Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang  1 2 3 > 

· [ ] ·

 Chưa Nghĩ Ra đầu đề Thích Hợp, hỏi bác ToanLi

FR
post May 30 2003, 05:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Unregistered









Hình như trong này chỉ có bác ToanLi được coi là dân văn học chuyên nghiệp. Em có một điều tò mò muốn hỏi bác: 1 nhà văn chuyên nghiệp như bác khi đọc một tác phẩm thì sẽ đánh giá tác phẩm ấy hay hoặc dở ở những tiêu chí nào? Em trích một đoạn bác viết:

Đọc văn trẻ hôm nay ít người chú ý chơi chữ, Viết theo bản năng cố gặp mượt mà nghe soang soảng là thích. Lại còn có người chơi chữ ngớ ngẩn, bừa. Lặp lại , ví dụ như đọc Ta la Ứa thấy tác giả Nguyễn Trương Quý viết CHợ Trong CHợ dùng bừa nhiều lầm từ Khái - Cảm Khái mà câu văn chồ ấy ko cần thêm chữ Khái. lại lặp đi lặp lại thấy đấy gọi là thô vụng nhà quê...
Nhà văn tre hiện tại có cô còn trẻ ở đồng bằng cửu long Nguyễn Ngọc Tư , viết rấtcó văn. Câu văn có trọng lượng, sức nặng. H n đút đám nhố nhăng lĩnh thưởng ở Hoa hỌc Trò v...v...Cô ấy viết : Mùa về , đồng ngâp nước rồi rút, cỏ lác bỗng đua nhau về mọc chơi. Người bình thường , kẻ tầm tầm văn chương sẽ viết tả lăng săng sau chữ mọc...Nhứt là bệnh dùng mỹ từ...nhưng cô chỉ dùng có từ chơi. Mọc chơi thấy lạ mà hay, Tự nhiên ,mà rõ ràng tác giả có tâm ý....
hay!


Ví dụ bác sẽ để ý đến từ "mọc chơi", nhưng có thể em sẽ không để ý. Thường em chỉ đánh giá tác phẩm theo sự rung động của bản thân khi đọc tác phẩm ấy. Vậy các bác nhà văn, khi phê bình, xem xét tác phẩm của người khác (ví dụ bác Quốc phê Muối mặn viết lần đầu của bác) là phê ở những điểm gì? Câu chữ? Ý tứ? Nội dung? Bố cục?

Nói chung đấy là một thế giới hoàn toàn mới lạ với em.

Em đọc bác bình bài Tế Lu của bé Khoa nên lại càng tò mò muốn biết các nhà văn khi có chuyên môn khác với những người viết văn không chuyên ở những điểm gì? Lý luận văn học mà các bác được trang bị giúp gì cho sự nghiệp viết văn của các bác?

Hi hi, em viết hơi lủng củng. Bác có hiểu ý em ko? Khổ, vừa viết bài về con Lu nên tâm trí vẫn còn bồi hồi sad1.gif



Go to the top of the page
+
Toanli
post May 31 2003, 12:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Bạn Fr thân mến,
Một tác phẩm văn học như chúng ta học tại trường phổ thông, cũng như ở đại học... có hai tiêu chí cơ bản để nhìn nó, và điều đó dường như nguyên lí. Một là giá trị nội dung , tư tưởng và hai là Nghệ thuật. Không có gì phức tạp quá.
Những người làm công tác chuyên nghiệp văn chương có cách cảm thu khác bạn đọc thông thường, tùy theo mỗi cấp độ và thường săm soi chi tiết tỉ mỉ hơn. nhất là về a Văn. Thực ra, để tới tới thẩm dịnh cuối, không phải khi nào cũng đồng nhất. Ví dụ như khi hội đồng văn học đưa ra hai truyện của tôi đáng giá trong cuộc thi hai năm vừa qua, Nhà Ba Hộ và Cõi Ảo, thì trong hội đồng những nhà văn già đánh giá Cõi Ảo cao hơn Nhà Ba Hộ. Trong khi đó giới nhà văn trre ngược lại. Và khi giải trao rồi nghe lắng ở bè bạn đa sô sthisch Nhà Ba Hộ hơn.
Nhưng đa số khi đánh giá một tác phẩm hay, thì đều thống nhất. Ví dụ như không ai phủ nhận giá trị nghệ thuật của tác giả NHThiep ở Tướng Về Hưu, phẩm Tiết , Vàng Lửa v...v....
Các bạn đọc thông thường hay xét câu chuyện ở tầng thứ nhất của câu văn lẫn tòan bộ tác phẩm. Và tùy theo tình cảm, năng lực thẩm thấu mà thích hay ko thích, hiểu nhận ra cái hay dở ở từng cấp độ khác nhau.. là nhìn nó với trình độ cảm nhận của mình mà chưa thấu tính nghề nghiệp đồi hỏi sâu sắc hơn. Thường là bạn đọc đều cảm tính mà nhìn nhận một tác phẩm. Còn có một xu hướng nữa là ăn theo. Thấy thiên hạ thích đọc cũng tưởng là thích...Hoặccos thứ ám thị, khi thầ thánh hóa ai thì đọc họ cái gì cũng hay mà ko thấy cái yếu của họ.
Về văn chương nói chung là rộng, xin trói vào văn xuối.

Văn xuôi về thể lọai truyện Ngắn, thì cẩu trúc phải chặt nhằm vào chủ đề tư tưởng hay thiên hướng nghệ thụật định thể hiện. Tất cả các tình tiết phải xóay quanh một chiều hướng và đủ.Thường là vấn đề này những người viết nghiệp dư không nhận rõ. Bởi vì người nghiệp dư đa phần tái tạo lại cái nhìn thấy, cảm thấy, gây xúc động cho mình( sao chép hiện thực) Họ rất tiếc những gì đã sống, gan thịt của họ.Vì thế dường như muốn bê cuộc sống vào trang sách. Như vậy là hồn nhiên chứ thiếu sự tham gia của trí tuệ.
Một truyện ngắn thành công, về cấu trúc phải hết sức chặt, Không để cho biên tập chuyên nghiệp cắt đi. Vì cắt, tham gia vào nó sẽ hỏng truyện, hoặc kém chất lựong. Còn nếu cắt được tức là ta kém.
Về việc này tòan bộ cấu trúc dựa vào chi tiết. Các chi tiết tùy theo mạch, hơi hướng của vấn đề, nên phải làm sao như thực. Vấn đè này nhà thơ TDD Khoa đã viết nhiều. Nói rõ sự thật và giả ở văn chương và nó là nguyên lý. Nhiều người kể đời mình đã trải qua mà lại giả, có người bịa mà thiên hạ tin. Đấy la nghệ thụât. Nghệ thuật kể. Kinh nghiệm của tôi là phải nắmdduwowjc nghệ thụât tạo nên không khí truyện. Tạop nên cái hơi thở cuộc sống của chi tiết. Làm bạn đọc hình dung tốc độ sống đi trong từng macju và đọan. Điều này thường tôi dùnmg những yếu tố: cấu trúccaau, tạo dựng hình, âm thanh và mầu...hương vị ...nói tóm lại là cân đối nhiều mặt sao cho đủ dựng lên cảnh , người đi, hành động trong đó..
Ngày xưa tôi viết tác phẩm đầu tay, rất thích những câu mượt mà. Tưởng đấy là Văn. Nhà văn Ngô Ngọc Bội đã xóa và bắt viết hết sức bình dị. Tức là thấy sự vật ra sao mô phỏng cốt sao cho như cuốc sống. Chân thành và bình dị . khong làm bóng câu văn chữi nghĩa, Chỗ nào thực cần mới dùng mỹ từ. Hầu như phải kiệm mĩ từ.
Nhiều bạn trẻ viết văn, kể cả vài người tôi đọc có truyện đăng ở báo này nọ nhưng ko sao vào báo Văn Nghệ và VN quân đội vì tại đó sự đòi hỏi Văn rất khe khắt. Cứ tưởng câu văn bình thường nhưng họ, những nhà văn đã tính tóan rất chi tiết có khi từng từ như Nguyễn Tuân hay Tô Hòai, những nhà văn chuyên nghiệp đã cân nhắc . Nhưng các bạn trẻ lại hay làm đẹp câu văn bằng mĩ từ và tạo nên sự sáo. Lại rất thích triết lí vặt. Đấy là bệnh khởi sau khi NHT nổi tiếng ở nhiều câu nói lửng lơ.
Trong Muối mặn, có chi tiết, cô gái thấy người yêu hôn Bồ ở hầm trú ẩn trở về nhà cô rất buồn căm thù người đã dối lừa mình, và tôi viết: (đại ý)
Chị cầm đóa hoa mặt trời và chầm chậm xé bỏ tửng cánh, từng cánh vất xuống đất , tự hỏi : Những cánh hoa kia không còn trong ta nữa.
Tôi hàm ý triết lí trong đó, Hai nhà văn đều gạch đọan đó và nói: sáo.
Cho nên nếu định viết văn thì phải biết nghi ngờ câu nói có vẻ đẹp . Giống như khi nói với người yêu phải nói lời chân thành. Càng giản dị mà bao hàm sau nó những tầng ngầm , tảng băng chìm thì đó là văn chương. Còn nếu gặp phảii cô nào thích nói dối thì ko bàn nữa.:-) no.gif

TRở lại với tại sao tôi khen câu văn của nhà văn trẻ NN Tư. Vì bình thường ít ai nói mọc chơi. Chữ Chơi tạo nên sự động, Gợi cho nhiều suy tưởng. Người khác không viết như thế, mà chỉ có Tư viết vậy. NGười trong Nam nói , ăn chơi thôi nhằm nhò chi! Sự mọc Chơi và chỉ thêm từ này Tu làm vcaay cỏ vô hình chung như động vật, nó còn bao hàm sự có mặt của Cây cỏ tự nhiên hơn , như việc bìnhthuwowfng xuất hiện muôn lòai của thế gian này..

Nữa là bàn thêm, bấy nay nhiều nhà văn chuyên nghiệp chê NHT. ÔNg Nguyên NGọc nói: NHT lặp lại mình. Có khi nào chúng ta hỏi điều ấy không? và có khi nào chúng ta đọc những truyện gần đây của ông NHT ta có thích thì tại sao một cách cụ thể có lí luận? hay thấy thấy nó giả không? Đấy là một vấn đề cần động não. Hoặc trong NHT có khi nào bạn thấy NHT tả cảnh như các nhà văn khác không? Đọan tả cảnh đầy đủ, duy nhất của NHT là trong truyện Ngắn Chảy đi Sông i có một trường đọan đầy đủ về khucsoong còn hầu như ông không có bút pháp tả dựng cảnh.Nhưng khi đó đối thọai của ông lại kì tài, nó nhiều khi hàm chứa những tảng bảng chìm sau các câu thọai....
Nhà văn , sự sử dụng tới từng từ cần cân nhắc, ví dụ như trong Nhà Ba Hộ, có một câu văn ở đọa đầu tôi tả bụi cây Cúc Tần có những gỉây tơ hồng, ở đọan đầu tôi viết: Phủ lên màu xanh đông đã già. Sau cuối cùng tôi nháy lại câu đó, nhung thêm từ Cũ- Phủ lên mầu xanh đông già cũ và chốt ở cuối cùng của truyện ngắn này....chỉ thêm từ Cũ tôi muốn gửi một tông điệp về cái phố và xã hội đang thời...cần thay đổi. Và bạn bè văn chương tôi nhiều người nhận ra từ Cũ ấy....
Tôi ko hề học văn. Tất cả ....cảm giác , cảm nhận đề tôi từng bước trưởng thành, hôm nay có thể tự hào nói với bạn là tôi viết bây giờ để các biên tập viên tại các tòa sọan khó biên tập dù họ là các nhà văn nổi tiếng, có tay nghề biên tập cao lại luôn cầm sẵn kéo để vừia một khổ báo..Và điều tôi rất thích là báo chí ở nhà cũng in mà báo chí bên Mỹ hay bên Pháp cũng sử dụng lại. ...đều đặn. Dù viết ở dạng cấu trúc lỏng hay cấu trúc chặt. Nhưng tôi vẫn thường học ở các tác giả lớn ngòai và trong nuớc xem họp viết thế nào. Tại sao?
Và đấy là những người thầy của tôi.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Toanli: May 31 2003, 09:28 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
janus
post May 31 2003, 04:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Unregistered









Bác Toanli em giơ tay hỏi một câu:

Bác nói em nghe có lý lắm, nhưng dùng tiêu chí của bác, về cấu trúc, về chi tiết, câu văn... nhưng thế thì chắc bác đọc truyện ngắn, chẳn hạn của Borges, bác sẽ không thấy thích? Hoặc vẫn trong văn xuôi, "Trí nhớ suy tàn" của Nguyễn Bình Phương hoàn toàn là vớ vẩn. "Trí nhớ suy tàn" chỉ dựa vào hai chữ "suy tàn", theo cái nhịp đi xuống của nó, chả có cấu trúc quái gì cả thì bác tính sao?

Em nghe nói ở bên Tây (vì bác ở Tây nên em mới hỏi bác), người ta từ lâu đã cho rằng nhà văn không được "tái tạo" mà phải "sản xuất" (tạm dịch từ reproduire và produire), nghĩa là bịa béng nó hết cả ra, chẳng cần hiện thực cuộc sống gì nữa (bác đừng nhầm với hiện thực huyền ảo bên Mỹ Latinh) thì sao bác? Bác nghĩ là nhà văn VN chẳng cần theo cái trào lưu chung đấy hay là cứ tiếp tục như cũ?

Em cũng xin thêm một ý: em đọc thấy đoạn bác nói về các chi tiết, chẳng hiểu sao em cứ nghĩ đến phim Hollywood. Phim "Citizen Kane" chỉ bám vào cái câu nói trước lúc chết của Kane: "Rosebud", rồi cái chi tiết Rosebud đó loáng thoáng hiện ra trong phim, cuối cùng bùng cháy trong lửa... nghĩa là vô cùng xếp đặt, em nói thật chẳng thấy cuộc sống nó thế bao giờ cả...



Go to the top of the page
+
Toanli
post May 31 2003, 08:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Bạn Janus a.n bạn nhầm lẫn khái niệm rồi: khônG có một truyện ngắn nào không được Tổ Chức Dạng Cấu trúc.
Điều bạn nói là có chuyện và không. Ở truyện ngắn hiện đại người ta có thể kể về Tia nắng thành một truyện.
Người ta vẫn có thể bịa tạc hòan tòan để tạo thành một truyện ngắn, ví dụ như truyện huyễn tưởng như đầu giáo sư Đac uyn ngày xưa hay một số tác giả trẻ hiện tại đang làm. Nhưng con người hay vật trong đó thực ra các tác giả đó đã chụp trước và cất trong vô thức.Để khi tái tạo nó cứ tưởng là mình bịa được. Bạn hày nhốt Nguyễn Binh Phương vào một hòn đảo từ khi anh ta để , cho anh ấy cách li hòan tòan với thế giới con người liệu anh ta có đẻ ra các vấn đề mà bạn thích ko?
Tôi đọc vài truyện ẩn dụ của vài tác giả, nói thực với lứa chúng toin sức thuyết phục rất yếu, Ko có gì mới lạ, hấp lực cả...Và chúng tôi thấy ko giỏi.
Còn ý kiến của bạn từ đâu tôi ko rõ lắm:
"người ta từ lâu đã cho rằng nhà văn không được "tái tạo" mà phải "sản xuất" (tạm dịch từ reproduire và produire), nghĩa là bịa béng nó hết cả ra, chẳng cần hiện thực cuộc sống gì nữa"
Thì tôi chịu. Tôi hòan tòan không phải trường phái này. Và tôi nghĩ nhiều nhà văn nổi tiếng trên thế giới hôm nay cũng vẫn thể hiện không chịu như bạn nói. Tôi được biết , nhiều tác phẩm để người ta yêu vì người đọc thấy cuộc sống ở trong đó, số phận họ có đó và vẻ đẹp dường như trong ấy họ có nhìn thấy cảm thấy ở đâu đó..Cũng xin thú nhận là tôi chưa khi nào chỉ tính đơn thuần tới trí tuệ hoặc nghệ thụât riêng rẽ duy nhất trong một tác phẩm của tôi cả, còn một ý nghĩa nữa nằm trong dự liệu của cá nhân tôi trong tác phẩm,...Còn thực sự ở ta chưa có ai làm như lời bạn nói mà chinh phục được đa số độc giả cả. Thường là nhiều truyện biểu tượng , ẩn dụ của họ thô và cứng nhắc...Nhữcng người có nghề , đọc dễ nản và khó thông cảm. Cũng nên nhớ rằng nhà văn không phải sao chụp lại cuộc sống. Sự tái tạo nó có chủ mục tạo nên cái nhìn , ngòi bút ở trên nó..

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Toanli: May 31 2003, 10:55 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
mưa
post May 31 2003, 08:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

My soul is painted like the wings of butterflies


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 3.012
Tham gia từ: 11-March 03
Thành viên thứ: 798

Tiền mặt hiện có : 43.987$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



À quên, bác ToanLi post truyện Muối mặn của bác lên được ko?

Vấn đề này hay nhỉ, bao nhiêu cái để hỏi mà chưa có thời gian.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi mưa: May 31 2003, 08:18 PM


--------------------
... tay em tay mưa
tóc em tóc mưa
mắt em mắt mưa ...




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Toanli
post May 31 2003, 08:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Vâng, xin chiều Fr argue.gif

Truyện NGắn Của Nguyễn văn Thọ
Muối Mặn

Thế là chúng tôi gặp nhau. Sau chiến thắng bảy lăm, tôi và anh ấy hẹn gặp nhau ở Hà Nội, không dè, xa nhau đến chín mười năm không gặp, bỗng nhiên giờ gặp nhau giữa đồng muối Khu bốn này. Thì ra chúng tôi cùng ở với nhau cùng một ngành hàng. Anh ấy ở cục muối lo phần sản xuất. Còn tôi ở công ty chuyên doanh muối. Một năm nay, hai cơ quan nhập lại, thành ra tôi và anh ấy cùng tổng công ty mà không hay. Tôi nhận ra anh ấy khi bước lên bục đọc tham luận trong hội nghị này. Thú thật sau khi nhận ra người quen cũ, tôi hơi bàng hoàng. Tôi không nghe rõ anh đang phát biểu gì. Tôi lõm bõm nghe vài câu, anh ấy nói đến xi măng làm bể nước, đến công tác bồi dưỡng lớp trẻ...đến chính sách thống thu (1) muối... Giờ giải lao, tôi ra hành lang chờ anh, lòng bồi hồi.
Anh ấy sững sờ một vài giây khi tôi gọi khẽ:
- Anh Lệt!
Chẳng kể nơi hành lang có hàng trăm con mắt trông vào, anh ôm chầm lấy tôi, giống như hôm chiến thắng tại Sài Gòn. Rồi anh đẩy tôi ra, cười toác cả mồm:
- Mày đấy à! Mày đấy à!
Tôi kéo anh ra sau hội trường. Anh vỗ vào cái túi bạt tôi đeo ở vai, hỏi?
- Mày đi theo đoàn làm báo hả? Ở Tổng hả? Làm gì?
Tôi ngắm anh. Có tóc bạc rồi! Cái cổ vẫn đỏ au vết chàm khi xúc động. Tóc húi bằng bằng như rừng cỏ tranh.
- Em ở tổng công ty, làm thư ký cho giám đốc.
- Thế thì mày hn tao rồi! Họp xong, về chỗ tao nhé! có chuyện vui đấy!
- Chuyện vui gì thế? Tôi hỏi.
- Tao cưới chồng cho con gái, mày hiểu không?
Tôi nhìn anh ngờ ngợ. Chừng như đoán được ý tôi, anh nói tiếp :
- Không lấy vợ mà có con hai mươi mốt tuổi cho đi lấy chồng. Ôi! Chuyện dài lắm. Tối đến phòng tao nghỉ, tao kể cho nghe.
Chúng tôi bắt tay nhau thật chặt rồi trở về chỗ ngồi. Tôi phải theo dõi hội nghị để về báo cáo tổng giám đốc. Nhưng ngồi vào ghế họp mà tôi không tập trung được mấy. Thỉnh thỏang tôi lại liếc nhìn về phía anh ấy. Còn anh, dường như quên ngay việc gặp tôi, anh nhìn lên bục nghe tham luận, nét mặt chăm chú nghiêm trang, thỉnh thỏang mới trao đổi điều gì đó thật ngắn với người bên cạnh.
* * *
Phải nói rằng, cuộc đời tôi có nhiều sự gắn bó anh ấy. Năm bẩy tư, anh giới thiệu và bảo vệ cho việc tôi vào đảng. Năm bảy sáu, khi tôi đang làm ở phòng hành chính của Công Ty Thủy Sản thì nhận được thư anh. Từ tận đâu đấy biên giới Căm-Pu-Chia, anh ấy viết thư về giục tôi cố mà đi học. Tất nhiên, bước trưởng thành của cuộc đời tôi gắn bó với bao người khác. Nhưng anh ấy chẳng đã hai lần yêu thương tôi thực sự rồi sao? Thế mà dạo mới gặp, tôi không ưa anh ấy chút nào.
Bấy giờ là cuối mùa khô đói kém và bệnh tật. Trung đội tôi, sau hai tháng chiến đấu giữ đất, được lùi về tây Gia Lai củng cố. Khi ấy cả Tây Nguyên đói lắm. ở hậu tuyến, ngay mùa tiếp tế cũng chỉ có hai lạng gạo một ngày. Bữa ăn, toàn sắn khô vàng vàng. Thứ sắn khi phơi gặp nước mưa đắng ngắt. Thức ăn thì toàn rau rừng, măng rung. Nói đến măng rung mà ớn cả người. Đó không phải là măng, đó là đoạn ngọn lồ ô của những cây lồ ô mọc âm thầm giữa mùa khô, sát khe nước ẩm. Lồ ô mọc cao hai, ba mét, có đoạn ngọn non. Chiến sĩ đi tìm rau, vừa đói vừa mệt. Không muốn phí sức chặt cả cây, họ nắm lấy gốc lay mạnh một cái cho đoạn ngọn gẫy xuống. Măng rung là thế đấy! Luộc, xào đều đắng và đầy xơ. Vì thế sức khoẻ của bọn tôi kiệt dần. Sốt rét hoành hành ngay từ cuối mùa khô. Giữa khi ấy, anh được cử về thay đồng chí chính trị viên đại đội mới hy sinh. Biết tin, tôi đi đón anh. Đi ba giờ mới đến tới chỉ huy sở tiểu đoàn. Đến nơi, tôi được biết anh đã tự tìm xuống trung đội. Về tới trung đội, tôi đã thấy một người, chắc là anh, đang cởi trần, cắt tóc cho anh em. Thấy tôi về, anh cười toác cả miệng. Tôi nhìn, cái cổ rất khoẻ có vết chàm đỏ au. Anh chìa tay bắt, mặt rất tươi, không hề để ý tới cái nhìn xoi mói của tôi. Giọng nói, thái độ anh bình thn, tỏ rõ người từng trải.
- Trung đội đa số là người Hà Nội, chiến đấu tốt nhưng riêng chỉ huy thì ngang bướng. Này, phải sửa ngay đi kẻo muộn đấy! Hồi xưa tớ còn lì lợm, ngang tàng hơn cậu nhiều! Về sau anh nhận xét vậy.
Tôi xếp ngay chỗ cho anh nghỉ với tiểu đội hai. Thường ra, chỉ huy chính trị xuống ở cùng trung đội, tôi vẫn sắp xếp nghỉ chỗ tôi.
Gần một tuần, anh làm việc, nghỉ ngi, săn bắn như một chiến sĩ mà không bàn bạc gì với tôi. Đầu tuần sau, anh ấy đi họp hai ngày và lúc về mang theo lệnh trung đoàn về việc tăng gia trong mùa tới. Anh không giải thích nhiều với tôi. Anh bàn bạc với tổ Đảng gần một buổi. Sau đó anh gặp riêng tôi và đặt vấn đề thực hiện chỉ tiêu tăng gia của cấp trên giao cho. Phải nói thật rằng, tôi rất sợ nhận công tác làm rẫy. Thà đi chiến đấu còn hơn là suốt ngày, suốt đêm chui vào rừng, đẵn cho hết hàng ha rừng. Sau đó là đốt rãy, cho cháy kỳ hết. Lại giữa nắng như táp lửa, phải băm nhỏ nhiều đoạn cây cháy dở rất dai và cứng, để xếp gọn lại đốt một lần nữa. Và chờ vài hôm, khi mưa lác đác rơi, bắt đầu đi rắc tra thóc. Hai tay gậy chọc hàng vạn lỗ cho người sau tra hạt. Cứ thế quần quật c ngày, từ t m đến sáu, bẩy giờ đêm cho kịp thời vụ. Lại phải nghe ngóng thời vụ, gieo sớm, thiếu mưa cũng không được mà gieo muộn thì cỏ gianh mọc lẫn hết lúa. Vậy mà anh nhận chỉ huy trung đội làm rẫy, lại nhận tám ha cho hai mươi người, hơn hẳn các trung đội ở tiểu đoàn khác hai ha.
Không muốn gây sự với chỉ huy mới, tôi kệ anh trục tiếp chỉ bảo anh em dưới quyền. Từ hôm bắt đầu phát rẫy đến lúc làm xong tám ha, hết mười sáu ngày. Mười sáu ngày, chúng tôi quần quật từ mờ sớm đến mặt trời tắt hẳn mới rời nương. Ngày nào anh ấy cũng cũng đi nương đủ giờ và đêm xuống lại đi săn thú để kiếm thêm thịt cho anh em. Anh ấy tỏ ra thực sự là một người miệng nói tay làm, không bao giờ tỏ ra biết mệt mỏi và có một sức khoẻ phi thường.
Thế rồi, khi mnh rừng cuối cùng đổ xuống cũng là lúc cả trung đội lăn ra ốm. Gạo lại hết sạch. Anh ấy đi hết võng này đến hết võng khác động viên anh em và đến bên tôi nói rất nghiêm trang:
- Đây là vấn đề hệ trọng cho cuộc chiến đấu lâu dài của chiến trường. Đồng chí cố gắng dậy trông anh em, mình quay lên tiểu đoàn xin gạo.
Anh ấy đi. Một lát sau, tôi cố gắng gựơng dậy, cùng một chiến sĩ đi kiếm rau rừng cho anh em. Tôi và người lính ấy cầm cự được hai hôm cũng l đi ốm nốt. Suốt đêm tôi suốt ruột chờ anh. Tối mịt hôm sau anh ấy quay về, người đẫm mồ hôi. Không kịp nghỉ, anh đi phát thuốc cho anh em rồi lụi cụi nấu cháo hòa với sữa loãng. Cháo chín rồi mà gọi mãi chẳng ai dậy. Anh ấy đứng giữa rừng gào lên nức nở:
- Các đồng chí! Các bạn ơi! Các em ơi, dậy mà ăn cháo!
Tôi loạng choạng đến bên nồi cháo, giúp anh múc cháo lần đến từng võng. Tôi tránh nhìn mắt anh lúc đó. Đôi mắt rưng rưng.
Ba ngày sau đó sức khoẻ toàn trung đội hồi dần. Chúng tôi nghỉ ngơi chờ những hạt mưa đầu mùa rơi xuống để đốt nương. Năm hôm sau, mưa lắc cắc rơi, đập những âm thanh nhẹ lên mái tăng. Nghe tiếng mưa đầu tiên, anh ấy vùng ngay dậy :
- Đi đốt nương, các đồng chí ơi!
Anh chạy khắp rừng gào lên như kẻ tâm thần. Thương anh, tôi gọi anh em vùng dậy, chạy ra nương. Và, giữa tiếng lửa reo ào ào, lốp đốp, anh cười lớn, làm đỏ au vết chàm nơi cổ.
- Đã có nương đủ tám ha. Sẽ có lá cờ đầu của toàn trung đoàn! Anh đứng cạnh tôi, thầm thì.
Mùa rẫy năm ấy chúng tôi có đủ tám ha lúa. Lúa tốt lắm, cao đến ngang sườn. Ngô xanh mướt, thân to bằng cổ tay. Có cây cho tới bốn bắp. Sắp đến lúc thu hoạch thì anh ấy lăn ra ốm bốn tuần. Các vết chàm nơi cổ chuyển thành màu xám khi cười. Tôi cũng cảm nặng một tuần vì suốt ngày phơi nắng, đuổi thú ngoài nương. Nhưng đổi lại, trung đội tôi được công nhận là đơn vị xuất sắc nhất toàn đoàn trong công tác tăng gia. Anh ấy viết báo cáo, khá dài và có đọc tôi nghe. Tôi không nhớ hết, chỉ nhớ đoạn kết nạp thêm hai Đảng viên vì trong đó có tôi và một đồng chí nuôi quân....

* * *

Đêm xuống. Trăng mọc sớm, ngang ngọn cây, vành vạch như quả cam Vinh chín phớt đỏ. Con sông lượn lờ dưới màn sương mỏng và lãng đãng những cánh buồm thấp thoáng, bình yên trôi ngược, trắng muối, chảy về ga Cầu Giát. Chúng tôi đứng bên dòng sông mới thông. Anh giơ tay trái vuốt vuốt mái tóc bằng bằng trên cái trán vuông thoáng những nếp nhăn :
- Trăng mọc kiểu kia là mai nắng. Dân vùng này chỉ có nắng một ngày là có muối. Ăn không đủ, củi không đủ, ánh sáng không đủ, cả nước dùng cũng thiếu, dân vẫn bám nại.(2). Nếu tìm cách đẩy đời sống họ lên chút ít, đâu cần chở muối từ miền nam ra. Huyện này dư sức làm năm, sáu vạn tấn muối một năm. Làm sao phải để hạt muối trở nên căng thẳng? Dân nghệ Tĩnh cũng như mọi nơi , cần cù, chịu thương, chịu khó.
- Vừa qua, tổng công ty chẳng đổ hàng cho dân đấy thôi! Tôi gợi ý.
- Có! Có vài chục tấn xi măng, ít đường, mỗi ngưòi vài mét vi. Xi- măng chỉ đủ sửa chữa mấy cái bể hứng nước mưa. Thế mà họ cảm ơn tổng mình lắm. Họ cũng biết tổng công ty phi lo cho c tỉnh này, hàng vạn dân làm muối. Họ đâu có kêu gì Tổng mình. Họ kêu ở chính sách giá. Ai lại, một thứ giá muối quá bất hợp lý. Trình lên trên bao lâu rồi mà chưa duyệt giá mới. Trong khi giá củi, giá dầu thì lên hàng ngày. Có cố gắng quần quật suốt mười giờ một ngày dưới nắng lửa, cũng chỉ đủ mua một cân gạo ngoài. Sáu tháng làm muối, sáu tháng sửa chữa, cải tạo nữa, ăn bằng gì?


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Toanli: May 31 2003, 09:07 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Toanli
post May 31 2003, 08:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Anh ấy nhìn tôi. Cái nhìn đầy trách móc, làm như tôi là "ông vật giá" Tôi cười:
- Em cũng ở tổng như các anh em khác thôi mà!
Anh ấy cười, miệng toác ra tận mang tai, trông chẳng hợp với caí nét nghiêm nghị lúc nãy. Tôi nói:
- Thôi, dẹp cái tình hình ấy đi! Vì sao, anh lấy vợ mà không cho em biết? Có con hăm mốt tuổi, mà hồi ở với em, anh bảo, chưa vợ!
Nụ cười tắt ngay trên môi. Anh kéo tôi xuống bờ cỏ ươn ướt sương đêm, giọng rủ rỉ :
- Mình đi bộ đội năm mười tám tuổi. Văn hoá lớp ba, nhưng sức khỏe thì ít ai bì kịp được. Huấn luyện chỉ năm ngày, mình tham gia chiến dịch Điên Biên Phủ. Hoà bình lập lại, tiếp tục ở lại bộ đội đến năm năm chín giải ngũ. Sau đó trên cho đi học bồi dưỡng qun lý kinh tế tám tháng, rồi về công tác tại tổng kho thuỷ sản. Cùng về, có người bạn từ hồi bộ đội. Mình không tiện nói tên, anh ấy bây giờ giữ chức tương đương vụ trưởng rồi. ấy cuộc đời lạ thật ! Anh ta lại phụ trách chính sách của nghành ta mới hay chứ ! Dạo ấy, anh ta còn trẻ lắm. Anh làm trưởng tổng kho, còn bí thư chi bộ là mình. Phải nói rằng, anh ấy khá thông minh. Người ta có học hành từ thời pháp, nói tiếng tây rành lắm. Chúng mình là cái kíp rất hợp, mọi việc cứ trôi băng băng. Khi ấy mình lao vào xây dựng phong trào. Mình tổ chức sản xuất theo kiểu "tổ tam tam". Mình định xây dựng một chi bộ kiểu mẫu, một chi đoàn kiểu mẫu, trạm kiểu mẫu. Dự kiến ấy, hai đứa bàn với nhau rất ăn ý và các ông ở trên rất ủng hộ. Vì thế ,công tác chuyên môn chuyển động như cái máy nhịp nhàng. Tới năm sáu tư thì tiếng tăm trạm lừng lẫy khắp nơi. Tại phòng mình, chi chít các cờ thi đua, cờ tổ đội. Mình đi báo cáo ở nhiều hội nghị. Trong báo cáo, mình thường nhắc đi nhắc lại: " Tôi thường luôn rèn luyện sự gưng mẫu của chính bản thân mình, chăm sóc mọi đảng viên, không để họ có khuyết điểm gì để quần chúng tin yêu".
Với cấp trên, mình đấu tranh rất thẳng thắn và cùng coi đó là sự sòng phẳng để tiến bộ. Cứ vậy, ít lâu sau, anh ấy được chuẩn bị đi nước ngoài học dài hạn.
Mọi việc đang tốt, bỗng xẩy ra một chuyện.
Một hôm, anh ấy đến phòng mình, trong khi mình đang viết đề cưng về công tác chi đoàn trong sáu tháng cuối năm. Mình kéo ghế mời anh ấy, rồi vừa viết, vừa nghĩ, vừa nói :
- Có chuyện gì thế? Tôi đương nghe anh đây.
- Chuyện hệ trọng , anh đừng viết nữa!
- Mình đương nghe đây mà! -Tay mình vẫn viết nốt dòng cuối cùng.
- Tớ sẽ bỏ vợ. Dung có mang ba tháng rồi!
Mình quăng cái bút, quay phắt lại :
- Cái gì? Ai có mang ba tháng?
- Dung! Anh ấy cúi gằm mặt xuống.
Nói thêm về bọn mình. Từ hồi còn ở bộ đội, anh thường bo phi trốn nhà mà đi vì phải lấy vợ sớm. Chị ta hơn anh ấy bẩy tuổi. Hoà bình trở lại, anh ấy định ly dị vợ mấy lần nhưng mình cố can : "Không được bỏ vợ. Vi phạm đạo đức đấy! Cậu làm vậy, quần chúng họ nhìn đảng viên thế nào?" Khi ở cơ quan với nhau, anh ấy thỉnh thong cũng về nhà và mỗi lần lên, gặp mình hỏi chuyện, anh thở dài thườn thượt. Lần nào mình cũng bo : " Không yêu thì cũng cố mà chịu. Đó là tàn tích của chế độ cũ thật, nhưng là đảng viên, phải chịu. Chị ấy sẽ nghĩ thế nào về tình cm giai cấp khi mà cậu đang là một phó bí thư, là trưởng trạm. Vả lại, đứa con bốn tuổi để cho ai?"
Vậy mà bây giờ anh ấy đã yêu Dung, đi lại trước với nhau, dối tổ chức. Mình giận quá, mặt nóng như có lửa đốt.
Dung là bí thư đoàn, hai mươi tuổi, trung cấp quản lý, quê ở Vinh. Và rất đẹp! Cô ấy có khuôn mặt dịu dàng. Má lúc nào cũng hồng mịn như rắc phấn. Người đâu mà tươi thế! Nói cũng tươi. Mà cười lại khoe thêm hai hàm răng trắng bóc, đều tăm tắp như hạt na. Thì ra họ đã phải lòng nhau từ lâu rồi đây. Yên lặng một lát, không khí như ép lại đến ngạt thở, mình gằn từng tiếng :
- Thật là ngu hết sức. Bạn bè tớ nói thật, cậu không đi nước ngoài nữa! Tớ sẽ báo cáo và cậu sẽ phải kiểm điểm, có khi không nên ở lại đảng nữa.
Mình tưởng hắn ngồi yên, ai ngờ hắn lên tiếng ngay :
- Chính cậu mới là kẻ đang ngu hết sức!
- Ai ngu? Mình quát lên.
- Cậu ngu! - Hắn bình thản tr lời - Này nhé, cậu có thể làm thế nhưng cậu được cái gì? Cậu sẽ mất tớ, mất chi bộ vững mạnh, mất chi đoàn và trạm điển hình... Mất hết!
Nghe thế, mình uất quá, nhưng chưa biết đáp tr thế nào.
- Bình tĩnh đi nào! -Hắn vẫn bình thản nhẹ nhàng:
- Chi bộ có một đảng viên xấu, trong đảng có một tấm gương tồi và còn ai tin cậu nữa?
Mình ngồi bệt xuống ghế, người rũ ra như vừa lao động nặng. Hắn vẫn nhỏ nhẹ:
- Cô ấy rất yêu mình. Cậu hãy giữ kín. Và, với tình đồng hương, cậu thuyết phục thêm cô ấy không khai ra mình. Cậu có uy tín, có thể xin cho cô ấy vào Vinh. Tớ cứ đi học bình thường. Trước đó, tớ sẽ lo cho cái thai của bọn tớ. Học xong tớ sẽ lo mọi việc... Còn cậu vẫn nguyên lành. Mọi phong trào của cậu vẫn vững nguyên.
- Anh để tôi suy nghĩ thêm, tối mai tôi trả lời! Mình bảo hắn và đứng dậy mở cửa phòng.
Mười hai ngày sau, hắn lên đường đi nước ngoài học. Còn mình tiễn Dung về Vinh. Hai mắt cô ấy đỏ đòng đọc. Chia tay, giọng cô ấy vừa thong đi, vừa hun hút bên tai mình: " Anh ấy yêu em thực sự phi không anh? Chỉ năm năm nữa anh ấy sẽ về, bọn em sẽ cưới nhau. Và anh sẽ là chủ hôn đấy nhé! Em yêu anh ấy! Em sẽ hi sinh cho anh ấy tất c. Chúng mình phi bo vệ những hạt giống tài năng của đất nước..”
Thế là Dung ra đi. Cô ấy sẽ sống thế nào? Mình tự an ủi:
- Thôi thì ở Vinh đỡ phiền hơn, càng ít người biết chuyện, càng tốt cho cô ấy và cho anh ấy, cho mình.
Hai năm sau xy ra chiến tranh, mình lên đường tái ngũ.
Anh Lệt dừng kể, móc túi lấy ra bao thuốc lá. Anh rút một điếu, còn đưa cả bao cho tôi. Trăng đã lên cao, sáng xanh và tròn trịa. Trăng th thứ ánh sáng mơ hồ, mênh mang khắp mặt đất. Anh Lệt chỉ lên trăng bo :
- Trăng thế kia là có nước lớn. Có nước là đỡ vất vả hơn và dân muối đi làm về muộn cũng đỡ phải thắp đèn, tốn ít dầu. Dầu ở đây đắt không kém Hà Nội đâu, có lúc còn đắt hơn ngoài ấy vài giá. Mình chỉ mong mấy mỏ dầu bật được cả lên để có dầu, có điện... Mà có điện thì sang lắm nhỉ?
Nóng ruột, tôi cắt lời anh :
- Sau đó rồi thế nào?
- Mình kể đến đoạn nào rồi nhỉ?
- Anh đi bộ đội chống Mỹ năm nào? Tôi hỏi
- Năm sáu sáu khi tái ngũ, mình ở đơn vị chính trị mặt trận. Sau đó mình xin đi đn vị chiến đấu và được về chỗ cậu. Cậu có nhớ vụ lúa năm ấy không? Lúa tốt quá nhỉ. Bây giờ, mình cũng chẳng hiểu làm sao bọn mình đã làm đủ tám ha lúa cả chứ! Lúc nhận chỉ tiêu, mình chỉ nghĩ đến một điều là, đại đột ta phải hơn hẳn đn vị khác. Khi về đn vị, thấy cậu chưa phi là đng viên, mình cũng lạ. Chiến đấu như thế, chỉ vì hay cãi cấp trên mà không được kết nạp! Nghĩ lại, giờ thật buồn cười!
Sau đó, cậu nhớ không? Mùa xuân năm bẩy ba mặt trận cử mình đi xác minh lý lịch một số anh em ở đoàn. Hoàn thành công việc, mình tạt về Quỳnh Lưu. Mình đến Vinh bằng tầu hỏa lúc mười giờ đêm và xuống ga. Đương lang thang tìm chỗ ngủ thì mình thấy một cô gái tiến lại gần. Mình hỏi :
- Nhà trọ có gần đây không, cô ơi?
- Anh ở Hà Nội vô hả?
Khuôn mặt cô gái khá đẹp, lại tủm tỉm cười. Mình giật mình. Đó là Dung... Cô bí thư chi đoàn năm xưa. Mình giật giọng:
- Dung, có phải có Dung không?
Cô gái tắt nụ cười, đứng yên một lát, nhìn rồi bật khóc, chạy nhanh ra khỏi ga. Mình đuổi theo giữ cô ấy lại.
Đêm hôm đó mình về chỗ Dung ở. Đó là gian nhà kho trống chênh náu giữa xóm nhỏ ven thành phố. Đứa con gái tám tuổi đã ngủ trong màn. Cái màn đen sì, bạc cũ quá rồi. Dung nấu cơm cho mình ăn. Cơm có ít thịt mỡ ướp, một hộp thịt hộp dở và ít ca-la-thầu kho. Vừa ăn mình vừa nghe Dung kể chuyện.
Thì ra Dung đã không nạo thai được trước khi cô ấy về Vinh. Thai lớn quá. Điều quan trọng hơn là Dung cũng muốn giữ gìn "Sản phẩm" của mối tình đầu.
Mình không thể nuốt trọn bát cơm thứ hai khi cô ấy nói :
- Em biết rằng mọi người sẽ dè bỉu, khiếp sợ trước một người con gái chửa hoang. Nhưng em sẽ chịu đựng, bởi em tin rằng, anh ấy yêu em. Anh ấy sẽ tìm mọi cách quay lại với em sau khi đi học về. Anh ấy đã nói rằng: " Em ráng chịu để hy sinh cho anh, đó là hy sinh cho Đảng, cho sự vững mạnh lâu dài của cơ quan". ừ, người ta sợ nhất là sự cô độc. Với em, điều đó cũng không đáng sợ, nếu như nó là sự hy sinh cần thiết. Suốt năm năm trời, em chịu đựng mọi lời to nhỏ trong cơ quan. Một số kẻ đến tán tỉnh em. Chúng quấy phá sự yên tĩnh cần thiết của một con người đau khổ như em. Có một thằng khốn nạn sống bên kia đường sắt, kém em tận hai tuổi, đêm đêm tới gõ cửa. Em chặn cửa lại, doạ kêu lên. Nó cười hích hích, thì thào: " Em ơi, sòng phẳng với nhau cả thôi... Em là bạn tình của anh. Còn anh thì có tiền!". Tất cả bọn họ đều nghĩ rằng, một người con gái đã trót yêu một lần đều hư hỏng, đốn mạt như chính họ. Một số người tốt trong cơ quan thỉnh thỏang nhìn em e ngại. Em đã yêu và được yêu, vì thế em hiên ngang đi thẳng.
Thấy mình không ăn cơm nữa, Dung hỏi :
- Anh không ăn nữa à? Ăn đi chứ? Hay em lấy ít rượu cho anh uống nhé?
Mình định can, nhưng cô ấy đã quay ra đằng sau vách, rút ra một chai rượu Đức. Dung lấy ra hai chén tống, rót đầy hai chén rượu :
- Mời Anh!
Và thản nhiên, cô ấy tợp một hơi hết chén rượu.
- Cô nghiện rượu từ bao giờ thế? mình hỏi
- Nghiện ngập gì đâu. Cái thằng cha ấy mang tới, chán đời, uống vài chén cho đỡ buồn thôi.
- Thằng nào? cô bảo thằng cha nào? - Mình hỏi.
- Cái thằng Sòng Phẳng ấy!
Dung nhếch mép cười, hắng giọng, rót thêm chén rượu nữa. Cô ấy kể tiếp:
- Năm sáu chín anh ấy về nước. Sáu tháng sau, em mới biết tin anh ấy về. Suốt bao năm trời, em chỉ nhận được một lá thư chưa đầy một trang của anh ấy. Em giữ gìn nó như giữ gìn báu vật. Vậy mà khi em đến thăm thì anh ấy lại sử sự như trò bịt mắt bắt dê. Có một người nào đó, nói là người c quan anh ra, bảo : " Anh ấy rất bận!".
Em ngồi trong phòng trọ, ôm gối buồn nhưng vẫn hy vọng anh ấy ra. Mãi tám giờ tối anh ấy đến...
Bọn em thăm hỏi nhau vài câu. Rồi anh ấy bảo, anh có thể được đề bạt và chưa bỏ được vợ. Anh khuyên em ráng chịu vài năm nữa. Suốt buổi, anh không hề hỏi gì đến con gái của anh ấy cả. Thế mà khi đó, em vẫn không nhận ra bộ mặt của anh ấy.
Tối hôm sau, em ra tổng hợp mua vài thứ đồ lặt vặt. Luẩn quẩn thế nào, em lại tới gần cơ quan anh ấy. Tới ven Hồ Gươm thì còi báo động rú lên. Không có xe đạp, quen chui hầm, em nhy tuốt vào cuối hầm. Vài giây sau, có một cặp nam nữ cũng đi vào. Họ không nhìn thấy em. Họ ở vùng sáng. Đầu tiên em quay mặt đi vì thấy họ hôn nhau thắm thiết quá. Sau, nghe giọng quen quen. Nhìn kĩ, căng mắt ra. Trời i! Đúng là anh ấy. Thằng Sở khanh. Khốn nạn cái thân em!
Đêm, em lên tàu về Vinh. Suốt trong chuyến tàu ấy, em không hề khóc. Tối hôm sau về đến nhà, em xé tan lá thư xưa . Em muốn gào lên mà cổ cứ nghẹn lại. Em lấy dao cạo, ướm vào cổ tay, nhưng đôi mắt sợ hãi của con em đã chặn tay em lại. Đến khong chín giờ tối thì có tiếng gõ cửa. Em mở cửa cho thằng Sòng phẳng bước vào.
Vài tuầu kế đó, thằng Sòng Phẳng đêm nào cũng cũng mò đến. Em đã uống rượu với nó, ngủ với nó. Em không tìm hiểu về nó và chẳng cần biết nó đang làm gì. Cần gì tìm hiểu thằng đểu ấy. Mà, nó đểu nhưng không đểu bằng người em chót tin yêu đầu tiên. Với nó, ít ra em cũng có tiền. Với anh ấy, em chẳng có gì cả. Có một lúc nào đó, sau những giờ xuất nhập hàng hoá căng thẳng, em chợt nghĩ đến anh. Anh chứ không phải anh ấy. Em tự hỏi, giờ anh ở đâu? Kể cũng lạ, với mọi người, với anh ấy thì em không thấy mình xấu xa, nhưng cứ nghĩ tới anh thì em thấy gợn lên sự xấu hổ không sao cắt nghĩa được. Anh Lệt ơi. Anh có tin Dung không?
Khi Dung nói đến đấy, mình giật thót người. Trời i, còn khỏanh bí mật của con người. Xanh trong vậy ư? Khỏanh đó lại cho tặng đứa đã đồng loã với tội lỗi như mình ư?
Mình là ai? Là kẻ lừa đảo giấu mặt? Là thằng Sở Khanh?
Con người mình không đáng nhận món quà của Dung đâu. Mình muốn nói vậy nhưng không sao nói được. Khi đó sao nhỉ. Khi đó, mình chợt nhận ra, mình thấp hơn Dung nhiều. Sao mình nghĩ thế? Cậu có hiểu không?
Mình không xứng đáng được như sự tin cậy từ Dung. Đảng nào có sai bảo mình đánh đổi số phận của một con người cho phong trào? Phong trào , sự vững mạnh của chi bộ, chi đoàn, của công ty liệu có giá trị một xu không, khi chính mình là thủ phạm sâu xa đẩy một con người cụ thể như Dung đến nộng nỗi ấy? Nhầm rồi đồng chí ạ! Che giấu sự thật, cái chỗ yếu của một đảng viên, đáng lý phi công khai nhận rõ, chính là làm chi bộ mình vấy bẩn thêm. Vậy sao khi đó mình u tối thế? Tính công khai, trung thực, bản chất của tinh thần xây dựng đảng, dân chủ của đng bị mình, chính một bí thư có trách nhiệm gánh vác vi phạm. Cái thứ thành tích như lá bùa ma quái làm mù lòa con người ta. Mình định nói điều ấy cho Dung biết, nhưng nói ra thì cay đắng và tàn nhẫn quá. Bởi như thế, có thể mình lại dập tắt nốt hi vọng về sự tốt đẹp cuối cùng của một con người. Con người ta sau bao đổ vỡ, mấy ai hi vọng? Hay sự suy nghĩ ấy cũng là sự sợ hãi và lừa dối chính mình?
Mình yên lặng. Đau đớn lặng đi. Cái thằng khốn nạn mình, phải ngồi đó, phải nhìn những dòng lệ của Dung. Đáng đời chưa cái thằng mình.
Mình đã tự hành xác vậy đó. Mình đếm những giọt nước mắt của Dung. Một, hai..ba...và chan chứa.
Mình tìm cổ tay Dung. Cô ấy gỡ nhẹ và cặp mắt thốt nhiên khô như đốt hong trên lửa:
- Khi hắn no sôi chán chè, Sòng Phẳngkhông đến nữa và em thấy có hiện tượng có thai. Bấy giờ em mới tĩnh lại trước cuộc sống thực tại. Em chợt nhận ra rằng, sự ô nhục lần này thực sự không cứu vãn nổi em nữa. Những năm trước, em bình thn trước dư luận vì em luôn hi vọng. Còn bây giờ, không thể có con được. Em xin được sáu viên phòng ba (3) và uống liền hai ly rượu. Hai ngày sau đó em sốt li bì, nhưng vẫn mừng thầm, không còn sự ô nhục. Anh chị em trong trạm thấy em sốt cao quá, tưởng là lao động quá sức. Họ thay phiên nhau chăm sóc em... Nhiều lúc nửa mê nửa tỉnh, em gào lên : " Hãy cho tôi chết!".
Vậy mà không chết.
Bấy giờ, con gái em đã biết thương mẹ. Nó sợ hãi, luôn luôn bám chặt lấy em. Mỗi khi em tỉnh táo, nó bo : " Mẹ đừng bỏ con đi nhé!". Tội cho con tôi! Nó khóc và em khóc. Hình như nước mắt của nó là liều thuốc kỳ diệu.
Từ đó, em thấy rõ hơn, nó mới thực là cuộc sống mới của em. Đời em có thể hết rồi, nhưng còn đời nó. ừ, bây giờ và mãi mãi nó là nguồn sống .
- Thế còn thằng Sòng Phẳng? Mình hỏi Dung.
Thằng đểu ấy chết rồi.
Anh ta trèo lên toa tầu viện trợ ăn cắp hàng, bị công an phát hiện, bỏ chạy, ngã vào đoàn tầu đang chạy. - Cô có viết thư cho anh ấy không? - Mình hỏi tiếp. Dung yên lặng không trả lời. Mình thở dài, nhìn ngoài ra trời.
- Cô còn sinh hoạt Đoàn không?
- Không!
- Cô có còn tin vào Đảng không?
- Em tin vào anh! Dung trả lời rất nhanh.
Trời i! Thì ra, bấy nay Dung vẫn coi mình là người đại diện của đảng. Vậy mà gần suốt cuộc đời của cô ấy lại bị mình thí bỏ. Trong khỏanh khắc, mình bỗng nhận ra cái ấu trĩ nhất, xấu xa nhất ở trong con người mình. Mình không nói được điều gì nữa. Im lặng mãi, mình mới nói được vài câu: " Cuộc đời anh còn có nhiều lỗi lầm hn em. Nhưng bây giờ không thể khóc lóc được. Theo anh, em cứ nghĩ đến tưng lai, hy vọng ở con em là điều rất đúng. Chiến tranh kết thúc, anh sẽ quay lại. Anh tin rằng anh sẽ giúp được em nhiều. Em hẵy hứa với anh, hứa đi... Nếu tin ở anh thì em không được uống rượu nữa. Chúng ta cần làm lại."
Từ đó, mình thường xuyên viết thư cho cô ấy và cũng thường nhận được thư của cô ấy. Thư cô ấy bao giờ cũng ngắn. Nhưng thư nào cũng có vài dòng về đứa trẻ.
Mình trở lại đại đội và từ đó cậu thấy đấy, mình sống trầm đi. Mình phi biết n Dung. Thực tiễn giáo hóa con người ta mạnh hn, sâu sắc và quyết liệt hn lý thuyết. Cũng như cái roi đời mà. Cậu đừng cười thế.Chúng ta đều là con người. Từ Con lên Người cần có thời gian.
Anh Lệt húng hắng ho. Tôi bo:
- Ta về nhà đi!
- Không phải lạnh đâu. Trở trời đấy. Ngày mai sẽ nắng lớn. Vết thưng ở ngực luôn đo thời tiết. à, cậu có nhớ câu " nước sông, công lính không?"
- Câu nói cửa miệng của anh em ta, sao em không nhớ! Tôi nói.
- ừ! Từ sau chuyến công tác gặp Dung, mình rất ghét câu nói ấy. ở một góc độ, câu nói ấy nói lên sự đóng góp công sức hết sức lớn lao của những người lính. Nhưng ở góc độ khác, lại thấy câu nói ấy hết sức vô ý thức!
- ?
- Cậu nghi ngờ à? Nó biểu hiện sự coi rẻ, không biết coi trọng sức lực của anh em, của con người, sinh linh, đồng đội. Có một thời, các cán bộ chính trị của ta không hề suy nghĩ sâu sắc để uốn nắn. Mỗi khi công việc ùn lên, người ta hay tặc lưỡi và nói câu ấy. Cán bộ nói, chiến sĩ nói. Nói quen, thành tiềm thức. Nhiều cấp chỉ huy, hay vận câu nói ấy mà phung phí sức lực của binh sĩ. Họ hành động thiếu suy nghĩ, không biết tiếc từng ít sức lực của đồng đội. Bao biện cho lối làm việc thụ động của họ.Việc gì cũng làm, trên nói gì làm thế. Việc nào cũng dăm dắp theo lệnh trên. Mà cấp trên thì không phi khi nào cũng đúng. Chẳng khác gì nói, quý xăng như máu, nhưng trên thực tế, lại coi động lực thúc đẩy chiến tranh, mạng lính, máu lính như nước lã, rẻ hơn nước lã.
- Anh kể tiếp đi! Tôi giục
- Năm bẩy sáu mình bị thương ở biên giới. Khi ấy mình đã là phó chính uỷ trung đoàn, hàm thiếu tá. Khi nằm viện, mình chợt nhớ tới Dung da diết. Mình viết thư về mà không thấy cô ấy trả lời... Suốt ba tháng trời luôn sống trong tâm trạng áy náy, bồn chồn. Không biết cô ấy có việc gì xảy ra không?
Một tháng sau mình được lệnh về thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục chuyển ngành. Về bộ lấy quyết định xong, mất hai ngày rưỡi chen chúc, chật chội, mình đáp tầu đi Vinh. Xuống ga, mình đi thẳng tới nhà Dung.


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Toanli: May 31 2003, 09:22 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Toanli
post May 31 2003, 08:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Thành phố đang xây dựng lại. Mình tìm đến ngôi nhà cũ của Dung. Hỏi ra mới biết nhà cô ấy mới chuyển về văn phòng công ty X. Lần mò dọc con đường máy ủi đương bằm nát, tìm thấy dẫy nhà công ty X, mới xây lại. Mình trình giấy tờ thường trực.
- Anh gặp ai rứa? Bà thường trục quắt queo, cau có hỏi.
- Tui hỏi o Dung.
- Anh từ biên giới về? - Bà ta cười.
- Tui từ biên giới tây nam về!
- Chui cha! Bọn bay ơi! Gọi vọng vào trong nhà, bà ta làm như bắt được vàng. Tụi bay ơi! Cha con bé đây rồi ! Thế mà con Dung cứ điên hoài. Anh tên là Lệt hê? Con bé cứ giấu giếm mãi, đến khi con nó bỏ nhà đi, nó phát rồ mới ứng lên khai tông tốc chuyện nó giấu kín mười mấy năm nay.
Trong nhà, mấy anh chị em chạy ra tò mò nhìn, làm mình ngớ người ra.
Suốt hai ngày sau đó, mình đi tìm đứa con Dung cùng với một chị ở cơ quan. Mình thấy nó trên đoàn tầu sắp sửa đi nam. Mình gọi nó. Nó bỏ chạy. Đuổi theo dọc đường sắt, giữ được lại nó lại, mình gọi nó bằng con, xưng bằng cha. Băt đầu nó ngờ ngợ, cứ trố mắt nhìn mình, vẻ không tin. Một lát sau, có thể thấy rõ ánh mắt thiết tha, đau đớn của mình, nó bỗng khóc nức nở, rồi nằm yên trong vòng ôm của mình. Cha ơi, cha ơi ! Nó nức nở. "Cha đây ! Cha về với con đây! " Mình trả lời và ứa nước mắt. Nó khóc dữ hơn và bất giác kể trong ấm ức: " Thế mà bọn chúng bảo con là con của... mẹ đẻ hoang ra con. Sao cha nỏ về sớm với con hở cha?"
Mình ôm con nhỏ vào lòng: " Cha đi chiến đấu con ạ. Bây giờ cha về với mẹ và con. Cha đây...Cha đây!".
Và, con nhỏ lại khóc hu hu...
Mình thu xếp một tuần ở Vinh, đến gặp đồng chí bí thư công ty và ban giám đốc, nói hết sự thật. Mình báo cáo cả việc sẽ xin cho Dung về quê mình làm ở phòng muối của huyện. Toàn thể lãnh đạo đều cảm thông khi mình kể chuyện. Họ chân thành nhận họ có thiếu sót . Họ có lỗi gì đâu. Họ bận bụi lắm... Lỗi lầm ở người khác kia.
Một tuần sau, mình từ chối công tác ở bộ và lấy giấy về Vinh. Về đến Vinh, ban tổ chức bố trí cho mình xuống Công Ty Muối. Mình xin về trạm muối quê mình và chuyển cả mẹ con Dung về đó. Mình làm trưởng phòng muối, khoá này lĩnh luôn chức bí thư. Dung là nhân thu mua muối.
- Chị ấy đồng ý luôn à? - Tôi hỏi.
- Không! Sự xuất hiện của mình và đứa con tại viện làm Dung chấm dứt cơn sốc ngay. Nhưng khi đưa ra phưng án hai đứa về ở với nhau thì Dung chống lại ghê lắm. Cô ấy bảo, cô ấy không xứng đáng. Cô ấy nói, mình còn trẻ, mình chưa vợ, sao lại lấy một người tàn tạ như cô ấy!
Nhưng mình cũng tỏ rõ với Dung, cô ấy là người tốt, còn tốt hơn cả mình, và điều quan trọng để cô ấy nghe mình là đứa trẻ. Trẻ con cần có cha!
- Thế anh có yêu chị ấy không?
- Cậu quan niệm thế nào là tình yêu? ừ, mà thôi, nói riêng về tình yêu nam nữ bình thường, có thể bấy giờ là chưa có. Nhưng bây giờ thì mình không thể sống thiếu cô ấy. Cách đây một tuần, sau khi chính thức định ngày cưới của con chúng mình, cô ấy rủ mình ra đồng muối, lấy lý do nhường nhà cho hai đứa con nói chuyện. Ngồi bên nhau rất lâu, cô ấy mới nói : "Bây giờ anh có thể thu xếp đi lấy vợ được rồi. Anh mới năm chục tuổi, chưa muộn đâu". "Dung nói gì lạ thế?" Mình gắt lên. "Con em sẽ hiểu hết, em sẽ kể rõ mọi chuyện.". "Cần gì phải nói cho bọn trẻ biết mọi lầm lỗi đã qua...Chỉ cần để chúng nó biết anh và em đã sống như thế nào thôi!". Và,... mình ôm chặt lấy cô ấy, thủ thỉ: "Em quên những ngày em chăm đẵm khi anh sốt rét đến suýt chết sao?". Cô ấy ghì mình đến ngạt thở.
Đêm đó mình thấy vợ mình đẹp lạ! Mắt cô ấy lấp lánh trong đêm. Mình hôn nhiều trên mắt, má, môi Dung. Này, cậu có vợ rồi, cậu có thấy nước mắt phụ nữ mặn hơn nước mắt cánh đàn ông bọn mình không?
Tôi cười, anh Lệt cũng cười. Hình như mắt anh ưn ướt, hay do trăng sáng làm mắt anh ướt.
Sợ anh xúc động, tôi đứng dậy:
- Cháu làm gì hở anh?
- Cháu vừa tốt nghiệp đại học sư phạm Vinh xong.
- Anh có báo tin cho bố đẻ cháu không?
Anh Lệt đứng dậy, phủi quần mấy cái liền.
- Hắn làm trưởng vụ V, lại còn tiến sĩ gì đó. Hôm lên Hà nội, mình gặp hắn tại hội nghị của Bộ. Mình và anh em tranh luận với hắn kịch liệt về vấn đề giá cả, chính sách với dân làm muối. Dân người ta khổ vì sự ì ạch của ta đấy. Mình chưa nói là mình đúng hay hắn đúng. Hắn học cao hn mình nhiều. Nhưng trong thực tế của cuộc đời còn nhiều đau khổ này, dường như con người như dạng hắn, học thức chỉ làm tăng thêm, thủ đoạn hn trong việc che dấu cái ác. Lúc giải tán hội nghị, cùng ăn trưa với mình mà hắn chẳng hỏi thăm mẹ con Dung một câu. Cái bàn vắng lặng, chỉ còn hai đứa ăn sau cùng. Mình nghe rõ hắn húp nước phở soàn soạt. Cậu thử nghĩ xem, một người không quan tâm cụ thể tới số phận của một con người, thì liệu người ấy có thể vạch ra những chính sách đúng đắn cho hàng vạn dân làm muối được không? - Vạch ra chính sách nhà nước, là bộ, là bao người chứ! Tôi cãi.
- Nhưng hắn là cố vấn, vụ trưởng, người quan trọng trong chuỗi dây chuyền. Mà tớ chỉ nói đến những ý kiến của tớ đến một con người cụ thể như dạng hắn.
Hai hôm sau, tan hội nghị, anh Lệt mượn xe của công ty mời tôi và mấy anh em làm báo về huyện anh. Khi xe chuẩn bị lên đường, anh Lệt đóng cánh cửa xe rầm một cái, rồi quay lại nói với mấy anh em làm báo bạn tôi:
- Về huyện tôi phụ trách thì không có phong trào nổi lên để viết đâu! Suốt ba năm nay, giá c lên xuống như nước triều. Một năm qua thay đổi giá muối hai lần, nhưng không kịp với mười lần mất giá của đồng tiền. Các anh đến, chỉ có một điều duy nhất không thay đổi là năng suất muối, sn lượng muối toàn huyện không hề giảm. Tất nhiên còn có sự lãnh đạo của c huyện nữa,nhưng bọn tôi cũng có nhiều cố gắng đấy chứ, phải không các anh?
- Bọn em không định viết về phong trào đâu, bọn em chỉ đến ăn tôm và xin ít hoá chất của các anh thôi! Tôi đùa.
- Mùa này làm gì có tôm! Nhưng có mắm moi chấm thịt mỡ tuyệt lắm. Đó là xu hướng chung phá thế độc canh làm muối đấy. Nuôi tôm nước lợ, sản xuất hoá chất từ nước ót của toàn huyện, các vùng đồng muối của ta đang hứa hẹn nhiều vấn đề lắm. Tôi chạy dọc chạy ngang vay vốn, xin vật tư, cũng vì ba cái việc nhỏ ấy cả thôi! Anh Lệt cười toác c miệng, chỉ ra ven đường:
- Nơi đây có núi đá vôi, có năm sáu vạn tấn muối. Chuyên gia người Đức đã khảo sát rồi, có thể sản xuất được xô-đa cung cấp cho toàn Đông Nam á. Vẫn là vấn đề làm sao cho dân làm muối có ăn, để đẩy năng suất muối lên thôi...
Chiều hôm đó, bọn tôi gặp chị Dung. Vùng đất tốt lành ven biển hay hạnh phúc tràn trề bấy nay làm đôi má chị ửng đỏ. Tôi ngắm chị mãi, lúc họ nhà trai tới đón dâu. Con gái chị tươi đẹp, rực rỡ trong chiếc áo dài màu trắng, ôm bó hoa lay n anh Lệt mua từ Vinh về. Anh Lệt kéo chị Dung dựa vào anh, mắt ươn ướt. Và, tôi đã nhìn thấy hai dòng lệ chan hoà từ đôi mắt đẹp của chị Dung chảy nhanh qua đôi má hồng, ri xuống. Đất cát thấm nhanh những giọt lệ. Tôi chợt nhớ câu nói đùa của anh Lệt: " Nước mắt của phụ nữ mặn hơn...". Làm rớt quyển sổ tay của mình, tôi vội cúi xuống, nhặt lên. Gió biển lật nhanh mấy tờ giấy. Tôi nhìn thấy một dòng chữ mình ghi:
- Sản lượng muối toàn tỉnh Nghệ Tĩnh, tính đến tháng mười năm 1986 là một trăm ngàn tấn.
11-1986

(1) Thống thu: Nhà nước độc quyền thu mua
(2) Bám nại : Bám sát đồng muối để sản xuất
(3) Phòng ba : Loại thuốc chống sốt rét cực mạnh.


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Toanli: May 31 2003, 09:33 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tdna
post May 31 2003, 11:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

đầu gấu


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.217
Tham gia từ: 15-November 02
Đến từ: Hungary
Thành viên thứ: 540

Tiền mặt hiện có : 1.724$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Nghe bác Toanli nói chuyện hay lắm .Không dễ gì được 1 người viết văn và đã có nhiều tác phẩm hay được đón nhận ngồi trao đổi cùng như thế này đâu .(Riêng em có hai lần vinh dự một là ngồi nói chuyện với bác nhà thơ Hoàng Vũ Thuật hai là được đích thân bác Trúc Thông gửi thư clap.gif clap.gif clap.gif ) .
Về cấu trúc truyện này nọ thì em ko thạo nhưng em cũng thử viết chơi rồi .Có 1 truyện ngắn nhưng cả 2 năm nay viết mãi mà viết không xong .Bởi viết xong đọc lại thấy dở quá .Ranh giới giữa một truyện ngắn hay và truyện ngắn dở mong manh quá ,lệch một tí thì đã đi đứt rồi .Mới hay rằng viết văn là một công việc không dễ .Theo em ,muốn thành một nhà văn thật sự thì phải có cái dài hơi .Đó là cái vốn sống ,cái trăn trở của người cầm bút ,viết nhiều trăn trở nhiều ,thất bại nhiều mới trở thành nhà văn .Có nhiều bạn trẻ ,viết được mấy truyện ngắn hay mấy bài thơ được giải báo này báo nọ ,tác phẩm tuổi xanh thế nọ thế kia rồi chết lịm ,không gượng nổi thêm ,bởi không có cái dài hơi .Nguyễn Nhật Anh chỉ hay ở những tác phẩm dành cho lứa tuổi học sinh sinh viên thôi ,qua mảnh đất khác anh ấy chịu ngay .Vì thế tuy nổi tiếng nhiều nhưng anh Ánh chưa thực sự là nhà văn có tầm lớn hiện này .Dài hơi hay không cũng phải kể đến độ dài của tác phẩm nữa ,đó là chưa nói đến chất lượng đấy .Trong nhiều năm gần đây ,người ta khuyến khích kêu gọi các nhà văn chú ý đến mảng tiếu thuyết .Bởi một nền văn học mà thiếu đi những tiếu thuyết thì non kém lắm ,thế nhưng không nhiều những tiếu thuyết được ra đời .May thay đọc được của Lê Lựu của Phan Huy Thiệp ,..
Có dài hơi mới không lặp lại chính mình .Một nhà văn cảm thấy khi đã mỏi mệt và lặp lại thì nên bỏ bút hẳn hoặc nghĩ ngơi một thời gian trước khi lao động tạo ra những luống cày mới .
Nhà văn trẻ ? Có nhiều người không trẻ chút nào .Thậm chí cả 40 ,50 nhưng đột nhiên bùng sáng ,rực rỡ .Có thể người ta sẽ ngạc nhiên nhưng thực sự suy ngẫm thì điều đó không có gì lạ .Người ta trẻ bởi tác phẩm ít hay chưa được biết đến trước đó .Nhưng ngòi bút thì đã chín rồi .Có người 2 ,3 chục năm trời mới viết nổi một truyện ngắn để vụt sáng .Bởi đã ấm ủ bao năm ,họ đã có sự dài hơi ,đã có vốn sống .Nói như bác Toanli ,nhốt một nhà văn giữa đảo anh ta chết ngay .Nhưng cho anh ta một cánh rừng của vương quốc này ,anh ta có thể tái hiện trước mắt bạn những cánh rừng khác hẳn của vương quốc kia cho dù 1 lần cũng chưa đến đó .Đó là cái tài ,cái thiên bẩm và cái dài hơi từ hiện thực cuộc sống đước chắt lọc qua ngòi bút run rẩy của anh ta .Không hiếm những tác phẩm mà nhà văn đã miêu tả chính xác và hay kinh hoàng 1 địa danh mà anh ta chưa biết tới (em quên tên nên ko đưa ra đây nhưng thực sự là có ) .Đến nay thì em vấn vô cùng khâm phục các cụ L.Tỗnxtoi với "chiến tranh và hòa bình ' ,cụ Hugo với "những người khốn khổ "
Nói nhăng nói cuội mạn đàm .Biết đâu 3 chục năm nữa ,nếu trời còn cho sống ,rảnh rỗi ko biết làm gì em lại trở thành đồng nghiệp của bác Toanli thì sao ? Có phải không bác .Em nghĩ viết văn hay cần có cuộc sống nhàn (nhưng cái tâm không nhàn ) hoặc quá quẫn bách ,đại loại như nghèo đói ,đó đôi khi cũng là cảm hững cho nhà văn
Chào các bác stretcher.gif clap.gif clap.gif


--------------------
Ngó qua bên bến Tô Châu
Thấy em gánh nước trên đầu giắt trâm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 1 2003, 12:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.008
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.894$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



1. Trích Muối mặn của Toanli "Thôi, dẹp cái tình hình ấy đi". Cái cụm từ này bác dùng thú vị thật. Đây là cách nói của nhà lính. Làm tôi lại nhớ lại câu cửa miệng hay được nghe kiểu "Nhà Em hoàn cảnh lắm", trong khi phải nói đầy đủ là "Hoàn cảnh nhà em neo đơn lắm" mới đúng theo ngữ pháp thông thường. Những từ "tình hình", "hoàn cảnh" dùng ở đây rất chướng, nhưng để tái tạo lại không gian môi trường LÍNH BẮC thì thật tuyệt. Thêm một ví dụ nữa để nói lên rằng nhà văn phải tự do trong dùng từ, không câu nệ. Để dùng được nó quan trọng là biết quan sát, sử dụng, nhậy cảm với cuộc sống. Thêm một ví dụ Văn không cần bằng nữa.

2. Về việc "tái tạo" hay "sản xuất" trong văn chương, có lẽ nên thay nó bằng từ sáng tạo (creation) thì đúng hơn, trong đó việc sử dụng các tư liệu cuộc sống đời thường được nhào nặn lại qua nghệ thuật viết của tác giả, cũng như sự thật(reality) và sự tưởng tượng(imagination) phải được được coi là tương đương. Tác giả là người sáng tạo, cha sinh mẹ đẻ duy nhất của tác phẩm. Tôi vẫn hay nghĩ họ như Đức chúa trời vậy. Các truyện Vàng Lửa, Kiếm Sắc của NHT không phải là dạng ấy rôi ư ? Những chi tiết trong những chuyện đấy, cái gì là thật cái gì là giả đây.
Quan niệm tái tạo (reproduire) có lẽ là quan niệm của lý luận "Hiện thực xã hội chủ nghĩa" vốn được truyền dậy nhiều (thực chất là lý luận văn học "duy nhất đúng" ở VN). Nó bắt nguồn từ quan niệm của chủ nghĩa Mác về quan hệ giữa "Kiến trúc thượng tầng" (superstructure) của xã hội bao gồm văn hóa, chính trị, thẩm mỹ, ... với kiến trúc hạ tầng chủ yếu là kinh tế bao gồm: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất...Theo Mác, về mặt triết học thì thượng tầng là tấm gương phản ánh hạ tầng, nhưng theo một mức độ "lý tưởng hóa". Người ta dựa vào đấy một cách giản đơn để đòi văn chương "phản ánh" cuộc sống, cộng thêm một tý "ước mơ" bó buộc kiểu "ta nhất định thắng địch nhất định thua" mà nhào nặn ra "hiện thực xã hội chủ nghĩa". Ở VN, đã có một cuộc tranh luận về văn học "duy vật hay duy tâm" nói về nhưng quan niệm này giữa Hải Triều và Hoài Thanh. Đọ lại thì thấy Hải Triều đơn giản hóa vấn đề quá. Với tôi, văn chương phản ánh thực tế, nhưng nó không phải là cái gương, kiểu ánh xạ một đối một. Nó phản ảnh cuộc sống qua một cảm nhận chủ quan, qua thẩm mỹ của tác giả. Không kể bản thân văn chương cũng có sự tồn tại độc lập của nó. Coi nó như cái bóng của hiện thực là làm mất phần sáng tạo, cái riêng của nó. Vì thế có lẽ chỉ nên dùng một từ là "sáng tạo" trong văn chương là đủ. Hay coi sự sáng tạo, tôn vinh nghệ thuật sáng tạo của tác giả là chính, đừng có gò ép nó, dù sự gò ép đó dùng để "tải đạo" đi nữa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang  1 2 3 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC