Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

11 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Thảo Luận Về Tôn Giáo,, Thiên chúa giáo và Phật học

Sóng
post Jun 6 2003, 02:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chào bác Phó, quả thật trình độ của bác về Phật Giáo quả là thâm hậu, em thành thật kính nể bác.
Hôm qua, em có vào box học thuật bên Trái tim Việt Nam, có một bài viết như sau:(Bác có thể xoá hoặc làm gì thì tuỳ thích, còn em chỉ trích lại, đường dẫn thì đây http://www.ttvnol.com/forum/t_214867/?0.1995094)
QUOTE
Tội Lỗi Thờ Hình Tượng

Service xin giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Lê Anh Huy cùng tất cả bạn đọc. Xin vui lòng đọc hết trước khi đưa ra ý kiến.

Khi Phúc Âm về sự cứu rỗi của Chúa Cứu Thế Giê-Xu đến với người Việt Nam thì phản ứng đầu tiên được ghi nhận là: "Tôi có tội gì đâu mà cần được cứu rỗi!" Thật vậy, theo tiêu chuẩn của con người câu nói trên là đúng. Bởi vì trong khi đất nước Việt Nam đang sống trong chế độ vô thần; khi mà những giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn; khi nhân phẩm bị hạ thấp xuống ngang hàng với súc vật qua thuyết tiến hóa Darwin, thì hệ thống đạo đức của các tôn giáo Việt Nam như Phật giáo (khoảng 60% dân số), Công giáo (khoảng 10% dân số) và các tôn giáo nhỏ khác đã là tiêu chuẩn quá quí rồi.

Khi nói đến cứu rỗi là phải nói đến tội lỗi. Tôn giáo nào khi hướng về Chân, Thiện và Mỹ cũng có nổ lực riêng để xử lý tội lỗi. Như vậy trong tiềm thức của nhân loại, tội lỗi là một điều ghê tởm ngăn cách con người với Chân, Thiện, Mỹ. Tội lỗi, theo quan niệm thông thường, là những thiếu sót trong quan hệ giữa người với người, từ nhẹ như bất hiếu, bất kính đến nặng như sát nhân. Trong khi đó, đối với Đức Chúa Trời, tội lỗi bao gồm những điều trên và thêm vào, sự thiếu sót trong quan hệ giữa người với Đức Chúa Trời như: bất tuân, bỏ quên, từ khước, thù nghịch, chống đối Thiên Chúa, thờ lạy giả thần, tin theo và thực hành tà thuyết, vv. Giáo huấn của Đức Chúa Trời về quan hệ giữa người với người, và giữa người với Ngài được tóm gọn trong mười điều răn; bốn điều đầu dạy về quan hệ giữa người với Đức Chúa Trời, sáu điều sau dạy về quan hệ giữa người với người. Điều răn của Đức Chúa Trời còn gọi là Luật Pháp, là tiêu chuẩn tuyệt đối để sống thích hợp với nước Thiên Đàng. Tội lỗi theo tiêu chuẩn tuyệt đối là đi lệch khỏi Luật Pháp Đức Chúa Trời ban. Do vậy con người có thể trong sạch theo tiêu chuẩn của xã hội và của tôn giáo của mình nhưng vẫn có thể phạm tội cùng Đức Chúa Trời.

Trong bài này, chúng ta sẽ cùng nhau học tập về ý chỉ của Đức Chúa Trời về sự thờ phượng Ngài.

1- Điều răn của Đức Chúa Trời về sự thờ phượng

Đức Chúa Trời phán:

Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác

Ngài dạy rất rõ ràng là con người, là vật thọ tạo của Ngài, chỉ thờ lạy một mình Ngài mà thôi. Thờ lạy Ngài là hành động để tỏ ra sự kính mến, kính sợ, ngưỡng mộ và ca ngợi Đấng Sáng Tạo, Đấng Thiêng Liêng là chủ tể của cả vũ trụ hữu hình và vô hình trong đó có loài người chúng ta. Vì là Đấng Sáng Tạo ra vũ trụ, Đức Chúa Trời có quyền bính trên vũ trụ trong đó có con người. Ngoài Ngài ra không có một danh xưng nào trên trời hay dưới đất xứng đáng để con người thờ lạy vì họ không sáng tạo ra vũ trụ. Vì Đức Chúa Trời là Linh nên con cái Ngài phải thờ phượng Ngài trong tâm linh và lẽ thật. Lẽ thật về sự thờ phượng này là sự nhận biết sự bất lực của mình trước quyền lực của tội lỗi; và từ đáy vực sâu của sự cô đơn trong tội lỗi đó kêu gào cùng Đức Chúa Trời như tiên tri Ê-sai: "Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân!" Người thờ phượng Đức Chúa Trời trong tâm linh và lẽ thật là người đến vời Đức Chúa Trời bằng một tấm lòng trong như phim trắng xuyên suốt để tất cả những ý nghĩ thầm kín đều phơi bày ra trước mặt Đức Chúa Trời không mắc cỡ, dấu diếm, dối trá, đạo đức giả. Người thờ phượng lý tưởng theo ý muốn của Đức Chúa Trời là người không còn "tương giao" với Chúa nữa, mà linh của mình hòa nhập vào Linh của Đức Chúa Trời trong một tình yêu thắm thiết mầu nhiệm.

Không có một giáo chủ nào trong lịch sử nhân loại phán dạy một lời như Đức Chúa Trời. Đó là vì họ không có quyền bính gì trên loài người để đòi hỏi con người phải thờ lạy mình. Ngay cả Phật tổ, là giáo chủ của một tôn giáo lớn trên thế giới, chỉ xem mình như là một người Thầy. Phật tổ chưa bao giờ nhận mình là Thần Linh (Deity) vì khái niệm về thần linh và linh hồn trường cửu thật sự không tồn tại trong Phật pháp [2]. Khi thấy tín hữu yêu mến mình mà lễ bái, Phật nghiêm khắc dạy dỗ:

Này Ananda, không phải như vậy là tôn trọng, kính cẩn, sung bái, làm vẻ vang Như lai đâu. Bất luận vị tỳ khưu nào, bất luận vị tỳ khưu ni hay thiện nam, tín nữ nào hành đúng theo Giáo Huấn, phẩm hạnh trang nghiêm, đời sống chân chính, là người tôn trọng, kính cẩn, sung bái và làm vẻ vang Như lai theo cách cao thượng nhất. Như vậy, này Ananda, con phải chuyên cần tu tập, hành động đúng theo Giáo Huấn, phẩm hạnh trang nghiêm, sống đời chân chính [1].

Phật tổ cũng như tất cả giáo chủ khác đều đã chết. Khi sắc thân Phật đã chết hay còn gọi là tịch diệt, người để lại cho thế giới một hệ thống triết lý tôn giáo gọi là pháp thân. Các giáo chủ khác như Khổng tử, Lão tử, Mohammed hay ngay cả Karl Marx cũng để lại những "pháp thân" khác. Họ thật sự đã ngừng thở, tim ngừng đập, điện não đã tắt, thân xác đã tan rữa như bao nhiêu người khác đã chết. Sự chết tuyên bố chiến thắng trên họ, vì họ đã đi vào cõi chết vĩnh viễn. Phật tổ không phải là Thần Linh; người không muốn tín hữu lễ bái người ngay cả khi còn sống, pháp thân của người để học tập và thi hành chứ không phải để thờ lạy, vậy thì Phật tử tỏ sự kính mến người bằng cách nào?

2- Thực tế của xã hội Việt Nam về sự thờ phượng

Phật tử thờ lạy hình hoặc tượng Phật để tỏ lòng kính mến Đức Phật. Trong các chùa, Phật tử cúi lạy hay ngay cả sấp mình trước tượng Đức Phật Như Lai và các vị Bồ Tát khác để cầu xin. Hầu hết các gia đình Phật tử đều có bàn thờ có hình tượng Phật và hình tượng ông bà và người thân đã quá cố. Nhiều khi Phật tử còn làm khác lời Phật dạy hơn nữa khi họ cầu xin Đức Phật phù hộ để được sức khoẻ, làm ăn suông sẻ, hoặc ngay cả cứu độ khi tính mạng bị đe dọa. Trên lý thuyết, Phật tử biết rõ Đức Phật chỉ là người chỉ đường; mỗi cá nhân đều phải tu hành cho chính mình để được giải thoát khỏi vòng luân hồi. Nhưng trong thực tế của đời sống, họ vẫn khao khát đến một đấng cứu rỗi vì trong tiềm thức họ biết mình bất lực trước quyền lực của tội lỗi và sự chết.

Trong khi đó Đức Chúa Trời phán thật rõ:

Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đấp thấp này, hoặc trong nước dưới đất.
Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó;
vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhơn tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta.

Đức Chúa Trời ghê tởm sự thờ lạy hình tượng. Hình tượng đó có thể là của một người gọi là Như lai, hay Quan Âm Bồ Tát, hay một người bụng phệ gọi là ông địa, hay có thể là hình một người bị đóng đinh trên thập giá mà người ta gọi đó là Chúa Giê-Xu, hay là hình tượng một người đàn bà phúc hậu bồng một đứa trẻ kháu khỉnh mà người ta gọi đó là Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng. Một pho tượng hay một tấm hình có tai mà không biết nghe lời cầu xin, có mắt mà không biết nhìn thương xót, có miệng mà không biết phán dạy, có tay mà không biết vỗ về an ủi, và cứu giúp, có chân mà không biết đi. Thờ lạy hình và tượng chắc chắn không làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Con người khi thờ lạy hình tượng đã hạ nhân phẩm mình xuống thấp hơn loài vô tri bằng gỗ, đồng và đá.

3- Mê tín dị đoan

Có một điều khó chấp nhận về xã hội Việt Nam là trong suốt mấy ngàn năm chịu ảnh hưởng của Phật giáo, một tôn giáo cổ xúy cho trí tuệ [3], thì mê tín dị đoan là một phần trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Một người có thể thờ lạy hình tượng Phật, thờ cúng ông tổ nghề nghiệp, xin xâm, bói toán, cầu cơ, vv. cùng một lúc. Một giáo sư đại học một mặt cổ xúy cho thuyết "khoa học" Darwin, mặt kia vẫn có thể la mắng con cái khi chúng nó quét nhà hướng ra đường trong ngày mồng một Tết vì sợ rằng năm tới đây tiền của bị "quét" hết ra đường! Gia đình nào có trọng tang thì không dám đến "đạp đất" nhà bà con trong ngày Tết. Anh em trong nhà cãi lộn nhau trong ngày Tết thì bị la mắng kẻo năm tới đây hục hặc nhau suốt năm, v.v. Giới trí thức của xã hội Việt Nam vẫn có thể thực hành nhiều tập tục mê tin dị đoan khác nữa như cúng sao, lên đồng bóng, đốt vàng bạc, xem phong thổ khi mua hoặc xây nhà, xem ngày giờ khi cưới hỏi hay khai truơng cửa tiệm hay đi xa, coi chỉ tay, bói bài, đánh số tử vi, v.v. Ngay tại Sàigon hay Hà Nội hiện nay vẫn còn tục lệ đốt tiền mã cho người chết. Tiền mã thì có bán dưới dạng tiền bác Hồ hay đô la Mỹ; nhưng người dân thì thích mua tiền mã đô la Mỹ hơn vì bà con dưới âm phủ có thể đổi ra tiền bác Hồ rất được giá! Khi về thôn quê thì hiện tượng mê tín dị đoan còn rõ nét nữa như: đeo bùa cho con "khó nuôi," hay đặt tên dơ dáy bẩn thỉu cho con để ma quĩ sợ không dám bắt, v.v. Người dân thôn quê thật sự sợ hãi mọi vật như gốc cây đa, bụi tre, bến nước có người chết chìm, ngôi miếu cổ đầu làng, bát nhang trong bếp, gọi tên "húy," v.v. Đâu đâu cũng thấy bóng tối của sự sợ hãi ẩn núp.

Đời sống tâm linh đó nói lên ba điều: 1- Người dân Việt không thỏa mãn với tôn giáo của cha ông mình, 2- Người dân Việt đang sống trong sự bất an, hụt hẩng về tương lai, và 3- Trí tuệ con người chẳng giúp gì được cho đời sống tâm linh. Sự mê tín dị đoan và hình tượng đang đưa dân tộc Việt Nam tới ngõ cụt của sự nô lệ cho tội lỗi. Trên bình diện xã hội, nó gây ra mặc cảm tự ti cho dân tộc mà hậu quả là một đất nước nghèo nàn lạc hậu.

Do đó, tâm linh hư mất vì tội lỗi của con người cần phải đuợc tái sanh bởi Đức Chúa Trời qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Khi tiếp nhận Chúa Giê-Xu là Cứu Chúa, con người làm hòa lại với Đức Chúa Trời. Khi đó tâm linh của họ có sự hiện diện của Đức Chúa Trời soi sáng vì Ngài đã phán: "Ta sẽ đạt Thần ta trong các ngươi, và khiến các ngươi noi theo luật lệ ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lịnh ta và làm theo." Kết quả là sự giải phóng ra khỏi vòng nô lệ của bóng tối của sự mê tín và hình tượng đó.

4- Kết luận

Dân tộc Việt Nam chỉ có hai sự lựa chọn: Một là làm nô lệ cho những hình tượng vô tri vô giác, không biết nghe không biết nói, hai là làm con cái Đức Chúa Trời bằng sự thờ phượng Ngài trong tâm linh và lẽ thật. Làm nô lệ cho hình, tượng và mê tín dị đoan thì chết ở trong tội lỗi vì người ta biết có Đức Chúa Trời nhưng không thờ phượng Ngài. Làm con cái Đức Chúa Trời thì được sống và sống đời đời vì Đức Chúa Trời đã phán và nay vẫn phán cho dân tộc Việt với lòng xót thương: "Ta không lấy làm vui thú trên sự chết của bất kỳ ai. Vậy ăn năn và sống!" (Ezekiel 18:32 NIV). Kinh Thánh cũng xác nhận: "Nhưng hễ ai đã nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái của Đức Chúa Trời" (Giăng 1:12). Ăn năn tội, tin nhận Chúa Cưú Thế là phương cách duy nhất để vượt khỏi sự chết mà đến sự sống. Đây là tin mừng duy nhất Đức Chúa Trời dành cho mọi người xưa nay.


Lê Anh Huy


Tài liệu tham khảo

1- Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch, "Đức Phật và Phật Pháp --Đức Phật Nhập Đại Niết Bàn,"

2- Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch, "Đức Phật và Phật Phá--Đức Phật và Vấn Đề Thần Linh Tạo Hóa,"

3- Hòa thượng Thích Minh Châu, "Trí Tuệ trong Đạo Phật,"



<><
Jesus is love!
Love never fails!

Được Ica sửa chữa / chuyển vào 23:18 ngày 04/06/2003

Được Ica sửa chữa / chuyển vào 23:20 ngày 04/06/2003

Bạn luuthuy bên đó là mod box đó thì phải đã có lời trả lời như sau:
QUOTE
Chào bạn, rất tiếc chủ đề của bạn đã vi phạm Chủ trương hoà hợp tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Theo quyền lợi công dân, bạn có quyền được theo bất cứ tín ngưỡng hay tôn giáo nào, tuy nhiên không được quyền mạt sát hoặc có ý định bôi nhọ tôn giáo khác.
Chủ đề này đã bị khoá.
Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm

Bản thân em rất đồng tình với cách giải thích của bạn luuthuy, nhưng bác có thể cho em biết ý kiến của bác về vấn đề này ko. Bài viết này thực sự mang tính chất mạt sạt tôn giáo.
Bác có thể xoá bài viết của em nếu cảm thấy cần thiết để bảo vệ diễn đàn.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi songduvobo: Jun 6 2003, 02:03 AM


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 6 2003, 04:12 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Mình không nghĩ là mạt sát tôn giáo. Cũng không phải là chia rẽ tôn giáo như có mod đã quá lo xa .
Bài viết mặc dù có vẻ khó nghe đối với Phật Giáo nhưng không phải là không có điều đúng . Những Phật tử chân chính và am hiểu Phật pháp lẽ ra từ lâu phải nhìn thấy sự vô lý này : CHùa chiền và sự thờ cúng lễ bái tượng Phật hòan tòan trái với giáo lý của đức Phật. Phật Giáo thực chất là một môn triết học siêu hình chứ không phải là một tôn giáo. Chính hậu thế đã thần thánh hóa đức Phật và tôn giáo hóa triết lý của ngài mới ra nông nỗi này . Mặt khác cũng phải thấy rằng, những thứ ta gọi là Kinh Điển Phật Pháp, liệu có đúng hòan tòan là những lời dạy của Phật không hay chỉ là trước tác của đời sau thêm thắt vào ? Trên tinh thần khoa học của một nhà Phật Giáo sử, liệu có bao giờ ta đặt nghi vấn về vấn đề Kinh Điển không ?
1/ Lúc sinh thời đức Phật không hề ghi chép gì và các đệ tử của ngài cũng vậy.
2/Sau khi Phật nhập tịch rồi , vài tháng sau (?) (điều này có đáng tin không ? hay là phải hàng chục, thạm chí hàng trăm năm sau người ta mới ghi chép lại Kinh Phật ? ), đệ tử " ruột " của ngài là ông Ananda mới chép lại theo " trí nhớ " ( dù là tuyệt vời nhưng liệu có đáng tin không , khi trí nhớ của một con người siêu phàm đến cỡ ấy ? Vả lại Kinh Điển Phật Giáo quá nhiều ....Chỉ riêng 4 bộ Kinh A Hàm và những kinh điển khác gọi chung là Kinh Tam Tạng dịch sang Hán ngữ , là thứ tiếng súc tích, kiệm chữ nhất cũng đến ... 3000 cuốn !? Liệu có bao giờ ta tự hỏi , không kể việc " nhớ " để chép ra cũng là vô lý rồi, đến ngay như giả sử đó đúng là lời Phật dạy chăng nữa, cũng liệu có nhiều đến thế không ? Trong hơn 40 năm tại thế , hoằng dương Phật pháp, liệu Thích Ca có tuyên giảng nhiều đến như thế không ?
Chắc chắn là không vì giáo lý của Ngài, tựu chung chỉ nhắm vào Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Diệu Đế và Bát Chính Đạo ....cho dù có cao siêu đến đâu, diễn giải tỉ mỉ đến đâu cũng không cần rườm lời đến như vậy.
3/ Ở các tôn giáo lớn khác như Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo, Kinh Thánh và Kinh Coran được chép ra qua con đường Mặc Khải, nghĩ là con đường " thiêng liêng " do chính Thượng Đế dẫn dụ bằng tâm linh để tiên tri hay tông đồ của ngài chép ra, mà thường họ là những con người rất kém cỏi về mặt trần tục, như tiên tri Mahomed vốn là một kẻ mục đồng mù chữ, hay các tông đồ Jean, Mathieu, Marc, Luca ...là những ngư phủ rất kém văn hóa ....Tuy vậy, cuốn Kinh Thánh gồm cả Tân Ước và Cựu Uớc có đến 40 người ghi chép, hầu hết là dốt nát và kém cỏi về mặt trần thế, trải qua hơn 1500 năm ghi chép, gộp lại cũng chỉ khỏang 400 trang nếu in trên giấy khổ trung bình và gần như không có sai biệt lớn lắm về văn bản, dù so với những bản cố nhất bằng tiếng Hébreu hay tiếng Hy Lạp ....Có như vậy mới có thể gần tin được là đích thực lời Chúa phán ...
Còn Kinh PHật ? Hàng Trăm Ngàn trang ! Liệu có quá nhiều không nếu cho đấy là lời dạy của đức Phật ? Vả lại không có siêu nhiên, làm sao trí nhớ con người có thể ghi chép lại ngần ấy thông tin không sai trật ? Vả lại Kinh Phật khi truyền bá tới đâu thì được phiên dịch biên chép bằng thứ tiếng ấy. Trong khi kinh sách nguyên thủy vốn bằng tiếng Sankrit và tiếng Pali hầu như không còn tồn tại trên quê hương đức Phật, thì lấy gì bảo đảm là nó đã được dịch ra sát với nguyên bản ? chứ chưa nói chuyện ngày xưa, chưa có máy in, chỉ riêng việc sao chép bằng tay ngần ấy cuốn kinh cũng đủ để " tam sao thất bản " rồi.
4/ Nếu quả thực Ananda có trí nhớ siêu việt ngần ấy, cũng không có gì bảo đảm Kinh Phật không phải là Kinh Anada. Nghĩa là Kinh Phật thực chất là trước tác của Ananda ? ( Dù cũng không có gì bảo đảm là nhân vật này có thực ? )
5/ Sau cùng dù là Kinh Phật hay Kinh Ananda hay là Kinh gì đi chăng nữa. Cái tên không quan trọng. Cái chúng ta đang nghiên cứu, tu tập hay bàn luận hiện nay là những tư tuởng gọi là Phật Giáo , là những tư tưởng cao siêu và huyền bí hòan tòan mâu thũan với nghi lễ thờ cúng phiếm thần và nặng mê tín dị đoan của các chùa chiền thờ Phật hiện nay. Chúng ta chỉ có thể lựa chọn hoặc đi lễ chùa, cầu cúng thì không theo Phật Giáo, không làm Phật tử, hoặc tu tập theo tư tưởng Phật, làm Phật tử thì không đi lễ chùa ...

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi yuyu: Jun 19 2003, 11:06 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 6 2003, 09:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.032
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.061$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái chuyện hô hào miệt thị một tôn giáo này để bênh vực một tôn giáo khác lúc nào cũng có.Nhưng hiện tại mà còn tiếp tục làm những điều đó thì quả là cổ hủ. Với tôi, đã là người Việt, như tên tác giả cho người ta thấy trong bài viết thì có lẽ nên tìm hiểu kỹ càng văn hóa truyền thống trước đã rồi hãy nói. Trong bài viết tác giả đả kích Phật giáo, những cũng nói luôn cả Cơ đốc giáo (Catholique), có lẽ Tác giả theo tin lành (protectanism). Bỏ ngoài chuyện Phật giáo vốn khác xa Thiên chúa nên sự nhầm lẫn trong đánh giá có thể chấp nhận được, thì việc Tác giả coi thường cả Cơ đốc giáo, vốn cũng lấy quyển kinh thánh mà tác giả viện dẫn, coi như là chân lý tuyệt đối, là một việc khá buồn cười. Nó chứng tỏ sự cực đoan trong suy nghĩ của tác giả.
Cũng như mọi tôn giáo khác, Thiên chúa giáo và các tông phái của nó, trong đó có tin lành cũng có những tiền đề bắt người ta chấp nhận. Trong số đó có quan niệm con người có tội tổ tông, do sự tích Eva và Adam trên thiên đàng mắc tội ăn quả táo mà bị đầy xuống trần thế. Một quan niệm nữa là chúa Trời có thật, siêu nhiên. Chúa là người nặn ra con người bằng đất sét, rồi thổi linh khí vào cho sống. Nhưng chuyện đó đối với một người bình thường như tôi chỉ là chuyện cổ tích. Nó cũng không khác gì chuyện người ta sợ không quét nhà ngày tết sợ mất lộc. Như vậy nói Thiên chúa duy lý hơn, khoa học hơn những tôn giáo khác là một sự ngụy biện. Từ thời Trung cổ, người ta đã phải dùng các hình thức siêu hình hóa của triết học, đặc biệt là triết học Hi La để trìu tượng hóa Thiên chúa, mang đến cho nó tinh triết học, tính duy lý. Về điểm này Thiên chúa yếu hơn hẳn Phật giáo.
(Còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 7 2003, 01:45 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



[quote]Không phải là mạt sát tôn giáo đâu. Cũng không phải là chia rẽ tôn giáo như có mod đã quá lo xa .
[/quote]
Theo tôi chính xác là mạt sát tôn giáo, là dùng lý luận một tôn giáo để nói xấu về các tôn giáo khác.
[quote]
Bài viết mặc dù có vẻ khó nghe đối với Phật Giáo nhưng không phải là không có điều đúng . Những Phật tử chân chính và am hiểu Phật pháp lẽ ra từ lâu phải nhìn thấy sự vô lý này : CHùa chiền và sự thờ cúng lễ bái tượng Phật hòan tòan trái với giáo lý của đức Phật. Phật Giáo thực chất là một môn triết học siêu hình chứ không phải là một tôn giáo. Chính hậu thế đã thần thánh hóa đức Phật và tôn giáo hóa triết lý của ngài mới ra nông nỗi này . Mặt khác cũng phải thấy rằng, những thứ ta gọi là Kinh Điển Phật Pháp, liệu có đúng hòan tòan là những lời dạy của Phật không hay chỉ là trước tác của đời sau thêm thắt vào ?
[/quote]
Tôi ko hoàn toàn đồng tình quan điểm của bạn. Liệu ko có sự thờ cúng và ghi chép lại thì bạn còn có thể biết đến tinh hoa đó ko?
Bạn cứ thử tưởng tượng nếu ko có kinh Phật ghi lại, liệu đến bây giờ bạn có thể khẳng định là thế giới có còn biết đến lý luận của Phật giáo ko?
Nogài ra việc thờ cúng tuy chưa chắc là mong muốn của Phật Giáo nhưng có hoàn toàn chắc chắn nó là hại ko? Tôi nói ở đây một vấn đề. Khi cụ Hồ mất, tại sao toàn bộ dân chúng lập bàn thờ. Tại sao nhân dân đồng ý chuyện lập lăng trong khi cụ chưa chắc đồng ý? Đó có phải là vấn đề mê tín ko hay là xuất phát sự tôn thờ? Phật giáo cũng có thể nói là tương tự đó bạn ạ.
[quote]

Trên tinh thần khoa học của một nhà Phật Giáo sử, liệu có bao giờ ta đặt nghi vấn về vấn đề Kinh Điển không ?
1/ Lúc sinh thời đức Phật không hề ghi chép gì và các đệ tử của ngài cũng vậy.
[/quote]
Ko bình luận.
[quote]
2/Sau khi Phật nhập tịch rồi , vài tháng sau (?) (điều này có đáng tin không ? hay là phải hàng chục, thạm chí hàng trăm năm sau người ta mới ghi chép lại Kinh Phật ? ), đệ tử " ruột " của ngài là ông Ananda mới chép lại theo " trí nhớ " ( dù là tuyệt vời nhưng liệu có đáng tin không , khi trí nhớ của một con người siêu phàm đến cỡ ấy ? Vả lại Kinh Điển Phật Giáo quá nhiều ....Chỉ riêng 4 bộ Kinh A Hàm và Tam Tạng dịch sang Hán ngữ , là thứ tiếng súc tích, kiệm chữ nhất cũng đến ... 3000 ngàn cuốn !? Liệu có bao giờ ta tự hỏi , không kể việc " nhớ " để chép ra cũng là vô lý rồi, đến ngay như giả sử đó đúng là lời Phật dạy chăng nữa, cũng liệu có nhiều đến thế không ? Trong hơn 40 năm tại thế , hoằng dương Phật pháp, liệu Thích Ca có tuyên giảng nhiều đến như thế không ?
[/quote]
Trên thực tế, từ một vấn đề sẽ có nhiều người hiểu theo nghĩa khác nhau. CŨng có thể là kinh Phật được nhiều người chép lại, lại theo suy nghĩ khác nhau nên có thể sẽ có các lý luận khác nhau.
Mặt khác bạn cứ thử xem, trong một lớp học, nếu sau khi nghe giảng về văn học và kiểm tra lại. Liệu tất cả các bài kiểm tra sẽ có cách diễn đạt giống nhau ko?
Trên thực tế, liệu Nho Giáo chỉ có Khổng tử nói ko? Hay là có cả đệ tử của ông tham gia vào?
[quote]
Chắc chắn là không vì giáo lý của Ngài, tựu chung chỉ nhắm vào Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Diệu Đế và Bát Chính Đạo ....cho dù có cao siêu đến đâu, diễn giải tỉ mỉ đến đâu cũng không cần rườm lời đến như vậy.
[/quote]
Có thể là còn đệ tử của Phật Giáo viết thêm
[quote]
3/ Ở các tôn giáo lớn khác như Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo, Kinh Thánh và Kinh Coran được chép ra qua con đường Mặc Khải, nghĩ là con đường " thiêng liêng " do chính Thượng Đế dẫn dụ bằng tâm linh để tiên tri hay tông đồ của ngài chép ra, mà thường họ là những con người rất kém cỏi về mặt trần tục, như tiên tri Mahomed vốn là một kẻ mục đồng mù chữ, hay các tông đồ Jean, Mathieu, Marc, Luca ...là những ngư phủ rất kém văn hóa ....Tuy vậy, cuốn Kinh Thánh gồm cả Tân Ước và Cựu Uớc có đến 40 người ghi chép, hầu hết là dốt nát và kém cỏi về mặt trần thế, trải qua hơn 1500 năm ghi chép, gộp lại cũng chỉ khỏang 400 trang nếu in trên giấy khổ trung bình và gần như không có sai biệt lớn lắm về văn bản, dù so với những bản cố nhất bằng tiếng Hebreu hay tiếng Hy Lạp ....Có như vậy mới có thể gần tin được là đích thực lời Chúa phán ...
Còn Kinh PHật ? Hàng Trăm Ngàn trang ! Liệu có quá nhiều không nếu cho đấy là lời dạy của đức Phật ? Vả lại không có siêu nhiên, làm sao trí nhớ con người có thể ghi chép lại ngần ấy thông tin không sai trật ? Vả lại Kinh Phật khi truyền bá tới đâu thì được phiên dịch biên chép bằng thứ tiếng ấy. Trong khi kinh sách nguyên thủy vốn bằng tiếng Sankrit và tiếng Pali hầu như không còn tồn tại trên quê hương đức Phật, thì lấy gì bảo đảm là nó đã được dịch ra sát với nguyên bản ? chứ chưa nói chuyện ngày xưa, chưa có máy in, chỉ riêng việc sao chép bằng tay ngần ấy cuốn kinh cũng đủ để " tam sao thất bản " rồi.
[quote]
Nếu so sánh như vậy là khập khiễng. Bạn cứ thử xem ngoài đối tượng là Phật Tổ ra thì trong các Kinh phật đó có các đối thoại của các vị Bồ tát ko? giữa la Hán và La hán ko? ...
[quote]
4/ Nếu quả thực Ananda có trí nhớ siêu việt ngần ấy, cũng không có gì bảo đảm Kinh Phật không phải là Kinh Anada. Nghĩa là Kinh Phật thực chất là trước tác của Ananda ? ( Dù cũng không có gì bảo đảm là nhân vật này có thực ? )
[/quote]
Tôi nghĩ là một phần. Ngoài của Phật Tổ ra còn có thể Anada viết thêm.
[quote]
5/ Sau cùng dù là Kinh Phật hay Kinh Ananda hay là Kinh gì đi chăng nữa. Cái tên không quan trọng. Cái chúng ta đang nghiên cứu, tu tập hay bàn luận hiện nay là những tư tuởng gọi là Phật Giáo , là những tư tưởng cao siêu và huyền bí hòan tòan mâu thũan với nghi lễ thờ cúng phiếm thần và nặng mê tín dị đoan của các chùa chiền thờ Phật hiện nay. Chúng ta chỉ có thể lựa chọn hoặc đi lễ chùa, cầu cúng thì không theo Phật Giáo, không làm Phật tử, hoặc tu tập theo tư tưởng Phật, làm Phật tử thì không đi lễ chùa ...
[/quote]
Tôi nghĩ một phần là do chính vì chúng ta đáng thần thánh hoá Phật giáo, các triết lý của Phật giáo có lẽ là ko quá phức tạp.
Tôi chưa soi thấy ở chỗ nào Phật giáo bảo là nên đối giấy vàng mã, liệu có thể là nó xuất phát từ Nho giáo ko? Hay là phụ nữ đang hành kinh liệu có nên đi chùa ko?....
Tôi đã nghe danh bạn trên diễn đàn TTVN và cả bên này. Rất kính phục bạn và muốn làm quen, xin cụng ly cái cheers.gif . Rất mong được chỉ giáo.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 7 2003, 07:23 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.032
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.061$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(Tiếp)
Việc tác giả coi sự tồn tại của chúa trời là một hiện thực bằng xương bằng thịt, cũng đáng buồn cười, vì chính đây là điều mà các nhà triết học phương Tây từ Hê ghen, đến Kant đều cố gắng tìm cách sửa chữa sự vụng về này. Đối với Kant chúa trời là khái niệm "Chân Thiện Mỹ", với Hê ghen đó là tính duy lý của sự tồn tại. Hiện nay, các học giả phương tây đều cho rằng chúa trời, hay tôn giáo nói chung đều là việc khách quan hóa những tâm lý con người ví dụ theo Yung chẳng hạn. Thế mà tác giả cứ xưng xưng nói, chúa bắt thế này, chúa bắt thế nọ, giống như cha mẹ dậy con kể cũng lạ. Phải lùi trở lại thời trung cổ, với cải cánh tôn giáo của Lu thơ, rồi Can vin người ta mới có thể thấy những tư duy kiểu như thế. Thế cho nên việc Phật Thích Ca rồi Khổng Tử là con người bằng xương bằng thịt, là một ưu điểm chứ không phải là nhược điểm như tác giả quan niệm.
Tác giả cũng mắc vào nhiều suy luận rất chủ quan, huặc là cố tình, huặc là không hiểu. Ví dụ, khái niệm vô thần. Theo tác giả thì ở Việt nam hiện tại là vô thần, người Việt không có cuộc sống tâm linh, vì tác giả coi thờ chúa mới có tâm linh. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Người Việt có tâm linh, thờ tổ tiên là tâm linh. Nếu tôi nhớ không nhầm thì trong một chủ đề nào đó do Heroviet đưa ra trong CLB văn hóa VNE này, tôi cũng đã nói tới chuyện này. Bản thân đạo Phật cũng có tâm linh, cũng khiến người ta hướng thiện. Không phải bằng việc phải mua lại tội lỗi tổ tông như trong thiên chúa, mà bằng cách tu nhân tích đức. Còn về mặt nhà nước, thì trên thế giới này làm gì còn nước nào hoạt động theo tôn giáo nữa. Tất cả các nhà nước hiện đại đều trung lập với tôn giáo, chính xác hơn là vô thần. Tác giả cũng nhầm lẫn quan niệm đạo đức xã hội và tâm linh. Đạo đức xã hội gắn liền với trình độ phát triển kinh tế và sự tôn trong luật pháp hơn là tâm linh, tôn giáo. Thế cho nên cái lô gics của tác giả kiểu
"Vô thần dẫn đến tha hóa" là không đúng. Không kể có thần với tác giả đồng nghĩa với thiên chúa.
Việc tác giả nhầm, gán cho đạo phật thờ tượng cũng là một sự nhầm lẫn. Tượng phật bản thân nó không thiêng. Cái linh thiêng là những gì người ta tu tập theo giáo lý Phật giáo. Bản thân trong kinh phật cũng có một chuyện đại ý rằng "Có một bà già rất sùng đạo Phật nên ước ao có được một cái răng của phật để thờ. Liền nhờ người con đi buôn xa, mang về hộ một cái. Người con quên mất, đến lúc về đến nhà mới nhớ ra. Không nỡ làm mẹ mình thất vọng, anh ta đã lấy một cái răng con chó thế vào. Rồi chính nhờ vào lòng thành, mà cái răng chó kia lại có phép mầu nhiệm" Như vậy các công cụ thờ phụng trong phật giáo chỉ là điểm tựa cho sự tu tập. Người thờ Phật không phải là thờ tượng gỗ như tác giả quan niệm.
(Còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 7 2003, 04:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.032
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.061$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp)
Như vậy chính tác giả đã nhầm Phật với tượng gỗ thì chính xác hơn là Phật tử theo đạo Phật. Đây là sự hiểu sai lệch Phật giáo, vì xét cho cùng cái mà tác giả muốn là người ta cải đạo theo thiên chúa. Tác giả đã tự nhận thức cực đoan coi chỉ có mình mới đúng, đạo thiên chúa mới đúng, chính xác hơn là chỉ có tông tin lành mới đúng .Ngay trong quan niệm về chúa trời tác giả cũng đặt mình vào vị trí cực đoan tương tự , coi chúa trời là bằng xương bằng thịt như tôi đã nói ở trên. Cách hiểu đạo Thiên chúa của tác giả đã không chính xác, cực đoan nói gì đến việc nhận xét các đạo khác.
Thế tôi quan niệm thế nào về đạo Thiên chúa ? với tôi nó là một lý thuyết tổng hợp về thẩm mỹ lối sống, suy nghĩ của phương Tây. Nó không phải là duy nhất. Bên cạnh nó còn có triết học Hi-La. Chính triết học Hi-La mới mở đường cho triết học ánh sáng châu Âu thoát ra khỏi thời trung cổ, vốn chìm đắm trong ..đạo Thiên chúa. Nếu đạo thiên chúa cản trở khoa học, thì ngược lại nó đã rèn dũa không ít lối tư duy và thẩm mỹ phương Tây. Ai quan tâm tới khoa học nhân văn phương tây, nên tìm hiểu đạo Thiên chúa. Đây là một cách tiếp cận văn minh phương Tây rất tốt. Bên cạnh đó, ta cũng có thể tiếp cận nó bằng chủ nghĩa Mác. Còn quan niệm của tôi về chúa Giê xu, thì cũng giống như quan niệm của tôi về Khổng tử, Phật Thích Ca. Đó là những con người thông thái, không phải là ông trời. Tất nhiên tôi cũng không quan niệm chúa Giê xu đồng với tượng gỗ thể hiện ông bị đóng đinh trên thánh giá. Đấy là một biểu tượng về sự vị tha. Chỉ có vậy thôi.
(Còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 7 2003, 07:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cám ơn bác Phó, bác đã chỉ dạy em nhiều điều rất bổ ích, tiện thể bác có thể cho em hỏi. Có địa chỉ nào có chứa kinh thánh trên Mạng ko? Bằng tiếng Việt thôi, các thứ tiếng khác em chịu thua luôn.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 8 2003, 03:09 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(songduvobo @ Jun 7 2003, 01:14 PM)
Cám ơn bác Phó, bác đã chỉ dạy em nhiều điều rất bổ ích, tiện thể bác có thể cho em hỏi. Có địa chỉ nào có chứa kinh thánh trên Mạng ko? Bằng tiếng Việt thôi, các thứ tiếng khác em chịu thua luôn.

Ở đây nè, nhưng dihc không được hay lắm.

http://vietcatholic.com/



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 8 2003, 08:02 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.032
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.061$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp)
Trong cuộc sống có bao nhiêu điều bất ngờ. Đơn giản như những chuyện tai nạn xe cộ, ốm đau, chuyện tình cảm.., khiến con người muốn đi tìm một niềm tin, một sự an ủi. Đạo Thiên chúa, hay tông tin lành có giúp người ta thoát khỏi được những điều bất ngờ ấy không ? hiển nhiên là không. Tất nhiên là người theo đạo Thiên chúa sẽ tìm cách giải thích nó, bằng sự trừng phạt của chúa. Nhưng điều đó cũng không có tác dụng gì giúp ta phòng ngừa được nhưng việc đó. Thế cho nên, ngay trong các nước phương Tây, phép bói toán, xem số, xem sao vẫn thịnh hành. Vào tiệm sách, các loại sách này bán đầy. Như vậy là ngay trong xã hội phương Tây cũng có mê tín, không thể diệt được. Tất nhiên có người phản bác rằng, dù như vậy người phương Tây vẫn ít mê tín hơn ta. Nhưng điều này không phải là công của thiên chúa giáo, hay tin lành mà là do khoa học, cũng như mức độ bảo hiểm xã hội của họ cao.
Còn sở dĩ họ không thắp hương, không viết sớ, đốt vàng mã, vì văn hóa của họ không giống mình. So sánh tập quán VN với phương Tây là khập khiễng. Nhưng nếu ta thử xét một nước tương đồng văn hóa như Nhật, thì sẽ thấy họ cũng bảo tồn rất nhiều nhưng tập quán, tín ngưỡng tương đồng như VN. Nhưng chắc chắn tác giả không dám buộc tội họ là mê tín.
Có khi lại khen họ biết giữ gìn bản sắc dân tộc cũng nên.
Điều đáng nói là những tập tục văn hóa ấy, không ảnh hưởng đến tư duy khoa học. Vì nó thuộc vào thẩm mỹ, lối sống. Người phương Tây khi nhìn người Nhật vẫn cho là họ biết kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Điều này không hoàn toàn đúng. Cái người Nhật thiếu, mà VN cũng thiếu khi tiếp xúc với phương Tây là khoa học, không phải là thẩm mỹ tín ngưỡng, lối sống. Người Nhật do vậy chỉ nhập cảng khoa học thôi, còn họ không thấy phần còn lại kia của phương Tây đáng nhập, đáng học nên họ không học. Đơn giản có vậy thôi.
Như vậy tác giả bài bác những tập quán truyền thống, coi nó mà cổ hủ mê tín, nhằm kêu goi người ta nhập khẩu một thứ mê tín kiểu khác. Ta vẫn có câu "Tranh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa" là thế.
Điều có thể công nhận là trong tín ngưỡng truyền thống, có mê tín. Lịch sử văn hóa VN cũng không thiếu những cách thức chống mê tín, từ ngày xưa, mà ta vẫn có thể áp dụng được. Có thể kể một số phương pháp sau:
1- Tăng cường tính tượng trưng ước lệ của nghi lễ. Ví dụ Phật giáo cổ động cúng đồ chay, không cúng đồ mặn. Cúng hương hoa, nước lạnh chủ yếu lấy lòng thành.
2- Quan niệm những hình thức cúng lễ là nghi thức. quy định nó chặt chẽ.
3- Đứng trước một hiện tượng siêu nhiên, thì giữ thái độ "Kinh nhi viễn chi", có nghĩa là thành kính, nhưng không tham gia, nhưng cũng không phản bác.
Hai quan niệm sau là của Nho giáo. Chính nhờ những quan niệm này mà tập tục tín nguỡng của dân gian mới được bảo tồn đến tay chúng ta. Thái độ này rất đúng mực, đúng đắn. Ví dụ, Với tôi , nếu đi đốt sớ với một khối lượng nhỏ, không phung phí quá mức tiền bạc thời gian, không vì thế mà nản lòng chờ sung rụng, tuân thủ những điều đạo đức, thì cái còn lại là nét đẹp văn hóa chứ không có gì khác.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 8 2003, 03:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Mấy bài viết của bác phản bác lại bài viết của tác giả đã trích dẫn trên kia không thuyết phục lắm, bởi vì cũng cùng một tư duy với ông đó, nhưng ở phía ngược lại. Giá như bài luận ta lấy nhan đề , đại lọai như : " NHìn ( tôn giáo nào, tư tưởng nào, chủ nghĩa nào, triết học nào v.v....) qua lăng kính của ( tông giáo nào, tư tưởng nào v.v....) thì ra một nhẽ .
Đằng này, nếu muốn phân tích một cách khoa học và tương đối khách quan ( trong trường hợp này là một tôn giáo ) thì pahri đứng ngòai tôn giáo đó và tư tưởng triết học nếu có của tôn giáo đó thì mới tương đối khách quan và khả dĩ thuyết phục. Hẹn bác nếu có thì giwof thì tôi sx viết thêm ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

11 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC