Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang < 1 2 

· [ ] ·

 Nhìn Lại Về đuờng Tu, Thiền tông.

Sóng
post Jun 24 2004, 11:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Một vài hôm sau, tôi đến gặp anh Q và hỏi về Kinh Bát Nhã. Anh Q bảo tôi đọc câu đầu trong bài kinh đó.
Tôi đọc:
-“Quán tự tại bồ tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”.
Anh Q hỏi:
- “Em giải thích từng câu trong đoạn đấy xem”?
Tôi trả lời:
- “Quán tự tại bồ tát” là người thực hành quán tưởng (quán ngũ uẩn tự tánh vốn không) đạt đến mức an nhiên tự tại. “Hành thâm” là thực hành thâm sâu. “Bát nhã” là Bát chính đạo.
Anh Q bảo tôi hiểu sai nghĩa “Bát nhã” và giải thích: “Bát nhã” theo tiếng Phạn là Trí bát nhã, Trí tuệ. Nghĩa là dùng Trí bát nhã để tu và bài kinh này chỉ dành cho người đã hiểu Trí bát nhã. Trí bát nhã là gì, thì cái này hơi sâu và phải bắt đầu lại, anh phải hỏi em vài thứ khác!
Sau đó anh Q hỏi tôi về một số vấn đề như Ta có nhớ, có biết được ta không…
Tôi trả lời về những gì mà tôi thấy, tôi nhớ trước đó. Anh Q hỏi lại là cái mà tôi thấy đó thì là tôi hay là đối tượng nhận biết của tôi. Tôi chợt nhận ra là từ nãy đến giờ mình chỉ kể về đối tượng nhận biết (ta thường kể về ta ở nơi ngũ uẩn, nghĩa là ta đồng hoá ta với sắc, thọ, tưởng, hành, thức), chứ không phải kể về tôi, chủ thể nhận biết. Ta là chủ thể nhận biết và ta không thể biết được ta. Nếu ta biết được ta thì thành ra là có hai ta, cũng giống như mắt không thể nhìn thấy mắt vậy. Vì vậy vấn đề tìm Ta cũng giống như cưỡi trâu đi tìm trâu, trên đầu chồng thêm đầu. Vậy mà mục đích từ trước đến giờ tôi cứ đinh ninh là đi tìm cái Ta, đi tìm Bản lai diện mục của chính mình. Vậy mục đích tu của ta là gì? Mục đích là giải thoát, giác ngộ thì giải thoát cái gì, giác ngộ ra lẽ gì?
Cuộc sống trước kia, ta chấp thân này là ta (chấp thân). Qua thời điểm Kiến tánh (cách ly ngôn ngữ và tư duy) ta ngộ ra cách chỉ tâm, chỉ ra Ta. Nếu ta sống với cái thấy này thì lần nữa ta lại rơi vào cái thấy ta, coi tâm là ta (chấp tâm).
Liệu ta có thể biết được Ta, được Trí bát nhã không? Ta không thể biết được Trí bát nhã mà chỉ biết thông qua dụng của Trí bát nhã mà thôi. Như nhờ lá cây rung mà biết có gió, nhờ đèn sáng mà biết có điện vậy.
Đây là thời điểm phá chấp “ta biết trực tiếp Trí bát nhã”.
Có những câu trả lời của các Thiền sư mà trong đó vẫn có ý. Có khi lại hàm chứa một ý nghĩa đặc biệt nào đó mà tôi không hiểu nổi. Tôi đem thắc mắc này ra hỏi. Anh Q có chỉ cho tôi nhưng tôi vẫn không nhận ra. Gần cuối buổi, anh Q chép bài thơ "Luận đạo và luận đời", bảo tôi về tìm hiểu bài thơ đó.
Vài ngày sau, tôi vẫn chưa tìm ra nghĩa hai huyền: luận đạo và luận đời trong một câu nói. Bây giờ nhớ lại, tôi không nhớ nổi là mình đã nhận ra ý nghĩa hai huyền như thế nào nữa. Tôi chỉ nhớ, sau hôm nhận ra ý nghĩa hai huyền trong một câu nói, gặp Hải, tôi nói với Hải là tôi mới nhận ra ý nghĩa hai huyền trong một câu nói và hỏi Hải:
- “Phật là gì?”
Hải trả lời:
- “Để lát nữa về nhà bà Lý tôi trả lời cho ông!”
Thì tôi đã thấy câu trả lời ở ngay câu nói đó rồi.
Dụng của Trí bát nhã cũng ở ngay trong câu nói hành động (hành) thông thường. Vậy nói năng, hành động bình thường đâu có lỗi, lỗi là tại nơi ta bị cảnh lôi mà thôi. Đây là thời điểm phá chấp ngôn ngữ thực sự - ngôn vô ngôn.
Trước kia, tôi hiểu thiền là dứt bặt mọi suy nghĩ, dừng mọi vọng tưởng. Nhưng nếu ta cố gắng dùng niệm này để dừng niệm kia thì có khác gì lấy đá đè cỏ. Dừng được vọng tưởng này thì vọng niệm cố gắng dừng đó lại là một vọng niệm rồi.
Nhớ có lần anh Q nói điều gì đó? Tôi chợt nghĩ ra từ “Tâm trí” có nghĩa là Trí tuệ của tâm mà qua đó Trí bát nhã tư duy, tìm hiểu mọi nghi ngờ, thắc mắc. Ta có thể tác ý để suy nghĩ về những vấn đề mà ta đang cần tìm hiểu (quán). Đây chính là diệu dụng của Trí bát nhã qua tư duy, suy nghĩ.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 24 2004, 11:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Một hôm, anh Q bảo tôi giấu Ông chủ đi. Tôi trả lời:
- “Em không giấu được”.
Anh Q hỏi tiếp:
- “Trước khi tu thì có Ông chủ không?”.
Tôi trả lời:
- “Có!”. “Ừ nhỉ! Thế thì từ trước đến giờ mình vẫn sống với ông chủ”.
Tôi chợt nhận ra là từ trước đến nay mình vẫn luôn luôn chỉ ra ông chủ…
Ta đâu cần gì phải chỉ ra dụng của Trí bát nhã. Trí bát nhã từ vô thuỷ đến giờ vẫn vậy, đâu cần chỉ ra mới là Trí bát nhã. Dù ta có chỉ hay không thì Trí bát nhã đâu có thêm bớt gì! Trí bát nhã vẫn hiển lộ hằng ngày, trong mọi hành động, nhận thức của ta.
Vậy thì, từ trước đến giờ mình tu là công cốc à? Quay đi quay lại thì chẳng khác trước tý gì cả sao? Tôi đem điều này ra hỏi anh Q. Anh Q cười hỏi lại tôi:
- “Ừ, có khác không?”.
Tôi trả lời:
- “Em thấy chẳng khác gì cả”.
Anh Q bảo:
- “Em thử tìm xem có gì khác so với trước khi tu không?”.
Tôi suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
- “Có khác, khác ở chỗ giờ đây ta biết còn trước kia thì ta không biết”. Anh Q hỏi:
- “Sống trong này thì có mục đích hay không có mục đích?”.
Tôi suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
- “Ừ, sống trong này thì không mục đích thật. Vậy thì khác nhau là ở hai chỗ này đây”.
Toàn bộ đời sống đều là diệu dụng của Chân tâm, mọi hành vi, ý nghĩ (hành, thức) đều là hiển lộ của Phật tính, của Trí bát nhã - đây chính là thời điểm Tâm bình thường là đạo.
Vào một tối, lúc tôi đang đi trên đường, tôi thử an trú vào trong tâm không phân biệt giống như lúc nhìn hai chữ KHÔNG mà không khởi ý (thấy mà không thấy, chữ KHÔNG trở nên một hình ảnh vô nghĩa). Khi an trú vào đó, tôi cảm nhận tất cả mọi người đi lại như là những hình ảnh, những con rối, những người gỗ. An trú sâu hơn tôi nhận thấy tôi và mọi người, mọi cảnh vật như là một giấc mơ không thật có, như hoa đốm trong hư không. Lúc đó, tôi nhận thấy là qua từng tầng mức của thiền ta có một sự nhìn nhận về thế giới một cách khác nhau và sống trong Ông chủ cũng khác nhau, bị cảnh lôi mỗi tầng mức cũng khác nhau.
Khi bị cảnh lôi, niệm khởi lên mà ta không rõ biết. Các đặc điểm từ thô tới tế như các trạng thái tình cảm khởi lên, sâu hơn nữa là ý phân biệt so sánh khởi lên, sâu hơn là niệm khởi vô ý thức.
Để vĩnh viễn không bị cảnh lôi trong tương lai ta phải diệt trừ tận gốc khởi điểm của niệm. Nhưng niệm tự tánh vốn sinh diệt nên ta chỉ cần rõ biết tự tánh sinh diệt của niệm thì sẽ rõ biết các pháp.
Trước kia, khi diệt trừ vọng niệm ta mới có sự an ổn trong tâm, còn nay tôi nhận thấy sự an ổn là nền tảng còn vọng niệm lúc sinh lúc diệt, ta phải nhìn rõ chúng mỗi lúc chúng khởi lên để rõ biết về sự khởi điểm của chúng từ đâu đến và đi về đâu.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 24 2004, 11:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Một lần, anh Q rủ tôi đến nghe anh và mọi người trong một lớp học trao đổi về mục đích cuộc sống. Anh Q hỏi về mục đích cuộc sống của mỗi người là gì? Mọi người mỗi người trả lời một ý, nhưng dần dần, mọi người cũng xác định được mục đích cuộc sống là thoát khổ. Vậy khổ là gì? Khổ là khổ thân (sinh, già, bệnh, chết) và khổ tâm (sầu, bi, khổ, ưu, não). Tóm lại, khổ là bất như ý. Muốn thoát khổ ta phải xác định được nguyên nhân gây ra khổ là gì? Nguyên nhân của mọi nỗi khổ thì không ngoài khổ tâm và nguyên nhân của khổ tâm là do ham muốn. Còn nguyên nhân của ham muốn do ta chấp trước ta và mọi cảnh vật là thật có nghĩa là chấp ngã và chấp pháp. Ta chấp ngã và chấp pháp là thật có là do sự không sáng tỏ, rõ biết về chúng nên Phật gọi đó là Vô minh. Muốn diệt trừ khổ thì phải diệt tận gốc rễ của khổ là diệt Vô minh. Con đường diệt khổ, diệt vô minh là con đường Bát chính đạo, con đường duy nhất đi đến giác ngộ, giải thoát. Đây chính là Tứ Diệu Đế, Chân lý mà Đức Phật đã tuyên thuyết cách đây 25 thế kỷ. Nay tôi mới hiểu rõ ra…
Anh Q sau đó có nói về vấn đề “vô thường”, “vô ngã” cho mọi người. Như một con búp bê không cốt và một con búp bê có cốt nhựa bên trong, nếu ta bỏ từng lớp từng lớp áo của con búp bê có cốt nhựa trong cùng thì đến cuối cùng sẽ lộ ra cốt nhựa đó, ta nói con búp bê đó có “tự ngã” riêng của nó, còn con búp bê kia, khi bỏ hết các lớp áo đi, ta sẽ thấy trống không, không còn gì nữa, ta nói “con búp bê đó không có ngã”. Vậy thì cái chén, cái bàn, mọi vật và nói chung mọi pháp có tự ngã hay không? Cũng tương tự như phương pháp tìm xem con búp bê có tự ngã, có cái ta riêng của nó hay không, ta cũng tách dần từng lớp của mọi pháp. Ví dụ như cái chén, ta bẻ một miếng ra, cái chén vẫn còn, ta bẻ tiếp miếng nữa, cái chén vẫn còn đó, cứ thế, cứ thế cho đến miếng cuối cùng, trong tay ta chẳng có gì gọi là cái chén cả. Cũng giống như một đàn chim bay trên trời xếp thành hình một con cò đang bay. Nhìn từ xa, ta tưởng đó là con cò, nhưng khi lại gần ta mới hay đó chỉ là tập hợp của đàn chim, không có con cò nào cả.Mọi pháp cũng tương tự như vậy, ta cứ đi tìm tự ngã của các pháp ta sẽ thấy các pháp vốn không có tự ngã nào cả, ta nói các pháp vốn vô ngã. Thân ngũ uẩn này cũng thế là tập hợp của các tế bào mà không có cái ngã nào cả. Mọi pháp cũng vậy, nó chỉ là tập hợp của những pháp khác, pháp khác đó khi mổ xẻ ra ta cũng không thấy có cái ta riêng nào cả.
Về pháp “Thấy biết như thực”, anh Q hỏi mọi người trong lớp về chỗ thấy của mình đối với các pháp. Đầu tiên, anh Q đưa ra một vật mà mọi người trước đó chưa hề nhìn thấy và hỏi “mọi người biết cái này không?”. Mọi người trả lời là “không biết”. Anh Q giơ cái bút lên hỏi “mọi người biết cái này không?”. Mọi người trả lời là “cái bút”. Anh Q hỏi tiếp: “thế cái bút giống hay khác với vật ban nãy”. Mọi người trả lời: “Khác”. Anh Q bảo “mọi người đã biết là khác nhau thì phải biết cái vật lúc nãy chứ, sao lại bảo là không biết”. “Hai câu hỏi ‘mọi người có biết cái này không?’ và ‘mọi người biết cái này tên là gì không?’ là giống nhau hay là khác nhau?”. “Là hai câu hỏi khác nhau”. Sau đó anh Q giơ cái bút lên hỏi tiếp “cái này tên là gì?”. Mọi người trả lời “nó tên là cái bút”. Anh Q hỏi tiếp “Thế tên của nó có phải là chính nó không?”. Thường lúc đầu mọi người nói “tên của nó là chính nó”. “Vậy thì đứa trẻ khi mới sinh chưa có tên, sau đó đặt tên thì tên nó có phải là chính nó không?”. “Không!”. Chuyển sang âm thanh, anh Q hỏi “gâu gâu là gì?”. Mọi người lại nói: “Tiếng chó sủa”. Anh Q hỏi lại: “Vậy thì cháu là chó à?”. Mọi người cười ồ lên. Anh Q hỏi tiếp “Thế crù crù là gì?”. Anh Q gõ thước lên bàn theo nhịp bài “Như có Bác Hồ” và hỏi mọi người có nghe thấy bài “Như có Bác Hồ” không? Mọi người đều nói là có nghe thấy bài hát đó. Anh Q hỏi tiếp: “Thế bài hát đấy là do cái thước hay cái bàn hát?”. Mọi người trả lời: “không phải do cái thước mà cũng chẳng phải do cái bàn”. “Vậy thì sao mọi người nghe thấy bài hát, bài hát ở đâu ra? Nếu cháu gõ bản nhạc mà mọi người chưa nghe bao giờ thì có nghe thấy bản nhạc ấy không”. Mọi người bảo là “không biết” (cô Khê thì bảo đó là “tiếng con gì đó mà cô không biết”). Viết đến đây, tôi nhớ ra là có lần tôi và anh Q đến chơi ở một ngôi chùa ven hồ Tây, anh Q có hỏi tôi về pháp này: anh Q hỏi tôi là “Em đang nghe thấy anh nói gì?”. Tôi trả lời là “Em đang nghe thấy anh nói”, anh Q bảo “Không đúng!”. Tôi trả lời những câu khác nhưng anh Q đều bảo là không phải. Lúc đó, tôi nghĩ là nhiều điều mình vẫn còn chưa biết và những điều đó chẳng khác nào công án cả. Anh Q gõ xuống ghế và bảo tôi nghe có giống bài “Như có Bác Hồ” không? Tôi đáp là “Có”. “Vậy bài hát ấy từ đâu ra?”. “Từ trong ký ức của em ra”. “Vậy thì đừng đưa ký ức của em ra, thử nghe xem nó là gì nhé!(?)”. Sau đó, tôi nhận ra được câu trả lời cho câu hỏi “Em đang nghe thấy anh đang nói gì?” đó. Qua những câu hỏi của anh Q và câu trả lời của mọi người, ta thấy thường chúng ta đưa ký ức, kinh nghiệm vào trong câu nói, câu trả lời của mình mà không biết câu trả lời hiện tiền ngay đó. Để loại bỏ ký ức, tâm trí không xen vào giữa ta và thực tại, ta chỉ nghe và thấy chúng như chúng vốn thế. Đây chính là pháp “thấy biết như thực”, thấy và nghe như thế nào thì thấy và nghe như thế. Như nghe thấy tiếng gõ đó thì chỉ nghe thấy tiếng gõ đó mà không đưa ký ức vào và suy diễn đó là bài hát này, bài hát kia. Như vậy, mọi câu trả lời đều rất rõ ràng, sáng tỏ và đơn giản, chỉ do tâm trí mà mọi thứ như nó vốn thế bị tâm trí làm méo mó đi. Tiếng gõ bàn là tiếng gõ bàn chứ chẳng có bài hát nào ở đấy cả, “crù crù là crù crù”, “gâu gâu là gâu gâu”, “cái bút là cái bút”, “‘vật đó’ là ‘vật đó”…. Pháp “Thấy biết như thực” là nền tảng để cho chánh tri kiến phát triển, đấy chính là câu “như thị” mà trong các Kinh điển ghi lại câu “như thị ngã văn” hoặc câu đầu tiên mà ta thường thấy trong các bài kinh thuộc các bộ Kinh nguyên thủy “Một thời, Thế Tôn ngụ tại… tôi nghe…”. Các bài kinh miêu tả như thực lại những gì mà ngài Anan nghe và thấy như vậy chứ không đưa ý của mình vào. Pháp “Thấy biết như thực” đem lại cho ta cái nhìn chân thực vào mọi pháp mà không sinh tâm phân biệt, phán xét, yêu ghét…


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 24 2004, 11:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sâu hơn nữa, ứng dụng của pháp “Thấy biết như thực” là pháp “Như lý tác ý”. Như lý tác ý nghĩa là ta tác ý vào các pháp để nhận biết rõ hơn về các pháp đó, ở đây phải sử dụng tư duy logic, hợp với chân lý khách quan, do đó ta sẽ không khởi lên ý kiến chủ quan. Chẳng hạn khi nói về vấn đề “khiêm tốn”, ta phải tác ý vào để nhận ra thực sự của vấn đề “khiêm tốn” đó là gì? Giống như một người đi qua cái cửa thấp hơn mình, họ phải cúi xuống để đi qua đó. Thì tính khiêm tốn cũng vậy, nó chỉ ra tính ngã mạn chứ chẳng phải “khiêm tốn” gì cả. Hay câu “Tôi nói ra chẳng phải để khoe khoang” thì ta phải tác ý vào để nhận ra rằng câu nói đấy đã chính là đang khoe khoang rồi, câu nói đó tự mâu thuẫn với chính nó… Thực hành pháp “Như lý tác ý” là ta đã sử dụng đến Trí tuệ để tìm hiểu các pháp. Lúc này, ta phải khởi Trí tuệ để phân biệt đúng sai của các pháp, để tìm hiểu rõ hơn về các pháp.
Qua pháp “Thấy biết như thực” ở trên, mọi người thấy rõ tâm trí xen vào toàn bộ cuộc sống như thế nào, anh Q đưa ra pháp “Nói đông chỉ tây” để giúp mọi người cách ly tâm trí. Khi trả lời câu hỏi, ta sẽ nói một câu nào đó để cho người hỏi thấy là ta không bị đưa tâm trí vào câu hỏi, không bị cảnh ở đây là câu hỏi lôi đi. Chú Tiến đã ứng dụng ngay được pháp “Nói đông chỉ tây” đó lúc về nhà. Hôm đó, chú Tiến kể là hôm trước chú về nhà muộn, sau khi nói chuyện với ông bạn lâu ngày mới gặp, thì bà vợ chú ấy hỏi chú là “sao đi với O nào về muộn thế?”. Chú Tiến “đánh trống lảng” bằng cách hỏi lại “hôm nay cháu ở nhà với bà như thế nào?”. Thế là bà xã chú Tiến kể về đứa cháu một cách vui vẻ mà quên mất việc “đi với O nào đó của chú Tiến”. Qua ứng dụng của chú Tiến pháp “nói đông chỉ tây”, ta thấy pháp này làm cho dịu bầu không khí căng thẳng trong gia đình hoặc mình có thể lái vấn đề câu chuyện sang ý của mình như là một người hướng dẫn chương trình. Pháp “Như lý tác ý” đem lại cái nhìn sâu sắc hơn vào các pháp, pháp “nói đông chỉ tây” là bước đầu để giúp ta cách ly tâm trí trong các câu nói, câu trả lời của ta trong khi giao tiếp. Còn bước sau là để giúp cho thiền. Đó là Thiền tông.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Jun 25 2004, 10:34 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Hic!
Sao mà lẫn lộn lung tung cả lên vậy! ở đây có tới ba nhân vật khác nhau!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thich_Vo_Tam
post Feb 1 2005, 01:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 23
Tham gia từ: 28-January 05
Thành viên thứ: 1.641

Tiền mặt hiện có : 652$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



QUOTE(Sóng @ Jun 24 2004, 04:25 PM)
Vào khoảng tháng 7, tháng 8 năm 2002, một người bạn tên là Hoàng nói chuyện với chị Trâm, bảo chị ấy đọc cuốn “Đường về xứ Phật” của Hoà thượng Thích Thông Lạc. Hoàng nói là thày Thích Thông Lạc bảo Các tổ chưa giác ngộ, kinh sách đại thừa là của người đời sau thêm vào chứ không phải chính kinh (Kinh Phật)… phải giữ giới nghiêm mật thì mới nhập định và phát trí tuệ được, nghĩa là đi từ giới, tới định, rồi đến tuệ. Đọc thử vài trang đầu, tôi cũng thấy những điều mà thày Thích Thông Lạc nói cũng đúng. Như vậy thì từ trước đến nay, toàn bộ sách vở mà tôi đã đọc chẳng là gì cả, toàn là tà ma, ngoại đạo cả sao? Nhưng còn về điều mà tôi ngộ ra thì tôi chẳng thấy nó sai gì cả. Vậy thì lời của thày Thích Thông Lạc về các tổ, về Thiền tông mâu thuẫn như thế nào với kinh nguyên thuỷ??? Nhiều thắc mắc nổi lên trong tôi, trong đó vẫn có cả thắc mắc về các công án khó hiểu.
...Nhưng lúc về đến nhà thì kỳ lạ hơn nữa là tôi đã gặp một người, mà khi ở trong Cốc, và trước đó, tôi luôn mong muốn gặp để hỏi về những thắc mắc của mình - Đó là anh Q..

Hic hic... khó theo dõi thật. Tôi có thắc mắc, nhân vật ấy đã kiểm chứng lại vấn đề HT Thích Thông Lạc - HT nói cả Nam tông lẫn Bắc tông bây giờ đều dạy sai... thế nào ạ? Anh Q., có làm sáng tỏ điều đó không? Số là tôi cũng từng vào trang web của HT TTL và đọc bài.

Sau khi nhìn lại đường tu thì hiện giờ nhân vật ấy theo phương pháp của ai?


--------------------
HEARTLESS



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Feb 2 2005, 05:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Thich_Vo_Tam @ Feb 1 2005, 06:10 AM)
Hic hic... khó theo dõi thật. Tôi có thắc mắc, nhân vật ấy đã kiểm chứng lại vấn đề HT Thích Thông Lạc - HT nói cả Nam tông lẫn Bắc tông bây giờ đều dạy sai... thế nào ạ? Anh Q., có làm sáng tỏ điều đó không? Số là tôi cũng từng vào trang web của HT TTL và đọc bài.

Sau khi nhìn lại đường tu thì hiện giờ nhân vật ấy theo phương pháp của ai?

những vấn đề đó bác hãy gặp trực tiếp nhân vật đó mà hỏi nhé!!!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thich_Vo_Tam
post Feb 3 2005, 12:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 23
Tham gia từ: 28-January 05
Thành viên thứ: 1.641

Tiền mặt hiện có : 652$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



OK! Bác delete hộ em nhé, nếu thấy cần thiết để tránh làm loãng topic.


--------------------
HEARTLESS



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Feb 4 2005, 10:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Cứ để cũng không sao!!!!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 18 2020, 09:14 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em thêm phần bổ xung cho đầy đủ

Tệp tin đính kèm
Tệp tin đính kèm  HoiKy_20201218T020105Z_001.zip ( 135.7k ) Số lần tải xuống: 264


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang < 1 2
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC