Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

7 Trang « < 2 3 4 5 6 > »  

· [ ] ·

 Chánh Niệm Không Như Bạn Nghĩ

Phó Thường Nhân
post Oct 9 2018, 10:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #31

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



7- Vấn đáp.
Để chứng minh cho những điều nói ở trên, thì tốt nhất là xem Thiền của vua Trần Thái Tông là gì. Trong quyển « Khoá Hư Lục » đã nói, có một phần rất quan trọng, được gọi là vấn đáp. Là đối thoại giữa Vua và một nhà sư. Trong quyển của tôi, sách giấy, nó nằm trước phần « niêm luận tụng », tức là lời bàn của vua về các công án, trong phần quyển thượng. Ngược lại trong bản mà thầy Thích Thanh Từ giảng, có trên mạng, thì không có phần này. Vì thế mặc dù rất lười trích dẫn, nếu không thể kiếm được trên mạng để cóp pi, tôi đánh phải chép lại, vì vấn đáp này rất quan trọng, có thể coi như là bản lề thiền tông của nhà vua, và vì thế cũng là gốc gác của Thiền Trúc lâm. Đoạn vấn đáp như thế này.
“Một ngày nọ Vua thăm chùa Chân giáo. Vị tăng Đức Thành đời Tống hỏi : - “Đức Thế tôn chưa rời cung Đâu Suất đã giáng xuống vương cung, chưa ra khỏi thai mẹ đã độ người hoàn tất, đó nghĩa là thế nào ?”. Vua đáp: “Ngàn sông có nước ngàn trăng chiếu, muôn dặm không mây muôn dặm trời”. Tăng hỏi “Chưa rời cung chưa ra đời đã được chỉ bảo. Còn đã lìa cung, đã ra đời, việc ấy như thế nào?”. Vua đáp “Mây sinh đỉnh núi đều mầu trắng, nước đến Tiêu, Tương một vẻ trong”; Tăng nói “Mưa tạnh, sắc núi rạng,mây quang trong động sáng, vậy thế nào là ẩn hiện nhất như ». Vua đáp “ngoại trừ con thật của nhà ta, ai dám hướng vào trong nơi đó”. Tăng nói “Xưa nay không khác lối, người đạt cùng nẻo đường, Bệ hạ há bảo duy Thế Tôn đắc đạo ư ?”. Vua nói “Mưa xuân không cao thấp, cành hoa có ngắn dài”. Tăng hỏi “Người người vốn tự người người đủ, kể kẻ nguyên lai kể kẻ tròn,Tại sao Thế Tôn lại vào núi tu đạo?”. Vua nói “Kiếm vì bất bình mở hộp báu, thuốc nhân trị bểnh rót khỏi bình”. Tăng nói “Trong mắt đừng để bụi, trên thịt chớ khoét ung, còn phần người học đạo có chỗ tu chứng chăng ?”. Vua nói “Nước chẩy xuôi non đâu có ý, mây tuôn qua núi vốn không tâm”. Tăng im lặng. Vua nói “Chớ bảo vô tâm nói là đạo, vô tâm còn cách một trùng quan”. Tăng nói “Tâm đã không gọi cái gì là trùng quan”.Vua lại nói “Nước chẩy xuôi non đâu có ý, mây tuôn qua núi vốn không tâm”. Tăng không đáp.”
Vị tăng tên hiệu là Đức Thành (tức là Thích Đức Thành), còn “đời Tống” bởi nhà sư chắc là người Hoa, chạy loạn sang VN, lúc này nhà Tống đã bị nhà Nguyên tiêu diệt (miền nam sông Trường Giang), sau khi tiêu diệt nhà Kim ở Trung Nguyên (miền bắc sông Trường Giang). Đời Tống-Đường là thời kỳ hưng thịnh nhất của Thiền Tông TQ. Vì thế cuộc đối thoại của vua với vị tăng này có thể giúp ta tìm hiểu Thiền ở VN thời này so với Thiền TQ thế nào. Có sánh tầm được không. Về mặt lịch sử, ở TQ, đời nhà Nguyên (100 năm), trọng mật tông, vì nhà Nguyên là triều đại Mông cổ, người Mông cổ ảnh hưởng của Mật Tông như người Tây Tạng. Khi nhà Minh lật đổ được nhà Nguyên, thì nhánh phật giáo hưng thịnh là Tịnh độ. Còn Thiền thì có xu hướng tổng kết lại, và mất dần ảnh hưởng. Một phần nhận thức Thiền nhập vào Nho giáo. Quá trình hội nhập này đã có từ đời nhà Tống với Lý học, nhưng càng rõ rệt hơn với Minh Nho (Nho giáo đời nhà Minh). Phật giáo ở VN và ở bán đảo Triều Tiên cũng theo cái quy trình này, nhưng nó không theo sát TQ. Ví dụ, ở VN và Triều Tiên chỉ có Tống Nho (Lý học) mà không có Minh Nho. Nhưng ở cả hai nơi, Tịnh độ tông cũng đều là tông phái phổ cập hơn cả.
Câu hỏi đầu tiên của Tăng, nếu dịch ra thuật ngữ triết học hiện đại, là muốn nói đến quan niệm giữa bản chất (Thế tôn trong cung Đâu Suất) và hiện tượng (người được độ). Theo quan niệm của phật giáo đại thừa, Phật Thích Ca (ở đây được gọi là Thế Tôn, người được thế gian tôn kính) là một kiếp của Phật đã có từ vô thuỷ vô chung. Vì thế trước khi Phật Thích Ca đầu thai làm người (« giáng xuống vương cung ») chưa giảng đạo thì đã có chúng sinh ngộ đạo Phật (« chưa khỏi thai mẹ đã độ người hoàn tất »). Như vậy giải thích điều này như thế nào, vì giáo lý phật giáo đã có đâu, đã có tăng đoàn đâu. « Thế Tôn trong cung đâu xuất » là cách nói ẩn dụ về pháp thân. Pháp thân ở đây có nghĩa là « bản chất Phật », cũng có thể gọi là Tâm. Tôi dùng từ CHÂN TÂM để diễn tả. Như vậy giữa pháp thân phật này, với người được độ (tức là người giác ngộ Phật giáo thấy được CHÂN TÂM) ngay cả khi Phật Thích Ca chưa sinh ra đầu thai làm người, tức là hiện tượng. Phải giải thích thế nào. Mối quan hệ của hai bên (bản chất < -- > hiện tượng) ra sao.
Trong Thiền Tông, nếu học theo công án kiểu Thiền Lâm Tế như hiện đại, thì ngộ điều này là ngộ từ « đa dạng (hiện tượng, vô thường luôn thay đổi) tới nhất như (chỉ là một, bất biến, vĩnh hằng) ». Cái nhất như bất biến này còn được gọi là KHÔNG. Đây thực ra là quá trình đầu tiên của học Thiền. Thường được người ta dẫn bằng công án của Triều Châu « một tăng hỏi Triều Châu : con chó có phật tính không . Triều Châu đáp : « Không ». (Chữ KHÔNG này phải để bằng chữ Nho thì mới hết nghĩa của nó, vì nó được viết bằng ký tự VÔ, giống như viết vô ngã, vô niệm, vô tâm).
Vậy vua trả lời thế nào ? Vua quan niệm ra sao ? Câu trả lời của vua thật tuyệt vời, và nó có thể dùng làm phương pháp tu tập thiền « Ngàn sông có nước ngàn trăng chiếu, muôn dặm không mây muôn dặm trời ». Nếu nói theo từ ngữ hiện đại. Thì vua nói thế này. Hiện tượng là cái phản xạ của bản chất, là hình ảnh của bản chất (giống như hình trăng dưới nước, thấy hình trăng nhưng đấy không phải là trăng), đồng thời bản chất nằm trong hiện tượng, và cái bản chất này LÀ MỘT (muôn dặm không mây muôn dặm trời. ở đây muôn dặm trời là bản chất, mây bay là hiện tượng, do ta tạo tác ra bởi nghiệp, bởi tâm lý, bởi cái tôi... Khi người ta vượt được đám mây, thì thấy được bầu trời chỗ nào cũng như nhau, chỉ vì bị mây che (thế giới hiện tượng) mà người ta không « nhin » thấy bản chất).
Tại sao tôi lại nói có thể dùng nó để tập thiền. Bởi vì nó có hai vế có thể luyện tập được. Đó là tĩnh lặng như mặt nước để hiện chân tâm, đây chính là ngồi Thiền. Nhưng ngồi thiền để tĩnh lặng là màn dạo đầu, để thấy được « bóng trăng dưới nước », tức là cảm nhận chân tâm nhưng chưa dùng được chưa sống được với chân tâm. Chỉ khi nào cảm nhận được NHẤT NHƯ, tất cả các hiện tượng đều là MỘT, không phân biệt như trời không mây thì mới đủ.
Như vậy ta có thể thấy, ngồi thiền, nhập thiền để tĩnh lặng, nhưng tự nó không ngộ được, chỉ thấy được hình ảnh ngộ thôi. Còn ngộ thì phải quét sạch các đám mây (như là các hiện tượng, sự việc) để thấy sau đó bản chất là KHÔNG, là TÂM, là MỘT và sống được với nó thì mới đủ.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 10 2018, 11:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #32

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cảm nhận cái KHÔNG, CHÂN TÂM, NHẤT NHƯ này đã khó. Và vấp vào sai lầm coi nó là hư vô rất dễ. Bản thân tôi cũng đã từng bị lầm vào đây. Và có một nhân vật, vốn là trí thức miền Nam cũ, là ông Phạm Công Thiện cũng sa vào đây không ra được, mặc dù hiện nay, vẫn có nhiều người coi ông ấy là trí thức phật giáo. Nhưng câu chuyện này tôi sẽ nói sau. Bây giờ sẽ tiếp tục phân tích phần « vấn đáp » của Vua, để xem vua quan niệm thế nào mà không sa vào cái sai lầm này. Tức là đi từ cái nhất như trở về đa dạng, tức là theo nhân duyên, ứng dụng thực hành được trong cuộc sống hàng ngày.
Chính vì thế mà sư mới nói « “Chưa rời cung chưa ra đời đã được chỉ bảo. Còn đã lìa cung, đã ra đời, việc ấy như thế nào?”. Chuyển ra ngôn ngữ triết học hiện đại, thì câu này sẽ là. Vua đã nói được bản chất rồi (tức là KHÔNG, là TÂM), nhưng cái bản chất ấy thể hiện trong các hiện tượng thế nào. Câu trả lời của vua cũng cực chuẩn “Mây sinh đỉnh núi đều mầu trắng, nước đến Tiêu, Tương một vẻ trong”. Cái câu này nghĩa là thế nào. Ở đây vua dùng ẩn dụ để nói đến TÍNH (mà thông thường ta thường hiểu như từ « tính từ » trong ngữ pháp), như mây thì có TÍNH chất trắng, nước thì có TÍNH chất trong. Nếu gộp cả từ đầu, thì ta có thể hiểu nhận thức triết học phật giáo của vua (ở đây là theo Thiền Tông) rằng. Bản chất của mọi hiện tượng là TÂM, là MỘT (nhất như), bất biến, hằng thường.. nhưng ở trong hiện tượng, có hình thái, danh sắc thì đó chính là TÍNH. Và nhận thức này không ngoài câu kệ của tổ Bồ đề đạt ma « KIẾN TÍNH THÀNH PHẬT » (kiến ở đây là nhìn, nhưng ý nghiã nó rộng hơn không phải là nhìn thông thường, mà nhận thức).
Nhưng nhà sư không hoàn toàn thoả mãn với câu trả lời đó, vì với nhà sư mầu trắng của mây, sự trong của nước chưa hoàn toàn chỉ được TÍNH, vì nó có thể là hiện tượng.ví dụ giống như mây có thể mầu hồng, nước có thể mầu rêu, vậy trong trường hợp nào là TÍNH, trường hợp nào là hiện tượng. Vì thế sư mới truy tiếp “Mưa tạnh, sắc núi rạng,mây quang trong động sáng, vậy thế nào là ẩn hiện nhất như ». Hiển nhiên « mưa tạnh » (nhân duyên tạo ra) thì mầu núi sáng lên (nhưng cái sáng này không phải là TÍNH (chất) của núi). Cũng như vậy « Mây quang (nhân duyên) thì trong hang sáng ra (nhưng cũng không thể nói sự sáng ra này là TÍNH (chất) của hang động). « Vậy thế nào là ẩn hiện nhất như » có nghĩa là vậy điều gì có thể coi là TÍNH, điều gì mặc dù giống thế chỉ là hiện tượng. Ta cũng có thể dịch nghĩa là « cái NHẤT NHƯ, tức là TÂM ấy nó ẩn hiện, thể hiện ra sao ».
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 12 2018, 09:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #33

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Câu hỏi của nhà sư cũng có thể hiểu theo nghĩa, nếu coi NÚI , ĐộNG(hang) biểu tượng của bản thể, tức là TÂM. Mưa Tạnh, Mây Quang là biểu tượng của hiện tượng, chúng xuất hiện cùng đồng thời như vậy, thì phải ngộ thế nào.
Câu trả lời của Vua cho đến nay với tôi vẫn là một công án, mà tôi chưa cảm nhận được đầy đủ. Điều đặc biệt là câu trả lời của Vua « Ngoại trừ con thật của nhà ta, ai dám hướng vào trong nơi đó », nhà vua không chỉ nói một lần mà được lặp lại trong một « niêm luật tụng » của Vua (số 4).
4. Cử: Ngoại đạo hỏi Phật: Chẳng hỏi có lời, chẳng hỏi không lời?
Niêm: Trừ người quả thật con ta đó,
Ai kẻ bạo chân vào đường này.
Tụng: Lao quan khó buộc có ai tri,
Ngôn ngữ đều quên không chỗ y.
Chẳng phải trong đời con ngựa giỏi,
Do đâu bất chợt được tiện nghi.
(Phải đính chính ở đây một tí. Khi đi tìm cái công án ở trên, cũng trong một bản Khoá Hư lục của Thầy Thích Thanh Từ, tôi lại thấy phần Thầy giảng về phần « vấn đáp » mà tôi đang nói ở đây. Hoá ra cái bản trước tôi tìm không có. Vì thế trên mạng, thực ra rất khó sử dụng nó một cách tin cậy, và đấy cũng là điều khiến tôi thích sách giấy).
Thú thực mà nói, câu trả lời của Vua trong vấn đáp làm tôi thất vọng. Về bản chất, câu cử « chẳng hỏi có lời, chẳng hỏi không lời » với câu « Mưa tạnh sắc núi rạng, mây quang trong động sáng » là đều nhằm vào một vấn đề. Đó là cảm nhận bản chất (TÂM) và hiện tượng cùng đồng thời như thế nào. Nhưng vua lại trả lời rằng “ngoại trừ con thật của nhà ta, ai dám hướng vào trong nơi đó”. Mà ta có thể dịch là « nếu không phải là người ngộ đạo (con thật của nhà ta), thì không hiểu được điều đó ». Điều này tất nhiên là đúng, nhưng cái điều sư muốn hỏi, là vua đã ngộ, vậy cái ngộ của vua thế nào, thể hiện nó ra. Trong bài niêm luật tụng số bốn ở trên, phần tụng nói rõ hơn ý của vua. « Ngôn ngữ đều quên không chỗ y, chẳng phải trong đời con ngựa giỏi, Do đâu bất chợt được tiện nghi ». Ba cái câu này ta có thể diễn giải là « sự vật không thể bám vào lời nói (ngôn ngữ đều quên không chỗ y) mà đánh giá, mà phụ thuộc vào nhân duyên xẩy ra (như con ngựa giỏi vì là có nhân duyên xẩy ra khiến người ta có thể đáng giá nó giỏi (do đâu bất chợt được tiện nghi), kiểu thời thế tạo anh hùng).
Như vậy nếu lấy câu niêm và tụng coi nó như câu trả lời của Vua, thì nó hay hơn và chuẩn hơn.
Tôi nghĩ rằng nhà Sư cũng thấy ngay điều đó. Nên mới hỏi tiếp “Xưa nay không khác lối, người đạt cùng nẻo đường, Bệ hạ há bảo duy Thế Tôn đắc đạo ư ?”. Điều sư muốn nói là bản thể chân TÂM chỉ có một (không khác lối, cùng nẻo đường), vậy nếu phân biệt người ngộ với không ngộ, thì có hai cửa khác nhau ».Nếu hiểu như nhà vua thì chỉ có Thế Tôn tức là phật Thích Ca đắc đạo. Tóm lại Sư đã thấy Vua có thể nắm bắt được CHÂN TÂM về mặt tuyệt đối, nhưng sự chuyển hoá nó thành tương đối, để ứng dụng thì chưa đạt. Vua đã có chiều đi (từ tương đối tới tuyệt đối), nhưng nếu dừng ở đó, thì chỉ ngộ ở mức độ hư vô (như ông Phạm Công Thiện, mà tôi sẽ nói tới sau), nhưng không tìm được chiều về (tức là đi từ tuyệt đối xuống tương đối, từ lý thuyết ứng dụng xuống đời thường).
Để hiểu điều này, có lẽ ta nên có một khái niệm về từng bước ngộ thiền, ngay cả trong thiền « đốn ngộ ». Vì nó là phương pháp mà Tổ của Tào Động (là tông phái tôi dùng tu tập) là Động Sơn đề ra.Động sơn gọi TÂM là LÝ (bản thể), gọi hiện tượng là SỰ. Hiện tượng ở đây là nói theo kiểu hiện đại, để chỉ rằng tất cả mọi sự tồn tại (sự vật, tâm linh,..) mà do nhân duyên tạo ra, tức là có nguyên nhân hoàn cảnh mới tồn tại được thì gọi là hiện tượng. Như vậy cuộc sống đời thường của ta là SỰ (ngay cả chính ta và bên ngoài), vì nó không thể thoát được SINH, LÃO, BỆNH, TỬ (người ta cũng thường dùng các khái niệm tương đương như SINH, THÀNH, HOẠI, DIỆT để chỉ cho nó bao quát hơn). Khi tôi tập thiền, thì điều tôi hướng tới là SỰ, bởi nó có thể dùng được trong đời thường. Quá trình giác ngộ thiền như vậy có 5 công đoạn : 1- SỰ đi vào LÝ 2- LÝ đi vào SỰ 3-« Hiểu » LÝ và SỰ đều là TÂM 4-LÝ và SỰ đồng tồn tại 5-LÝ và SỰ đồng tồn tại và không có NGÃ (vô ngã).
Đến công đoạn thứ 5 thì mới thực là ngộ thiền. Sau này Lâm Tế (là tổ của Thiền Lâm Tế) cũng phân khúc ra như vậy, nhưng gọi LÝ là CHÍNH (thẳng) SỰ là nghiêng, và chia quá trình này làm 4 đoạn. Bao gồm LÝ đi vào LÝ (có thể hiểu như ngộ lý thuyết), SỰ đi vào LÝ (tức là từ thực tế mà nhận ra chân lý), LÝ đi vào SỰ (là sự áp dụng lý thuyết vào thực tế), và cuối cùng SỰ đi vào SỰ.
Nói gọn lại ta có thể hiểu là nó có hai phần tôi gọi là đi lên (từ cuộc sống đời thường mà ngộ được triết lý Thiền), gọi là LÝ. Một khi biết cái LÝ rồi phải ứng dụng được vào SỰ (tức là từ lý thuyết lại trở thành thực tế) tức là đi xuống. Đi lên đi xuống ghép lại thành vòng tròn. VN hiện đại, có câu « học đi đôi với hành » chính là điều này. Học (kinh điển, ngồi thiền, ..) là để ngộ được cái LÝ. Nhưng phải dùng cái LÝ ứng dụng nó vào đời sống (Hành) thì mới đủ.
Các Thiền sư để lại công án, họ đều là sư. Như vậy, phần ứng dụng ngược trở lại của Thiền trong đời thường không nhiều, vì họ đi tu. Nhưng với vua Trần Thánh Tông thì điều này không đủ. Vì Vua trị vì. Và điều đó thể hiện rõ trong các câu trả lời tiếp theo của Vua. Ngược lại cách hỏi của nhà sư Đức Thành là đi theo chiều mà tôi nói ở trên. Sư hỏi vua về bản thể (TÂM) rồi từ đó lần xuống SỰ. Nhân đây tôi cũng nói luôn, là nếu chỉ từ SỰ ngộ tới LÝ , thì chính là sa vào hư vô. Như ông Phạm công Thiện mắc vào. Tôi trong quá trình tập thiền cũng mắc phải điêù này. Tôi thoát ra khỏi nó thế nào thì sẽ nói sau.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 15 2018, 10:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #34

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để trả lời câu hỏi của Sư «Tăng nói “Xưa nay không khác lối, người đạt cùng nẻo đường, Bệ hạ há bảo duy Thế Tôn đắc đạo ư ?”. Vua nói “Mưa xuân không cao thấp, cành hoa có ngắn dài” .

Đến đây Vua và Sư đã đi ngược nhau. Kiểu ông hỏi gà bà trả lời vịt, bởi câu trả lời của vua không sai, nhưng không đúng với Thiền. Câu trả lời của Vua chính là nội dung của phẩm dược sư, trong kinh Pháp Hoa. Nếu nó giải thích được đúng đắn quan niệm ngộ phật khác nhau của chúng sinh, thì nó lại không thuộc phạm vi Thiền quan tâm. Thông thường, trong phật giáo Đại Thừa, từ thời nhà Đường (TQ) thì người ta quan niệm trong đạo Phật có 3 phạm trù khác nhau : Thiền, Giáo, Luật. Nếu Thiền coi trọng sự tự tu, tự giác ngộ, thì Giáo (như cái tên của nó) là tu theo giáo lý lại trong kinh điển. Để giải thích tại sao có nhiều giáo lý, thì mới có hình tượng, giáo lý của Phật như mưa xuống (đều nhau), nhưng hấp thụ thì tuỳ theo căn cơ (giống như cây cỏ đều nhận được mưa nhưng độ tiếp nhận khác nhau). Như vậy nếu lấy cái lý này để trả lời thì người ta vẫn không hiểu tại sao « xưa nay không khác lối, người đạt cùng nẻo đường ». Bởi ở đây sư nhấn mạnh tới điểm chúng sinh có chung nhau (cùng có chân tâm) chứ không phải giải thích tại sao giác ngộ khác nhau. Như vậy là Vua đã dùng Giáo để trả lời Thiền. Trong khi trong Thiền là « giáo ngoại biệt truyền » (tức là truyền bên ngoài giáo lý) theo Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Tiếp theo. Sư gợi ý cho nhà Vua, vì thế mới nói. « Tăng hỏi “Người người vốn tự người người đủ, kẻ kẻ nguyên lai kẻ kẻ tròn, tại sao Thế Tôn lại vào núi tu đạo?” ».
Khi Tăng nói « Người người vốn tự người người đủ, kể kẻ nguyên lai kể kẻ tròn », thì đây chính là câu trả lời cho câu hỏi của Sư ở trên. « Xưa nay không khác lối, người đạt cùng nẻo đường ». Ý của nó là phật tính con người đã có sẵn đầy đủ từ nguyên thuỷ (nguyên lai), chính vì thế mà khi tu tập, như một sự gột rửa, thì bản thể (TÂM) hiện ra giống nhau. Đây cũng chính là quá trình tu tập của Phật Thích Ca theo nhà Thiền. Nhưng ở đây Vua cũng trả lời theo kiểu khác. Vua hiểu việc Phật Thích Ca vào núi tu đạo là để cứu người, cứu chúng sinh. Điều này cũng hoàn toàn đúng, nhưng nó chỉ không ăn nhập với câu hỏi mà thôi. Vua nói “Kiếm vì bất bình mở hộp báu, thuốc nhân trị bệnh rót khỏi bình”
Như vậy việc vào núi tu của Phật Thích Ca là vì từ bi. Điều đặc biệt là vua không quan niệm từ bi theo kiểu « thương vay khóc mướn » mà có cả đủ thưởng phạt. Có cả kiếm cả thuốc.

Nhưng có lẽ vua là người duy nhất học Thiền, mà gắn Thiền với Từ Bi (vì bất bình, vì muốn chữa bệnh cho thế gian). Ta có thể hiểu rằng, tập thiền thế nào thì tập, nhưng điểm cuối cùng khi ứng dụng nó, « SỰ vào SỰ’ như tôi nói ở trên chính là Từ bi. Và chính nhờ điều này, mà vua không bị rơi vào cái bẫy hư vô mà người học Thiền hay vấp phải.

Nhưng kiểu trả lời này không hợp với Sư, nên Sư lại một lần nữa hướng vua về Thiền « tổng thể ». Tăng nói “Trong mắt đừng để bụi, trên thịt chớ khoét ung, còn phần người học đạo có chỗ tu chứng chăng ?”. Đây chính là một dẫn dụ trong kinh Pháp Bảo Đàn của tổ Huệ Năng, và nó cũng được Huệ Khai Vô Môn nhắc lại trong quyển giáo khoa về thiền Lâm Tế « Vô môn quan », trong có có ghi lại hơn 40 công án vẫn còn được dùng tới ngay nay ở Nhật. Chắc chắn Sư Đức Thành biết. Câu hỏi của Tăng có nghĩa ngầm nhắc vua là phải quay về với cảm nhận KHÔNG, chứ không phải tạo tác, như tự mình để bụi vào mắt, khoét thịt tự gây thương tích. Tức là làm những việc vô ích.
Lần này thì vua trả lời đúng, nhưng không phải với lý do mà Sư muốn. Vua nói “Nước chẩy xuôi non đâu có ý, mây tuôn qua núi vốn không tâm”. Như vậy vua hoàn toàn ngộ Thiền, và cách ngộ của vua gần với đạo lão, tức là vô vi giống như Lão tử, hiểu là hành động theo tự nhiên (« đâu có ý », « vốn không tâm »). Và để khẳng định thêm điều này, vua nói “Chớ bảo vô tâm nói là đạo, vô tâm còn cách một trùng quan”. Bản giấy của tôi viết là trùng quan, tôi hiểu là khoảng cách. Trong bản của thầy Thanh từ mà tôi mới thấy, thì trùng quan được dịch là hàng rào. Bất luận thế nào thì ý của câu nói cũng rõ. Chữ Vô Tâm mà vua dùng ở đây chính là chỉ hư vô. Giống như kiểu hư vô của ông Phạm công Thiện.

Đến đây thì Sư vặn lại, bởi vì cách ứng dụng KHÔNG của Vua. Bởi với Sư khi đã ngộ thì tất cả là một, không còn khoảng cách, ngăn cách. Giống như câu nói « tất cả vũ trụ nằm trong một hạt cải » hay được dẫn trong Thiền. « Tăng nói “Tâm đã không gọi cái gì là trùng quan”.Vua lại nói “Nước chẩy xuôi non đâu có ý, mây tuôn qua núi vốn không tâm”. Tăng không đáp. »
Hai cái câu cuối này của sư và của Vua thể hiện rõ sự khác biệt của hai bên trong « đối thoại », và có thể coi nó là « tóm tắt đại ý » câu chuyện luôn. Sự im lặng của Sư là sự không đồng ý, thì đúng hơn là « tâm phục khẩu phục ». Và nó cũng khẳng định lại Thiền của Vua Trần Thái Tông. Với vua tôi tóm tắt lại, bản thể tất cả là KHÔNG là TÂM, như khi thể hiện vào sự vật, đời sống thì nó là TÍNH. Hành động theo TÍNH (tự nhiên, không có ý) vì TỪ BI chính là hành đạo (SỰ đi vào SỰ). Còn ngược lại, Sư Đức Thành có thể coi là Thiền TQ nguyên bản, đặc biệt chú trọng cái KHÔNG. Nhưng Vua Trần Thái Tông chỉ chung với sư chiều đi từ hiện tượng đến bản thể (Sự vào Lý), chứ phần ứng dụng (Lý vào Sự, Sự vào sự) thì không giống nhau.

Vua cũng không ngần ngại tập hợp cả Thiền cả giáo. Thiền của Vua như vậy là Thiền tổng hợp. Tư duy của vua thực ra là tư duy của người Việt, trọng ứng dụng, hoà hợp, tổng kết theo sử dụng thực tế, chứ không coi trọng sự hợp lý của lý thuyết. Ta có thể thấy điều đó trong bất cứ lĩnh vực tư tưởng nào mà VN-TQ ảnh hưởng lẫn nhau. Từ đạo Phật, đạo Nho trong quá khứ, tới chủ nghĩa Mác-Lê nin hiện tại, nếu so VN với TQ. Vì thế ai mà nói VN học TQ thì thực ra họ mới chỉ nhìn cái vỏ, và có lẽ không hiểu TQ là thế nào, VN là thế nào.

Bình thường, thì Phật giáo của vua Trần Thái Tông chưa nằm trong phả hệ của Thiền Trúc Lâm. Vì Thiên Trúc Lâm chỉ có 3 tổ (Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang). Cả Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng không được tính vào. Nhưng với Tôi thì cả năm người đều đại diện cho Phật giáo đời Trần, và đều có gốc là Thiền.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 17 2018, 08:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #35

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi nói về Thiền Đại Thừa, Thiền vua Trần Thái Tông hơi dài. Nhưng có thể hiểu nó như là để trang bị cho các bác cái đế (background), để từ đó mà phân biệt giữa Thiền Đại Thừa, như một tông phái phật giáo với thiền nguyên thuỷ, chỉ là một bộ phận của phật giáo nguyên thuỷ, chứ không phải là một tông phái riêng. Các bác không những thấy sự khác biệt của Thiền với Thiền mà còn cả phật giáo nguyên thuỷ với phật giáo Đại thừa. Rồi phật giáo với các quan niệm phật giáo của phương Tây.
Cũng nhân thể một công viết, mà có thể coi nó là phần thứ hai, tiếp theo, của chủ đề tôi viết về Thiền Tào động trước đây.
8- Phạm công Thiện
Phạm Công Thiện là ai. Ông là một trí thức miền Nam cũ, sống trong vùng tạm chiếm của chính quyền Sài gòn (tôi dùng vùng tạm chiếm để thay việc dùng thuật ngữ chính quyền VN cộng hoà). Ông này được giới trí thức vùng Sài gòn coi là Triết gia, nhà thơ, được coi là nổi tiếng vì biết nhiều ngôn ngữ. với tôi,đóng góp đáng kể nhất có lẽ là việc ông tham gia vào đại học phật giáo Vạn Hạnh. Ông có viết một số sách, quyển nổi nhất có lẽ là « hố thẳm tư tưởng ». Sinh ra trong một gia đình công giáo, nhưng lại theo đạo Phật. Hiện tại sách của ông cũng được in lại ở VN.
Phạm Công Thiện được coi là triết gia có lẽ là vì được giới trí thức Sài gòn cũ coi là biết tới Nietzsche, là một triết gia Đức sống vào cuối thế kỷ XIX. Vào những năm 60, do Sài gòn còn là cái đuôi của văn hoá Pháp, Pháp có gì thì Sài gòn bắt chiếc như thế, nên giới thời thượng cũng thích triết học hiện sinh (existencialisme) của Sartes (một triết gia nổi tiếng của Pháp lúc đó). Triết học hiện sinh thực ra là hệ quả của triết học Nietzsche. Cùng cái dòng đó ta có thể xếp Nietzsche, Husserl (người được triết gia thật sự Trần Đức Thảo nghiên cứu), Heidegger (cũng là người Đức). Và Phạm Công Thiện đã thể hiện sự biết đó của mình về Nietzsche trong « hố thẳm tư tưởng ». Từ đó mà biết Nietzsche thành nổi tiếng.
Vào thời điểm những năm 60 ở miền nam, chủ yếu là ở Sài gòn, do sự nhố nhăng của thời cuộc, có thể người ta chấp nhận được Phạm Công Thiện là triết gia về Nietzsche, nhưng nếu bây giờ mà vẫn coi như thế, thì thực ra là không phải, vì Phạm Công Thiện biết về Nietzsche, thì có lẽ cũng giống như Xuân Tóc đỏ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, được coi là « danh thủ quần vợt », là « sinh viên Y khoa ».
Để nghiên cứu triết học phương Tây, bất cứ ai, do ta là người VN không phải là nằm trong văn hoá phương Tây, điều quan trọng đầu tiên là xem hoàn cảnh, nhân duyên của tác giả đó ở đâu, thì mới đánh giá được họ. Ví dụ như Nietzsche, một trong những luận điểm nổi tiếng nhất của ông là « chúa đã chết ». Nhưng nếu ta không đặt ta vào hoàn cảnh của họ, thì sẽ không hiểu tại sao câu nói này lại có tiếng vang và đóng góp vào triết học phương Tây cận đại và hiện đại. Ở Vn, một đứa trẻ con mặc quần thủng đít, nếu không theo đạo Thiên chúa,thì cũng biết là chúa không tồn tại. Và điều này (chúa sống hay chết) là vô nghĩa với văn hoá VN nói riêng và văn hoá Đông Á nói chung.
Để hiểu Nietzsche thật sự, thì ta phải có cái phông văn hoá Đức (vì tư duy của ông liên quan chặt chẽ tới ngôn ngữ Đức), phông văn hoá thiên chúa phương Tây, thì mới cảm nhận được thực sự. Ở đây tôi chỉ định hình ông ấy nằm ở đâu, và từ đó theo được cái lô gíc triết học của Nietzsche. Biết được cái lô gíc này rồi, thì sẽ thấy Phạm công Thiện lởm khởm thế nào.
Cái luận điểm « chúa đã chết » ở trên có thể là cách tiếp cận Nietzsche đơn giản nhất. Cũng như nhiều nhà triết học Đức khác (kể cả Mác), các nhà triết học Đức vào thế kỷ XIX đều bắt đầu bằng nghiên cứu triết học Hi lạp-La mã, đó là thời kỳ trước khi đạo Thiên chúa trở thành phổ cập ở văn hoá phương Tây. Điều đầu tiên đập vào mắt họ, là nền triết học này rất đa dạng, phong phú, và không cần có chúa để biện luận, lấy đó làm gốc. Nhưng chúa trời lại cực kỳ quan trọng với văn hoá phương Tây từ 300 năm sau Tây lịch, từ thời hoàng đế La Mã Constatin .Chúa trời cùng với nó là kinh thánh, trở thành cội nguồn cho tất cả các suy luận, áp dụng ..trong khoa học nhân văn, trong đạo đức, trong ứng xử.. Cái cảm nhận này ở VN ta không thể có được, nhưng nó là chung cho các nền văn hoá kiểu nhất thần giáo như Thiên chúa, Hồi giáo, Do thái giáo. Thời Hi lạp- La Mã tiền thiên chúa, văn minh ở đây rất giống thời đại bách gia chư tử ở TQ, và nó cũng là đa thần (tức là giống như tâm linh ở Đông Á cho tới ngày nay). Từ đó câu hỏi được đặt ra là « Văn hoá Hi La rất phát triển, nhưng nó đâu có cần tới Thiên chúa để « justify » (lấy cớ biện luận) cho đạo đức, cho ứng xử xã hội », như vậy chúa có cần không. Niezsche đã tiếp cận vấn đề này trong tác phẩm « generalogie de la morale » (ta có thể dịch là gia phả của đạo đức học). Và kết luận của Niezsche là không cần, và từ đó dẫn tới luận điểm « chúa đã chết ». Thực ra từ thế kỷ XVIII, các nhà triết học khai sáng Pháp đã đả phá thiên chúa giáo, nhưng họ không đụng tới vấn đề « đạo đức có gốc trong Chúa trời », do họ thấy chỉ cần tách chính trị khỏi tôn giáo là đủ, ngược lại « đạo đức có gốc trong chúa trời » lại giúp họ ổn định được xã hội, vì xã hội nào cũng cần niềm tin. Vì thế mặc dù cách mạng tư sản Pháp vào thế kỷ 18, cách mạng Anh vào thế kỷ 17 cách thời đại của Niezsche đã hơn 100 năm, vấn đề sống chết của chúa không được đặt ra. Cũng chính vì thế khi Nietzsche nói chúa đã chết, thì trong triết học phương Tây đã nổ một quả bom. Tại sao ? vì nếu đạo đức lối sống không còn phải là do chúa đặt ra, tức là ta làm gì cũng được, như là gà sổng chuồng làm gì còn thiện ác, và từ đó cũng không còn niềm tin. (Phương Tây đặt chuẩn đạo đức là do tin theo chúa, bây giờ « chúa đã chết » thì cái chuẩn niềm tin ở đâu) . Nếu không có niềm tin, thì cũng có nghĩa là cuộc sống không còn ý nghĩa. Sự khủng hoảng này được gọi là « hư vô » (neant). Cái hư vô này không thể nhầm với KHÔNG của Thiền Tông.
Để giải quyết cái « hư vô » này, thì các nhà triết học phương Tây sau Nietzsche, mỗi người đưa ra một giải pháp. Ví dụ như Jean-Paul Sartres, người đưa ra thuyết hiện sinh, thì đưa ra giải pháp « không có bản thể », có hiện tượng nhưng không có bản thể, nếu dịch ra ngôn ngữ đời thường, có nghĩa là mỗi người phải tự tạo ra ý nghĩa cuộc sống cho mình, chứ không có ý nghĩa cuộc sống chung, không có cộng đồng. Thuyết này dẫn tới tự do cá nhân tổng thể. Vào khoảng đầu những năm 2000, ở VN cũng dịch cuốn tiểu thuyết « nôn mửa » của Sartes ra tiếng việt, đó là cuốn tiểu thuyết hiện sinh, nói lên cảm nhận « sự vô nghĩa của cuộc đời » của một nhân vật chính là giáo viên tỉnh lẻ ở Pháp. Sự vô nghĩa này được hình tượng hoá là « nôn mửa » với ý nghĩa chán ngán cuộc đời.
Bản thân Nietzsche cũng đưa ra giải pháp. Đó là « bất chấp thiện ác » (au-delà de bien et de mal) về đạo đức, đó là « ý chí quyền lực » (la volonté de puissance), đó là chia xã hội ra hai loại người. Loại thượng đẳng quý tộc dẫn dắt xã hội, và loại nô lệ. Tư duy của loại nô lệ .. chính là kinh thánh, vì theo Nietzsche, luật lệ theo kinh thánh là sự bất lực, là sự an ủi tinh thần của những kẻ nô lệ như trong tác phẩm Anti-christ (rất giống quan niệm tôn giáo là thuốc phiện của Mác, có điều với Mác tôn giáo là ước mơ hão huyền).
Phạm Công Thiện đi được tới hư vô của Nietzsche, nhưng rồi từ đó ông ấy ngoặc vào Thiền. Lấy cái hư vô cuả Nietzsche là không của Thiền. Kết của là Nietzsche cũng không được hiểu đến đầu đến đũa, chỉ có thể loè được giới trí thức Sài gòn cũ. Đồng thời ông ấy cũng ngộ sai Thiền, nhưng mà lại loè được ..Tây.
Phạm Công Thiện rời VN trước khi chế độ Sài gòn sụp đổ, để đi dậy về ..phật giáo ở một trường đại học Pháp. Vào khoảng những năm 60,70, ở phương Tây có cái mốt học phật, đặc biệt học Thiền, vì thế bất cứ người châu Á nào với phương Tây cũng là một nhà Thiền học tiềm năng. Giống như ở VN hiện tại, khả năng một người Âu Mỹ được một trung tâm dậy tiếng Anh thuê dậy tiếng lớn hơn so với người Việt dù có khi chẳng có bằng cấp gì cũng như không có trình độ sư phạm.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 23 2018, 11:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #36

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở đây tôi không có điều kiện để trích dẫn Phạm Công Thiện, nhưng thấy trên mạng cũng có tác phẩm của ông, như cuốn « Hố thẳm tư tưởng », còn tôi có sách giấy, và cũng không có điều kiện và thời gian so sách để xem chúng có khác nhau không. Vào cuối đời, Phạm Công Thiện lúc này đã sống ở Mỹ, và hình như vẫn giảng dậy Phật giáo, có ra một cuốn sách, có lẽ là cuốn cuối cùng, vì ông đã mất rồi. Tựa đề « từ tịnh độ đến Pháp Hoa ». Đọc tựa đề, tôi đã tưởng là một cuốn sách phân tích triết học, tư duy từ tông phái Tịnh độ tới tông phái Pháp Hoa. Và nếu là thế thì sẽ là một vấn đề cực kỳ thú vị. Nhưng lúc đọc nó thì mới thấy là không phải. Đó chỉ là một tập những bài viết khác nhau, nhân dịp các lễ phật giáo mà ông được mời phát biểu. Và từ đó tác giả đã nói tới quan niệm của mình với hai tông phái. Với Pháp hoa thì thực ra ông chỉ bình luận về phẩm Phổ Môn, là chương thứ 22 trong kinh Pháp Hoa, thường được tách ra thành một kinh, và được dùng phổ cập trong tông phái Tịnh độ, nên nếu coi đó là nghiên cứu về Pháp Hoa thì hơi thậm xưng. Về Tịnh độ tông thì ông nói về việc niệm phật. Như vậy nói về kinh Pháp Hoa thì thật ra là không phải, với Tịnh độ thì cách nhìn nhận của ông cũng sơ sài. Tòm lại cái tựa đề quá lớn so với nội dung. Chỉ có điều cứu vãn lại là Phạm Công Thiện đã vượt qua được cảm nhận duy lý để tiến tới tâm linh. Trong Phật giáo, nhiều khi để vượt qua cái sai lầm về hư vô, người ta có thể tu tập theo Tịnh độ hay Pháp Hoa. Mặc dù về mặt lý thuyết chúng « kênh » với nhau, do mỗi tông phái có điểm khác biệt. Nhưng trong cuốn sách này, khi có chỗ đả động tới Thiền, thì Phạm công Thiện cũng không làm được điều đó, vẫn là hư vô không thay đổi.
Không cần phải học triết học Tây, rất nhiều người khi học Thiền cũng bị rơi vào sai lầm « hư vô » này, trong Thiền gọi là « hầm sâu vô minh ». Bản thân tôi cũng đã từng mắc vào đây. Điều này thì tôi sẽ viết sau. Tại sao người học thiền lại xa vào đây. Vì không cảm nhận được Vô Ngã. Và nếu từ triết học phương Tây tiếp cận thì sẽ dễ sa vào bởi một điều nữa, đó là trong tâm linh Đông Á, không có sự phân biệt tuyệt đối giữa con người và thần linh cũng như chúng sinh. Sự khác nhau chỉ là do mức độ tu tập mà thôi (tu tập hiện tại, và tu tập trong quá khứ các đời trước). Trong khi với phương Tây giữa con người và Chúa là một biên giới không thể vượt qua. Trong quá khứ đạo Thiên Chúa đã từng chia rẽ, vì quan niệm Chúa Giê Xu có phải là con người không, hay là thần hay là vừa người vừa thần, cũng là vì chính vấn đề này.
Trong công án Thiền, có rất nhiều công án đề cập tới vấn đề rơi vào « hầm sâu vô minh » này. Một trong những công án đó là công án « ngồi trên đầu sào trăm thước, bước một bước nữa thì đi tới đâu ».
Khi đọc cái công án này. Nếu ai cảm thấy nó vô nghĩa không hiểu được thì có nghĩa là chưa vượt qua được « vô ngã ». Tại sao ? vì nếu hiểu có một người, ngồi trên đầu cây sào cao trăm thước (hiểu là dựng đứng), thì rõ ràng nếu bước bước nữa rơi xuống đất. Vấn đề là tại sao ta lại có cảm nhận đó. Cảm nhận người, cảm nhận cây sào, cảm nhận trăm thước.. còn cảm nhận đó là còn phân biệt (phân biệt người, phân biệt sào, phân biệt độ cao..). Nếu còn phân biệt tức là còn cái tôi. Còn cái tôi có nghĩa là còn NGÃ (chưa có cảm nhận vô ngã). Còn nếu đã có cảm nhận vô ngã thì làm gì còn sào, còn độ cao,còn người ngồi trên sào..vì tất cả đã là MỘT.Đi tiếp một bước hay mười bước đâu có chuyện gì.
Từ đầu sào rơi xuống trăm thước .tức là rơi vào hầm sâu vô minh, rơi vào hư vô.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Oct 26 2018, 10:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #37

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ông Ockham, người nổi tiếng với nguyên lý dao cạo, đã có một câu thế này: "“Kết luận thông qua suy nghĩ và phân tích không thể ra được sự tồn tại của Thượng đế”


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 8 2018, 10:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #38

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cách đây ít lâu, tình cờ đọc trên báo mạng Thanh niên (VN), có một bài báo viết về cái chết của một nhà khoa học Mỹ được dịch ra. Theo tác giả thì không có cuộc sống sau cái chết. Và sau đó có một bạn đọc vào bình luận, nói rằng khoa học không thể đánh giá được điều đó. Cái ý đó cũng giống câu trích dẫn của nvt ở trên. Đây là một cách thể hiện đặc trưng của những người lấy khoa học đối lập với tôn giáo. Và trong nhiều trường hợp chỉ là sự nguỵ biện, theo kiểu AQ chính truyện. Và chính điều này dẫn người ta tới mê tín, mù quáng.
Trong thực tế, khoa học và tôn giáo, đặc biệt với dạng tôn giáo kiểu Phật giáo, hay Nho giáo thì sự đối lập với khoa học không tồn tại, bởi vì nó nhằm vào nhưng mối quan tâm khác nhau của con người. Với đạo Thiên chúa thì người ta không thể nói được như vậy, bởi do cấu trúc tư duy của nó, nó đối lập với khoa học, ngoại trừ tín đồ theo tôn giáo này « nâng cấp » niềm tin của mình lên, trìu tượng hoá nó. Nhưng không phải ai cũng làm được thế, và đặc biệt do cách tổ chức của nó có giáo đoàn chặt chẽ, lại hay tìm cách len lỏi vào chính trị kiếm lợi. Nên việc đối kháng với khoa học gay gắt. Hiện tại thôi, ngay ở Mỹ là một trong những nước phát triển nhất thế giới, vẫn có tín đồ đạo này tin rằng thế giới được chúa lập ra trong vòng bẩy ngày, và lịch sử quả đất dưới 5000 năm. Tại sao lại thế ? thì người ta chỉ tìm được cách giải thích trong mối quan hệ của tôn giáo với xã hội mà thôi.
Tôn giáo tồn tại không phải vì nó giải thích được nhưng điều mà khoa học không thể giải thích, mà nó nhằm vào những phạm trù mà khoa học có giải thích được cũng không có tác dụng ứng dụng trong xã hội, đây là những phạm trù như tâm lý, đạo đức, cách ứng sử..ví dụ. khoa học có thể giải thích rất rõ ràng một bệnh lý dẫn tới cái chết như thế nào, nhưng nó không thể ứng dụng để an ủi người ta. Khoa học có thể giải thích được rất rõ ràng quan hệ sinh lý tình dục thế nào, bằng chứng là người ta có thể bằng khoa di truyền học, tạo ra tế bào sống nhân tạo.. nhưng không thể dùng nó để đánh giá quan niệm đạo đức, ứng sử. .. những quan niệm này hình thành theo văn hoá, lịch sử,..một cách tự nhiên. Nhưng rồi nó được tổng kết lại, « lý thuyết hoá » thành tôn giáo. Khi lý thuyết hoá bằng tôn giáo rồi, thì người ta sẽ vin vào đó để duy lý quá trình hình thành các giá trị đạo đức , ứng sử này ..bằng tôn giáo.
Lấy ví dụ kỳ quặc mà tôi nói ở trên. Khi có các nhà truyền đạo Mỹ nói rằng chúa tạo ra vạn vật trong vòng bẩy ngày, .. thì điều quan trọng không phải là nó đúng về khoa học. Vì nó sai rõ ràng, mà là từ đó (có thể coi nó là một dạng tiên đề trong toán học), họ tạo ra niềm tin vào sự tồn tại và sức sáng tạo của Thượng đế, từ đó dẫn tới những ràng buộc tâm lý, giới luật nhằm vào tín đồ. Và cái điều này mới quan trọng.
Cái lô gíc này, tôn giáo nào cũng có cả. Nhưng có những tôn giáo mà cái tiền đề này là vô hại với khoa học. Người ta hoàn toàn có thể vừa tin vào khoa học, vừa tin vào tôn giáo, vì các phát hiện của khoa học không trái với tiên đề mà nó đặt ra. Đây chính là trường hợp của đạo phật, đạo Nho. Ngược lại các đạo dạng Thiên chúa giáo, Hồi giáo..không có được điều này.
Để có thể kết hợp giữa khoa học, tôn giáo. Ta có thể quan niệm thế này. Đây là quan niệm của tôi. Trong đời sống con người người ta cần 3 điều ở trong 3 phạm trù khác nhau : Tôi dùng từ bằng tiếng Pháp đó là : savoir, savoir-être, savoir-faire.
Savoir là động từ chỉ sự hiểu biết, ta có thể coi nó như khoa học. Savoir-êtres có thể gọi là hiểu biết về lối sống, là phạm trù của tôn giáo (hiểu theo nghĩa rộng), savoir-faire có thể coi là ứng dụng, thực hành. Nếu là ứng dụng khoa học thì nó chính là công nghệ (technologie), nếu nói ứng dụng suy từ phạm trù tôn giáo, thì nó sẽ là tín ngưỡng, các ứng sử (đạo Nho thường gọi là LỄ). Một người bình thường sẽ tiếp cận savoir qua học hành, trường lớp. Họ tiếp cận savoir-être có thể qua học, nhưng một phần lớn là qua văn hoá, lịch sử, môi trường xã hội nói chung, cũng như kinh nghiệm sống của người ta. Còn savoir-faire thì là sự đúc kết hia điều trên của người ta dùng trong cuộc đời.
Như vậy ở đây không có đối kháng mà là bổ xung lẫn nhau.
Tôi sẽ viết tiếp về Thiền sau.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 13 2018, 06:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #39

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Do tình cờ, viết ở trên cũng là cách tiếp cận để tôi giải thích những gì tôi dùng được trong thiền, và có lúc mắc sai lầm như thế nào. Khi tìm hiểu phật giáo, tôi muốn sử dụng nó trong đời thường, nhằm vào 4 điều mà tôi đã từng nói : Hộ mệnh, An tâm, Tu thân, Giải thoát. Trong các điều này không có điều nào là thuần tuý khoa học, mà nó liên quan chủ yếu tới tâm lý, lịch sử văn hoá, thái độ ứng sử. Trongbốn điều trên có thể chia ra làm hai cặp : Hộ mệnh đi liền với An tâm, Tu thân đi liền với giải thoát. Trong đó An tâm và Tu thân là có thể « chứng » được, tức là có thể nhìn thấy kết quả vì nó đi liền tới nhân sinh quan, vũ trụ quan, thái độ sống. Còn phần Hộ mệnh, Giải thoát thì là phần tâm linh mông lung, không thể « chứng » trực tiếp được. Nhưng có thể coi Hộ mệnh là Nhân(nguyên nhân), An tâm là quả(kết quả). Có nghĩa là nếu thấy an tâm (điều này thì tự minh chứng được) thì có nghĩa có thể suy ra mình được hộ mệnh, hiểu theo tâm lý tâm linh. Tương tự như thế, Tu thân là Nhân, giải thoát là Quả. Như vậy có thể suy ra nếu tu thân đúng, thì có thể « an tâm » coi mình sẽ được giải thoát. Thực ra câu chuyện giải thoát không phải là cực kỳ quan trọng (vì tôi theo đạo phật Đại Thừa, thì việc đi tìm Niết bàn không phải là trọng tâm. Điều này chỉ quan trọng với ai theo phật giáo nguyên thuỷ), vì hầu hết các tông phái Đại thừa, ngoại trừ Tịnh độ đều coi luân hồi và niết bàn là một, khác nhau chỉ vì quan niệm sống mà thôi tức là do Tâm mà ra. Vì thế thực ra có 4 khái niệm nhưng chỉ có hai khai niệm quan trọng nhất, nằm « trong tầm kiểm soát » của ta : An tâm và Tu thân. Hai điều này An Tâm và Tu thân cũng có quan hệ với nhau. Nếu xét cái cặp này có thể coi An tâm là quả, Tu thân là nhân (trong tu thân bao gồm cả tập Thiền). Nói cách khác, nếu tu thân mà không an được tâm thì có nghĩa là tu thân có vấn đề. Đây chính là điều ta có thể chứng được.

Do cách ứng dụng phật giáo hơi ngược với cách thức thông thường của một người phát tâm đi tu như thế nên vấn đề đặt ra là hiểu và làm thế nào để tu thân đúng. Ở đây nó trở lại 3 khái niệm tôi nói ở trên : savoir, savoir-êtres, savoir-faire. Có nghĩa là nếu ứng dụng để giải quyết công việc đời thường không hiệu quả, thì có hai điều có thể xẩy ra 1) mình đã hiểu sai ứng dụng sai 2) cũng có thể tông phái phật giáo (ở đây là Thiền) không hợp với cơ duyên của mình.
Khi học Thiền, có những điều tôi ứng dụng có hiệu quả, nhưng cũng có lúc ứng dụng không hiểu quả. Tôi sẽ bắt đầu bằng điều làm được trước.

Điều tôi tâm đắc nhất trong Thiền khi học nó, chính là hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông, được tôi dùng như châm ngôn ứng sử
« Đối cảnh Tâm không động
Tịnh Tâm chớ hỏi Thiền »
Mà tôi dùng được để giải quyết nhưng vấn đề kỹ thuật nghề nghiệp. Vì tôi làm việc trong lĩnh vực sản xuất, ứng dụng tin học, nên mỗi khi có sự cố, thì làm sao phải tìm cách giải quyết cho nhanh, hiệu quả, trong khi sức ép xung quanh có rất nhiều.

Ở Pháp, một đặc tính dân tộc của họ có lẽ là rất dễ bi quan, hoảng loạn. Có lẽ chính vì thế mà nước này có số lượng thuốc an thần dùng trên đầu người cao nhất châu Âu. Chỉ cần một sự cố nhỏ xẩy ra, thì họ đã loạn lên tưởng như ngày tận thế đã tới. Trong công việc hàng ngày cũng vậy. Chính vì thế, khi một chuyện xẩy ra, thì giải quyết sự cố là 1/3. 1/3 còn lại là truyền thông, và 1/3 cuối cùng là để trấn an tinh thần. Vì thế khi gặp sự cố, không nhưng mình phải đối phó với vấn đề kỹ thuật, điều quan trọng nhất quyết định tất cả, mà không ít năng lượng bắt buộc phải dùng vào các việc có thể nói là « vô bổ » (một cách tương đối) kia. Vì thế việc đầu tiên Thiền giúp tôi đó chính là « Vô ngã ». Nó giúp mình lược bỏ được phần trấn an tinh thần đi (tự trấn an tinh thần và phải đi trấn an người khác). Điều thứ hai là « làm không mục đích ». Tại sao ? bởi lúc đó mà cứ nhất định tâm niệm mình phải giải quyết bằng được vấn đề thì có nghĩa là tròng thêm vào cổ mình một cái ách tâm lý khác, khiến mình mất năng lượng để giải quyết công việc. Thường sức ép lớn nhất là thời gian. Vì thế lúc đó, kẻ thù lớn nhất chính là ..cái đồng hồ.

Như vậy với tâm lý vô ngã, và không mục đích, ta có thể giảm được nhưng tư suy suy tính vô ích vào thời điểm đó, để tập trung giải quyết sự việc. Nhưng còn thiếu một điều nữa, đó là « nhất như », hoà mình với sự việc là một, nhưng khôn g mắc kẹt. Câu chuyện này nghe như khó hiểu, nhưng thực chất vấn đề là thế này. Khi một sự việc xẩy ra, rất nhiều khi ta không có giải pháp ăn sẵn, có ngay, mà bắt buộc phải tìm hiểu nguyên nhân. Nhưng sự tìm hiểu này không phải lúc nào cũng có đủ thông tin để tìm ra nó, dẫn đến việc nhất định mình phải lập giả thiết, dự đoán vấn đề nẩy sinh ở đâu, trước khi đi vào tìm bằng chứng, và từ đó đưa ra cách giải quyết. Sự dự đoán này lại phụ thuộc rất nhiều vào định kiến của mình do kinh nghiệm làm việc tạo ra. Gắn mình với sự việc là một, không mắc kẹt để có thể có một tâm lý sáng suốt (tôi hay hình dung nó như tấm gương, như mặt hồ tĩnh lặng như trong bài thơ của thiền sư Hương Hải). Chính vì không mắc kẹt vào một định kiến, mà khả năng tìm ra giải pháp sẽ cao hơn, do tầm bao quát của tâm lý lớn hơn.
Để cảm nhận cái điều cuối cùng vừa nói ở trên, bất cứ ai cũng có thể làm một thử nghiệm tập thiền để thấy nó. Ví dụ, khi tôi ngồi trong phương tiện đi lại công cộng, tự trong tâm mình thiền kiểu Tào động, như tôi đã nói trong một chủ đề khác, thì mình sẽ tự cảm thấynghe thấy rất rõ mọi tiếng động xung quanh. Tại sao lại thế, bởi vì thông tin do môi trường xung quanh nhập vào mình một cách tự nhiên, không bị tư duy phân tích trong óc ngăn cản, khiến nó thông thoáng.
Người ta cũng có thể làm một thử nghiệm như thế, ví dụ đi vào một quán cà phê, ngồi thiền (tất nhiên là ngồi bình thường, chứ đừng lập dị), thì sẽ thấy rằng mọi tiếng động xung quanh nghe thấy rất rõ.

Thế còn « làm không mục đích ». Một lần đi Nhật, khi vào một cái tiệm mua hàng, tôi thấy người xếp hàng rất đông, nhưng người bán hàng không vì thế mà vội vã làm ẩu. Họ vẫn làm việc rất cần mẫn, đầy đủ, không vì đông khách mà đối sử với từng khách hàng khác nhau. Và tất nhiên người xếp hàng cũng vậy. đối với tôi, đây là một cách thể hiện thiền đời thường. Vì chỉ cần người bán lo sợ mất khách làm ẩu, khách tranh dành xô đẩy với mục đích mua được cho nhanh.. thì mọi chuyện như vậy không xẩy ra.

Vô ngã, không mục đích, nhất như không mắc kẹt (từ chuyên môn là bất nhị, dịch nôm là KHÔNG HAI) chính là cách để « đối cảnh tâm không động » trong câu thơ của vua Trần Nhân Tông.
Và ở đây Thiền và khoa học bổ xung cho nhau. Thiền như tâm lý ứng xử (savoir-être). Không phải tôi Thiền thì sẽ tìm ra phương pháp giải quyết, vì công việc cần chuyên môn. Nhưng nếu có chuyên môn, mà dụng thiền, thì công việc sẽ hiệu quả hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 15 2019, 11:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #40

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



9- Sai lầm của tôi.
Trong quá trình tìm hiểu phật giáo, đặc biệt là Thiền Tông, bản thân tôi cũng bị sa vào « hư vô » là cái điều mà ông Phạm công Thiện (đây là một ví dụ), và nhiều người mắc phải. Điều này càng dễ với phật tử VN vì ở ta không có tông phái thiền riêng, mà nó là một bộ phận của phật giáo nói chung. Tất nhiên có những nhà sư như Thầy Thích Thanh Từ có thể gọi là Thiền Sư, hay như ông Thích Nhất Hạnh, nhưng học thiền ta không có người « chứng » cho. Một điều khó khăn hơn với tôi, và cũng như nhiều người học Thiền khác, đó là « cư sĩ tự do, tự học ». Như vậy việc thiếu một quy trình truyền thừa (giống như Thiền Nhật bản), đồng thời quá trình tự học càng làm việc « ngộ thiền » phức tạp hơn.
Như vậy làm thế nào để tự biết ta sa vào hư vô, và làm thế nào để thoát ra. Với tôi, việc sa vào hư vô, gắn liền với sự ứng dụng vào đời sống. Trong Thiền vốn có LÝ (ngộ về mặt lý thuyết) và SỰ (ứng dụng trong đời thường), trong đó SỰ là quan trong nhất. Vì có ứng dụng được mới có tác dụng, LÝ chỉ là bước đầu. Trong Thiền vốn có 4 bậc, LÝ đi vào LÝ (hoàn toàn tinh thông lý thuyết), LÝ đi vào SỰ (ứng dụng Lý thuyết vào thực hành), SỰ đi vào LÝ (từ thực tế cuộc sống mà ngộ Thiền), và cuối cùng SỰ đi vào SỰ (tức là thực hành nhuần nhuyễn không cần tới LÝ nữa, vì LÝ đã trở thành một cơ chế tự nhiên không cần quan tâm nữa. Đây là điểm đỉnh. Để so sánh ta có thể thấy các công án thực ra là SỰ đi vào LÝ. Thiền Nhật bản (cả Lâm Tế lẫn Tào Động) cũng chia các công án theo các bậc, nhiều hơn 4 mức như tôi nói này, nhưng về cơ bản hướng đi của nó cũng như thế.
Nếu Thiền giúp tôi rất nhiều trong vấn đề « đối cảnh tâm không động », giải quyết sự cố kỹ thuật như đã nói ở trên, thì nó lại không có tác dụng giúp tạo ra tính cách, tức là tác dụng vào tâm lý cho một vấn đề tâm lý nhân văn. Có nghĩa là sự ứng dụng LÝ vào SỰ và SỰ vào SỰ không nhuần nhuyễn. Mà một biểu hiện của nó là « ba phải » (tức là một dạng của hư vô). Nhưng trong đời thường, thì không thể ba phải được, đặc biệt trong một xã hội hiện đại, nhập thế. Ngay cả ngày xưa dân gian cũng có câu « thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa ». Câu này tôi sẽ phân tích cụ thể sau, vì nó đa nghĩa. Nhưng nhìn qua, thì người ta có thể thấy rằng tu trong đời là khó, vì phải ứng sử chứ không thể trốn đời.
Khi gặp phải điều này, (ba phải), đã khiến tôi tìm cách giải quyết. Cách đầu tiên là tiếp tục nghiên cứu các tông phái khác của Phật giáo : Tịnh độ, Pháp Hoa, Duy Thức, phật giáo nguyên thuỷ…Một người vì nhân duyên của mình có thể có căn cơ với một tông phái. Điển hình như Thân Loan (Shiran) là tổ sư của tịnh độ chính tông Nhật, vì Thiền Pháp Hoa không hợp với ông, mà đã đến với tịnh độ để rồi khởi xướng ra một tông phái tịnh độ mới tuyệt vời. Cách thứ hai là nghiền ngẫm nó như một công án để giải quyết. Cái công án này sẽ là làm sao ứng dụng được Vô Ngã trong đời thường, khi mà xã hội hiện đại đề cao « cái tôi » trong một xã hội thịnh hành chủ nghĩa cá nhân (individualisme).
Cái « công án » này theo tôi có lẽ tới mấy năm, nhưng không phải là lúc nào cũng « vò đầu bứt tai » « mất ăn mất ngủ » như trong các câu chuyện Thiền mô tả. Đơn giản, tôi chỉ giữ nó trong tâm mình để tìm tòi, không bỏ quên.
Sự tìm ra như thế nào, hình như tôi đã nói, nên ở đây có thể coi như kể lại. Một lần tình cờ đọc một mẩu báo VN, nếu tôi nhớ không nhầm là tôi dùng nó để bọc rau tươi mang từ VN đi, để lên máy bay khỏi bị héo, rồi lúc lấy rau ra ngặt ăn, tình cờ đọc được, nói về việc xây dựng dinh độc lập (bây giờ là dinh Thống Nhất) ở TP HCM. Bài báo có đoạn nói về trang trí mặt tiền của toà nhà này, với những lan can, song sắt cách điệu hình cây trúc. Với biểu tượng của Nho giáo là « dóng thẳng, lòng không ». Cái câu « lòng không » làm tôi để ý, vì đây chính là nội dung của Thiền : TÂM KHÔNG ( TÂM= LÒNG). Còn « dóng thẳng » chính là CHÍNH TRỰC, DŨNG CẢM. « dóng thẳng lòng không » là phương châm ứng xử của nhà Nho. Như vậy ở đây không có sự đối kháng giữa thái độ ứng sử bên ngoài chính trực, thẳng thắn (không phải là ba phải cái gì cũng ừ), mà lại hoà được với TÂM KHÔNG tức là Thiền. Từ nhận thức này đã khiến tôi dẫn tới quan niệm tu thiền : « TÂM PHẬT, THÂN NHO ». Tâm phật giáo, ứng xử Nho giáo.
Vấn đề là phải tìm xem, các khái niệm Nho giáo có ngược với cái TÂM KHÔNG này không. Câu trả lời là KHÔNG. Tại sao ? Nho giáo vẫn quan niệm một cá nhân con người phải có : NHÂN, NGHĨA, LỄ ,TRÍ, TÍN. Cũng có khi là NHÂN , TRÍ, DŨNG (cái này là nhìn từ Phật giáo). Cũng có thể bổ xung thêm trong thời đại kinh tế thị trường bằng các khái niệm : CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH (đây là lời bác Hồ). Tất cả những khái niệm này đều định nghĩa cá nhân theo chiều ngược, tức là nhấn mạnh tới ràng buộc quan hệ của một cá nhân với xã hội, mà không phải là đòi hỏi quyền lợi. Cách định nghĩa cá nhân theo hình thức « con người là mối tổng hoà của các quan hệ xã hội » (điều mà bố Tôi hay nói với tôi lúc ông còn sống), được gọi là định nghĩa ngược (definition négative), ngược lại với chiều xuôi, theo kiểu phương Tây kiểu « quyền con người », được gọi là definition positive. Như vậy không hẹn mà nên, một con người cá nhân kiểu Nho giáo, cũng chính là con người Phật giáo vì cả hai đều chấp nhận TÂM KHÔNG. Và cái TÂM phật giáo (Thiền) hoàn toàn hoà hợp với ứng xử Nho giáo. Và bằng cách đó, cái SỰ của tôi không xa vào hư vô, mà vẫn là Thiền hợp với LÝ của Thiền.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

7 Trang « < 2 3 4 5 6 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC