Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Một Số Thông Tin Về Các Trường đại Học, trên thế giới

Ubu
post Jan 6 2004, 08:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Unregistered









Các bạn muốn sang Mỹ học, nhất là chương trình trên đại học có thể vào đây để tự tra cứu:

http://www.phds.org/rankings/?PHPSESSID=5a...339e2f6e4a27f99

Tùy vào tiêu chí nào là quan trọng hơn đối với mình mà bảng xếp hạng các trường, các phân ngành sẽ khác nhau. Ví dụ nếu tiêu chí học bổng nhiều, dễ xin, dễ tốt nghiệp là quan trọng nhất thì có thể bảng xếp hạng sẽ không xếp các trường đặc biệt nổi tiếng như MIT, Harvard, Caltech, Princeton, Yale, Berkerley, Cornell, Columbia, New York, Chicago lên trên. Còn nếu tiêu chí là giáo sư giỏi nhất, nghiên cứu mạnh nhất là mối quan tâm hàng đầu thì rõ ràng những trường kể trên sẽ được xếp hàng đầu rồi.
Tớ lấy một ví dụ về ngành Infomatics (Computer Science), tớ chọn các tiêu chí quan trọng là hiệu quả học tập/nghiên cứu, giáo sư tốt, học bổng nhiều, các công trình khoa học công bố nhiều.. thì kết quả ra như sau:

Ket qua smartass.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Ubu: Jan 6 2004, 08:02 PM



Go to the top of the page
+
Ubu
post Jan 6 2004, 08:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Unregistered









Ở Đức- do hệ thống giáo dục hòan tòan là quốc lập và do tư tưởng của bọn Đức từ sau thế chiến thứ 2 muốn tránh vết xe đổ về chủ nghĩa Elite cho nên các trường ĐH ở Đức cũng như chính phủ Đức cố gắng tạo điều kiện cân bằng tối đa cho mọi sinh viên có thể được hưởng một chế độ như nhau. Vì thế không có trường đại học nào ở Đức là hòan tòan superior hơn các trường còn lại. Tất nhiên vẫn có những trường mạnh hơn, do nhiều nguyên nhân dễ nhận thấy như kinh tế mạnh, là trung tâm .v.v. Đức là nước liên bang (như Mỹ) cho nên mỗi vùng có một sự độc lập tương đối riêng, không giống mô hình nước Pháp, Anh hay Việt Nam- những nơi mà thủ đô thì huy hòang còn các vùng khác thì nghèo đói nhếch nhác. Ở Đức có tổng cộng khỏang 5-8 trung tâm quan trọng- bao gồm Berlin (chính trị, văn hóa), Munchen (kinh tế- BMW), Hamburg (cảng biển), Stuttgart (Kinh tế- Mercedes), Frankfurt (ngân hàng, tiền tệ- ngân hàng chung Châu Âu).. Hamburg ở cực Bắc, Berlin ở phía Đông Bắc, Frankfurt ở trung tâm, Munchen ở Đông Nam, Stuttgart ở Tây Nam. Ở Đức phía Nam là phía nắm kinh tế- cũng giống như Sài Gòn là nơi mạnh nhất về kinh tế ở VN vậy.
Các trường ở những vùng phía Nam, ở Hamburg, vùng quanh Frankfurt, ở Berlin vì thế nói chung cũng mạnh hơn các trường ở các vùng khác. Theo nghiên cứu mới đây- thì hai trường ĐH dẫn đầu (tương đối) nước Đức về nghiên cứu là Universitat Munchen và Humboldt Universitat Berlin- vì khỏang 75% số các ngành của hai trường này là Top ở Đức. Sau đó là một số trường như Heidelberg, RWTH Aachen, Uni. Bonn, Uni. Koln, TU Berlin, FU Berlin, Uni. Freiburg, Uni. Bielefeld, Uni. Tübingen.. Cụ thể là về văn hóa, nghệ thuật, khoa học xã hội thì Berlin được coi là trung tâm mạnh nhất. Về các ngành khoa học kỹ thuật thì trường RWTH Aachen (ở phía Tây, gần Stuttgart) là mạnh nhất (sau đó có lẽ là trường TU Munchen và trường tớ- TU Berlin). Về các ngành Y, luật, khoa học tự nhiên thì trường Heidelberg (gần Frankfurt), Uni. Munchen, Uni. Bonn, Humboldt Berlin là mạnh nhất.

Địa chỉ để xem cụ thể sự so sánh giữa các trường với nhau là ở đây:

http://www.daad.de/deutschland/en/2.2.9.ht...e=Show&tmpl=ha2

Ví dụ cho ngành Informatics thì có thể xem ở đây:

http://www.daad.de/deutschland/en/2.2.9.ht...t=&order_left=5

Theo bảng trên thì hai trường Uni. Saarbrucken (ở Tây Nam- gần Pháp) và Uni Karlsruhe (ở Tây Nam- gần trung tâm) là hai trường tốt nhất cho ngành Informatics- nguyên nhân là Saarbrucken là nơi viện Max Planck đặt phân viện nghiên cứu tin học, còn vùng Karlsruhe là vùng tổ chức nghiên cứu Đức (Deutsche Forschung Gemeinschaft- DFG) đặt trung tâm cho tin học. Vì thế hai chỗ này hút được nhiều tiền đầu tư, giáo sư giỏi về. Ngòai ra có một số trường khác cũng mạnh về ngành Tin học là RWTH Aachen, TU Munchen, TU Berlin, Uni. Paderborn, Uni. Bielefeld...

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Ubu: Jan 7 2004, 03:36 AM



Go to the top of the page
+
Hưng
post Jan 6 2004, 08:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Unregistered









1 User already said Thank You!

Sóng



Go to the top of the page
+
tdna
post Jan 7 2004, 04:56 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

đầu gấu


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.217
Tham gia từ: 15-November 02
Đến từ: Hungary
Thành viên thứ: 540

Tiền mặt hiện có : 1.724$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Bu còn nhớ bác Math bên Hung dạo nọ có tham gia VNE không .Nghe anh em kháo nhau là bác ấy sắp qua Mit học tiếp đấy .Kinh thật
(Có khi không phải bác ấy nick là Math -em đoán )

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tdna: Jan 7 2004, 05:21 AM


--------------------
Ngó qua bên bến Tô Châu
Thấy em gánh nước trên đầu giắt trâm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Ubu
post Jan 7 2004, 05:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Unregistered









1. Du học Mỹ:
a) Điều kiện để xin.

Nếu bạn muốn sang Mỹ du học, thì cách tốt nhất là phải xin đựơc học bổng, vì nếu không, chi phí sẽ là rất lớn (khỏang 30-50.000$ một năm kể cả tiền sống). Theo tớ được biết thì các trường đại học thích cấp học bổng cho sinh viên trên đại học (post-graduate) hơn là sinh viên mới vào đại học (undergraduate). Điều kiện đầu tiên cần có để xin xỏ là bằng tiếng Anh- cụ thể là điểm Toefl. Sau đó tùy theo ngành, có thể bạn sẽ phải làm thêm một bài kiểm tra hoặc là SAT (cho sinh viên undergraduate) hay GRE, GMAT .v.v. cho sinh viên trên đại học. Các trường lớn nổi tiếng đòi hỏi điểm Toefl, SAT, GRE rất cao. Kết quả tốt nghiệp đại học của bạn và giấy giới thiệu của giáo sư từng dạy bạn, thành tích xã hội .v.v. cũng là những yếu tố quan trọng để xin học bổng. Nếu bạn tốt nghiệp là thủ khoa ở các trường như BK, Tổng hợp- thì việc xin sang làm master hay nghiên cứu sinh ở một trường dạng Ivy League (1) là có thể thành công. Nếu chỉ là hạng khá khá thì xin vào những trường đó có khá ít khả năng thành công. Thông thường, nên xin vài trường ở vài mức độ khác nhau chứ không chỉ nên đặt đơn 1 trường hay là chỉ đặt đơn vào 3 trường kiểu MIT, Stanford, Carnegie Mellons (ví dụ cho tin học) rhino.gif.

Khi xin vào một trường, bạn nên chú ý tới tiêu chí quan trọng nhất của nó là tính hiệu quả của việc học tập/nghiên cứu chứ không nên nhìn vào danh tiếng của trường vội. MIT không chắc đã là nơi tốt nhất, kinh tế nhất, hiệu quả nhất cho một sinh viên học undergraduate. Một trường như kiểu Texas-Austin hòan tòan có thể tốt hơn cho bạn trong trường hợp này.

b) Những ai thì du học Mỹ (và một vài trường ĐH ở Anh) thích hợp:
- Những người đầu óc siêu thông minh, học cực giỏi- cần một môi trường để tiến tới đọat giải Nobel, Fields.
- Những người có chí lớn, không ngại khó khăn gian khổ.
- Thích tiền, thích nổi tiếng, ưu cạnh tranh.
- Học khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế.
- Cần bằng đẹp (con vua cháu chúa).

+ Những ai lười, thích chơi, ghét văn hóa Mỹ, không yêu tiền, không cần bằng đẹp, nổi tiếng, đầu óc làng nhàng (ví dụ tớ flex.gif ) thì nên sang châu Âu.


2. Du học Đức (các nước khác tớ không biết).
a) Điều kiện
Theo luật ở Đức, bất cứ trường nào cũng phải nhận sinh viên đầu vào khá "dân chủ". Là sinh viên nước ngòai, thì cứ nộp đơn là họ buộc phải nhận cho mình vào, thi xong tiếng Đức, nếu đỗ thì sẽ được học. Điểm đặc biệt lợi ở Đức là học miễn phí vì nhà nước chi trả tòan bộ tiền cho giáo dục- dù là sinh viên nước ngòai sang, không phải dân Đức, cũng không phải đóng xu nào, trừ vài chục đồng làm thủ tục và khỏang 100$ một học kỳ tiền dọn dẹp vệ sinh .v.v. Để xin được một trừơng ở Đức nhận cho sang thi tiếng không khó- nếu muốn du học tự túc thì cần mở một tài khỏan ở nhà băng của Đức (hiện có một số nhà băng của Đức đã có mặt ở VN như Deutsche Bank chẳng hạn) với số tiền khỏang 6000 Euro. Điều kiện lý lịch thì bạn buộc phải có chứng chỉ tiếng Đức do viện Goethe ở Hà nội cấp. Hình như hiện nay là chứng chỉ đã học 400 giờ tiếng Đức; buộc phải có giấy gọi vào đại học, thẻ sinh viên, giấy chứng nhận đang là sinh viên của trường X, Y, Z và có thể là bảng điểm kết quả năm thứ nhất đại học ở VN.

Nếu đi học trên đại học- ví dụ Master bằng tiếng Anh- thì điểm Toefl là buộc phải có, ngòai ra cũng phải có một tài khỏan khỏang 6000Euro (số tiền đảm bảo tài chính cho một năm sống ở Đức). Nếu muốn xin học bổng thì gần như buộc phải xin học bổng của các tổ chức cấp học bổng không thuộc phạm vi các trường đại học, chứ không thể xin học bổng trực tiếp qua các trường đại học được- vì các trường ĐH đều là quốc lập- không có quĩ cho việc này. Địa chỉ để xin tất cả các kiểu học bổng ở Đức là ở đây:

http://www.daad.de (có cả tiếng Anh).

Nếu đi có học bổng thì bạn không phải lo gì chuyện tiền nong. Nếu đi tự túc thì một năm ở Đức sẽ cần một khỏan tiền từ 5000-8000Euro- tùy theo cách sống của bạn. Sinh viên sang học ở Đức được đi làm khá thỏai mái, không phải đóng thuế. Trung bình đi lao động chân tay kiểu bồi bàn, bốc vác, bán Mc Donald là khỏang 5-8Euro/giờ. Tức là một tuần làm việc khỏang 20-25 tiếng là có thể đủ tiền để tự sống mà không cần gia đình chu cấp nữa. Tuy nhiên nếu vừa phải tự kiếm tiền để học thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học vì chương trình của bọn Đức vẫn là bọn rất nặng (hệ Uni.).

b) Ai thì nên sang Đức (hoặc nhiều nước châu Âu khác):
- Không phải siêu thông minh, không có ý định đọat Nobel.
- Ít tiền.
- Thích văn hóa châu Âu.
- Thích hưởng thụ, nhàn nhã.
- Học các ngành xã hội, nghệ thuật và một số ngành khoa học kỹ thuật thế mạnh của các nước châu Âu.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Ubu: Jan 7 2004, 05:15 AM



Go to the top of the page
+
tdna
post Jan 7 2004, 05:15 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

đầu gấu


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.217
Tham gia từ: 15-November 02
Đến từ: Hungary
Thành viên thứ: 540

Tiền mặt hiện có : 1.724$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Em thấy nhiều người học tiếp thường chọn làm tiến sĩ .Nhưng tiến sĩ khó nhai quá ,nếu thật giỏi thì 3 năm mới xong .Còn bình thường thì cũng ít nhất 5 năm .Khoa hóa dầu em đang theo học có khá nhiều chú làm PHD nhưng đến nay mới chỉ 1 chú thành công .Các chú còn lại ăn học bổng mãi nhưng vẫn làm không xong ,vài năm sau đành nói lời từ biệt thầy
Học kỹ thuật ,5 năm xong rồi học tiếp để thành chuyên viên ,chuyên gia dạng specialist hay expert thì cũng tốt ,rất tiện cho việc đi làm sau này ,còn như làm tiến sĩ ,ra chỉ đi dạy thôi


--------------------
Ngó qua bên bến Tô Châu
Thấy em gánh nước trên đầu giắt trâm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Ubu
post Jan 7 2004, 05:27 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Unregistered









Xin được sang MIT học trên đại học thì kinh rồi v.gif . Bác Math đâu vào cho anh em chúc mừng phát nhỉ. Nâng cốc chúc bác mã đáo công thành, sau này về xây dựng nền xã hội chủ nghĩa. cheers.gif

Học tiến sĩ theo tớ không phải là rất khó, vì số lượng tiến sĩ của bọn Tây rất lớn- nhiều như là số lượng tốt nghiệp đại học của VN ấy. Có thể nhiều chú vào làm tiến sĩ thấy chán quá, không có nhiều ý nghĩa cho cuộc đời, không có lợi bằng đi kiếm tiền nên bỏ dở giữa chừng thôi. Nhưng mà nói chung học tiến sĩ xong thì cũng chỉ ba hoa là giỏi, bọn nắm tài chính thế giới, bọn đẻ ra các phát minh sáng chế quan trọng trong khoa học kỹ thuật cho lòai người lại có vẻ là những thằng chả có bằng cấp gì mấy. Nguyên nhân thì đơn giản thôi- một người làm về khoa học kỹ thuật nếu qua tuổi 27 chưa có công trình gì thì vĩnh viễn cũng chỉ dừng lại ở mức làng nhàng. Trong khi ấy tuổi đó mới là tuổi bắt đầu làm tiến sĩ. Vì thế các chiến sĩ trước 27 không có công trình gì thì làm tiến sĩ chỉ là để giải quyết khâu oai hoặc là do bí, không giỏi các công việc thực tế nên ngại đi làm. Bọn làm kinh tế cũng tương tự- tớ chả biết thằng tỉ phú nào học xong tiến sĩ rồi mới thành lập công ty. Mà nếu có lập, có thành công thì cũng chỉ ở mức làng nhàng. boxing.gif

Hồi trước tớ có biết bọn thành username và mấy thằng ở Politechnique bên Paris cũng đều máu sang Mỹ. Nhưng mà mấy ngành kiểu Tóan thì Paris không hề thua bất cứ chỗ nào trên thế giới này. Nếu mà ở đó đạp được lên đầu bọn Pháp ở mấy trường trong Paris thì cũng là siêu rồi, bọn ở Mỹ cũng không hơn được. Còn nếu vẫn thua Pháp, thì sang Mỹ cũng chả đấu được với ai, đi cho mất công.
Tớ ở đây cũng không trèo lên đầu Đức nổi, cho nên thôi, học cho xong rồi chuồn về nhà mở cafe có khi đời lại vui. Biết đâu đấy trumpet.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Ubu: Jan 7 2004, 05:28 AM



Go to the top of the page
+
Ubu
post Jan 7 2004, 06:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Unregistered









-(1): Ivy League là giải đấu bóng bầu dục đựơc thành lập từ hồi thế chiến thứ 2, giữa 8 trường đại học truyền thống ở Đông Bắc nước Mỹ gồm Harvard, Princeton, Cornell, Columbia, Dartmouth, Yale, Brown, Pennsylvia. Vì thế về sau để ám chỉ nhóm các trường đại học Elite ở Mỹ người ta dùng khái niệm Ivy League. Tuy cả 8 trường này đều là dạng top ở Mỹ, nhưng ngòai ra còn có một số trường khác cũng ở cỡ này là MIT (cũng ở Massachusetts, cạnh Harvard), Caltech, Berkerley, Stanford (3 trường ở Cali), .v.v.. Đặc biệt là về khoa học kỹ thuật thì MIT, Caltech, Berkerley, Stanford có lẽ là 4 trừơng dẫn đầu cả thế giới chứ không phải Harvard hay Princeton.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Ubu: Jan 7 2004, 06:25 PM



Go to the top of the page
+
donau
post Jan 7 2004, 08:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Unregistered









QUOTE(Ubu @ Jan 7 2004, 05:13 AM)
2. Du học Đức (các nước khác tớ không biết).
a) Điều kiện
Theo luật ở Đức, bất cứ trường nào cũng phải nhận sinh viên đầu vào khá "dân chủ". Là sinh viên nước ngòai, thì cứ nộp đơn là họ buộc phải nhận cho mình vào, thi xong tiếng Đức, nếu đỗ thì sẽ được học. Điểm đặc biệt lợi ở Đức là học miễn phí vì nhà nước chi trả tòan bộ tiền cho giáo dục- dù là sinh viên nước ngòai sang, không phải dân Đức, cũng không phải đóng xu nào, trừ vài chục đồng làm thủ tục và khỏang 100$ một học kỳ tiền dọn dẹp vệ sinh .v.v.

Anh Bu lý tưởng cao quá nhỉ. Thằng em bị hai cái Ablehnungsbescheid(từ chối) của Bezirksregierung của Bang Nordrehin-wesfallen(đồng nghĩa cấm bén mảng đến học dự bị đại học của bất cứ truờng đại học nào của bang đó trong) và của bọn Uni Frankfurt. Lý do thì cực chó chết là em học hết ở nhà một năm, muốn đổi ngành cũng ko đuợc. Tsb tụi nó máy móc thật. stupid.gif stupid.gif stupid.gif. Cho nên ai đã học hết năm thứ nhất ở VN mà muốn đổi ngành thì nên bỏ bảng điểm ra khi nộp hồ sơ để đuợc học dự bị đại học.
Thông báo thứ hai cho ai định đi Đức mà tiếp tục thất vọng là hiện giờ một số bang bắt đầu thu học phí. Điển hình các bang Nordrehin Wesfallen, Uni Frankfurt bắt đầu thu học phí và bang Baden-Wuertenberg. ohnono.gif ohnono.gif
Thông báo cuối cùng là là hình như tụi Đức đang có ý định xây dựng một truờng đại học quốc tế đầu tiền mạnh như kiểu Havard của Mỹ.



Go to the top of the page
+
Ubu
post Jan 7 2004, 11:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Unregistered









Thật ra mãi thì bọn Đức cũng phải chấp nhận rằng làm đầu tàu cả châu Âu thì không thể đồng thời là một thằng xã hội dân chủ "bao cấp" rất lớn như hiện nay đựơc. Xu hướng đế quốc của bọn Đức vẫn còn ngấm ngầm trong máu của chúng nó, thậm chí là khá rõ với trò liên hiệp châu Âu. Cải cách thuế, cải cách giáo dục .v.v. cũng là vì mục đích này. Để duy trì được mức độ phát triển, bọn Mỹ+ Nhật phải làm việc như trâu như chó, bọn Đức từ lâu nay nhàn hạ hơn khá nhiều giờ cũng cảm thấy không thể không căng ra. Thời gian tới nói chung chúng nó sẽ còn căng hơn so với bây giờ.
Những nước không ở vị trí dẫn đầu về kinh tế, khoa học công nghệ thì sức ép đỡ ghê gớm hơn, đời sống còn dễ thở hơn. Như ở VN chẳng hạn, cả cái nước VN chẳng có ai để mà đua tranh, chẳng có gì để mà cần nhất thế giới (trừ xúât khẩu gạo, cafe.v.v.) cho nên sức ép công việc thực ra là không có gì đáng kể. Nếu có, thì là vì nó là kết quả của sự dồn nén từ lâu ngày chứ không phải là khối lượng công việc hàng ngày.

Việc xây dựng vài trường elite kiểu Harvard, Princeton thì là chuyện rõ rồi. Sau khi nước Đức thống nhất, bọn Humboldt thực ra đã bắt đầu công việc này bằng cách lọai bỏ gần hết số giáo sư cũ của Đông Đức, chỉ giữ lại những người giỏi nhất, sau đó tuyển tòan những tay giỏi ở các nơi khác đến. Chính phủ Đức không cho phép trường Humboldt được lựa chọn sinh viên tùy ý nhưng bọn Humboldt vẫn được phép thuê ai dạy thì tùy ý họ. Do danh tiếng cũ của nó, bọn giáo sư giỏi chạy về đây rất đông, số lượng sinh viên đăng ký vào trường hàng năm luôn vượt chỉ tiêu vài lần. Hiện nay nó vẫn chưa phải là trường Elite có thể qui cho 2 nguyên nhân- thứ nhất là do chưa được tuyển sinh viên tùy ý, thứ hai là chưa nhận tiền tài trợ trực tiếp của các công ty tư bản lớn, chứ về phần giáo sư chất lượng cao thì coi như là tạm xong rồi. Bởi vậy hiện nay cơ hội cho các chú bình thường vào Humboldt là vẫn đựơc mở rộng- nhưng một thời gian nữa thì phải giỏi mới vào được.
Ngòai trường này ra thì Uni. Munchen cũng thế, chính quyền bang Bayern đã sớm quyết định xây dựng trường này trong tương lai thành trường Elite, giờ vẫn bị cản trở như Humboldt do lệnh của chính phủ Đức nhưng rồi luật cũng sẽ được thay đổi thôi.
Kết quả hai trường nghiên cứu mạnh nhất ở Đức là Uni. Munchen với Humboldt Berlin (75% số các khoa là top ở Đức) phản ánh phần nào tính elite manh nha của bọn này.
Kết luận đáng chú ý là ở Đức, có hai vùng nên đến học nhất là Munchen và Berlin vì cá to tập trung ở đây là chủ yếu. drunk.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Ubu: Jan 8 2004, 12:32 AM



Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thư viện địa chỉ · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC