Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

12 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 Nguồn Gốc Tên Gọi Việt Nam, Chuyện kể ngày xưa có 2 thằng tên Việt và Nam...

Mìn Trần
post Aug 10 2006, 09:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 240
Tham gia từ: 13-June 06
Thành viên thứ: 2.499

Tiền mặt hiện có : 2.647$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



QUOTE(Fedora @ Aug 10 2006, 04:58 PM)
Như vậy "Việt" của "Việt Nam" khác với "Việt" của "việt vị", nói "việt là vượt lên, nam là phương nam---> tạm nói là hướng về phương nam" như Mìn viết ở trang trước là sai hoàn toàn.
*



Em nghĩ bác không cần hùng hồn lý luận kiểu lúc nào cũng vrai ou faux nhị phân đúng đắn sai lầm, bởi vì khi bác bác bỏ ý kiến của em thì bác cũng chỉ căn cứ vào cách lý luận của bác và cách lý luận của 1 số người thậm chí nhiều người khác thôi, phải không ạ. Huống chi sự này là 1 sự đáng tranh luận. Còn chuyện bác nói Pháp, Mỹ hay Phi Luật Tân ... thì em nghĩ đó chỉ là cách phiên âm của người TQ, đúng là không liên quan gì đến nghĩa gì cả, song quốc hiệu của nước VN qua các thời kỳ thì đều là Hán-Việt có nghĩa cả. Tiện đây xin nói là em vẫn khoái dùng à mon avis, je pense que, selon quelque ... hơn

Các bác cứ tiếp tục bibô, có gì em sẽ tổng kết lại các cách giải thích về 2 chữ VN thumbup.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Mìn Trần: Aug 10 2006, 09:39 PM


--------------------
Xa Thi Mạn



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Fedora
post Aug 11 2006, 12:18 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 970
Tham gia từ: 25-August 05
Thành viên thứ: 1.928

Bình chọn :



Bi bô tiếp với bác Phó leuleu.gif

Em nghe nói cuộc cải cách chữ viết của Trung quốc manh nha từ đầu thế kỷ thứ 20 thì phải, nhưng do chiến tranh nên tiến trình này bị trì hoãn. Hồi đó người ta cho rằng nếu không cải cách chữ viết thì Trung quốc không phát triển được. Hiện tượng hai con rồng kinh tế của khu vực là Đài Loan và Hồng Kông, hai nơi vẫn dùng chữ phồn thể, là những ví dụ cho thấy nhận định trên là sai lầm.

Ngoài một bộ phận chữ viết được thay đổi thì những chữ còn lại vẫn giống nhau trong dạng phồn thể cũng như giản thể, trong đó có chữ "Việt Nam". Chữ "Việt" đúng là có bộ Tẩu, nhưng không có chữ Khuyển, và cũng viết khác với chữ "Rìu". Chữ "Rìu" cũng phát âm giống chữ "Việt" nhưng viết khác.


--------------------
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.


http://img488.imageshack.us/img488/5472/catfi9.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post Aug 11 2006, 08:56 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Fedora @ Aug 11 2006, 12:18 AM)

Em nghe nói cuộc cải cách chữ viết của Trung quốc manh nha từ đầu thế kỷ thứ 20 thì phải, nhưng do chiến tranh nên tiến trình này bị trì hoãn. Hồi đó người ta cho rằng nếu không cải cách chữ viết thì Trung quốc không phát triển được. Hiện tượng hai con rồng kinh tế của khu vực là Đài Loan và Hồng Kông, hai nơi vẫn dùng chữ phồn thể, là những ví dụ cho thấy nhận định trên là sai lầm.


*



Tôi cho rằng việc đánh giá được mất của việc thay đổi một chữ viết là một hiện tượng phức tạp và thú vị, đòi hỏi sự nghiên cứu sâu sắc trên các bình diện tổng thể như tư tưởng, văn hóa, KHKT, kinh tế...Và phải đặt nó trong một bối cảnh cụ thể của xu thế đó. Có thể vai trò của việc đó trong thời điểm đó cùng với những hạn chế của một hoàn cảnh cụ thể sẽ đem lại cái nhìn "khách quan" hơn chăng? Tuy nhiên cần phân biệt rõ giữa việc giản hóa chữ Tàu với việc dùng một chữ mới. Có vẻ việc giản hóa đem lại cái lợi trước mắt nhưng về lâu dài làm rạn nứt sự liên tục của nền văn hóa, cái vốn làm lên sức sống Trung Hoa. Việc dùng chữ mới thì phức tạp hơn, tôi chỉ biết có ở Việt nam và Thổ Nhĩ Kỳ có việc này trong thế kỷ 19 - 20. Đều gây những biến chuyển mạnh mẽ trong một giai đoạn; về lâu dài thì đang có sự đánh giá lại. Trong tiếng TQ, những chữ như "tự - do" (tự ý thức về mình), "Thời - gian", "không - gian"...đều là được tạo mới để nhập khẩu những ý niệm trước đây không có (không tương đương) trong phương thức suy nghĩ của TQ. Thậm chí "thời - gian", "không - gian" còn được dịch gián tiếp từ của người Nhật; và người Nhật tạo ra do tiếp xúc văn hóa phương Tây!

Gắn vấn đề chữ viết trực tiếp và khu biệt với phát triển kinh tế trong trường hợp Đài Loan, Hồng Kông e rằng không thỏa đáng khi so sánh với mệnh đề "không cải cách...TQ ko phát triển được". Hai vấn đề đặt ra trong hai bối cảnh hoàn toàn khác nhau về cả quy mô, các vấn đề nội tại và các chi phối của các lực lượng từ bên ngoài. Tóm lại, ta chỉ có thể đặt ra như một vấn đề còn chưa thỏa đáng và cần xem xét rộng hơn.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Fedora
post Aug 11 2006, 04:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 970
Tham gia từ: 25-August 05
Thành viên thứ: 1.928

Bình chọn :



QUOTE(hạo nhiên @ Aug 11 2006, 08:56 AM)
Gắn vấn đề chữ viết trực tiếp và khu biệt với phát triển kinh tế trong trường hợp Đài Loan, Hồng Kông e rằng không thỏa đáng khi so sánh với mệnh đề "không cải cách...TQ ko phát triển được". Hai vấn đề đặt ra trong hai bối cảnh hoàn toàn khác nhau về cả quy mô, các vấn đề nội tại và các chi phối của các lực lượng từ bên ngoài. Tóm lại, ta chỉ có thể đặt ra như một vấn đề còn chưa thỏa đáng và cần xem xét rộng hơn.


Đúng vậy, ảnh hưởng của nó xét về khía cạnh văn hóa, lịch sử có thể còn lớn hơn rất nhiều. Nhưng em nhớ là họ nói cái chuyện cải cách chữ viết để phát triển này là vào đầu thế kỷ, khi mà Tôn Trung Sơn thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc (1911). Còn khi Trung Quốc rơi vào tay quân của Mao (1949) thì từ những năm 50 trở đi công cuộc cải cách chữ viết này lại mang một mầu sắc khác, chủ yếu là để đơn giản hóa chữ viết, góp phần xóa nạn mù chữ và cũng là để... tiết kiệm mực in giấy.

Chuyện cải cách chữ viết để tiết kiệm giấy mực nghe có vẻ buồn cười, không biết có thật không nhưng nếu ta đã từng nghe nói tới những chuyện bên Tầu rồi thì thấy nó cũng có phần đáng tin, ví dụ như chuyện họ phát động chiến dịch giết sạch chim chóc để tiết kiệm lúa gạo chẳng hạn laugh1.gif


--------------------
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.


http://img488.imageshack.us/img488/5472/catfi9.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Aug 11 2006, 06:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



QUOTE(Fedora @ Aug 11 2006, 09:11 AM)
Chuyện cải cách chữ viết để tiết kiệm giấy mực nghe có vẻ buồn cười, không biết có thật không nhưng nếu ta đã từng nghe nói tới những chuyện bên Tầu rồi thì thấy nó cũng có phần đáng tin, ví dụ như chuyện họ phát động chiến dịch giết sạch chim chóc để tiết kiệm lúa gạo chẳng hạn  laugh1.gif
*



Hồi bên kia, có gặp một đứa Tàu ở Bắc Kinh, tớ mới viết mấy chữ phồn thể cũng không phải là ít gặp, thế nhưng đứa kia nó lắc đầu không biết. Nó bảo nó chỉ biết chử giản thể thôi, vào chùa cổ nó cũng không đọc được !!!

Thế nên nếu chữ Hán ở Việt Nam trong đình chùa, lớp trẻ không biết thì cũng không có gì là lạ.


À, mà các bác biết Tàu nó giết chim (lúc đầu là chim sẻ thôi) để không ảnh hưởng đến cây cối bằng cách nào không? Nó khua chiêng gõ trống, vung nồi, nồi niêu xoong chảo, hò hét, để cho chim phải bay ra, bay đến lúc mỏi quá phải rơi xuống đất !!!

Dã man.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post Aug 12 2006, 07:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(chitto @ Aug 11 2006, 06:20 PM)
QUOTE(Fedora @ Aug 11 2006, 09:11 AM)
Chuyện cải cách chữ viết để tiết kiệm giấy mực nghe có vẻ buồn cười, không biết có thật không nhưng nếu ta đã từng nghe nói tới những chuyện bên Tầu rồi thì thấy nó cũng có phần đáng tin, ví dụ như chuyện họ phát động chiến dịch giết sạch chim chóc để tiết kiệm lúa gạo chẳng hạn  laugh1.gif
*





À, mà các bác biết Tàu nó giết chim (lúc đầu là chim sẻ thôi) để không ảnh hưởng đến cây cối bằng cách nào không? Nó khua chiêng gõ trống, vung nồi, nồi niêu xoong chảo, hò hét, để cho chim phải bay ra, bay đến lúc mỏi quá phải rơi xuống đất !!!

Dã man.
*



Em đang đọc cuốn "Tâm lý học đám đông" của Gustave Le Bon. Luận điểm của ông có nhiều điều đáng bàn nhưng nó có thể đưa ra những lý giải nhất định cho những hiện tượng trên. (Tâm lý đám đông bị vô thức tập thể chi phối). Mặc dù NXB có ghi chú là những nhận xét của ông về CNXH là CNXH không tưởng ở châu Âu TK 19 (!), nhưng sẽ rất thú vị vì ta thấy dường như ông đã mô tả dự đoán về nước Tàu một cách hoàn toàn chính xác! (Sách từ đầu TK20 - Ông mất khoảng những năm 30s).



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 16 2006, 07:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước vào thế kỷ XVIII, như tôi đã viết ở trên, nhà Thanh do sợ sự nhầm lẫn Nam Việt (là tên nước nhà Nguyễn tự xưng trong thư từ xin lập quan hệ bang giao với Trung Quốc) với tên cũ của tỉnh Quang Đông, vốn là nước Nam Việt cũ của Triệu Đà, đã đảo lộn 2 từ biến Nam Việt thành Việt Nam. Tại sao nhà Nguyễn phải xin lập quan hệ bang giao với nhà Thanh, bởi trước đó nhà Thanh công nhận chính quyền Tây Sơn, mà triều đại cuối cùng là đời Cảnh Thịnh của con vua Quang Trung với công chúa Ngọc Hân là Quang Toản. Nhà Nguyễn sau khi thống nhất đất nước, tất phải có quan hệ ngoại giao, và một trong những quan hệ ngoại giao đó là với nhà Thanh.
Nhà Nguyễn tồn tại hơn 100 năm, kế đó là chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương, kéo dài đến giữa thế kỷ 20. Tổng cộng trên dưới 150 năm. Cách mạng tháng tám bùng nổ, và nhà nước độc lập đầu tiên, sau thời thuộc địa tự xung là nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Bỏ ngoài cái tước hiệu quy định thể chế « dân chủ cộng hoà », điều dáng chú ý là ta tự xưng là VIỆT NAM. Vậy làm thế nào mà một tên hiệu, vốn chỉ có tác dụng tránh hiểu lầm về quan hệ ngoại giao lãnh thổ, do nhà Thanh áp đặt, lại trở thành tên hiệu chính thức, tự xưng ? và điều này có phải là do sự « nô lệ » với Trung quốc mà ra không ?

Nếu người ta để ý thì sẽ thấy tên gọi một nước thay đổi theo ngôn ngữ , nên tên người nước sở tại tự xưng, chưa chắc là tên trong tiếng nước khác. Lấy ví dụ nước Mỹ tự nó gọi là United States, dân của họ là Americaine, nhưng trong tiếng Việt nó lại là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hay là Mỹ. Dân là dân Mỹ. Lấy ngay ví dụ Trung quốc, vốn là một nước có truyền thống văn hoá coi trọng các biểu tượng, nhiều khi người ta còn gọi nó là đế quốc của biểu tượng (Empire des signes), họ cũng không thể thống nhất tên gọi Trung quốc và dân nước này được cho mọi ngôn ngữ trên thế giới được. Vì thế Mỹ gọi Trung quốc là « China », nhưng Nga gọi Trung quốc là « Ki tai ». Tóm lại tên gọi một nước trong tiếng nước ngoài, phụ thuộc vào quy định của tiếng nước đó, và thường nó có lịch sử liên quan tới bang giao, thương mại, không liên quan gì đến việc nước được gọi tự xưng tên thế nào. Trung Quốc tự xưng là Trung quốc, nhưng nếu đẽ viết ra tiếng Anh thì nó sẽ là China. China là phiên âm trệch của nhà Đường, một triều đại của Trung quốc. Thời nhà Đường, do quan hệ quốc tế lớn, thông qua con đường tơ lụa mà phương Tây biết tới Trung Quốc. Chứ không phải là một từ tiếng anh dịch phiên âm hay theo nghĩa tên người Trung Quốc tự xưng.
Như vậy muốn tìm hiểu tại sao Việt nam lại trở thành tên tự xưng thì phải phân biệt tên ngoại giao (được viết bằng tiếng nước ta muốn bang giao Trung Quốc), và tên nội địa (là tên được sử dụng trong các văn kiện nội địa), rồi sự tự xưng theo truyền thống văn hoá. Xem các quan hệ giữa các danh từ này thế nào. Lịch sử danh từ Việt Nam như vậy có rất nhiều điều thú vị.

Hãy bắt đầu từ nhà Nguyễn. Với các nhà Nho Việt Nam thời này, không nghi ngờ gì nữa , nước ta là « người Việt ở phương Nam ». Chính vì thế mà khi giao lưu với Trung quốc, tên nước được viết là « Nam Việt ». Danh từ Nam Việt thể hiện rõ ý thức dân tộc của người nhà Nguyễn so với Trung Quốc. Với ngữ pháp chữ Nho , rõ ràng Nam Việt là nước Việt ở phương Nam (tính từ đi trước danh từ). Khi nhà Thanh đổi ngược lại, nếu vẫn hiểu theo ngư pháp chữ Nho, nghĩa của từ lại trở thành « phía Nam nước Việt », vì với nhà Thanh, thế giới Bách Việt kết thúc với Quảng Đông. Người ta cũng có thể hiểu đó là phương Nam có tính chất Việt. Trong mọi trường hợp, chữ Việt vốn là danh từ riêng trong xưng danh của nhà Nguyễn trở tính từ. Trong con mắt nhà Thanh, Việt Nam như vậy không phải là một tộc Việt.

Có một điều thú vị, cần để ý. Nếu các nhà Nho thời Nguyễn tự nghĩ mình là nước Việt ở phương Nam khi bang giao với Trung quốc, thì đó lại không phải là suy nghĩ được dùng giữa người Việt Nam với nhau trong nội địa. Các tài liệu sách vở trong nội địa, cũng không có chữ Việt. Mà chỉ có chữ Nam. Lịch sử của nhà Nguyễn vì thế gọi là Đại Nam Thực lục (các tài liệu đích thực về nước Đại Nam), truyện các anh hùng liệt sĩ khai quốc công thần có tên là « Đại Nam liệt truyện » (các truyền và anh hùng của nước Đại Nam). Quyền lịch sử phổ thông thời nhà Nguyễn được gọi là « Đại Nam Quốc sử Diễn Ca » (lịch sử chính thống của nước Đại Nam được viết thành thơ truyền khẩu). Chính vì thế mà nhà sử học Nhật, nghiên cứu về Việt Nam đời Nguyễn Tsuboi, cũng đặt tên quyển sách của ông ta (có được dịch ra tiếng Việt), là « nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Quốc ».
Cư dân của nước Đại Nam là người Nam. Còn người Trung quốc thì được gọi là « người Ngô ». « Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng ». Danh từ « người Ngô » dùng để chỉ người Trung quốc có từ trước thời Nguyễn, vì thế Nguyễn Trãi mới viết « Bình NGÔ đại cáo » (Tuyên bố lớn về việc đánh giặc NGÔ), trong khi đáng lẽ ông phải viết « Bình MINH đại cáo » (nếu tôn trọng triều đại lịch sử ) hay bình HÁN đại cáo (nếu tôn trọng việc người Trung quốc tự xưng).
Cũng phải nói thêm rằng, việc người Trung quốc tự xưng là Hán cũng chỉ từ khi họ tự coi là một dân tộc, tức là khi tiếp xúc với phương Tây. Trước đó người Trung quốc, tự xưng theo tên triều đại. Thời Minh họ là Minh nhân, thời Đường là Đường nhân, thời Tống là Tống nhân. Vì thế có thể Nguyễn Trãi không biết tới từ Hán, càng không biết tới khái niệm Đại Hán.

Nước Đại Nam của nhà Nguyễn bị Pháp tiêu diệt, và trên vùng đất này Pháp đã chia ra làm 3 « tiểu quốc », dựa trên lịch sử chinh phục đánh chiếm, cũng như những khác biệt địa phương sẵn có. Chính vì thế lịch sử tuy là các fact khách quan, nhưng việc sử dụng các fact thế nào, lại là một sự chủ quan có hàm ý. Và sự chủ quan có hàm ý này cũng nói lên tính chất, ý đồ nghiên cứu sử học. Sử như vậy vừa là khách quan (tôn trọng các facts) vừa là có chiều (cho nó một ý nghĩa, dẫn tới hành động). Trong tiếng Việt, việc phân chia của Pháp được hiểu như một sự phân chia địa lý. Có ba KỲ (Bắc, Trung, Nam). Nếu chỉ đọc bằng tiếng Việt, người ta khó có thể hình dung được hàm ý sâu xa của nó.

Người Pháp gọi Nam kỳ là Cochinchine, gọi Trung kỳ là Annam, gọi Bắc kỳ là Tonkin.
Nếu trong tiếng Việt, sự phân chia này chỉ toát lên ý nghĩ địa lý, thì từ bằng tiếng Pháp tạo cho người ta cảm giác đây là những nước hoàn toàn khác biệt nhau. Trong thực tế, chế độ chính trị ở ba miền cũng khác nhau, giống như ba nước. Trong thời pháp thuộc, tiếng pháp thay chữ Nho làm ngôn ngữ hành chính. Như vậy bằng một biện pháp hành chính, người Pháp đã xoá sổ nước Đại Nam (Việt nam). Người ta thực tế chỉ biết đến xứ Đông Dương, gồm 5 Xứ (Cochinchine, Annam, Tonkin, Laos, Campuchia). Nếu lịch sử Việt nam về sau đi theo chiều hướng giải phóng dân tộc ở Malysia, Indonesia, hay ở các nước châu Phi, tức là các thuộc địa giành độc lập với biên giới thuộc địa sẵn có của có, thì điều đó có nghĩa dân tộc Việt nam hoàn toàn bị xoá sổ, và có thể nó sẽ có những xung đột sắc tộc như ở châu Phi hiện tại. Điều cũng xẩy ra ở Indonesia.

Chính trong hoàn cảnh đó mà danh từ Việt Nam quay trở lại. Nó quay trở lại không phải do Trung quốc áp đặt, vì lúc đó họ cũng bị biến thành nửa thuộc địa, còn hơi sức đâu mà « nước lớn » với Việt nam. Cái tên Việt Nam quay trở lại qua các nhà Nho yêu nước thời Pháp, trong các phong trào chống thuế ở Trung kỳ (1908), Đông kinh nghĩa thục(cũng khoảng thời kỳ này), trong các tác phẩm cảu các nhà Nho như Phan chu Trinh, Phan bội Châu. Tại sao lại thế.
ở đây nó lại có một điều thú vị nữa. Nếu đọc các tác phẩm của các nhà Nho yêu nước dùng để kêu gọi trong nội địa, thì danh từ phổ biến vẫn là « nước Nam », « người Nam ». Nhưng nếu để tuyên truyền ở nước ngoài, gây dư luận quốc tế thì không thể dùng những danh từ đó được, vì không ai biết. Cũng bởi vì trên công ước quốc tế, người ta chỉ biết có tới 3 « nước » Cohinchine, Annam, Tonkin, qua tiếng Pháp thôi. Thế kỷ XIX, các nước phương Tây, mà đứng đầu là Anh và Pháp làm bá chủ thế giới. Tiếng Pháp mặc nhiên là tiếng ngoại giao ở châu Âu, và qua đó trở thành tiếng ngoại giao của thế giới. Chính vì thế, danh từ cuối cùng, chỉ một nước Việt Nam thống nhất, có chủ quyền lại chính là danh từ nhà Nguyễn dùng để bang giao với nhà Thanh ; VIỆT NAM.

Không kể tầng lớp trí thức yêu nước đầu tiên là nhà Nho. Tiếng « quốc tế » họ sử dụng là chữ Nho. Họ tuyên truyền đấu tranh giành độc lập đầu tiên ở Đông Á (Nhật, Trung quốc) là những nước « đồng chủng, đồng văn », tức là những nước dùng Hán tự. Danh từ VIỆT NAM quay trở lại với người Việt nam trong hoàn cảnh như thế.

Có lẽ người đầu tiên sử dụng từ VIỆT NAM, như một thứ tự xưng dân tộc và đất nước là cụ Phan Bội Châu, trong các thư từ quan hệ với các nhà Nho canh tân ở Trung Quốc, như Lương Khải Siêu, hay dùng trong quan hệ cầu viện với Nhật trong phong trào Đông Du (1905). Chính cụ cũng lập nên một tổ chức có tên Việt Nam đầu tiên « Việt Nam Quang phục hội ». Sau đó thì tên Việt nam được sử dụng rộng rãi để chỉ một nước Việt Nam thống nhất, vì không một từ nào suy ra từ các danh từ hành chính CochinChine, Annam, hay Tonkin có thể diễn tả được.

Danh từ VIỆT NAM còn có một điều tình cờ thú vị nữa, khiến nó dễ được chấp nhận về sau như một danh từ tự xưng nội địa. Đó là theo ngữ pháp tiếng Việt, thì tính từ phải đứng sau danh từ. Cho nên theo ngữ pháp tiếng Việt, thì danh từ Việt Nam có nghĩa là Nam Việt như các nhà Nho Việt Nam muốn, và mọi người chấp nhận, chứ không có gì khác.

Như vậy danh từ Việt Nam, phát sinh từ đời nhà Nguyễn, trong quan hệ bang giao với nhà Thanh. Nếu bình thường , có lẽ chưa chắc nó trở thành tên nước, tên người như bây giờ (với giả sử nhà Nguyễn còn tồn tại và giữ vững độc lập dân tộc, thì có lẽ tên của người Việt nam sẽ là « Dainamese », tiếng Anh, hay « Dainamien », tiếng Pháp). Tên Việt Nam là kết quả của công cuộc đấu tranh giành lại độc lập của người Việt, chống lại thực dân Pháp, phản ứng lại việc họ chia đất nước ra làm 3 miền để thống trị cách đây hơn một thế kỷ. Điêu này liên quan tới lịch sử VN, chứ không liên quan gì đến « ông Trung Quốc » cả.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Aug 16 2006, 09:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 16 2006, 12:41 PM)
đời Cảnh Thịnh của con vua Quang Trung với công chúa Ngọc Hân là Quang Toản. ...



Quang Toản là con cả của Quang Trung với bà Chính cung hoàng hậu họ Bùi, chứ không phải với Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân bác ạ.

Nhân đây tớ muốn hỏi về cái tên dân tộc Kinh.
Không thấy tài liệu đã học nào nói nguồn gốc cái chữ Kinh này. Phải chăng từ Kinh Dương Vương, cha của Lạc Long Quân?



Trước đời Nguyễn, thì trong tên nước ta, chữ Việt vẫn là chữ quan trọng nhất: nước Đại Cồ Việt, Đại Việt là tên trong suốt 900 năm lịch sử (trừ lần bị đổi là Đại Ngu của triều Hồ). Các sách sử chính thống cũng như vậy: Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục,... chỉ đến đời Nguyễn, chữ Nam mới được đưa lên hàng đầu. Phải chăng chính vì quá trình Nam tiến, và lần đầu tiên Quốc đô đặt ở phía nam xa như vậy, mảnh đất kéo dài về phương nam như vậy, mà cái tên Nam mới trở thành quan trọng nhất (như bác Phó đã chứng mình ở trên).

Tại sao các triều đại trước Nguyễn lại đặt trọng chữ Việt? Phải chăng vì niềm tin vào sự chính thống của mình, là quốc gia chính thống mang dòng tộc Việt, nghĩa là đặt trọng tính dân tộc (khác với Nam, đặt trọng tính vị trí).

Hơn nữa, nếu tự nhận là nước Nam (như triều Nguyễn), tức là một sự công nhận, chịu thần phục hết sức rõ ràng đối với tính Trung Tâm mà người Hán tự phong. Nước Thanh là Trung Quốc, nên tôi xin làm Nam quốc ở phía Nam.
Điều này không có với cái tên Đại Việt

Tất nhiên nhà Nguyễn không muốn giữ chữ Đại Việt, vì mảnh đất đã được mở rộng hơn rất nhiều phần Đại Việt của thời Lê Sơ - triều đại thống nhất cuối cùng trước đó.




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Aug 16 2006, 09:45 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



Quên mất một chi tiết:

Các triều đại Trung Quốc khi đô hộ nước ta, đều gọi nước ta là nước Nam, chứ không dùng chữ Việt . Bắt đầu từ nhà Đường lập An Nam đô hộ phủ, thì các triều đại về sau đều gọi là An Nam. Các vua nước ta đều chịu phong với hiệu là An Nam:
- Cao nhất là An Nam quốc vương
- Tệ hơn là An Nam quận vương
- Tệ nữa là Giao Chỉ quận vương
- Bết nữa là Tĩnh Hải tiết độ sứ

Như vậy, với Trung Quốc, nước ta luôn bị gọi là nước Nam, để làm nổi bật tính Trung Nguyên của họ.
Còn bản thân các vua ta không muốn chấp nhận sự thần phục đó, nên vẫn tự xưng tên nước là Việt, Đại Việt, và cái chữ An Nam không bao giờ trở thành chính thức trong quốc nội.

Như Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô Đại cáo cũng nêu rõ; "Như nước Đại Việt ta từ trước..." trong khi rõ ràng Lê Lợi thụ phong là An Nam quốc vương từ nhà Minh (Khi Lê Lợi còn sống không xưng Đế, đời con mới truy phong tước Hoàng đế).

Xem thế, đủ thấy truyền thống nước ta cho đến trước đời Nguyễn vẫn lấy chữ Việt là Quốc thống, coi chữ Nam chỉ là phụ, nếu không muốn nói là chữ kém cỏi, thể hiện sự thần phục, phụ thuộc.

Chỉ có nhà Nguyễn mới đề cao chữ Nam mà bỏ đi chữ Việt, xưng tên nước là Đại Nam (Minh Mạng).



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 16 2006, 10:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trung Quốc chưa bao giờ phong chức Hoàng đế cho các nước khác cả, vì với họ chỉ có một Hoàng Đế là Thiên tử thôi. Điều đó đúng cho Việt Nam và cũng đúng cho các nước khác khi tới đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, dù đó là Anh, Pháp, Đức, hay Nhật.
Vì thế việc phong Vương cho các triều đại VN là bình thường. Nó có thể thể hiện tinh thần nứơc lớn của Trung Quốc, nhưng nó cũng chỉ là một thứ "AQ chính truyện", tự huyễn mình, chứ quan trọng là có can thiệp vào nội bộ, có bắt buộc được người ta không. Hầu như các lần các triều đại TQ can thiệp vào VN đều có chiến tranh, và họ đều phải lui binh. Đấy là thực tế. Chứ ngồi đó vỗ bụng coi là trung tâm thiên hạ, đâu có được cái gì.

Với TQ khi nói tới Nam thì họ coi là Trung tâm. Nhưng với người Việt thì khác. Phương hướng truyền thống ở VN chỉ có 2 chiều Nam - Bắc. Việt Nam là Nam, thì Trung quốc là Bắc. Ở đây không có quan niệm trung tâm.

Nhà Nguyễn khi tự gọi mình là nước Nam cũng có lý của nó. Vì theo quan niệm của nhà Nguyễn, Đại Viêt chỉ là một phần đất thôi. Phần còn lại là đất cũ của Cham pa và Phù Nam. Đành rằng đa số người là người Kinh, nhưng người Kinh không phải hoàn toàn là người Nam.

Các triều địa trước xưng Đại Việt, thì đúng rồi, vì đó là đất Đại Việt thật sự (hiểu theo quan niệm đất Giao chỉ, Cửu chân cũ).

Người Kinh không phải là một dân tộc. Nó chỉ dùng để chỉ người sống ở dưới đồng bằng. Từ khi có cái giấy khai sinh của nước Việt nam dân chủ cộng hoà, thì mới có khái niệm dân tộc kinh, và đồng thời mở ra sự tồn tại của 60 dân tộc. Kinh là nhằm đối với Thổ (tức là người miền núi, local).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

12 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC