Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Vài đoạn Trích Trong Cuốn "nguồn Thiền", Tác giả: Thiền sư Tông Mật

NVT2002
post Sep 10 2021, 04:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đoạn 1: người tu Thiền tưởng "bất lập văn tự" nghĩa là không cần đọc kinh sách. Nên đoạn này giải thích để bác bỏ cái ý sai đó

QUOTE
Hai vị Tổ trong Thiền Tông cũng là hai vị Bồ Tát nổi danh trong lịch sử của Đại Thừa Phật giáo
là Sư Mã Minh và Long Thọ. Hai vị này y theo Kinh đức Phật làm kệ giải thích có tới ngàn vạn
bài. Như vậy, từ Tổ Ca Diếp tới Tổ Bồ Đề Đạt Ma là Tổ thứ 28 của Thiền Tông Ấn Độ đều thông
Kinh; cho nên chưa từng thấy hai bên chê bai chỉ trích lẫn nhau, Kinh và Thiền không rời nhau
nhưng khi Tổ Đạt Ma sang Trung Hoa thấy người học giáo lý nhiều, người ngộ Phật đạo ít. Người
học Phật pháp cứ lo giải thích danh số và lấy các sự tướng bên ngoài làm hạnh tu, người nào
giảng Kinh rộng cho là ngộ Đạo. Thật ra chỉ giảng trên danh tướng mà không ngộ được Tông chỉ,
chưa liễu đạt tự tâm.
* Tổ Đạt Ma muốn chỉ cho họ thấy “mặt trăng không phải ở ngón tay”, vì để phá những lầm chấp
văn tự của người phương này nên khi sang Trung Hoa.48
¯ Tổ ứng cơ khai thị:
Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự.
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật.
Nghe dạy “Giáo ngoại biệt truyền”, có người cho rằng Sư truyền riêng ngoài Kinh điển. Chủ ý
của Sư là muốn phá kiến chấp sai lầm của người, cho rằng thông Kinh hiểu nghĩa là ngộ Đạo,
cũng như người cho ngón tay là mặt trăng. Ngón tay dụ cho Giáo hay là Kinh, mặt trăng dụ cho
Thiền hay là Tâm. Muốn thấy mặt trăng thật thì phải nhìn mặt trăng đừng nhìn ngón tay chỉ, muốn
đạt tự tâm nương nơi Kinh để ngộ, Kinh-Giáo không phải là tâm. Như vậy nói ngoài Giáo không
có lỗi, chủ đích của Sư là muốn cho người tu ngộ tự tâm chứ đừng kẹt trên chữ nghĩa


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Sep 10 2021, 04:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Người tu Thiền coi trọng trí vô sư, nhưng bỏ qua sự đối chiếu với kinh điển, thì lại là một sai lầm khác

QUOTE
Nếu chỉ nhận hiện lượng, tự thấy làm quyết định, không phối hợp lời Phật nói thì làm sao biết là tà chánh. Như ngoại đạo Lục sư tự thấy lý rồi chấp vào đó để tu hành, cũng đưọc công dụng, tự cho là chánh, đâu biết là tà.


Về chuyện này, bác Quyzen có kể kinh nghiệm bản thân: đôi khi có nhiều chỗ thấy cái hiểu của mình mâu thuẫn với lời Phật trong kinh, thì cũng chưa quyết đoán được ngay. Để lại sau một thời gian suy nghĩ thì thấy là Phật đúng, chưa bao giờ thấy mình đúng.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 13 2021, 09:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cuốn « nguồn Thiền giảng giải » này của Thiền sư Tông Mật có thể coi là giáo trình để tập thiền được. Tôi có quyển sách giấy, do nhà xuất bản Đại Nam của người Việt ở nước ngoài (chắc là Mỹ) in thời thập niên 80. Bây giờ không rõ cái nhà xuất bản đó còn không. Người dịch là Thiền sư Thích Thanh Từ. Nhưng quyển này cũng tồn tại trên mạng dưới dạng PDF. Ai muốn học Thiền, tập thiền nên tham khảo.
Điều đặc biệt của nó là do người viết cũng như thời điểm nó ra đời. Thiền sư Tông Mật xuất thân từ Nho giáo. Ông là nhà Nho trước, rồi mới học phật, tu theo Phật. Còn về thời điểm, cuốn sách được viết vào thế kỷ XV. Đây là thời nhà Minh ở TQ, và thiền học lúc đó ở đây cũng suy tàn. Đỉnh cao của thiền ở TQ là vào thời kỳ Tống, Đường. Đến thế kỷ XIII, XIV khi TQ bị nhà Nguyên cai trị, thì Thiền suy tàn hẳn, vì lúc này ở TQ người ta thịnh Mật Tông. Do người Mông Cổ về mặt tôn giáo gần gũi với người Tây Tạng, mà ở Tây Tạng thịnh Mật Tông.
Thiền ở TQ suy tàn, và ở VN cũng vậy vì nó sa vào hư vô, rồi thành ba phải. Điều này chính tôi cũng cảm nhận được thông qua việc học Thiền của mình, mà tôi cũng có lần nói tới ở đây. Như vậy phải có một cái khung, với văn hóa Nho giáo, thì cái khung ấy đến từ Nho giáo. Vì thế tôi mới quan niệm « Tâm Phật, Thân Nho » (tức là tâm linh phật giáo, nhưng ứng dụng vào cuộc sống là Nho giáo), nói một cách hình ảnh hơn là « dóng thẳng, lòng không » (đây là hình ảnh cây trúc, tức là hình ảnh người quân tử, nhưng có thể coi nó như là kết hợp Phật, Nho được). Sự kết hợp này có thể có được, vì trong Nho giáo co dịch học, nói về triết học chữ THỜI mà suy ra từ phật giáo có thể hiểu là NHÂN DUYÊN, còn quy luật quay vòng của kinh dịch thì có thể coi như luân hồi, nhưng luân hồi ở đây không được hiểu như nhiều kiếp người qua đi qua lại, mà là sự quay vòng của sự vật trong một đời người. Chính vì thế trong Thiền hầu như không bao giờ nói tới chuyện KIẾP, quả báo, ..
Cái ngộ lớn nhất của Thiền là TÂM. Nhưng điều này tôi cũng đã nói tới trong chủ đề về Tào động, quan hệ Thời và nhân duyên trong Thiền Vạn Hạnh.
Do là gốc nhà Nho, mà Thiền sư Tông Mật đã hệ thống thiền học lại, khiến ai muốn tìm hiểu phật giáo Thiền Tông sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, có thể dùng nó để sắp xếp lại kinh phật Đại thừa theo chủ điểm, đặc biệt để hiểu Thiền tông vì nó được sắp xếp theo quan điểm Thiền Tông qua mắt một thiền sư Nho giáo..
Tất nhiên cách thực hành Thiền Tông qua nhãn quan Nho giáo không phải là do Thiền Sư Tông Mật nghĩ ra, mà là của chung các nhà Nho khi họ tiếp cận Thiền, đạo Nho trở thành cái đế để tiếp cận Thiền. Ở VN cũng có những Thiền sư như vậy, như Thiền Sư Hương Hải, Vạn Hạnh, ..Thiền sư Vạn Hạnh là đời nhà Lý, Hương Hải vào thế kỷ XVII, nhưng cách tiếp cận Thiền giống nhau. Sự khác nhau là ở Thiền Sư Vạn Hạnh, Nho được kết hợp với Phật, và phật ở đây gần phật giáo nói chung. Còn với Thiền sư Hương Hải, thì là từ Nho đi vào Phật.
Ngược lại, nếu tìm hiểu Thiền qua Khóa Hư Lục (vua Trần Thái Tông), rồi Thiền Trúc Lâm (ngoại trừ tổ cuối cùng Huyền Quang), và thiền của Tuệ Trung Thượng Sĩ, thì ta sẽ không thấy bóng dáng Nho giáo.
Như vậy, học Thiền không bắt buộc phải dùng Nho, mặc dù nó theo người ta liên tục từ khi Phật giáo nhập vào VN. Nhưng với chúng ta, thì học Thiền qua Nho vào một cách tự nhiên hơn, và ứng dụng được, vì từ thế kỷ XIV, lúc nhà Lê lên, thì Nho giáo dần dần chở thành ý thức hệ tư tưởng chính, cho tới tận thế kỷ XIX.
Do người Vn ngay nay kế thừa cả hai truyền thống này, nên từ Nho đi vào Phật dễ hiểu hơn, đây là điều mà Thiền Sư Tông Mật làm, và vì thế quyển sách « nguồn thiền giảng giải » có thể coi là giáo trình nhập môn tư tưởng Thiền Tông.
Có một cách khác để học Thiền mà không qua Nho, đó là .. tịnh độ Tông. Ở VN ngay nay, sau thời kỳ cải cách phật giáo từ những năm 20, thì mới gọi tịnh độ là tịnh độ, và có tư duy « thiền tịnh song tu », kỳ thực, từ thế kỷ XVI, thì ở VN tu tịnh độ đã là Thiền. Chính vì thế mà các tổ tịnh độ từ thời này cũng vẫn được coi là các đời tiếp của Thiền Lâm Tế hay Tào động, và trong quyển chư kinh nhật tụng của Tịnh độ, sau khi tụng các kinh tịnh độ, đều kết thúc bằng Tâm kinh « sắc tức thị không, không tức thị sắc … »
Tịnh độ vì thế có thể tu theo niềm tin, tin vào 48 điều ước của Phật A di đà, hay là một pháp thiền quán tưởng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 13 2021, 10:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung thêm một chút mấy điều tôi viết ở trên. Một người đọc điều tôi viết ở trên, sau khi cảm nhận thấy rằng Thiền có thể tiếp cận bằng rất nhiều cửa, có thể sẽ đặt câu hỏi, vậy Thiền tôi tập là gì ? là thiền hổ lốn hay sao ?
Câu trả lời : tôi tiếp cận thiền bằng tổng hợp tất cả những điều trên, và mỗi cách tiếp cận giúp cho tôi một thứ. Nó giống như một mâm cơm có nhiều món ăn, món nào cũng nuôi dưỡng người ta cả, tuy theo nhu cầu, căn cơ mà sử dụng. Như khi ăn mà khát thì phải uống canh, nhưng ăn cạnh không thì sẽ nhược người không đủ dinh dưỡng lại cần .. thịt (tất nhiên tôi nói ý trêu đùa), hay cần thức ăn gì dằn bụng được.
Cách tiếp cận này thực ra rất Việt nam, nhưng nó có điều dở là muốn tạo thành tông phái thì không được. Vì muốn tạo tông phái thì phải chọn ra một thứ, rồi cứ dùi nó vào đấy, từ đó tạo thành một phương pháp riêng, có dấu ấn, có copyright. Cách tiếp cận của tôi là của .. dân thường, của thường nhân.
Lấy ví dụ cụ thể. Ví dụ khi ngồi thiền, tùy lúc tôi có thể dùng Thiền Tào động, tức là để trống không đầu óc, không bám víu vào đâu cả, không dấy niệm. Cái này tôi đã nói trong thiền Tào Động. Nhưng cũng có lúc tôi dùng quán tưởng, tức là niệm tới hình ảnh phật A di đà, và giữ suy nghĩ của mình bám vào đó. Nói sơ lược như vậy.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 17 2021, 10:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Quyển « nguồn thiền giảng giải » của Thiền Sư Tông Mật là một quyển sách rất có ích cho những người muốn học Thiền. Nếu nvt đã xem và sử dụng thì nên giới thiệu cho mọi người. Sách về thiền thì có rất nhiều, nhưng một quyển sách có tính khái quát như quyển này thì ít, không kể, thiền hiện đại nhiều khi được đưa lộn lại từ sách vở phương Tây, tức là do người phương Tây viết, rồi lại được dịch trở lại. Ngay cả ông Thích Nhất Hạnh, được coi là thiền sư nổi tiếng, khi viết cũng đều « vuốt theo chiều lông chân người ta », tức là theo đọc giả phương Tây, khách hàng của ông ấy, vì ông ấy buôn Thiền. Vì thế những tài liệu như Thiền uyển tập anh, khóa hư lục, tuệ trung thượng sĩ ngữ lục, Thiền của phái Trúc Lâm, .. đều rất quý, giúp người ta tìm hiểu Thiền có gốc nhất.
Mặc dù thế, chúng lại không có tính tổng quát, được sắp xếp lại, như một thứ tổng kết. Đây là điều đặc biệt mà quyển « nguồn thiền giảng giải » này làm được.
Nếu đã học quyển sách này, thì sau đó cũng nên đọc kinh Viên Giác. Kinh Viên giác đi cùng bộ với quyển sách của Thầy Tông Mật.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Sep 18 2021, 09:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Dạo này bác Quyzen ở nhà, do dịch covid cả xã hội cách ly. Bác ấy có nhiều thời gian hơn cho nên thường xuyên livestream trên FB để chia sẻ những điều hữu ích. Em thấy có chỗ chia sẻ hay ho nên ghi chép lại thôi.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC