Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

12 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Nguồn Gốc Tên Gọi Việt Nam, Chuyện kể ngày xưa có 2 thằng tên Việt và Nam...

summoner131
post Aug 9 2006, 10:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

sức Bác bao la,sức ta có hạn


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 938
Tham gia từ: 14-August 02
Đến từ: Madain Sari
Thành viên thứ: 155

Tiền mặt hiện có : 65.627$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Mìn Trần @ Aug 9 2006, 08:46 AM)
Hơn nữa, ngẫm lại lịch sử VN thì thấy nên xem lại mình trước khi giễu Nhật Bản. VN 1000 năm Bắc thuộc mà chẳng đấng nam nhi chim to chim nhỏ nào dám làm gì, để cuối cùng chị em phụ nữ Bà Trưng Bà Triệu phải tốc váy ra đánh giặc. Văn hóa thì bị TQ hiếp dâm, nên nỗi 70% ngôn ngữ là từ Hán-Việt, ngay cả cái tên Việt Nam cũng do bọn TQ đặt cho và cũng có nghĩa Hán-Việt nốt ( việt là vượt lên, nam là phương nam---> tạm nói là hướng về phương nam).

scared.gif
Mìn đùa hay thật thế này hả Mìn ?

- trong 1000 năm Bắc thuộc thì không chỉ có bà Trưng, bà Triệu nổi dậy. vì sao lại có phụ nữ lãnh đạo vì người Việt lúc đó vẫn còn tàn dư của chế độ mẫu hệ .

- tớ không biết con số 70% là từ đâu ra nhưng ngay cả Triều Tiên, và cả Nhật Bản thần tượng của nhiều kỹ sư-bác sỹ-giáo sư đại học-nhân viên ngoại giao-nhân viên hải quan cũng không khác VN là mấy về vấn đề này. có dịp gặp người nước này thì nên hỏi qua

- chữ Việt trong Bách Việt nghĩa là cái rìu là chữ Việt trong phủ việt, chứ không phải là chữ Việt trong việt vị Mìn ơi.


--------------------
"Nhà đạo đức học thất nghiệp" - Chiến sĩ dân chủ Trần Mìn

"Hồng vệ binh trẻ mãi không già" - Việt kiều yêu nước Lơ ngơ

"Hồng vệ binh cảm tử nhưng vô trí" - Pháp sư Mật tông 5xu

"...hữu dũng vô mưu giống như côn đồ xóm chợ, hay mấy anh phường đội quèn" - Nhà thiếu năng khiếu viết lách lanminhdang



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
LacThien
post Aug 9 2006, 11:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 80
Tham gia từ: 10-April 06
Thành viên thứ: 2.404

Tiền mặt hiện có : 52.053$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Đọc mấy cái Mìn ba hoa trên này, nhất là luận giải về 1000 năm Bắc Thuộc và tên gọi của nước Việt Nam quả thật thấy anh đã nhận xét đúng về một nền giáo dục ngu dân nếu lấy mình ra làm ví dụ.


--------------------
user posted image



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Aug 10 2006, 11:32 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



QUOTE(summoner131 @ Aug 9 2006, 03:15 PM)
- chữ Việt trong Bách Việt nghĩa là cái rìu là chữ Việt trong phủ việt, chứ không phải là chữ Việt trong việt vị Mìn ơi.



Summoner131 nhầm rồi.

Chữ Việt của Việt Nam có bộ tẩu, với nghĩa "Vượt", cùng nghĩa Việt vị.

Không phải Việt có bộ kim là cái phủ việt (búa rìu) đâu.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
summoner131
post Aug 10 2006, 11:36 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

sức Bác bao la,sức ta có hạn


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 938
Tham gia từ: 14-August 02
Đến từ: Madain Sari
Thành viên thứ: 155

Tiền mặt hiện có : 65.627$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(chitto @ Aug 10 2006, 04:32 AM)
QUOTE(summoner131 @ Aug 9 2006, 03:15 PM)
- chữ Việt trong Bách Việt nghĩa là cái rìu là chữ Việt trong phủ việt, chứ không phải là chữ Việt trong việt vị Mìn ơi.



Summoner131 nhầm rồi.

Chữ Việt của Việt Nam có bộ tẩu, với nghĩa "Vượt", cùng nghĩa Việt vị.

Không phải Việt có bộ kim là cái phủ việt (búa rìu) đâu.
*



Em không biết chữ Hán nên cũng chỉ đọc trong sách ra thôi, nếu họ nhầm thì em đành chịu.
Thế nhưng mà dù là chữ Việt nào thì cũng chỉ là cách ký âm một từ rất cổ, bản thân nó chẳng có ý nghĩa gì hết


--------------------
"Nhà đạo đức học thất nghiệp" - Chiến sĩ dân chủ Trần Mìn

"Hồng vệ binh trẻ mãi không già" - Việt kiều yêu nước Lơ ngơ

"Hồng vệ binh cảm tử nhưng vô trí" - Pháp sư Mật tông 5xu

"...hữu dũng vô mưu giống như côn đồ xóm chợ, hay mấy anh phường đội quèn" - Nhà thiếu năng khiếu viết lách lanminhdang



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Fedora
post Aug 10 2006, 01:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 970
Tham gia từ: 25-August 05
Thành viên thứ: 1.928

Bình chọn :



Chữ Việt trong từ Việt Nam có nghĩa là "vượt" thì Chitto giải thích đúng rồi. Tuy nhiên nó chẳng có liên quan gì tới "Việt vị" cả. Người Tầu họ viết chữ thì tượng hình, phiên âm thì tượng thanh, ngày xưa khi ông vua Tầu nào đó đặt tên cho vùng đất tít phía Nam của Tầu là Việt Nam cũng chưa biết tới bóng đá leuleu.gif , vì vậy chữ "Việt vị" chưa được biết tới.

"Việt" là vượt, "Nam" là phương Nam, cách hiểu cũng rất tượng trưng.

Tương tự, chữ "Pháp" trong tên nước Pháp (Pháp quốc - France) giống chữ Pháp trong Pháp luật, nhưng người ta chỉ lấy nó để phiên âm thôi chữ nó chả liên quan gì tới pháp luật. Chữ "Mỹ" trong từ Mỹ quốc (USA) cũng không phải là Mỹ - Đẹp mà là phiên âm của từ "me" trong America.

Cái này là do người Tầu họ giải thích thế, bác nào có cách giải thích khác thú vị hơn thì hay quá sp_ike.gif


--------------------
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.


http://img488.imageshack.us/img488/5472/catfi9.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mìn Trần
post Aug 10 2006, 02:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 240
Tham gia từ: 13-June 06
Thành viên thứ: 2.499

Tiền mặt hiện có : 2.647$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



QUOTE(Fedora @ Aug 10 2006, 01:21 PM)
Chữ Việt trong từ Việt Nam có nghĩa là "vượt" thì Chitto giải thích đúng rồi. Tuy nhiên nó chẳng có liên quan gì tới "Việt vị" cả. Người Tầu họ viết chữ thì tượng hình, phiên âm thì tượng thanh, ngày xưa khi ông vua Tầu nào đó đặt tên cho vùng đất tít phía Nam của Tầu là Việt Nam cũng chưa biết tới bóng đá  leuleu.gif , vì vậy chữ "Việt vị" chưa được biết tới.

"Việt" là vượt, "Nam" là phương Nam, cách hiểu cũng rất tượng trưng.

Tương tự, chữ "Pháp" trong tên nước Pháp (Pháp quốc - France) giống chữ Pháp trong Pháp luật, nhưng người ta chỉ lấy nó để phiên âm thôi chữ nó chả liên quan gì tới pháp luật. Chữ "Mỹ" trong từ Mỹ quốc (USA) cũng không phải là Mỹ - Đẹp mà là phiên âm của từ "me" trong America.



Chữ Việt trong từ VN và việt vị giải thích có nghĩa là vượt như bác Chít là đúng rồi chứ bác. Với việt vị, việt là vượt, vị là vị trí, hiểu nôm na là cầu thủ đã vượt lên( sâu hơn) so với vị trí các cầu thủ đội bạn trước khi bóng tấn công được phát động. Bóng đá du nhập vào VN thời Pháp, các "thuật ngữ" mới được đẻ ra từ đông lộn sang tây, tiếng Pháp là nhiều nhưng Hán-Việt cũng có, không có gì lạ cả. Từ này người ta hay nói thành "liệt vị", và cách đây rất lâu rồi, đồng chí gì BLV bóng đá VN đã giải thích cặn kẽ khi có nhiều khán giả truyền hình gởi thư thắc mắc cách nói việt vị đúng hay là liệt vị là chí lý. Còn với Việt Nam, địa hình hình chữ S, rất dài, hướng về phương Nam nên thằng Tàu ban đầu định là Nam Việt nhưng bị trùng nên bọn Thanh nó đặt cho là VN chứ.

Bác TV: tớ chả cảm thấy tớ căng thẳng gì cả, yêu thích ghét bỏ cách viết của tớ là quyền của bác, tớ hết sức tôn trọng. Và tiện đây iêm cũng đề nghị 1 số các bác khác là nên stop cái kiểu tấn công cá nhân nhằm vào iêm. Đời có thằng này thằng khác, có người ngợi ca có kẻ trung hòa trung lập thì ắt cũng có đứa chê bai, các bác iêm phải hiểu đó như là tất yếu tựa quy luật tự nhiên có âm có dương có nhật có nguyệt . Hiểu được vậy thì dân trí cũng tăng lên bội phần đấy 1 số các bác iem w00t.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Mìn Trần: Aug 10 2006, 03:29 PM


--------------------
Xa Thi Mạn



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Fedora
post Aug 10 2006, 04:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 970
Tham gia từ: 25-August 05
Thành viên thứ: 1.928

Bình chọn :



QUOTE(Mìn Trần @ Aug 10 2006, 02:48 PM)
Chữ Việt trong từ VN và việt vị giải thích có nghĩa là vượt như bác Chít là đúng rồi chứ bác. Với việt vị, việt là vượt, vị là vị trí, hiểu nôm na là cầu thủ đã vượt lên( sâu hơn) so với vị trí các cầu thủ đội bạn trước khi bóng tấn công được phát động. Bóng đá du nhập vào VN thời Pháp, các "thuật ngữ" mới được đẻ ra từ đông lộn sang tây, tiếng Pháp là nhiều nhưng Hán-Việt cũng có, không có gì lạ cả. Từ này người ta hay nói thành "liệt vị", và cách đây rất lâu rồi, đồng chí gì BLV bóng đá VN đã giải thích cặn kẽ khi có nhiều khán giả truyền hình gởi thư thắc mắc cách nói việt vị đúng hay là liệt vị là chí lý. Còn với Việt Nam, địa hình hình chữ S, rất dài, hướng về phương Nam nên thằng Tàu ban đầu định là Nam Việt nhưng bị trùng nên bọn Thanh nó đặt cho là VN chứ.


Mìn hiểu đơn giản "Việt" là việt vị nên không hiểu tại sao tôi nói rằng chữ "Việt" trong Việt Nam không liên quan gì tới "việt" của việt vị cả. Giải thích của Chitto chỉ đúng về chính tả chứ không đúng về nghĩa. Chữ "Việt" trong "việt vị" của Mìn nó là động từ "vượt", còn chữ "Việt" trong "Việt Nam" nó lại là danh từ chỉ người Việt ở phương Nam (so với vị trí của TQ trên bản đồ). Có lẽ vì tôi đem chuyện bóng đá ra nói đùa ở post trước nên Mìn càng hiểu nhầm laugh1.gif

Chữ Nam Việt cũng là do vua của người Việt muốn đặt thế chứ không phải do người Tầu ban cho như Mìn nói. Vì giống tên của nước Nam Việt cũ nên phải đổi lại thành Việt Nam để vua Tầu chấp thuận.

Như vậy "Việt" của "Việt Nam" khác với "Việt" của "việt vị", nói "việt là vượt lên, nam là phương nam---> tạm nói là hướng về phương nam" như Mìn viết ở trang trước là sai hoàn toàn.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Fedora: Aug 10 2006, 05:25 PM


--------------------
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.


http://img488.imageshack.us/img488/5472/catfi9.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Malchik
post Aug 10 2006, 05:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Nhũn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.434
Tham gia từ: 13-December 03
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 1.317

Tiền mặt hiện có : 60.477$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Trong quyển Tìm về cội nguồn văn hóa Việt Nam tớ đọc thì có giải thích chữ Việt trong từ Nam Việt là người ở phương nam dùng rìu. Chữ Việt có gốc từ chữ gì đấy chả nhớ (tớ cũng chẳng biết chữ Hán) đại khái là có liên quan đến rìu, để tối về nhà giở lại sách ra xem lại.


--------------------
Ngựa giong ruổi, lưng đeo cung tiễn...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 10 2006, 08:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ơ sao lại từ chuyện « Cu ba đang căng thẳng » lại thành tên nước Việt nam là thế nào ???

leuleu.gif leuleu.gif leuleu.gif

ở trong làng có nhiều người biết (huặc có khả năng biết) chữ Trung quốc, ví dụ mèo hoang hay AHXL có thể giải thích được mà.

Theo như các cụ nhà Nho giải thích ngày xưa, thì chữ VIỆT dùng để chỉ Việt Nam, thuộc bộ Tẩu, và có chứa chữ Khuyển, tức là con chó. Chính vì cái chữ Tẩu, tức là chạy này, mà người ta suy ra là người Việt bị đuổi chạy từ Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) qua Việt Nam hiện tại. Còn chữ Khuyển vì nó là « đại hán », « khinh mình » coi mình như con chó, nên nó mới có chứ đó. Người ta cũng nói rằng trong các từ chỉ các dân tộc thiểu số ở bốn phương tám hướng trong chữ Hán, đâu đó nó đều có chứ « sâu bọ » gì trong đó.
Cũng từ khoảng thế kỷ XV, khi thần tích Lạc Long Quân, được đưa vào chính sử, các cụ mới cho đất đai người Việt Nam lên tận hồ Động đình (Giang Tô, TQ). Rồi vạch ra một thần tích tổ tông lên tới Thần Nông, và từ đó suy ra là Việt Nam có 4000 năm lịch sử.
Thực ra cái phương pháp này cũng là cách thức người Trung Quốc sử dụng để viết sử của họ, ví dụ việc đưa các thần tích Phục Hi – Nữ Oa, chim Hoàng điểu thời nhà Thương vào chính sử TQ. Độ chính xác đến mức nào , thì đối với cả sử VN (học theo phương pháp) hay sử Trung quốc (bịa đặt nguyên bản) , cũng không ai rõ.
Chính vì Lạc Long Quân xuất thân từ hồ Động Đình, nên cái thuyết người Việt bị người Hán đuổi « tẩu tán » xuống phương Nam nghe càng có lý.

Hiện nay, hình như trong chữ Hán cải biên (bắt đầu từ năm 1950), thì ở lục địa Trung quốc, người ta không dùng ký tự cũ nữa.Trong khi ở Đài loan vẫn dùng ký tự cũ. Vậy không rõ, trong chữ Hán hiện đại, chữ Việt người ta có bỏ chữ Khuyển trong đó không.

Ông Bùi Nguyên Lộc, cũng có nói, ngoài chữ Việt bộ Tẩu, chỉ người Việt Nam, trong Hán tự còn hai chữ Việt nữa; Một chữ dùng chỉ nhóm Tầy-Thái, đây là chữ Việt có bộ Mễ (tức là lúa gạo), và một chữ Việt nữa trong đó có bộ Mã (tức là ngựa). Chữ Việt này dùng để chỉ người gốc Mã lai, đa đạo, mà trong các nghiên cứu về thiên di các tộc người hiện tại, người ta cho rằng người gốc Mã lai, đa đảo xuất phát thiên di từ Lưỡng quảng.
Tôi không biết cái này đúng sai thế nào. Nhưng nếu những gì ông Bùi nói là đúng, thì người Tứ Xuyên, Hồ Nam (đất Thục, Sở trước đây) sẽ là người Việt bộ Mễ. Còn người ở Phúc Kiến hiện tại tức là Mân Việt cũ sẽ là người Việt bộ Mã.

Thời hiện đại bây giờ, tức là các vị như Bùi Ngọc Thêm lại suy ra rằng chữ Việt có nghĩa là cái phủ việt, tức là cái rìu. Nhưng cho tới nay, không thấy có ai triết tự chữ Việt chỉ người Việt Nam có bộ « cái rìu » trong đó cả. Tôi thì hoàn toàn không biết gì về chữ Nho, để có thể nói là người ta có thể triết tự thế không ? Vì tôi nghĩ rằng ông Bùi ngọc Thêm chẳng hạn, có lẽ nhìn thấy cái rìu, là một đặc trưng của thời đồ đồng Đông Sơn mà suy diễn bắt triết tự chữ Hán như thế chăng.

Trong thực tế, nếu có sự di dân vào Bắc bộ thì điều đó không có nghĩa là ở đây không có dân bản địa. Cái chữ Tẩu, đúng là có nghĩa chạy thật, nhưng chạy ở đâu, thế nào, có phải là chạy trốn người Hán không thì chưa chắc. Bằng chứng, thời Bắc thuộc, sử TQ không ghi là người ở Giao chỉ, Cửu chân « chạy trốn » đi đâu cả. Trong khi việc chạy trốn như thế không phải là hiếm. Ví dụ, việc người Chàm bỏ đi khi người Việt tiến tới (những người ở lại thì bị đồng hoá).
Cái chứ chó cũng phải nghĩ lại. Vì có thể điều đó chỉ việc người Việt ăn thịt chó. Thói thường, khi một dân ngoại tộc nhìn một dân tộc khác, họ thường lấy cái đặc trưng mà họ không có để chỉ. Ăn thịt chó, thịt rắn, ếch, nhái... vốn là chuyện thường tình của người vùng nhiệt đới. Ở Quảng đông hiện tại người ta vẫn ăn thịt chó, và họ cũng được coi là có gốc Việt (như Việt nam).

Chính vì cái chữ Việt chung cho Quảng Đông và Việt Nam này, mà nhà Thanh đã tráo vị trí của nó để phân biệt, vì sợ nhà Nguyễn đòi Lưỡng quảng. Trong thư xin quan hệ bang giao , Vua Gia Long tự xưng nước của mình là Nam Việt, trong đó định nghĩa rõ ràng đó là đất Đại Việt, Chăm pa, phù nam cũ. Sợ lẫn với Nam Việt là tên lịch sử của Quảng đông, nhà Thanh mới bắt đánh tráo chữ gọi là Việt Nam.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Aug 10 2006, 08:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Có 2 chữ Việt hay được dùng trong danh từ Việt Nam:

1. Bộ Tẩu: (dùng chủ yếu)
2. Bộ Mễ: (ít phổ biến hơn)

Trong khi đó chữ Việt thuộc bộ Kim không thấy được dùng (có nghĩa là cái rìu)




--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

12 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC