Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Thành Thăng Long

koibeto81
post Jan 23 2003, 05:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 422
Tham gia từ: 2-May 02
Đến từ: Zimbabwe
Thành viên thứ: 85

Tiền mặt hiện có : 922$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Tìm kiếm kinh thành Thăng Long dưới lòng đất


Ít ai biết có một kinh thành Thăng Long hiện vẫn chìm sâu trong lòng đất. Hướng tới ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, cùng với việc trùng tu các di tích trên mặt đất, công cuộc kiếm tìm dưới dòng đất cũng đang được tiến hành.

Theo nghiên cứu của Viện Khảo cổ thì trên mặt đất của Hà Nội hiện chỉ còn lại vài dấu vết của La Thành và một số công trình kiến trúc thời Lê (Đoan Môn và nền điện Kính Thiên). Đến nay, vị trí chính xác của thành Thăng Long, cũng như quy mô và sự phân bố của các công trình kiến trúc trong thành như thế nào vẫn còn là câu hỏi.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã khảo sát, khai quật một số vị trí như Đoan Môn, Bắc Môn, Hậu Lâu và thu được những kết quả rất quan trọng. Ở Văn Miếu, trên một diện tích 50 m2, các nhà khảo cổ đã tìm thấy 22.583 di vật gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, tiền đồng, các mảnh sắt, gỗ... có niên đại từ thời Bắc thuộc, thời Lý đến thời Nguyễn. Kết quả này chứng minh rằng Văn Miếu có niên đại chính xác từ thời Lý (hiện tại trên mặt đất chỉ còn vết tích của Văn Miếu thời Lê và Nguyễn). Đây là một kết quả hết sức quan trọng, cho thấy chế độ khoa cử Nho giáo đã phát triển từ thời Lý.

Tại địa điểm Trung tâm thương mại Tràng Tiền, việc đào thăm dò năm 2000 trước khi thi công, đã tìm được một khối lượng lớn di vật, trong đó chủ yếu là gốm sứ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản từ thế kỷ 17-18. Điều này cho thấy, từ lâu, Tràng Tiền đã là một khu dân cư và buôn bán sầm uất.

Tuy nhiên, việc khảo cổ kinh thành Thăng Long dưới lòng đất đang gặp nhiều trở ngại do tốc độ xây dựng chóng mặt ở Hà Nội. Không ít trường hợp người dân phát hiện di tích khi xây dựng, và khi các nhà khảo cổ đến nơi thì hiện trường đã bị xâu xé, cổ vật bị tiêu tán gần hết. Ví dụ như địa điểm 18 Hoàng Diệu, được xếp trong phạm vi Cấm Thành Thăng Long cổ, hiện chưa được khảo cổ nhưng đã bị cắm cọc để chuẩn bị xây dựng.

Nguồn : http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002...02/05/3B9BC07F/


--------------------
All you have to do is fall in love



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
koibeto81
post Jan 23 2003, 05:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 422
Tham gia từ: 2-May 02
Đến từ: Zimbabwe
Thành viên thứ: 85

Tiền mặt hiện có : 922$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Thành Thăng Long có xưởng sản xuất gốm từ thời Lê


Sau gần một tháng khai quật, các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy tại nhà 62-64 phố Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội) một số hiện vật như bát, đĩa, mũi tên, dao găm, di cốt người và ngựa… Đặc biệt trong số đó có con kê (vật chống dính men khi nung), chứng tỏ tại khu vực này vào thế kỷ 15, từng có lò sản xuất gốm men.

Khu vực nói trên rộng 5.000 m2, có 3 mặt phố vây quanh: Trần Phú, Hùng Vương và Ông Ích Khiêm. Việc khai quật được thực hiện trong diện tích 200 m2, bước đầu triển khai trong 2 hố lớn. Ở hố đào 1, nhóm đã tìm thấy nhiều mảnh vật liệu kiến trúc trong địa tầng xáo trộn, không theo lớp, có nhiều niên đại khác nhau, thuộc các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Điều đó cho phép giả định các vật liệu đã được lấp xuống ao hoặc hào thành.

Ở hố 2, tại độ sâu 1,6 m, nhóm khai quật tìm thấy nhiều viên đá ong. Sâu hơn chút nữa là một đoạn tường kiến trúc, xây thành 2 lớp, cũng bằng đá ong (mỗi viên dài 64-68 cm và rộng 17-20 cm). Tuy nhiên, chất liệu vữa chưa xác định được. Phía dưới đoạn tường này có một rãnh nước (rộng 0,6m và sâu 0,7m), chạy chui xuống chân tường. Ở mỗi bên vách có một hàng cọc kè bờ. Theo các nhà khảo cổ, đoạn tường nói trên có thể dài hơn, nhưng do mới khảo cứu trong diện tích nhỏ nên chưa có số liệu cuối cùng và cũng chưa thể đo được bề dày của tường. Dự đoán, các hiện vật có niên đại ở thời Trần.

Trong đợt đào thám sát này, các chuyên gia còn tìm thấy các vật gia dụng (bát, đĩa, âu, vại sành... trong đó có một số vật được trang trí đẹp) và một số mũi tên, dao găm, vỏ ngao, sò, di cốt cá rô (được ủ kín trong đất, nên khá nguyên vẹn). Phía cạnh tường còn phát hiện một số di cốt người và ngựa, đang được xác định niên đại. Các nhà khảo cổ hy vọng từ kết quả này sẽ xác định được thời điểm loài ngựa được sử dụng ở Việt Nam.

Mới đây nhất, các chuyên gia đã tìm thấy một con kê tại tường đá ong nói trên. Căn cứ dấu tích trên di vật, ông Trần Anh Dũng, thành viên nhóm khảo cổ, cho biết: "Hiện vật có dính mảnh gốm men trắng vẽ lam, có 2 đế bát chồng lên nhau. Chiếc ở trên có dính một con kê hình tròn bằng đất nung". Cũng theo ông Dũng: "Từ lâu, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã dự đoán xung quanh thành Thăng Long có nơi sản xuất đồ gốm. Tuy nhiên, để xác định được vấn đề này, cần có các chứng cứ liên quan tới việc "sản xuất tại chỗ" (như lò, gạch bao nung, gạch xây lò, vật chống dính, xỉ lò, nắp bao nung...). Như vậy, qua việc tìm thấy con kê có thể xác định rằng, ở thời Lê (thế kỷ 15) tại địa điểm này có lò sản xuất đồ gốm có men".

Theo tiến sĩ Hà Văn Cẩn, để xác định được quy mô, niên đại và loại hình kiến trúc của di chỉ này, đoàn khảo cổ có thể sẽ phải mở rộng hố khai quật.

Nguồn : http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002...02/10/3B9C1245/


--------------------
All you have to do is fall in love



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
koibeto81
post Jan 23 2003, 05:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 422
Tham gia từ: 2-May 02
Đến từ: Zimbabwe
Thành viên thứ: 85

Tiền mặt hiện có : 922$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Thành Thăng Long không nằm trong thành Hà Nội


Xưa nay có nhiều giả thuyết cho rằng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê đều nằm trên phạm vi thành Hà Nội thời Nguyễn, có khác chăng chỉ là quy mô nhỏ hơn mà thôi. Nhưng một ý kiến mới đây đã chỉ ra rằng núi Nùng ở chính giữa Thăng Long lại không nằm trong thành Hà Nội.

Thành Hà Nội thời Nguyễn là toà thành xưa được bao bọc bởi bốn đường phố Hùng Vương, Phan Đình Phùng, Lý Nam Đế, Trần Phú hiện nay, tạo thành một hình vuông có cạnh dài hơn 1km.

Theo Đại Nam thực lục thì thành Hà Nội được xây vào thời Gia Long thứ 4 (1805) theo lối kiến trúc Vôbăng của Pháp. Thành cao 4,4 m, dày 16m, có 5 cửa Đông, Tây, Bắc, Tây Nam và Đông Nam. Đường vào cửa xuyên qua tường thành, xây vòm cuốn, trên nóc cổng có lầu canh gọi là Thú lâu. Mỗi Thú lâu có một cơ binh thay phiên nhau canh gác ngày đêm.

Trong thành, khu trung tâm hình chữ nhật dài 350m, rộng 120m nằm chính giữa. Đó là khu vực Hành Cung, giữa có điện Kính Thiên. Phía trước điện Kính Thiên là Đoan Môn, phía trước Đoan Môn là Cột Cờ. Phía sau khu Hành Cung là Hậu Lâu, sau nữa là cửa Bắc. Như vậy, Cột Cờ - Đoan Môn - Điện Kính Thiên - Hậu Lâu - Cửa Bắc là hệ thống công trình làm thành hệ Nam - Bắc, tạo nên trục chính toà thành. Phía Đông trục chính là dinh của các quan tổng đốc, tuần phủ, án sát, chánh lãnh binh. Khu phía Tây có đền Sông Núi, Võ Miếu, ruộng Tịch điền, dinh phó lãnh binh... Trong gần 100 năm tồn tại, thành đã chịu nhiều biến thiên lịch sử.

- 1835: Tường thành bị bớt chiều cao 0,7m, chỉ còn 3,7m, (để thấp hơn tường thành Huế). Hai cửa Tây và Tây Nam bị xây bịt lại.

- 1848: Tự Đức hạ lệnh tháo dỡ công trình điêu khắc, chạm trổ đẹp, đưa về để dùng cho kinh thành Huế.

- 1873: Thực dân Pháp tấn công Hà Thành lần thứ nhất. Hà Thành thất thủ, Nguyễn Tri Phương nhịn ăn đến chết theo thành.

- 1882: Thực dân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ 2. Hoàng Diệu treo cổ ở vườn Võ Miếu, tuẫn tiết theo thành.

- Từ tháng 2/1894 đến 1897: Thành Hà Nội bị phá huỷ.

Di tích thành cổ còn sót lại đến ngày nay chỉ còn một số ít nằm trên trục chính tâm, tính từ Nam lên Bắc gồm: Cột Cờ - Đoan Môn - nền điện Kính Thiên - Hậu Lâu - Bắc Môn. Hiện nay, trừ nền điện Kính Thiên còn nằm trong sự quản lý của Bộ Quốc phòng (sẽ bàn giao sau), các di tích còn lại đã được bàn giao cho UBND thành phố Hà Nội và được trùng tu, tôn tạo để mở cửa đón khách tham quan.

Có nhiều quan điểm cho rằng thành Thăng Long xưa nằm trên phạm vi thành Hà Nội. Những người chủ trương theo quan điểm này dựa trên hai bằng chứng sau:

Thứ nhất là ghi chép của các sách sử thời Nguyễn như Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt dư địa chí, Long Biên bách nhi vịnh... Các ghi chép đó đều có chung một ý, đó là: Núi Nùng nằm chính giữa thành Thăng Long, triều Lý lấy làm chính điện, ở triều Lê là điện Kính Thiên, nay (triều Nguyễn) làm Hành Cung. Một căn cứ để khẳng định nữa là cửa Đoan Môn, với hai chữ Đoan Môn khắc bằng đá trên cửa.

Bằng chứng thứ hai là năm 1998-1999, các cuộc khai quật khảo cổ thành Hà Nội ở khu vực Hậu Lâu và Đoan Môn đã tìm thấy nhiều hiện vật, có đủ các niên đại Lý - Trần - Lê. Một số người đã căn cứ vào kết quả khảo cổ này càng khẳng định rằng, thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê đều nằm trên phạm vi thành Hà Nội thời Nguyễn.

Tuy nhiên, theo nhận định mới đây của các nhà nghiên cứu, thành Thăng Long không thuộc phạm vi thành Hà Nội. Thực ra, điện Kính Thiên hiện nay không hề có núi Nùng, tức là điện Kính Thiên ngày nay không phải là điện Kính Thiên thời Lê. Còn cửa Đoan Môn là một kiến trúc thời Nguyễn, tên Đoan Môn đóng vai trò như một danh từ chung để chỉ cửa chính của Cung Thành. Thời Lý, Trần, Lê, đều có cửa mang tên là Đoan Môn, nhưng không nhất thiết các cửa đó phải trùng nhau (vì còn phụ thuộc vị trí của Cung Thành). Ngay như một thành nhỏ ở Sơn Tây, khi mới xây dựng xong người ta cũng định đặt tên điện chính là điện Kính Thiên, tên cửa chính là Đoan Môn. Nhưng do thành Sơn Tây chưa hề là Cung Thành nên nhà vua không chuẩn y. Điều đó chứng tỏ rằng tên điện Kính Thiên, cửa Đoan Môn chẳng qua do nhà Nguyễn đặt cho những công trình mới xây sau này mà thôi (để chứng tỏ sự tiếp nối chính thống của triều đại).

Mặt khác, việc tìm thấy hiện vật thời Lý - Trần - Lê trong thành Hà Nội cũng không thể coi là bằng chứng cho thấy thành Thăng Long nằm trong thành Hà Nội. Vì một kinh đô trải qua hàng ngàn năm tuổi, với nhiều triều đại kế tiếp nhau như thế, thì dưới lòng đất của nó, không chỉ trong Cấm thành mà bất kỳ nơi đâu, cũng sẽ đậm đặc di vật lịch sử của các triều đại.

Nguồn : http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002...02/12/3B9C3BA4/


--------------------
All you have to do is fall in love



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
koibeto81
post Jan 23 2003, 05:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 422
Tham gia từ: 2-May 02
Đến từ: Zimbabwe
Thành viên thứ: 85

Tiền mặt hiện có : 922$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Đã tìm thấy tường thành Thăng Long


Lần đầu tiên, những dấu tích vật chất về thành Thăng Long đã được các nhà khảo cổ tìm ra, sau 5 tháng khai quật tại đường Trần Phú, Hà Nội. Đã có thể nhận diện được 50 mét thành, với cấu trúc 3 lớp từ dưới lên gồm đá lát móng, gạch vồ và đá ong.

Tháng 10/2002, với việc khai quật hố thám sát thứ hai tại số nhà 62-64 Trần Phú, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một đoạn tường kiến trúc, xây bằng đá ong. Phía dưới đoạn tường có một rãnh nước cổ chạy chui xuống chân tường, được kè bởi một hàng cọc gỗ. Tuy nhiên, công năng của kiến trúc này còn chưa được rõ, vì vậy, công việc khai quật phải dừng lại để xin phép mở hố thám sát thứ ba - hố 2B.

Trong lòng hố 2B chỉ rộng hơn 20 m2, ở tầng trên đã phát hiện toàn bộ phế tích của một lò gốm kinh thành Thăng Long thời Trần: như các con kê gốm, mảnh tường lò gốm, các chồng dính… Theo tiến sĩ Hà Văn Cẩn, nếu không phát hiện ra phế tích lò gốm này, chắc chắn sẽ rất dễ lầm lẫn số đồ gốm thu được ở đây là đồ Trung Quốc bởi độ tinh tế, mảnh mai của chúng. Có những chiếc bát mỏng như vỏ trứng, gần như trong suốt, hoa văn tinh xảo và trang nhã. Đây là một bất ngờ lớn vì cho tới nay, nhiều người vẫn cho rằng gốm Việt thời Trần chưa đạt đến trình độ công nghệ đó.

Tuy nhiên, bên dưới lò gốm mới là điều mọi người tìm kiếm: ở độ sâu 4,2 mét, một kiến trúc xây bằng gạch và đá ong đổ xuống, không rõ là tường thành hay tường cung điện. Vì vậy, nhóm khai quật lại phải ngừng lại để xin phép mở hố thám sát 3.

Căn cứ theo tim tường kiến trúc vừa phát hiện, dịch về phía bắc 40 mét, hố 3 được mở với diện tích rộng đến 80 m2. Kiến trúc cũ vẫn xuất hiện, lần này nguyên vẹn hơn. Đã có thể khẳng định đây là một đoạn của tường thành. Chiều rộng của dải tường này là 1,5 mét, cao 1,5 mét. Tính từ chân thành lên đến mặt đất là 3,8 mét. Cấu trúc gồm một lớp đá lát móng, một lớp gạch vồ ở trên và phần trên cùng được xây bằng đá ong.

Nếu nối hai đoạn đào được từ hố 2B sang hố 3 sẽ được một đoạn thành dài đến 50 mét chạy theo hướng bắc - nam. Còn nếu nối với vết tích đoạn thành tìm được khi đào móng xây dựng Lăng Hồ Chí Minh năm 1977 thì sẽ có thể tìm thấy một đoạn thành dài đến 500 mét. Tiến sĩ Hà Văn Cẩn khẳng định, ở dưới cốt rất sâu như vậy, nếu được phép khai quật, chắc chắn sẽ gặp đoạn tường thành này.

Cũng trong hố 3, các nhà khảo cổ còn tìm thấy ở độ sâu 3,6 mét một nền kiến trúc thời Lê giật cấp, hai mộ táng đầu thế kỷ, hai chuỗi tiền Khang Hy thông bảo (1676-1726). Ở độ sâu 4,4-4,5 mét, họ tìm thấy các dấu tích văn hóa Lý - Trần với rất nhiều đồ gia dụng: chậu gốm, mảnh sành, một cụm năm gốc cây chưa rõ cây gì, hạt cây, mai cua, vỏ sò… Ở độ sâu 5,1 mét - độ sâu nhất, cũng vẫn tìm thấy các mảnh sành của những chiếc chum, chậu bị vỡ.

Đoạn thành vừa phát hiện trên có niên đại trong khoảng từ triều Lê đến triều Nguyễn. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ cho biết điều này không quan trọng bằng việc lần đầu tiên chúng ta đã có thể hình dung được cụ thể sự tồn tại của hoàng thành Thăng Long, không chỉ qua sử liệu mà qua những dấu tích vật chất.

Ta cũng có thể hình dung được Thăng Long mấy trăm năm trước là một vùng đất thấp như thế nào so với cốt nền hiện tại. Mặt khác, tiến sĩ Tống Trung Tín - Viện phó Viện Khảo cổ - vẫn cho rằng: “dân ở đâu thành ở đó”. Nếu theo lý thuyết này, thì dẫu chưa tìm thấy di tích thành thời Trần, nhưng với việc tìm thấy những dấu tích văn hóa và di chỉ cư trú của người dân thời Trần, có thể hình dung thành Thăng Long các thời trước Lê - Nguyễn sẽ dao động với biên độ nhỏ quanh chân thành thời Lê - Nguyễn vừa tìm được (có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn, tùy từng triều đại).

Trước phát hiện về bức tường phía tây này, các nhà khảo cổ cũng đã xác định được con đường thần đạo lát gạch hoa chanh, chạy từ cột cờ Hà Nội qua Đoan Môn đến điện Kính Thiên, là trung tâm của hoàng thành thế kỷ 13-14. Họ cũng phát hiện thấy điện Kính Thiên thời Lý - Trần trùng với điện Thiên An thời Lý - Trần. Liên kết các dữ kiện này, các nhà khoa học đã có được một hình dung về hoàng thành Thăng Long ngày càng rõ nét hơn.

Trong lúc đó, một cuộc khai quật cực kỳ quan trọng và có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở trung tâm Hà Nội (trên diện tích 2000 m2 với 12 hố khai quật được mở cùng lúc) trên khu đất 18 Hoàng Diệu, 1A Hoàng Văn Thụ, đang diễn ra gấp gáp cho kịp tiến độ thi công tòa nhà Quốc hội - nơi trước kia là trung tâm hoàng thành. Cả hai chuyên gia đầu ngành khảo cổ Việt Nam là GS Trần Quốc Vượng và GS Hà Văn Tấn đều cho rằng, những dấu ấn vật chất của một Thăng Long vàng son với lâu đài, cung điện, thành quách sẽ tiếp tục lên tiếng qua cuộc khai quật này.

Nguồn : http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003...03/01/3B9C48FA/


--------------------
All you have to do is fall in love



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
koibeto81
post Jan 24 2003, 03:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 422
Tham gia từ: 2-May 02
Đến từ: Zimbabwe
Thành viên thứ: 85

Tiền mặt hiện có : 922$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Mọi người có thể nghe tin mới nhất về sự kiện này trên trang BBC Tiếng Việt bằng link sau đây :

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/rams/science.ram


--------------------
All you have to do is fall in love



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC