Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Tìm Hiểu âm Nhạc Cổ điển Phương Tây

yuyu
post Jan 22 2003, 10:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Nói về âm nhạc quả là một lĩnh vực mênh mông . Âm nhạc gắn liền vói sự có mặt của con người trên trái đất này và có lẽ nó là hình thức ngôn ngữ đầu tiên và rất có thể là cuối cùng để con người giao tiếp và bầy tỏ tư tưởng tình cảm với nhau, vì âm nhạc có đặc tính kỳ lạ là nó có thể đi thẳng vào tâm hồn người ta bằng con đường trực giác mà không cần qua một sự diễn dịch trung gian nào. Trong các loại hình âm nhạc thì âm nhạc cổ điển phương Tây có thể được coi như đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ âm âm nhạc để diễn tả tư duy, tình cảm của con người một cách sâu sắc, tinh vi và hoàn chỉnh bậc nhất cả về nghệ thuật và kỹ thật thể hiện. Cái gọi là Âm Nhạc Cổ Điển này cũng là một thuật ngữ để chỉ một thể loại âm nhạc được hình thành và phát triển ở châu Âu trong khoảng 5 thế kỷ từ thời Phục Hưng cho đến ngày nay, trong đó có khoảng hai thế kỷ 18 và 19 là thời kỳ mà loại âm nhạc này phát triển rực rỡ và đạt những thành tựu vô tiền khoáng hậu. Vì thế muốn tìm hiểu âm nhạc cổ điển thì có lẽ cũng phải tìm hiểu một ít về quá trình hình thành và phát triển của âm nhạc nói chung và nói riêng qua các thời kỳ phát triển của xã hội phương Tây như thế nào.


1. Âm nhạc thời cổ đại :
Những tài liệu ghi chép về âm nhạc cổ nhất còn lưu giữ được, có lẽ là của Trung Quốc từ cách đây hơn 3000 năm và được Khổng Tử tập hợp lại trong kinh Nhạc ( một trong Ngũ Kinh : Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch ). Âm nhạc thời đó gắn liền với thi ca và vũ đạo và mang nhiều tính triết học, biểu tượng hơn là một nghệ thuật . Các nhà hiền triết Trung Hoa coi Nhạc là một trong nhũng yếu tố để gìn giữ và biểu hiện sự hài hoà thăng bằng của Vũ Trụ. Do đó nếu Vũ Trụ của người Trung Hoa có Ngũ Hành thì âm nhạc cũng có Ngũ Âm ( và hội hoạ có Ngũ Sắc v.v... con số 5 đối với Triết Học Siêu Hình Trung Hoa hình như biểu hiện một sự toàn vẹn và hài hoà ) . Các nhạc cụ đầu tiên của người Trung Hoa có lẽ phải kể đến Tiêu, Địch một loại sáo và Cầm một loại đàn dây gồm từ 25 đến 27 dây ...
Ở Ai Cập, âm nhạc cũng phát triển rất sớm, nhưng hầu như không còn dấu vết gì để lại ngoài những bức bích hoạ trong các lăng mộ cho thấy âm nhạc của người cổ Ai Cập gắn liền với Vũ đạo và các nghi thức tế lễ, trong đó nhạc cụ chủ yếu là cái trống được gõ trực tiếp bằng tay.
Ở Hy Lạp cổ đại, âm nhạc cũng đã có rất lâu đời và cũng giống như ở Trung Hoa, nó gắn liền với thơ ca và trước hết dưới hình thức Thanh Nhạc rồi mới đến Khí Nhạc. Ngoài ra đặc biệt là nó gắn với nghệ thuật sân khấu dưới dạng những bản tình ca, choral trong các vở kịch thời cổ đại. Ngoài ra nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống thuờng nhật trong đám cưới, đám tang, lễ hội ...Có thể nói Thi Ca Âm Nhạc cùng với Hội Hạo và Điêu Khắc là các loại hình rất được coi trọng và chiếm một vị trí quan trọng trong giáo dục của xã hội Hy Lạp thời cổ đại một xã hội mang đậm tính nhân văn và rất ..quí hội, nghĩ là rất thích sự du hý, hội hè, đình đám ..Nên các nghệ sĩ thời Hy lạp cổ đại rất được trọng vọng. Những người Hy Lạp là những người đầu tiên đặt ra một hệ thống khái niệm và cách ghi chép âm nhạc qua hẹ thống chữ cái. Hợp âm của Hy lạp bao gồm 4 notes sắp xếp theo chiều xuống dần ....
Sang thời la Mã truyền thống âm nhạc Hy lạp lại tiếp tục phát triển và ảnh hưởng bởi nghệ thuật Etrusque từ khoảng thế kỷ VII trước công nguyên vốn sử dụng nhiều khí nhạc như các loại đàn cithare, lyre, trompette v.v... Cũng bắt đầu từ đây, Âm nhạc dần dần được tách khỏi Thơ Ca . Các khái niệm về nhà soạn nhạc và nhà diễn tấu bắt đầu được hình thành. Mặt khác cũng phải nói dân La Mã cũng là một dân du hý, thích ăn chơi nhảy múa chẳng kém gì dân Hy Lạp, nên nghệ thuật âm nhạc càng có đất phát triển. Chính Néron tuy là một bạo chúa về mặt chính trị, nhưng cũng là một người yêu thích âm nhạc và hội hè. Nhiều lần ông vua thét ra lửa này lại có cách tiếp cận quần chúng bằng cách ...hát cho đồng bào nghe và chính ông ta cũng từng tham gia nhiều cuộc thi âm nhạc và tất nhiên là toàn thắng giải vì ban giám khảo dĩ nhiên chẳng dại gì mà để mất đầu, cho dù ông ta có khi hát dở.
Trên đây là vài nét phác qua về sự hình thành của âm nhạc thời cổ đại.

2.Âm nhạc thời Trung Cổ :
Việc tiến chiếm Roma của vua Alaric năm 410 tr.CN coi như cái mốc đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ gọi là vãn minh cổ đại Âu châu. Trong nhiều thế kỷ tiếp theo, Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo sẽ áp đặt quyền lực Tâm Linh của mình lên Văn Hoá và Nghệ thuật châu Âu.
Thời trung cổ, âm nhạc được trình bày dưới hai dáng vẻ : Tôn Giáo và Thế Tục.
Âm nhạc trong suốt thiên niên kỷ đầu tiên dường như chủ yếu là monodique ( chỉ có một giọng) và ảnh hưởng bởi nghệ thuật Do Thái của Jerusalem. Từ thế kỷ 9 trở đi, âm nhạc mới bắt đầu chuyển dần sang polyphonique và nhất là lần đầu tiên nó bắt đầu được ghi lại.
Trong âm nhạc tôn giáo, thời kỳ này chủ yếu là các bài thánh ca có nguồn gốc từ Do Thái Giáo, thường đượcc hát dưới dạng đơn ca hoặc đoi khi được đệm với sáo. Có thể bắt đầu từ thánh Augustin ( đầu thế kỷ V )mà âm nhạc được nghiên cứu sắp xếp những bước đầu tiên về nhịp.
Sự tồn tại cùng lúc nhiều bài thánh ca bằng đủ các thứ ngôn ngữ Hy lạp, La Tinh, Tây Ban Nha v.v...nhiều lúc gây tranh cãi hiểu làm, khiến các chức sắc nhà thờ phải nghĩ đến việc tiêu chẩn hoá ca từ và âm nhạc .
Chính là từ Giáo Hoàng Grégoire mà từ năm 590, bắt đầu có một sự cải cách âm nhạc trong giới hát thánh ca. Do đó mà sau này khoảng 1 thế kỷ bắt đầu ra đời một loại giọng hát mà người thường gọi là giọng grégorien , một loại giọng hát có thể nói là « pure » nhất trong lối hát thánh ca của Thiên Chúa Giáo.
Từ thế kỷ 10, âm nhạc được bắt đầu được ghi lại , thoạt đầu chỉ là đánh dấu những chỗ nhấn mạnh đuợc ghi bằng những chấm tròn ngay trên lời tương ứng của bài hát. Sau ngừoi ta thêm vào một dòng kẻ đỏ để ghi một âm cố định gọi là Fa, rồi sau đến một dòng vàng nữa để ghi âm Ut . Đến nhà lý thuyết Guido d’Arezzo bắt đầu có sang kiến thêm dòng thứ 3 để ghi âm La ( năm 1026).
Bên cạnh âm nhạc Tôn Giáo bác học và thiêng liêng vốn chỉ dùng trong nhà thờ thì cũng tồn tại những bài hát dân ca Thế Tục. Nhưng cũng phải từ thế kỷ thứ IX trở đi mứo thực sự xuất hiện nhiều bản nhạc không có tính tôn giáo hay thiêng liêng , nhưng nói chung đều không tồn tại đến ngày nay vì phần nhiều do sự hạn chế cấm đoán của nhà thờ.
Trong số các nhà soạn nhạc thời kỳ này phải kể đến Amdam de la Halle ( 1240 – 1287 ). Ông đã giới thiệu lần đầu tiên ở triều đình hoàng gia Ý tại Napoli một bản nhạc mà sau này có thể được coi như là tiền thân của thể loại Opera hài kịch Pháp. Trong đó ông kết hợp hai giọng nói troubadour miền nam và trouvères miền bắc và bỏ những những từ latin bóng bảy mà dùng cả những từ bình dân, thông tục. Chính vì soạn những giai điệu dựa theo các vần thơ mà ông thấy cần phải đặt ra Nhịp để làm sao có thể kết hợp hài hoà giữa Nhịp riêng của bài thơ với Nhịp của bản nhạc. Sau đó người ta bắt đầu đưa vào qui định tiêu chuẩn để xác định độ cao của một nốt nhạc, điều mà ở giọng hát grégorien chưa đặt ra.
Bắt đầu từ thế kỷ XIV với Guillaume de Machaut ( 1300- 1377 ) và Philippe de Vitry( 1291 –1361 ) việc ghi chép âm nhạc có thêm những bước phát triển mới với những bản nhạc soạn cho 3, 4 giọng và đôi khi kèm với nhạc cụ đệm , thường dưới cái tên d’Arc Nova. Hai ông cũng hoàn thiện thêm việc ghi âm bằng những ký hiệu đặt dưới khoá nhạc và đưa vào khái niệm « minime » , « semi-minime » v.v...Ngoài messes , 3 thể loại mới cũng đượcc sáng tạo ra, đó là madigral, la chasse , la ballade. Trường phái Pháp – Flamande vào thế kỷ 15 cũng phát triển thêm nghệ thuật đối âm ( contre point ) nghĩa là kết hợp nhiều giọng và nhiều giai điệu trong một bản nhạc tạo nên một dạng hợp xướng.
Bắt đầu từ thế kỷ IX việc sử dụng khí nhạc đã được phổ biến, nhưng chủ yếu cho đến thế kỷ XI vẫn là các nhạc cụ cổ của Hy Lạp và La Mã. Giữa thế kỷ XI và XV việc sử dụng nhạc cụ bộ dây bắt đầu phát triển với harpe, luth, tympano – tiền thân của piano. Bộ hơi với sáo, cor, cornet, haubois, trompette và orgue có thể coi là đặc thù của khí nhạc thời Trung Cổ.
Lúc đầu, những bi kịch bằng tiếng latin pha trộn hình thức tôn giáo, nghi lễ , còn là những vở diễn thông dụng trong các nhà hát thời trung cổ, nhưng từ thế kỷ XI dến XIII thì các vở diễn thế tục ngày càng phong phú và ngoạn mục hơn và thế chỗ dần các loại kịch tôn giáo. Từ thế kỷ XIV đến XV, nhưng tác giả ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn và sử dụng ngông ngũ thế tục nhiều hơn thay vì ngôn ngữ bác học latin mà ngày càng ít người hiểu được.
Đó là vài nét phác hoạ về sự phát triển của âm nhạc thời Trung Cổ ở châu Âu.
( còn tiếp, khi nào rảnh ...)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Jan 23 2003, 08:24 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



3.Âm nhạc thời Phục Hưng :
Thế kỷ XVI được coi như một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn hoá Âu châu, trong đó hội hoạ, âm nhạc, văn chương đều đạt được những thành tựu ngoạn mục. Thuật ngữ Renaissance ( Phục Hưng) được Léonardo da Vinci - một trong những hoạ sĩ lớn nhất của thời đại này sử dụng lần đầu tiên để mô tả sự « hồi sinh » của văn hoá châu Âu sau thời kỳ Trung Cổ - thời kỳ mà đạo Thiên Chúa thống trị châu Âu và áp đặt tất cả các nguyên tắc nghiêm ngặt lên âm nhạc và coi nó như một phương tiện để cầu nguyện hoặc tôn vinh Thiên Chúa.
Thời Phục Hưng làm hồi sinh tính nhân văn cao cả của nghệ thuật cổ đại Hy-La, tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên và con người, để cao những tình cảm con người và coi con người là trung tâm điểm của nghệ thuật. Âm nhạc tôn giáo tuy vẫn giữ một vai trò quan trọng , nhưng âm nhạc thế tục đã dần dần lấn lướt với khuynh hướng polyphonie đa âm, trở nên sống động hơn, diễn đạt mọt cách trong sáng những cảm xúc con người . Bắt đầu ra đời những giai điệu để đệm cho một bản nhạc chính. Việc phát minh ra kỹ thuật in làm cho vịec phổ biến nững bản nhạc càng nhanh chóng và rộng rãi.
Năm 1501 Petrucci - một nhà in thành Venise đã cho in lần đầu tiên một bản nhạc soạn cho nhiều giọng của Josquin dùng trong thánh lễ. Tuy nhiên nghệ thuật âm nhạc Italien chưa phát triển nhanh chóng mà phải sang thế kỷ XVI , các nhà soạn nhạc người Ý mới bắt đầu đưa ra các hình thức mới cho âm nhạc , sau khi đã làm chủ được nghệ thuật polyphonique.
Giovanni Da Palestrina ( 1526 –1594 ) là người đã mang đến cho âm nhạc polyphonie sự hoàn thiện này. Ông vốn là người chơi Orgue và chủ tế trong nhà thờ tại quê nhà, nhưng sau lên chỉ huy dàn thánh ca tại Thánh Đường Saint Pierre ở Rome và đã cốnghiến cả đời cho thể loại thánh ca. Thể loại âm nhạc choral mà về sau thường gọi là « a cappela » chính là tiêu biểu cho âm nhạc của ông trong thời kỳ này. Ông đã kết hợp được tính thuần khiết của giai điệu với nghệ thuật đối âm của của các bậc thầy Pháp-Hà Lan. Ông để lại khoảng 150 bản thánh ca, 600 bản hợp ca và phổ nhạc cho nhiều bài thơi trong Cựu Uớc, các kinh Offertoires và Magnificat.
Cho đến đầu thế kỷ XVI, nghệ thuật âm nhạc ở Đức phát triển tương đối chậm hơn so với các nước láng giềng. Nhưng cuộc cải cách tôn giáo của Luther ( 1483 – 1546 ) đã đưa đến những bước nhảy vọt mới rất ngoạn mục trong tất cả các loại hình âm nhạc cũng như các nhà soạn nhạc chuyên soạn các thánh ca. Bởi vì với thể loại Choral thì việc hát thánh ca bằng thứ ngôn ngữ phi latin, ngôn ngữ thế tục chẳng những không còn bị hạn chế mà còn được coi như trọng tâm của các bài thánh ca trong các nhà thờ Tin lành.
Đối với các nhà soạn nhạc khác, âm nhạc thế tục dường như cũng gợi nên nhiều thú vị không kém âm nhạc tôn giáo, nhất là nếu so sánh với sự phổ biến nhanh chóng nhiều bản nhạc polyphonie với 4 phần.
Thế kỷ XVI mang đến cho âm nhạc một sự tự phát mạnh mẽ vể nhịp và các bài hát dân gian.
Năm 1571 nhà thơ Pháp Jean-Antoine de Baif đã thành lập một viện Hàn Lâm Âm Nhạc và Thi Ca, nơi lui tới thường xuyên của các nhà thơ được ngưỡng mộ thời đó như Ronsard. Ông mong muốn có thể hợp nhất được âm nhạc và thi ca theo cách của những người Hi Lạp và Latin. Trong khi đó ở Ý , Monteverdi cho ra đời một thể loại rất gần với loại ca khúc Pháp « Le Madrigal » .Thể loại này có 4 phần và trước hết nó được trình bày kiểu đơn ca với nhạc đêm. Nhạc của Monteverdi được coi như xếp hàng đầu so với các nhạc sĩ thời đó.
Trước đó , từ thế kỷ XII cho đến thế kỷ XV, khí nhạc chưa bao giờ được coi trọng. Nó chỉ được dùng năm thì mười hoạ để đệm thêm cho giọng hát hoặc chỉ có tính cách thêm thắt.
Nhưng kể từ thế kỷ XVI thì Thanh Nhạc dần nhường chỗ cho Khi Nhạc. Lúc đầu nó được làm cho phong phú thêm bởi những bản soạn cho orgue trước hết dùng để đệm rồi sau đó dùng cho độc tấu. Những cải tiến mang đến cho những nhạc cụ thuộc bộ phím, đặc biệt là orgue, cho phép chơi nhiều phần cùng lúc. Sau để cho phép có thể đọc cùng lúc nhiều phần được nhóm lại trong cùng một trang, người ta phát minh ra lối ghi « tablatures » - tiền thân của lối ghi nhạc phân chia thành « bè » hiện nay.
Đàn luth, có thể coi là tiền thân của guitare có nguồn gốc từ Ai Cập và được những người Arab mang vào châu Âu đã được biết đến như một làn sóng lớn về vai trò của các nhạc cụ trong dàn nhạc, đặc biệt là dưới triều vua Pháp Francois đệ nhất và hấp dãn rất nhiều nhà trình diễn lớn thời ấy.
Ngay từ 1550 viole và sau là violon đã có những sự cải tiến quan trọng về mặt âm vực, tăng từ 2 lên thành 5 bát độ. Lần đầu tiên âm vực của nhạc cụ đã vượt qua giới hạn của giọng hát con người.
Ở Anh, đàn épinette nguyên thuỷ, tổ tiên của đàn clavecin, lấy tên là Virginal và hấp dẫn nhiều nhà soạn nhạc như William Bird ( 1542 – 1623) , Gibbons ( 1565 – 1650) nhạc sĩ chơi orgue trong dàn nhạc của nhà thờ Royale và Orlando , trở thành nhạc sĩ virginal cung đình sử dụng thành thạo nghệ thuật ứng tác và biến tấu âm nhạc...
Trên đây là sơ qua về sự phát triển của âm nhạc châu Âu thời Phục Hưng .



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuki
post Feb 1 2003, 06:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Unregistered









anh mua được cuốn sách nay ở đâu vậy? nên ghi tum tắt cho mọi người cung hiểu chứ ! hay anh viết sách đươc đó...



Go to the top of the page
+
yuyu
post Feb 1 2003, 08:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Ui, bên này sách thì nhiều lắm, những cuốn đại loại như Histoire de la musique thì đầy , chỉ có thiếu thời gian đọc thôi. Bài mình viết, dịch tham khảo từ các cuốn đó. Cái khó nhất là làm sao tóm tắt cả một cuốn sách dầy cộp trong một vài trang.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milly
post Feb 4 2003, 07:03 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Unregistered









Mục này hay mà hôm nay em mới đọc được. Bác viết tiếp đi bác... Thanx bác.

PS. Phần lịch sử âm nhạc quan trọng lắm, hay ta để lên phần VIP cho mọi người cùng đọc các bác nhỉ ;)



Go to the top of the page
+
Hoarkis
post Feb 6 2003, 11:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 225
Tham gia từ: 24-August 02
Thành viên thứ: 243

Tiền mặt hiện có : 726$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Cho em thắc mắc cái ....... biết thêm tiểu sử có giúp ích gì được cho việc nghe nhạc không ?? vì em thì em nghe rất ư là lãng tữ tức là đụng thấy hay cái gì là nghe cái nấy không theo trật tự nào cả .........không biết như vậy có tốt không ?? em chỉ biết các thời kì chính là thời kì cổ điển , lãng mạn với hiện đại ....và biết được các nhạc sỹ ở trong thời kì nào ...như vậy có đủ xài chưa ạ ..


--------------------
Em .....như giọt cà phê
Nhiễu vào hồn ta mỗi tối
Thức trắng một đời ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Feb 7 2003, 08:16 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



[quote author=Hoarkis link=board=2;threadid=1330;start=0#20127 date=1044549014]
Cho em thắc mắc cái ....... biết thêm tiểu sử có giúp ích gì được cho việc nghe nhạc không ?? vì em thì em nghe rất ư là lãng tữ tức là đụng thấy hay cái gì là nghe cái nấy không theo trật tự nào cả .........không biết như vậy có tốt không ?? em chỉ biết các thời kì chính là thời kì cổ điển , lãng mạn với hiện đại ....và biết được các nhạc sỹ ở trong thời kì nào ...như vậy có đủ xài chưa ạ ..
[/quote]

Tốt quá đi chứ ! Cần nhất là biết cảm thụ âm nhạc và có gu tốt . Nhưng sau đấy hiểu biết thêm thì lại càng tốt hơn, miễn là đừng để lý trí lấn át tình cảm hồn nhiên là được.
Không phải là không có lý khi sinh viên các trưòng nghệ thuật rất ngại môn lịch sử nghệ thuật vì tri thức nhiều khi lại chèn ép cảm xúc. Thà cứ ngây ngô như đứa trẻ mà mẫn cảm lại hơn thông thái như bác học mà chai lỳ ...Nhưng đấy chỉ là giai đoạn đầu của tri thức, khi tri thức còn mỏng và còn chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý trí và tình cảm thôi, còn khi đã được trau dồi nhiều kiến thức hay nói đúng hơn là vốn sống thì nó lại làm bệ phóng cho tình cảm thăng hoa. Các cụ ngày xưa nói " độc thư phá vạn quyển, hạ bút như thần " là rất đúng. Cảm thụ và nhất là sáng tác nghệ thuật, muốn đi sâu và lên cao, cần nhất trước hết là có một tâm hồn nhạy cảm, nhưng chưa đủ , còn cần một vốn tri thức, vốn sống càng đầy càng tốt. Nghệ sĩ và người biết chơi nghệ thuật thứ thiệt dường như là hạng người kết hợp được hai hạng khác là kẻ điên và bác học. Nếu chỉ có một tâm hồn giàu cảm xúc không thôi thì rất có thể chỉ giống một kẻ điên, ngược lại kiến thức uyên bác nhưng thiếu tâm hồn thì cùng lắm cũng chỉ thành bác học. Nghệ sĩ phải kết hợp được cả hai phẩm chất đó ....
Vì vậy con đường tiếp cận nghệ thuật có lẽ nên đi từ cảm tính đến lý tính ...Cảm xúc hồn nhiên là điều kiện Cần ( tối Cần) nhưng kiến thức uyên bác là điều kiện Đủ ( không sợ thừa ).
Vì vậy nghe nhạc đến một lúc nào đấy cần hiểu biết thêm để đi sâu hơn và lên cao hơn, miễn là nó không làm chai lỳ cảm xúc là được ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Âm nhạc - Hội họa · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC