Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

12 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Tìm hiểu ý nghĩa câu “Bổn lai vô nhất vật” trong bài

nguyenducquyzen
post Mar 6 2002, 05:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Trong Kinh Pháp bảo đàn, có ghi lại bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng trình cho Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn như sau:

“Bồ đề bổn vô thọ.
Minh cảnh diệc phi đài.
Bổn lai vô nhất vật.
Hà xứ nhất trần ai?”


   Trong bài kệ này, câu nào cũng mang những kiến giải xuất cách. Nhưng đắt giá nhất phải kể đến câu: "Bổn lai vô nhất vật". Vậy ý nghĩa của nó là gì?

Nếu dịch nghĩa qua tiếng Việt, ta sẽ thấy ngay ý nghĩa của câu văn quá rõ ràng:

"Từ xưa đến nay, chưa từng có một vật nào cả"

   Tuy nhiên những người có thể hiểu ý nghĩa của câu kệ này, theo đúng bản ý của Lục tổ Huệ năng hình như không có bao nhiêu. Thông thường người ta hiểu nó theo nghĩa: tuyệt đối vô vật hay tuyệt đối không có gì, theo quan điểm của chủ nghĩa hư vô. Mà điều này theo tinh thần của Ðạo Phật, là bị rơi vào chấp đoạn kiến. Còn một số ít người, nếu có hiểu đúng bản ý của Lục Tổ, thì lại không giải thích, hoặc giải thích theo phong cách riêng của mình, đầy vẻ bí ẩn và khó hiểu, như truyền thống của Thiền tông, Làm cho hậu thế khó mà lãnh hội nổi.

   Nay tôi xin được cả gan luận giải thử.

   Trước hết, ta phải khẳng định rằng: bản ý của Lục Tổ, phải phù hợp với tinh thần chung của Ðạo Phật. Ðó chính là không bị rơi vào chấp đọạn kiến hay thường kiến.

   Thế nào là chấp đoạn kiến?

   "Chấp đoạn kiến" là một cụm từ có nhiều nghĩa. Trong trường hợp này là chấp vào tri kiến: "tuyệt đối vô vật" hay "tuyệt đối không có một vật gì"
   
Thế nào là chấp thường kiến?

   "Chấp thường kiến" là một cụm từ có nhiều nghĩa. Trong trường hợp này là chấp vào tri kiến: "tất cả những vật đang hiện hữu một cách khách quan xung quanh chúng ta đây là thực có".

   Ðạo Phật bác bỏ cả hai tri kiến nói trên, và khẳng định rằng: những tri kiến đó là sai lầm. Những người bị chấp vào tri kiến đó, là bị rơi vào tà kiến.
   
   Theo đạo Phật: ta không thể khẳng định một chiều là "có vật" hay "không có vật" được. Theo một cách hiểu, thì "có vật" là sai. Nhưng theo một cách hiểu khác thì có vật lại là đúng. Theo một cách hiểu, thì "không có vật" là đúng. Nhưng theo một cách hiểu khác thì " không có vật" lại là sai. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu kỹ từng vấn đề một.

   Tại sao ta lại nói: Theo một cách hiểu, thì có vật là sai, không có vật là đúng; Còn theo một cách hiểu khác, thì có vật là đúng, không có vật là sai?

   Vấn đề ở đây là chúng ta dùng từ vật với nghiã như thế nào? Thông thường, chúng ta hiểu danh từ "vật", bao hàm hai ý nghĩa:

ý nghĩa thứ nhất: nó là một thực thể có thật.
ý nghĩa thứ nhất: nó có thể là một đối tượng bị nhận biết của ta (có tướng (1))

   Theo Ðạo Phật thì trong thực tế hoàn toàn không thể tìm được một vật nào, có đầy đủ cả hai ý nghĩa trên. Do đó đối với Ðạo Phật lời khẳng định "có vật", mà vật được hiểu theo nghĩa đã nói ở trên, là sai. Còn nếu ta nói "không có vật" trong trường hợp này lại là đúng.

   Nhưng nếu ta chỉ hiểu danh từ "vật", theo nghĩa nó là một thực thể có thực, mà không phải là một đối tượng bị nhận biết của ta. Trong trường hợp này, nếu ta nói "không có vật" thì sai, còn nói "có vật" lại đúng.

   Như vậy, đúng hay sai là tùy theo cách hiểu, trong từng trường hợp cụ thể, chứ không thể cứng nhắc được.

   Thông thường những người chấp vào tri kiến "có vật", thường hiểu nghĩa chữ "vật", theo nghĩa vừa là một thực thể có thực, lại vừa có tướng nên bị rơi vào sai lầm. Còn những người chấp vào tri kiến "không có vật", thường hiểu theo nghĩa là tuyệt đối vô vật, tuyệt đối không có gì, tất cả chỉ như là ảo mộng khói sương, cho nên cũng bị sai lầm.

   Những người thuộc nhóm thứ nhất sai lầm bởi vì họ mang một tri kiến là: cái có thực (là thực thể) lại có thể thay đổi, biến hoại và sanh diệt. Theo Ðạo Phật, phàm bất cứ một cái gì, mà đã được gọi là có thực, thì nó phải bất biến, không thay đổi, không biến họai và không sanh diệt. Sự thay đổi, biến hoại và sanh diệt chỉ diễn ra trên hình tướng, trạng thái tồn tại của nó mà thôi, chứ sự thay đổi của nó không diễn ra trên thể; nghĩa là có sự thay đổi về lượng và chất được. Lượng và chất phải bất biến. (Ðiều này cũng giống như từ 5 chỉ vàng, ta có thể làm thành một cái dây chuyền, rồi sau đó làm thành một cái nhẫn, Rồi lại làm thành một miếng hình chữ nhật.... Giả sử rằng nó được gia công trong điều kiện lý tưởng, nghĩa là không có sự thất thoát trong gia công. Ta thấy dây chuyền, nhẫn, miếng hình chữ nhật thuộc về tướng, có sanh ra rồi lại diệt đi. Nhưng "Chất"là chất vàng vẫn không hề thay đổi, và số lượng là 5 chỉ vàng vẫn giữ nguyên, không thay đổi. Nó vẫn thế!)- Nghĩa là nó phải thỏa mãn luật đồng nhất trong logic học.

Còn những người thuộc nhóm thứ hai, họ biết được rằng tri kiến " vật có thực lại bị thay đổi, biến hoại và sanh diệt" là sai. Nhưng vì không tìm ra được một vật nào bất biến thường hằng, không thay đổi, không biến hoại và không sanh diệt. Cho nên họ bị rơi vào chủ nghĩa hư vô, phủ nhận hiện hữu, chấp vào tri kiến "tuyệt đối vô vật, hoàn toàn chẳng có cái gì là thực cả, tất cả đều không". (Ðây cũng là điều mà nhiều người tìm hiểu về đạo Phật, hiểu sai lầm về Ðạo Phật, cho rằng quan điểm của Ðạo Phật là phủ nhận hiện hữu, rơi vào chủ nghĩa hư vô, mà thực ra không phải là như vậy). Trong nội dung của tri kiến đó bao hàm hai ý nghĩa:

   Thứ nhất: nó phủ nhận sự tồn tại của vật có thực, không thay đổi, không biến hoại và không sanh diệt, nhưng không phải là một đối tượng bị nhận biết của ta (không có tướng)

   Thứ hai: Nó phủ định ngững vật hiện hữu mà ta đang thấy.

   Tinh thần của Ðạo Phật về vấn đề này hoàn toàn khác.

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Mar 6 2010, 09:37 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em gửi toàn bộ bài viết của bác Quyzen vào đây

Tệp tin đính kèm
Tệp tin đính kèm  Bon_lai_vo_nhat_vat.zip ( 17.44k ) Số lần tải xuống: 319


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
voiconlontalonton
post Mar 6 2010, 11:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE
...
Vấn đề thứ hai: Đối với các vật có hình tướng đang hiện hữu trên thế gian, đạo Phật không chấp nhận chúng là thực có. Nhưng đạo Phật cũng không chấp nhận tri kiến: “các vật đó tuyệt đối không có”, giống như cảnh vật xuất hiện trong mơ, như hoa đốm giữa hư không. Theo đạo Phật, các vật đó là giả có,
...

Như nào là thực có và giả có hả bác Quý?

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi voiconlontalonton: Mar 6 2010, 11:08 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
voiconlontalonton
post Mar 6 2010, 11:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Như thế nào là chính ta?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Mar 6 2010, 02:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(voiconlontalonton @ Mar 6 2010, 11:08 AM)
QUOTE
...
Vấn đề thứ hai: Đối với các vật có hình tướng đang hiện hữu trên thế gian, đạo Phật không chấp nhận chúng là thực có. Nhưng đạo Phật cũng không chấp nhận tri kiến: “các vật đó tuyệt đối không có”, giống như cảnh vật xuất hiện trong mơ, như hoa đốm giữa hư không. Theo đạo Phật, các vật đó là giả có,
...

Như nào là thực có và giả có hả bác Quý?
*




Ở trang 2 có đoạn viết thế này

QUOTE
Theo đạo Phật phàm bất cứ một cái gì, mà đã được gọi là có thực, thì nó phải bất biến, không thay đổi, không biến hoại và không sanh diệt. Sự biến hoại, thay đổi, sanh diệt chỉ diễn ra trên hình tướng, trạng thái của nó mà thôi, chứ không diễn ra trên thể, nghĩa là về lượng và về chất được. Lượng và chất của nó phải bất biến.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Mar 6 2010, 02:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(voiconlontalonton @ Mar 6 2010, 11:11 AM)
Như thế nào là chính ta?
*


Đoạn nào trong bài viết đề cập đến vấn đề này?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
voiconlontalonton
post Mar 6 2010, 03:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Cám ơn bác NVT, em đọc lướt qua không đọc kĩ. Còn câu sau là em hỏi ngoài lề chả liên quan gì cả



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Mar 6 2010, 06:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Trong cái file của bác Quý ngay đầu trang 3 viết rằng:

QUOTE
Vấn đề thứ nhất: Đạo Phật chấp nhận có một vật duy nhất trường tồn, thường hằng, bất biến, không thay đổi, không biến hoại và không sanh diệt. Nhưng theo đạo Phật thì vật này chính là TA, chính là chủ thể nhận biết, chứ không phải là một đối tượng bị nhận biết của ta. Ta không thể tìm thấy được nó, vì nó nằm ngoài giới hạn nhận biết của ta. Nó không có tướng. Đạo Phật gọi tên nó là Chân Như, hay Pháp Thân, Như Lai v.v…


Cái "bổn lai thực có" này thì em đã đem Holographic Universe để chứng minh. Cũng không khó lắm, nhưng điểm chết thực sự nằm ở chỗ vận động của những cái "giả có". Thế giới "giả có" biến hiện không ngừng mà lại chi phối tuyệt đại đa số con người, bao gồm cả khoa học, kinh doanh và sinh con đẻ cái ...vv. Quán xét để thấy thực tướng của các pháp - chính là phép quy giản (reductivism), nhưng tìm hiểu lý do và tính chất của các giả tướng thì đúng là kinh khủng. Nhưng mà cổ nhân có người khái quát được nên mình phải thử lần theo dấu xưa!

Là em đang nói đến việc đọc Kinh Dịch và tìm hiểu bản chất của "định mệnh". Ngay chường đầu của Kinh Dịch đã viết: Thái cực sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật. Thái cực sinh sinh mà vẫn luôn luôn có, cho nên so sánh với Phật gia thì Thái cực là "bổn lai", là thực tướng của muôn vật. Bên cạnh đó Kinh Dịch còn trình bày cái lý biến hóa thăng giáng sinh diệt của các "giả tướng". Cái này không có trong kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo, phải không các bác?

laugh.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
voiconlontalonton
post Mar 6 2010, 06:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Cái này thì bác Sky nhầm rồi, đạo phật rất chú trọng và hiểu biết giả tướng, ví dụ giới luật là giả tướng, thiện là giả tướng, ác là giả tướng nhưng nếu toàn làm ác thì lại ác báo. Thế giới hiện tượng là giả nhưng không nhờ nó thì không đến được chỗ thật. Tất cả những cái giả tuân theo nhân duyên.

Đạo phật không chủ trương định mệnh. Vì chủ trương định mệnh nó ngăn cản ý chí của con người, mà đạo phật rất nhấn mạnh ý chí của con người. Đạo phật chủ trương dùng trí tuệ để hiểu giả tướng, từ đó đi đến hành động đúng. Cái khác nhất của đạo phật với các phương pháp tìm kiếm định mệnh là ở ý thức của con người. Bác thấy kinh dịch có chỗ nào bàn về cái này không, tức là ý thức ấy?

Các phương pháp tìm kiếm định mệnh có thể tiên đoán một sự kiện nào đó, nhưng cái đạo phật nhấn mạnh là nên hành động thế nào? Đối với các phương pháp tiên đoán, mục đích là biết trước sự kiện, hay nói cách khác là thụ động quan sát. Đối với đạo phật điểm quan trọng là cần làm gì từ sự kiện đó? Hay nói cách khác là chủ động hành động



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Mar 6 2010, 06:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



@Voi:
Ý tôi không phải là đạo Phật không bàn luận về giả tướng mà là Phật không đề cập tới giả tướng nó vận động như thế nào có quy luật gì khả dĩ ứng dụng như các định luật vật lý.

Còn quán xét duyên sinh, thiện báo thiện, ác báo ác tuy cũng là ứng dụng, song khác với kiểu của Đạo gia mà tôi đang nói. Đạo gia cũng không tuyệt đối hóa "định mệnh" mà cũng chừa chỗ cho tự do ý chí, như dạy tu tiên luyện đan chẳng hạn.

Nói tổng quát thì Phật gia Đạo gia cũng chẳng phải là quá dị biệt, có điều người học chưa đủ trình độ nên phân tách ra thôi.

Về chuyện tiên đoán thì cũng rất thú vị, nhưng để xem mọi người có ủng hộ thảo luận không thì tôi sẽ đưa thêm ý kiến sau.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

12 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC