Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Đi Du Học Không Về Nước Là Có Tội?

Mr. Smith
post Jun 14 2003, 07:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Đọc cái này xong buồn cười quá, buồn cười không phải vì ý kiến của người viết mà là vì người viết đang học ở ĐH Columbia. Rất ngạc nhiên.



----------

Đi du học không về nước là có tội?

Thứ nhất, nếu sinh viên đi học nước ngoài bằng tiền của nhà nước thì việc trở về cống hiến là nghĩa vụ và việc trở về cống hiến phải nâng lên thành luật pháp: không về nước là phạm pháp vì ăn cắp tiền của nhân dân.



Thứ hai, việc sinh viên đi học nước ngoài bằng tiền của các tổ chức tài trợ nước ngoài cũng nằm trong chương trình, kế hoạch phát triển chung của đất nước. Các tổ chức nước ngoài cũng phần nào chung mục đích với chúng ta là cho tiền để chúng ta đào tạo người sau này về xây dựng đất nước. Như vậy, nếu sinh viên không về thì cũng phá vỡ kế hoạch đào tạo cũng như phát triển của đất nước.

Đó là chưa kể vị thế của nước Việt Nam cộng với những đau thương thiệt hại, mất mát của đồng bào ta trong nhiều năm chiến tranh cũng là lý do để cộng đồng quốc tế ủng hộ sinh viên ta đi học. Do đó, được đi học là nhờ vào xương máu của những người đã mất, và không về là có lỗi.

Khó có thể lấy lý do rằng sau này về nước không được cống hiến mà ở lại. Vấn đề là có muốn cống hiến hay không mà thôi. Cũng như vậy, khó có thể lấy lý do là về nước không được đãi ngộ xứng đáng. Bản thân được nhà nước cấp tiền đi học cũng là một sự đãi ngộ rất lớn rồi. Và thực tế công việc sẽ trả lời: nếu giỏi vẫn được trọng dụng. Và nếu quyết tâm cống hiến thì chuyện bằng cấp chứng chỉ cũng chẳng quan trọng mấy.

Ý kiến của: luu ngoc trinh
Địa chỉ: Columbia University, New York
Email: luunt@yahoo.com


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tdna
post Jun 14 2003, 07:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

đầu gấu


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.217
Tham gia từ: 15-November 02
Đến từ: Hungary
Thành viên thứ: 540

Tiền mặt hiện có : 1.724$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Ko hiểu bác Linh cười vì cái gì .Riêng em thì thế này : em được biết trường Columbia này là 1 trong những trường ĐH danh giá của Mỹ ,nhưng sao có chú nào .....chuối vậy .Học ĐH quái gì mà có những suy nghĩ phải nói là ngây ngô.
Chắc chú này vừa sang ,đang tranh cãi với bạn bè là về hay ở nên mới bức xúc ,tuy nhiên học Columbia mà thế này ,nên về vườn thì hơn sp_ike.gif


--------------------
Ngó qua bên bến Tô Châu
Thấy em gánh nước trên đầu giắt trâm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hưng
post Jun 14 2003, 10:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Unregistered









Không về nước nhưng cứ gửi tiền về nước đáng ra cũng phải đựơc phong thưởng huân chương Sao Vàng ấy chứ lị.
Cái bọn trong nước nhưng một tháng đục trung bình nửa triệu $ vốn đầu tư vào VN thì mới đáng gọi là có tội. Nhưng ai dám làm gì bọn nó chứ nói gì đến qui tội.
Vừa rồi tớ mới đọc tin trong Sài Gòn các công tử 20, 21 nhà ta đua oto trên đường. Không phải đua xe đểu mà là đua bằng Mercedes, BMW, Lexus.. Giá trung bình mấy lọai này về đến VN là khỏang 70-100 ngàn $. Vậy mà chúng nó cũng có để đua thì công nhận VN lắm thằng giàu thật.



Go to the top of the page
+
TanNg
post Jun 16 2003, 11:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Unregistered









Nhưng dù sao thì người viết cũng đặt vấn đề về trách nhiệm của người đi du học với những người khác. Cái từ "trách nhiệm" đó ăn sâu vào thế hệ trước, còn đối với thế hệ mới thì nó là một cái gì đó đáng buồn cười.



Go to the top of the page
+
tdna
post Jun 17 2003, 12:14 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

đầu gấu


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.217
Tham gia từ: 15-November 02
Đến từ: Hungary
Thành viên thứ: 540

Tiền mặt hiện có : 1.724$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(Matrix @ Jun 14 2003, 12:05 PM)
Đó là chưa kể vị thế của nước Việt Nam cộng với những đau thương thiệt hại, mất mát của đồng bào ta trong nhiều năm chiến tranh cũng là lý do để cộng đồng quốc tế ủng hộ sinh viên ta đi học. Do đó, được đi học là nhờ vào xương máu của những người đã mất, và không về là có lỗi.


Em thấy cái lý do này chuối ,cá nhân em thấy nó rất chuối .Đó là cái em cười chú học Columbia

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tdna: Jun 17 2003, 12:19 AM


--------------------
Ngó qua bên bến Tô Châu
Thấy em gánh nước trên đầu giắt trâm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
TanNg
post Jun 17 2003, 01:40 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Unregistered









Nói chung là cũng có cái đáng buồn cười. Nhưng cũng có cái để suy nghĩ. Cười hay suy nghĩ thì lại phụ thuộc vào người đọc. hè hè, nhưng cũng buồn cười thật.



Go to the top of the page
+
Thịt Chó 7 Món
post Jun 17 2003, 11:16 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 64
Tham gia từ: 12-January 03
Thành viên thứ: 694

Tiền mặt hiện có : 565$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Cái bác viết bài "Đi du học..." chắc cũng thuộc dạng "máu nóng" yêu quê hương chứ không phải gì đâu. Nhưng em thấy cái cách bác ấy quan niệm về chuyện du học như vậy là không ổn rồi. Muốn đạt được mục tiêu của mình thì phải có ý chí phấn đấu, phương hướng hành động và phải biết chấp nhận những khó khăn cũng như rủi ro trong tương lai. Cái gì mà phải thế này phải thế nọ cứ hùng hục lao vào thì rất dễ chán nản nếu gặp khó khăn trở ngại. Kiểu như bác này em gặp cũng nhiều rồi, ban đầu có vẻ phấn chấn hăng hái nhiệt tình lắm, sau này gặp lại thì thấy tỏ ra bi quan, thất vọng.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Liongo: Jun 17 2003, 11:19 AM


--------------------
Đời là gì nếu không có nhiều tiền và gái đẹp?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 17 2003, 03:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE
Thứ nhất, nếu sinh viên đi học nước ngoài bằng tiền của nhà nước thì việc trở về cống hiến là nghĩa vụ và việc trở về cống hiến phải nâng lên thành luật pháp: không về nước là phạm pháp vì ăn cắp tiền của nhân dân.



Thứ hai, việc sinh viên đi học nước ngoài bằng tiền của các tổ chức tài trợ nước ngoài cũng nằm trong chương trình, kế hoạch phát triển chung của đất nước. Các tổ chức nước ngoài cũng phần nào chung mục đích với chúng ta là cho tiền để chúng ta đào tạo người sau này về xây dựng đất nước. Như vậy, nếu sinh viên không về thì cũng phá vỡ kế hoạch đào tạo cũng như phát triển của đất nước.


Người viết bài này, hoặc là hiểu lơ mơ các khái niệm, hoặc là cũng chỉ viết theo một tư duy đã được " chương trình hoá " trước. ( CHúng ta cần phân biệt rõ các khái niệm Nhà Nước và Đất Nước ...)
Ngay trong câu đầu tiên đã cho thấy sự mù mờ, lẫn lộn trong nhận thức của tác giả :
Câu trên viết "tiền của nhà nước " ,
Câu dưới viết "tiền của nhân dân ".
Câu dưới đúng.
Nhà nước không có tiền. Tất cả mọi tiền bạc, tài sản, của cải v.v.... là mồ hôi, xương máu của nhân dân đóng góp, xây dựng nên qua nhiều thế hệ, trong đó có cả tiền bạc, xương máu, công sức của chính cha mẹ và tổ tiên tác giả.
Mở rộng ra phạm vi quốc tế cũng vậy.
Ta có thể khẳng định chắc chắn một điều là :
Chúng ta đi học bằng tiền bạc của nhân dân trong đó có chính chúng ta.
Vì thế chúng ta chỉ có nghĩa vụ cống hiến cho nhân dân và chính chúng ta mà thôi , chứ không phải cống hiến cho nhà nước.
Tất nhiên Nhà nước, trong khái niệm chung nhất đại diện cho nhân dân để thực hiện và bảo vệ các quyền lợi của nhân dân. Vì thế chúng ta có quyền chọn lựa nhà nước nào xứng đáng " của dân , do dân, và vì dân " để thông qua đó, nếu cần thiết, cống hiến cho nhân dân và cho chính bản thân chúng ta.
Nhân dân là những ai ? Trước hết là chính bản thân ta, sau là cha mẹ ta, nhưng người thân của ta rồi mới đến đồng loại ...Vì thế phục vụ cho nhân dân cũng nên tuân theo thứ tự đó. Nếu ta chưa tròn trách nhiệm với ta và những người lân cận thì đừng nên đừng nên suy nghĩ viển vông làm gì .
Tổ Quốc cũng là một khái niệm trừu tượng. Nếu hiểu Tổ Quốc là Đất Nước, quê hương, nơi ta sinh ra , lớn lên, nơi có tổ tiên, cha mẹ, người thân của ta v.v...thì cống hiến cho Tổ Quốc, Đất Nước, Quê Hương hoàn toàn không có nghĩa là phải sống ở nhữung nơi đó. Một người quê Nghệ An có thể cả đời sống ở Hà Nội vẫn cống hiến cho Nghệ An được. Cũng vậy. Picasso cả đời, sống và làm việc ở Pháp, nhưng tất cả những vinh quang mà ông dành được đã là những đóng góp vĩ đại dành cho đất nước Tây Ban Nha, quê hương của ông. Và còn biết bao nghệ sĩ, nhà bác học, thuộc đủ mọi lĩnh vực và thành phần đã làm những việc như thế ......Tất nhiên đấy là những vĩ nhân, ta khó có thể bì được. Nhưng thông thường thì việc cống hiến cho quê hương phụ thuộc vào việc ta làm được gì cho ta và cho quê hương chứ không thuộc vào việc ta làm việc đó ở đâu.
Nếu sống trên quê hương mà ăn tàn phá hại, bôi gio trát trấu vào quê hương, mọt dân , hại nước thì chẳng bằng sống ngoài quê hương mà làm sáng danh quê hương đất nước ....
Đấy là trên lý thuyết.
Trên thực tế, nhiều trí thức Việt Nam ( trẻ cũng như già, tức đã qua nhiều thế hệ ) không có chỗ đứng xứng đáng trên chính quê hương mình.
Vì vậy, chúng ta, những trí thức trẻ hoặc sắp là các trí thức trẻ ( trong đó có cả tác giả bài viết trên ) nên thành thực tìm lời giải đáp cho câu hỏi : Tại sao lại có hiện tượng đó ?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Jun 17 2003, 09:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE
quote-altus viết lúc 16:07 ngày 15/06/2003
THƯ CHA GỬI CON
   
             Thái Bình, 10-01-1991

             Gửi con đang học tại Liên xô

Hôm nay cha viết thư này,
Gửi qua thằng bạn chỗ mày về chơi.
Cả nhà mừng lắm con ơi,
Thùng hàng mới nhận, bán lời lắm nghe
Niken đẩy được chục que,
Vòng bi thắng đậm hơn xe rất nhiều,
Điều hòa chẳng được bao nhiêu,
May nhờ trong ruột khá nhiều thuốc tây,
Biết không, mấy cuộn e-may,
Tính qua chí ít năm cây có thừa!
Xô tôn đã dặn đừng mua,
Tại sao mày cứ đóng bừa vào đây.
Thùng sau lưu ý thuốc tây,
Đồ nhôm nghỉ khoẻ chớ dây làm gì.
Lanh-cô, e-rich, am-pi,
Kháng sinh tổng hợp kiểu gì cũng chơi.
Got-den (1) xem kỹ con ơi,
Kẻo mà quá "đát" là đời đi tong!
Hóa chất có xoay được không ?
Cha đây đang có hợp đồng triệu đô
Hải quan con chớ có lo,
Thằng nhỡ toa đã cài kho Hải Phòng.
Còn như ở tuyến hàng không,
Cậu con soi máy khám trong Nội Bài.
Từ nay cho tới tháng Hai,
Chú ba đi Bỉ, dì hai đi Bồ,
Đều tờ-răng-dít Liên Xô
Thông tin giá cả báo cho kịp thời.
Đồng rúp thì mất giá rồi,
Lấy xanh mà tính lãi lời bảo cha,
Cần gì ghi thật rõ ra:
Đồng hồ, áo chấm hay là áo phông,
Áo thêu ở ngực con công,
Hay là xi-líp có bông hồng cài,
Áo da đểu, xuyến treo tai,
Nữ hoàng lộng lẫy con xài tiếp không ?
Bên ấy gái Cộng khá đông,
Theo cha nên đánh cả vòng tránh thai
Thể thao mác giả Ki-tai,
Hay mì chính Thái với đài Hồng Kông.
Bây giờ đang giữa mùa đông,
Con xem loại tất xù lông thế nào ?
Áo ren các kiểu ra sao,
Ki-mô-nô đã đi vào sử xanh.
Cá sấu một thủa tung hoành,
Te-pe nay đã trở thành thiên thu
Sự đời nghĩ cũng phù du,
Mốt này kiểu nọ tít mù cung mây.
Mới vừa như hổ bướm bay
Bướm vừa rã cánh, hổ quay về rừng.
Hươu kia khí thế bừng bừng
Nay đang ôm hận giữa rừng áo da
Mèo vừa mới ló sang Nga,
Chịu không thấu lạnh, vượt qua Po-lần.
Ào ào áo gió ra quân,
Hỏi xem sống được mấy tuần nữa đây ?
Xét xem thế sự ngày nay
Thị trường biến hóa đổi thay chóng đầu.
Đồ thật thì đắt, tiền đâu!
Mình buôn như thế bằng hầu người ta
Tiền dân Nga, đất dân Nga,
Theo cha đồ rởm vẫn là lời hơn.
Ngoài ra trong chuyện bán buôn,
Thị trường quyết định thiệt hơn rất dầy.
Hàng sang con chớ đổ ngay,
Đợi thời mà bán đến tay người dùng.
Liên bang rộng lớn vô cùng,
Sức trai con cứ vẫy vùng đôi chân.
Dè chừng với lũ công nhân
Tham gia "quân đội" nhân dân rất nhiều.
Ma-phi trấn lột đủ điều,
Quen nghề đạo chích từ nhiều năm naỵ
Ngang nhiên chiếm cứ sân bay,
Cướp hàng từ cửa sân bay vừa về,
Tránh voi thời chẳng xấu gì,
Lĩnh hàng chi chúng vài tì mà ra


Bây giờ kể chuyện bên ta
Tình hình nát bét như là hũ tương
Mấy lần hội nghị Trung Ương
Xem ra cũng chẳng có phương kế gì
Dân tình ca cẩm như ri
Kêu thì kêu vậy làm gì được nhau
Thằng giàu nó vẫn cứ giàu,
Kẻ nghèo vẫn kiếp ngựa trâu tôi đòi.
Bung ra nay đã hết thời,
Sức dân đã kiệt dẫu trời cũng thua
Trong Nam lục tỉnh mất mùa
Sơn la sau một trận mưa tan tành.
Trông vời mấy nước đàn anh,
Liên bang tận số cứu mình chẳng xong.
Cu ba một mớ bòng bong
Nga cúp viện trợ khó lòng đứng yên.
Báu gì ông bạn Triều-tiên
Vốn quen vay nợ quỵt tiền đồng minh.
Mấy nhà lãnh đạo Bắc kinh,
Thế cô đổi giận làm lành với ta
Mối tình hữu nghị Việt-Hoa,
Sau cơn cắt xé dần dà lên hương.
Nhân vì Hoa-Việt thông thương,
Hàng Tàu tràn ngập thị trường nước ta
Dân tình kiếm cớ qua Nga
Mượn danh đi học, thực là đi buôn!
Đào vàng sập cả núi non,
Nghe đâu đã đỡ lại còn khiếp hơn:
Quỳ Châu cùng cốc thâm sơn,
Ai đem hồng ngọc đến chôn xứ này ?
Nhiều thằng số đỏ vận may,
Đã ô-tô Nhật, lại xây nhà lầu,
Khối thằng bỏ xác rừng sâu,
Khối thằng ngã nước trọc đầu như sư!
Ông trời ăn ở khéo ư ?
Người ăn chẳng hết kẻ thừa đổ đi!
Trách trời cũng chẳng được gì,
Có thân ta "tự độ trì" mà thôi.
À, hôm chủ nhật vừa rồi
Mấy anh tổ lái vào chơi nhà mình.
Nghe đồn ở tận Bắc kinh
Năm đô một bịch to uỳnh nhân sâm,
Ở Nga trăm tám mươi đồng
Đem về Hà nội đếm không hết tiền
Bây giờ thời thế đảo điên,
Ông già bà lão phóng tiền ra mua
Năm nay thời tiết trái mùa
Bão to, lụt lớn, chiêm mùa trắng taỵ
Trời thì cao, đất thì dày,
Trung Ương đang hứa chuyển lay tình hình!


Nhân đây kể chuyện nhà mình
Để con được rõ tình hình con nghe:
Thằng hai đánh bạc, gá xe!
Thằng ba thì vẫn rượu chè liên miên
Thằng tư thì mới vượt biên,
Thằng năm tháng trước lại lên Hỏa lò!
Con sáu học dốt như bò,
Thi trượt tốt nghiệp vào lò mat-xa
Khoe rằng lương tháng triệu ba,
Ngoài ra còn khoản puốc-boa rất dày,
Hôm qua khóc với mẹ mày:
Mẹ ơi! Con mấy tháng này ... mất kinh!
Khách hàng thì rất linh tinh,
Làm sao biết khối duyên tình của ai ?
Tao nghe đứng cả tóc mai,
Vội mời thầy thuốc phá thai tại nhà.
Tạ thầy mất chục đô la,
Mong thầy kín tiếng kẻo mà ... về sau
Thầy thuốc nháy mắt gật đầu:
"Lần sau cô bị em hầu cô ngay".

Nhân đây nói đến chuyện mày:
Nghe đâu cũng xứng là tay giang hồ!
Người yêu rải khắp Liên-xô
Và trong số đó chục cô có bầu!
Cha không trách khứ con đâu,
Đương trai cứ việc kẻo sau tiếc thầm.
Nhưng còn tính chuyện hôn nhân,
Lút-se (2) nên chỉ một lần mà thôi.
Phải suy tính kỹ con ơi,
Trong cơn hoan lạc ngừng lời trăm năm.
Thường khi chung gối, chung chăn,
Người thường dễ dãi đem thân hiến bừa.
Và rồi cha cũng có nghe
Con yêu cô bé cùng quê tỉnh mình.
Hẳn rằng a-ná (3) phải xinh,
Nên con mới phải nghiêng mình trao taỵ
Nghe cha ghi kỹ điều này:
Phải con ông cốp ... xấu, gầy cũng yêu!
Ông cha cực khổ đã nhiều,
Sống xa Hà nội thiệt nhiều nghe con.
Núp mình dưới bóng ô tròn,
Tương lai xán lạn, lầu son đuề huề.
Hồ Gươm liễu rũ xum xuê,
Hàng Ngang, Hàng Bạc, Thụy Khuê, Tràng Tiền,
Đồng Xuân chợ họp liên miên,
Mùa nào thức nấy sẵn tiền dễ mua
Thăng Long đất cũ người xưa
Mình con tỉnh lẻ ai dưa mình vào.
Xa xôi tình cảm dạt dào
Bận gì thì cũng ghi vào lời cha:
Coi chừng với lũ gái Nga,
Kẻo mà lại dính Si-da có ngày!

       CHA

P.S.:

À, quên tao hỏi điều này:
Chẳng hay sức khỏe của mày ra saỏ
Học năm thứ mấy trường nào ?
Phòng khi nhỡ có ai vào tao khoe
Dặn thêm đừng có mua xe,
Bây giờ lãi độ năm que là cùng,
Mà chỗ thì chiếm nửa thùng,
Khuân vác lại nặng phát khùng, phát điên.
Em mày vốn tính ngại phiền,
Mặc dù nó thích dây chuyền từ lâu,
Con chẳng dám xin anh đâu
Anh con lại bảo "Em đâu hay vòi"
Mẹ mày thì luống tuổi rồi
Đừng nên tặng thứ tân thời làm chi
Can-sô, se-pốt, xe-ghi, (4)
Nặng gam là được, cần gì hoa văn!  
---------------------------
Chú thích: 1) Gốt-den (goden) = hạn
             2) Lút-se (luts-se) = tốt hơn, tốt nhất
             3) a-ná (ona) = cô ta, cô ấy
             4) Can-sô (koltzo) = nhẫn
                se-pốt (tzepotsca) = dây chuyền
                xe-ghi (xer-ghi) = hoa tai
             (Tất cả đều là tiếng Nga)


[size=2][blue]
Altus
[/blue][/size=2]

Nhặt về, tí nữa rỗi thi xem.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hưng
post Jun 17 2003, 10:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Unregistered









Em thấy không về đúng hơn là về vào viện nghiên cứu mà ngày vác xe đến uống nước chè tán phét với nhau tầm 5 lần rồi cuối buổi vác xe về. Nó làm hỏng cả cái thế hệ các bác làm khoa học ấy đã đành, mà còn làm hỏng cả các thế hệ sau học giỏi đựơc vào viện nghiên cứu. Em cũng quen mấy anh khi chưa vào viện thì hăng hái nhiệt huyết nhưng vào rồi thì trở thành cả một lũ đuội mất hết cả ý chí dời non lấp biển thời thanh niên. Tác hại là tất cả trở thành một lũ vô tích sự hết mà chả nuôi nổi vợ con chứ chưa nói gì đến việc đóng góp của cải cho xã hội. w00t.gif

Chú nào cảm thấy ở nước ngòai thích, hợp với mình thì cứ ở. Hàng năm cứ tu tu xình xịch tuồn về cho bố mẹ anh chị em tầm chục ngàn XANH là vĩ đại rồi. Chứ chả cần về để trở thành giáo sư nọ kia ở cái xứ không ai quan tâm đến sử dụng khoa học vào đời sống ấy làm gì.
Tuy nhiên, trường hợp em cry1.gif , cũng là một thằng đi du học, nhưng là một thằng đuội trong số những thằng đi du học rhino.gif , thì quyết định về. Vì em thấy ở VN em có nhiều chỗ để chơi hơn, nhiều thứ để ăn hơn, nhiều gái để tán ( nhầm, em không biết tán gái rolleyes2.gif ) tu tu xình xịch hơn và nhiều thứ bất hợp lý để mà ngóac mồm ra chửi hơn. Sứơng đủ đường là sướng, tcb. w00t.gif



Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC