Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Tình Khúc, anhhungxalo

Lissette
post Sep 12 2003, 06:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

thầm lặng mãi lặng thầm...


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 295
Tham gia từ: 27-April 02
Đến từ: Mercury
Thành viên thứ: 82

Tiền mặt hiện có : 11.508$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Tôi quen Vĩnh khi sắp sửa mười chín tuổi. Mọi cái xảy ra giống như khi bạn đi một mình trên phố và bỗng dưng nghĩ rằng: Mình dừng lại có được không?



Vĩnh chỉ sinh trước tôi có một tháng. Vào cái ngày mùa đông mà tôi lơ ngơ ôm cuộn giấy vẽ và xách cái túi nhỏ đựng mấy tuýp màu đến, Vĩnh còn là một cậu trai có ánh mắt dài dại. Mái tóc đằng trước dài đến ngớ ngẩn giấu đi một phần cái nhìn bất kham. Trên tường nhà Vĩnh treo la liệt các bức vẽ, hơi mờ bụi hoặc ít ra thì cũng mang dáng vẻ như thế. Các bức vẽ còn ẩn giấu một cái gì chưa định hình. Khi đó Vĩnh thờ ơ lắm. Tôi gói kín lại dáng dấp kiêu hãnh, hơi nghiêng đầu nhờ Vĩnh vẽ hộ một bức màu nước, mắt tôi chẳng biết đặt vào đâu, cuối cùng tôi nhìn chằm chằm vào bàn tay cậu ta phía đối diện. Lời tôi nói rơi ra nhẹ tênh. Chẳng còn biết làm gì để lấp khoảng trống im lặng, tôi liền kể với Vĩnh rằng đây là bài vẽ để thi học kỳ của bạn tôi đang hoc Sư phạm khoa Tiểu học. Rằng trước đây bài kiểm tra của nó tôi thường vẽ hộ nhưng điểm chẳng bao giờ quá 5. Rằng tôi cũng rất thích treo trong nhà một bức tranh vì hình như sắc màu hội họa làm gian phòng ấm áp hẳn lên. Tôi huyên thuyên ngớ ngẩn, đến khi nhận ra Vĩnh vụng về giấu đôi tay mảnh mai ra sau lưng để tránh cái nhìn của tôi, tôi im bặt rồi xin phép về.



Lần sau gặp lại, Vĩnh đã vẽ xong cho tôi một ngôi chùa cổ gạch ngói xanh đỏ, tôi cho là đẹp lắm. Vĩnh không phải vụng về giấu đôi bàn tay mảnh mai ra sau lưng nữa, hôm đó tôi đã nhìn lên những bức bột màu trên tường, nói rằng thích bố cục trong tranh tĩnh vật của cậu. "Tại sao trong tranh của Vĩnh, những gam màu sáng không làm bức tranh rạng rỡ mà chỉ toát lên tâm trạng buồn, hơi u uẩn? Ở đây không phải là nỗi buồn vu vơ mà là một thứ trầm mặc trước hiện tại, được Vĩnh chấp nhận?" Vĩnh không trả lời cho tôi nhhững câu hỏi ấy. Cậu chỉ nhìn tôi và những bức tranh thật lâu. Im lặng! Lúc ấy trong phòng không chỉ có hai người, còn bạn gái của tôi nữa. Tôi ngốc lắm, ngỡ mình đã làm Vĩnh phật ý nên đỏ mặt, bối rối rút lui, không quên đem theo bức vẽ ngôi chùa cổ và để lại một lời cảm ơn lí nhí.



Hôm sau, bạn gái tôi đã cười khanh khách kể toáng lên ở giữa lớp: "Mày về rồi, ông Vĩnh mới kêu: "Cô bé này bao nhiêu tuổi? Mười chín, bằng tuổi tôi à? Thế mà nhận xét của cô bé cứ như là...". Vĩnh khen hay chê tôi cũng chẳng biết nữa. Nhưng tôi nhận thấy trước mặt Vĩnh, hình như bạn tôi hiền và ý tứ hơn.



Tôi có một cái phòng riêng nho nhỏ, giới hạn bằng một bức tường lửng lơ và cái tủ đứng nặng nề mà tác dụng lớn hơn cái hòm đựng quần áo chỉ ở chỗ, tôi có thể dán hoặc treo lên đó cái gì mà tôi thích. Tôi đánh dấu ngày đầu tiên trở thành sinh viên bằng việc treo lên tủ tờ ảnh quảng cáo to tướng của một ban nhạc Pop nổi tiếng những năm 60-70. Khi phát hiện ra Vĩnh có cái nhìn của một trong bốn ca sĩ nổi tiếng đó, tôi đã gỡ bức ảnh xuống, cuộn lại rồi đút vào tận xó tủ. Không dễ thú nhận ấn tượng Vĩnh để lại trong tôi với những câu nói ngắn, chính xác và hơi bất cần. Lần đầu đến chơi nhà tôi, Vĩnh đã ngạc nhiên vì khoảng trống bất thường mà lẽ ra tôi phải treo lên đó một mảng màu nhẹ nhàng. Tôi không biết cách nói dối, đành nhún vai rất ngộ nghĩnh: "Đôi khi người ta cũng phải biết nói câu: Chưa thể..." Việc gì đến phải đến. Tuần sau Vĩnh đem tới cho tôi một bức tranh mới vẽ.

Tôi đang tập chơi ghi-ta. Tỉ mỉ dò theo từng nốt nhạc, đôi lúc không kìm được tôi gảy lung tung cả sáu sợi dây đàn không theo một nhịp điệu nào cả. Vĩnh cười sự phá phách trẻ thơ ấy rồi cẩn thận cắt lấy những bản nhạc hoặc những bài báo đại loại như: "John Lennon đã chết như thế đấy... Tám năm của ABBA..." cho tôi đọc. Tôi chỉ muốn hát lên được nỗi lòng vu vơ của mình, không có ý định trở thành ngôi sao ca nhạc nên để lung tung mỗi nơi một tờ. Khi nào ngồi cạnh Vĩnh, tôi lại lục lọi ra một đống những câu hỏi ngớ ngẩn: "Sao vệt nắng này Vĩnh vẽ nhạt thế, Hoa biết là nắng buổi sớm hay nắng ban chiều? Vĩnh có vẽ được tiếng chim một bình minh mưa ngoài cửa sổ không? Tại sao tranh của Vĩnh im lặng thế?" Có lúc Vĩnh trầm ngâm, có lúc cậu giảng giải cho tôi hàng giờ liền với tất cả say mê. Nét hoang vắng trong mắt Vĩnh thoáng bừng lên như lửa rồi lại xa xăm. Một lần như thế, Vĩnh chiều ý tôi vẽ thêm một bông hoa đại rụng trên sân chùa. Rồi Vĩnh ngẫu hứng vẽ liền thật nhiều bông đại trắng. Bức vẽ sắp hoàn thành phải bỏ đi nhưng tôi khoái chí đem nó về treo trong phòng. Những bức tranh của Vĩnh bắt đầu chiếm dần chỗ trong phòng tôi.



Vĩnh không biết nổi nóng nhưng hơi ngang ngang. Tôi cũng hơi ngang ngang. Tôi cười khi người ta khóc. Và đôi khi, khóc cho cái người ta cười. Giá trị của mọi cấu trúc ngữ pháp và từ mới lộn tùng phèo khi tôi đi chơi cùng Vĩnh. Tôi sẵn sàng đi tới bất cứ đâu chỉ để ngồi lặng đằng sau xem cậu ta vẽ, hỏi những câu hoặc quá ngu ngơ hoặc quá thâm trầm. Ngược đường gió, chúng tôi trở thành, hình như là, hai gam màu ăn ý nhau.



Rồi... tôi biết mình không thể nói với Vĩnh những câu chuyện bồng bột vô tâm nữa khi bắt đầu gọi Vĩnh là anh. Trong tranh của Vĩnh đã có chút xôn xao thầm kín. Chương trình đại học làm cả hai cùng cảm thấy thiếu thời gian. Khi tôi ôm lấy cây đàn, những nốt nhạc không còn rời rạc nữa. Vĩnh cũng rất thích những tình khúc Nhật Bản. Có lẽ bởi vì khi hát nó cho anh nghe, tôi nói được một chút nỗi lòng mình. Một lần Vĩnh nói rằng anh vẽ một bản tình ca. Tôi chỉ nhận thấy trong tranh khuôn mặt tôi, đôi môi hé mở ngơ ngác. Sau mái tóc dài rối bời là đôi mắt nâu ai đó mang nét nhìn hoang dại, bất kham. Bài tình ca đó tôi chẳng bao giờ hát được. Những ngón tay bất lực, tôi lại gảy lung tung vào cả sáu sợi dây dàn, tìm thấy ở giữa lộn xộn thanh âm một chút gì đó thiết tha ấm áp vô cùng. Tranh của Vĩnh bắt đầu được để ý đến. Lúc đó tôi được nhận vào làm trong một hội chợ quốc tế sắp mở trong thành phố. Với cả Vĩnh và tôi, sinh viên cuối năm thứ ba, như thế là khá lắm.



Khi đó tôi hai mươi tuổi, vẫn khen cái gì người ta chê và chê những gì người ta khen Vĩnh. Vĩnh không bao giờ vẽ tôi nữa nhưng tôi nhìn thấy bóng dáng mơ hồ của mình trong những cô người mẫu của anh. Thế có nghĩa là anh nhìn thấy tôi, nhớ về tôi cả khi ngồi trước người con gái khác. Tôi thấy mình bồn chồn và lạ lẫm, khác xưa nhiều sau mỗi tối đạp xe một mình lang thang, không biết gọi tên nỗi thổn thức trong lòng.



Ngày ấy tôi vụng dại hơn bây giờ nhiều, không biết giữ lấy bông cúc hoạ mi tuổi hai mươi dâng tặng chỉ vì không dám tin những cánh hoa trắng mỏng manh kia là có thực. Đêm ở biển, Vĩnh đã không kìm được ôm chặt lấy vai tôi, cùng nhìn ra hướng xa khơi mù mịt. Tôi nghe thấy tiếng gió thổi hù hù, tiếng biển gầm gào, tiếng trái tim Vĩnh đập trong ngực tôi hồi hộp. Tôi biết tóc mình bay xoà lên mặt anh, qua đôi mắt có ánh nhìn dài dại, sóng đêm liếm lên bàn chân mình và vòng tay anh xiết chặt. Rồi thôi!



Tôi cứ chờ đợi mãi. Nước mắt rơi trên dấu chân tôi khi khuya về, tôi bước lùi về phía bờ, nghe lòng biển còn thổn thức những điều chưa nói được. Rồi có khi nằm úp mặt xuống gối, trong tiếng gió xoáy lên ngọn phi lao bờ biển, tôi nghĩ rằng tất cả tựa như một giấc mơ. Tôi đã không dấu được nỗi khắc khoải trước biển, ngóng đêm xuống được đứng cùng Vĩnh, anh ghì chặt lấy vai tôi... Để rồi sự lặng thầm theo vào giấc mơ lạ lẫm.



Sau kỳ nghỉ ở biển mùa hạ ấy, Vĩnh mang đến nhà tôi bức tranh vẽ bản tình ca ngày trước, góc phải ghi dòng chữ nguệch ngoạc: Tôi yêu em.



--------


Bốn năm sau tôi lấy chồng. Quang hơn tôi hai tuổi, biết cách chăm lo và che chở cho tôi, mang cho tôi hạnh phúc ngọt ngào và quá yên ả. Tôi vừa lòng với cuộc sống mới, để lại đằng sau là tuổi hai mươi đi hoang dọc bờ cát triền sông với Vĩnh, lang thang trong mối tình đầu trắc trở và thánh thiện, tôi đã yêu và được yêu... Khi người ta trẻ, những gì ban sơ thắm thiết dễ vỡ hơn người ta tưởng. Quang yêu tôi, anh tin rằng cái đã qua với tôi chỉ là những bồng bột nhất thời khi người phụ nữ chưa kịp hiểu hết mình. Tôi biết ơn Quang, cố gắng nâng niu hạnh phúc đang có, khi không đủ can đảm so sánh hai người đàn ông, hai tình yêu, một lần toả hương và một lần kết trái. Dư âm của tuổi hai mươi đầy khao khát và dĩ vãng tình yêu đủ để tôi đi lang thang hoặc ngồi lại một buổi hiếm hoi trong quán nhỏ hẻo lánh nào đó, nghe Vĩnh kể về cuộc sống cô độc hiện tại, về chốn bon chen phù du mỗi khi Vĩnh trở lại thành phố. Sau mỗi lần như thế, tôi thương Vĩnh hơn, thương cả Quang nữa. Tôi cảm thấy mình cồn cào và hụt hẫng, không bình ổn. Quang biết hết những xao động ấy nhưng không bao giờ nói gì, chỉ chăm lo tới tôi hơn nữa. Tôi thấy mình có lỗi kinh khủng với cả hai người đàn ông. Nhưng tôi không thể làm gì được.



Bây giờ tôi không có thời gian chơi ghi-ta. Tôi phải quen với những vị trí mới trong xã hội, không được phép ngang ngạnh và phá phách như tuổi hai mươi trên sáu sợi dây đàn. Bức vẽ bản tình ca ngày nào, Vĩnh xin lại tôi đem về thành phố nơi anh ở. Tôi khuyên Vĩnh nên cắt dòng chữ: "Tôi yêu em" ở góc tranh đi, Vĩnh im lặng, lướt nhẹ ngón tay mảnh mai lên khuôn mặt tôi tuổi hai mươi trên bức vẽ. Tôi bám chặt vào thành ghế run rẩy, chỉ một chút nữa là xô vào ôm lấy Vĩnh. Chỉ cần Vĩnh nói lên một tiếng, có thể tôi đã bỏ lại tất cả để đi theo Vĩnh ngay lập tức. Tiếc là anh lại im lặng.



Tôi đã kể với Quang cả chuyện ấy nữa, không mang gì hơn là màu sắc của một kỷ niệm buồn bã. Tôi muốn anh hiểu những khoảnh khắc tôi cô độc, day dứt và thắc thỏm trong tình yêu bình yên của anh. Hình như một cuộc sống dữ dội, một hạnh phúc dữ dội mới đích thực là của tôi. Cái gì bình lặng quá dễ khiến người ta vô cảm và mỏi mệt. Vĩnh tiếp tục vẽ. Bây giờ một hoạ sĩ có tài kiếm sống không chật vật. Anh không vẽ chân dung thiếu nữ nào nữa, vì nghĩ rằng cái gì đẹp đều quá mong manh hay vì sợ gặp lại nét bút ngày xưa? Tôi có lúc bỗng muốn thoát ra khỏi tình yêu ràng buộc, thèm khát quãng đường khoáng đạt xưa kia, thèm khát được đến bên Vĩnh trong một quá vắng dọc nẻo đường xa lạ nào đó, nghe anh hát trong cơn say: "Cuối trời mây trắng bay. Lá vàng thưa thớt quá..."


--------------------
Nỗi buồn cũng như tóc ấy, cắt đi thì không được mà để thì cứ dài ra...

user posted image



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC