Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Giáo sư Cao Xuân Huy

koibeto81
post Mar 21 2003, 09:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 422
Tham gia từ: 2-May 02
Đến từ: Zimbabwe
Thành viên thứ: 85

Tiền mặt hiện có : 922$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Thầy tôi - nhà hiền triết


user posted image


Giáo sư Cao Xuân Huy từng dạy học ở Diễn Châu, Nghệ An. Ông là hiện thân của một nhà giáo dục không bao giờ biết mệt mỏi và xứng đáng được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1. Nhà thơ Võ Văn Trực có bài viết tưởng nhớ về ông, một người thầy mẫu mực.

Đứng giữa cánh đồng lạc thôn Trịnh Mỹ đang mùa hoa nở vàng như những cánh bướm dập dờn dưới nắng hoàng hôn le lói, tôi cố tưởng tượng một thư viện đồ sộ (Long cương tàng bản) đã tọa tại nơi này cách đây hơn năm mươi năm. Vào năm cuối cùng của thế kỷ XIX, một cậu bé đã cất tiếng khóc chào đời và sau này trở thành nhà hiền triết Cao Xuân Huy.

Cậu thiếu niên ấy bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời trong thời buổi không khí Nho học còn thịnh vượng. Bản thân cậu cũng đã từng gánh lều chõng đi dự trường thi hương. Nhưng niềm hạnh phúc lớn nhất đối với cậu là được ngập mình vào cái biển trí tuệ mà ông nội Cao Xuân Dục đã dày công tạo dựng. Đầu óc cậu lung linh những học thuyết của Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca Mâu Ni, Mặc Địch, Hàn Phi, Tư Mã Thiên, Trâu Diễn, Đổng Trọng Thư... và khi Tây học tràn vào, cậu hăm hở đọc các tác phẩm của Socrat, Khơ- ri- xíp, Democrat, Didero, Đác-uyn, Đuy-rinh, Hê-ghen, Einstien... rồi Mác, Ăng-ghen... Các luồng ý thức, các học thuyết cùng chiều, ngược chiều với nhau, tạo nên trí tuệ bản lĩnh văn hóa Cao Xuân Huy.

Cuối những năm ba mươi sang đầu những năm bốn mươi cho đến cuối thế kỷ 20, trong những học giả lừng danh của Việt Nam, người ta không thể không nhắc đến Cao Xuân Huy. Đã có thời người ta xếp vị trí ông như một trong "tứ hổ" của giới trí thức Việt Nam cùng với Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Đặng Thai Mai. Nhưng Cao Xuân Huy rất ít viết. Nói chính xác hơn là ông ít bận tâm đến việc viết để công bố hết trước tác này đến trước tác khác. Hầu hết các trang viết của ông đều ở dạng bản thảo, học thuyết của mình, nghiền ngẫm năm này qua năm khác, sửa đi sửa lại nhiều lần, chắt lọc, cô đúc, cho đến tận cùng cái cốt lõi của tư duy.

Choán hầu hết thời gian trong cuộc đời của ông là vừa học vừa truyền thụ kiến thức. Ông say mê đi truyền thụ kiến thức như say mê đi truyền đạo, ông là hiện thân của một nhà giáo dục không bao giờ biết mệt mỏi. Có lẽ đã thấm vào máu thịt ông từ lâu lắm rồi cái ý nghĩa to lớn của giáo dục để cải tạo và xây đắp xã hội, như trong Kinh lễ đã nói: "Muốn giữ nước gìn dân thì phải lấy việc dạy học làm đầu , như vị anh hùng Quang Trung từng dạy: "Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc. Muốn dựng nước lấy dạy học làm đầu". Đối với ông, nơi nào cũng thành trường ốc: trong một túp nhà gianh, trong một căn hầm tránh bom đạn; và trước mặt, ngồi nghe ông giảng thuyết, có thể là hàng trăm người, có thể chỉ dăm ba học trò, cũng có thể chỉ một vài người đến học hỏi tại nhà mình.

Cao Xuân Huy là một trong số rất ít người có công lớn xây dựng khoa Đông phương học ở nước ta. Bản thân ông đã đào tạo được nhiều thế hệ học trò, và ông vui mừng nhận thấy nhiều học trò xuất sắc đã nối bước cha ông để xây dựng nền học thuật nước nhà.

Qua hàng chục năm giảng dạy, đã hình thành ở ông một phương pháp sư phạm Cao Xuân Huy. "Những bài giảng được ông ghi lên giấy, in và phát trước cho sinh viên thực tế chỉ mới là những bản đề cương sơ lược, còn nội dung của chúng thì vẫn còn chứa đầy trong trí óc ông. Chỉ khi đứng trên bục giảng, trực tiếp cật vấn, đối thoại với học trò, những tri thức đang nén chặt kia mới vụt trào ra, lấp kín mọi khoảng trống của câu và chữ, khiến ta lắng nghe không kịp thở, hoặc có khi chúng đột ngột loé lên như những tia chớp, rọi vào ta, làm sáng bừng trong ta những ý tưởng mới mẻ, thậm chí đưa ta đến trạng thái lâng lâng xuất thần. Và cứ thử nghĩ, trong năm mươi năm trời dạy học, bao nhiêu thế hệ học trò lớn nhỏ đã đi qua những bài giảng lớn nhỏ của ông, mấy ai mà không một đôi lần cảm thấy sung sướng bàng hoàng vì chợt nhận được ở nơi ông một ý kiến có giá trị chỉ dẫn, mở ra những vấn đề nghiên cứu đầy hứa hẹn" (Nguyễn Huệ Chi).

Những người đã ít nhiều gần gũi Cao Xuân Huy, không thể không liên tưởng đến các bậc hiền triết thời cổ đại Hy Lạp, Trung Hoa, Ấn Độ. Ông với các vị thủy tổ khai sáng ấy có những nét giống nhau trong phong độ sống. Các vị ấy đều lấy việc giảng dạy làm đầu. Học trò của họ trở thành những môn đệ trung thành. Sau khi thầy qua đời, học trò chép lại bài giảng của thầy, biên soạn thành sách. Na ná một quy trình như vậy học trò của thầy Cao Xuân Huy cũng đang soạn những bài giảng của thầy thành sách, cuốn đầu tiên đã được xuất bản năm 1995 là Tư tưởng Phương Đông, gợi những điểm nhìn tham chiếu do Nguyễn Huệ Chi soạn, chú, giới thiệu. Nhờ có cuốn sách ấy mà đông đảo bạn đọc mới biết rõ Cao Xuân Huy là một nhà Phương Đông học, và Nhà nước ta cũng căn cứ vào đó để trao ông Giải thưởng Hồ Chí Minh.

*


Sau năm 1945, chính quyền cách mạng đang bề bộn bao nhiêu công việc chưa kịp nghĩ đến việc mở mang trường ốc, giáo sư Cao Xuân Huy đã gặp thi sĩ Phan Khắc Khoan để bàn bạc, rút cục là trường trung học Lê Doãn Nhã được thành lập ở Yên Thành, trường trung học Nguyễn Xuân Ôn được thành lập ở Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Trường Nguyễn Xuân Ôn đóng ở đền Sò do giáo sư Cao Xuân Huy làm hiệu trưởng. Cơ sở của trường là ba gian của ngôi đền được chắn cót thành ba lớp và chừng mười lớp khác là mười ngôi nhà gianh vách đất dựng trong bãi phi lao. Đến năm 1949, lớp đại học văn khoa đầu tiên do Bộ Giáo dục mở, vẻn vẹn có bảy sinh viên và hai thầy giáo là Đặng Thai Mai và Cao Xuân Huy. Do hoàn cảnh kháng chiến, thầy Mai thì ở Thanh Hóa, thầy Huy thì ở Diễn Châu. Sinh viên phải lụi cụi đạp xe ra Thanh Hóa ở mấy tháng rồi lại vào Diễn Châu ở mấy tháng, học xong phần giáo trình của thầy này rồi học giáo trình của thầy khác.

Trong thời gian học ở Diễn Châu, ngoài bảy sinh viên còn có các thầy dạy trường Nguyễn Xuân Ôn cũng tham dự. Bọn học sinh chúng tôi thường đứng bên ngoài nhìn qua cửa sổ để nghe thầy Cao Xuân Huy giảng bài. Dầu chỉ hiểu lõm bõm được đôi chút, chúng tôi vẫn thích nghe, nói đúng hơn là thích được nhìn thấy thầy trên bục giảng. Trong lúc giảng, thầy không dùng những động tác ngoại hình như đi lại giơ tay, giọng nói không hùng biện bổng trầm. Thầy ngồi im trên ghế, nói với âm điệu đều đều vừa đủ nghe. Sức thuyết phục mãnh liệt là ở nội dung lời giảng. Sinh viên lắng nghe, im phăng phắc hàng giờ. Lũ học trò chúng tôi đứng ngoài lớp nghe lỏm, cũng im phăng phắc.

Ngay từ hồi đó, trong tâm tưởng chúng tôi, thầy Cao Xuân Huy có cái gì khác thường khiến chúng tôi rất kính trọng. Nhiều bạn bè trong học sinh biết đại khái thầy là người có vốn học vấn uyên bác và trước đây thầy đã từng bị thực dân Pháp bắt đi tù vì tham gia hoạt động cách mạng trong tổ chức Tân Việt. Cái phong độ ung dung tự tại của thầy chúng tôi chưa thấy ở một người nào khác. Dường như ở thầy, trí tuệ đã hoà tan vào máu thịt và trở thành "đạo".

Trong ngày hội ghi tên tòng quân do nhà trường tổ chức, thầy ngồi bên cạnh một nhà sư cao tuổi, tuy trang phục khác nhau, nhưng gương mặt của hai người phảng phất những gì sâu thẳm của thiền và đạo. Thầy được mời lên ghi tên đầu tiên, khi trở lại vị trí cũ nhà sư cao tuổi đứng dậy kính cẩn chắp tay trước mặt thầy.

Thường ngày, thầy đội mũ phớt, mặc com lê hoặc là áo dài đen quần trắng. Luôn luôn đi bộ, thủng thẳng bước đều đặn, không bao giờ nhanh hơn hoặc chậm hơn. Từ nhà đến trường khoảng cách chừng bốn km, ngày nào cũng thủng thẳng bước. Từ nhà lên họp ở Đô Lương cách xa bốn mươi km, cũng thủng thẳng bước. Có hôm, trên đường đi dạy, chỉ còn cách mái trường chửng mười mét bỗng trời đổ mưa, thầy vẫn không đi nhanh hơn mà cứ vẫn thủng thẳng bước. Một cậu học sinh bị thầy cho điểm xấu, cậu ta nấp vào bụi cây lúc nhập nhoạng tối, đợi thầy đi qua, nhảy chồm ra đấm vào lưng thầy làm rơi mũ, thầy bình thản cúi xuống cầm mũ đội lên đầu rồi thủng thẳng bước.

Ở con người này, ngoại cảnh không thể tác động làm suy suyển bản lĩnh. Trong cuộc đời thầy trước đó, và cả chặng đường dài sau này, gặp nhiều phen sóng gió, thầy vẫn thế, tĩnh tâm, suy nghĩ và làm việc. Tồn tại và tự tại. Vầng trán cao. Đôi mắt sáng. Không hề mảy may dính chút bụi bặm danh và lợi. Không hề mảy may đòi hỏi ai ban phát lợi lộc cho mình. Chưa mang danh hiệu "Nhà giáo nhân dân". Chưa một lần đặt chân xa khỏi biên giới Tổ quốc. Mấy chục năm liền hưởng mức lương chuyên viên hai, thầy vẫn không hề một lời đề xuất, mãi đến trước khi mất một năm người ta mới vội vàng làm quyết định lên liền ba bậc lương.

Sau khi thầy mất (năm 1983) đến nay, Vinh, thành phố quê hương, chưa có đường phố mang tên thầy nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh, cách đây hơn mười năm, đã có tấm biển "phố Cao Xuân Huy". Nhớ thầy giáo hiệu trưởng trường trung học đầu tiên của huyện sau cách mạng Tháng Tám, chúng tôi về thăm lại thôn Thịnh Mỹ. Đằng đẵng thời gian đã nửa thế kỷ, biết bao vật đổi sao dời, tòa nhà "Long Cương tàng bản" đã biến thành ruộng lạ. Con cháu dòng họ Cao Xuân nhiều người thành đạt, lập nghiệp ở nhiều vùng đất nước và ở nước ngoài. Bài vị cụ Cao Xuân Dục, người sáng lập ra "Long Cương tàng bản" được thờ trong gian nhà hẹp của một bà cháu. Chúng tôi thành kính dâng nén hương, bùi ngùi tưởng nhớ...

VÕ VĂN TRỰC
(Tạp chí Tia sáng)


--------------------
All you have to do is fall in love



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 22 2003, 12:37 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ai thích triết học, do một người VN tư duy, không phải là Mác ( như Trần Văn Giầu), hay chịu ảnh hưởng của Mác (như Trần Đức Thảo) thì hãy kiếm cuốn sách duy nhất của cụ Cao Xuân Huy mà đọc. Tên nó là "Triết học phương Đông, gợi những điểm nhìn tham chiếu". Trong đó thu thập các bài giảng, bài viết của cụ về Phật, Nho, ...Đặc biệt có một bút ký triết học sáng tác về quan niệm Đông Tây nói về tổng thể và phân tích, cụ gọi là "Chủ Toàn" và "Chủ biệt". Đây là một kiểu triết học ảnh hưởng đạo Lão. Tôi học được khá nhiều từ vựng triết tiếng Việt từ ở đây.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Mar 22 2003, 12:44 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Cũng nên đọc cả Thái Bình Minh Triết của Lê Kim Định nữa, có ở trên mạng đấy.
Còn Cao Xuân Huy có thể đọc trên mạng được không ?
Nếu bác biết địa chỉ thì cho bà con nhé?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 22 2003, 12:51 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi có sách, tình cờ mua được. Còn tôi ít đọc trên mạng lắm. Hầu như không đọc bao giờ, cũng vì tôi ghét đọc dài trên màn hình, còn nếu in ra thì rất nặng nề. Chính vì thế mà tôi Cảm ơn Bác về Lê Kim Định. Ông này có phải là theo thiên chúa giáo không nhỉ ?


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post Mar 22 2003, 01:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Kim Định có phải là ông linh mục là Trần Ngọc Thêm đã sử dụng nhiều ý tưởng trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá VN?


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Mar 22 2003, 03:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Chính thế đấy. Thậm chí mình nghĩ là Trần Ngọc Thêm đã thuổng ý của Lê Kim Định khi bàn về văn hoá Việt Nam. Từ thập niên 60 Lê Kim Định đã đưa ra giả thuyết về một nền Việt Nho, phát triển trước Hán Nho.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Người Việt Nam · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC