Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Khao luan ve van chuong truyen khau

whitelys
post Mar 17 2002, 05:24 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Unregistered









Văn-chương truyền khẩu (phan 1)


Người là sinh vật biết nhận thức, có ý nghĩ, tình cảm, và khả năng diễn đạt những ý nghĩ, tình cảm ấy. Trong lịch sử văn học của các dân tộc, trước khi tiến tới giai đoạn có chữ viết với những sáng tác được ghi chép thành văn, trong dân gian đã có:


những câu nói ngắn, gọn có ý nghĩa;

những câu hát theo giọng điệu tự nhiên để biểu lộ, gửi gấm tình cảm;

những mẩu chuyện để cắt nghĩa các hiện tượng thiên nhiên hay các tập tục, tín ngưỡng.
Văn học dân gian truyền khẩu (với những tục ngữ, ca dao, truyện cổ tích... ) xuất hiện trong rất nhiều xã hội trước khi con người tìm ra chữ viết. Trong văn học sử Trung hoa, khởi đầu cho thơ ca chính là những câu hát dân gian mà về sau Khổng tử đã sưu tập lại trong Kinh Thi. Tục ngữ, ca dao và truyện cổ tích (proverbs, folk songs, folk poetry, folk tales, hay nói chung, folk literature) là tài liệu văn học quan trọng của nhiều dân tộc trên thế giôùi, không riêng gì dân tộc Việt Nam.



Đối với dân tộc ta, dòng văn học dân gian có một địa vị đáng kể hơn thế nữa. Suốt trên 1000 năm Bắc thuộc, văn tự chính thức được công nhận là chữ Hán, thứ chữ không diễn đạt được tiếng nói của dân Việt. Sau khi lấy lại được chủ quyền, tuy tiền nhân ta có thêm chữ nôm, nhưng chữ này khó học, khó nhớ vì lại do chữ Hán ghép thành (muốn biết chữ nôm phải thông thạo chữ Hán trước). Vì thế trong xã hội ta xưa, số người biết đọc, biết viết để có thể diễn đạt ý tưởng, tình cảm bằng chữ (bất kể chữ nôm hay chữ Hán) rất ít. Đại đa số dân chúng đã sáng tác và lưu giữ các tác phẩm dưới dạng truyền khẩu. Chính vì thế, dòng văn học dân gian truyền khẩu rất phong phú và quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nam.



Văn học truyền khẩu không hoàn toàn là sáng tác của người bình dân ít học. Trước khi thành đạt, đa số nho sĩ sinh sống, học hành ở thôn quê. Nhiều ẩn sĩ, hàn nho ở với nông thôn suốt đời. Trong những dịp hội hè, trong các cuộc gặp gỡ, hát xướng, nhiều câu nói, câu hát của các vị đã được người bình dân ít học ghi nhớ rồi từ đó, gia nhập dòng văn học dân gian. Theo nhiều tài liệu, Trạng nguyên Lương Thế Vinh (ông Trạng Lường), thi hào Nguyễn Du (cậu Chiêu Bảy), nhà cách mạng Phan Bội Châu (ông Giải San), nhà thơ Nguyễn Bính... đều đã từng tham dự các sinh hoạt ca hát ở thôn quê và có tác phẩm để lại, làm giàu thêm cho kho tàng văn học dân gian. Ta có thể tin nhiều nho sĩ, trí thức khác cũng đã có những hành động tương tự.



TỤC-NGỮ




Định nghĩa và biệt loại:

Tục ngữ (tục: thói quen có đã lâu đời; ngữ: lời nói) là những câu nói ngắn, gọn, giàu ý nghĩa, được dùng trong lời nói hàng ngày và lưu truyền từ đời nọ qua đời kia. Tục ngữ còn được gọi là ngạn ngữ (lời người xưa truyền lại).

Có ý nghĩa hẹp hơn tục ngữ là:





Phương ngôn:
Những câu tục ngữ được dùng trong một vùng, một địa phương chứ không phổ biến khắp nước.

Cách ngôn, Châm ngôn:
Những câu tục ngữ có ý khuyên dạy luân lý ("cách" là phương thức, "châm" là lời răn bảo).

Thành ngữ:
Một loại tục ngữ đặc biệt, tự nó chưa có ý nghĩa đầy đủ. Thành ngữ chỉ là những cách nói đã định sẵn (set expressions) để mô tả sự vật chứ không biểu thị một ý phán đoán hay khuyên răn nào. Chẳng hạn:



Đàn gảy tai trâu

Đáy bể mò kim

Nói hươu nói vượn

Gần đất xa trời

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

Ngậm bồ hòn làm ngọt

Cảnh trứng chọi với đá

Chốn miệng hùm nọc rắn

Xứ tiền rừng bạc biển...

Trong các thành ngữ, có những câu diễn ý so sánh hai sự vật để làm nổi bật việc mô tả, được gọi là những Câu ví. Chẳng hạn:


Lạnh như tiền

Thẳng như ruột ngựa

Chắc như đinh đóng cột

Dốt đặc cán mai

Lúng túng như thợ vụng mất kim...




Nguồn gốc của tục ngữ:



Phần lớn các tục ngữ nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Ban đầu, có khi chỉ là một câu nói thường nhưng nhờ có ý nghĩa xác đáng, lời lẽ cô đọng, dễ nhớ, được người khác thích thú, nhắc đi nhắc lại. Dần dần, câu nói được trau chuốt và phổ biến rộng hơn.

Có những câu vốn là thơ ca có tác giả nhưng nhờ ý đúng, lời hay, được nhiều người lưu tâm một cách đặc biệt rồi tách riêng để truyền tụng. Những câu như Thương người như thể thương thân trong Gia huấn ca (tương truyền của Nguyễn Trãi), Khi nên trời cũng chiều người, hay Chữ "tài" liền với chữ "tai" một vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du... có thể xếp vào loại này.

Có những câu tục ngữ được dịch từ ngạn ngữ nước ngoài như:


Ở hiền gặp lành (Tích thiện phùng thiện - Trung hoa



Có công mài sắt, có ngày nên kim (Ma chử thành châm - Trung hoa)



Lửa cháy đổ dầu thêm (Hỏa thượng thiêm du - Trung hoa)



Thời giờ là tiền bạc (Time is money - Anh)



Muốn là được (Vouloir, c'est pouvoir - Pháp)




Hình thức của tục ngữ:

Trong tục ngữ có những câu:



Không vần, chỉ có ý đối:

Giơ cao, đánh sẽ

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

No nên bụt, đói ra ma



Không vần, không đối, chỉ cốt ý đúng, lời gọn:

Mật ngọt chết ruồi

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây



Nhưng phần lớn tục ngữ là những câu có vần, thường là vần lưng (yêu vận):


Ăn cây nào rào cây ấy

Phép vua thua lệ làng

Con có cha như nhà có nóc

Một giọt máu đào hơn ao nước lã

Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy


Đôi khi có những câu thêm cả vần chân (cước vận):


Khôn cho người da.i,

Dại cho người thương,

Dở dở ương ương,

Tổ cho người ghét.



Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC