Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 VÀO CỬA THIỀN

nguyenducquyzen
post Mar 6 2002, 05:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



   Những người nghiên cứu,hoặc tu hành theo truyền thống của Thiền tông,chắc không ai xa lạ với chữ “Thiền”.Thế nhưng,chắc ít có ai hiểu được ý nghiã đích thực của nó.Ngày nay,người ta thường biết đến “Thiền”như là một phương pháp tu hàình Thiền định để định tâm,nhằm được các mục đích khác nhau như:sức khỏe,thần thông,Giác Ngộ,..vvv,hoặc là phương pháp tu hành để”Ngộ”,như Thiền công án,Thiền đợi Ngộ,Thiền chỉ quán đả tọa,..vvv, được gọi chung là “Thiền Đốn Ngộ”.Nhưng tất cả những Thiền đó chẳng dính dáng gì tới ”Thiền”ở đây.”Thiền” ở đây,là thứ Thiền được ta thực hành sau khi Ngộ Thiền.Nghiã là nó là kết quả của sự tu hành theo các phương pháp tu Thiền đốn Ngộ nói trên.Như vậy,nó vừa là nhân,vừa là quả.Nó là nhân,khi ta nhìn nó dưới góc độ là phương pháp tu hành,để đi đến Giác Ngộ cuối cùng.Nó là quả,khi ta nhìn nó dưới góc độ là kết quả của việc tu Thiền đốn Ngộ.(Nếu theo sách sử ghi lại thì Như lai Thiền,Tổ sư Thiền có thể liệt vào loại Thiền này,nhưng đó cũng không phải là ý nghĩa đích thực của”Thiền”được bàn tới ở đây.Bởi vì,Thiền ở đây là thứ Thiền được thực hành sau khi Ngộ Thiền,và trước khi đạt được Giác Ngộ sau cùng.Còn Như lai Thiền,là một danh từ được các Thiền sư đời sau Lục tổ phát minh ra.Nó được định nghĩa như là một thứ Thiền được Phật Tổ Như lai thực hành,trong suốt 49 năm sau khi Giác Ngộ dưới cội Bồ Đề.Nếu hiểu như vậy,thì nó là kết quả sau cùng,và không thể được hiểu như là một phương pháp tu hành được.Và như vậy thì Như lai Thiền cao hỏn Thiền được đề cập tới ở đây.Nói chính xác hơn,ta không thể gọi nó là “Thiền”,hoặc chữ “Thiền” ở đây phải được hiểu theo một nghĩa khác hẳn,và không liên quan chút nào với nghĩa Thiền,được hiểu như là một phương pháp tu hành.Nhưng theo tôi,đó chỉ là sự đề cao quá mức của các Thiền sư đời sau Lục Tổ đối với sở Ngộ của tông phái mình mà thôi.Như lai Thiền,về thực chất chính là thứ Thiền được đề cậûp đến ở đây,nó không phải làì thư Thiền được Phật Thích ca sử dụng sau khi Giác Ngộ như họ đã định nghĩa.Về thực chất,định nghĩa như vậy,là họ đã bị rơi vào đại ngã mạn mà không hay.Còn Tổ sư Thiền,là một danh từ ra đời chậm hơn nữa,khi mà các pháp phương tiện,được các Thiền sư sáng tạo ra đã che mờ bản ý đích thực của các Tổ sư.Khi đó,vì không thỏa mãn với thứ Như lai Thiền mà họ đã Chứng Ngộ(Thực chất thứ Như lai Thiền mà họ chứng Ngộ,không phải là thứ Như lai Thiền được các Thiền sư đề cập tới ở trên),nên họ tạo lập ra một thứ Thiền mới,mà theo họ cao hơn Như lai Thiền,đó là Tổ sư Thiền.Về thực chất thứ Tổ sư Thiền này cao hơn thư Như lai Thiền mà họ đã Chứng Ngộ,nhưng nó lại thấp hơn thứ Như lai Thiền được sáng lập lúc ban đầu,tức là thứ “Thiền”được đề cập tới ở đây).

   Theo truyền thống của Thiền tông,cácThiền sư chỉ có nhiệm vụ chỉ dạy và dẩn dắt kẻ hậu học tới chỗ chứng Ngộ pháp "Thiền" này mà thôi.Việc tu hành sau đó như thế nào? ít được họ đề cập tới. Bởi vì theo họ, sau khi ta Chứng Ngộ được pháp Thiền này,và an trú tâm vào đó,quả Niết Bàn chắc chắn sẽ đạt được.Vì thế,ta có thể nói rằng:việc Chứng Ngộ pháp Thiền này chính là mục đích của sự tu hành theo truyền thống của Thiền tông.Nó chính là “Ý Tổ sư ”vẫn thường được nói tới trong các sách Thiền(Ở đây,tôi cũng cần phải nói thêm rằng:truyền thống này,nếu ta nghiên cứu sử sách,ta sẽ thấy nó bắt nguồn từ việc các Tổ sư lấy Kinh Kim cang để ấn chứng.Còn trước đó.Khi các Tổ sư còn dùng Kinh Lăng già để ấn chứng,thì họ không chỉ chỉ dạy,dẫn dắt kẻ hậu học tới chỗ Chứng Ngộ pháp Thiền này,mà họ còn chỉ dạy,dẫn dắt kẻ hậu học đạt tới kết quả cuối cùng là Giác Ngộ viên mãn.Tôi xin lấy một ví dụ để diễn tả như sau:

   Giả sử,nhà ta đang ở thượng nguồn của một con sông.Ta cần đi ra biển.Khi đó ta đến nhờ hai người có kinh nghiệm,và thông thạo điạ lý chỉ đường.Người thứ nhất chỉ cho ta đường tới con sông,ở đó có chiếc bè,ta ngồi lên chiếc bè,và dòng nước sẽ tự động cuốn trôi ta ra biển.Người thứ hai cũng chỉ ta dường ra tới con sông,và ngồi lên chiếc bè.Nhưng người này không dừng lại ở đây,ông ta còn tiếp tục chỉ dạy cho ta cách dùng sào để đẩy chiếc bè,và chỉ hướng đi,cùng các điểm mốc dọc đường,để đi nhanh hơn.

   Trong ví dụ này:biển tương ứng với mục đích tối hậu của việc tu hành.Còn Ý Tổ sư tương ứng với chỗ ra tới con sông,và chiếc bè.Người chỉ đường thứ nhất,tương ứng với các Thiền sư,thời dùng Kinh Kim cang để truyền tâm ấn.Người chỉ đường thứ hai,tương ứng với các Thiền sư,thời dùng Kinh Lăng già để truyền tâm ấn).


(Còn nữa)
   

   
   



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 6 2002, 05:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(Tiếp theo)

Vậy pháp “Thiền”đó,hay”Ý Tổ sư “là gì?

   Đó chính là pháp”Tâm vô sở trụ”,một pháp dụng tâm được đề cập đến trong Kinh Kim cang.Đó chính là ý nghĩa của câu:”Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”được nói tới trong Kinh Kim cang (Ở đây tôi cũng xin trình bày thêm rằng,trước khi Chứng Ngộ được pháp “vô sở trụ”này,mọi hiểu biết của ta về nó đều là sai lầm;mọi phương pháp tu tập mà ta cho là vô sở trụ,đều là không đúng.Tuy nhiên để cho bạn đọc có một khái niệm về vô sở trụ,tôi xin giải thích sơ bộ như sau:Vô sở trụ ở đây là một phương pháp dụng tâm tu hành.Ở đây ta không tu tập bằng cách trụ tâm vào một cảnh (sắc, thanh, hương,vị,xúc,pháp), như trong các phương pháp tu tập Thiền định truyền thống(Nếu ta tạo ra một kiến giải về vô sở trụ để dụng tâm,thì đó cũng vẫn là cảnh). Cũng không phải là ta để tâm thụ động,ở đây tùy theo duyên sinh,mà ta sinh tâm.Tôi có làm một câu kệ diễn tả về nó như sau:

Buông hết mọi kiến giải,
Trí tuệ tự lưu thông.


   “Buông hết mọi kiến giải”ở đây hiển bày ý nghĩa của vô sở trụ.Còn”Trí tuệ tự lưu thông”hiển bày tác dụng của pháp hành vô sở trụ.Còn bài kệ sau đây diễn tả về nó dưới một góc độ khác:

Thấy biết như thực,tâm không sanh.
Như lý tư duy,chẳng khởi tình.
Chứng được pháp không,nên vô trụ.
Kiến giải dù sai,chẳng buộc ràng.


   Hai câu đầu mô tả chi tiết về pháp dụng tâm.Câu thứ ba xác định rõ nó là pháp hánh vô sở trụ.Câu thứ tư là hiệu quả mà nó mang lại,Theo ý nghĩa của nó,thì người đã Ngộ được pháp vô sở trụ,thì không phải là tất cả mọi kiến giải,tri kiến của họ đều đúng,nhưng chúng không trói buộc được họ.Nghĩa là họ không chấp vào các kiến giải,tri kiến của mình.)


   Trong ngôn ngữ truyền thống của Thiền tông,tên gọi “vô sở trụ” ít được sử dụng.Ta thường thấy nó xuất hiện dưới tên “KHÔNG tâm”,”vô tâm”,” KHÔNG”.Chứng Ngộ được pháp vô sở trụ,chính là Chứng Ngộ được pháp KHÔNG tâm,hay pháp KHÔNG,đó gọi là vào cửa KHÔNG .Về ý nghĩa vai trò của nó,ta có thể biết qua các Thiền ngữ sau:“Đất tâm đã không,mặt trời trí huệ tự chiếu”;”Cửa không là cửa pháp”.

   Với việc an trú vào pháp KHÔNG để tu hành,trí tuệ của ta sẽ thoát khỏi sự trói buộc của các thành kiến ngã chấp,các tri kiến và kiến giải sai lầm.Nhờ vậy,nó sẽ tự động phát huy tác dụng làm nảy sinh ra các tri kiến,kiến giải đúng đắn,phá trừ các tri kiến,kiến giải sai lầm,khi đủ duyên. Về vấn đề này,HT Trí Quảng có đề cập tới trong bài “Thiện Tài đồng tử cầu Đạo với Hải vân,Thiện Trụ tỷ kheo”của tuần báo Giác Ngộ số 65 như sau:“Với tâm KHÔNG,hoàn toàn an định,Thiện tài mới diện kiến được Thiện Trụ đang kinh hành trong hư không,và hiểu được pháp hành của vị thiện tri thức này.Ngược lại,nếu tri thức còn ngập đầu,tâm còn kẹt những kiến thức bình thường bên ngoài,thì không thể nào gặp được Thiện Trụ”.

Muốn được KHÔNG tâm,trước phải Chứng Ngộ(Giác)được nó,sau còn phảíi nỗ lực tu hành để thể nhập vào đó.Nếu thiếu đi chữ Giác,thì dù ta có đem tâm làm cho ra không tâm,thì cũng vẫn là hữu tâm.Đó gọi là “tâm không”,chứ không phải là KHÔNG tâm-chớ nhầm.Nếu ta chưa Ngộ được KHÔNG tâm,thì bất cứ một cách dụng tâm nào cũng sai lầm.”Tâm tự nó vô tâm mà cũng không vô tâm.Đem tâm này mà làm cho ra vô tâm thì tâm này lại thành hữu tâm”(Hoàng bá truyền tâm pháp yếu,bản dịch của Trần tuấn Mẫn,tr16).

Khi an trú vào pháp KHÔNG để tu hành,có nghiã là ta biến cuộc sống hàng ngày của mình thành một pháp trường.Ta biến mọi cuộc giao tiếp với những người xung quanh,thành những cuộc pháp chiến.Ta sống hoàn toàn theo lý tánh,và không để cho thức tình kéo lôi.ìNhờ vậy,các ý niệm đúng,sai;phải,quấy;tốt ,xấu;..vvv,không có điều kiện để sanh khởi lên nơi ta.Trước mắt ta không thấy có người mê và kẻ giác,người ngu và kẻ trí,người thấp và kẻ cao,..vvv,tóm lại là không thấy có giai cấp(Lưu ý :đây chỉ là nói theo sự thấy theo lý ở trong tâm.Còn trên sự tướng ta vẫn thấy có giai cấp,người cư sĩ phải cung kính với kẻ xuất gia,dù mới chỉ xuất gia có một ngày;người xuất gia sau phải cung kính đối với người xuất gia trước;phải tuân thủ giới luật.Bởi vì hiển lộ sự bình đẳng trên sự tướng,phá giới,..vvv,chỉ là sự biểu lộ của một bản ngã đang tác động mà thôi).Lúc này trước mắt ta,tất cả mọi người đều là đối thủ,trong các trận pháp chiến của ta,đồng thời cũng là những thầy dạy của ta.Có thể nói,lúc này ta sử dụng trí tuệ như một người kiếm sĩ thượng thặng sử dụng thanh gươm,mà lời nói của ta giống như là mũi nhọn của thanh gươm.Mà các chiêu thức của ta toàn là vô chiêu,chỉ chờ đối phương lộ ra sơ hở là chọc thẳng ngay vào.Chính vì vậy,các suy nghĩ tình thức:”ta nên nói “; ”ta không nên nói”;”với người này,ta nên nói”;”với người này,ta không nên nói”;”ta nên nói như vầy...”;”ta không nên nói như vầy..”;..vvv,sẽ không có điều kiện sanh khởi lên nơi ta.Do đó có thể ta không được nhiều người yêu mến,mà thậm trí còn bị ghét bỏ,..vvv,nhưng ta không quan tâm đến những điều đó, vì mối quan tâm đó,ta biết là kết quả của tình thức ngã chấp.

   Nếu ta là người tu theo Thiền tông,thì không cần biết là ta Chứng gì?Ngộ gì? hễ ta chưa qua cửa KHÔNG,tức là những sự chứng Ngộ đó của ta không phải là sự Chứng Ngộ chân thực. Bất quá đó chỉ là những niệm đốn Ngộ các pháp phương tiện,do các Thiền sư giả lập ra mà thôi. Các niệm đônú Ngộ Tự tánh nơi tâm cao thấp khác nhau,cũng thuộc về số đó.Tất cả những sở Ngộ đó vẫn còn ở ngoài cửa KHÔNG.

   Có những người qua cửa KHÔNG,rồi sau đó mới Kiến tánh.Và cũng có những người Kiến tánh và Ngộ pháp KHÔNG đến cùng một lúc.Nhưng nếu người nào cho rằng:ta Kiến tánh mà không cần Ngộ pháp KHÔNG,thì đó là một tri kiến sai lầm.

   Nhưng tiêu chuẩn nào để ta xác định là ta đã Ngộ được pháp KHÔNG?

   Phần dưới đây sẽ đề cập tới vấn đề này.[/color]

   Trước khi Ngộ pháp KHÔNG,người hành giả sẽ phải phát sanh tri kiến(hay nói là Ngộ cũng được)như sau:[color=Red]"Ta không biết gì cả!ta không hiểu gì hết”.
.Đây là một ý niệm phát sanh một cách tự nhiên,không ý thức,mà ta hay gọi là vọng tưởng.Sự phát sanh của nó bắt nguồn từ sự thấu hiểu đối với bản thân mình.Nó không phải là kết quả của sự tự thuyết phục,của ý thức,của tư duy...vvv.

   Do có sự phát sinh của tri kiến này,ta sẽ biết rằng các ý niệm “ta biết..”,”ta hiểu..”là hoàn toàn sai lầm.Đây là sự nhận biết tự nhiên của mỗi người,không do ai chỉ dạy.

   Lưu ý:để tránh sự ngộ nhận,ở đây tôi xin nói thêm rằng:với sự phát sinh ra tri kiến này,ta phải trả lời được hai câu hỏi:

   -Ý nghĩa của tri kiến đó đối vối sự tu hành là gì?

   -Tại sao ta không biết gì cả?

   Nếu ta thấy rằng ta không biết gì cả,mà ta không thể trả lời được hai câu hỏi nói trên một cách thoả mãn,thì đó chưa phải là tri kiến thực sự của ta.Đó chỉ là những điều mà ta cóp nhặt,chấp nhận từ nơi người khác mà thôi.

   Tuy nhiên biết như vậy chưa phải là xong,mà ta còn phải đi tìm xem:

-Làm cách nào,dụng tâm như thế nào để ta khỏi bị rơi vào các ý niệm sai lầm”ta biết..”, ”ta hiểu..”?

Khi ta tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi này,thì đó cũng là lúc ta Chứng Ngộ được Pháp môn, mà do sự thực hành pháp môn đó,ta sẽ không bị rơi vào các ý niệm “ta biết..”,”ta hiểu..”.Đây cũng là lúc ta Chứng Ngộ được Pháp KHÔNG,hay vào cửa KHÔNG.Tuy nhiên không phải nhất thiết là phải có được tri kiến :”Ta không biết gì cả!ta không hiểu gì hết” rồi mới có thể Ngộ được pháp KHÔNG. Có nhiêuö trường hợp Ngộ pháp KHÔNG, và tri kiến đó cùng một lúc.

   Lưu ý rằng có nhiều người Ngộ được pháp KHÔNG,nhưng lại không biết được là mình Ngộ pháp KHÔNG,mà lại tưởng là “Kiến Tánh-Giác Ngộ”.Đây cũng là một sự nhầm lẫn thường gặp ở người tu Thiền.Đó cũng là mầm mống đầu tiên dẫn tới các sai lầm sau này.

(Hết)

Mời các bạn đón đọc kỳ sau: "Bàn về một số vấn đề trong Thiền Tông"



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC