Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Em ơi đừng Nản Lòng Yêu

Toanli
post Jun 7 2003, 10:26 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Hôm nọ trên mjang TTVN tôi nhận được thư một cháu gái đanghojc lớp 11, lại ở Đức tôi nhận được hai thư bạn đọc cũng thường lên mạng và hỏi tôi về cách thưc viết một truyện ngắn thế nào và làm sao trở thành nhà văn.
Xin bạn hày chớ cười nhạo họ. Cũng nhu wtooi ngày xưa ở trên ghế phổ thông mộng làm một nhà nghiên cứu vật lý. Cũng như tôi hôm nay già rồi, đi đường chợt thấy một cô gái quá đẹp, bỗng trong gió nhẹ và nắng nhạt khao khát ngắm theo cô gái chiêm ngưỡng sự thần diệu của tạo hóa mà tự khát ước gì ta trẻ lại để lại được yêu. Mộng bình thường!
Từ những câu hỏi rất chân thành ngây thơ như vậy tôi bắt gặp tôi chợt nhớ về con đường của mình và n muốn tâm sự. Thực ra với tôi nhu cầu viết cũng chỉ tương tự như nhu cầu giao tiếp thể hiện mình trên mạng của các bạn ở đây. nó là tương quanduy nhất để phá vỡ trạng thái cô dơn vốn dĩ con người bản chát không muốn. Có phải ko nếu điều ấy trúng khi chúng ta bắt đầu tiến hóa từ đời sông bầy đàn và muốn cùng hí lên một tiếng để tìm cái nhìn của bầy đòan.
Nhu cầu viết thực sự co s ich và phát tán khi nó trở thành một nhu cầu cấp bách không viết không được.Trong cuốn sách của nhà thơ Mẩi rai ne mà chị Phạm Thịn Hòai dich, có câu rất hay, đấy là khi nhà thơ nói: bạn dừng hỏi ai cả, hày tự hỏi trái tim mình.
Năm 1988 khi thấy mình viết có thể mãi vẫn thế, tôi bỏ bút. Vầqưng tất cảnhững bản thảo giang dở vào bếp lửa.Rồi đi Đức kiếm tiền. Nhưng thực tế khi ra xứ người, sự viết cứ dai dẳng bám theo và rồi cầm bút nhưng cứ viết là thấy giả dối khi đọc löại.
Tới 1996 tôi chưa khi nào làm thơ nghiêm túc bỗng nảy nòi viết cả trăm bài thơ gửi vềcho Bế Kiến Quốc. Khi đió, tôi ko y sthuwsc là thơ lọai gì viết hòan tòan nhu con tim mình.Và bạn tôi đã biên tập lần löượt x cho ra ba tập thơ.
Cho tới hôm nay tôi quyết định ko bao giờ in thơ nữa, dù c vẫn làm thơ khi thích, khi con tim đòi thơ . Bởpui chính thơ đã giúp tôi vượt qua rất nhiều trong cuộc sông scura cá nhân rất nhiều khi cảm thấy khó có lối thóat. Hơn nữa qua thơ tôi suy nghĩ được nhiều hơn , kĩ hơn trên văn xuôi.
Trong sô sbef bạn có người hiểu vẫn động viên tôi làm, thơ. Nhưng có người bảo : Thơ anh như cứt, thơ tôi như cứt có làm mãi mãi lẫn vào đám thi sỹ quèn , xin anh tập trung vào văn xuôi.
Tôi tự biết, nếu lấy thơ làm mốc, đúng là thơ tôi xếp vào đám thi sỹ VN thì mờ mịt lại khúat nẻo vô cùng bên những danh vị đã định hàm trong văn ddàn. Nhưng người ta làm thơ đâu chỉ tìm danh vọng? Nếu như thơ nâng đỡ một lần tôi.
Cũng như thế con đường viết , kể cả những bộ môn nghệ thụât khác có tác dụng tương hỗ bổ xung cứu cánh cho những khuyết tật..Ngay cả khi đi xem tranh cũng vậy, đấy là những ngày toi và Thành Chương lang thang trên những Galerli ơt Hà Nội , đàm đạo về hội họa. Tôi chợt nhận ra những điều mà ở văn xuôi cần có sự tiếp nhậnnngoon ngữ của hội họa để bổ xung trong tiếp cận không khí truyện. Và thế là viết...
Sự viết, khi tiến tới một tác phẩm hòan chỉnh được giới vănchuwonwg công nhận là có nghjeej thụât thực sự phải có quá trình tu luyện và thóat khỏi bảnnawng. Chữ hay vô cùng. Nếu chỉ tiến tới cái ngây thơ từ gốc bản năng thì người nghệ sỹ mãi mãi khong cất cánh.Nó cần phải có quan sát nữa và có sự tham gia củả trí tuệ. Một sô nha văn bị nhận xét là rất Thạo thường là ở thơ. Lhi anh ta cố viết mà thiếu cảm xúc, chỉ riêng dùng trúi tuệ để viết thì cho ỉ manh lại một tác phẩm khô không có linh hồn. Nhưng những nhà văn lớnthif ko thẻ chỉ viết theo bản năng, duy trì cái ngô ngọng của tuổi ban đầu. Trào lưu tiểu thuyết tự nhiên vượt qua hiện thực của Ban dzac là nhà văn Zôla viết hết sức chủ tâm với những tính tóan hết sức ngặt nghèo trong một dãy hệ thống tác phẩm. Do vậy mà trong quá trình viết là không chỉ cầu đợpi riêng cái tài năng hay cái cảm thụcó tính bẩm sinh mà thượng đế cho ta. Không ngoa nếu như NHT tự nhận chỉ có 50% là cố gắng của bản thân. Vàở 50% ấy bao nhiêu là cái Tài và nao nhiêu là quá trình hấp thu những tinh túy của các nhà văn đi trướctuwfng ngày ngấm, vào anh và trở thành tài sản của anh.
Một người có thể có tài và bất nhiên một ngày viết một truyện ngắn hay thậm chí được giải. Thế giới người ấy mất tích. Hoặc sau đó có viết nhưng thối không ai đọc nữa. Đấy là số phận, nhưng đa số là tự ngồi mân mê cái mình đạt được và không bao giờ vượt qua nó. Đấy là chết.
Nhà Văn Thùy Linh xuất hiện với giải nhất Mặt Trời Bé Con trên báo Văn nGhệ 1986. Chị đi học ở Nga học viện Goc ki nhưng mãi tới gần đây mới xuất hiện trở lại cho dù văn chương với chị, tôi biết , ngòai miệng kêu chả chi phối gì , nhưng lòng thì đăm đắm...
Nhu thế không chỉ một yếu tố tạo nên tác phẩm và không chỉ chờ đợi ..cũng không chỉ không hề biết con đường tôi đang tới sẽ thế nào. Nó hệt như quy luật từ Tôi( bản năng) tới phủ nhận Tôi thành Tôi mới( bản ngã) và tu tới tuyệt kĩ, (đã tới đayy rồi thì gần với trời đất rồi còn gì) đấy là Tôi (bản thể) như Nguyẽn Thanh Sơn có lầ khao khát.
Tôi nghĩlà biết đâu đấy trong các bạnddaay sau này có người trở thành một nhà ăn chân chjinsh
Xin Em ĐừnG nản lònh Yêu
đấy là một câu thơ của Nguyẽn Duy viết trên bức tranh anh tặng tôi tại nhầmf tôi ưa thích.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
khoaitayran
post Jun 7 2003, 01:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Chị Khoai có chồng zồi


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 4.909
Tham gia từ: 22-August 02
Đến từ: Từ những phố xưa tôi về...
Thành viên thứ: 226

Tiền mặt hiện có : 98.642$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Khi nào lòng mệt mỏi đến mức không còn cả mong muốn, em xin mượn câu này của bác. v.gif

Dù sao thì cái thời con gái cũng vụt đi như hoa gạo rồi, nhưng Em ơi đừng nản lòng yêu!


--------------------
Thôi em, nước mắt
Đừng rơi lã chã

Già xấu béo thì đã làm sao nào?

Em mãi là hai mươi tuổi
Anh mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp

Không có gì là vĩnh viễn



Member of ePi Sys Dev Group


user posted image




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 7 2003, 04:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



To Khoai,
Hoa gạo năm nào cũng cứ đến mùa là nở. Nó có mất đi đâu mà sợ. leuleu.gif
To Toanli,
Không biết bác nghĩ thế nào, chứ với tôi, triết, nhạc, họa, văn, thơ đều quy về một mối. Thường thì Triết là cái lõi, là thẩm mỹ, là nội dung. Còn lại Nhạc,Họa,Văn,Thơ là những loại tiếng (language) khác nhau để thể hiện. Mầu sắc trong Họa, Âm thanh trong Thơ, Ngôn ngữ, từ vựng trong Văn Thơ. Cho nên người ta hoàn toàn có thể học lẫn nhau trong các bộ môn nghệ thuật này. Trong nghệ thuật hiện đại thì các phong trào như Đa đa (dadaisme), siêu thực (surealisme), ấn tượng(impressionisme) đều có những ví dụ trong hội họa, âm nhạc, văn chương cả. Bác yuyu có phản bác nói rằng triết không phải là đầu mối trong hội họa nói riêng, hay nghệ thuật nói chung mà phải cảm tính, tình cảm. Xét về lịch sử thì đúng là như vậy, nhưng đấy là lịch sử. Cũng như người ta nói "vật chất có trước, tinh thần có sau", nhưng trong hiện tại con người đều hành động theo suy nghĩ của mình, phần nhiều ngược với bản năng. Thế cho nên thứ tự ra đời trong lich sử không có ảnh hưởng đến sự sử dụng của nó về sau.
Thế cho nên tôi vẫn quan niệm, triết học là lý thuyết của văn chương, chứ không phải là lý luận sáng tác kiểu kỹ sảo như người ta vẫn dậy như một lối mòn trong bình văn, hay trong các trại sáng tác. Kỹ sảo, tức là nghệ thuật thể hiện, thì người viết phải tự tìm lấy, không thể quy nó ra thành công thức được. Cũng chính vì thế mà tôi phản đối việc "sản xuất" văn, cũng như việc coi văn là minh họa của cuộc sống. Văn cũng như các loại hình nghệ thuật khác là sự thể hiện của cái đẹp, của thẩm mỹ. Thẩm mỹ bắt nguồn từ cuộc sống. như vậy là bằng một con đường vòng, Văn thể hiện cuộc sống.
Tôi cúng đồng ý với bác về quá trình xóa bỏ cái tôi trong sáng tác, phải đi từ tôi bản năng sang tôi bản thể. Nhung cái gì giúp nhà văn, nhà nghệ thuật đi tới cái đó. Rõ ràng chỉ có kinh nghiệm sống riêng không đủ, mà nó cần có triết, cũng như kỹ xảo văn chương. Không phải người viết văn nào cũng vượt được qua nó. Càng là nhà văn chuyên nghiệp, thì phần triết và kỹ sảo càng tăng. Còn phần kinh nghiệm sống riêng càng giảm. Chắc bác sẽ nói, như vậy là người ta viết không thật. Không phải. Cái thật lúc này lại chuyển từ cái thật kinh nghiệm riêng tư sang khả năng đồng cảm chuyện của người khác, để biến nó ra thành văn thơ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hoping
post Jun 7 2003, 04:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Unregistered









"... Xin em đừng nản lòng yêu
Tình tang là cuộc phiêu lưu tuyệt vời

Xin em đừng ngán cuộc chơi
Phiêu lưu đã nhất trần đời là mơ

Xin em đừng mỏi mong chờ
Phiêu lưu tới bến tới bờ còn xa..."



Go to the top of the page
+
grass
post Jun 7 2003, 09:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Elite Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 1.375
Tham gia từ: 4-January 03
Thành viên thứ: 666

Tiền mặt hiện có : 64.223$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(hoping @ Jun 7 2003, 09:14 AM)
"... Xin em đừng nản lòng yêu
Tình tang là cuộc phiêu lưu tuyệt vời

Xin em đừng ngán cuộc chơi
Phiêu lưu đã nhất trần đời là mơ

Xin em đừng mỏi mong chờ
Phiêu lưu tới bến tới bờ còn xa..."

Hi hi, thêm nốt 2 câi cuối giúp bạn hoping, 2 câu này mới thật là "xin":

Xin em đừng vội vàng già
Hiểu cho nhau, sống đã là phiêu lưu

Sống đi, sống thôi, đừng nản lòng, hi hi


--------------------

Từ đó giữa đời anh
Có mùi hoa cỏ dại



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
grass
post Jun 7 2003, 10:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Elite Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 1.375
Tham gia từ: 4-January 03
Thành viên thứ: 666

Tiền mặt hiện có : 64.223$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Nhân tiện, cái tập chị Hoài dịch mà anh Toanli nói tới là tập Thư gửi một nhà thơ trẻ của Rainer Maria Rilke. Trước khi đọc được tập đấy, nhà em có đọc bài này của Vũ Bằng, chắc viết cũng để khuyên các cô bé lớp 11 và cậu bé năm thứ 2 đại học muốn viết truyện ngắn, hi hi.

Có 2 điều nhận ra sau khi đọc cái này: thứ nhất, nó thật là hay, thứ hai, mình sẽ chả bao giờ thành nhà văn cả.

Ít lâu sau đó, trong một buổi chiều thơ mộng dưới gốc cây ở quán nước trong thư viện quốc gia, hí hí, nhà em phát hiện ra rằng tất cả những thứ rất hay tưởng là của Vũ Bằng hóa ra là... của Rilke sad1.gif Tất nhiên bác Bằng trong 1 dòng nhỏ nhỏ trong bài cũng có nói đây là ý của Rilke, có điều không ngờ nó 99,99% Rilke như thế. Buồn mất 5 phút. Hi hi, nhưng lớn lên là cần phải biết tha thứ hypocrite.gif , sau này có nghĩ nếu mình thích 1 cái gì đó, rất thích, hẳn mình cùng sẽ đi nói với tất cả mọi người điều đó, và có thể mình cũng quên mất source. Vũ Bằng chắc hẳn rất thích Rilke.

Bản dịch Rilke của chị Hoài em không có ở đây, post lại bài của Vũ Bằng. Cho những bạn muốn viết văn.

Không viết ông có sống được không?
Vũ Bằng

Trong khoảng 5, 6 năm nay, những người có học nảy ra ý muốn viết văn nhiều lắm. Vì được trực tiếp nói chuyện với họ luôn và bởi công việc cho tôi được luôn luôn đọc những thư của họ gửi về nói tới những ý tưởng và nỗi băn khoăn, tôi thấy rằng một cái gì đương kết lại trong óc họ và một thế hệ văn chương mới hơn, chẳng chóng thì chày, cũng sẽ nảy nở ở nước ta. Một bọn mới sẽ lên thay lớp người cũ, đó là tiến bộ. Những cái lầm cái hỏng của lớp nhà văn bây giờ sẽ có một ngọn gió mới đến quét đi! Luật đào thải ở nhiều trường hợp thật là có ích. Người ta không cầu gì hơn.

Nhưng có một điều đáng lo cho họ: những người mới viết đó phí phạm tâm hồn và hơi sức đi nhiều quá, trong khi họ chưa có một quan niệm chắc chắn gì về việc viết văn. Họ bắt đầu viết bất cứ cái gì, và họ viết như người ta ăn, không nghĩ mình viết như thế để làm gì và mình không viết thì có làm sao không. Miễn là có một bài văn gửi đăng lên báo chí.

Nếu bài văn ấy được đăng, tốt lắm.

Nếu không, họ sẽ phàn nàn to lên rằng toà soạn dìm tài và tức giận vì có nhiều bài rất kém mà được đăng còn họ rất hay thì bị loại.

Nhiều người trong số đó viết cho tôi những bức thư rất thiết tha và hỏi nên làm thế nào. Sự băn khoăn mà tôi thấy đã làm cho tôi cảm động.

Nhưng khuyên thì khuyên thế nào?

Người ta không thể đứng về phương diện một nhà báo mà bàn đến viết văn, nhưng nếu họ cho phép tôi được khuyên thì tôi cứ xin khuyên một điều: "Các ông đừng thất vọng. Nếu các ông thích viết, cứ viết đi, nhưng ta đừng nên trông ở ngoài nhiều quá. Không ai có thể khuyên bảo hay giúp đỡ ta đâu!".

Muốn viết thì chỉ có một con đường mà thôi. Những danh sĩ trong thế giới đều nghĩ vậy.
Là ta đi vào trong ta, ta tìm cái thực của ta. Ta hỏi xem tại sao ta lại cần phải viết văn và ta nên xét xem cái cần đó có đâm mầm mọc rễ ở trong chỗ sâu thẳm của lòng ta không.
Ngày trước, báo Litérature ở Pháp đã mở một cuộc trưng cầu ý kiến về vấn đề "Tại sao lại viết?". Francis de Miomandre cùng với Rainer-Maria Rilke trả lời: "Viết bởi vì cần phải viết!".
Và hai ông khuyên những người đi sau như thế này: "Bạn phải thú thật: Nếu có ai cấm bạn viết thì bạn có chết được không?".

Nhất là bạn phải trả lời cho thành thực câu này: "Những đêm khuya yên tĩnh, bạn có bao giờ tự hỏi có phải thật là ta bị bắt buộc phải viết không?".

Ta phải cố gạn tim óc ra để tìm lấy câu trả lời sâu xa nhất. Nếu trả lời "có", nếu trước câu hỏi nghiêm trọng đó, bạn thấy rằng "ta bị bắt buộc phải viết thực" thì bạn nên hy sinh cho việc viết văn.

Bạn lại gần vũ trụ. Bạn gắng tìm cách diễn đạt, như thể bạn là người thứ nhất trên trái đất này diễn đạt những cái gì bạn trông, bạn thấy, bạn sống, bạn yêu và bạn mất.
Bạn nên tránh những đầu đề "tình ái" bởi vì đó là những đầu đề "sắc nhất, nhàm nhất, mà chính đấy là những đầu đề khó viết nhất".

Bởi vì bao nhiêu ý tưởng hay và bao nhiêu cách suy diễn khéo, rất nhiều người đã thực hành được mất rồi. Nhà thi sĩ hay văn sĩ may ra chỉ đạt được khi nào đã già dặn, đã làm chủ được ngòi bút của mình thôi.

Bạn nên tránh xa những đầu đề lớn lao quá. Thường bạn nên nói những cái tầm thường thôi: những nỗi buồn rầu của bạn, những tư tưởng, ý nghĩ có đến thực ở trong óc bạn, niềm tin tưởng của bạn đối với một cái đẹp nào.

Bạn viết tất cả những cái đó ra với một sự thành thực mật thiết, êm ả và khiêm nhường.
Muốn diễn những tư tưởng, bạn không nên cầu kỳ, chỉ nên dùng những vật ở chung quanh, những hình ảnh ở trong giấc mộng của bạn, những đồ vật kỷ niệm của bạn.

Đừng nên cho rằng cái nơi ta đưng sống nghèo nàn quá. Ta chỉ nên trách ta không là nghệ sĩ để tìm thấy, nhận thấy những sự giàu sang của đời. Văn sĩ là một nhà sáng tạo. Đối với nhà sáng tạo không có cái gì là nghèo cả. Bất cứ cái gì và chỗ nào cũng gợi được những tư tưởng và hình ảnh hay và đẹp.

Ngay ở trong một cái nhà tù mà bốn bức tường bịt hết những tiếng động ở ngoài đường phố, bạn cũng có thể viết được.

Tuổi thiếu thời - cái kho tàng quý báu và thiêng liêng đó, cái hầm chứa những kỷ niệm êm dịu đó - chẳng là một cái đầu đề bất tuyệt cho chúng ta là gì? Ta nên cố gắng mà thu nhặt lấy và gạn lọc những cm giác của ta hồi đó.

Tâm hồn ta sẽ mạnh hơn, sự cô quạnh của ta sẽ bớt nặng nề đi. Cô độc lúc đó sẽ không là chết. Cô độc nghĩa là sống nhiều hơn và sự cô quạnh sẽ thành một cái nhà để ta sống những giờ bất trắc mà tiếng động bên ngoài không lọt được vào nơi ta ở.

Sau khi ta lại trở lại với ta, sau khi ta đã đi thăm dò trong thẳm cùng của người ta, mà có những ý tưởng hay thơ văn rung động phát ra, ta sẽ không nghĩ và tự hỏi xem những lời thơ văn đó có hay không, có đẹp không. Ta không mong chiều thị hiếu của độc gi các báo, ta lấy làm thoả mãn với ta là đủ.

Bởi vì những bài thơ văn đó viết ra được là ta nhẹ người đi, ta có cảm tưởng như người đàn bà đã đẻ ra được một thằng người bé nhỏ. Thẳng người bé nhỏ đó là quyền sở hữu của người đàn bà kia thì bài thơ văn của bạn viết nên cũng là quyền riêng của bạn. Bạn sẽ yêu nó và coi đó là Trời cho.

Trở lên trên đây là ý kiến của Rainer-Maria Rilke về việc viết văn. Lúc nào tôi cũng gắng học lấy bài học của ông. Vậy đối với những người bạn đã viết thư về mượn tôi khuyên bảo, tôi tưởng không gì hay hơn là đem diễn dịch lại những tư tưởng đó lên đây vậy.
Cần phải thành thực. Luôn luôn, ta phải tìm cách đi sâu vào trong ta. Ta khơi trong gạn đục và ta dò xét đến những ngọn nguồn mà đời sống của ta bắt đầu. ở đó, ta sẽ tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi: "Không viết, ông có sống được không?".

Nếu sau khi ta đi sâu xuống lòng ta mà Nghệ Thuật không gọi ta, mà ta thấy ta không thể thành thi sĩ hay văn sĩ, ta cũng chẳng nên oán trách giời hay oán trách ai làm gì.

Văn chương không phải là một trò du hí mà người nào cũng làm được, hay làm để mà chơi như đá bóng hay uống rượu khai vị. Không. Nó là một thiên chức, nhưng cũng là một thú tiêu khiển.

"Song đó là một thú tiêu khiển mãnh liệt quá đến nỗi có vướng nhiều sự buồn đau khổ sở - mà phàm công việc tạo tác bao giờ chẳng thế? - lôi cuốn người theo nó và làm cho người theo nó, một khi đã vướng phải, không thể nào trốn được". ý kiến này của Francis de Miomandre, tôi xin mượn để làm kết cho bài này.


--------------------

Từ đó giữa đời anh
Có mùi hoa cỏ dại



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
The Devil
post Jun 8 2003, 01:57 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 436
Tham gia từ: 29-March 03
Thành viên thứ: 991

Tiền mặt hiện có : 386$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Cái này thực ra đúng cho ko chỉ viết văn, mà cho cả những hình thức nghệ thuật khác và cả ... "viết văn" trên net nữa v.gif

Đam mê, chân thực với chính mình bao giờ cũng là cần thiết, nhưng người ta vẫn cần thêm lao động, cày cuốc một cách rất trâu bò thì mới hoàn thiện được. Cũng có nhiều cái mà sự say mê chỉ xuất hiện sau một thời gian dài vật lộn (một cách miễn cưỡng) để hiểu sâu, hiểu kỹ hơn về nó.

hypocrite.gif


--------------------
Whenever I'm caught between two evils, I take the one I've never tried.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC