cho 1 nhóm nhỏ tài phiệt cầm quyền)

Tin khác
Hiện đang có tin đồn Iran đang cân nhắc cho phép hải quân Nga sử dụng cơ sở vật chất và tuần tiểu ở hai cảng quân sự Bandar-e-Bushehr và Chabahar, và không quân Nga sử dụng một căn cứ không quân gần Bandar-e-Bushehr
Nếu quả thực vậy thì sức ép của phương Tây với Iran đang đem lại lợi ích k ngờ đến cho Nga



--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 12 2019, 06:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #99

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở phía Đông Địa Trung Hải, thì không chỉ có vấn đề đường ống dẫn dầu, mà có cả khai thác dầu. Về vấn đề đường ống dẫn dầu, thì sau khi Liên Xô sụp đổ, các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ, muốn kiếm một đường vận chuyển dầu từ Trung Á (Liên Xô cũ) không cần qua Nga. Đường ống này vì thế sẽ đi qua Georgie, Azerbaizan để vận chuyển dầu từ Kazacstan và Azerbaizan, rồi biển Caspien ra. Đường ống này như thế phải đi qua Thổ.
Nhưng đồng thời Mỹ cũng có những ý định khác với vùng Trung Đông ( I ran, I rắc, ..), và những ý định này được tiến hành bắt đầu bằng cuộc xâm lược I rắc, rồi nội chiến (được điều khiển từ bên ngoài) ở Syria, và điều này đặt Thổ vào tầm ngắm của Mỹ. Tức là có thể mất vùng đất Tây Nam, để một nhà nước người Kurdes được dựng lên. Hạt nhân của nó chính là vùng tự trị người Kurdes ở I rắc, có từ thời Mỹ xâm lược I rắc (2003).
Do Thổ bị đặt vào tầm ngắm, mà khả năng thiết lập đường ống dẫn dầu không thể thành công, cũng như Georgie thì bị Nga phá đám. Nhưng mặc dù thế, vẫn có một đường ống dẫn dầu chạy qua Georgie, và mang lại cho nước này khoảng 300 triệu đô năm, dẫn ra biển Đen. Nhưng vấn đề còn ở chỗ, nguồn cung cấp dầu là Kazacstan và Azerbaizan vẫn có quan hệ tốt với Nga, và ống dẫn dầu lớn nhất từ Kazacstan đi qua Nga, mặc dù có những dự án kéo ống dẫn dầu từ kazacstan chui qua biển Caspien sang Azerbaizan, để từ đó vào Georgie.
Tóm lại, vấn đề Thổ (Mỹ gây sự), vấn đề Georgia (Nga gây sự), quan hệ Kazacstan, Azerbaizan với Nga tốt đã khiến những dự định này không thành công.
Nhưng vùng Đông Địa Trung Hải mới đây cũng phát hiện được nhiều mỏ khí đốt. Khiến các quốc gia có chung biển này (Ai cập, Israel, Liban, Thổ, đảo Síp) lao vào một cuộc cạnh tranh. Và dĩ nhiên những nước có tiềm năng súng đạn (Israel, Ai cập, Thổ) sẽ có tiếng nói to hơn để tranh ăn, ép hai nước bé hơn là đảo Síp và Liban. Cuộc chạy đua vũ trang ở đây còn có vấn đề này nữa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 12 2019, 10:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #100

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung một chút về vấn đề Đông Địa trung Hải. Khoảng từ 10 năm trở lại đây, người ta bắt đầu phát hiện ra các mỏ khí đốt ở ngoài khơi Ai cập, Israel, Li băng, .. khác với các nước Ả rập xuất khẩu dầu mỏ, với các nước giáp biển này, họ luôn bị đói năng lượng, do dân số đông : Ai cập, Thổ , hay cần năng lượng để độc lập hơn (Israel). Nhưng ở đây do biển như hình chữ U, nên khó có nước nào có thể có được vùng đặc quyền kinh tế, mà không bị láng giềng tranh chấp, vì góc cạnh của đường bờ biển, khiến kéo 200 hải lý thì sẽ va nhau, trước khi được 200 hải lý. Trong các nước này thì Li băng và Síp bị thiệt hại nhất. L băng vì là nước nhỏ. Còn Síp vừa nhỏ thì bị chia cắt, dù đảo này có hiệp ước an ninh và căn cứ quân sự Anh, cũng như nằm trong EU.
Hiệp ước hạn chế tên lửa Nga-Mỹ (thực tế là kế thừa hiệp ước Liên Xô –Mỹ) kết thúc là biểu tượng của việc thế giới đi vào giai đoạn Tam quốc (Mỹ- TQ –Nga), bất chấp các cố gắng của Nga để là đối tác duy nhất với Mỹ. Hình thái Tam quốc này thể hiện chính xác tương quan lực lượng trên thế giới hơn. Nó cũng khẳng định sự trỗi dậy của TQ trong vòng 30 năm qua, và cũng khẳng định rằng quan hệ Mỹ-TQ không thể nào hoà bình được. Bên cạnh Tam quốc này, còn có các lực lượng khác nữa ở vòng hai: đó là EU, Ấn độ, Nhật. Nói là vòng hai vì các nước (hay khối) này vẫn chịu sự kiểm soát của Mỹ, dù mức độ kiểm soát khác nhau. Độ kiểm soát lớn nhất là với Nhật, rồi tới EU, và cuối cùng là Ấn độ. Với Ấn độ, chủ yếu vì nước này không độc lập công nghệ, chứ không phải chịu kiểm soát chính trị. Nhưng xu hướng là tách ra khỏi Mỹ. Thứ đó là các nước trung bình, nhưng có độ độc lập cao về chính trị, VN là nằm trong số này. Bao gồm : Indonesia, I ran, Nigeria, Triều Tiên, Cu ba, Mexique, Brazil, Pakistan, Ai cập, Thổ..


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

52 Trang « < 8 9 10 11 12 > » 
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC