Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang « < 2 3 4 

· [ ] ·

 Kinh Tế Thị Trường Và định Hướng Xhcn

Phó Thường Nhân
post Aug 12 2016, 07:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #31

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Những điều Nguyễn Hoàng viết có lẽ chính là điều mà các bác đa nguyên đa đảng vẫn biện luận để đòi “đa nguyên đa đảng” thay đổi hệ thống chính trị. Với những yêu cầu:
1- Sân chơi kinh doanh bình đẳng cho các tác nhân kinh tế.
2- Không có can thiệp chính trị vào kinh tế.
3- Phát triển kinh tế tư nhân, xoá bỏ kinh tế nhà nước với lý do nhà nước làm tồi, còn tư nhân bị chèn ép phải được “giải phóng”
4- Xã hội cần có phản biện để chống độc quyền (độc quyền chính trị cũng như độc quyền kinh tế)
Nhưng cuối cùng Nguyễn Hoàng lại nói kết lại là đa đảng sẽ dẫn tới mất nước. Như vậy là mâu thuẫn.
Nhưng Nguyễn Hoàng không phải là người duy nhất mắc vào cái điều đó, mà Sky chẳng hạn, cũng mắc vào vấn đề đó (từ điểm 1 đến điểm 4).
Nếu 4 điểm trên mà thực hiện được, thì ..không cần nhà nước cũng không cần chủ quyền. Trong thực tế 4 cái luận thuyết kia đều sai, vì ngay trong các cường quốc kinh tế, những điều đó cũng không thực hiện được.
Hãy lấy điều 1 làm ví dụ. Nếu sân chơi bình đẳng tuyệt đối với các tác nhân : doanh nghiệp nước ngoài, nhà nước và tư nhân, thì khối doanh nghịêp nào sẽ thắng. Chắc chắn là doanh nghiệp nước ngoài. Nếu doanh nghiệp nước ngoài thắng, thì cấu trúc kinh tế khác gì chế độ thuộc địa, khi Pháp cai trị VN. Vậy chiến đấu dành độc lập làm gì.
Điều 2. Nếu không có can thiệp chính trị vào kinh tế, thì hệ thống chính trị sẽ là cái gì. Là cái vỏ không có thực chất, vì ai cần nghe ông. Hiện tại kinh tế toàn thế giới là kinh tế cho vay. Mà đã cho vay, thì phải có người bảo đảm. Người bảo đảm cuối cùng là nhà nước.Bất kể tác nhân kinh tế ấy là bầu này bầu kia (tư nhân) hay doanh nghiệp nhà nước. Hãy tưởng tượng nhà nước như một gia đình, mà bố mẹ là người chịu tránh nhiệm. Bây giờ xui đám con, cứ đi lấy tiền mua kẹo đi, vì thế mới là giải phóng. Rồi khi nợ đầm đìa, răng hỏng hết vì kẹo ngọt, tiền nợ phải trả, tiền chữa răng bố mẹ phải lo. Rồi lại b ảo bố mẹ không được can thiệp vào sự chọn lựa của đám con, vì ở xứ Tây (tưởng tượng) nó không làm thế thì có được không.
Điều 3. Mấy năm nay, ở VN có nhiều vụ án kinh tế, liên quan tới các bầu. Các bầu ấy có thực sự tôn trong pháp luật, kinh doanh sạch sẽ không, hay là phá luật, bất chấp luật, lợi dụng kẽ hở của luật. Vì thế làm gì có chuyện tư nhân hay hơn nhà nước. Hiện tại nhìn vào tỉ trọng kinh tế của cá khối đóng góp trong kinh tế VN, thì động cơ của nó là FDI, rồi tới doanh nghiệp nhà nước, rồi mới tới tư nhân VN. Trong đó 60% tư nhân VN chỉ đóng góp 2% PNB. Con số ấy đã nói lên thực tế “sức mạnh tư nhân VN”. Có nghĩa là tư nhân đã bịt những khe, những ngóc nghách mà FDI rồi nhà nước không với tới. Một phần lớn là do “đem con bỏ chợ” mà ra, nhưng để trở thành động lực duy nhất, chủ lực của kinh tế thì nó không đủ sức.
Như vậy khối kinh tế tư nhân VN là ọp ẹp, mà tự thân nó không thể vươn lên làm chủ được. Cách đây vài năm, lúc về Vn, tôi đi taxi. Ông taxi tâm sự, muốn bỏ nghề kiếm cái gì kinh doanh mà không được. Không phải vì không có tiền, mà có người cho mượn tiền, nhưng không kiếm được mánh gì để làm. Muốn có mánh để làm, hiểu theo kiểu vĩ mô tức là chiếm được tạo được thị trường, thì không thể không có chính sách hoạch định kinh tế, đào tạo, dành giật thị trường với nước ngoài. Điều đó làm sao làm được nếu thiếu “can thiệp chính trị vào kinh tế” của nhà nước.
Điều 4. Cái vấn đề phải có “phản biện”, có lẽ là điểm sáng giá nhất trong lý thuyết “đa đa”. Nhưng ở trong các nước đang phát triển, sự tồn tại cuả hệ thống này lại làm tan rã nhà nước. Nếu tồn tại được thì phải có một thế lực chống lưng (trong trường hợp này sẽ là nước ngoài). Kết quả, muốn cho cái hệ thống “đa đa” kia hoạt động được như ở các nước phát triển phương tây, thì nó phải có một cái đế duy nhất làm chỗ dựa. Ở các nước tư bản phát triển nó chính là giai cấp tư sản. Và không phải bán hết tài sản quốc gia, tạo nên vài ông tài phiệt (kiểu như ở Nga) mà giai cấp này hình thành được.
Ở VN, đảng chính là cái đế, để cho toàn bộ nhà nước hoạt động được. Đảng đã thay thế vào giai cấp mà ở VN không có. Vì thế ở VN nhà nước không có bản chất giai cấp như ở các nước tu bản phát triển.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenhoang2016
post Aug 21 2016, 06:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #32

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 3
Tham gia từ: 18-July 16
Thành viên thứ: 111.160

Tiền mặt hiện có : 512$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 12 2016, 07:55 PM)
Những điều Nguyễn Hoàng viết có lẽ chính là điều mà các bác đa nguyên đa đảng vẫn biện luận để đòi “đa nguyên đa đảng” thay đổi hệ thống chính trị. Với những yêu cầu:
1- Sân chơi kinh doanh bình đẳng cho các tác nhân kinh tế.
2- Không có can thiệp chính trị vào kinh tế.
3- Phát triển kinh tế tư nhân, xoá bỏ kinh tế nhà nước với lý do nhà nước làm tồi, còn tư nhân bị chèn ép phải được “giải phóng”
4- Xã hội cần có phản biện để chống độc quyền (độc quyền chính trị cũng như độc quyền kinh tế)
Nhưng cuối cùng Nguyễn Hoàng lại nói kết lại là đa đảng sẽ dẫn tới mất nước. Như vậy là mâu thuẫn.
Nhưng Nguyễn Hoàng không phải là người duy nhất mắc vào cái điều đó, mà Sky chẳng hạn, cũng mắc vào vấn đề đó (từ điểm 1 đến điểm 4).
Nếu 4 điểm trên mà thực hiện được, thì ..không cần nhà nước cũng không cần chủ quyền.  Trong thực tế 4 cái luận thuyết kia đều sai, vì ngay trong các cường quốc kinh tế, những điều đó cũng không thực hiện được.
Hãy lấy điều 1 làm ví dụ. Nếu sân chơi bình đẳng tuyệt đối với các tác nhân : doanh nghiệp nước ngoài, nhà nước và tư nhân, thì khối doanh nghịêp nào sẽ thắng. Chắc chắn là doanh nghiệp nước ngoài. Nếu doanh nghiệp nước ngoài thắng, thì cấu trúc kinh tế khác gì chế độ thuộc địa, khi Pháp cai trị VN. Vậy chiến đấu dành độc lập làm gì.
Điều 2. Nếu không có can thiệp chính trị vào kinh tế, thì hệ thống chính trị sẽ là cái gì. Là cái vỏ không có thực chất, vì ai cần nghe ông. Hiện tại kinh tế toàn thế giới là kinh tế cho vay. Mà đã cho vay, thì phải có người bảo đảm. Người bảo đảm cuối cùng là nhà nước.Bất kể tác nhân kinh tế ấy là bầu này bầu kia (tư nhân) hay doanh nghiệp nhà nước. Hãy tưởng tượng nhà nước như một gia đình, mà bố mẹ là người chịu tránh nhiệm. Bây giờ xui đám con, cứ đi lấy tiền mua kẹo đi, vì thế mới là giải phóng. Rồi khi nợ đầm đìa, răng hỏng hết vì kẹo ngọt, tiền nợ phải trả, tiền chữa răng bố mẹ phải lo. Rồi lại b ảo bố mẹ không được can thiệp vào sự chọn lựa của đám con, vì ở xứ Tây (tưởng tượng) nó không làm thế thì có được không.
Điều 3.  Mấy năm nay, ở VN có nhiều vụ án kinh tế, liên quan tới các bầu. Các bầu ấy có thực sự tôn trong pháp luật, kinh doanh sạch sẽ không, hay là phá luật, bất chấp luật, lợi dụng kẽ hở của luật. Vì thế làm gì có chuyện tư nhân hay hơn nhà nước. Hiện tại nhìn vào tỉ trọng kinh tế của cá khối đóng góp trong kinh tế VN, thì động cơ của nó là FDI, rồi tới doanh nghiệp nhà nước, rồi mới tới tư nhân VN. Trong đó 60% tư nhân VN chỉ đóng góp 2% PNB. Con số ấy đã nói lên thực tế “sức mạnh tư nhân VN”. Có nghĩa là tư nhân đã bịt những khe, những ngóc nghách  mà FDI rồi nhà nước không với tới. Một phần lớn là do “đem con bỏ chợ” mà ra, nhưng để trở thành động lực duy nhất, chủ lực của kinh tế thì nó không đủ sức.
Như vậy khối kinh tế tư nhân VN là ọp ẹp, mà tự thân nó không thể vươn lên làm chủ được. Cách đây vài năm, lúc về Vn, tôi đi taxi. Ông taxi tâm sự, muốn bỏ nghề kiếm cái gì kinh doanh mà không được. Không phải vì không có tiền, mà có người cho mượn tiền, nhưng không kiếm được mánh gì để làm. Muốn có mánh để làm, hiểu theo kiểu vĩ mô tức là chiếm được tạo được thị trường, thì không thể không có chính sách hoạch định kinh tế, đào tạo, dành giật thị trường với nước ngoài. Điều đó làm sao làm được nếu thiếu “can thiệp chính trị vào kinh tế” của nhà nước.
Điều 4. Cái vấn đề phải có “phản biện”, có lẽ là điểm sáng giá nhất trong lý thuyết “đa đa”. Nhưng ở trong các nước đang phát triển, sự tồn tại cuả hệ thống này lại làm tan rã nhà nước. Nếu tồn tại được thì phải có một thế lực chống lưng (trong trường hợp này sẽ là nước ngoài). Kết quả, muốn cho cái hệ thống “đa đa” kia hoạt động được như ở các nước phát triển phương tây, thì nó phải có một cái đế duy nhất làm chỗ dựa. Ở các nước tư bản phát triển nó chính là giai cấp tư sản. Và không phải bán hết tài sản quốc gia, tạo nên vài ông tài phiệt (kiểu như ở Nga) mà giai cấp này hình thành được.
Ở VN, đảng chính là cái đế, để cho toàn bộ nhà nước hoạt động được. Đảng đã thay thế vào giai cấp mà ở VN không có. Vì thế ở VN nhà nước không có bản chất giai cấp như  ở các nước tu bản phát triển.
*



Bác chưa đọc hết ý của em rồi. Em chẳng mâu thuẫn, chẳng mắc vào cái gì cả. Bác hãy đọc kỹ câu cuôi của em nhé:

Cần có một mô hình phù hợp hơn, hình như nó tồn tại đâu đó ở một số quốc gia thì phải

Hình thái xã hội này rất cũ nhưng nó có thể giải quyết những bất cập mà em đã nêu ở post trước.
Lập luận của bác về sự LĐ của xyz yếu qúa, về mặt lý luận khoa học không có sức thyuết phục.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi nguyenhoang2016: Aug 21 2016, 06:37 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 21 2016, 02:16 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #33

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân việc VN hoãn TPP, nên viết vào đây

Góc khuất của Hiệp định TPP
Nguồn: Joseph E. Stiglitz & Adam S. Hersh, “The Trans-Pacific Free-Trade Charade”, Project Syndicate, 02/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi các nhà đàm phán và bộ trưởng từ Mỹ và 11 quốc gia dọc vành đai Thái Bình Dương gặp nhau tại Atlanta để nỗ lực hoàn thiện nội dung của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì chúng ta cần phải đưa ra một số phân tích tỉnh táo. Dường như hiệp định thương mại và đầu tư lớn nhất trong lịch sử khu vực này không giống như những điều chúng ta đã nghĩ.

Bạn sẽ nghe nói nhiều về tầm quan trọng của TPP đối với “thương mại tự do”. Thực tế, đây là một thỏa thuận để quản lý các mối quan hệ thương mại và đầu tư của các nước thành viên dựa trên vận động hành lang của các tập đoàn kinh doanh hùng mạnh nhất trong mỗi quốc gia. Có thể thấy rõ ràng ngay từ những vấn đề chính mà các nhà đàm phán vẫn còn đang mặc cả rằng TPP không phải là về thương mại “tự do”.

New Zealand đã đe dọa không ký hiệp định vì cách thức quản lý sản phẩm bơ sữa của Canada và Mỹ. Australia không hài lòng với cách Mỹ và Mexico quản lý thương mại về đường. Còn Mỹ thì không hài lòng với cách Nhật quản lý thương mại về gạo. Các ngành công nghiệp này được ủng hộ bởi các khối cử tri đáng kể ở trong nước mình. Và chúng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm liên quan tới cách mà TPP có thể thúc đẩy một chương trình nghị sự đi ngược lại thương mại tự do.

Đầu tiên, hãy xem xét những gì mà hiệp định sẽ làm để mở rộng quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty dược phẩm lớn, như những gì chúng ta biết từ những văn bản đàm phán bị rò rỉ ra ngoài. Nghiên cứu kinh tế ủng hộ lập luận rằng quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp đẩy mạnh nghiên cứu y tế. Nhưng các bằng chứng thực tế lại cho thấy điều ngược lại: khi Tòa án Tối cao Liên bang ra tuyên bố vô hiệu hóa bằng sáng chế về kiểm tra gien BRCA (liên quan đến bệnh ung thư vú – NBT) của hãng Myriad, điều này đã dẫn đến nhiều đổi mới giúp tạo ra các phương pháp kiểm tra y tế tốt hơn với chi phí thấp hơn. Thật vậy, các điều khoản trong TPP sẽ hạn chế cạnh tranh mở và làm tăng giá thuốc cho người tiêu dùng tại Mỹ và trên toàn thế giới – một điều đi ngược lại nguyên tắc của thương mại tự do.

TPP sẽ quản lý thương mại dược phẩm thông qua một loạt các thay đổi quy tắc có vẻ rất phức tạp về các vấn đề như “liên kết bằng sáng chế” (patent linkage), “độc quyền dữ liệu” (data exclusivity), và “sản phẩm y sinh” (biologics). Kết quả cuối cùng là các công ty dược phẩm sẽ được phép mở rộng – có thể gần như vô hạn – độc quyền của họ trên các loại thuốc được cấp bằng sáng chế, loại các loại thuốc phổ thông giá rẻ ra khỏi thị trường, và ngăn chặn đối thủ cạnh tranh chế tạo ra các loại thuốc tương tự trong nhiều năm. Đó là cách mà TPP sẽ quản lý thương mại cho ngành công nghiệp dược phẩm nếu như Mỹ đạt được mục tiêu đàm phán của mình.

Tương tự, hãy xem xét làm thế nào Mỹ hy vọng sẽ sử dụng TPP để quản lý thương mại đối với ngành công nghiệp thuốc lá. Trong suốt nhiều thập niên, các công ty thuốc lá Mỹ đã sử dụng các cơ chế tranh tụng pháp lý về đầu tư nước ngoài được tạo bởi các thỏa thuận như TPP để chống lại các quy định nhằm kiểm soát vấn nạn hút thuốc trong y tế cộng đồng. Thông qua điều khoản Giải quyết Tranh Chấp giữa Nhà đầu tư và Quốc gia (Investor-State Dispute Settlement – ISDS), các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có quyền kiện chính quyền quốc gia thông qua các thủ tục trọng tài tư mang tính ràng buộc đối với những quy định mà họ cho là sẽ làm giảm bớt lợi nhuận dự kiến của mình.

Các tập đoàn quốc tế xem ISDS là cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu tài sản ở những nơi còn thiếu pháp quyền và tòa án đáng tin cậy. Nhưng lập luận này là vô lý. Người Mỹ đang tìm kiếm các cơ chế tương tự trong một thỏa thuận lớn khác với Liên minh châu Âu là Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) mặc dù chất lượng của hệ thống pháp luật và tư pháp của châu Âu là không có gì đáng nghi ngờ.

Chắc chắn là các nhà đầu tư – dù ở bất kỳ nước nào – cũng đáng được bảo vệ khỏi việc trưng thu hoặc các quy định phân biệt đối xử. Nhưng ISDS còn đi xa hơn nữa: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư khi bị mất lợi nhuận dự kiến có thể và đã được áp dụng ở cả những nơi mà quy định không hề có phân biệt đối xử và lợi nhuận được tạo ra bằng cách gây hại cho cộng đồng.

Tập đoàn Philip Morris International đang theo đuổi các vụ kiện như vậy nhằm chống lại Australia và Uruguay (không phải là thành viên TPP) vì các yêu cầu buộc các bao thuốc lá phải mang các nhãn cảnh báo. Canada, vài năm trước cũng đã bị đe dọa bởi một vụ kiện như vậy, đã nhượng bộ không đưa ra yêu cầu dán nhãn cảnh báo tương tự.

Với bức màn bí mật xung quanh các cuộc đàm phán TPP, chúng ta không thể biết liệu thuốc lá có bị loại trừ khỏi ISDS hay không. Nhưng dù thế nào thì vấn đề chính vẫn còn đó: những quy định như vậy khiến chính phủ gặp khó khăn khi thực hiện các chức năng cơ bản, gồm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho công dân, đảm bảo ổn định kinh tế, và bảo vệ môi trường.

Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu các quy định này đã được thông qua khi tác hại chết người của amiăng được phát hiện trước đây. Thay vì đóng cửa các công ty sản xuất và buộc họ phải bồi thường cho những người bị hại, thì theo ISDS, các chính phủ sẽ phải trả tiền để các nhà sản xuất không giết chết các công dân của họ. Người nộp thuế sẽ bị đánh thuế hai lần – lần đầu là để trả tiền cho những thiệt hại về sức khỏe gây ra do amiăng, lần thứ hai là để bồi thường cho lợi nhuận mà các nhà sản xuất bị mất đi khi chính phủ can thiệp nhằm ngăn chặn một sản phẩm nguy hiểm.

Cũng không có gì phải ngạc nhiên khi các thỏa thuận quốc tế của Mỹ là để tạo ra “thương mại được quản lý” chứ không phải thương mại tự do. Đó là những gì sẽ xảy ra khi quá trình hoạch định chính sách không có sự tham gia của những bên liên quan phi kinh tế – đó là chưa kể các nghị sĩ dân cử trong Quốc hội.

Joseph E. Stiglitz, Nobel kinh tế và Giáo sư tại Đại học Columbia, từng là Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Bill Clinton và Phó Chủ tịch Cấp cao và Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới. Cuốn sách gần đây nhất của ông, đồng tác giả với Bruce Greenwald, là Xây dựng một xã hội học tập: Cách tiếp cận mới đối với tăng trưởng, phát triển và tiến bộ xã hội (Creating a Learning Society: A New Approach to Growth, Development, and Social Progress.)

Adam S. Hersh là chuyên gia kinh tế cấp cao tại Viện Roosevelt và là Học giả khách mời tại Tổ chức Sáng kiến Đối thoại Chính sách của Đại học Columbia.


http://nghiencuuquocte.org/2015/10/06/goc-...-hiep-dinh-tpp/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 21 2016, 02:23 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #34

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thêm hai bài nữa

Vì sao Việt Nam không vội ngả vào vòng tay Obama với TPP?

Quốc hội Việt Nam không kết cấu vào chương trình nghị sự của phiên họp kế tiếp nội dung phê chuẩn hiệp ước về thành lập Đối tác xuyên Thái Bình Dương, mà các nhà lãnh đạo của 12 quốc gia đã ký kết hồi tháng Hai.

Quyết định này của Hà Nội đã là nỗi thất vọng lớn đối với ông Barack Obama, người cho rằng tạo lập TPP là một trong những kết quả chính của nhiệm kỳ ông làm Tổng thống. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân giải thích rằng khi thông qua một quyết định quan trọng đến như vậy, cần xem xét bối cảnh quốc tế, nhìn hành động của các quốc gia thành viên khác tham gia thỏa thuận và chờ đợi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống ở nước Mỹ.

"Ban lãnh đạo mới của Việt Nam đã thông qua quyết định rất khôn ngoan — tạm ngưng hay nói nôm na là "không cầm đèn chạy trước ô tô", không vội vàng với việc phê chuẩn một bộ tài liệu phức tạp và thiếu sự đồng nhất rõ ràng như là thỏa thuận về TPP, — chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam, nhà lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga), GS-TSKH Vladimir Mazyrin nhận định. — Và quyết định như vậy có nguyên nhân nghiêm túc cả về mặt kinh tế và chính trị. Ở ngay nước Mỹ, trong số những đối thủ chống lại việc phê chuẩn thỏa thuận với hình thức hiện tại của nó có cả hai ứng viên chính tranh chức Tổng thống Hoa Kỳ là Hillary Clinton và Donald Trump.

Một dự án đầy tham vọng nữa của Obama là ký kết Hiệp định về thương mại và thuế quan với Liên minh châu Âu, thì thực tế đã đổ vỡ thất bại, bởi người châu Âu không chấp nhận những điều kiện của Mỹ. Vì thế, Việt Nam đã quyết định không dự phần vào hàng những nước tán thành sáng kiến ​​của vị Tổng thống sắp về vườn. Đánh giá một cách tỉnh táo, chúng ta thấy những đòi hỏi của Hoa Kỳ có tính chính trị đối với bất cứ nước nào là thành viên của Hiệp định, tích hợp trong gói các yêu cầu, — GS Mazyrin nói tiếp. — Cụ thể đó là đòi hỏi về việc thành lập hệ thống hội đoàn thương mại mới, không tuân thủ sự chỉ đạo của Nhà nước. Điều đó khó mà hợp ý ban lãnh đạo Việt Nam. Liên quan đến nền kinh tế thì trong khuôn khổ TPP hạ rất thấp yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ đang ráo riết triển khai ứng dụng tại Việt Nam những cơ cấu động thực vật biến đổi gen, và đã được phổ biến khá rộng. Nếu nông nghiệp Việt Nam — một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước — rồi đây sẽ dựa vào những tiêu chuẩn hạ thấp này, thì sản phẩm Việt Nam sẽ không cách gì lọt vào được châu Âu, nơi mà các thực phẩm biến đổi gien bị coi là không thể chấp nhận. Mà thị trường châu Âu vẫn tiếp tục đóng vai trò lớn đối với Việt Nam. Những sản phẩm như vậy cũng sẽ không được phép nhập vào thị trường của Liên minh kinh tế Á-Âu, mà Việt Nam đã ký thỏa thuận về Vùng thương mại tự do FTA. Có thêm một mối nguy khác. Hiệp định TPP, trong đó dự trù mức thuế 0 với nhiều sản phẩm trong khoảng thời gian rất ngắn, thực tế sẽ dẫn đến thị trường mở toang. Điều này có thể gây tác hại cho nhiều ngành trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là những ngành non trẻ, chẳng hạn như chăn nuôi gia súc. Không ngẫu nhiên mà việc phê chuẩn Hiệp định về TPP kéo dài suốt hai năm. Ban lãnh đạo mới của Việt Nam khi tiếp quản vấn đề lơ lửng này đã quyết định thận trọng để có thời gian suy tính kỹ lưỡng, xem Đối tác xuyên Thái Bình Dương liệu có cần chăng cho Việt Nam nếu vẫn trong hình thức như là ông Barack Obama đã thấy, — chuyên gia Nga kết luận.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam/20160919...ma-voi-tpp.html



Hà Nội làm hỏng kế hoạch của ông Obama

Quốc hội Việt Nam từ chối phê chuẩn hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và các nước khác trong khu vực (TPP).

Các đại biểu của Quốc hội Việt Nam từ chối đưa vấn đề phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương vào trong chương trình nghị sự của phiên họp tiếp theo.

Hãng Reuters đưa tin, quyết định của Hà Nội là một sự ngạc nhiên toàn diện cho Washington, vì với Hiệp định này Việt Nam sẽ thu được lợi ích to lớn từ dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, sản phẩm dệt may và thủy sản. Do đó, việc Việt Nam phê chuẩn TPP, Mỹ coi đó chỉ là một việc hình thức. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân thông báo ngày 16 tháng 9, các đại biểu sẽ quyết định việc phê chuẩn Hiệp định chỉ sau khi cuộc bầu cử tổng thống mới tại Hoa Kỳ kết thúc. Như vậy, số phận của TPP đang trở nên mờ mịt, hãng Reuters viết, khi mà cả hai ứng cử viên tổng thống Mỹ, Hillary Clinton và Donald Trump đều tuyên bố phản đối, ít nhất là với hình thức hiện tại của Hiệp định.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/politics/2016091...-cua-obama.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 21 2016, 11:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #35

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ là Forbes
Bản gốc : Vietnam trì hoãn phê chuẩn TPP là cú đánh mạnh cho tham vọng của Obama

Vietnam Delays TPP Ratification In Crucial Blow To Obama's Ambitions
http://www.forbes.com/sites/fannypotkin/20...s/#7ded4134638e

Forbes: Vì sao Việt Nam thay đổi lập trường về TPP?

Chính phủ Việt Nam đã quyết định hoãn việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), giáng một đòn bất ngờ vào nỗ lực của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama để thực thi giao kèo này. Đó là nhận xét của tác giả Fanny Potkin trên Forbes.


Như Reuters dẫn thông báo hôm thứ Sáu từ đại diện chính thức của Chính phủ Việt Nam, Hà Nội không đưa việc phê chuẩn TPP vào chương trình nghị sự của phiên họp kế tiếp của Quốc hội, bắt đầu từ ngày 20 tháng Mười. Như thế có nghĩa là Quốc hội Việt Nam chỉ có thể chấp thuận thỏa thuận thương mại này sớm nhất vào đầu năm 2017.

Bước đi này cũng khá bất ngờ đối với Việt Nam, đất nước với Chính phủ cho đến nay vẫn nhiệt thành ủng hộ TPP. Trong tháng Sáu, Tổng thống Obama đã thăm Đông Nam Á với mục đích thu nhận thêm sự hỗ cho ý tưởng TPP. Trong chuyến công du đó, ông Obama hứa hẹn rằng TPP sẽ bảo vệ người lao động Việt Nam.

Theo dự báo, chính Việt Nam là đất nước có thể nhận được nhiều lợi ích lớn hơn cả từ ​​TPP, cho phép loại bỏ khoảng 18.000 mục thuế hải quan nội bộ của các nước thành viên. Theo dữ liệu của Eurasia Group, đối với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu ở mức như Việt Nam, điều đó có nghĩa là sẽ đẩy tăng GDP đến năm 2025 lên 11% (hoặc tương đương 36 tỷ USD). Xuất khẩu những hàng hóa quan trọng của Việt Nam như quần áo và giày dép có thể tăng thêm 50%. Tuy nhiên, đối với những ngành như tổ hợp nông nghiệp và công nghiệp dược phẩm, tác động của việc tham gia TPP chẳng mấy sáng sủa.

Ý tưởng ủng hộ TPP đã do cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thúc đẩy, nội các của ông này đã ký Thỏa thuận về TPP vào tháng Hai năm 2016. Mà động thái đó được thực hiện với sự tán thành của thủ lĩnh đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, người đã đặc biệt dành cuộc hội kiến với Obama để thảo luận vấn đề này. Trong khi đó nhân vật kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Xuân Phúc vốn có phần ít quyết đoán hơn trong vấn đề tự do hóa thương mại, thì tân Thủ tướng cũng tỏ rõ rằng ông dự định đưa công việc đến hoàn tất. Tháng trước có thông báo rằng vào tháng Mười Thỏa thuận về TPP sẽ được trình với cơ quan lập pháp Việt Nam để phê chuẩn. Và điều đó là quan trọng bởi tự do hóa liên hệ quan hệ thương mại báo trước sự hợp tác mật thiết với Hoa Kỳ.

Ngày 06 tháng Chín, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng tuyên bố tại Washington rằng: "… vào thời điểm này, chúng ta chỉ chờ đợi một điều: phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Chúng tôi tin rằng Tổng thống Barack Obama và Quốc hội sẽ phê chuẩn thỏa thuận quốc tế quan trọng này trong thời gian gần nhất".

Ngoài ra, không giống như một số nước khác là thành viên TPP, giao kèo TPP đã được tiếp nhận thuận lợi hơn trong phần lớn trường hợp ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu do Pewfound tiến hành vào năm 2015 cho thấy rằng chỉ 2% người Việt Nam cho rằng TPP sẽ tác hại cho đất nước. Các phương tiện truyền thông trong nước nhiều lần ca ngợi thỏa thuận về thương mại này, cho rằng TPP tạo khả năng cho các công ty Việt Nam thâm nhập miễn thuế vào thị trường Mỹ.

Vậy lý do của việc thay đổi lập trường có phần đột ngột của Việt Nam là gì? Chắc hẳn nguyên nhân chính yếu là cuộc bầu cử ở Mỹ. Thái độ tiêu cực gay gắt với TPP là một trong không nhiều "điểm tiếp xúc" của cả hai ứng viên tranh chức Tổng thống Hoa Kỳ. Ứng viên từ đảng Cộng hòa Donald Trump gọi thỏa thuận này "cuộc cưỡng hiếp đất nước" và hứa sẽ "giữ nước Mỹ bên ngoài TPP". Ứng viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton, vốn là người ủng hộ TPP khi làm Ngoại trưởng, bây giờ cũng phản bác nó trong chiến dịch vận động tranh cử của bà ta.

Như đánh giá của các chuyên viên, Nhà Trắng hiện giờ vẫn vững tin như trước rằng thỏa thuận TPP có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng GDP và mức tiền lương ở nước Mỹ cũng như tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, thái độ tiêu cực đối với TPP vẫn tiếp tục tăng thêm ở Mỹ, ngáng trở những nỗ lực của Obama để hoàn tất thỏa thuận thương mại trước khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống của ông này. Tuần trước, Obama tập hợp những nhân vật chính trị và kinh doanh ủng hộ ông từ cả hai đảng, kể cả Thống đốc bang Ohio John Kesisha và cựu Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg, để vận động về những lợi ích của TPP.

Tuy nhiên, chiến lược này đã bộc lộ là không hiệu quả. Rõ ràng, TPP sẽ thua trong trận đấu tại Quốc hội.

Tất cả những tình tiết này làm lung lay tính thuyết phục với các nước khác thành viên TPP, không còn vững tin về kết quả thành công nữa. Mối lo ngại tương tự cũng là cội nguồn của việc Chính phủ Việt Nam quyết định hoãn việc bỏ phiếu phê chuẩn.

Thỏa thuận thương mại sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Bây giờ có vẻ Hà Nội thấy rằng nếu công nhiên cắt đứt liên hệ thương mại của mình với người láng giềng khổng lồ thì sẽ là vội vàng và quá sớm.

Trong tuần, cả hai nước đều tuyên bố nguyện vọng hợp tác chặt chẽ hơn nữa để "… giải quyết bất đồng trên biển và tiếp tục mở rộng sự hiệp lực song phương" trên Biển Đông.

Ngay lúc này, tận dụng lợi thế của tình huống bế tắc mà Hoa Kỳ lâm vào, Bắc Kinh tích cực thúc đẩy thỏa thuận thương mại châu Á của mình, nổi tiếng với tên gọi là Đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP). Ở đây bao gồm tất cả các nước châu Á thành viên TPP, cũng như Ấn Độ và Hàn Quốc. Mặc dù qui mô của RCEP có phần khiêm tốn hơn TPP nhưng Trung Quốc vẫn có thể sử dụng cơ chế này một cách hiệu quả đế tạo thêm vết rạn nứt đột phá trong quan hệ Việt-Mỹ.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/opinion/20160921...ong-ve-tpp.html

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Sep 21 2016, 11:33 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 23 2016, 09:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #36

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi tạo ra cái chủ đề này, tôi muốn phân tích tại sao cần định hướng XHCN. Nhưng về sau không có thời gian để phát triển phân tích nó, nên hiện tại tóm gọn thành mấy ý thế này. Những ý này, có những ý đã được triển khai từ khởi điểm của chủ đề:
1- Định hướng XHCN về thực chất là một hình thức công nghiệp hoá, trong bối cảnh phát triển không đồng đều trên thếgiới giữa các nước tư bản phát triển và thế giới thứ 3 : Á-Phi-Mỹ la tinh.
2- Một điển hình công nghiệp hoá chính là công việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô cũ. Nhưng công cuộc phát triển này không đi đến được cái đích cuối cùng của nó, mà giữa chừng lại đổ ra thành chế độ tư bản chủ nghĩa theo hình thức phương Tây.
3- Hình thức tư bản chủ nghĩa học mót phương Tây này, trong thực tế lại trở thành gót chân A sin, là điểm yếu của hệ thống chính trị Nga hiện tại. Điều đó đã chỉ ra răng người ta không thể bắt chiếc, vì cấu trúc xã hội từng nơi khác nhau, và đặc biệt trong các nước ngoài phương Tây, không có tồn tại một giai cấp tư sản “vì nó” có nhận thức giai cấp rõ ràng.
4- Chính vì không có cấu trúc giai cấp hiện đại, tức là không có giai cấp tư sản, nên CNXH vẫn là phương thức hợp lý nhất để công nghiệp hoá, để phát triển
5- Tại sao định hướng XHCN vẫn là phương thức phát triển tốt, vì nó còn có tác dụng trung hoà các mâu thuẫn trong xã hội, nẩy sinh trong quá trình công nghiệp hoá. Ví dụ, mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn vùng miền, mâu thuẫn thành thị-nông thôn….v..v…
6- Định hướng XHCN, cũng là hình thức phát triển phù hợp với “con nhà nghèo”. Còn nếu muốn phát triển y chang như kiểu Mỹ (tức là tư hữu toàn thể), thì bản thân nước Mỹ, giầu như thế còn không điều hoà được mâu thuẫn, con nhà nghèo như VN làm sao mà làm.
7- ..v…v…
Như vậy nếu để cái vấn đề TPP vào đây thì không ổn. Nhưng đã để vào thì thôi, vẫn có thể bàn. Vì ở trong diễn đàn cũng có chủ đề riêng về TPP.
Việc VN không bỏ phiếu TPP bây giờ, không có nghĩa là VN không đồng ý. Đấy chỉ là ý kiến nhận xét của Nga, của truyền thông Nga, vốn hiện tại chống Mỹ. Nó cũng không phải là cú đòn đánh vào Obama. Việc VN hoãn lại này thực ra là tốt.
Vì: 1. Nó tạo ra cảm giác yên tâm hơn cho TQ rồi Nga. 2. Hiện tại không biết chính quyền mới của Mỹ tính toán thế nào. Không những Mỹ mà đối tác to như Nhật cũng chưa bỏ phiếu. Như vậy không việc gì phải sắn quần chạy trước cả.
Ý kiến cá nhân của tôi thì tôi đã nói rồi, trong chủ đề TPP, với tôi lợi ích vào TPP là 50%. Và tôi chỉ thấy điều đó là 50%, khi VN đã có hiệp định với Liên minh Á Âu, rồi với EU..Như vậy TPP chỉ là một trong những giải pháp giúp VN trở thành ngã tư đường của trao đổi thương mại quốc tế, chứ còn bản thân nó thì tiềm ẩn nhiều điều nguy hiểm, nên phải có những hiệp định khác (với Nga, EU) để làm cửa thoát hiểm cho kinh tế VN, thì may ra nó mới mang lại lợi ích.
Ở VN, người ta vẫn hi vọng rằng các ràng buộc cuả TPP sẽ nâng chất lượng luật pháp, pháp quyền ở VN. Điều này thực ra là sai. Vì luật ràng buộc của TPP sẽ đẩy luật pháp Mỹ vào thế thượng phong, trở thành luật chuẩn có lợi cho Mỹ. Vào TPP như vậy phải hiểu thực ra là nhu cầu chính trị. Dạng như vào COMECON ngày xưa khi liên minh với Liên Xô.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 23 2016, 09:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #37

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



TPP thực chất sẽ tạo ra nhiều cớ để Mỹ can thiệp sâu hơn vào xã hội VN núp dưới danh “đa nguyên”. Như vậy cũng có nghĩa là nó có nhiều cái cớ để phong toả hơn, tạo ra nhiều rào cản để bảo hộ thị trường Mỹ, trong đó có cả cớ chính trị. Còn tại sao cái TPP không có tác dụng nâng chất lượng luật VN. Bởi vì nếu muốn câu đầu tư Mỹ thì luật VN phải lỏng hơn luật Mỹ thì nó mới vào. Nếu thích so sánh thì có thể coi trong mối quan hệ này VN giống như căn cứ Goan ta na mô với luật hình sự Mỹ. Thế là thế nào. Mọi người đều biết, có nhiều tù binh Ả rập mà Mỹ bắt được khi đánh nhau ở Áp ga nít tan được Mỹ giam ở Goan ta na mô, vì luật Mỹ áp dụng trong lòng nước Mỹ không cho phép họ làm điều đó. Chính vì thế mà Mỹ đem tù binh ra đấy. Nếu xét về mặt kinh tế, thì VN vào TPP có thể thành dạng như thế. Giống như thời trước năm 1975, nếu Mỹ muốn tra tấn “Việt cộng” thì giao lại cho chính quyền VNCH. Như vậy đừng có nghĩ rằng vào TPP thì luật VN sẽ được cải thiện. Cải thiện hay không là do chính mình.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 23 2016, 10:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #38

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vâng, bác Phó. Việt Nam rõ ràng là đồng ý TPP, chỉ là bây giờ cả 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ đều keu lên phản đối. Với bà Clinton thì sự phản đối nhiều khả năng chỉ là bịp bợm, còn với Trump thì khó nói, có thể TPP vẫn thông qua, nhưng có thể sẽ có sự sửa đổi để cho Trump "dễ ăn nói", thế cho nên VN trần trừ là đúng.

Bác Phó có thể đặt hết các bài viết về TPP và bài này của tôi (cũng như phần về TPP của bác) sang topic TPP mà


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang « < 2 3 4
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC