Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Xuyên Tạc Thơ .tại Sao Lại Không Nhỉ , Nhỉ ?, :D :D

Trần Tèo
post May 5 2004, 08:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Unregistered









Tại sao chúng ta lại không xuyên tạc thơ các bác nhỉ ?
Tèo xin mở màn :

Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Bởi biết sau lưng chẳng có gì
Ví thử mắt ai trông theo nhỉ
Ngoảnh lại e rằng chẳng muốn đi .



Go to the top of the page
+
Tiểu Vũ
post May 6 2004, 12:41 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.307
Tham gia từ: 28-March 04
Thành viên thứ: 1.415

Tiền mặt hiện có : 15.037$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Trần Tèo @ May 5 2004, 08:28 PM)
Tại sao chúng ta lại không xuyên tạc thơ các bác nhỉ ? 
Tèo xin mở màn :

Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Bởi biết sau lưng chẳng có gì
Ví thử  mắt ai  trông theo nhỉ
Ngoảnh lại e rằng chẳng muốn đi .

Bạn có thể không đồng ý với ý tưởng người khác, nhưng đừng xuyên tạc tình cảm trong sản phẩm của họ bạn ạ. Không hay đâu.


--------------------
Ngày nối ngày qua tin biền biệt
Bụi đường chen lấm ánh tà dương



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Trần Tèo
post May 6 2004, 12:58 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Unregistered









Thế thì Tèo lại càng phải xuyên tạc nhiều hơn nữa mới được laugh.gif laugh.gif laugh.gif devil2.gif

Nếu biết em lừa , em hổng yêu
Có lẽ đời anh bớt tiêu điều
Nếu biết ngực em nhiều xốp độn
Anh chẳng theo về tận cuối thôn serenade.gif artist.gif devil2.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Trần Tèo: May 6 2004, 01:10 AM



Go to the top of the page
+
Hoang Yen
post May 6 2004, 02:49 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhắn thơ

Thơ ơi nhớ giấu cái mình
Kẻo Tèo nó thấy, tình hình gay go
Trần như nhộng, nó nhào nó nặn
Cắm râu ria, bôi vẽ nháo nhào
Thơ xinh như một trái đào
Giấu đi đợi kẻ anh hào nâng niu!


HY


Thế nào, Trần Tèo? trumpet.gif serenade.gif cheers.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post May 6 2004, 05:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhái thơ thì các bác cứ nhái em xem với. Nhưng đừng nhái thơ của các "cụ" ko thì mạng sẽ sập sớm đó. Dù sao thì kiêng húy kị vẫn tốt hơn.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hoang Yen
post May 23 2004, 02:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lý Ðợi

Thơ và chúng tôi không làm thơ!



kì 1


1.

Ban đầu tôi rất buồn nôn khi cứ nghe nhắc đến thơ trẻ là các sĩ phu Bắc Hà, những kẻ cầm cán bút phê bình lại lải nhải Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải, Vi Thuỳ Linh... và cùng lắm, Nguyễn Quyến, Nguyễn Vĩnh Tiến. Tôi (và ngay một hai người trong nhóm được khen) cũng không hiểu tại sao thế, thật sự không hiểu, vì thơ trẻ Việt - phần đang chuyển động, có nhiều hơn thế rất nhiều. Và phần có này, cũng chẳng phải xa lạ gì với cái sự biết của các vị phu sĩ kia.

Nhưng khi có một chút thời gian nhìn lại, tôi thấy sự buồn nôn - ngạc nhiên của mình quả là vô duyên và vô lý. Bởi xa lạ hay không xa lạ, đâu có giải quyết được vấn đề. Vấn đề của phần thơ Việt tại Sài Gòn chẳng hạn, là một vấn đề khác, một hiện tượng khác; vì thế, cần một suy nghĩ khác. Mời quý vị thử đọc một bài của Bùi Chát:


Thời hoa đỏ lè

Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao nhậu
Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng vẻ
Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh lặng
Chẳng chịu cho lòng ta yên ổn
Anh mải mê về một màu mây xa xôi
Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ thó
Về cái vẻ thần kì của ngày xưa rồi
Em hát một câu thơ cũ sì
Cái say mê của thời thiếu nữ tặc
Mỗi mùa hoa đỏ về quê
Hoa như mưa rơi rơi rụng
Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi đẹp
Như máu ứa một thời trai trẻ trung
Hoa như mưa rơi rơi rớt
Như tháng ngày xưa ta dại khờ khạo
Ta nhìn vào tận sâu mắt nhau heo
Mà thấy lòng đau xót xa
Trong câu thơ của em nhỏ
anh không có mặt mẹt
Câu thơ hát về một thời yêu đương tha thiết thực
Anh đâu buồn mà chỉ tiếc rẻ
Em không đi hết những ngày đắm say sưa
Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ trai
Không cho ai có thể lạnh tanh tưởi
Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ chót
Như vết xước của trái tim gan

Sau bài hát rồi em lặng im ỉm
Cái lặng im rực màu hoa đỏ ối
Anh biết mình vô nghĩa đi bên em út
Sau bài hát rồi em như thể dục
Em của thời hoa đỏ ngày xưa kia
Sau bài hát rồi anh cũng thế giới
Anh của thời trai trẻ ngày xưa đó

Rõ ràng đây là bài thơ Thời hoa đỏ của nhà thơ Thanh Tùng, một kiểu mẫu mực của thơ Việt thời đó. Bùi Chát chỉ việc thêm chữ cuối vào mỗi câu theo kiểu quen cửa miệng. Thời hoa đỏ lè là một kiểu câu cửa miệng: đỏ lè, đỏ rực, đỏ chót hay đỏ chói cũng vậy. Thế thì, đây có còn là bài thơ của Thanh Tùng không? Chắc chắn là không, nó là một bài thơ bị biến thể, biến dạng, biến chất, biến gì gì cũng được, mà người chịu trách nhiệm làm việc này (nhiều người nói là đạo văn) là Bùi Chát. Nhà thơ này ký tên vào, công khai việc đạo văn, vậy bài thơ mới phải là của anh ta. Chắc chắn Thanh Tùng không còn nghĩ bài thơ có thêm chữ cuối là của mình.

Chúng tôi (những cây viết trẻ ở Sài Gòn) gọi kiểu này là thủ pháp pastiche - phỏng nhại, cài-đặt-lắp ráp. Giống như thủ pháp collage - cắt dán mà Dada đã làm với tranh cắt-xé-dán và tranh giấy tổng hợp. Hay cũng có thể gọi là sự cưỡng chế. Bài thơ của Thanh Tùng đã bị Bùi Chát cưỡng chế. (Như cái cách của chủ nghĩa Hậu hiện đại cưỡng dâm cái cách của chủ nghĩa Hiện đại). Vậy thì sự sáng tạo ở đâu? Sự sáng tạo ở ngay cái ngưỡng hành động của cái cưỡng chế và cái bị cưỡng chế. Hiện tượng này cưỡng chế hiện tượng kia nhưng không phủ nhận, không thay thế; sau khi sinh ra, cả hai cùng quanh co tồn tại; cá mè một lứa, nhưng có điều không chịu nổi nhau, không thể ngồi chung thuyền, không bơi chung hồ, dù chẳng thù hằn hay tranh ăn gì.

Dưới góc nhìn của những người chịu áp lực của các quan niệm, hệ thẩm mỹ cũ (cụ thể là của chủ nghĩa Hiện đại hay Lãng mạn) thì đây chắc chắn không phải là thơ. Vì nó đâu có gì là sáng tạo - sáng tạo như cái cách họ nghĩ, là phải làm ra cái (tạm gọi) tương đối không lặp lại, làm ra cái mới, nếu được: hoàn toàn mới. Nhưng lạy chúa, có cái quái gì mới đâu. Chúng tôi không muốn lệ thuộc vào hệ quy chiếu của những quan niệm đó, thơ nhiều khi không còn là chuyện sáng tạo như cách nghĩ vừa nêu. Thơ nhiều khi chỉ là chuyện gây hấn, một chút hài hước, một cú sốc nhận thức, thậm chí là một trò đùa vui nơi bàn nhậu, chẳng kém phần nhảm nhí.

Trở lại lịch sử một chút. Chủ nghĩa Lãng mạn luôn tìm cách kể lại một câu chuyện có xuất xứ cụ thể (nhân vật, không gian, thời gian rất rõ). Đây là yêu cầu đầu tiên và cũng là yếu tố trội để phân biệt Lãng mạn với các chủ nghĩa khác. Chủ nghĩa Hiện đại thì thường gây một cú sốc về việc đọc, ít mang chuyển kinh nghiệm và cố giấu câu chuyện đi, càng sâu càng tốt. Tính Siêu thực hay tính Avant-garde là một ví dụ rất cụ thể về việc cố giấu câu chuyện. Còn cái tạm gọi chủ nghĩa Hậu hiện đại thì luôn luôn tìm cách biến câu chuyện theo hướng khác, hướng người kể, dù đó là một câu chuyện khá phổ thông, một chiều, nhưng gây được một cú sốc về nhận thức. Thời hoa đỏ lè là cách biến một câu chuyện, và từ trước tới nay chưa có một kiểu làm thơ như thế. Nhiều người bị sốc khi một bài thơ (theo họ) đã bị bóp méo. Nhưng thực ra đâu có bóp méo gì, Thời hoa đỏ vẫn ngồi và sẽ ngồi những chỗ mà nó đã ngồi, lịch sử đã/đang phân định chuyện của nó. Cho nên Thời hoa đỏ lè là một kiểu khác, một hiện tượng khác. Nó cần một nhận thức khác, đi ra từ chính nó.

Chúng tôi không làm cái gì quá cao cấp, quá dung tục hay lập dị, bởi chúng tôi vẫn nghĩ rằng bên dòng thẩm mỹ chính thống đại trà, đã/đang tồn tại một thứ thơ khác - thơ của chúng tôi/thẩm mỹ của chúng tôi, thẩm mỹ của những người mải mê làm thơ, chứ không phải của những nhà phê bình hay đạo đức, luân lý hay xã hội học. Ngày xưa, Hồ Xuân Hương hay mãi về sau, Trần Dần... cũng làm một thứ thơ khác (ngay Vũ Trọng Phụng, cũng làm một kiểu tiểu thuyết khác), khác với ý muốn chung mà thời của họ cần. Họ không làm thơ, trong con mắt của những người đương thời. Nhưng chưa chắc là họ muốn làm một cái gì cho tương lai, họ chỉ làm cho họ, cho "đã" lối đi của họ. Còn quý vị, những người đương thời của chúng tôi, không nhìn thấy chúng tôi (dù chúng tôi có cần hay không cần quý vị), bởi quý vị cứ nghĩ rằng chúng tôi không làm thơ. Vậy thôi, vậy là đủ đóng cửa nhận thức của mình lại mãi mãi, cho đến khi xuống mồ. So với thẩm mỹ của quý vị, trong thẩm mỹ của quý vị, từ lâu rồi chúng tôi đâu còn làm thơ. Nhưng chúng tôi vẫn làm đấy, và ngày một đông những người cầm bút trẻ không làm thơ như quý vị muốn; đúng hơn, không còn làm thơ trong cách nghĩ mà thẩm mỹ đã cũ nát và ấu trĩ, mà nhiều khi chẳng thuộc về ai, dù quý vị muốn ra sức níu giữ. Nói nôm na, tụi trẻ (theo cách gọi của quý vị) nó đang làm cho "lớp giặc già" băn khoăn là không biết chúng có đi đúng kiểu đường mình muốn hay không. Mà có lỡ đi sai thì có chết ai đâu; cái sai trong nghệ thuật ai mà phân xử được.

Những người như Nguyễn Huy Thiệp (nhà văn và những người ham đọc thơ) thì đọc đến thơ của Phan Huyền Thư đã lè lưỡi, đái trong quần, không phải là do họ thiếu nhiệt tình "ủng hộ cái mới, cái khác, cái trẻ"; mà do thẩm mỹ nhận thức của họ chỉ đến đó, cái ngưỡng mà tri kiến và tuổi tác rất ngại, rất khó để vượt qua; kịch bờ tường, và họ cố thủ. Họ, cũng như mỗi người chúng ta (chúng tôi sau này có lẽ cũng thế) là một ông thầy bói vừa già vừa mù xem voi, trong suốt lịch sử nhận thức của nhân loại và ngay cả tại một hiện tại muôn màu đa dạng, chúng ta chỉ rờ được một phần và chúng ta luôn tin phần chúng ta rờ. Còn chuyện Nguyễn Huy Thiệp (NHT) nói nhà thơ nhà văn Việt Nam thế này thế nọ, dốt nát và có phần phản chuyển động, không phải là không đúng; cái sai và cái yếu duy nhất của NHT là cách nói thiếu kỹ thuật, hơi ngô nghê. Nói chung, về khả năng viết tiểu luận phê bình, Nguyễn Huy Thiệp tỏ ra khá vụng về, thiếu tay nghề, dù cách đặt vấn đề khá có vấn đề, khơi gợi được tự ái chung và có thể gây tranh luận. Mà biết đâu, gây đụng độ là cái cách Nguyễn Huy Thiệp muốn. Văn học Việt vốn thờ ơ, ai cũng làm bộ đọc cái này cái kia, nay có dịp đọc thiệt, thế là cùng lên tiếng ngổ ngáo lu la; và lúc nào cũng có kẻ quy chụp theo đuôi, miệng lưỡi thối đến mức không muốn nói tên ra, sợ phải bịt mồm, bịt mũi... và bịt luôn lỗ đít.


*


Mở miệng ra là nói thơ trẻ thế này, thơ trẻ thế nọ và luôn kèm theo một danh sách. Một danh sách thường chẳng thực tế tí nào vì nó không đầy đủ và a dua. Minh, Thư, Hải, Linh (tên của 4 nhà thơ đã nói trên đầu bài)... là một danh sách thơ trẻ luôn mòn thông tin, cũ nhận thức và có tính a dua; ai đó đã nói thế, tôi cũng nói thế. Có hai lý do: Thứ nhất, dù họ (những người đọc như Dương Tường) có giỏi bằng trời, tinh thông nhiều ngoại ngữ thì cũng phải bó tay thôi, vì nếu không đọc hoặc ít đọc tiếng Việt thì cũng chẳng thấy được gì, thơ Việt trong nước có mấy người viết bằng ngoại ngữ đâu để đọc. Chưa nói là đọc trong mơ hồ, suy nghĩ là mình đang đọc thơ trên đây nhưng không sống như tác giả, không hiểu tác giả viết gì, vì nó đã khác hệ nhận thức - khác một đời sống. Vì thế, chỉ sau một hai lần đọc thì phán ngay: nó thế này thế nọ. Và chắc chắn đây là lời phán sai tét bếp. Thứ hai, vì nghĩ về thành tựu và chỗ ngồi của chính mình (cái đã tạo) thì cũng có chút so đo, sợ ủng hộ cho cái quá khác mình thì cái đó rồi sẽ phủ nhận mình. Vì thế, phải cố thủ, càng lâu càng tốt trong các lô cốt đã bọc quanh mình. Nguyễn Huy Thiệp, Dương Tường, Hoàng Hưng, Nguyên Ngọc, Lê Ðạt, Phan Ðan... (danh sách còn rất dài) đã nỗ lực cố thủ như vậy, dù có vài người trong danh sách này không làm thơ và vài người khác từ lâu không còn làm thơ; cho nên danh sách thơ trẻ và nhận thức về thơ trẻ cứ thế ì ạch lê bánh thép rỉ - cứ những ai trẻ giống mình, tiếp nối mình kia thì OK; khác mình thì xem như không biết. Phan Huyền Thư được đề cao, được nhắc nhiều nhất, tất nhiên là vì thơ của tác giả này hay, nhưng đây là cái hay tiếp nối, giống với những người khen Thư. Tôi cũng khen thơ Thư, nhưng khen những chỗ khác, những chỗ mà các vị kia không muốn nhắc đến vì nó quá khác mình; hoặc chẳng thể nào nhìn thấy. Nguyễn Hữu Hồng Minh, Vi Thuỳ Linh cũng là trường hợp như thế. Riêng Văn Cầm Hải thì tôi không có ý kiến gì, vì anh ta tiếp bước theo những người quá xuất sắc, tôi thấy câu thơ của Phan Huyền Thư khá khớp với trường hợp này: một "loè loẹt a-dua".

Cho nên, việc Trần Wũ Khang phản ứng lại bản danh sách "tứ trụ" cũng là chuyện bình thường; nhưng anh lại đưa ra một bản danh sách vừa thừa vừa thiếu và có những người không xứng đáng. Ví dụ nói những gương mặt đương đại ở phía Bắc mà còn kể Nguyễn Quyến, Nguyễn Vĩnh Tiến... thì quả là không xứng, vì từ hơn cả năm nay, họ có "biểu hiện" gì đâu. Về danh sách hải ngoại đóng góp vào chuyển động không thấy có tên Nguyễn Ðăng Thường - một nhà thơ, dịch giả quan trọng, trong khi lại xuất hiện vài kẻ thường thường bậc trung - không tạo dấu ấn gì mấy ngoài việc có quá trình hoạt động khá lâu. Cày cuốc lâu thì thành nông dân, nhưng hạt gieo thường không mọc được cây. Kể cả một hai người trong những gương mặt phía Nam cũng vậy, tác phẩm của họ là một sự gom góp khôn khéo của cái gọi là đèm đẹp duy mỹ, ngôn ngữ có phần lãng mạn, cộng thêm một chút siêu thực theo kiểu học đòi... như thế cũng đủ hù thiên hạ. Không biết Trần Wũ Khang có để ý kĩ chuyện này?

Ðể tiếp tục theo dõi bài viết với nhiều ý rời như thế này, mời quý vị đọc tiếp một bài thơ của Phan Bá Thọ, có tên kafkacocain, những ý niệm ảo:


k a f k a c o c a i n

* chú thích: theo hiểu biết sơ xài [rồi] của hắn, có 999... lí do
bị méo mặt, chẳng hạn [vài trường hợp, đơn cử lẻ tẻ]:
- phan bá thọ méo mặt vì, xe cộ tự té
- thi sỹ nguyễn quốc chánh, vì bỏ quên nhiều thứ + vợ
- phận hai bé nhỏ, méo mặt bởi ra đường
mở môi miệng ngáp phải làn gió độc...& vì

mặt trời là địa ngục hay nói ngược lại [ngược xuôi
ngược ngạo ngược đãi v.v - v.v thế nào thì tùy &] nó biết thế
vì con người ( luôn vận động, đâm ra
nó luôn bị đeo dính bởi chính cái bóng của nó
việc này í[t]ch lợi hơn sự lầm / liên / tưởng của rất nhiều người

1.5 / aus
ngó thẳng [trừ lúc thả bộ ngắm ngía những cảnh dàn dựng
vì được quyền] nó, luôn ngó thẳng trong lúc di chuyển
(điều này tố cáo sự thủy chung chạ, sợ sệt &
lấm lét đàng hoàng của nó đối với nhiều thứ ...)
25 / pam
chấp hành nghiêm chỉnh 112004 điều răn
[trong đó: 2003 điều răn vợ chồng, gối đầu cổ tim phổi &
rậm rạp các khoản mơ hồ
những điều còn lại, lạc hậu dụê & vô thời hiệu áp bụng]
điều này cũng chứng tỏ luôn, sự
mất dạy hồn nhiên bẩm sinh của nó & của cả những
đồng tình đồng bị với nó
33 / beer. bọt bèo
(...) tóm lại. từ lúc nó phát hiện ra mình: con người
nó cũng phát hiện ra luôn điều: nó tệ hơn một con sâu
sâu thì chẳng thèm hiểu biết gì về điều răn của người
đâm ra / vào nó, còn chút chít tự do
dẫu đó là thứ tự do để đái bậy

địa ngục lấp lánh ánh sáng & điều này cũng thể ngược lại (
sâu cũng bị theo dõi bởi chính chiếc bóng của nó
điều phức tạp vụ từ khi, cả sâu & người cùng không phân biệt
đâu kafka đâu là cocain (
mọi thứ trở nên tối tăm, ám muội, nhùng nhằng & vô nghĩa lí giải như
chính những dòng này, thương [tặng: 2 bé nhỏ, mở - môi - miệng
méo - mặt*]

Ðây là một ý niệm (concept), hoàn toàn là một ý niệm - nó trọn vẹn hoặc trọn vẹn một phần với suy nghĩ và đời sống của chính tác giả và buộc tác giả này đã/và phải viết như thế. Không hoàn toàn cố gắng đưa ra một cái gì mới, dù mọi cái bị đảo ngược, một kiểu decentering: trung tâm ra ngoại vi, ngoại vi vào trung tâm, từ chối sự định vị-ổn định, chú thích đưa lên đầu, đề tặng đưa xuống dưới. Ý tưởng và mạch chuyện nền cũng khá phức tạp. Bài thơ này, hay như bài thơ kế tiếp đây của Khúc Duy, có tính tiêu dùng (consumptive) cao, không hướng đến tính nghệ thuật cao (high art); nó làm ra không phải để gây bàng hoàng cho người đọc, để xa rời tính bàn thờ chính (high altar) trong đủ đề-tư tưởng, hay trầm trọng hơn: để cho tương lai đọc - nó là một phần của đời sống tác giả, phần ứng phó của tác giả. Ngày xưa, trước Trần Dần rất lâu, trước cả Hồ Xuân Hương, nhiều nhà thơ đã có những bài không như ý người đọc muốn, họ làm những bài thơ cho họ để cười, để ứng phó, để xài liền và để nhại chơi. Thơ dân gian, thơ tiếu lâm cũng là một kiểu nhại, kiểu chơi, kiểu sống như vậy. Nhưng bây giờ, đến luợt một thế hệ những nhà thơ khác, họ hoàn toàn tự do với những chọn lựa của mình; chơi hay thật với họ chẳng có gì quan trọng. Nó là một. Chẳng cần phải tắm rửa áo quần nhang đèn điếu đóm trước khi làm thơ, làm thơ chẳng có gì phải nghiêm trọng. Tiếu lâm thơ và tiếu lâm luôn đời sống. Giải nghiêm trọng, giải cấu trúc để hướng đến tính phát tán cấu trúc... là một quan tâm hiện nay. Không làm thơ để cách tân. Không làm thơ để đổi gác. Mà thật thoải mái: làm thơ như cái cách họ đã nghĩ và đang sống.

Như một bài thơ của Khúc Duy:


Và chấm mắm tôm

Bùi "Chát" kể ra là thằng "tán phét"
bùi bùi đôi khi chát chúa, chát phật,
giống trái vả luộc thì đúng hơn. Trái
Vả vô tư lự chờ ngày chích mắm
tôm. Hắn làm tình với bất cứ những
gì có lỗ hay không có lỗ. Một
hôm "mắm tôm đậu phụ" Cái ngứa lỗ,
mở mắt hà hơi đàn chị email
nguyên cái đèn pin vô bẹn Vả rồi
lên đồng thoát y. Vả có quyền tuỳ
hỉ mũi, thơ tuỳ hỉ mũi: nằm nghiêng,
nằm sấp, nằm ngả, bò, quỳ, đi, đứng,
banh càng, vác cày qua núi, kiểu chó,
kiểu mèo... thì càng sướng. Tuỳ hỉ mũi
thôi, "mắm tôm đậu phụ" Cái ơi! vác
cày qua núi với Vả ha.

Hay bài của Như Huy:


Hoan hô thế hệ đó

Kiến thức và lòng tự trọng của mày chỉ đủ giúp mày nuôi nấng nỗi đớn hèn dai dẳng
Kỹ năng của mày chỉ đủ để giúp mày trốn tránh câu trả lời đã rõ
Sự căm thù của mày chỉ là trò ảo thuật - cũng như bị gậy của gã hành khất vậy
Những lời lời sáo rỗng, những im lặng sáo rỗng, những bài hát sáo rỗng, những câu thơ sáo rỗng, những bài văn bia ba xu sáo rỗng của mày
Những hình dung từ sáo rỗng, những dấu ba chấm sáo rỗng, những ngoặc đơn và ngoặc kép sáo rỗng, những giọt mực nhoè sáo rỗng của mày
Những phép biện chứng sáo rỗng, những ẩn dụ đơn, kép sáo rỗng, những mẹo liên kết sáo rỗng của mày
Những chữ viết tắt sáo rỗng của mày, những ba hoa nhăng nhít sáo rỗng của mày, những trích dẫn khôn lỏi sáo rỗng tuốt luốt của mày...


*

Mày,
kẻ - lúc - đó - đã - không - dám - chọn - điều - đó.

Ðây là một bài thơ (của Như Huy, một hoạ sĩ chuyên nghiệp, ít làm thơ), chắc không? Tôi không muốn chắc. Nhưng rõ ràng tác giả của nó làm một bài thơ, bài này làm ra, đơn giản chỉ là để trả lời một bài thơ được viết ra trước đó, cũng trên diễn đàn Tiền Vệ. Có thể vì trả lời một quan điểm không ưng ý. Hay như bài của Khúc Duy, chỉ đơn thuần là một lời ra vào với tập thơ của Bùi Chát. Nói chung đây là một bài tranh luận, một kiểu đề tựa, hay đôi co từ ngữ. Nhưng những chữ thơ này là một thái độ, trả lời một thái độ. Nó có tính tương tác (interactive), một tác phẩm sinh ra từ một tác phẩm khác, bài của Như Huy sinh ra từ bài của Trúc Quỳnh; bài của Khúc Duy sinh ra từ tập thơ của Bùi Chát. Tác phẩm được viết ra, trên tư cách của người đọc hơn tư cách của người sáng tạo, nghĩa là nó không hướng đến cái đích cuối cùng, mà phần đọc của công chúng, những tác động bên ngoài làm cho tác phẩm có khả năng được hoàn thành. Ðồng thời, nó không được độc lập sinh ra, mà thường là một liên tưởng - một sự tương tác hai chiều; nghĩa là đọc tác phẩm này (như của Như Huy chẳng hạn) có thể tìm ra kẻ thù (có khi, bạn) của tác phẩm đó chẳng hạn. Nó là một truy nguyên, giúp bạn đọc xâu chuỗi các tác phẩm trong mối quan hệ tương tác lại với nhau; việc xâu chuỗi giúp người đọc hiểu được tác phẩm. Bởi thế, đọc thơ của Nguyễn Quốc Chánh, Ðỗ Kh., hay gần đây hơn là của Bùi Chát, Khúc Duy, Phan Bá Thọ... chẳng hạn, là phải đọc trong tính tương tác. Tính tương tác làm cho tác phẩm của những tác giả này khác xa với nhiều tác giả - tác phẩm trong truyền thống tự sự (tôi thế này, tôi thế kia) của thơ Việt nói chung, và thơ của các tác giả trẻ phía Bắc hiện nay nói riêng... Và thơ hiện nay (như nhiều bài trên Tiền Vệ chẳng hạn), trong chừng mực nào đó, chỉ là một thái độ mang tính tương tác. Không nhìn nó đúng với ý niệm như thế, nhiều người sẽ rấn cổ lên la hét, thơ sao kỳ vậy; và cũng chính thế, mà nhiều người vì cứ tưởng thơ là cái gì ghê gớm, hướng đến cái gì ghê gớm; sẽ la hét đây là trò : "bôi bẩn văn chương". Và than ôi, với những suy nghĩ và điểm nhìn như vậy, thì làm sao đọc được thơ hiện nay. Làm sao thơ được đọc như nó vốn thế.

Các vị sĩ phu nói riêng và đa phần những người đọc khác, không muốn kể ai ngoài 4 gương mặt thơ kể trên, tóm lại có hai lý do: một, với tư cách người đọc, họ có quyền không quan tâm; hai, lý do này quan trọng hơn, không dám nhìn rộng ra, sợ ảnh hưởng tới nhận định vốn xưa cũ và bảo thủ của mình.

(còn tiếp)

© 2004 talawas



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hoang Yen
post May 23 2004, 02:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lý Ðợi

Thơ và chúng tôi không làm thơ!


kì 2


2.

Dạo quanh một vài diễn đàn hiện nay, thấy có nhiều bài/nhiều vấn đề thật đáng chú ý. Như bài Thơ trẻ... mất ngủ của Trịnh Thanh Sơn đã in tùm lum đây đó, ông này xếp Joseph Huỳnh Văn chung vào nhóm những nhà thơ đương đại-nhà thơ trẻ hiện nay như Nguyễn Quang Thiều, Phan Huyền Thư... trong khi Joseph Huỳnh Văn là một nhà thơ có tiếng và được nể trọng tại Sài Gòn trước năm 1975. Cái sai này chẳng ảnh hưởng gì đến chuyện "của người đã mất", nhưng chứng minh được 2 điều: Một, trong hiểu biết và nhận thức về lịch sử thơ của Trịnh Thanh Sơn không có cái gọi là thơ Sài Gòn trước năm 1975, nơi xuất hiện nhóm Sáng Tạo có ảnh hưởng rất sâu rộng đến việc cách tân của thơ Sài Gòn sau này. Thứ hai, tự chứng minh sự trượt dốc trong nhận thức vấn đề, hễ cứ nói đến thơ trẻ là cứ 4; mà không tự đọc, tự đánh giá, để có thể phân định đâu là thật, đâu là ngụy, để có thể biết thơ trẻ gồm những ai, và thơ trẻ đi (thậm chí trôi nổi) về đâu. Mà sự trượt dốc này cũng giống như hiệu ứng domino, kéo theo nhiều sự trượt dốc khác; nói như kiểu Nguyên Ngọc, Dương Tường, Nguyễn Huy Thiệp... là, vì dốt nát mà trượt dốc theo. Thú thực, đâu có mấy người muốn vô can, ai cũng muốn nhảy vào bên trong làn sóng domino, trong khi làm một người đứng bên ngoài đã không xong, thì sự trượt dốc là cái chắc.

Một bài khác, của Nguyễn Hoàng Sơn có tên Thơ Việt Nam cận kề một cuộc cách mạng mới in trên báo Văn Nghệ, số ra ngày 21/2/2004 và vài nơi khác cũng cho thấy một cách nghĩ khác, đang rất có vấn đề. Cách mạng là gì, tạm hiểu là sự thay đổi toàn triệt hay thay đổi một vài phần; mà sự thay đổi diễn ra theo hướng nào, tất nhiên không thể theo hướng đang bình ổn. Bình ổn, cũng như yên ổn không thể là cuộc cách mạng. Thơ Việt chính thống là một sự bình ổn, đã và đang là như thế, đâu có biểu hiện nào cho thấy là sắp xảy ra cách mạng. Vả lại đang yên đang lành như thế (ai dám bảo thơ Việt chính thống không đang yên đang lành!?), vậy ai là người đứng ra làm cách mạng? Chắc chắn là chưa có ai muốn làm cách mạng. Nếu có, thì trong nhiều năm qua (thời Đổi Mới chẳng hạn) đã có cách mạng rồi. Thơ Việt vẫn thế, vẫn cố thủ một thế thủ không biết để làm gì; chỉ có một vài chuyển động (chuyển động phải được xem là tất yếu) mà một số người nói là đang thay đổi, kiểu kẻ mắt tô son khác. Nhiều người nói cách mạng trong thơ luôn thuộc về giới trẻ, ôi, giới trẻ chính thống thì gồm những ai? Ai biết và giấu họ ở những đâu? Có những gương mặt nổi lên, giữ danh tại một vài tụ điểm thông tin, nhưng ngoài cái hiệu nhà thơ, có thấy thơ họ đâu; ý tôi nói, có thấy thơ họ có biểu hiện gì là đủ sức hay sắp làm cách mạng đâu. Vậy thì một câu hỏi then chốt được đặt ra, cách mạng thuộc về ai, ở ai? Chắc chắn không phải ở những người mà Nguyễn Hoàng Sơn đã kể, cũng không thuộc về phong trào Tân Hình Thức Việt - vì nhiều người cho rằng nó chỉ toàn làm ra cái cũ, chỉ với kỹ thuật vắt dòng, lại đang ở bên Mỹ; và chắc chắn cũng không thuộc về những kẻ ngoại vi như chúng tôi, những người mà các vị ở trên, cũng như các vị ở dưới, ở ngoài kia... không cho rằng chúng tôi đang làm thơ, chỉ toàn làm những thứ nhảm nhí. Mà không làm thơ thì làm sao có cách mạng thơ?

Với lại, chúng tôi, những người luôn tôn trọng ý niệm thơ của mình và cả ý niệm của người khác, chúng tôi chẳng muốn cách mạng cách mẹ để làm quái gì, đang yên đang lành như thế là một cách nhái giọng của chúng tôi vậy. Chúng tôi làm những gì chúng tôi thấy cần, thấy thiếu, nó chỉ là cái thuộc về mình - ai lại đi dính dáng tới một cuộc cách mạng, nghe trầm trọng và hư chữ như thế. Chúng tôi thấy, quan điểm về một cuộc cách mạng theo kiểu Nguyễn Hoàng Sơn là một cách tự kỷ ám thị, nêu ra để tự an ủi rằng: sắp đến đổi mới rồi đấy, hãy chờ đi. Chờ một thời gian ngắn nữa đi, cùng lắm là chờ mãn kiếp thôi, chứ gì. Trong khi thơ thì ngày ngày ra vào, đối diện với những tình trạng mới, y như con người đang mang chở nó, sao lại phải chờ sống chứ. Vì thế, cách mạng ở đâu và thuộc về ai, vẫn là một câu hỏi xa vời, đấy là chưa vội khẳng định: chẳng hề có cuộc cách mạng nào sắp xảy ra trong thơ Việt, bởi cách mạng thơ là một việc không cần thiết.


3.

Và cuối cùng, như những người bị xem là vô can, chúng tôi không làm thơ trong nhận thức của quý vị. Mời quý vị đọc những gì chúng tôi làm; như cách mà tôi muốn minh hoạ cho bài viết rằng: nó vẫn bám chân vào thực tế.

Phan Bá Thọ:


iraq cúm gà chín 3 + năm

số chú xui quá (lời phân bua của một thằng già đi cắp nhạc của người khác sau khi bị lộ)
ừa, xui quá thể, xui thiệt mà, bởi cả làng trộm cắp nhưng mình nó bị bợp tai tóm họng.
cười cười không chịu được nhưng nhục nhục nhục không thể tả.
tôi thích những thằng chưa hề cướp giựt, dầu nó có là pd dầu nhớt, có đi làm đĩ cùng khắp địa cầu này
đĩ ngựa chó, đĩ động vật quý hiếm, đĩ vàng trắng, đĩ thực dân đế quốc
nhưng bảnh nhất vẫn là đứa dám vỗ ngực xưng tên. tao, một thằng đĩ đực trong chữ nghĩa & sự thật (tuy, nó chỉ đứng ở hạng 85/ 93 tính từ dưới lên, của cái ngẫu nhiên gọi là)
danh sách thi giới chống chiến tranh
(cập nhật hóa april 14th, 2003 lúc 21: 15, giờ california, usa):

away, hà nội, vietnam - bạt xứ, dili, east timor - bình minh, paris, france - chim hải, sydney, australia - cổ ngư, paris, france - đàm quang tùng, hà nội, vietnam - đào tuấn, brussels - đinh cường, virginia, usa - đinh linh, usa - đinh phạm quỳnh châu, hà nội, vietnam - đinh trường chinh, fairpax, virginia, usa - đỗ kh., yorba linda, california, usa - đỗ minh tuấn, hà nội, vietnam - đỗ quang nghĩa, limburg, germany - đỗ quyên, toronto, canada - hà duy hưng, hà nội, vietnam - hoa độ, paris, france - hoa thi, ammon, idaho, usa - hoàng hưng, hà nội, vietnam - hoàng ngọc tuấn, sydney, australia - hoàng quốc hải, hà nội, vietnam - hoàng xuân sơn, canada - kacheong, hongkong - khánh hà, olso, norway - khế iêm, wesminster, california, usa - khương hà, đồng nai, vietnam - kim anh, saigon, vietnam - kim yến, germany - lê an, berlin, germany - lê đạt, hà nội, vietnam - lê hân, otario, canada - lê minh hà, limburg, germany - lê nghĩa quang tấn, san francisco, usa - lê thị thấm vân, los altos, california, usa - lê trọng phương, bonn, germany - luân hoán, montreal, canada - lưu hy lạc, usa - lưu linh, georgia, usa - mạch nha, paris, france - mai chi, wien, austria - mai ninh, caen, france - miêng, paris, france - ngô thanh nhàn, new york, usa - ngô thu hiền, taylur, los angeles, usa - ngô tự lập, hà nội, vietnam - nguyễn bình, hà nội, vietnam - nguyễn chi hoan, hà nội, vietnam - nguyễn đăng thường, lodon, england - nguyễn đăng tuấn, toronto, canada - nguyễn hoài phương, germany - nguyễn hoàng tranh, sydney, australia - nguyễn hưng quang, hà nội, vietnam - nguyễn hữu hồng minh, hồ chí minh, vietnam - nguyễn hữu viện, paris, france - nguyễn quí đức, san francisco, california, usa - nguyễn tấn nghĩa, vietnam - nguyễn thị hồng, hà nội, vietnam - nancy, france - nguyễn thị ngọc nhung, orange, usa - nguyễn thị thanh bình, virginia, usa - phạm hải anh, amsterdam, holland - phạm miêng tưởng, sydney, australia - phạm quốc thăng, sài gòn, vietnam - phạm thị hoài, berlin, germany - phạm trần hải hà & nguyễn thu thủy, vietnam - phạm xuân nguyên, vietnam - phan tấn hải, westminster, california, usa - phan thị trọng tuyến, ruoen, france - phan thị vàng anh, vietnam - phùng nguyễn, bakersfield, california, usa - poisson, cẩm thi đoàn, paris, france - poisson, emmanuel, paris, france - tạ duy bình, sydney, australia - tài lực, paris, france - thận nhiên, seattle, washington, usa - thơ thơ, westminster, california, usa - thường quán, melbourne, australia - trần mộng tú, seattle, washington, usa - trân sa, toronto, canada - trần thị trường, hà nội, vietnam - trần trọng hoàng bách, sài gòn, vietnam - tùng linh, paris, france - uyên nguyên, sydney, australia - vi hòa, sydney, australia - vũ quang huy, san jose, california, usa - vũ ngọc thăng, toronto, canada - y chi, sydney, australia - y nguyên, paris, france - ý nhi, toronto, canada

ấy là cái lơi khơi chuyện của, chuyện ngày hôm nay ngủ chung mùng mền với ngày hôm qua, hay kiểu như là chuyện của ngày hôm nớ nớ hiếp dâm te tua cái buổi xế chiều của ngày hôm nọ. hôm:
- c mãi còn hứng thú với trò săn bắt w.bush hay laden ping ping tít tận tây nguyên
- d khoái chí phèo phổi với việc dọn dẹp dịch cúm già trên evăn express
- v lời to [nhỏ] với sự nghiệp kinh doanh giấy vụn xáo chộn
- b vùi chân tay trong cái vụ tu luyện gọi là nghề, cãi chày cối với độc quyền nhà nước
- t thì miệt mài quên thơ & say sưa với yêu đương nhăng nhít.
thành thử lòi ra cái số 5 lỡ đò xe tàu chợ, nên
cũng đâm ra có cái gọi là bảng danh sách thi giới ủng hộ chiến tranh:

nguyễn quốc chánh, saigon, vietnam - vũ thị bình, phnompenh, cambodia - lý đợi, saigon, vietnam - bùi chát, saigon, vietnam - phan bá thọ, saigon, vietnam.
(cụp nhựt hóa april 8th , 2004 lúc 15: 25 giờ la hán phòng bị động)

Lý Ðợi:



điểm cấp orê điều trị ỉa chảy cấp

tao có điểm cấp orê ngay dưới lưng quần và không ở phía sau
mày hơn chi tao dù mày phía trước...

có thời mày nói với tao rằng thích ỉa chảy
ỉa chảy trong quần để gió cuốn đi...

còn bao năm qua tao thích điều tri [xin lỗi đớ lưỡi: điều trị]
cái thứ ỉa chảy trong quần rồi thành cát bụi...

có kẻ rằng tự vườn khuya bước về [không phải mày] thơm mùi ỉa chảy
tao ôm lòng* đêm ỉa chảy-táo bón...

tao xin lỗi mày vì bài thơ ỉa chảy
thù hằn chi đâu mà rếu thơ ca...

tao muốn làm thơ như điều trị ỉa chảy
rồi xúc phạm mày mỏi gối ra đi...

bao năm rồi mày mãi ra đi
bao năm rồi tao điều trị chảy cấp...

tao xin lỗi mày rồi, mày xin lỗi tao đi
lời thơ đâu mà chỉ lời tục tĩu...

trị tục tĩu hoài cũng như trị ỉa chảy
bác sĩ khuyên rằng:
với người lớn thì oresol với nước ấm
với trẻ em thì oresol với nước ấm
với xác chết thì cũng oresol với nước ấm
CÒN TAO VỚI MÀY THÌ ORESOL VỚI OLRESO...

tao mặc kệ, mày viết toa đi
thưa bác sĩ: tiền và thơ đã hết.

Ghi chú:
* Bùi Chát xúi là lồn


Phước [hay phúc] cho ai không thấy mà tin...!


Phước cho cư sĩ em nhỏ [Bàng Uẩn:740-808 or 811] nổi danh thời Ðường đi
nước bước Thiền tông; được những em nhỏ khác phong phú quý
Duy-ma-Ðông độ-cật, có sách ghi chuyện được
gọi Bàng cư sĩ ngữ lục, gây hứng thú vật tột
độ trong giới miệng lưỡi Thiền ngữ, có kệ kinh thiên động địa
rằng: hữu nam bất thú [có trai không cưới] hỏi han ai
hữu nữ bất giá [có gái không gả] bán đổi chác
đại gia đoàn biến đầu [cả nhà chung hội họp] mặt mũi
cộng thuyết vô sinh thoại [đồng bàn lời vô sinh] đẻ có kế hoạch...

Phước cho lũ thi sĩ Mở Miệng [2001-2004 or 200...] luyện ong vò
vẽ mà thành mật Tông xe cộ
phước cho ai không thấy [mở miệng] mà tin tưởng tượng đài phát thanh
[không nghe mà biết/không đè mà đau] điếng điếng
phước cho ai không ăn mà no [không ngủ mà sướng/không giường mà êm]
phước cho ai cùng chơi/cùng ăn/cùng nhậu nhẹt... Mở

Miệng chi bảo ban, kệ lời lảo đảo [chánh]:
ở La Hán Phòng có nhóm
Mở Miệng làm thơ rất nhảm
bày đặt long đong chẳng muốn
gì hơn mà hòng mở miệng.

Tin thì tin, không tin thì thôi...!
Phước [khùng] cho ai không tin mà thấy [mụ nội].


Yêu đương khi

yêu đương khi lửa tắt cơm sôi
yêu đương khi lợn kêu con kóc
yêu đương khi chồng đòi tòm tem
*
yêu đương khi con đã ngủ êm
yêu đương khi lợn no cơm chín
yêu đương khi tòm tem thì tòm!
*
yêu đương khi cho tới chiều hôm
yêu đương khi ngày năm ba lượt
yêu đương khi anh tòm mãi thôi.
*
yêu đương khi tòm chán chê rồi
yêu đương khi ngày ngày cứ thấy
yêu đương khi mặt tôi là tòm.
*
yêu đương khi đèn tắt tối om
yêu đương khi anh kêu để tối
yêu đương khi nó mom được rồi!
*
yêu đương khi đèn thắp sáng ngời
yêu đương khi anh rằng để sáng
yêu đương khi tòm chơi mới tình!
*
yêu đương khi trời đã bình minh
yêu đương khi anh đòi tòm để
yêu đương khi lưu tình gối chăn.
*
yêu đương khi đang sắp bữa ăn
yêu đương khi anh kêu nó đói
yêu đương khi chúng mình chén sau!
*
yêu đương khi đang tưới vườn rau
yêu đương khi anh đòi tòm đứng
yêu đương khi ôm nhau giữa trời!
*
yêu đương khi may vá đang ngồi
yêu đương khi anh kêu ta thử
yêu đương khi tòm ngồi xem sao!
*
yêu đương khi đang tằm ngoài ao
yêu đương khi anh đòi cắm một
yêu đương khi con sào dưới trăng.

**
yêu đương khi không lẽ nói năng
yêu đương khi chồng thương thử hỏi
yêu đương khi ai rằng không nghe?

***
yêu đương khi nước dâng tràn ngập
yêu đương khi [tràn ngập] bốn bề
yêu đương khi lửa tình càng bốc
yêu đương khi càng mê mẩn tình.

****
yêu đương khi đang lúc bực mình:
yêu đương khi cơm sôi lửa tắt
yêu đương khi con còn khóc ran
yêu đương khi chồng lại hỏi han
yêu đương khi u mày nhà vắng
yêu đương khi thử tòm cái chơi!

*****
yêu đương khi lợn kêu con khóc
[chàng ơi]
yêu đương khi chờ em nhóm bếp
yêu đương khi. . . tí thôi sẽ tòm.

----------
yêu đương khi chú thích chàng ơi:
yêu đương khi bài này xem tại
yêu đương khi Giấy Vụn số 3
yêu đương khi tới đây là hết.

Khúc Duy:


Nghị định 1/VN


Nghiêm chỉnh chấp hành luật
cắt cu, trám lỗ đít
các đồng chí thơ
không được chửi tục , đụ đéo
có được chửi thanh , hoa mỹ , hoa mồng gà , hoa thúi địt ...
ăn (t)hôi! cấm ỉa đái (dơ lắm )
hửi (t)hôi! cấm địt (thúi lắm)
nhìn (t)hôi! cấm đụ (sướng lắm)
nghiêm chỉnh chấp hành luật
từ lỗ rún lên
tụi bây đụ đéo tao tức dái... tai lắm
...ụ cái thằng... ngực nào đâm lỗ...
miệng tao vậy.



Canh mướp đắng

Thắp nhang sau ót, rằm không có police,
ăn thịt chó lủng lẳng lắm. Hổm rày thèm
món bà chủ tiềm thuốc Bắc. Ừ! nước trà
sao không rửa cu. Tại trời đen, trình diễn
hửi vớ, ruồi tắm rượu tây. Ðô la đổi
da heo viết lên mạng, mày không có cửa
mình. 3 thằng kiếm tài liệu 3 tháng, không
dám viết, làm sao chịu nổi. Xúm lại rẻ
mồng gà nó, thương quá cái bẹn xuôi ngược
diễn đàn. Luyện em nhỏ bằng hai con tít
xào khô. Ai đẻ ra nó, nửa đêm hứng
tình thọc tay vô hang triết lý cái búa.
Moi được bóp được. Em chỉ chơi mấy tờ
giấy vụn, có làm chi mô. Nứng thì nứng.
Văn hoá đầy quần, anh muốn hửi. Tụi bây
mần ăn sống nhăn.

Tối ngủ sợ cà fê phở bò mỗi sáng,
sợ lũ chim táo bón, sợ mặc quần, mùi
giầy không phai.


Bùi Chát:



Cũng vậy à

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Chừa được cái nào hay cái ấy
Có chồng hờ hững cũng như không

Biết sao được

Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Ðịt mẹ, thói đời ăn ở bạc
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

2000 chuyện kể năm 2000

Trăng lên tới đỉnh mu rùa

Em cho anh đụ chịu, cuối mùa anh trả khoai

Nghe đồn ở tận Hố Nai*

Nứng lồn mà chết đến hai ngàn người

......
Thượng đế thì cười

Chú thích:
* theo Phan Bá Thọ: Hố Nai thì biết rồi đấy!


Đau đớn thay đổi

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không lại những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra
Í a...
Thấy cô tang tình gánh nước
Tưới cây, tưới cây ngô đồng
Cô tưới cây ngô đồng...
Nên gan vàng quặn đau
Í a...

Hiện thực huyền ảp thuật - Hay là chào nhau 2 phảy

Cũng năm 1974 có một chuyện hết sức kì lạ xảy ra khi tôi mới tới Paris. Ngay buổi chiều đầu tôi mò xuống St-Germain-des-Prés tìm cái quán rượu của Sartre và Simone. Vừa chui ra khỏi hầm tàu điện ngầm lên mặt đường còn đương ngơ ngác thì tôi thấy một ông tây to tướng bô trai như Christopher Reeves trong phim Superman. Ông tây lớn mặc đồ tây lớn liếc tôi một cái rất tình rồi đi thẳng vô một cầu tiểu nhỏ gần đó. Tò mò tôi vào theo. Ôi kinh ngạc, ôi kinh ngạc xiết bao! Trước mặt tôi là một pho tượng Michelangelo khổng lồ nõn nà đẹp như tiên nga. Nhưng giữa cặp mông trắng hồng như hai gò bồng đảo của cái thân hình đàn ông xinh như mộng đó hình như có một cái đuôi heo ló ra tuy tôi không chắc lắm. Cuối cùng tôi đánh bạo xáp tới gần hỏi siêu nhân: Xin chào nhau giữa Paris. Củ chi phía trước cái gì phía sau?

Thế là nhận ra nhau.

Theo lý thì bài này (toàn bài viết chứ không phải chỉ bài thơ của Bùi Chát) phải chú thích lung tung để dễ hiểu nhưng sợ rối rắm quá vậy, đành thôi.

La Hán Phòng 10.4.2004.

© 2004 talawas

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Hoang Yen: May 23 2004, 02:28 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hoang Yen
post May 23 2004, 02:30 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vương Văn Quang

Hạ văn chương


Gần đây, trong sinh hoạt văn chương có một vài sự kiện hay hay. Nó khiến cho cái không khí buồn tẻ của văn đàn sôi động lên phần nào. Ví dụ như "sự kiện Hoa thủy tiên". Người ta gọi đây là "tranh luận văn chương", nhưng theo tôi, từ bài "khai pháo" cho tới bài "phản pháo" đều ở dạng "tranh cãi văn chương" hay đúng hơn là "cãi vã" (mà người viết bài này cũng có tham gia). Bởi trong đó hoàn toàn là những ý kiến chủ quan, cảm tính, không hề có một chút học thuật, cơ sở khoa học nào. Thứ "văn chương cãi vã" này hoàn toàn vô bổ cho sự phát triển của văn học. Nhưng nó lại có tác dụng gây không khí vui vẻ, sôi động, như kiểu thư giãn ấy mà.

Hôm rồi, lọ mọ trên mạng vớ được bài Thơ và chúng tôi không làm thơ của Lý Đợi. Đọc xong, thoạt đầu tôi thấy buồn cười, sau đó tôi chợt nhận thấy có một số vấn đề cần "cãi vã" với anh Lý Đợi.

Để khẳng định cho cái dòng "Thơ Việt trẻ tại Sài Gòn" đầu tiên anh kê ra món "Mùa hoa đỏ lè" của Bùi Chát. Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý với anh: "Mùa hoa đỏ lè" hoàn toàn là của Bùi Chát. Bùi Chát không đạo văn, tất nhiên. Tôi cũng không cần biết cái phương pháp pastiche, collage hay kính thưa các kiểu trường phái như dada, lập thể, siêu thực… ra sao. Tôi cũng chẳng cần biết các anh cưỡng chế hay cưỡng dâm thế nào. Bởi vì thứ thơ này tôi (và các bạn) đã làm ra từ lâu rồi, cách đây hơn hai chục năm, khi còn học cấp một (lớp 3, lớp 4). Anh thử thưởng thức nhé:


Học đi em, học đi mà chửi giả.
Bố mẹ ta già cả
Không đánh được ta đâu.
Ta bóp cổ chị dâu
Chặt đầu thằng anh rể.
...

Nguyên bản là:


Học đi em, học đi mà nhớ mãi.
Quê hương ta một dải
Từ mũi Cà Mau.
Tới địa đầu Móng Cái.
...

Vì thời gian đã quá lâu, tôi không còn nhớ được trọn vẹn cả sáng tác của chúng tôi cũng như nguyên bản và tác giả.

Thời đó chúng tôi gọi đó là thơ xuyên tạc, anh Đợi ạ. Cái thứ thơ này chúng tôi chỉ dám đọc thì thầm với nhau rồi cười rinh rích thôi. Nếu để thầy cô giáo nghe được có khi bị đuổi học đấy.
Những bài thơ thứ hai, thứ ba anh dẫn ra, với những thuật ngữ đi kèm, nào là concept, nào là decentering, nào là consumptive v.v. Nghe đến ù hết cả nhĩ. Nhưng xin thưa với (các) anh, rằng chẳng cần tới những thuật ngữ đó thì cách đây hơn hai chục năm chúng tôi đã làm thơ thể loại này rồi. Anh lại chịu khó nghe nhé.


Càng vố càng vu
Chẻ tu càng tít
Đánh địt rất hay
Hay, bay bướm
Chơi quay rất thích
Cái xích rât căng
Cây găng xanh tốt
Bốt, thốt nốt
Ca - bốt thối um
Công tum, Đắc-lắc
Ta sóc lọ xuông
Cởi truồng đánh rắm.
Pu..ủu..m

Anh Đợi thấy không, bài thơ cũng đầy ý niệm ảo đấy chứ. Thế thì thơ của các anh đâu có mới, lại càng không phải thơ trẻ. Bởi tôi (và các bạn) sáng tác những cái thứ đó từ khi 8, 9 tuổi. Chỉ có điều tôi (và các bạn) khác anh ở chỗ: Chúng tôi không coi những thứ đó là tuyệt tác. Càng không bắt ai phải công nhận mình.

Các quan điểm của anh Lý Đợi là rất đáng khâm phục, nó cho thấy anh có vẻ là mầm mống của một thiên tài. Anh không muốn tiếp nối một ai, anh không cần đến hệ qui chiếu nào, anh phủ nhận mọi giá trị cũ kỹ. Quí hóa quá! Nghệ sỹ phải vậy. Nhưng sao anh lại viện đến lắm thuật ngữ, trường phái này nọ thế. Anh đã sáng tạo nên những giá trị mới, vậy anh phải dùng thuật ngữ của chính anh, để tuyên ngôn cho cái trường phái thơ của anh. Vậy mới oai. Còn vẫn phải nệ vào mấy thằng Tây, thằng Tàu thì xem ra anh cũng chỉ là kẻ học đòi, "a dua lòe loẹt" mà thôi.

Anh Đợi viết: "Nguyễn Huy Thiệp (nhà văn và những người ham đọc thơ) thì đọc đến thơ của Phan Huyền Thư là đã lè lưỡi, đái ra quần, không phải là do họ thiếu nhiệt tình "ủng hộ cái mới, cái khác, cái trẻ", mà do thẩm mỹ nhận thức của họ chỉ đến đó, cái ngưỡng tri kiến và tuổi tác rất ngại, rất khó để vượt qua, kịch bờ tường, và họ cố thủ".

Ghê quá anh ạ. Mới rờ vào Phan Huyền Thư, tôi (những người ham đọc thơ) và nhà văn cỡ Nguyễn Huy Thiệp đã lè lưỡi, đái ra quần. Cũng may, tôi ít đọc thơ anh (và các bạn), và có lẽ từ nay nếu cứ nhìn thấy tên Lý Đợi thì phải cẩn thận tránh xa, nếu không sẽ phải bịt lỗ đít (chữ của anh) vì sợ ỉa ra quần. Đọc thơ mà đến phọt cả cứt thì ngại quá, anh Lý Đợi nhỉ?

Nghệ thuật nói chung và thi ca nói riêng thật bao la, không biết đâu là tuyệt đích. Người làm nghệ thuật cũng thật khó xác định mình đứng ở vị trí nào (So với ai? So với cái gì?). Những so sánh trong nghệ thuật luôn tương đối. Vậy mà anh Đợi cho những người như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và những người ham đọc thơ là "thẩm mỹ nhận thức của họ chỉ đến đó… khó vượt qua… kịch bờ tường…". Anh Đợi tự đặt mình cao vượt hơn người khác. Thật phi lý và lố bịch quá anh ạ.

Trong nghệ thuật, anh có thể tìm tòi, thể nghiệm. Anh không cần đến hệ qui chiếu nào cả. Muốn làm gì cũng được. Cái đó tốt thôi, làm nghệ thuật cần tự do tuyệt đối mà. Nhưng không nên bắt người khác thích cái của mình cũng như chê bai rủa xả cái của người khác. Anh đã không cần đến hệ qui chiếu nào thì tại sao lại bắt người khác soi vào anh. Anh cứ việc thủ dâm đi, nhưng một mình anh sướng thôi, sao anh lại bắt tôi sướng cùng?

Có một người bạn phóng viên kể chuyện với tôi, rằng trong Đại hội những cây bút trẻ phía Nam, họp hồi cuối năm ngoái, khi được hỏi về thơ có vần, thì hầu như các nhà thơ trẻ đều nhếch mép khinh bỉ. Sao thế nhỉ? Bản thân vần điệu đâu có xấu? Tôi chợt liên tưởng, không biết các nhà mỹ thuật trẻ của chúng ta, họ có nhếch mép khinh bỉ khi nói về hội họa, điêu khắc thời Phục Hưng không.

Tôi biết qua "4 gương mặt thơ Bắc Hà" cũng như có biết sơ sơ các nhà thơ trẻ Sài Gòn (biết tiếng). Nhưng tôi chẳng quan tâm tới thơ của các anh, các chị lắm. Tôi không dám chê. Tôi cũng chả khen. Chẳng phải "…không dám nhìn rộng ra, sợ ảnh hưởng tới nhận định xưa cũ và bảo thủ của mình" mà chỉ đơn giản vì tôi không thích.

Cuối cùng tôi có mấy "nhời" muốn chia sẻ với các anh các chị TRẺ, rằng trong nghệ thuật, luôn tìm tòi đổi mới là nhu cầu nội tại, một đòi hỏi tất yếu của nghệ sĩ. Nhưng trong nghệ thuật nói chung và văn chương thi phú nói riêng, bên cạnh cái "mới - cũ" thì cái "hay - dở"… " xấu - đẹp" cũng không kém phần quan trọng. Và không phải nghệ sĩ nào cũng đạt được điều đó.

"Lập thân tối hạ thị văn chương". Không hiểu cái ông Ta, ông Tây, ông Tầu nào đã thổ ra câu này? Câu nói này có từ đời tám hoánh nào rồi, nhưng sao tới nay ngẫm vẫn thấy đúng. Văn chương, thi phú… rặt là trò vớ vẩn.

Kẻ viết bài này vốn dĩ bất tài, làm gì cũng hỏng. Đã mấy lần tầm sư học … mổ chó, nhưng đều thất bại. Nếu không, giờ này đã có mặt ở chợ Ông Tạ, hay đầu cầu Thị Nghè, giúp vui cho các bợm nhậu. Thế chẳng phải là làm đẹp cho đời sao? Nhưng lực bất tòng tâm, nên mới phải cắm mặt vào bàn phím thế này. Thật đúng là giời đày!

T.P. Hồ Chí Minh

© 2004 talawas



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tiểu Vũ
post May 23 2004, 06:49 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.307
Tham gia từ: 28-March 04
Thành viên thứ: 1.415

Tiền mặt hiện có : 15.037$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Đọc bài của Lý Đợi thấy mình không có tư cách để a dua hay phản biện. Chỉ nhận xét là một vài chỗ ngôn ngữ và ý tưởng mang tính cà khịa vô mục đích (nhiều chỗ cà khịa hòan tòan có mục đích) làm suy yếu đi tổng thể, nhưng có lẽ là không đáng kể. Còn bài viết của Vương Văn Quang thì có lẽ không cần bàn tới. Ý tưởng và cấu trúc lộn xộn. Ngòai một vài câu văn đáng để đọc, còn ngòai ra cũng là đốp chát vô mục đích.
Quay lại nói về cảm nhận từ bài viết của Lý Đợi. Đọc xong thấy chính mình cũng hoang mang. Giống như một cú hích cho tỉnh giấc mộng. Đáng để suy nghĩ.


--------------------
Ngày nối ngày qua tin biền biệt
Bụi đường chen lấm ánh tà dương



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nangvang
post May 25 2004, 03:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 79
Tham gia từ: 13-March 04
Thành viên thứ: 1.405

Tiền mặt hiện có : 4.081$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



read.gif

Hình như có ai đó đã nói câu này : “ Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào ! ”
Còn câu sau đây là tớ phịa ra, không phải là một “ranh” ngôn đâu : “ Hãy cho tớ biết hôm qua đằng ấy đã đọc gì và xem gì, tớ sẽ nói cho đằng ấy biết hôm nay nom đằng ấy giống ai ! ”

shuriken.gif sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC