Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang  1 2 3 > 

· [ ] ·

 Phê Bình Văn Học Khác Với Thủ Dâm

Tễu
post Jun 17 2005, 05:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

...


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 142
Tham gia từ: 16-June 05
Đến từ: Thuỷ Đình
Thành viên thứ: 1.808

Tiền mặt hiện có : 3.567$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Nhân "sự kiện" Tễu tôi vừa hé răng có vài nhời chê "tác phẩm hiện thực huyền ảo" Thất huyền cầm của Thọ, một "người nhà mình" rồi lập tức bị nhiều "nhà phê bình" làng Ven ta xúm vào phê cho chữ nông, chữ dốt, Tễu tôi xin pốt lên đây bài viết của Trần Nghi Hoàng cho dân làng ta đọc chơi.

Phê bình văn học khác với thủ dâm

Trong vài thập niên gần đây, nghành Phê Bình Văn Học của người Việt Nam trong và ngoài nước nói chung, xem ra ngày càng rậm rạp ồn ào! Tình trạng này đáng mừng hay đáng lo, vẫn còn là một vấn đề cần truy xét ngọn nguồn tỉ mỉ!

Không ít những nhà phê bình theo lối Quan Hôn Tang Tế. Tức là làm việc phê bình như một công tác xã giao.

Nếu đối tượng được phê bình, tức tiêu chí chân chính là phải khen, bất luận tác phẩm của hắn ta nó như thế nào. Bởi vì đối tượng này là bạn, hay là một nhân vật có khả năng “đền đáp” lại cho nhà phê bình một thứ gì đó!

Nếu đối tượng bị phê bình, tức nhất định đầu đuôi là chỉ có chê, miệt thị, mạt sát v.v.. và v.v.v… Bởi vì tác giả chẳng những không phải là bạn, mà còn là “cái đứa mà Nhà Phê Bình ta không thể nào ưa được”!!!

Tuy nhiên, có lắm tác giả nằm trong thành phần “những đứa mà Nhà Phê Bình ta” không ưa được, nhưng Nhà Phê Bình e dè, sợ sệt vì phong cách hay chữ nghĩa của đối phương… đành chơi cái phe lờ! Tức là các tác giả này có in ấn, xuất bản bao nhiêu cuốn sách, và được người đọc rất ưa thích đi chăng nữa… Nhà Phê Bình ta cũng sẽ không khi nào nhắc đến!

Đa số những nhà phê bình Việt Nam, từ quốc nội cho tới hải ngoại hiện nay, vẫn còn y nguyên tình trạng bị lệ thuộc vào những khuôn thước “phê bình” nửa Đông nửa Tây của Trung Quốc!

Những khuôn thước này, hôm nay, xem chừng vẫn còn là ám ảnh cho những ai chuộng ngành phê bình một cách thành tâm và luôn muốn ngành phê bình làm được chức năng của nó: Đẩy nghệ thuật ngày càng thăng tiến hơn!

Trong một bài viết hồi tháng 9 năm 2004, Lê Huy Tiêu có đoạn dẫn về nhà văn Trung Quốc Tô Lê:

“Nhà văn lão thành Tô Lê luôn quan tâm tới sự nghiệp phê bình văn học. Ông từng chỉ ra rằng: . . . . “Những năm gần đây, bình luận văn học biến thành thổi nịnh, cố ý làm cho người ta bị mê hoặc, thoát ly thục tế. Con đường của nhà văn chỉ là ra vào tửu điếm, lên xuống khán đài lĩnh thưởng. Việc mất đi sự phê bình văn học chân chính, làm cho tác phẩm giả tạo kém cỏi tràn ngập thị trường”. Các báo phê phán hiện tượng phê bình văn học, chủ yếu ở mấy mặt: Đánh mất chức năng phê bình, vô trách nhiệm trong phê bình, phê bình biến thành nô lệ của đồng tiền”

(Lê Huy Tiêu. Mấy Căn Bệnh Trong Phê Bình Văn Học Trung Quốc Gần Đây)

Ngành phê bình văn học của Trung Quốc cận đại, chỉ có bấy nhiêu tệ nạn mà Tô Lê đã than van. Nếu Trung Quốc của ông Tô Lê “nhập cảng” được những phương cách, cung cách và quan cách phê bình văn học của Việt Nam ta, chẳng biết ông sẽ “chỉ” ra được những cái gì khác?

Những cái khác có thể chỉ ra được thì thiếu chi! “Thổi nịnh không biết ngượng mồm”, “khiên cưỡng gán ép” thì ngành phê bình Việt Nam cận đại ta có đủ! Bà Thụy Khuê là một đại biểu sáng giá và khuôn mẫu cho trường phái này. Trong bài viết: “Thụy Khuê: Giọng Ca Sai Nhịp Và Trật Soil Fe”. Hãy đọc Thụy Khuê viết về thơ Lê Đạt:

“Đê Đồng Lão vỡ, nước vỡ bờ, người ta đốt pháo mừng tuổi nước, mừng ngôi sao mới ra đời, huền thoại ra đời cho tới điềm Đại Mùa Thắng Xuân:

Mười chín… tám
Thì reo
Rồi ùng ục
Rễ nước đại thụ
từ sơ địa
mịt mù dã sử
phun sáng ngần
Đêm pháo hoa mừng tuổi nước
Một ngôi sao mới lớn
(Lê Đạt. Bóng Chữ. Không ghi số trang)


Thụy Khuê đã nảy ở đâu ra hình ảnh người ta đốt pháo mừng đê vỡ và đưa tới điềm Đại Mùa Thắng Xuân? Đại Mùa Thắng Xuân Hay Đại Tháng Mùa Xuân? Thụy Khuê muốn nói gì bằng thơ Lê Đạt? Tới đây thì tôi chịu… là không thể hạ thấp trí thông minh theo tầm cỡ Thụy Khuê để hiểu thơ Lê Đạt”.

(Trần Nghi Hoàng. Bài đã dẫn)

Đê vỡ là một thiên tai kinh hoàng đối vối người dân miền Bắc Việt Nam. Thụy Khuê lại cho “người ta” đốt pháo ăn mừng đê vỡ trong thơ Lê Đạt! Tôi không tin một kiện tướng của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, bạn cùng lứa với Trần Dần Hữu Loan lại bệnh hoạn và khát máu như thế! Vậy thì mọi sự chẳng qua cũng từ Nhà Phê Bình Thụy Khuê mà ra.

Chỉ cần đưa một Thụy Khuê thí dụ, tôi tin rằng nhà văn lão thành Tô Lê của Trung Quốc đã thở phào thoải mái. Tô Lê sẽ nhủ thầm: “Mẹ kiếp! Mình cứ tưởng tụi phê bình ở Trung Quốc ta là quá tệ. Ngờ đâu tụi Nam Man nó lại còn bê bối bầy hầy hơn thập bội!”

Những gì “thổi nịnh”, “đánh mất chức năng phê bình”, “vô trách nhiệm trong phê bình” hay “phê bình biến thành nô lệ cho đồng tiền”… chỉ là… đồ bỏ, là chuyện nhỏ…. Những Nhà Phê Bình kiểu Thụy Khuê không cần biết đến chức năng phê bình. Đã không cần biết đến chức năng thì sá gì mấy cái vụ trách nhiệm này nọ. Bởi “chức năng” và “trách nhiệm” phê bình của Thụy Khuê là phải làm sao cho tự mình (tức Thụy Khuê) được … sướng. Thụy Khuê cũng không cần tiền. Sướng là trên hết. Là tất cả.

Cách nay hơn 80 năm, gần gần một thế kỷ, Lỗ Tấn cũng đã tán thán về ngành phê bình của Trung Quốc:

“Duy có những nhà phê bình chỉ dựa vào một vài cuốn sách cũ bàn về phê bình của “Tây Phương” (ý nói cuốn phê bình đề cao thứ chủ nghĩa cổ điển giả tạo của J. Babbitt, người Mỹ, mà thời đó, phái “Học Hành” Trung Quốc rất đề cao, để mạt sát văn học tiến bộ của Tây Phương và Trung Quốc), hoặc nhặt nhạnh bọt miếng của một số ông nào đó đầu óc cứng ngắt, hoặc dựa vào những cái thiên kinh địa nghĩa gì gì Trung Quốc sẵn có, rồi cũng chen chân vào văn đàn, thì tôi cho là quả thực họ lạm dụng uy quyền của nhà phê bình.”

(Lỗ Tấn. Tạp Văn. NXB Giáo Dục 1998. Bài “Hy Vọng Ở Các Nhà Phê Bình” đăng ngày 9 tháng 11 năm 1922 trên “Thần Báo”. Trang 215. Trương Chính giới thiệu và tuyển dịch)

Hơn 80 năm trước, vài nhà phê bình Trung Quốc chỉ dựa vào một vài cuốn sách về phê bình của Tây Phương. Ngày nay, hơn tám mươi năm sau, trái đất đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba năm thứ năm, nhiều Nhà phê Bình Việt Nam đã văn minh tiến bộ hơn nhiều. Mấy tay này trích dẫn nào là khuôn thước của Nga, của Nam Mỹ, của Tây đen và Tây trắng…. Ông Nguyễn Quốc Trụ là một tiêu biểu khả tín!

Hoặc trái ngược lại, có Nhà Phê Bình vẫn ôm khư khư lấy cái đình làng, hoặc cái bánh tráng của quê nhà (hay nhà quê) của anh ta, cứ nhè mấy ông nhà văn “cùng quê” mà tâng bốc lên tận trời xanh.

Phê bình, đối với những Nhà Phê Bình này, không phải để truy tầm cái đẹp của ngôn ngữ, của tư tưởng hay quan niệm nhân sinh từ nhà văn. Mà phê bình trở thành một công cụ dụng cụ để thủ dâm chính Nhà Phê Bình!!! Người thì để phô trương cái kiến thức “táp nham” đã đọc Nga Mỹ Tây đen Tây trắng. Người thì để “vinh danh” các “nhân vật” đã sinh ra trong vùng đất “địa linh nhân kiệt” của quê mình (hay mình quê?) hehe.gif

Hãy thử xem ông Lỗ Tấn đã hy vọng (chứ không phải kỳ vọng) những gì ở các Nhà Phê Bình thời đầu thế kỷ 20 trên đất nước Trung Hoa:

“Hy vọng của tôi đối với các nhà phê bình văn nghệ còn ít hơn nữa. Tôi không dám hy vọng trước khi họ mổ xẻ phê phán tác phẩm người khác, thì mổ xẻ, phê phán tinh thần của họ xem có chỗ nào nông cạn, xấu xa, hoang đường không đã, bởi vì việc đó không phải dễ. Tôi chỉ hy vọng họ có một ít hiểu biết thông thường, thí dụ biết tranh khỏa thể và tranh khiêu dâm khác nhau, hôn và giao cấu khác nhau, giải phẫu thi thể và giết người khác nhau, xuất dương lưu học và “đày ra nước ngoài” khác nhau, măng và tre khác nhau, mèo và chuột khác nhau, quán bán đồ giả và quán bán món ăn Tây khác nhau…. “

(Lỗ Tấn. Sách đã dẫn. Trang 216)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tễu: Jun 17 2005, 05:08 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tễu
post Jun 17 2005, 05:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

...


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 142
Tham gia từ: 16-June 05
Đến từ: Thuỷ Đình
Thành viên thứ: 1.808

Tiền mặt hiện có : 3.567$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Cái hy vọng của ông Lỗ Tấn thật… tội nghiệp và… chua chát! Nhựng đó là hy vọng của Lỗ Tấn ở tình hình văn học Trung Quốc hồi hơn 80 năm trước. Hồi thời xa xưa… gần một thế kỷ đã qua.

Tuy nhiên, xem ra, ngẫm người rồi gnĩ đến đến ta, tôi thấy những hy vọng của Lỗ Tấn cho giới phê bình văn học của nước ông vào những năm 1922, vẫn còn có thể cho tôi “sử dụng” để hy vọng vào văn học hiện đại của Việt Nam ta! Thử đếm xem bao nhiêu Nhà Phê Bình của văn học Việt Nam hiện nay, đã có được một ít hiểu biết thông thường, thí dụ biết tranh khỏa thể và tranh khiêu dâm khác nhau, hôn và giao cấu khác nhau, giải phẫu thi thể và giết người khác nhau, xuất dương lưu học và “đày ra nước ngoài” khác nhau, măng và tre khác nhau, mèo và chuột khác nhau …. Nhiều nhà văn Việt Nam chúng ta hiện nay cũng không phân biệt được những “hiểu biết thông thường” này. Và các Nhà Phê Bình! Các tay Cự Phách cứ theo sự hiểu biết “không hiểu biết” của các nhà văn mà họ quen biết, hoặc đang muốn tâng bốc vì một cớ gì đó, nhắm mắt nhắm mũi kêu gào ca ngợi tối đa những “sự không hiểu biết” của các nhà văn. Các Nhà Văn mà cái đầu không nghĩ gì cái hơn được khoảng lưng quần của chính mình!

Chưa hết! Những điều cay đắng của ông Lỗ Tấn về ngành Phê Bình Văn Nghệ của Trung Quốc thời ông vẫn còn một bước nữa:

“Tiến thêm một bước nữa, tức là phê bình mà chủ yếu là dựa vào học thuyết của các ông già người Anh, Mỹ, tất nhiên cũng tùy ý họ, nhưng rất mong mỏi họ biết cho rằng, trên thế giới, không phải chỉ có hai nước Anh, Mỹ. Họ không xem Tolstoi ra gì, tất nhiên cũng là tự do của họ, nhưng mong mỏi trước hết họ hãy điều tra sự nghiệp của ông ta chút đã, thực sự xem những cuốn sách ông ta viết đã.

(Lỗ Tấn. Sách đã dẫn. Trang 216)

Phải “dựa” vào học thuyết của “ai đó”, mới làm công việc “phê bình”, thì hóa ra đã đặt cho “văn nghệ” hay “văn học” một cái khuôn tròn méo! Tuy thế, Lỗ Tấn cố tỏ ra dễ dãi bằng lời khuyên chẳng nên chỉ dựa vào các nhà tư tưởng của hai nước Anh, Mỹ. Lỗ Tấn khuyên các Nhà Phê Bình nên đọc Tolstoi!

Lời khuyên này của Lỗ Tấn bỗng làm tôi mừng húm!!! Bởi vì, có vài Nhà Phê Bình của Việt Nam tôi ngày nay, chẳng những đã đọc Tolstoi, mà còn đọc rất nhiều những đại danh gia khác trên thế giới: J. Brodsky, Solzhenitsyn, Milan Kundera, G. Lukacs, Cao Hành Kiện..v.v… Nghĩa là đọc túi bụi trời đất từ Nam Mỹ đến Nga La Tư qua Bắc Phi Nam Phi v.v.v… rồi còn trở về với văn chương lưu vong Trung Quốc.

Vấn đề còn lại, là các Nhà Phê Bình này đã đọc tác phẩm của những đại danh gia nói trên ra sao? Thì “vấn đề” này lại nảy sinh ra hằng hà sa số những “vấn đề” khác! Rồi “hằng hà sa số” những vấn đề, phút chốc bỗng biến thành “vấn nạn” như chơi…

Tôi muốn nói tới giống bò, là loài thú nhai lại. Con bò ăn cỏ, xong trữ vào một ngăn bao tử để dành. Sau đó, rảnh rổi nằm phơi nắng, cứ “ựa” ra mà nhai lại. Nhai một cách sung sướng và từ tốn!

Chẳng hiếm Nhà Phê Bình (kể cả nhiều Nhà Văn) Việt Nam ta, đẵ đọc những danh tác hiện đại hoặc cổ điển trên thế giới bằng cung cách “con bò nhai lại”.

Cứ từng chữ, từng câu “ráp khuôn” vào những cái ô vuông tròn. Không của Milan Kundera chẳng hạn, thì lại gò ép vào cho Solzhenitsyn thí dụ!

Cái đầu óc nô lệ, cộng hưởng với sự muốn khoa trương trong con người, ngày càng đẩy những Nhà Phê Bình hiện đại của Việt Nam ta đi vào ngõ cụt: Phê bình như một hình thức đúc bánh. Đưa ra dăm ba cái khuôn mẫu mà anh ta thích (những tư tưởng hay quan điểm của các nhà văn tiếng tăm ngoại quốc mà Nhà Phê Bình đọc qua), rồi lấy những cuốn sách đã xuất bản của nhà văn Việt Nam mà ấn ấn vào những cái khuôn. Phê bình bạn bè, ân nhân hoặc người cần “phải” khen, thì bằng mọi giá cố ấn tác phẩm của tác giả vào cho lọt được vô khuôn, để rồi hạ bút xuống tay cho rằng “Nhà văn Nguyễn Văn Chơi là một J. Brodsky của Việt Nam”. Hoặc nhà văn Lưu Văn Linh là một “Henry Miller của Sàigòn” hoa lệ hồi đó…

Theo tôi, khi mang một nhà văn mà mình phê bình, để nói rằng “giống” (chứ không phải tỉ giảo) với một nhà văn quốc tế, là một hình thức sỉ nhục tàn tệ. Vậy mà, dường như mấy nhà văn Việt Nam ta, khi được các Nhà Phê Bình đương nhiên cũng Việt Nam mình, ca ngợi là “ông là Solzhenitsyn Việt Nam” hay anh là “Milan Kundera của Nam Việt” thì bèn phỗng mũi lên mà sướng!

Tình thế thực là ly kỳ không hiểu được! Nhà văn đã nghèo nàn tư tưởng, lý luận. Nhà phê bình còn nghèo nàn tư tưởng lý luận hơn! Như vậy, văn chương ở đâu và phê bình ở đâu?

Không có “văn chương thực thụ”, tức là sự sáng tạo; thì cần có sự phê bình nghiêm túc, thẳng thắn, để làm lực đẩy cho “văn chương” vươn lên, thăng tiến. Đã không có “văn chương thực thụ”, mà cũng không có “phê bình thực thụ”, thì văn nghệ văn học Việt Nam đi về đâu, ắt hẳn nhiều vị đã hình dung ra được!

Người ta không thể cứ dành cả đời để bắt chước, rập khuôn, nhai lại những thức ăn cũ kỹ, đã hôi thối, quá date của người khác mà làm thành “cái mới” cho mình. Những gì là “hiện đại” với “hậu hiện đại”, chẳng qua chỉ là từng bọn, từng bọn cùng ôm nhau vẩy vọc cho nhau sướng.

Thủ dâm riêng rẻ từng người hay cùng rũ nhau thủ dâm tập thể, văn học Việt Nam hiện nay là như thế đấy! Những bài viết nói về Thơ hiện đại, văn chương hôm nay do những tay đầu bếp của những bộ lạc văn học vẫn lập đi lập lại những tên tuổi, những món ăn không có thực nhầy nhụa vương vải.


Một tác giả có chân tài, tiếng nói hay giá trị của họ là chính tác phẩm mà họ sáng tạo nên. Giá trị, hay tiếng nói của một con người sáng tạo, không phải vang lên được từ sự a dua tâng bốc của một tay được gọi là Nhà Phê Bình. Nhà Phê Bình thực sự, là người chỉ ra được những điều hay, dở, cũ, mới… trong một tác phẩm. Chức năng của người làm công việc phê bình, là nhận chân giá trị của tác phẩm. Khai mở, chiếu rọi những cái nhìn mang tính phân tích, lý giải về văn chương, về nghệ thuật, về tư tưởng hay quan điểm vào tác phẩm. Nhà Phê Bình không có phù phép để biến một tác phẩm dở thành hay, hay một tác phẩm hay thành dở.

Những người làm công việc phê bình gò ép mình vào công tác của bè nhóm, là những người đang ám sát hai chữ Phê Bình.

Trong bài viết của Lê Huy Tiêu trên Evan, có đoạn:

“Có người chỉ ra những thuật ngữ “ngụ ngôn”, “phản phúng”, kết cấu”, “lạ hóa”, “nhị nguyên đối lập”, “chủ nghĩa hiện đại”… trong lý luận của phái học viện đều lấy từ lý luận văn học hiện đại phương Tây, nguyện vọng bức thiết đi tìm sự tiếp nối với học thuật quốc tế, khát vọng được tổ chức học thuật Aây Mỹ thừa nhận, thậm chí kết nạp càng làm cho những thuật ngữ trên được các nhà phê bình Trung Quốc ưa dùng. Họ chỉ ra “khi lặp lại ngôn ngữ của đối phương thì đồng thời các nhà phê bình bị chìm lấp”. Trong đối thoại, các nhà phê bình rất ít có tiếng nói của mình. Họ vô tình hay cố ý đóng vai trò thu dung, đưa những thứ mình đọc được xếp bừa vào “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”, “dòng ý thức”, “giải cấu” hoặc “hậu hiện đại”…

(Lê Huy Tiêu, bài đã dẫn)

Trạng huống lưng chừng, vay mượn của phê bình văn học Trung Quốc như vậy, chẳng khác chi tình hình phê bình văn học của Việt Nam ta.

Và, sự ấu trĩ, học đòi của phê bình văn học Trung Quốc thời Lỗ Tấn hơn 80 năm về trước, vẫn còn tồn tại bằng hình thức khác ở Trung Hoa.

Theo tôi, chẳng qua bởi bản chất “bộ lạc” còn quá nặng trong văn học Việt Nam lưu vong. Và văn học Việt Nam nói chung.

Trần Nghi Hoàng



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Anh chỉ yêu mình em
post Jun 17 2005, 05:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 251
Tham gia từ: 10-May 05
Đến từ: Hải Phòng - Việt Nam
Thành viên thứ: 1.721

Tiền mặt hiện có : 12.813$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Thế bao giờ dân làng được thưởng thức một bài phê bình do chính tay Tễu viết đây ? lala.gif

Hay chí ít ra Tễu cũng phải tìm cho ra được một bài nào đó về NVT chứ, chả nhẽ Tễu cứ táo bón mà rặn suông thế a ? rolleyes2.gif


--------------------
Làm trai cho đáng nên trai
Đi đâu cũng có cái chai bên mình
Làm trai trong lúc thời bình
Đi đâu cũng có bên mình cái chai



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tễu
post Jun 17 2005, 05:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

...


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 142
Tham gia từ: 16-June 05
Đến từ: Thuỷ Đình
Thành viên thứ: 1.808

Tiền mặt hiện có : 3.567$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(Anh chỉ yêu mình em @ Jun 17 2005, 05:08 PM)
Thế bao giờ dân làng được thưởng thức một bài phê bình do chính tay Tễu viết đây ?  lala.gif

Hay chí ít ra Tễu cũng phải tìm cho ra được một bài nào đó về NVT chứ, chả nhẽ Tễu cứ táo bón mà rặn suông thế a ?  rolleyes2.gif
*



Tễu tôi chưa dám nhận cho mình cái danh hiệu nhà phê bình, Tễu tôi mới chỉ đọc vài truyện ngắn của Thọ rồi với cương vị và sự cảm thụ của một độc giả mà có đôi lời bình phẩm. Ai ngờ động phải "người nhà mình" nên các "Nhà phê bình" làng Ven ta xúm vào xem Tễu tôi "táo bón rặn xuông", chỉ chực Tễu ị ra được liền xông vào "phê bình" ngay no.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tễu: Jun 17 2005, 05:16 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Anh chỉ yêu mình em
post Jun 17 2005, 05:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 251
Tham gia từ: 10-May 05
Đến từ: Hải Phòng - Việt Nam
Thành viên thứ: 1.721

Tiền mặt hiện có : 12.813$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(Tễu @ Jun 17 2005, 05:15 PM)
QUOTE(Anh chỉ yêu mình em @ Jun 17 2005, 05:08 PM)
Thế bao giờ dân làng được thưởng thức một bài phê bình do chính tay Tễu viết đây ?  lala.gif

Hay chí ít ra Tễu cũng phải tìm cho ra được một bài nào đó về NVT chứ, chả nhẽ Tễu cứ táo bón mà rặn suông thế a ?  rolleyes2.gif
*



Tễu tôi chưa dám nhận cho mình cái danh hiệu nhà phê bình, Tễu tôi mới chỉ đọc vài truyện ngắn của Thọ rồi với cương vị và sự cảm thụ của một độc giả mà có đôi lời bình phẩm. Ai ngờ động phải "người nhà mình" nên các "Nhà phê bình" làng Ven ta xúm vào xem Tễu tôi "táo bón rặn xuông", chỉ chực Tễu ị ra được liền xông vào "phê bình" ngay no.gif
*



hehe.gif

Thối hay thơm là chuyện khác, vấn đề là người ta phải có gì thì mới rặn ra được chứ, Tễu ăn cái thối của người khác cho ra rồi rồi tự nhận là của mình sao được tomato.gif


--------------------
Làm trai cho đáng nên trai
Đi đâu cũng có cái chai bên mình
Làm trai trong lúc thời bình
Đi đâu cũng có bên mình cái chai



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tễu
post Jun 17 2005, 05:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

...


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 142
Tham gia từ: 16-June 05
Đến từ: Thuỷ Đình
Thành viên thứ: 1.808

Tiền mặt hiện có : 3.567$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(Anh chỉ yêu mình em @ Jun 17 2005, 05:19 PM)
hehe.gif

Thối hay thơm là chuyện khác, vấn đề là người ta phải có gì thì mới rặn ra được chứ, Tễu ăn cái thối của người khác cho ra rồi rồi tự nhận là của mình sao được  tomato.gif
*



Thế này nhé, rút cục là không được phép chê văn của Thọ là thối vì có nhiều người ăn văn của Thọ và hết lời khen thơm rồi, phải không ạ?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Anh chỉ yêu mình em
post Jun 17 2005, 05:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 251
Tham gia từ: 10-May 05
Đến từ: Hải Phòng - Việt Nam
Thành viên thứ: 1.721

Tiền mặt hiện có : 12.813$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(Tễu @ Jun 17 2005, 05:26 PM)
QUOTE(Anh chỉ yêu mình em @ Jun 17 2005, 05:19 PM)
hehe.gif

Thối hay thơm là chuyện khác, vấn đề là người ta phải có gì thì mới rặn ra được chứ, Tễu ăn cái thối của người khác cho ra rồi rồi tự nhận là của mình sao được  tomato.gif
*



Thế này nhé, rút cục là không được phép chê văn của Thọ là thối vì có nhiều người ăn văn của Thọ và hết lời khen thơm rồi, phải không ạ?
*



Vấn đề ở đây không phải là NVT, bất cứ nhà văn nào khác cũng thế thôi ohnono.gif

Nếu Tễu chê thối, Tễu phải tự vắt chút tri thức ít ỏi của mình ra để chứng minh điều đó, chứ không ai tự nhiên lại chê món ăn gì đó thối cả. Nhỡ đâu tại mồm Tễu thối nên ăn gì cũng thấy thối, may ra tu một lọ nước hoa thì đỡ hơn chăng wacko1.gif


--------------------
Làm trai cho đáng nên trai
Đi đâu cũng có cái chai bên mình
Làm trai trong lúc thời bình
Đi đâu cũng có bên mình cái chai



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mìn Tình
post Jun 17 2005, 07:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Gái nào triệt sản anh thế? Ko cho post bài à?


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 697
Tham gia từ: 19-December 03
Thành viên thứ: 1.328

Tiền mặt hiện có : 566$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(Anh chỉ yêu mình em @ Jun 17 2005, 05:29 PM)


Nhỡ đâu tại mồm Tễu thối nên ăn gì cũng thấy thối, may ra tu một lọ nước hoa thì đỡ hơn chăng  wacko1.gif
*




Nếu nói rằng là người hiểu biết về truyền thống thì câu nói này của bạn vứt nó đi cho đỡ ngu xi đần độn , cho ông bà ông vải nhà ta ở dưới suối vàng khỏi ngậm ngùi mà mộng rằng : Con cháu mình nó như thế phỏng mộ tổ tiên nhà có phát tích được không ?Con đàn cháu đống nhà ta có ăn lên làm ra được không ?

Bỏ qua cái Danh xưng bạn gọi , tôi chỉ bàn đến cách trị thối hay trị mùi ô uế ....còn những thứ khác không bàn đến làm jì , không để tâm cho lắm .

Theo cổ học tinh hoa luận , chương về cải mả , để mà trị tốt cái việc dư thừa những chất xơ , mỡ chưa phân rã hết người ta không dùng nước hoa vị tối kị trong nước hoa có thành phần của rượu , như thế nồng độ mùi còn nặng hơn . Chính vì thế theo nhân gian người ta đã tìm ra loại đặc trị cho việc nặng mùi ấy đó là : Hoa hồi , quế chi , đinh hoa , trầm hương và một số thứ khác sao vàng , tán nhuyễn hãm với nước trên 80 độ C trước khi khai ván tưới xuống đó đảm bảo khỏi ôi thối nặng mùi ....


Hi hi ... ! mang tiếng vỗ ngực văn hay chữ tốt mà chẳng bằng mấy lão l[n]ông r[d]ân xưa , sao cho khỏi không bị gọi là ăn nhiều chất quá mà lú lẫn hết vẫn học đòi đi xét đoán người khác . Đau lòng thế chứ ! w00t.gif


--------------------
Đời đẹp một cách thật là hoàn hảo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Anh chỉ yêu mình em
post Jun 17 2005, 07:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 251
Tham gia từ: 10-May 05
Đến từ: Hải Phòng - Việt Nam
Thành viên thứ: 1.721

Tiền mặt hiện có : 12.813$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(LuanTho @ Jun 17 2005, 07:44 PM)
QUOTE(Anh chỉ yêu mình em @ Jun 17 2005, 05:29 PM)


Nhỡ đâu tại mồm Tễu thối nên ăn gì cũng thấy thối, may ra tu một lọ nước hoa thì đỡ hơn chăng  wacko1.gif
*



Nếu nói rằng là người hiểu biết về truyền thống thì câu nói này của bạn vứt nó đi cho đỡ ngu xi đần độn , cho ông bà ông vải nhà ta ở dưới suối vàng khỏi ngậm ngùi mà mộng rằng : Con cháu mình nó như thế phỏng mộ tổ tiên nhà có phát tích được không ?Con đàn cháu đống nhà ta có ăn lên làm ra được không ?


Chú VTA trở thành nhà phê bình từ bao giờ thế ? Câu đó không bỏ được vì nó có lý do để sinh ra và tồn tại, chứ nếu bỏ nó đi e rằng phải bỏ cả nhiều câu khác trong các bài viết phía trên nữa wacko1.gif


--------------------
Làm trai cho đáng nên trai
Đi đâu cũng có cái chai bên mình
Làm trai trong lúc thời bình
Đi đâu cũng có bên mình cái chai



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mìn Tình
post Jun 17 2005, 08:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Gái nào triệt sản anh thế? Ko cho post bài à?


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 697
Tham gia từ: 19-December 03
Thành viên thứ: 1.328

Tiền mặt hiện có : 566$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(Anh chỉ yêu mình em @ Jun 17 2005, 07:58 PM)
QUOTE(LuanTho @ Jun 17 2005, 07:44 PM)
QUOTE(Anh chỉ yêu mình em @ Jun 17 2005, 05:29 PM)


Nhỡ đâu tại mồm Tễu thối nên ăn gì cũng thấy thối, may ra tu một lọ nước hoa thì đỡ hơn chăng  wacko1.gif
*



Nếu nói rằng là người hiểu biết về truyền thống thì câu nói này của bạn vứt nó đi cho đỡ ngu xi đần độn , cho ông bà ông vải nhà ta ở dưới suối vàng khỏi ngậm ngùi mà mộng rằng : Con cháu mình nó như thế phỏng mộ tổ tiên nhà có phát tích được không ?Con đàn cháu đống nhà ta có ăn lên làm ra được không ?


Chú VTA trở thành nhà phê bình từ bao giờ thế ? Câu đó không bỏ được vì nó có lý do để sinh ra và tồn tại, chứ nếu bỏ nó đi e rằng phải bỏ cả nhiều câu khác trong các bài viết phía trên nữa wacko1.gif
*




Thế chỉ cần nói : ..........., may ta tu một lọ nước dùng để cải mả thì tốt hơn chăng ? Vừa dễ hiểu vừa đúng hơn chăng ? ka aka... hi hi ! tomato.gif


--------------------
Đời đẹp một cách thật là hoàn hảo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang  1 2 3 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC