Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang  1 2 3 > 

· [ ] ·

 Văn học phi lý

Isu
post Feb 15 2003, 12:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Unregistered









Chán chuyện, ngồi typing và tóm lược quyển này cho đỡ bùn.

Văn học phi lý

Nguyễn Văn Dân, khảo luận & tuyển chọn


"Thế giới dựa trên những điều phi lý, và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có những điều phi lý đó"
Dostoevski
"Anh em nhà Karamazov"

Chapter I

Tư tưởng phi lý qua các thời đại

Trong những thập niên đầu thế kỷ XX ở phương Tây, xuất hiện một loạt các bác và tác phẩm lạ kéo dài đến cuối những năm 60 : hiện tượng văn học phi lý, với các tên tuổi cho đến bi giờ đã trở nên nổi tiếng như : Fr.Kafka, Alb.Camus, Eug.Ionesco,S.Beckett...(trong đó có hai bác được Nobel văn học là Camus(1957) và Beckett(1969), bác Ionesco trở thành viện sĩ Viện Hàn Lâm Pháp (1970) ). Hiện tượng này thể hiện tại các tiểu luận, truyện ngắn, tiểu thuyết và đặc biệt là kịch nói, đã chấm dứt nhưng vẫn còn để lại dấu ấn đến tận ngày nay, cao trào khoảng giữa thế kỷ XX, tại Paris.

1.Khái niệm phi lý trong triết học :

Câu hỏi : trong đời sống có tồn tại sự phi lý không ?

Câu hỏi này đã có kể từ bài toán suy lý logic (bài toán Asin của Zenon, dũng sỹ chạy nhanh nhất không đuổi kịp được một con rùa). Hình học Euclide(TK III TCN) cũng đã thường xuyên sử dụng phương pháp nguỵ biện. Năm 155-220, nhà bác học Tertullianus đã phát biểu một câu nổi tiếng " Tôi tin vì nó phi lý". Đầu thế kỷ XVI, Fr.Bacon đã dùng phương pháp suy luận phi lý để chỉ ra chứng minh cho chân lý bằng cách chỉ ra tính sai lầm của mặt trái sự đánh giá đó. Túm lại, trên phương diện lôgic, cái gì cứ trái với quy tắc logic là phi lý.

Trên phương diện nhận thức, tất cả những gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lí trí, không thể lý giải được bằng tư duy, đều được coi là phi lý. Phi lý là phản lý tính.


Giai đoạn đặc biệt của khái niệm triết học về cái phi lý là giai đoạn chủ nghĩa hiện sinh(với các bác nổi tiếng như Kierkegaard, Heidegger và Jasper). Cả ba người đều chống lại lý tính, chống lại Descartes, bởi họ cho rằng chủ nghĩa duy lí Descartes chỉ nhằm vào con người trừu tượng chứ không xác định được con người cụ thể, con người cá nhân. Heidegger phê phán cái tư duy trong câu Tôi nghi ngờ là tôi tư duy, tôi tư duy là tôi tồn tại là không thể nắm bắt được sự hiện sinh. Chủ nghĩa hiện sinh đã tạo ra giữa lý tính và thực tại một hố sâu ngăn cách khó có thể vượt qua-sự phi lý.

(Đoạn về Satre và Camus em không muốn type tiếp, em chưa hiểu lắm)

2.Khái niệm phi lý trong văn học

Cái phi lý trong văn học cũng không phải sự sao chép của triết học. Trong khi triết học bảo, phi lý là con đẻ của tính bất khả tri của lý tính, thì các nhà văn lại vẫn cố gắng để nhận thức cái phi lý. Ionesco, khi nói về cái phi lý đã công nhận rằng cái phi lý là sự tồn tại vô nghĩa của con người, là sự suy giảm mọi lí tưởng của con người, thường nhận thấy trong thế giới hiện đại.

Khái niệm phi lý trong văn học được dùng để chỉ loại hình văn học phi lý có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi logic, trái với năng lực nhận thức của con người.

Thử xem : "Bao giờ cho đến tháng ba/Ếch cắn cổ rắn mang ra ngoài đồng/Hùm nằm cho lợn liếm lông..." hay câu thơ ca ngợi lãnh chúa La Palice(1470-1525) khá ngây ngô: "Mưởi lăm phút trước khi chết/Ngài còn sống ở trên đời...", cùng một loạt các sánh tác phiêu lưu hoang tưởng, huyễn tưởng chiêm bao, huyễn tưởng nghịch dị như của Alfred Jarry(1873-1907) : Ubu làm vua, Ubu bị xiềng và Ubu bị cắm sừng đều được xếp vào dạng tiền sinh của văn học phi lý.
Quan điểm này bị coi là quan điểm quá rộng, dựa vào thủ pháp nghệ thuật-nghịch dị hơn là vào quan điểm nghệ thuật về thế giới và nhân sinh. Cái phi lý chỉ thấp thoáng được khai thác chứ không phải là một chủ đề được khai thác thật sự.

Vậy thì đặc điểm nghệ thuật của văn học phi lý là gì ? Văn học phi lý phản ảnh những hiện tượng và sự việc trái với sự phát triển của tư duy logic thông thường, hoặc nói đúng hơn là trái với logic nhân văn tiến bộ của loài người. Bắt đầu từ Franz Kafka, nhà văn Tiệp gốc Do Thái viết tiếng Đức (1883-1924). Căn nguyên xã hội học của văn học phi lý có thể nói rằng nó là kết quả của chủ nghĩa phi lý triết học, kết quả của cuộc khủng hoảng thực tế xã hội thế kỉ XX.



Go to the top of the page
+
Isu
post Feb 15 2003, 11:27 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Unregistered









Có thể nói Dostoevski cũng đã xây dựng được khá nhiều hoàn cảnh phi lý, tuy ông không lấy cái phi lý làm đề tài khai thác nhưng cũng đủ làm cho các nhà văn phi lý sau này tôn sùng. Hoàn cảnh mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm (Tội ác và trừng phạt), lòng nhân từ và thói xấu xa (Những kẻ tủi nhục và những kẻ bị hà hiếp), cái thiện và cái ác(Thằng ngốc-Gã khờ) tư tưởng vô chính phủ và ý thức lương tâm(Anh em nhà Karamazov)...

Kết luận : Mặc dù khái niệm phi lý đã xuất hiện từ thời xa xưa, nhưng khái niệm phi lý hiện đại mới chỉ xuất hiện ở nửa đầu thế kỉ XIX với chủ nghĩa phi lý tính và sau đó là chủ nghĩa hiện sinh, nó chỉ được thể hiện thành một loại hình văn học rõ rệt từ đầu thế kỷ XX với người mở đường là Kafka. Nói đến văn học phi lý là nói đến văn học con đẻ của thế kỷ XX, nói đúng hơn là kết quả của cuộck khủng hoảng về nhiều mặt của thế kỉ XX.



Go to the top of the page
+
Isu
post Feb 15 2003, 11:42 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Unregistered









Chapter II

Những bước tiến hoá của văn học phi lý


1.Văn học phi lý-một phản ứng của thời đại lịch sử

Ngoài nguồn triết học và văn học đơn thuần, không thể phủ nhận hoàn cảnh lịch sử-xã hội cụ thể là nguồn thứ 3 tạo nên văn học phi lý. Cùng với sự khủng hoảng về kinh tế, xã hội, chính trị...cuộc khủng hoảng về thân phận con người đã có một tác động hàng đầu đến tư tưởng các nhà văn. Ở xã hội phương Tây hiện đại có hai yếu tố lịch sử-xã hội quyết định đến văn học phi lý, đó là hiện tượng tha hoá và hiện tượng vật thể hoá, đặc trưng cho xã hội của chủ nghĩa tư bản hàng hoá hiện đại. Sự phi lý hiện rõ khi trong một xã hội càng ngày các phương tiện phát triển thông tin càng làm cho con người dễ dàng giao tiếp bao nhiêu, các mối quan hệ đạo lý-nhân văn lại càng bị gián đoạn bấy nhiêu, "bộ phận không hợp nhất được với tổng thể, cá nhân không hợp nhất được với tập thể, con người không hợp nhất được với nhân loại"-Durrenmatt.

Đầu thế kỉ XX có thể nhận thấy một phong trào phủ đinh đối với trật tự hiện hành của xã hội, sự phủ định nghệ thuật truyến thống, và quay về với nghệ thuật của người nguyên thuỷ, chống lại những ước lệ khuôn sáo của nghệ thuật truyền thống, đặc biệt với tâm hồn của các nghệ sĩ theo chủ nghĩa biểu hiện. Cái thái độ phủ định mang tính bi kịch này là một đặc điểm chung cho cả một phong trào nghệ thuật sau này được gọi là phong trào tiên phong, có gốc gác từ cuối thể kỉ XIX, kéo đến năm 50,60 của thế kỷ XX với cái tên là phong trào phản nghệ thuật, trong xu hướng đó có cả văn học phi lý.

Xét về đại thể thì văn học phi lý có chung một đặc điểm với các loại nghệ thuật tiên phong khác là nó có thái độ phủ định những ước lệ truyền thống, những ước lệ bị coi là đã cạn kiệt khả năng gây xúc cảm.



Go to the top of the page
+
Isu
post Feb 15 2003, 05:45 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Unregistered









2.Sự thống nhất của hai mặt đối lập : Kafka-Camus

Franz Kafka (1883-1924) với ba tiểu thuyết : Nước Mỹ, Vụ án, Lâu đài cùng một số truyện ngắn đã làm một cuộc cách tân to lớn trong nghệ thuật văn xuôi.

Với tác phẩm đầu tay(Mô tả một cuộc chiến, 1907), dường như ông muốn sáng tác theo phong cách chủ nghĩa biểu hiện. Nhưng chính tác phẩm này cũng đã cho thấy ông sẽ rời bỏ chủ nghĩa này để đi theo phong cách riêng khác hẳn với chủ nghĩa biểu hiện.Năm 1912 viết Nước Mỹ, 1913 viết một số truyện ngắn trong đó có Lời tuyên án, năm 1914 viết Vụ Án, 1915 viết Hoá Thân(Biến dạng), 1916 viết truyện ngắn Trước cửa pháp luật, 1920 viết Lâu đài...

Trong ba cuốn tiểu thuyết của Kafka, Vụ án và Lâu đài là hai sáng tác điển hình của nhà văn và cũng là của văn học phi lý. Vụ án kể về câu chuyện của anh nhân viên ngân hàng tên là Josef K. , vào cái ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 của mình, bị một toà án bí hiểm nào đó mà anh không hề biết gán cho anh một cái tội mà anh cũng không hề biết. Suốt một năm trời anh phải trải qua những cuộc thẩm vấn trước mặt những người trung gian chứ không được gặp một vị thẩm phán hay được điều trần trước bất cứ toà án nào, để rồi đến ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 31 của mình, K. bị hai người đàn ông to béo đến lôi anh ra một khu khai thác đá ở ngoại ô thành phố và chả nói chả rằng đâm phập con dao vào trái tim anh. Lâu đài kể về chuyện một anh nhân viên trắc địa cũng tên là K. được mời đến làm việc dưới sự cai quản của một lãnh chúa (ngài bá tước West West, cái tên vô danh như K.), sống trong một toà lâu đài ngự trên một quả đồi. Tuy vậy, anh chàng K. này cũng không bao giờ có thể tiếp cận được với những người sống trong toà lâu đài bí hiểm kia. Giống như Josef K., K. cũng tìm mọi cách để được gặp những người trong lâu đài những không thành. Thậm chí ngay cả những người dân thường ở quanh lâu đài cũng không ủng hộ anh.

Trong hai cuốn tiểu thuyết này, đối tượng nhận thức không hề lộ mặt. Josef K. chưa hề phải đứng trước vành móng ngựa một lần nào. Trong những lần đi tìm toà án, anh đã được gặp nhiều người ở vào địa vị bị cáo như anh. Họ cũng ngồi đợi và không có hy vọng được gặp. Khi K. hỏi họ đợi gì, họ chỉ biết ngơ ngác trả lời "Tôi đợi". Đây có thể coi là mô típ đặc thù của văn học phi lý sau này được nhiều nhà văn khai thác như Dino Buzzati (1906-1972) và Beckett với vở kịch nổi tiếng Đợi Godot.

Cuốn tiểu thuyết Sa mạc Tartar của Buzzati(in năm 1940) là một câu chuyện khôi hài về một đội quân đồn trú luôn luôn được đặt trong tình trạng báo động sẵn sàng chờ đợi kẻ thù mà chúng chả bao giờ xuất hiện, họ không tiến mà cũng chả lùi được. Họ cũng phải thực hiện một sự chờ đợi phi lý không kém gì các nhân vật của Kafka.

Sau những ngày tháng miệt mòi đi tìm toà án, K. rất ngach nhiên khi thấy văn phòng toà án có thể được có mặt ở bất cứ đâu và luôn luôn ở trên tầng áp mái. Cuối cùng, trong một lần đến nhà thờ để hướng dẫn khách tham quan, anh đã được một vị linh mục kể cho nghe một câu chuyện mang tính đúc kết cái tinh thần của toàn bộ cuốn tiểu thuyết(câu chuyện đã được Kafka rút ngắn thành truyện ngắn mang tên Trước cửa Pháp luật)

Chuyện kể rằng có một bác nông dân khăn gói từ nhà quê lên tỉnh để xin được gặp pháp luật. Anh chàng gác cửa pháp luật bảo bác ngồi đợi. Thế rồi bác ngồi đợi hết năm này đến năm khác những chả bao giờ thấy cánh cửa pháp luật mở hẳn ra cho một ai vào. Cuối cùng đến tận khi hấp hối bác mới dám đánh bạo hỏi anh chàng này tại sao suốt mấy năm trời bác không hề thấy pháp luật tiếp một ai. Thế là bác được anh chàng gác cửa quát to vào tai bác rằng "Cái cửa này chỉ dành cho một mình bác thôi. Bây giờ tôi đóng lại đây".

(đây là chương áp chót của Vụ án, cuốn tiểu thuyết kết thúc bằng câu nói của K. "Như một con chó!")

Có thể nói, K. càng tìm hiểu lại càng lạc lối, không bao giờ có cơ hội gặp được các vị quan toà. Anh chàng hoạ sĩ bạn K. đã nói "Thực vậy, các quan toà cấp dưới, như các quan toà chỗ bạn bè tôi, không có quyền tuyên bố tha hẳn; cái quyền ấy thuộc về toà án tối cao mà cả ông anh, cả tôi, cả những người khác nữa, không ai với tới được. Những chuyện diễn ra trên đó, chúng ta chả biết tí gì, và xin nói thêm, chúng ta chẳng muốn biết". Mọi người không được biết và cũng không bắt buộc phải tin. Ông linh mục cũng đã khẳng định với Josef K. sau khi kể câu chuyện của mình về anh gác cửa "người ta không bắt buộc phải tin là đúng tất cả những điều hắn nói, chỉ cần xem chúng là tất yếu, thế là được"



Go to the top of the page
+
Isu
post Feb 15 2003, 11:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Unregistered









Trong câu chuyện này, pháp luật là một nhân vật ngay từ đầu đã tỏ ra phi lý vô hình và bất khả tri, một loại nhân vật vắng mặt rất đặc trưng cho sáng tác của Kafka. Loại nhân vật này thuộc thế giới bí hiểm, siêu nhân và bất khả tương giao đối với con người bình thường. Ở chương IX, ông linh mục đã nói với K. về anh chàng gác cửa như sau "Dù ta có thấy hắn thế nào đi nữa hắn vẫn cứ là một kẻ nô bộc của Pháp luật vậy hắn thuộc về Pháp luật; vậy hắn thoát ra khỏi sự phán xử của nhân loại. Và trong trường hợp ấy, ta cũng phải thôi đừng nghĩ hắn thấp kém hơn người kia". . Trong thực tế, nhân loại cũng không phán xử được pháp luật cho dù có muốn hay không, vì không thể tiếp cận được nó.

Trong Lâu đài, mặc dù K. tỏ ra tích cực hơn, anh vẫn lạc vào những vòng tròn luẩn quẩn khi tiếp cận với lâu đài và cả những người dân. Rút cục, trong cả hai tiểu thuyết, cả Josef K. lẫn K. càng tìm hiểu thì càng lạc vào mê cung của một thế giới phi lý không thể nào hiểu nổi và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Và cũng thật "phi lý" khi cả hai anh chàng K. càng lạc sâu vào trong thế giới phi lý đó lại càng trở nên tha hoá, xa lạ với thế giới chả khác ri` bản thân tác giả của họ, như Kafka đã viết trong Nhật ký của mình : "Tôi sống xa lạ hơn một kẻ xa lạ".

Ngoài chủ đề tha hoá, ở Kafka còn có một thái độ phê phán ý thức bầy đàn. Có thể nói, trong thế giới của Kafka có hai bên : một là nhân vật chính và bên kia là phần còn lại của thế giới với lối sống bầy đàn. Đây là một phát hiện được rất nhiều càng nhà văn sau này tiếp thu. Trong Huyền thoại Sisyphe, Camus viết về lối sống bầy đàn của người công nhân như một sự tẻ nhạt phi lý " Ngủ dậy, lên xe điện, bốn giờ ngồi bàn giấy hoặc làm việc ở công xưởng, nghỉ ăn cơm, bốn giờ lao động, nghỉ ăn cơm, đi ngủ..., lối sống đó tiếp diễn dễ dãi gần như đều đặn."

Trong vở kịch Cuộc viếng thăm của bà mệnh phụ già của Durrenmatt , có một người con gái bị người tình phụ bạc phải đi phiêu bạt nơi xa. Sau bao năm lưu lạc, khi đã về già, người đàn bà bị phụ tình trở về với tư cách là một mệnh phụ giàu có. Bà ta muốn trả thù người tình cũ nhưng không muốn tự mình ra tay. Bà lặng lẽ dùng tiền mua chuộc dần dần người dân trong thị trấn để cuối cùng họ đi tới việc kết tội và xử tử người tình cũ của bà. Trong vở kịch này, tác giả cho thấy chính lối sống bầy đàn đã dẫn đến việc con người dễ bị cái ác cám dỗ. Lối sống bầy đàn là một trong những điều phi lý tồi tệ nhất của xã hội hiện đại mà các nhà văn phi lý cực lực phê phán.



Go to the top of the page
+
Isu
post Feb 16 2003, 10:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Unregistered









Ở Kafka, cái phi lý là một đối tượng nhận thức khách quan. Nó không phải đơn thuần là một hiện tượng xã hội mà nó có liên quan và thậm chí chi phối vận mệnh con người. Để tồn tại, con người phải luôn đấu tranh để loại trừ sự phi lý. Trong mọi trường hợp, cái phi lý của Kafka là những tấn bi kịch của con người hiện tồn trong thế giới đương thời. Nhiều khi cái phi lý đã được ông chắt lọc đến mức tinh chất để chúng ta có thể thấy được cái cốt lõi của nó. Trong suôt cả cuộc đời ngắn ngủi của mình, bất chấp bênh tật và những bất hạnh của đời tư(quan hệ giữa ông với người cha không được mặn mà;vợ con không có), Kafka vẫn không ngừng đấu tranh chống lại cái phi lý xã hội và sự tha hoá của con người do xã hội tư bản gây ra.

Kafka có thể nói cũng đã chịu ảnh hưởng phần nào triết học hiện sinh của Kierkegaard. Nếu cuốn sách Khái niệm bất an của nhà triết học người Đan Mạch này bộc lộ quan điểm triết học bi quan về sự sinh tồn, Kafka cũng dường như muốn chứng minh rằng bản chất của sự sinh tồn chính là lo sợ, là nỗi bất an, chí ít là của sự sinh tồn của con người đầu thế kỉ XX. Nỗi bất an ám ảnh mà con người không sao thoát được.

Điển hình có thể nhắc tới truyện ngắn Hang ổ của ông. Trong chuyện này tác giả kể về một con vật(xưng "tôi" kể chuyện) đào một cái hang sâu dưới lòng đất để lẩn tránh kẻ thù. Nhưng ngay dưới lòng đất nó cũng không thể tìm thấy sự bình yên vì đến một lúc nó lại có cảm giác dường như có một tiếng đào hang của con vật khác đang tiến gần lại phía nó. Đây được coi như tình huống tới hạn của sự bất an mà không một nhà văn nào diễn tả được như Kafka.

Kafka chủ trương chỉ lưu tâm tới những con người bình thường, đến những nỗi lo đời thường của họ. Có thể nói nỗi lo đời thường đã là một trong những yếu tố làm cho văn học của Kafka và chủ nghĩa hiện sinh sau này có được ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Dịch hạch của Camus chính là sự nối tiếp nỗi lo của Kafka, một nỗi lo cho đồng loại trước sự huỷ diệt của con người, một nỗi lo thấm đẫm tình nhân đạo, làm cho các nhân vật quên đi mình một cách tự nhiên.

Có thể nói, cái phi lý đã trở thành nhân vật chính trong những gì mà Kafka đã viết. Cái phi lý ở đây là một thực thể tồn tại khách quan mà nhà văn tìm hiểu suốt cả cuộc đời.Sau ông, Camus sẽ đóng góp thêm cho khái niệm phi lý về mặt triết học và sẽ bổ sung thêm cho sáng tác văn học ông một bình diện phân tích khác : bình diện chủ quan của cái phi lý.



Go to the top of the page
+
Altruist
post Feb 18 2003, 09:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Unregistered









đây là một khảo luận không hay!



Go to the top of the page
+
Isu
post Feb 19 2003, 08:12 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Unregistered









hờ, dù sao đây là lần đầu tiên em đọc về cái này, cũng thấy không đến nỗi lắm, hay là đằng khác. Khảo luận này em không đánh giá được, nhưng tất nhiên là do em cắt xén nên nó có hay cũng đã mất hay đi nhiều laugh.gif .



Go to the top of the page
+
koibeto81
post Feb 19 2003, 10:15 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 422
Tham gia từ: 2-May 02
Đến từ: Zimbabwe
Thành viên thứ: 85

Tiền mặt hiện có : 922$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Bác " " không thấy là cắt xén như thế là rất không nên à!? Bác làm vậy, thiết nghĩ, người ta có muốn đánh giá, nhận xét hay thảo luận thêm về "khảo luận" này thì cũng bó tay mất rồi!?Hay là bác pốt nó lên không phải nhằm phục vụ cho những mục đích đó!?Nếu thế thì bác pốt nó lên làm gì nhỉ!?

Còn như nếu đây là bác muốn trình bày ý kiến của bác về những "vấn đề đó" thì, nói thật, chẳng hiểu đâu là ý kiến của bác, đâu là ý kiến của ông Nguyễn Văn Dân!?


--------------------
All you have to do is fall in love



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Isu
post Feb 19 2003, 10:44 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Unregistered









Đây là một cuốn sách mình mua hum mùng 3 Tết, do phải ngồi ở một chỗ bắt buộc phải ngồi mà không biết làm cái gì cho đỡ chán laugh.gif.
Đọc thấy cũng hay nhưng độ này đầu óc lộn xộn, không thể đọc vào đầu nếu không viết ra hoặc nói với ai đó.
Không thể viết hay type cả một quyển dài thế được, tất nhiên sẽ có cắt xén những phần nào mình cảm thấy chưa cần viết.
Tất cả những gì về văn học phi lý viết ở trên và tiếp theo đây hoàn toàn nằm trong cuốn sách của bác NVD.
Mình hoàn toàn chưa hiểu và thậm chí là chưa đọc hết truyện Vụ án nữa, thiết nghĩ cũng chả cần phải nêu ý kiến về một cái chưa hiểu và chưa đọc kĩ để làm gì.
any question ?



Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang  1 2 3 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC