Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Vấn đề nhân sinh quan Phật giáo qua giáo lý Duyên khởi.

nguyenducquyzen
post Mar 7 2002, 08:48 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



"Nhân sinh quan", là một quan niệm, hay một hệ thống nhận thức, về con người, của một người hay một nhóm người nào đó. Như vậy, về bản chất, nhân sinh quan là một yếu tố, phụ thuộc vào tình cảm chủ quan, của con người. Những người này theo quan niệm này, bởi vì họ thích quan niệm này. Còn những người kia theo quan niệm kia, bởi vì họ thích quan niệm kia. Những nhận thức mà họ chấp nhận đó, không phải là do họ tự nhận ra, mà là do họ tiếp nhận những kiến thức của người khác, hoặc do họ suy nghĩ ra, dựa trên những kiến thức của người khác, hoặc dựa trên sự tưởng tượng, suy diễn, ức đoán của mình. Như vậy, nó là sản phẩm của trí hữu sư. Và nó được người ta biến thành những giáo điều, trói buộc trí tuệ của họ.

   Theo nghĩa tuyệt đối như vậy, thì trong đạo Phật hoàn toàn không tồn tại cái gọi là "nhân sinh quan". Nghĩa là không có cái gọi là "nhân sinh quan Phật giáo". Bởi vì, tất cả mọi giáo lý đều bắt nguồn từ Phật Thích ca. Ngài nhận thấy rõ như thế nào, thì nêu rõ ra như vậy, chứ ngài không có ý tạo ra một triết thuyết của mình. Những gì được ngài tuyên thuyết ra, là những điều được ngài biết rõ, chứ đó không phải là quan niệm của ngài. Cho nên Phật Thích Ca hoàn toàn không có cái gì gọi là nhân sinh quan cả. Còn những đệ tử của ngài, là những người tin vào sự giác ngộ của ngài, tin vào sự chân thật trong giáo lý của ngài, và thực hành theo sự chỉ dạy của ngài. Niềm tin đó của họ, không phải là niềm tin mù quáng, theo tình cảm chủ quan của mình, mà đó là một niềm tin có trí tuệ. Ban đầu tuy chưa tự mình chứng ngộ được giáo pháp của ngài, họ còn phải đặt niềm tin vào đó. Họ còn phải học nó bằng trí hữu sư. Nhưng họ không biến nó thành những giáo điều trói buộc mình. Mà họ sẽ thực hành tu tập, để đi đến chỗ tự mình chứng ngộ được nó, thấy rõ nó như Phật đã thấy. Nghĩa là nhận ra nó bằng trí vô sư của mình. Do vậy, trong đạo Phật không có những quan niệm, như là những giáo điều, để trói buộc tư tưởng con người. Nghĩa là trong đạo Phật, hoàn toàn không có "nhân sinh quan", theo đúng nghĩa của cụm từ đó. Nói "nhân sinh quan Phật giáo", là ý muốn nói đến sự nhận thức về con người (nhân sinh), theo tinh thần đã được Phật Thích Ca thấy rõ, và nêu bày ra. Và ta gọi nó, là sự nhận thức về con người, của đạo Phật. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sự nhận thức về con người của đạo Phật, qua giáo lý Duyên khởi.

   Giáo lý Duyên khởi, là một trong những giáo lý cơ bản nhất, của đạo Phật. Nhận thức đúng giáo lý Duyên khởi, sẽ giúp cho chúng ta thấy rõ sự thật về con người, về cuộc đời, và giá trị hạnh phúc. Tuy vậy đây là một giáo lý rất là thâm sâu, và phức tạp. Nếu không khéo, rất dễ bị rơi vào nhận thức sai lầm. Vì vậy thiết tưởng, chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ bộ, sự nhận thức về con người, qua giáo lý Vô ngã, là một giáo lý có liên quan mật thiết với giáo lý Duyên khởi.

   Theo nội dung của giáo lý Vô ngã, được Ðức Thế tôn chỉ dạy thì: "Sắc, thọ, tưởng, các hành, thức là vô ngã. Chúng không phải là ta, không phải là của ta, không phải là tự ngã của ta". Chú ý rằng, ở đây Thế tôn chỉ dạy là: "sắc, thọ, tưởng, các hành, thức không phải là ta, không phải là tự ngã của ta". Ngài không có chỉ dạy là: "tuyệt đối không có ta". Tuy rằng có nhiều lúc ngài có nói là: "không có ta", nhưng chúng ta phải hiểu ý nghĩa của nó, theo tinh thần ở trên, nghĩa là phải hiểu ý nghĩa của câu "không có ta" theo nghĩa "sắc, thọ, tưởng, các hành, thức không phải là ta, không phải là tự ngã của ta". Ðiều này đã được ngài giải thích rõ trong bài kinh "Lời cảm hứng", của Kinh tương ưng bộ, tập 3, từ trang 105, đến trang 111. Rõ hơn nữa, Ðức Phật cũng đã từng có một ví dụ, để giải thích ý nghĩa của câu "sắc, thọ, tưởng, các hành, thức không phải là ta, không phải là tự ngã của ta", trong bài Kinh "Không phải của các ông", Kinh tương ưng bộ, tập 3, trang 67, 68. Trong bài Kinh này, Ðức Phật đưa ra một mối quan hệ giữa "Ta" với cỏ, củi, cành cây, lá của rừng Gie-ta-va. Ngài chỉ rõ cần phải thấy ngũ uẩn: "sắc, thọ, tưởng, các hành, thức không phải là ta, không phải là của ta, không phải là tự ngã của ta", cũng tương tự như thấy: "cỏ, củi, cành cây, lá của rừng Gie-ta-va không phải là ta, không phải là của ta, không phải là tự ngã của ta vậy". Vì vậy, chúng ta chớ có hiểu lầm ý của ngài thành ra là: "tuyệt đối không có ta", mà bị rơi vào chấp đoạn diệt.

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 7 2002, 08:58 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(Tiếp theo)

Về vấn đề có ta hay không có ta ?

Phật luôn luôn giữ một lập trường im lặng. Ðiều này chúng ta có thể thấy rõ trong bài Kinh ànanda, Kinh tương ưng bộ, tập 4, từ trang 619 đến trang 621.

Tại sao Phật lại im lặng ?

Lý do rất đơn giản, vì đây là một câu hỏi không có câu trả lời. Trả lời có cũng sai, mà trả lời không có cũng sai. Bởi vì mọi quan điểm về nhân sinh của con người, đều dựa trên nền tảng: lấy ngũ uẩn làm ta. Ngoài ngũ uẩn ra, chúng sanh không còn biết đến một cái gì khác. Do vậy họ bị rơi vào hai cực đoan: hoặc có ta, nghĩa là ngũ uẩn là ta; hoặc không có ta, nghĩa là tuyệt đối không có ta. Ðây đều là những nhận thức sai lầm. Ðối với câu hỏi: có ta hay không có ta ?, không phải là Phật không biết câu trả lời, và không trả lời được. Mà ngài biết, và ngài có thể trả lời, Nhưng câu trả lời của ngài về vấn đề đó, chỉ có những người đã tự mình biết rồi, đã tự mình trả lời được rồi, mới có thể hiểu đúng ý ngài. Mà những người này thì đâu cần câu trả lời đó. Còn những người chưa biết được câu trả lời, chưa tự mình trả lời được, mới thắc mắc, và cần câu trả lời đó. Nhưng họ sẽ không thể hiểu đúng, mà sẽ hiểu câu trả lời của Phật, theo ý hiểu sai lầm của mình, không đúng với ý Phật, nên Phật không trả lời mà thôi. Thực ra trong các bộ kinh nikàya, có nhiều chỗ ghi chép về vấn đề này. Ví dụ trong bài Kinh : Upasena, thuộc Kinh Tương Ưng Bộ tập 4, từ trang 73 đến trang 75, có ghi chép lại cuộc đối đáp giữa Tôn giả Upasena và Tôn giả Sàriputta (Xá lợi phất), có liên quan tới vấn đề này. ở đây ngài Upasena nói đến hai cái thân của ngài, một cái thân biến hoại, thay đổi, và một cái thân bất hoại, không thay đổi. Khi nói với các vị Tỷ kheo khác, ngài nói về cái thân biến hoại, thay đổi của mình: "Này Chư Hiền, hãy đến và nhấc cái giừơng cùng với thân này của tôi đưa ra ngoài, trước khi thân này ở đây phân tán như một nắm rơm".. Còn cũng ngay lúc đó, khi bàn về cái thân của mình với ngài Sàriputta, thì ngài lại nói: "thời này Hiền giả Sàriputta, làm sao thân ấy của tôi lại có thể đổi khác, hay các căn có thể biến hoại". Vậy cái thân ấy của ngài ở đây là cái thân nào? Nó có phải là cái thân ngũ uẩn, có đặc tính biến hoại, thay đổi, và vô thường hay không? Tất nhiên là không rồi! Vì "cái thân ấy" của ngài Upasena, là cái thân bất hoại, không thay đổi cơ mà. Ðã không phải là cái thân ngũ uẩn, thì nó còn là cái gì khác, ngoài cái thân chân thật? Nghĩa là nó là cái "Ta chân thật"". Trong bài Kinh: "Khởi thế nhân bổn", Kinh Trường Bộ, tập 2, trang 316, Phật có nói: " những chữ đồng nghĩa với Như Lai là Pháp thân, là Pháp thể, là Phạm thân, là Phạm thể". Pháp thân nghĩa là thân tướng của các pháp, và Pháp thể nghĩa là thể tánh của các Pháp. Ðó là cái gì nếu không phải là cái "Ta" chân thực? Như vậy đâu phải là không có "Như lai", không có Pháp thân, không có Pháp thể, không có "Ta"? Và tri kiến : "không có một cái gì là trường cửu, là thường hằng bất biến", có phải là Chánh tri kiến hay không?

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 8 2002, 10:27 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(Tiếp theo)

Lý duyên khởi, do Phật Thích Ca chứng ngộ và tuyên thuyết, chỉ rõ cho ta thấy nguyên nhân sinh khởi và diệt tận của các pháp. Vì vậy chúng ta tìm hiểu về lý duyên khởi, không phải là để chúng ta có được một nhân sinh quan nào đó. Mà cái chính ở đây, là chúng ta phá bỏ được, tất cả những quan niệm sai lầm về nhân sinh. Ðó là những quan niệm dựa trên nền tảng lấy ngũ uẩn làm ta. Sự phá bỏ tất cả những quan niệm sai lầm về nhân sinh, dựa trên nền tảng lấy ngũ uẩn làm ta, là một nhân sinh quan đúng đắn nhất, và nó chính là "nhân sinh quan Phật giáo".

Nội dung của giáo lý Duyên khởi theo chiều thuận là : "vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết; sầu, bi, khổ ưu, não được khởi lên". Và nội dung của giáo lý Duyên khởi theo chiều nghịch là : "do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết. sầu, bi, khổ ưu, não đều diệt."

Qua giáo lý Duyên khởi, chúng ta thấy rõ: sự có mặt của cái này, chỉ là do sự có mặt của cái kia mà ra. Và sự diệt tận của cái này, là do sự diệt tận của cái kia mà ra. Chúng tương duyên với nhau, phụ thuộc vào nhau, nương tựa vào nhau mà sanh khởi. Và chúng cũng tương duyên với nhau, phụ thuộc vào nhau mà diệt tận. Tất cả đều chỉ là do duyên mà thôi. Ngoài ra không có một thế lực nào, một chủ tể nào chi phối, quyết định sự sanh ra và diệt đi của chúng cả.

Trước hết ta tìm hiểu về thức. Thức là sự nhận biết, Trong sự nhận biết thì luôn luôn có chủ thể nhận biết (năng), và đối tượng bị nhận biết (sở). "Biết" bao giờ cũng là biết một cái gì đó? Không thể có một sự biết không không, không có đối tượng được. Ngược lại đã có đối tượng bị nhận biết, thì phải có chủ thể nhận biết, vì nếu không có chủ thể, thì lấy ai là người biết nó. Vậy thì chủ thể và đối tượng không thể tách rời nhau, chúng là một. Hay nói đúng hơn chúng là hai mặt của cùng một vấn đề. Theo lý duyên khởi thì thức có mặt là do hành có mặt. Thức không có mặt là do hành không có mặt. Khi hành thay đổi, thì thức thay đổi. Nó không có sự độc lập tự chủ riêng của mình, nghĩa là không có tự ngã riêng của nó. Thực ra chẳng có gì để được gọi là "thức" cả. Chỉ có dòng lưu chuyển sanh diệt không ngừng của thức mà thôi. Thức đã không có, thì chủ thể nhận thức cũng không có, và đối tượng bị nhận biết cũng không có (không năng không sở). Chỉ có ảo tưởng của ta về chúng mà thôi. Vậy cho nên không có một cái "Ta" nào đang nhận biết cảnh vật cả.

Danh sắc - là một tên gọi khác của ngũ uẩn - được sanh khởi, hiện hữu là do duyên thức. Khi thức có mặt, thì danh sắc có mặt. Khi thức không có mặt, thì danh sắc không có mặt Khi thức thay đổi, thì danh sắc thay đổi. Nó không có sự độc lập tự chủ riêng của mình, nghĩa là không có tự ngã riêng của nó. Do vậy nó không phải là ta, không phải là của ta, không phải là tự ngã của ta.

Xúc chỉ có xúc mà thôi. Không có ta là người cảm xúc. Bởi vì nếu có ta là người cảm xúc, thì xúc không phải do duyên sáu xứ mà sanh khởi. Thọ chỉ có thọ mà thôi. Không có ta là người cảm thọ. Nếu có ta là người cảm thọ, thì thọ không phải do duyên xúc mà sanh khởi. ái chỉ có ái mà thôi. Không có ta là người khát ái. Nếu có ta là người khát ái, thì ái không phải do duyên thọ mà sanh khởi. Thủ chỉ có thủ mà thôi. Không có ta là người chấp thủ. Nếu có ta là người chấp thủ, thì thủ không phải do duyên ái mà sanh khởi.

Sáu xứ, hữu, sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não cũng vậy, chỉ có sáu xứ, hữu, sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não mà thôi. Không có ta là người ở trong sáu xứ, không có ta là người hiện hữu, không có ta là người được sinh ra, không có ta là người bị già, không có ta là người bị chết, không có ta là người sầu muộn, không có ta là người bi ai, không có ta là người chịu khổ, không có ta là người ưu tư, và không có ta là người nhiệt não.

Tóm lại trong tất cả những cái đó không có gì gọi là ta, hoặc có liên quan với ta cả. Không có ta ở những nơi đó. Chúng là chúng mà ta là ta. Hai bên chẳng có một chút quan hệ, dính dáng gì với nhau. Ðây chính là nội dung của "nhân sinh quan Phật giáo", được trình bày qua giáo lý duyên khởi.

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
voiconlontalonton
post Aug 12 2008, 02:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Còn nữa đâu bác Quý ơi?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Aug 12 2008, 02:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(@click here)

QUOTE(nguyenducquyzen @ Feb 9 2006, 11:44 AM)
  Thú thật 12 nhân duyên là một đề tài cực kỳ khó nhai, hiện em cũng mới chỉ thông đưọc vài mắt xích, còn vài măt xích nữa thì chưa thông hẳn. Riêng vè mắt xích thức "duyên danh sắc" em cũng mới chỉ hiểu mờ mờ, chưa sáng tỏ rõ ràng hẳn, mà trình bày ra được thì lại càng khó khăn, bác cứ tìm hiểu đi, em sẽ tìm hiểu rồi trao đổi thêm với bác về vấn đề này sau nhé!
*



--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Aug 12 2008, 03:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(voiconlontalonton @ Aug 12 2008, 07:26 AM)
Còn nữa đâu bác Quý ơi?
*


hiiii. hồi đó em đang post giữa chừng thì hết hứng, nếu có bác hỏi như bây giờ thì chắc là post lên xong hết lâu rồi!
Thôi để rảnh rảnh em tìm lại mấy bài cũ xem còn không rồi post lên đây cho bác.
Thực sự lý 12 nhân duyên là thứ khó nhai nhất, cho đến bây giờ về cơ bản em đã thông 11 mắt xích, còn một mắt xích nữa (Thủ duyên Hữu) thì em vẫn chưa thông suốt hoàn toàn.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC