Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

13 Trang « < 10 11 12 13 > 

· [ ] ·

 Một Số Bài Viết Thú Vị Từ Facebook

Phó Thường Nhân
post Jul 7 2021, 08:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #111

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Với bộ phim này tôi thu thập được những gì.
Tôi thu thập được thêm một số tình tiết đáng chú ý.
1- Việc Pháp sử dụng vũ khí Na pan ở Điện biên Phủ. Theo như nhân chứng của một nhân vật, thì Pháp đã chôn trước các bình Na pan xung quanh đồn, và khi Việt Minh tấn công thì sẽ đốt nó để cho Na pan chẩy xuống thanh dòng suối lửa ngăn chặn tiếp cận. Có thể đây là cách Pháp sử dụng chống lại cách tiếp cận của Việt minh bằng cách đào giao thông hào tới sát rồi mới xung phong. Tại sao trong tài liệu Pháp không nói điều này, có thể vì vũ khí Na pan là vũ khí bị cấm trong quy ước quốc tế, nên nếu sử dụng nó cũng chẳng xì ra.
2- Cách thức tác chiến của Việt Minh. Đặc biệt là ở các chiến trường độc lập, không có sự trợ lực từ Trung ương. Đây chủ yếu là các tác chiến ở Nam bộ, Trung bộ, Bình trị Thiên. Thời kỳ chống Pháp, cho tới năm 1950, tức là khị biên giới chưa thông với TQ, thì cách tác chiến ở tất cả các vùng đều giống nhau. Chủ yếu là giáo mác, ít súng đạn, đánh du kích, như trong bộ phim tài liệu nói tới. Từ sau chiến dịch biên giới, trên chiến trường miền Bắc đã có quân chủ lực, đánh tới cỡ sư đoàn (lúc đó gọi là đại đoàn), ngược lại không có sự trợ giúp của TQ, miền Trung và Nam bộ vẫn tiếp tục tác chiến du kích. Cỡ cao nhất là tiểu đoàn, như tiểu đoàn 307 ở Nam bộ
3- Sự tồn tại của các ổ điếm như là một bộ phận của “dịch vụ quân đội”. Đây là đặc trưng của quân đội xâm lược. Vào thời Mỹ vào miền Nam, thì không những hậu phương Sài gòn trở thành ổ điếm mà các nước trong vùng cũng vậy. Như ở Thái, rồi Phi. Vấn đề “confort girl” giữa Hàn quốc và Nhật cũng tương tự như vậy. Điều đặc biệt là trong các cuộc chiến gần đây nhất của quân đội Mỹ : I rắc, Apganistan thì không thấy vấn đề này nữa : tại sao ? vì nó bị kiểm duyệt không đưa lên báo ? vì người Hồi giáo rất truyền thống trong vấn đề này ?, vì quân đội Mỹ và NATO không ra khỏi được các căn cứ đi lang thang như ở VN ? tôi không rõ.
4- Nó khẳng định một lần nữa đó là cuộc chiến tranh Pháp thực hiện ở VN là phi nghĩa, và bộ phim đã khách quan hơn là các bộ phim Mỹ, Pháp làm về VN, đã tố cáo tội ác chiến tranh một cách rõ ràng, mặc dù đây không phải là mục đích của nó. Đây có lẽ là điểm đặc sắc nhất của bộ phim với một người VN.
Cũng có những điều mà bộ phim nói không đúng. Ví dụ đánh giá quá cao vai trò của những người lính này, khi nói “ ils donnent un coup de pouce, en suite la Chine donne un coup de main”. Tôi không tìm được cách dịch thỏa đáng, vì nó có vấn đề chơi chữ ở đây, sự ví von nói tới việc người Đức giúp như đẩy bằng một ngón tay, TQ giúp bằng cả bàn tay.
Việc đánh giá vai trò của Mỹ cũng không đúng, mặc dù nó chỉ nói có 1,2 câu, khi nói sự chuyển tiếp từ chiến tranh giải phóng dân tộc sang xung đột hai khối, bị che đi dưới vấn đề chống cộng. Khi bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, thì người Mỹ cũng có ở đây. Vì thế nếu Mỹ muốn công nhận VN thì họ đã làm được, vấn đề là Mỹ cũng không muốn có một nước độc lập, mà muốn có một thứ chính quyền nó sai bảo được. Giữa ba giải pháp : một nước VN độc lập, một nước được Mỹ sai bảo , một thuộc địa của Pháp, thì Mỹ chọn theo hướng một nước được Mỹ sai bảo là tốt nhất, rồi thuộc địa của Pháp, rồi tới VN độc lập. Cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và quan hệ của VN với Mỹ diễn ra theo đúng quy trình chọn lưa này.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 16 2021, 04:58 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #112

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp tục viết thêm một chút về Boudarel và những người « việt nam mới ». Tôi đã đọc quyển hồi ký của ông này, cả quyển có tên là GIAP, viết năm 1977, quyển về « nhân văn giai phẩm » viết năm 1989, và đang chờ quyển viết về hành chính quan liêu ở VN, năm 1983 chưa nhận được. Như vậy tôi đã đọc, đang đọc hầu hết các tác phẩm của Boudarel viết về VN. Mặc dù đọc chưa hết quyển viết về nhân văn giai phẩm. Tôi có thể nói rằng sự trở cờ của Boudarel, trở cờ tương đối vì ông ta là người Pháp nên hiểu được, bắt đầu vào năm 1989, rõ rệt hơn vào năm 1991. Ý của ông ấy là VN sẽ thay đổi như « cộng hòa Séc », tức là trở thành một nước dân chủ đại nghị kiểu phương Tây, và từ đó ông ấy mới khai thác vấn đề « nhân văn giai phẩm ». Nhưng sự khai thác này cũng tương đối. Điều đáng buồn và nghịch cảnh cho ông ấy, như tôi đã nói, là mặc dù thế, Boudarel đã bị lực lượng phái hữu Pháp, tức là những kẻ kế thừa tư tưởng thực dân Pháp, bôi nhọ, và cùng lúc bôi nhọ luôn cuộc kháng chiến chống Pháp, từ đó mở đường cho tương lai viết lại lịch sử. Hiện nay từ năm 2008, Pháp đã có luật cấm ân xá vĩnh viễn cho các tội mà họ gọi là vi phạm nhân quyền nhân đạo. Tên tuổi Boudarel được gắn với kiểu cai tù trại tập trung phát xít Đức, và từ đó sẽ mở đường đến việc nhập nhèm đánh giá lại kháng chiến chống Pháp, gán cho công cuộc xâm lược của thực dân Pháp tư duy « chống cộng », « khai hóa văn minh ». Điều này là sai, nhưng nó sẽ được tìm cách đưa vào lịch sử, đặc biệt trong giai đoạn hiện tại, khi tư duy dân tộc, co cụm là tư duy phổ biến trên thế giới. Nó cũng có thể được gắn với quá trình chống TQ của phương Tây trong tương lai, khi các nước phương Tây sẽ sử dụng « dân chủ, nhân quyền » theo kiểu của họ để tuyên truyền « chính danh », giống như sử dụng đạo Thiên chúa vào thế kỷ XIX.
4/5 quyển hồi ký của Boudarel nói về quá trình ông ấy sang VN, rồi ra chiến khu D, cuộc hành trình đi từ chiến khu D ra Việt Bắc. Chỉ có một ít đoạn cuối, khoảng 10% quyển sách là nói về trại tù 113, nơi ông ấy làm quản giáo và thời kỳ sống ở Vn sau hòa bình từ 1954 đến 1964, rồi sang Tiệp, về lại Pháp vào năm 1966, sang lại VN thăm 1989 ; ..
Quyển sách có giá trị về tư liệu cho ai muốn tìm hiểu cuộc sống chiến khu ở Nam Bộ, các khu giải phóng ở Trung bộ, cuộc sống của người Pháp ở Sài gòn sau năm 1945. Nhưng điều này đều khớp với các sách và tài liệu khác tôi đọc. Ví dụ, những sinh hoạt ở chiến khu D, việc đi từ Sài gòn ra đó thế nào, tôi cũng thấy tương tự trong quyển sách « sống với những người cộng sản », kể về cuộc sống chiến khu của một trí thức Sài gon thời chống Mỹ, mà tôi quên mất tên, nhưng ông sau giải phóng làm trưởng khoa văn hay gì đó ở Đại Học Huế. Nhưng điều tương tự cũng có thể thấy trong cuốn sách viết về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
Có nhiều điều thú vị nho nhỏ. Thời kháng chiến chống Pháp, mỗi một khu (khu 4, 5, 7) đều có đồng tiền riêng. Tiền dùng ở Việt Bắc và khu 4 là tiền in ở Tiệp.
Khẩu súng SKZ (súng không giật) là sáng tạo của công binh VN, có tác dụng lớn trong chiến tranh du kích trong Nam. Khác với ngoài Bắc, Du kích trong Nam không có hỏa lực lớn, vì thế Pháp mới sử dụng hình thức đóng đồn làm chòi cao để ngăn cản hoạt động của du kích. Nhờ có súng SKZ mà du kích có thể đánh sụp tháp canh, phá chiến thuật này. Khẩu súng này dùng nguyên tắc « đạn nổ lõm », điều mà mấy chục năm sau, cũng được lực lượng du kích hồi giáo ở I rắc sử dụng để phá xe thiết giáp Mỹ. Chỉ khác là ở VN, nó được dùng để bắn, ở I rắc, nó được dùng làm mìn. Câu chuyện vũ khí SKZ này cũng được nói tới trong hồi ký của tướng Trần văn Trà.
Cuộc sống ở miền Bắc sau năm 1954 cũng có nhiều điều đáng chú ý. Với người « việt nam mới », không có sự theo dõi, như tôi đã nói ở trên, vì họ sống lẫn với người VN. Điều thú vị là Boudarel có nói đã đấu tranh để được tăng lương, vì so với lương chuyên gia, thì không cao bằng. Lương của Boudarel là 200 đồng, một số tiền cực lớn, có lẽ tương đương với hàm bộ trưởng, vì tới tận năm 1975, lương chuyên viên trung cao cấp ở ngoài Bắc mới khoảng độ .. 54 đồng. Boudarel cũng được hưởng chế độ nghỉ hè, vì thế ông ấy đã đi thăm nhiều nơi ở miền Bắc. Tóm lại so với một người VN, ngay cả cán bộ nhà nước cao cấp, thì cuộc sống của Boudarel ở VN không kém hơn. Còn tại sao tôi lấy năm 1975 làm chuẩn so sánh, vì vào thời điểm đó, do cấu trúc kinh tế kiểu bao cấp, ở miền Bắc không có lạm phát. Cho nên giá của nó ổn định ngay cả khi so với thời kỳ 1955-1964
Thái độ của Boudarel là không thích hình thức « cộng sản Trung quốc », và ông này cũng liệt ông Tố Hữu vào loại này. Điều đáng ngạc nhiên, vì ông Tố Hữu vào bộ chính trị năm 1980, rồi làm tới chức phó thủ tưởng. Nếu là « thân TQ » thì điều này thực là khó. Trong thời gian ra Bắc, Boudarel là « quân » của ông Tố Hữu.
Ông ấy cũng nói rằng, vào năm 1963, ở Hà nội sáng nào cũng phát Quốc tế Ca từ đài của TQ. Hình ảnh một thủ đô « gần với TQ » này cũng là điều ngạc nhiên với tôi. Vì Hà nội về sau, hoàn toàn không có ảnh hưởng kiểu này. Thậm chí lúc bé, tôi tò mò muốn biết bài Quốc Tế Ca nhạc thế nào cũng không biết, nên không thể tưởng tượng được bài hát này được phát thường nhật.
Nếu ai sống ở Hà nội vào những năm tháng chiến tranh biên giới 1979-1991, thì điều nói trên lại càng bất ngờ.
Cũng trong quyển sách này, mà ta thấy, người việt nam mới hồi hương không chỉ vào những năm 60, mà một phần lớn đã về nước sau năm 1954. Điều này cũng dễ hiểu vì khi họ đào ngũ sang với Việt Minh là vì không muốn chết một cách vô nghĩa, và ý định về nước là một thôi thúc lớn khiến họ bỏ sang Việt Minh.
Điều khó chịu với « cộng sản TQ » này, cũng được Boudarel nói tới khi hồi tưởng về chuyến đi tầu xuyên TQ để sang Praha (tiệp), nơi mà nhờ một nhà báo của tờ báo Nhân đạo (Humanité) của đảng CS Pháp giới thiệu, Boudarel đã tìm được một việc làm mới trong viện phương Đông ở đây. Ông này nói là chỉ muốn đi nhanh khỏi châu Á (ở đây là lục địa TQ), nhưng khi ra khỏi biên giới TQ, vào Mông Cổ, rồi Si bê ri, thì .. thấy cảnh quan vẫn thế. Tất nhiên rồi, vì điều kiện địa lý tự nhiên đâu có biên giới chính trị.
Theo Boudarel, câu chuyện « nhân văn giai phẩm » cũng gắn liền với thái độ « Mao ít » trong văn nghệ. Nhưng tôi mới đọc nửa quyển này nên sẽ nói tiếp sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 16 2021, 05:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #113

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong cuốn hồi ký, ông ta cũng không nói là bị VN ép ra đi. Điều buồn cười là, sau khi được phóng viên Pháp giới thiệu chỗ làm ở Tiệp, Boudarel đã phải sử dụng tiền bán đồ đạc, tiền lương để mua vé tầu liên vận. Như vậy có thể hiểu là ông ta không bị đuổi, cũng không bị giữ. Nhưng khi sang tới Liên Xô, hay Tiệp, thì đều được tiếp đón, ăn ở không mất tiền. Điều mà sau này, vào năm 1966, lúc ông ta trở về Pháp cũng không có.
Vào năm 77, rồi 89 Boudarel cũng quay trở lại VN thăm. Đặc biệt vào năm 89, ông ta lại đề nghị sẵn sàng dịch các tác phẩm của Adam Michnik, một nhân vật trong công đoàn Đoàn kết ở Ba lan ra tiếng Việt. Với tôi đây có thể coi là thời điểm Boudarel trở cờ, không còn là người cộng sản như khi ở VN nữa. Có điều đặc biệt là sau khi trở về Pháp, không rõ Boudarel còn ở trong đảng CS Pháp không ? vì thấy ông ta nói lại hoạt động với Alain Krivin, mà đây là một nhân vật Troskisme.
Từ câu chuyện này mà tôi mới mua thêm quyển GIAP, mà ông ta viết vào năm 1977, để xem vào thời điểm ấy, ông ta viết cái gì, và có ý định « khai thác tướng GIÁP » như các sử gia tư sản hay không ? tôi nói thế nghĩa là thế nào ? chắc mọi người đều biết sau khi thống nhất đất nước, thì đại tường Võ Nguyên Giáp không còn trong quân đội mà chuyển sang làm về khoa học kỹ thuật và ủy ban sinh đẻ có kế hoạch. Tại sao lại thế thì không rõ, nhưng đây là câu chuyện có thể khai thác giống như phương Tây khai thác về tướng Zukov của Liên Xô. Tức là tài giỏi nhưng bị Đảng làm cho thất sủng, có công mà không có quyền…v..v..
Nhưng khi nhận được quyển sách, thì tôi rất ngạc nhiên là mặc dù tên nó là « GIÁP », đây không phải là một cuốn sử viết về đại tướng, mà lại là một tập sử nói về kháng chiến chống Pháp và Mỹ, sự nghiệp của đại tướng, chỉ là một hình thức tạo cách kể chuyện. Có thể coi nó như một cuốn sách giáo khoa về sử VN từ thời Pháp thuộc tới năm 1975 cũng được. Trong cuốn sách tác giả có thu thập tư liệu từ cuốn hồi ký về Điên Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng cũng có cả tư liệu từ cuốn « Đại thắng mùa xuân » của đại tướng Văn Tiến Dũng. Do có nhiều tư liệu VN, mà cuốn sách có nội dung gần với lịch sử chính biên của VN hơn, ngược lại công lao thực sự của đại tướng Võ Nguyên Giáp lại không rõ ràng. Điều được gán cho ông, tức là chiến lược chiến thuật quân sự gắn với chính trị là đường lối chung của VN,lại được coi như của riêng ông. Đây cũng là yếu điểm của loại sách lịch sử viết theo nguyên tắc « người hùng » (histoire des grands hommes), do « lấy công trăm họ gán cho một người ».
Tóm lại, nhận xét của tôi từ lúc đầu viết về Boudarel, coi việc trở cờ của ông ấy gắn liền với sự tan ra của Liên Xô là có cơ sở (1988-1989). Trước đó, nếu có « tâm tư », thì được ông ta gán cho TQ.
Quan niệm này của Boudarel cũng không có gì đặc biệt, đó thường là tâm tư của một người cộng sản phương Tây. Như tôi đã từng nói, ở VN chủ nghĩa Mác-Lê nin gắn liền với đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngược lại ở Tây Âu, nó là cơ sở cho giai cấp công nhân đòi quyền lợi. Ở VN, chủ nghĩa Mác -Lê phải đảm bảo 3 điều : đấu tranh giành độc lập, công nghiệp hóa, tổ chức nhà nước. Ở Tây Âu, nó chỉ là một thứ lý thuyết « lăn đùng ngã ngửa ra đòi quyền lợi dựa trên đấu tranh giai cấp » (tôi nói hơi trào phúng) thì tất nhiên không thể giống được. Cũng chính vì thế, với một người cộng sản Tây Âu, Liên Xô chỉ hấp dẫn khi là một hình mẫu vượt trội các nước tư bản về mọi mặt, nhưng nếu Liên Xô có những đặc trưng mà các nước Tây Âu không có, thì về mặt cơ sở kỹ thuật, nó cũng là một dạng của công nghiệp hóa, cùng dựa trên một cái đế khoa học kỹ thuật như nhau.
Điều đặc biệt của Liên Xô, là quá trình công nghiệp hóa ở đây không dẫn đến cảnh gây chiến tranh, chiếm thuộc địa như quá trình này tạo ra ở các nước tư bản. Ngược lại, Liên Xô còn giúp đỡ cho các phong trào giải phóng dân tộc. Điều đặc biệt này cực kỳ quý báu với những nước như VN. Nhưng với một nước tư bản đã phát triển, thì nó lại không có ý nghĩa gì.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post Jul 18 2021, 12:05 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #114

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó có thể tham khảo thêm phim trêm VTV4 về những người "Việt Nam mới"

(@click here) https://www.youtube.com/watch?v=fjcE-P6B6nU


Tuy nhiên phim không kể chi tiết về Boudarel, thậm trí còn làm cho người ta tưởng là ông ta trung thành với nhà nước cộng sản đến cuối đời.

Rõ ràng là vì ông ta "trở cờ" nên việc đưa tro cốt về Việt Nam không được Nhà Nước đón tiếp một cách chính thức. Ông Giao có nói là ông Boudarel lúc về lại pháp vì không còn giấy tờ nên phải vượt biên bằng đường thủy bơi qua một hồ nước giữa Thụy Sĩ và Pháp. Giờ lúc quay lại VN ở dạng một bình tro ông cũng phải đi chui. Trên phim mà tôi đưa link ở bài trước thì ông Giao phải giấu tro vào hành lý cá nhân, rồi vào sân bay Tân Sơn Nhất mới mở khăn, cờ ra phủ. Tức là Nhà Nước không tiếp đón ông trở về chính thức nhưng cũng không ngăn cản những người Việt thân thiết với ông làm việc này. Hơi kỳ là đài VTV4 đưa ông vào chương trình như thể quan hệ giữa Boudarel và Việt Nam vẫn hoàn toàn tốt đẹp.

Nói chung cách đối xử của chính phủ Việt Nam với những người này có tính hai mặt. Vừa không hài lòng nhưng vẫn đưa tin như thể không có mâu thuẫn gì. Chẳng hạn với bà Trần Tố Nga cũng thế. Bà Trần Tố Nga là người đang đứng đơn kiện các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất chất độc da cam. Việc này rõ ràng có lợi cho phía Việt Nam, nhưng bà Nga cũng là người phản đối chính sách cải tạo sau giải phóng, dù bà vốn là Việt Cộng miền Nam từ bé. Việc kiện tụng này được báo chí Việt Nam ủng hộ và cả sự lên tiếng của Nhà nước. Bà Nga cũng là người có mặt trong buổi lễ dải tro ông Boudarel.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 19 2021, 08:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #115

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong quyển hồi ký của Boudarel, ông ấy viết rằng vào năm 1966, khi có luật ân xá, từ Tiệp ông ấy đã hồi hương về Pháp, « chính phủ Tiệp mặc dù là chính phủ cộng sản cũng không muốn quan hệ ngoại giao với Pháp bị ảnh hưởng, nên đã không muốn chứng tỏ rằng đã chứa chấp tôi, vì thế tôi đã nhận được hộ chiếu, sau phải trả lại, tôi cùng với hai người Pháp hàng binh khác là Ribera và Casius đã trở về Paris mà không bị luận tội gì cũng như có chuyện gì đặc biệt »
Đoạn tôi để trong ngoặc là tôi dịch từ cuốn hồi ký của Boudarel. Đọc thế thì người ta hiểu là hộ chiếu ông ấy có là hộ chiếu Pháp, vì nêu chính phủ Tiệp không muốn chứng tỏ chứa chấp (asile) Boudarel thì không thể cấp hộ chiếu Tiệp cho ông ta. Nhưng cái câu « sau phải trả lại » lại có ý ngược lại, tức là giấy tờ được Tiệp cấp thì mới phải trả lại, chứ Pháp cấp thì trả lại làm gì . Tóm lại không biết chính xác ông ấy về Pháp với hộ chiếu nào. Nhưng theo cái câu cuối cùng, thì việc này rất dễ dàng. Điều này tương đối mâu thuẫn với chuyện « bơi lội qua hồ ở Thụy sĩ » mà Thiên lang nói, vì nếu như thế thì là vào Pháp lậu cần gì hộ chiếu.
Chính xác thế nào thì chỉ có ông Giao nói được là nhớ có đúng không, và cũng không loại trừ để tăng thêm tính bi kịch cho câu chuyện mà, ông ấy nói thế., làm cho người ta đồng cảm hơn việc ông ấy phải mang tro lậu vào VN.
Chính phủ VN không làm ồn ào chuyện này cũng đúng, vì mặc dù tham gia kháng chiến, sau ông ấy đã trở cờ, dù việc này không có ảnh hưởng gì lớn, nhưng khó có thể đưa ra để tuyên dương công trạng được. Còn việc ông Giao làm cho Boudarel, tôi thấy cũng đúng, vì ý nguyện ấy của ông Boudarel cũng hợp với tình cảm của ông ấy với VN. Mặc dù không có tuyên dương công trạng, việc đưa tin vào VTV4 như vậy là đủ. Ngược lại, ông ấy có ý kiến trở cờ như Boudarel lại sai, vì tôi coi ông ấy là người VN. Boudarel có thể nhận thức thế vì ông ấy là một người Pháp. Ngược lại nếu ông Giao nói, « tôi cũng là người Pháp đây » thì OK. Nhưng nếu thế ở đây nó lại lòi ra một chuyện rằng, ông là gốc VN, mà lại đòi là Pháp thì ông sẽ là cái dạng gì
Hiện nay quản lý xã hội ở VN đã trong một cơ chế thị trường, không phải bao cấp như ngày xưa. Trong cơ chế này, nhà nước không thể bao cấp hết, vì đó là một xã hội tự thân vận động. Vai trò nhà nước thu nhỏ lại, vai trò tự chủ của xã hội tăng lên. Người ta có thể hiểu xã hội như một dạng « công ty cổ phần » trong đó cổ phiếu của chính phủ nhà nước không phải là tuyệt đối, nhưng đủ để khi đưa ra hội đồng quản trị bầu bán quyết định thì không bị mất quyền kiểm soát (tức là mất chủ quyền, không phải là cộng hòa chuối). Giống như dạng « cổ đông viên chiến lược ». Chính vì thế không thể đòi hỏi cái gì nhà nước cũng dúng tay vào. Như vậy việc bà Nga làm là rất tốt, hợp tình hợp lý với xã hội VN, còn việc bà ấy là cộng sản, việt cộng cũ , v..v.. đâu có gì là quan trọng, nếu đó là việc hợp lý, chính nghĩa
Cũng chính vì phần tự chủ của xã hội ngày càng tăng, mà tôi mới nói là muốn VN phát triển thì người VN phải có hệ quy chiếu của mình để VN không có một xã hội dân sự mại bản nhất là khi các nước có tiền án tiền sự với mình giờ lại thành « đối tác chiến lược ». Khi phần tự chủ của xã hội tăng (đây là điều tất yếu trong kinh tế thị trường), mà nó lại tránh trở thành mại bản, chính phủ, xã hội cùng đồng hành thì đất nước đó sẽ phồn vinh, phát triển.
Hãy lấy ngay vi dụ Hàn quốc. Chính phủ nước này bị Mỹ kiểm soát chặt chẽ, nhưng xã hội dân sự của nó lại không mại bản, nó là sự phản ứng với tính mại bản của chính phủ Hàn. Chính xác hơn là nó có một phần theo Mỹ mại bản, dạng như lề trái VN, nhưng xã hội của nó không mại bản, do phản ứng với Mỹ, vì thế trở thành chỗ dựa cho chính phủ Hàn, tạo ra không gian cho chính phủ này cựa quậy. Ở Hàn, việc thoát khỏi chế độ độc tài là có xu hướng này. Tức là một dạng « gậy ông đập lưng ông » với Mỹ.
Ở VN không có chuyện này, vì VN có độc lập chính trị, và lề trái lại muốn dùng kiểu « đa nguyên đa đảng » để lật đổ, biến VN thành một dạng chính quyền tay sai như miền Nam ngày xưa. Đa nguyên đa đảng thành một dạng chống cộng trá hình. Nhưng vì cộng sản ở VN chính là dân tộc chủ nghĩa, cho nên chống cộng sản trở thành làm tay sai cho thực dân mới hay cũ.
Bộ phim tài liệu của VTV4 rất hay. Những người làm phim đã chỉ ra nhiều vấn đề, và tránh được nhiều vấn đề. Tôi sẽ tán phét tiếp sau


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post Jul 19 2021, 10:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #116

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi đã đọc xong cuốn sách Zwischen den Fronten - Những người đứng giữa chiến tuyến - của Heinz Schutte. Tóm tắt một số nội dung chính như sau.

Tác giả là người nghiên cứu lịch sử ông này đã bỏ công đi gặp nhiều lính Lê Dương Đức trở về từ Đông Dương để phỏng vấn, tìm đọc nhiều tài liệu hồi ký. Và chốt lại câu chuyện của ba người là Erwin Borscher, Rudy Schroder và Erich Frey. Vì ba người này thực sự là những người khi đó có khuynh hướng cộng sản và phục vụ nhiều hơn cả cho Việt Minh.

Tác giả nhận định có hai nhóm lính lê Dương Đức. Nhóm ra nhập trước và đầu thế chiến II. Họ là những người học hành đầy đủ, uyên bác và có lý tưởng chính trị rõ ràng. Đại diện là 3 nhân vật chính kể trên. Nhóm ra nhập cuối và sau thế chiến II là những thành phần ít học, thất nghiệp, rất đông xuất thân từ lính phát xít và lính SS. Đám này một số do không có nghề nghiệp, một số trốn tránh thân phận phát xít đã đầu quân cho quân đoàn Lê Dương.

Erwin Borscher sinh ra ở Strassburg vốn là đất tranh chấp Pháp Đức, ông này chống Nazi nên sang Pháp lánh nạn. Erwin tốt nghiệp cử nhân văn học Đức, đọc thông viết thạo tiếng Pháp, có tốt chất lãng mạn. Là công dân Đức nhưng Erwin suýt bị bắt vì dải truyền đơn chống Hitler. Nhưng tại Pháp ông cũng bị nghi ngờ, khi đó Pháp giam giữ tất cả người gốc Đức để ngăn ngừa gián điệp. Người Pháp còn nói rõ là mẹ Erwin bị coi là phản bội tổ quốc vì lấy chồng Đức. Như vậy lúc đó vấn đề lý lịch ở Pháp cũng rất cứng nhắc. Pháp chỉ cho Erwin 2 lựa chọn, một là bị nhốt đến hết chiến tranh, lúc đó chưa biết bao giờ hết, hai là vào lính Lê Dương và sang Algerie.
Rudy Schroder sinh ra tại Cologno, học giỏi. Thầy Rudy khi đó là người Do Thái bị Nazi cho nghỉ việc, Rudy dám mang hoa đến tặng thầy tỏ thái độ kính trọng. Việc này bị một tờ báo của Nazi thóa mạ và đe dọa. Bị tố là cộng sản và thân Do Thái, Rudy trốn sang Paris. Tại Paris Rudy tiếp tục học tốt nghiệp 3 chứng chỉ cử nhân và lấy vợ. Giống như Erwin, Rudy cũng bị nhốt hồi đầu chiến tranh và phải ra nhập lính Lê Dương. Rudy quen Erwin ở Algerie và đã thân thiết do chung quan điểm chính trị. Khi Đức tấn công Pháp và chính quyền Vichy đầu hàng, Đức yêu cầu giao trả lính Lê Dương gốc Đức. Cõ lẽ là để trừng phạt. Vì vậy Pháp khéo léo bố trí đẩy đám lính này sang Đông Dương để khỏi bị trả lại cho Đức.

Tại Việt Nam, Erwin đóng quân ở Quảng Ninh. Năm 1942 làm quen với một cô gái bán cafe và cưới làm vợ. Sau này sinh được 7 người con. Sau đó Erwin và Rudy chuyển về đóng quân ở Việt Trì và kết nối với Erich Frey thành lập chi bộ cộng sản tại Việt Trì. Erich sinh ra ở Áo là người Do Thái nên bị chế độ Đức quốc xã khủng bố, sau nhiều năm trốn tránh Erich ra nhập liên đoàn cộng sản, rồi cuối cùng khi sang Pháp cũng phải đi theo con đường lính Lê Dương. Do có tố chất thông minh Erich được quân đội Lê Dương đào tạo bài bản để trở thành sĩ quan. Erich nắm được rất tốt kiến thức về vũ khí, chiến lược, chiến thuật quân sự của Pháp nên sau này được tướng Giáp sử dụng làm cố vấn quân sự.

Lúc đầu ba người này có ý định kết nối các chi bộ cộng sản của quân đội Pháp với Việt Minh để cùng chống Nhật. Nhưng không thành công vì Việt Minh và Pháp không thống nhất được với nhau về quan điểm Việt Nam độc lập. Nhưng khi đó Việt Minh đánh giá rất cao nhóm cộng sản này vì trình độ kiến thức và lập trường chính trị ổn định của họ. Thực ra chi bộ cộng sản này còn có vài người nữa, nhưng những người kia khi ra nhập Việt Minh họ được phân công việc ít quan trọng hơn và có quân hàm thấp hơn 3 nhân vật chính. Ngoài ra những người cộng sản này thực ra là người cộng sản châu Âu vì vậy họ có xu hướng dân chủ xã hội nhiều hơn. Nhất là càng về sau khi cộng sản châu Âu ngả theo hướng này, họ không còn thấy đồng quan điểm với Việt Minh nữa.

Vào thời điểm cách mạng tháng 8, chi bộ cộng sản này cực kỳ phấn trấn và hào hứng với kết quả của Việt Minh. Đáp lại Việt Minh cử 3 người đến tiếp xúc và bàn về việc đưa họ về phe Việt Minh. Ba người đi gặp là Võ Nguyên Giáp, Trường Trinh và Phạm Văn Đồng. Khi đón đón ba người cộng sản Đức về chiến khu họ đang bị Nhật giam ở thành Hà Nội. Không rõ bằng cách nào Việt Minh giải thoát được cho họ và dùng xe hơi đưa thẳng lên chiến khu.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 19 2021, 10:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #117

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bộ phim này của VTV4 rất hay. Nó được xây dựng thông qua « 3 nhân vật điển hình », cả ba đều có một điều chung là tình yêu đất nước con người VN, cũng như sự đồng cam cộng khổ của họ trong kháng chiến chống Pháp, nhưng hoàn cảnh lý do họ đến với VN, cách mạng VN khác nhau, mà tâm tư tình cảm của họ cũng khác nhau (một phần những điều này không nằm trong phim), nên cách tôn vinh, đánh giá cũng phải khác nhau.
Điều đánh giá dễ dàng nhất là bác Nguyễn Văn Lập. Bác ấy đến với cách mạng VN bằng một cảm nhận chính nghĩa của con người. Chỉ khi gia nhập Việt Minh rồi, thì bác ấy mở trở thành đảng viên CS. Bác ấy là một đảng viên CS VN đích thực. Sau này khi về nước, tấm lòng của bác ấy với VN không thay đổi. Hy lạp cũng là một nước không có tiền án tiền sự với VN. Tất cả những điều này, khiến bác ấy là một tấm gương hoàn hảo. Điều đáng nói nữa là bác ấy như là đại diện của đa số « bộ đội cụ Hồ da trắng », tức là có rất nhiều người như thế họ có thể là người Ma rốc, An giê ri, Nam Tư, ..
Trường hợp của George Boudarel vè Edwins Bouchers lại khác. Họ theo Việt Minh, vì họ là những người cộng sản. Khi gia nhập Việt Minh họ ở vào những vị trí tương đối cao (hay ít nhất là tiếp xúc với các nhân vật cao cấp VN, từ bác Phạm Ngọc Thạnh, rồi Bác Hồ, bác Trường Chinh .. Boudarel là người Pháp, tức là nước có tiền án tiền sự với VN. Edwins Bouchers là người Đức (thực ra là Pháp-Đức), ông này đã sống ở Đông Đức, nhưng sau sang Tây Đức trước khi nước Đức thống nhất. Từ khi nước Đức thống nhất, thì nhừng gì là Đông Đức đều được nước Đức mới chối bỏ, vì thế trong trường hợp của Bouchers và Boudarel đều có những vấn đề liên quan tới chính trị của Pháp, Đức mà người ta phải để ý.
Điều khác với bác Lộc, là cả hai người này không coi họ là người VN. Trong cuốn hồi ký của Boudarel, có một chương nói tới việc ông ấy được đặt tên việt nam (tên là Đại Đồng), và cảm nhận của ông ấy với cái tên này thế nào. Ông ấy gọi là « việt nam hóa » (vietnamisation). Họ không là người VN, nhưng yêu VN, vì có một mảnh đời gắn với VN, có thể coi là mảnh đời quan trong nhất của họ. Nhưng họ không cảm nhận họ là người Việt như một người Việt nam.
Vấn đề họ là đảng viên đảng cộng sản Pháp, Đức cũng rất quan trọng. Điều này khiến cho họ có những đánh giá khác biệt, kiểu người nước ngoài, đặc biệt là về sau khi họ hồi hương. Điều này cũng không có gì đặc biệt, vì như tôi nói và luôn luôn nói, mỗi người đều có hệ quy chiếu, mỗi dân tộc có hệ quy chiếu của mình, nếu không thế thì không thể hình thành một cộng đồng người.
Trong trường hợp của Boudarel, theo như hồi ký của ông, thì đảng CS Pháp can ngăn các đảng viên của Đảng sang thuộc địa, cho nên việc Boudarel sang Đông Dương không được đảng CS Pháp ủng hộ. Lý do cũng đơn giản, vì sang thuộc địa, vị thế của họ đứng về phía thực dân dù muốn hay không, điều này sẽ gây khó khăn cho chính sách của Đảng CS Pháp. Cũng theo Boudarel, phần lớn những người trong nhóm Mác xít mà bộ phim nói tới đều về Pháp chứ không ở lại thuộc địa. Còn lý do của Boudarel sang với Việt Minh là vì lời nói của Lê nin. Lê nin nói gì ? khi đại chiến thế giới I bùng nổ, thì chỉ có đảng xã hội Nga (tiền thân của đảng CS Liên Xô) trong quốc tế thứ hai ở châu Âu phản đối chiến tranh, kêu gọi cộng nhân không tham gia. Ngược lại các đảng xã hội khác đều ủng hộ nhà nước của mình tham chiến. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cho thấy nó không mang lại cái gì cả, vì nó phi nghĩa, tàn phá cả một châu lục. Chính vì thế mà Boudarel cũng phản đối cuộc chiến tranh thuộc địa của Pháp, với lý do tương tự.
Với Edwins Bouchers thì tôi không rõ, nhưng khả năng lý do tương tự khá lớn. Nhưng sau này khi họ về Đức, Pháp, thì nhận thức của họ phản ánh tình hình chính trị ở đây, phản ánh nhận thức của xã hội phương Tây với chủ nghĩa Mác-Lê nin. Như tôi đã nói nhiều lần, khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Tây Âu (phần lê nin ở Tây Âu gần như không có, có cũng chỉ là tuyên truyền ngược), tôi thấy nó rất khác với quan niệm ở VN. Ở VN chủ nghĩa Mác gắn liền với chủ nghĩa dân tộc, với liên minh công nông, với giành độc lập, công nghiệp hóa, ..Ở phương Tây hoàn toàn không có những điều này. Nó chỉ là lý luận của một giai cấp công nhân đòi hỏi quyền lợi. Chính vì thế không thể đòi hỏi họ có cái nhìn như người VN, vì trong chủ nghĩa Mác của họ, vừa thiếu phần Lê nin, vừa thiếu phần dân tộc, vừa thiếu phần hiện đại hóa, .. không kể như tôi đã nói ở chủ đề về bác Thảo, mà tôi đang viết, xuất phát điểm của nhận thức Mác-Lê nin ở VN là từ đạo Nho, đạo Phật. Họ làm gì có những cái này.
Chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN là một hình thức mác lê nin Nho giáo, bác Hồ là « kết tinh » đầy đủ nhất ở trong bác có chủ nghĩa Mác -Lê nin, chủ nghĩa yêu nước, và .. truyền thống Nho giáo.
Ông Giao, khi ủng hộ các kiểu « đa nguyên đa đảng » thời đầu năm 90, đã không thấy được những điều này. Vì thế nếu coi ông ấy là người Việt, thì như thế là sai. Còn nếu ông ấy là Tây, thì đâu có chuyện gì. Vậy ông ấy là gì ? là Tây hay VN ?
Một phần trong bộ phim có nói tới vấn đề với tù binh Pháp trong kháng chiến. Và đây là điều rất tốt, nó giúp cho người ta hiểu rõ được vấn đề này thế nào, bởi một trong những xu hướng « chính sử » của Pháp, là tìm cách nhập nhèm nói rằng Việt Minh dã man như phát xít. Về mặt luật pháp đơn thuần, thì những gì liên quan tới « vụ Boudarel » ở Pháp vào năm 1991, đã được tất cả các tòa án của Pháp bác. Nhưng điều này không ngăn cản việc trong các phim tài liệu Pháp, nhận thức này được ngấm ngầm đưa vào. Điều lá mặt lá trái của nó, là mặc dù tố cáo Việt Minh thế, trong các nhà tù Pháp, người việt yêu nước đều bị tra tấn, đối sử dã man. Nhưng điều này lại được sử liệu Pháp lờ đi. Sau đại chiến II, có hai cuộc chiến tranh thuộc địa mà Pháp tiến hành rất tàn khốc, đó là ở VN và An giê ri. Ở cả hai nơi, Pháp đều áp dụng tra tấn diện rộng, giết người vô tôi vạ. Ở V N điều này ít biết hơn, vì quân đội Pháp ở VN tham chiến là quân đội viễn chinh, nhà nghề. Lực lượng đi nghĩa vụ quân sự ít hơn ở An giê ri. Mặc dù thế vấn đề tra tấn này vẫn được Pháp giấu nhẹm.
Trong bộ phim VTV4, trong hồi ký Boudarel, rồi thông qua các hồi ký tù binh Pháp (ngay cả hồi ký bôi bác kiểu cuốn « trại tù 113 »), một điều có thể công nhận đó là trong các trại tù binh Pháp không có tra tấn, họ phải học chính trị (đây là điều đặc biệt so với một nhà tù ở Pháp). Chế độ của nhà tù về ăn uống không kém bình thường ở chiến khu. Nhưng so với điều kiện của Pháp, có gái gú thịt thà, có thể cướp bóc, ở thành thị có điện nước, thì rõ ràng không thể bằng. Như vậy chế độ nhà tù với tù binh Pháp không phải là một việc cố ý, để hãm họ chết, mà là điều kiện sống chiến khu. Điều này khác xa với các nhà tù Pháp dành cho Việt minh, trong khi họ không thể nói là do điều kiện thiếu thốn, mà là chính sách cố tình của Pháp.
Thủa còn đi học ở VN, có lần tôi cũng phải ở tập thể. Tập thể tôi ở là gần Hà nội, tức là văn minh, chứ không phải là trên núi rừng với các kiểu sốt rét, ngã nước, ..so với những gì mà tù binh pháp tố cáo về điều kiện ở, ăn uống, thấy sự sai lạc không bao nhiêu. Tất nhiên tôi không nói ví von là ở tập thể là ..ở tù, nhưng đây là điều chứng tỏ sự khắc nghiệt của kháng chiến là chung, thoi sau con the, thời năm 50 còn khắc nghiệt hơn nữa. Chính vì thế mới có dạng dinh tê về tề như Phạm Duy.
Bộ phim đã cung cấp được nhiều thông tin, tài liệu về vấn đề này. Điều đáng nói nữa là trong kháng chiến chống Pháp, phần lớn tù binh Pháp được thả ngay. Ví dụ sau chiến dịch biên giới 1950, Việt Minh đã trao trả ngay sau đó tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch này. Tại sao ? một phần như là bộ phim nói, đó là chính sách khoan hồng kiểu « Nguyễn Trãi » của Việt Minh của bác Hồ. Một điều quan trọng nữa là giữ tù binh chẳng để làm gì, mà còn làm phức tạp thêm vấn đề hậu cần, đặc biệt ở vùng Việt Bắc, Tây Bắc, là nơi điều kiện sinh sống khắc nghiệt. Sau chiến dịch Điện Biên, tù binh phải đi bộ mấy trăm cây số về ATK (an toàn khu). Với họ đây là một cách « tra tấn », trong thực tế đó là cuộc sống thường ngày của bộ đội. Đến bộ đội, dân công cũng thế, thì còn đòi gì.
Trở lại vấn đề « bộ đội cụ Hồ da trắng », rõ ràng những con đường của họ đi tới Việt Minh khác nhau. Do sự khác biệt về nhận thức, do hoàn cảnh điểm xuất phát của họ, do cuộc sống của họ về sau, do vị trí của họ với nhận thức chủ nghĩa Mác, với chủ nghĩa Cộng sản, do lịch sử quê hương bản quán. Họ có nhận thức về VN khác nhau. Và vi họ khác nhau, thì sự tri ân của VN với họ cũng khác nhau.
Nhưng có điều chung nhất đáng quý là họ là những cầu nối của VN với thế giới, tình cảm của họ với VN, với đất nước với con người VN, họ đã tới VN với sự thân thiện, theo chính nghĩa.. những điều này cực kỳ đáng tôn trọng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 19 2021, 10:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #118

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@thienlang,
Đúng rồi, ở Tây Âu, những người cộng sản gần với xã hội dân chủ hơn. Điều này cũng không có gì đặc biệt, vì khi chủ nghĩa Mác ra đời, thì tới tận đời Ăng ghen, chủ nghĩa Mác là hệ tư tưởng của các đảng dân chủ xã hội. Ngay cả đảng cộng sản Liên Xô, thời trước cách mạng tháng 10 cũng có tên là đảng xã hội dân chủ Nga.
Chỉ từ khi có sự phát triển của Lê nin, và cách mạng tháng 10 thành công, thì các đảng theo Mác-Lê nin được gọi là cộng sản.
Nhưng thế chưa đủ. Khi sang tới châu Á, tức là TQ, VN thì nó lại biến đổi lần nữa. Ở TQ thành tư tưởng Mao trạch Đông. Còn ở VN thì vẫn được gọi là Mác-Lê nin, nhưng nó cũng có sự đóng góp, phát triển của của Bác Hồ, Trường Chinh, Lê Duẩn.. và nhiều người khác.
Về cơ bản, từ năm 1930 tới 1940, việc áp dụng chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN thời thuộc địa ảnh hưởng sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản. Nhưng từ năm 1940 về sau, khi bác Hồ về VN lãnh đạo, thì sự sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin còn lớn hơn nữa. Nhưng nó thông qua việc giải quyết các vấn đề cụ thể, chứ không được tổng kết lý thuyết như Mao trạch Đông làm. Từ năm 1940 tới 1950 đây là sự kết hợp giữa thực tế VN và kinh nghiệm cách mạng TQ, rồi Liên Xô pha trộn. Từ năm 1950 đấn 1965, có sự ảnh hưởng lớn của TQ. Nhưng ảnh hưởng hình Parabol mà điểm maximum là 1955, rồi từ đó giảm dần tới 1965. Từ năm 1965 về sau là sự độc lập toàn diện của tư tưởng Mác-Lê nin ở VN.
Do VN, TQ chung nhau một phần truyền thống nhân văn : đạo Phật, đạo Nho, đồng thời điều kiện kinh tế tương đồng, nên ta có cảm tưởng hai bên giống nhau. Nhưng nó chỉ giống ở cái vỏ, chứ cách áp dụng khác nhau.
Một điều cực kỳ quan trọng, đó là chủ nghĩa Mác-Lê nin ở Vn được ứng dụng trong một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì thế yếu tố đoàn kết toàn dân, tư duy dân tộc rất lớn.
Ở TQ lại không phải vậy. Lịch sử ra đời, phát triển của đảng CS TQ có một phần lớn là nội chiến chống Quốc Dân Đảng. Quốc dân đảng là một liên minh giữa địa chủ và tư sản TQ, trong đó phần địa chủ khá lớn. Quốc dân Đảng không phải là một chính quyền tay sai của nước ngoài, dù từ năm 1945, nó nhận được nhiều viện trợ của Mỹ. Vì thế tính chất nội chiến, giai cấp ở TQ cao hơn nhiều ở VN, vì nó là nội chiến thật. Còn ở VN là chống xâm lược.
Với một người nước ngoài, dù là người cộng sản, cũng không thể có cái nhìn như người VN theo chủ nghĩa Mác-Lê, không kể sau này khi về nước, nhận thức họ càng khác vừa do cuộc sống bắt buộc, cũng như xu phát triển tư tưởng ở đây không giống nhau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Oct 8 2021, 08:42 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #119

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



... VƯỜN HOA CANH NÔNG...
Ở góc Tây Nam bên trong thành cổ thời nhà Nguyễn có một cái hồ lớn. Đây là nơi hàng ngày quân lính đem đàn voi chiến ra tắm táp, bởi vậy hồ được gọi là Hồ Voi.
Đại lộ Puginier (Điện Biên Phủ ngày nay) nằm vắt chéo một phần đất hồ. Hồ Voi đã bị san lấp đâu đó khoảng từ khi phá thành Hà Nội cuối thế kỷ 19 đến năm 1928 (bản đồ Hà Nội, bản in tháng 4/1928 vẫn thể hiện còn một hồ nhỏ ở khu này – xem thêm hình 188. TONKIN – Hanoi – Panorama près de la Citadelle).
Năm 1929, người ta xây dựng ở đây một vườn hoa có tên Robin. Mảnh vườn hoa hình tam giác này được giới hạn bởi các phố Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ và Trần Phú ngày nay.
Bản đồ Hà Nội, bản in tháng 11/1929 thể hiện vườn hoa đã hoàn thành cùng với các cụm công trình:
1. Tượng đài thống chế Ferdinand Foch (Monument Ferdinand Foch).
2. Tượng đài ‘Canh Nông’ (Monument Aux Morts) phía trên cùng là hai người linh Pháp, Việt.
Phía trước là hình tượng ông nông dân với cái cày và con trâu rất quen thuộc với người dân Việt Nam, trên lưng trâu là một em bé. (có lẽ vậy mà dân ta gọi là tượng ‘Canh Nông’).
Trên bệ đá là dòng chữ A NOS HEROS (để tưởng nhớ Các Anh Hùng của chúng ta).
Phía mặt cạnh phải là hình tượng một ông thợ thủ công đang cầm búa gò một vật như cái nồi đồng.
Phía mặt cạnh trái có vẻ như một ông thày đồ đang ngồi bệt viết chữ.
Mặt sau của cụm tượng là 3 nhân vật, 2 trong đó đang đội nón chóp lom khom làm gì đó, nhân vật trung tâm mặc áo tứ thân, đội nón ba tầm gánh đôi quang như là đi chợ/hội.
Phải chăng các hình tượng đó miêu tả Sỹ-Nông-Công-Thương là 4 giới phổ biến của dân ta thuở đó?
Còn có một số hình như là câu đối trên mấy cột bệ tượng chữ hán, nhưng hiện tôi không có đủ hình ảnh để đọc xem tiền nhân viết gì.
3. Phương đình hay ‘nhà bia. Chiến sĩ Trận vong trong đó ghi rõ Tưởng niệm Tử sĩ Pháp-Việt ở Đông Kinh (Aux Français Aux Annamites du Tonkin) chết trong giai đoạn 1914-1918 (thế chiến 1 – theo tôi, nhà bia là phần mô tả không tách rời với cụm tượng Monument Aux Morts).
Sau này, khi vườn hoa Robin được chính quyền Hà Nội đổi tên thành Chi Lăng, dân tình vẫn quen gọi là vườn hoa Canh Nông.
Đến năm 1982, tượng Lê-nin được dựng đúng vị trí số 2 bây giờ. Và hiện nay, tên gọi chính thức là Công viên Lê-nin.
(tác giả Mạc Kính Coong - FB)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Oct 8 2021, 08:51 AM

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm Tệp ảnh đính kèm Tệp ảnh đính kèm Tệp ảnh đính kèm Tệp ảnh đính kèm Tệp ảnh đính kèm


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 10 2021, 03:32 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #120

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái Quảng trường Lê nin ở Hà nội này cũng rất đẹp. Bức tượng đồng Lê nin cũng là bức tượng đẹp. Đặc biệt trong không gian công cộng ở VN ta hay xây những tượng đài bằng bê tông ghép, đồ sộ, nhưng chỉ cùng một lò, không đa dạng. Ý tôi nói là không đa dạng trong phong cách, chứ còn nội dung của các cụm tượng ở địa điểm khác nhau vẫn khác nhau. Kiểu tượng đài bê tông ở VN, Style của nó cũng độc nhất vô nhị, ít thấy ở các nơi khác trên thế giới, nên nó cũng là một dạng đặc sắc, dù nhiều người bây giờ chịu ảnh hưởng của thẩm mỹ phương Tây chê nó. Nhưng chính thế nó lại hay. Chỉ có điều đa dạng hóa nó đi thì sẽ tốt hơn nữa. Những tượng đài này nếu đặc sắc, sẽ trở thành biểu tượng của thành phố, địa phương, khiến mỗi địa phương « có hồn », có đặc trưng.
Với tôi, bức tượng ông Lê nin ở Hà nội, cũng là một đặc trưng của Hà nội. Vì đi khắp châu Á (ở TQ thì tôi không rõ), không nơi nào có tượng Lê nin, không phải vì những nơi ấy tượng Lê nin bị « lật đổ », mà vì không có lịch sử liên quan tới ông. Sắp tới, theo như báo chí Vn đăng, thì ở thành phố Vinh cũng sẽ có một tượng Lê nin nữa, nhưng vị thế của nó là ở trung tâm « bùng binh », giống như tượng Trần Hưng Đạo ở TP HCM, vì thế quảng trường Lê nin ở Hà nội vẫn rất đặc trưng.
Ngược lại tôi không biết rằng ở đây, thời thuộc Pháp có tượng tướng Foch (đọc là phốc), chắc nó đã bị bỏ đi thời cách mạng tháng 8 hay vào năm 1954 giải phóng thủ đô.
Foch là viên tướng chỉ huy liên quân Anh-Pháp vào thời đại chiến I ở Pháp. Có bộ ba các nhân vật chính trị Pháp làm ra chiến thắng cho Pháp đó là thủ tướng Clemenceau (đọc là Cờ lê măng xô), tướng Foch và tướng Petain (đọc là Pê tanh). Pê Tanh sau này vì là làm bù nhìn cho Đức trong đại chiến II, nên tên tuổi đã bị gạch bỏ, mặc dù vẫn có một nhóm nhỏ người Pháp, thường liên quan tới cực hữu, phân biệt chủng tộc tôn thờ. Ngược lại Foch và Clemenceau trở thành tên phổ biến ở đường phố Pháp. Clemenceau có tượng trên đại lộ chính ở Paris là Champs d’Elisée, còn Foch thì có tượng ở Trocadero. Cả hai địa điểm này là địa điểm du lịch « highlight » ở Paris, nên chắc chắn ai tới Paris sẽ qua, có điều họ có biết bức tượng ở đây là Clemenceau hay là Foch không, thì không chắc, vì phải quan tâm tới lịch sử Pháp mới thấy thú vị và để ý.
Nhưng dù có tiếng ở Pháp, Foch đâu có duyên nợ gì với VN. Tượng Foch tồn tại ở VN, vì thời điểm đó VN là thuộc địa của Pháp. Cuộc đại chiến I, là phương Tây đánh lẫn nhau, rồi mang cả người dân thuộc địa sang bán máu cho nó, thằng làm thân phận nô lệ, lại phải hi sinh máu xương để bảo vệ tự do cho chủ, chính thằng chủ bắt mình làm nô lệ, vậy có gì mà phải vinh danh. Như vậy bỏ cái tượng Foch rồi bỏ cái văn bia kỉ niệm lính khố đỏ là phải. Có gì phải tiếc.
Ngược lại Lê nin liên quan chặt chẽ với lịch sử Vn hiện đại. Chủ nghĩa Lê nin nít, tức là một bộ phận của chủ nghĩa Mác – Lê nin , là một bộ phận nhận thức văn hóa của người VN, tương đương như đạo Phật, đạo Nho. Trong chủ đề về bác Thảo, tôi đã chỉ ra các mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lê nin với văn hóa truyền thống. Lê nin là « ông Tây theo ta », còn Foch liên quan gì tới ta.
Thời thuộc Pháp, lính bản địa mà thực dân Pháp chiêu mộ chia làm ba loại. Một loại được coi là ê lít, là bộ phận của quân đội Pháp đó là linh khố đỏ. Một loại được Pháp sử dụng để giữ trật tự, đàn áp người Việt là lính khố xanh. Chính lính khố xanh là lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa như của Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng. Còn một thứ nữa là lính khố vàng, là loại lĩnh cắp tráp, bưng bê cho triều đình bù nhìn Huế.
Khi đại chiến I nổ ra, thì tất nhiên lính khố đỏ phải đi đánh nhau ở châu Âu. Nhưng rất may mắn cho người Vn, đó là do đông dương ở rất xa Pháp, nên chở quân từ Đông Dường về tốn kém nhiều, đi xa (từ VN sang Pháp thời ấy chỉ có đi bằng tầu biển, mất hơn một tháng, nhập cảng vào Mác xây, rồi lại phải đi cả ngàn cây số lên tới miền bắc Pháp). So về thể lực lính khố đỏ cũng yếu ốm hơn các lính thuộc địa khác của Pháp ở châu phi, ví dụ người Sê nê gan, người Ma rốc, người An giê ri. Chính vì thế mà sang đến chính quốc, Pháp chủ yếu dùng lính khố đỏ trong việc tải thương, làm việc trong các nhà máy sản xuất vũ khí, từ đó mà thương vong chết chóc hạn chế hơn. Đại chiến I, Pháp thiệt hại nặng nề về người và cuả. Chỉ riêng về quân lính cũng chết hơn cả triệu người. Quân linh các thuộc địa khác chịu gánh nặng nặng nề, lính khố đỏ VN may mắn hơn do những điều tôi nói ở trên.
Dù là linh trong quân đội Pháp, lính thuộc địa không thể lên cấp, chỉ tới mức cai đội là hết. Từ sĩ quan trở lên là người Pháp. Mức lương, bổng lộc cũng thấp kém hơn nhiều lính Pháp thật. Chiến tranh xong, Pháp lập tức chở họ về bản xứ ngay, vì không muốn có quan hệ giữa họ và phụ nữ Pháp. Điều rất dễ xẩy ra, vì do chết cả triệu người, trong xã hội pháp có sự mất cân bằng nam nữ, giống như bất cứ một nước phải trải qua một cuộc chiến. Nước Pháp bắt đầu có người nhập cư từ lúc đó, vì không có lực lượng lao động.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

13 Trang « < 10 11 12 13 >
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC