Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang < 1 2 3 

· [ ] ·

 Chiến Tranh Biên Giới Bảo Vệ Tổ Quốc 1979-1991

root
post Jul 15 2016, 10:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bài báo này phân tích rất chi tiết, em tạm đưa link vào đây, rồi sẽ có ý kiến sau http://giaoduc.net.vn/gdvn-post169362.gd


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thalassa
post Jul 21 2016, 04:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô.


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 947
Tham gia từ: 19-November 07
Đến từ: The dark side of the Moon
Thành viên thứ: 3.742

Tiền mặt hiện có : 2.677$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



QUOTE(root @ Jul 15 2016, 11:08 AM)
Bài báo này phân tích rất chi tiết, em tạm đưa link vào đây, rồi sẽ có ý kiến sau http://giaoduc.net.vn/gdvn-post169362.gd
*




Đường chín đoạn này thực ra chỉ là để đánh lạc hướng dư luận nhằm phục vụ công cuộc xây đảo nhân tạo và sân bay quân sự trên các đảo đó, trong tương lai sẽ có thể có cả cảng cho tầu ngầm và tầu chiến.

Nếu không có các đảo nhân tạo và các sân bay quân sự này thì đường chín đoạn chả có ý nghĩa gì vì TQ ko có phương tiện nào để bảo vệ nó, hiện nay họ đã xây xong các căn cứ quân sự giữa biển thì kể cả sau khi dẹp bỏ cái đường chín đoạn này đi họ vẫn đảm bảo được sự hiện diện của mình ở biển Đông.


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 22 2016, 09:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Thalassa,
Đường chín đoạn không phải là cách ngụy trang của TQ để đắp đảo, xây dựng các căn cứ quân sự ở biển Đông. Nó là đòi hỏi cao nhất của TQ. Giống như trong chuyện Tam quốc diễn nghĩa. Khi các cố vấn kiểu Khổng Minh, Tư mã Ý được tham vấn, thì thường họ luôn đưa ra 3 giải pháp: Thượng sách(maximum), Trung sách(middle), Hạ sách(minimum). Rồi tuỳ theo tương quan lực lượng giữa các bên mà chọn giải pháp. Cái đường 9 đoạn cũng không phải là không thể xác định được. Để xác định được chính xác toạ độ của nó thì Hoàng Sa-Trường Sa phải được coi như các đảo quốc. Và từ cái ranh giới đảo quốc ấy kéo ra 200 hải lý (tức là khoảng 300 cây số) thì người ta sẽ xác định được nó. Lấy ví dụ Hoàng Sa (chỉ cách bờ biển VN khoảng trên dưới 500km), nếu tính như thế thì VN chỉ còn khoảng 80km tính từ bờ biển.
Như vậy đường chín đoạn là thượng sách của TQ. Nếu đường chín đoạn thành công, thì tất cả các đòi hỏi của TQ được thoả mãn ở mức cao nhất.
Những đòi hỏi của TQ nhằm vào 3 điều :
1- Sử dụng biển Đông như một dạng lá chắn bảo vệ lục địa TQ. Đặc biệt với việc căn cứ tầu ngầm hạt nhân lớn nhất được đặt ở đảo Hải Nam.
2- Kiểm soát con đương biển lớn nhất thế giới đi qua biển Đông. Từ đó tăng thế thượng phong của TQ trên thế giới.
3- Khai thác tiềm năng đáy biển ở biển Đông ( dầu khí, hải sản, ..)
Nếu đường chín đoạn mà thành công, thì cả 3 điều trên đều được thoả mãn. Vì thế nó là thượng sách. Nếu chỉ làm được điều một thì là hạ sách. Còn nếu điều 1 kết hợp với 2 hay điều 1 kết hợp với 3 thì là trung sách. Còn nó sẽ phá sản hoàn toàn nếu không có điều nào đạt được, nhưng điều đó chỉ xẩy ra khi VN lấy lại hoàn toàn được Hoàng Sa.
Việc TQ xây căn cứ trên các đảo nhân tạo là hạ sách(minimum) nhưng lại có tác dụng (ở dạng tiềm năng) lan toả cho điều 2 và 3. Nhưng nó không automatic, vì phụ thuộc vào lực lượng của các nước khác trong khu vực (trong đó chủ yếu là VN) và Mỹ, Nhật.
Cũng phải nói thêm là những lợi thế mà TQ thu được từ 3 điều trên không phải là tuyệt đối. Ví dụ, nó có tác dụng giúp bảo vệ lục địa TQ, nhưng bất lực không thể ngăn cản được hướng Đông Bắc (bán đảo Triều tiên) hay hướng Đông (đối với Okinawa). Kiểm soát con đường biển chỉ có tác dụng khi TQ còn quan hệ với bên ngoài..v..v..
Hiện tại trật tự Mỹ không hoàn toàn bất lợi cho TQ và TQ cần một trật tự mới do mình lập ra nếu kinh tế TQ hướng nội, trở thành trung tâm tiêu thụ với đồng nhân dân tệ là đồng tiền quốc tế. Hiện tại TQ hoàn toàn không thể làm điều đó. Vì thế TQ vẫn cần Mỹ và phương Tây, vẫn phụ thuộc. Chính vì thế mà những cái lợi của biển Đông mà TQ muốn không thể vượt quá cái ngưỡng dẫn tới việc TQ bị phong toả bởi Mỹ và phương Tây.
Tóm lại, nếu TQ không nói tới đường 9 đoạn nữa, thì không phải đừng chín đoạn là thủ thuật để giúp TQ bồi lấp đảo xây căn cứ, là một dạng hoả mù, mà nó là ước muốn tuyệt đối mà TQ chưa (và có thể không đạt được).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 16 2016, 03:17 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hic, tôi vừa biết là đường 9 đoạn được đưa ra bởi Quốc dân Đảng năm 1947, nhưng Mỹ chả nói gì, vì hồi đó quốc dân đảng là đồng minh của Mỹ mà

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 22 2016, 02:27 PM)
@Thalassa,
Đường chín đoạn không phải là cách ngụy trang của TQ để đắp đảo, xây dựng các căn cứ quân sự ở biển Đông. Nó là đòi hỏi cao nhất của TQ. Giống như trong chuyện Tam quốc diễn nghĩa. Khi các cố vấn kiểu Khổng Minh, Tư mã Ý được tham vấn, thì thường họ luôn đưa ra 3 giải pháp: Thượng sách(maximum), Trung sách(middle), Hạ sách(minimum). Rồi tuỳ theo tương quan lực lượng giữa các bên mà chọn giải pháp.  Cái đường 9 đoạn cũng không phải là không thể xác định được. Để xác định được chính xác toạ độ của nó thì Hoàng Sa-Trường Sa phải được coi như các đảo quốc. Và từ cái ranh giới đảo quốc ấy kéo ra 200 hải lý (tức là khoảng 300 cây số) thì người ta sẽ xác định được nó.  Lấy ví dụ Hoàng Sa (chỉ cách bờ biển VN khoảng trên dưới 500km), nếu tính như thế thì VN chỉ còn khoảng 80km tính từ bờ biển.
Như vậy đường chín đoạn là thượng sách của TQ. Nếu đường chín đoạn thành công, thì tất cả các đòi hỏi của TQ được thoả mãn ở mức cao nhất.
Những đòi hỏi của TQ nhằm vào 3 điều :
1- Sử dụng biển Đông như một dạng lá chắn bảo vệ lục địa TQ. Đặc biệt với việc căn cứ tầu ngầm hạt nhân lớn nhất được đặt ở đảo Hải Nam.
2- Kiểm soát con đương biển lớn nhất thế giới đi qua biển Đông. Từ đó tăng thế thượng phong của TQ trên thế giới.
3- Khai thác tiềm năng đáy biển ở biển Đông ( dầu khí, hải sản, ..)
Nếu đường chín đoạn mà thành công, thì cả 3 điều trên đều được thoả mãn. Vì thế nó là thượng sách. Nếu chỉ làm được điều một thì là hạ sách. Còn nếu điều 1 kết hợp với 2 hay điều 1 kết hợp với 3 thì là trung sách. Còn nó sẽ phá sản hoàn toàn nếu không có điều nào đạt được, nhưng điều đó chỉ xẩy ra khi VN lấy lại hoàn toàn được Hoàng Sa.
Việc TQ xây căn cứ trên các đảo nhân tạo là hạ sách(minimum) nhưng lại có tác dụng (ở dạng tiềm năng) lan toả cho điều 2 và 3. Nhưng nó không automatic, vì phụ thuộc vào lực lượng của các nước khác trong khu vực (trong đó chủ yếu là VN) và Mỹ, Nhật.
Cũng phải nói thêm là những lợi thế mà TQ thu được từ 3 điều trên không phải là tuyệt đối. Ví dụ, nó có tác dụng giúp bảo vệ lục địa TQ, nhưng bất lực không thể ngăn cản được hướng Đông Bắc (bán đảo Triều tiên) hay hướng Đông (đối với Okinawa). Kiểm soát con đường biển chỉ có tác dụng khi TQ còn quan hệ với bên ngoài..v..v..
Hiện tại trật tự Mỹ không hoàn toàn bất lợi cho TQ và TQ cần một trật tự mới do mình lập ra nếu kinh tế TQ hướng nội, trở thành trung tâm tiêu thụ với đồng nhân dân tệ là đồng tiền quốc tế.  Hiện tại TQ hoàn toàn không thể làm điều đó. Vì thế TQ vẫn cần Mỹ và phương Tây, vẫn phụ thuộc. Chính vì thế mà những cái lợi của biển Đông mà TQ muốn không thể vượt quá cái ngưỡng dẫn tới việc TQ bị phong toả bởi Mỹ và phương Tây.
Tóm lại, nếu TQ không nói tới đường 9 đoạn nữa, thì không phải đừng chín đoạn là thủ thuật để giúp TQ bồi lấp đảo xây căn cứ, là một dạng hoả mù, mà nó là ước muốn tuyệt đối mà TQ chưa (và có thể không đạt được).
*




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 17 2017, 09:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ngày này năm xưa, 17 tháng hai 1979, đã bùng nổ cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược. Một cuộc chiến khắc nghiệt kéo dài 12 năm, đến năm 1991 mới kết thúc. Đây là một cuộc chiến đặc biệt, so với hai cuộc kháng chiến trước nó đó là kháng chiến chống Pháp (1945-1954), và cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Nó đặc biệt bởi nhiều lý do :
1- Lý do đầu tiên là quan niệm lịch sử. Hiện tại ở VN, kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ được đưa vào cùng một thời kỳ. Giai đoạn 1945-1975. Giai đoạn từ 1975 trở đi vẫn được coi là thống nhất đất nước, xây dựng đất nước. Nhưng trong thực tế, phải để cả giai đoạn 1945-1991 vào một chỗ thì mới chính xác. Vì chỉ có từ năm 1991, thì VN mới có hoà bình thực sự. Sau còn có một giai đoạn chuyển tiếp, tới khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận (1996), thì vị thế của nước VN ngày nay mới hoàn toàn như một nước « bình thường » trên thế giới.
2- Cuộc chiến này « bị bỏ qua » do nhiều vấn đề « nhậy cảm », do TQ vừa là một nước láng giềng, vừa là một nước đã từng giúp VN trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong tương lai bất luận thế nào TQ cũng có quan hệ với VN đồng thời VN với TQ vẫn có những xung khắc do TQ lấn biển của VN. Tất cả những vấn đề đó khiến cuộc chiến tranh với TQ này có thể được xử dụng vào nhiều ý đồ khác nhau, từ đó nó dẫn tới « nhạy cảm ».
Thường ở Vn, cái gì mà « nhậy cảm » thì người ta hay lờ đi, im lặng.Bởi vì sợ không làm chủ được nó. Nhưng sự im lặng không phải là kế hay, mà ngược lại nó sẽ bị âm ỷ nuôi dưỡng về lâu dài là có hại. Với người biết câu chuyện, thì thái độ không nói tới có cái gì bất ổn, với người không biết nó, thì khi người ta biết sẽ dẫn tới thất vọng mất lòng tin, khiến người ta dễ bị lợi dụng. Sự im lặng cũng khiến nẩy sinh rất nhiều dạng đồn đại, khiến tính chất khách quan của cuộc chiến mất đi. Và sự đồn đại này sẽ có hại cho chính phủ VN, nhà nước VN là chính.
Các đây gần mười năm, lúc về VN có dịp lên Sa pa chơi. Trong lúc vui chuyện, vì tôi thích lịch sử, nên có hỏi người địa phương về cái ngày tháng hai 1979 này. Và câu trả lời của họ, làm tôi rất ngạc nhiên.Vì đó là câu trả lời kiểu chiến bại, bởi vì người ta chỉ có thể trả lời theo cảm nhận trực quan của một người chạy giặc. Khi về HN, lúc hỏi chuyện một người khác thì câu trả lời là « VN bị TQ đánh cho be bét ». Nhưng điều này làm tôi rất suy nghĩ. Bởi nó không phải là thực tế. Người nào tìm hiểu về cuộc chiến tranh này, sẽ thấy TQ không đạt được mục đích của mình.Sau một tháng quân đội TQ đã phải rút qua biên giới, trong khi đó ý định ban đầu là định tiến tới Hà nội, nhưng vẫn tiến hành một cuộc chiến cầm chừng kéo dài đến năm 1991 bằng các cuộc đấu pháo, bắn tỉa, với mục đích là để làm tổn hại VN. Cuộc chiến tranh có bùng lên một lần dữ dội vào khoảng năm 1983, 1984 ở vùng Vị Xuyên (Hà giang). Việc TQ chấp nhận bình thường hoá quan hệ vào năm 1991, cũng bởi vì lúc đó Liên Xô đã đổ, và với sự kiện Thiên An Môn, TQ đang từ « đồng minh hờ » của Mỹ trở thành điểm ngắm của Mỹ.
Như vậy việc im lặng không nói tới cuộc chiến tranh này có hại hơn là có lợi, vì người ta càng có nhiều cơ hội để nhìn nhận sai lầm nó. Nhưng để nói được nó chuẩn, không bị sa vào các « cạm bẫy » chính trị hiện tại không phải đơn giản.
Gần đây, trước khi về nghỉ chế độ, chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có hành động rất chuẩn là lên thắp hương cho các liệt sĩ ở Vị xuyên. Và thời điểm ông lên trước lúc về hưu cũng là đúng đắn, vì nó sẽ không tạo nên sóng gió không cần thiết trong quan hệ với TQ. Khi tôi nói tới việc cẩn thận về mặt ngoại giao. Tất nhiên có người sẽ nói rằng làm thế là sợ TQ, đặc biệt là những người quá khích. Trong thực tế, thì sự cẩn thận này đúng với tất cả các bên đã từng xâm lược VN,ví dụ. Ở Sài gòn, có bảo tảng về tội ác chiến tranh của Mỹ từ sau năm 1975. Nhưng khi VN và Mỹ quan hệ trở lại bình thường với nhau, thì nó được đổi tên là bào tàng tội ác chiến tranh, còn cái chữ « của Mỹ » bị cho vào sọt rác. Tương tự như vậy cái cung hữu nghị Việt Xô ở HN, lúc không còn Liên Xô và chính phủ Elsine đòi nợ VN quyết liệt, thì cũng được cắt gọn thành « Cung Hữu Nghị » như bây giờ
Cái cạm bẫy chính trị với cuộc chiến tranh biên giới này là gì ?
- Cạm bẫy đầu tiên tới từ những người quá khích. Đó là những nhóm người phò Mỹ, từ truyền thống hay hiện tại do ảnh hưởng sức mạnh mềm của Mỹ, hay bản thân là người Việt được Mỹ nuôi dưỡng, ví dụ như Việt kiều Mỹ (không phải là tất cả, mà là những người đòi làm chính trị VN trong số họ, mong muốn được Mỹ đưa về làm vương làm tướng). Đối với họ, biểu dương cuộc chiến này là cơ hội để tố nước VN hiện tại hèn kém, kích động tinh thần chống TQ vô lý , biện cớ cho thái độ theo Mỹ, để đẩy Vn vào tay Mỹ cho nó sử dụng như một dạng tay sai kiểu như chính quyền Sài gòn ngày xưa, nhưng lại dương cái con mồi phát triển kiểu Hàn quốc hay Nhật bản ra để nhử là « đi theo Mỹ thì được như thế ».
- Cạm bẫy thứ hai đến từ ngay trong nội tình VN. Là một nước trung bình, hệ thống chính trị VN tất nhiên phải có các phái « phò bên này hay bên kia ». Sự mâu thuẫn phe phái, sẽ được lôi ra qua kiểu « tôi yêu nước hay ông yêu nước », rồi vì cuộc chiến này không được nói ra khiến, người nói ra thành yêu nước, người không nói thành phò TQ.
- Do quan hệ TQ-VN đến hiện tại còn rất nhiều mâu thuẫn, do TQ lấn biển VN, dẫn đến bất cứ động thái nào nói đến lịch sử, cũng có thể được coi là một biểu tượng, một hiện tượng tăng nhiệt, của chính trị đương đại. Như vậy nếu không cẩn thận, thì lại dẫn tới hiện tượng « ném chuột vỡ mất đồ quý ». Đẩy VN vào vị thế nguy hiểm trong lúc chưa có chuẩn bị.
- Về mặt lịch sử, có sự đánh giá về ông Lê Duẩn. Vì từ sau năm 1991, khi VN và TQ nối lại dần dần được quan hệ với nhau, thì đã có những ý kiến ngấm ngầm đánh giá lại. Người ta nghĩ rằng nếu lúc đó mà VN sau năm 1975, nếu không bị « say chiến thắng » mà giữ được tính chất mềm mỏng trong quan hệ với TQ, thì mọi chuyện đã không xẩy ra.

Hiện nay, việc tổ chức kỷ niệm cũng như đưa nó vào sách vở đã đến lúc chín muồi, và là thời điểm nên làm. Và làm bây giờ có thể giúp tránh những cạm bẫy chính trị tôi nói ở trên. Vì sao ?
Vì sau cuộc bầu cử nhà nước, Đảng lần cuối vừa rồi, tính chất phe phái của nó đã được giảm đi, đấu tranh nội bộ bớt gay gắt hơn. Tình hình chính trị thế giới cũng làm nó giảm đi, với việc trúng cử của Trump. Việc trúng cử của ông này dẫn tới hai hệ quả với VN :
1- Việc trúng cử của Trump tiếp ngay sau cuộc viếng thăm VN của Obama đã cho người ta thấy chính sách của Mỹ là không thống nhất, và việc này làm cho những người phò Mỹ ở trong đảng hay ngoài đảng bị hẫng hụt, còn nhân dân thì cũng nhìn ra là Mỹ là một đối tác quan trọng, nhưng trông chờ vào nó thì chết lúc nào không biết. Không phải là Syria thì cũng là UK.
2- Chính sách của Trump nhằm vào TQ, cũng khiến nước này phải thận trọng hơn. Tình hình có cái gì đó giống như vào năm 1991, dù bây giờ so với hồi đó TQ mạnh hơn nhiều. Sự thận trọng này khiến chính phủ TQ phải tìm cách hạ nhiệt tinh thần sô vanh của dân chúng TQ, mà trước đây họ đã đóng góp kích động. hệ quả cuả nó là tự bản thân báo chí của họ, cũng phải nói đến cuộc chiến tranh xâm lược VN gần với sự thật hơn, nhấn mạnh tới thiệt hại của nó, để hạ nhiệt những cái đầu nóng, bảo vệ chính danh cho họ khi cần (có nghĩa là khi phải nhượng bộ), chứ cứ thổi bốc nó lên thì không có đường đi giật lùi.
3- Vào thời điểm 1979, và tiếp sau đó, cuộc chiến tranh ở Cam pu chia vẫn được thế giới (và các nước tư bản chủ nghĩa) coi là xâm lược, trong khi nó là một sự giúp đỡ. Hiện này, độ độc lập của chính phủ Hun sen là điều không phải bàn cãi. Những bước đi của chính phủ này nhằm xích gần TQ, trở thành người đi đêm cho TQ trong ASEAN , có thể ảnh hưởng tiêu cực tới VN càng khiến thế giới thấy cuộc chiến tranh ở Cam pu chia là sự giúp đỡ thật sự, chứ nếu Cam pu chia là bù nhìn của VN thì sao nó dám làm thế. Nếu cuộc chiến tranh này là phi nghĩa, thì hành động TQ đánh VN có thể biện hộ. Nhưng bây giờ, điều đó được thực tế chứng minh là sai, thì việc TQ đánh VN là một cuộc xâm lược đích thực.
4- Hiện nay, việc đưa cuộc chiến này vào lịch sử, kỷ niệm nó vừa có tác dụng giáo dục người dân Vn, xoá bỏ những tin đồn đại, đồng thời cũng giúp thế giới có một cái version khác, chuẩn xác hơn về cuộc chiến tranh này.
Năm nay là năm thứ 37, nếu ta cứ túc tắc đưa vào sách vở, không cần phải biến nó thành một chiến dịch rầm rộ, thì cũng vừa đủ thời gian để tới năm 2019 làm một cuộc kỷ niệm lớn đầy đủ. Việc đưa nó vào giáo dục lịch sử, cũng là cách ngăn chặn không để nó được sử dụng như lá chắn cho những dạng lợi ích nhóm, bám vào nó để chính danh cho những ý đồ khác về sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang < 1 2 3
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC