Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Tản mạn về Pháp luật và LS-VH

Phó Thường Nhân
post Aug 24 2002, 08:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trên thế giới này có đến gần 200 quốc gia, chẳng có nước nào là không có pháp luật. Nhưng LS-VH nó dính tới Pháp luật thế nào. Tản mạn một tí nhé.
Khái niệm luật pháp có lẽ ở TQ người ta tìm ra trước nhất, mà đại biểu của nó là Pháp gia. Nổi tiếng nhất là Hàn Phi. Tư tưỏng của ông có lẽ là đầy đủ nhất, nhưng ông chưa đem ra ứng dụng được lần nào, mà trên thực tế ông còn « bị ứng dụng » bằng luật pháp. Lý Tư, người cùng học phái với ông vì ghen ghét đã giam ông vào ngục. Cuối cùng ông chết trong đó. Còn Lý Tư , hình như số phận cũng không hơn gì, bị người ta chặt chân, phanh thây thì phải (Tôi nhớ không rõ). Trước đó, ngay cả đến bây giờ, người ta luôn tin có mệnh trời. Lão Tử là người đầu tiên coi thiên lý là quy luật chung của vũ trụ , từ đó mà Tuân tử chủ trương chuyện trời là của trời, chuyện người là của người hai việc không liên quan tới nhau. Hàn Phi phát triển những ý tưỏng đó lên thành luật pháp. Quan niệm của Hàn phi dần dần trở thành quan niệm về luật pháp của Đông Á. Pháp luật được coi là biểu hiện của Thế lực.
Ở châu Âu, luật pháp cũng có từ thời La Mã. Trong suốt thời Trung cổ, Kinh thánh cũng được coi là một dạng của luật pháp. Người ta thường vin vào kinh thánh để sử kiện. Nhưng Pháp luật chỉ được kiện toàn nhất với sự hình thành của các nhà nước Tư Bản. Pháp luật được dùng để bảo vệ quyền lợi, là một dạng khế ước xã hội (contrat social).
Nói cho cùng thì coi pháp luật là quyền lợi hay là biểu hiện thế lực chỉ là hai cách nói khác nhau về cùng một việc, giống như nói cái lọ vơi một nửa hay đầy một nửa. Khác gì một bên thì nhấn mạnh tính chất nghĩa vụ, còn bên kia thì nhấn mạnh tính chất quyền lợi của luật pháp. Bản thân trong luật pháp đều tồn tại hai tính chất ấy. Thế nhưng coi dzậy mà không phải dzậy. Chính những nhận thức này đã đưa đến việc xây dựng nên hai cơ chế(mecanism) hoàn toàn khác nhau để ứng dụng pháp luật.
1- Nếu nói đến nghĩa vụ, tức là trọng THẾ, người ta sẽ tập trung xây dựng bộ máy cưỡng chế của Pháp luật.
2- Nếu nói đến quyền lợi, tức là trọng QUYỀN, thì người ta sẽ tìm cách hạn chế tính cưỡng chế này đi.
Vào thập niên 80, thế kỷ 20, trước sự tăng trưởng vượt bậc của các con rồng, con hổ châu Á, đã có những tiếng nói phát sinh từ những nước này bảo vệ cho « Những giá trị Châu Á », trong đó có việc nhấn mạnh tới NGHĨA VỤ mà nhẹ về QUYỀN LỢI được coi là những giá trị giúp châu Á phát triển. Vì nói tới Nghĩa vụ tức là đặt cộng đồng lên trên cá nhân, nói tới Quyền lợi có nghĩa là đặt cá nhân lên trên cộng đồng. Các nước TB phát triển vì quá trọng cá nhân , nên sẽ đi vào ngõ cụt. Đầu tiên tôi cũng khoái cái tư duy này lắm, vì mình là người Châu Á, tất nhiên mình phải tự hào vì nó chứ. Nhưng sau « cơn khủng hoảng châu Á », nhất là sau khi Đài Loan, rồi Đại Hàn chuyển sang thể chế dân chủ, pháp quyền thì người ta không còn nhắc đến nó nhiều nữa. Nó thế để thấy rằng cái tư duy Pháp luật là Thế kia nó mạnh lắm.
Hãy nói về cơ chế :
Chính vì coi Pháp là Thế, mà suốt trong LS các nước Đông Á, cái Thế bao giờ cũng tập trung. Ví dụ như triều Nguyễn, coi một tỉnh có tuần phủ (hay tổng đốc), án sát, và đốc học. Nếu án sát coi việc binh, đốc học coi giáo dục, thì toàn bộ quyền lực dân sự : toà án, hình sự, an ninh đều vào một tay Tuần phủ. Tóm lại là ông ta có quyền sinh quyền sát. Tất nhiên là triều Nguyễn có bộ Lại, chuyên theo dõi, thưởng phạt quan lại, nhưng nó chỉ tăng thêm sự quan liêu, mà hiệu lực thì không có là bao.
Trong khi đó ở Châu Âu, do trọng quyền mà người ta cố gắng chia xẻ THẾ. Nó thể hiện ở 3 mặt
1- Về Nhà nước đó là tam quyền phân lập.
2- Về Kinh tế đó là chống độc quyền(monopole) bằng các luật anti-trust
3- Về chính trị là đa đảng.
Điều 1 thì ai cũng biết.
Điều 2 thì chính đây là câu trả lời cho các bác cdtphuc, Ngucong, khi các bác nói « CNTB đã biết dùng chủ nghĩa Mác để sửa chữa những khuyết điểm của nó ». Thực ra thì không phải. Ông Mác đưa ra giả thuyết « Bần cùng hoá tuyệt đối » do sự lũng đoạn của các nhóm độc quyền. Nhưng trong thực tế, các nhà nước TB luôn chống độc quyền. Vụ nhà nước Mỹ kiện công ti MicroSoft ngay gần đây là một ví dụ
Điều 3 Đa đảng không phải là dân chủ. Cho đến trước đại chiến thế giới thứ II, chỉ có các người giầu có bất động sản, có tư bản phải đóng thuế mới được quyền bầu cử.(Khác vói chuyện chị Dậu của Ngô tất Tố). Nó là đa đảng nhưng là của một giai cấp, không phải của toàn dân.

Bây giờ nói một tí về văn hóa.
1. Luật pháp nhiều khi lạc hậu hơn văn hoá . Ở Thuỵ sĩ, phụ nữ chỉ có quyền được đi bầu cử từ thập kỷ 70, nhưng trong sinh hoạt văn hoá xã hội, chắc không ai nghĩ họ bị Nam giới chèn ép. Như vậy luật chỉ là sự khẳng định trên « giấy trắng mực đen » một thói quen xã hội.
2. Cùng một nước, mà do địa phương khác nhau luật pháp được chấp hành khác nhau. Ở Pháp tại Paris,Tầu điện ngầm chở khách đến nửa đêm,không có người soát vé trong khi ỏ Mác xây, 7 h tối nó đã đóng cửa. Vì không có người xoát vé (họ chỉ làm đến 6h tối), toàn dân đều đi lậu vé.Nếu chạy thì …lỗ.
3. Cùng một nước dân khác nhau, ý thức khác nhau. Ở Mỹ, cách đây mấy năm, có một vụ xì căng đan giữa tổ chức bảo hiểm sức khoẻ cho người nghèo Medicair và các bác sỹ gốc VN. Các bác sỹ này đã « khuyến mại », để dân VN bên Mỹ đi « Khám bệnh ma » (một dạng làm hoá đơn khống) để lấy tiền.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC