Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang  1 2 3 > 

· [ ] ·

 Thân Phận Ma Trơi - Nguyễn Thuỵ Long

trademark
post Sep 9 2005, 11:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.327
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.692

Tiền mặt hiện có : 965$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :




Nguyễn Thụy Long

Thân phận ma trơi


H ồ n B ú t



Buổi sáng tôi thức giấc cùng tiếng chim hót. Nhưng không phải là những buổi sớm mai êm đềm trước kia, khoảng năm tháng trước.


Thú thật hồi nửa năm về trước, tôi cũng chẳng có thì giờ nghe chim hót. Tôi ra đi lúc còn tối trời, ngồi tòa soạn nghe tin tức đài phát thanh, làm những bản tin thế giới xảy ra trong đêm. Công việc tòa báo tất bật đến chín giờ sáng tôi mới có thì giờ ăn điểm tâm, rồi lại viết vài trang tiểu thuyết cho nhật báo. Công việc bận rộn suốt ngày, về đến nhà cũng phải bẩy tám giờ tối. Coi truyền hình, chơi đùa với vợ con một lúc rồi đi ngủ. Thời gian để nghe chim hót hoàn toàn không có, cũng bởi tại nhà tôi ở trong thành phố. Ngay bên kia sông Cầu Bông. Nay tôi về ở với mẹ, bên này sông, một vùng nửa thành thị, nửa thôn quê. Nhà cửa tôi đã mất, gia đình tôi thành ra ly tán từ sau ngày thành phố giải phóng. Tôi bị đuổi ra khỏi nhà, chỉ mình tôi, vì tôi thuộc thành phần ngụy phản động. Những tác phẩm của tôi bị đốt ngay trước cửa nhà, vì bị kết tội là tác phẩm đồi trụy, phản động, bản thân tôi cũng chẳng còn chút an ninh nào. Tôi về với mẹ, nơi căn nhà xưa. Căn nhà trống huếch trống hoác chỉ còn hai mẹ con. Em trai tôi đã lên đường trình diện đi học tập cải tạo bởi nó là sĩ quan quân đội chế độ cũ. Gia đình tôi đương nhiên phải có tên trong sổ đen. Hàng xóm nói, ban đêm, công an và những tay "cách mạng ba mươi" thường rình nghe ngóng trước cửa nhà. Giấc ngủ của tôi, của mẹ tôi thường không yên, khi nghe tiếng chó sủa, khi nghe tiếng bước chân đi rộn rịp ngoài hẻm. Tôi nằm cứng cả hai bàn chân như bị tê dại khi nghe có tiếng xe gắn máy ngừng lại một nhà nào đó trong xóm. Tiếng đập cửa, kiểm tra hộ khẩu. Mẹ tôi ngồi dưới nhà tụng kinh cầu Phật Bà Quan âm cứu khổ cứu nạn. Một đêm qua, tôi biết mình an toàn thêm được một ngày. Sáng ra, nghe chim hót ở khu vườn chùa sau nhà, mẹ tôi và tôi tạm thời an tâm.


Đồ đạc trong nhà bán dần dần để ăn. Cái đồng hồ treo tường, radio, bộ sa lông, chổi cùn rễ rách gì cũng bán được ráo. Tôi chẳng có gì bán ngoài bộ quần áo mặc trên người khi ra khỏi nhà. Tôi là một tên văn sĩ ngụy, vợ tôi là con nhà liệt sĩ, gia đình cách mạng đương nhiên không thể thích hợp với nhau. Hai đứa con tôi, theo "luật" phải theo mẹ. Cuộc chia tay thảm hại. Tôi ra khỏi nhà tay trắng, vật vờ trên đường phố như cô hồn các đảng với niềm đau mãi khôn nguôi.


Tôi nằm nướng trên sàn gác, ngoài tiếng chim hót bên vườn chùa, tôi còn nghe đủ thứ âm thanh của những thành phần mua bán. Có người rao mua tôn, gạch bông, thế có nghĩa là rỡ nhà ra mà bán đồ lạc son và cả vỏ bút nguyên tử hết mực, bút máy hư hỏng. Tại ngôi nhà này tôi còn để lại cả ngăn kéo vỏ bút bi, lưu cữu từ bao nhiêu năm nay. Từ khi tôi mới vào đời làm nghề cầm bút. Cho đến ngày người ta gọi tôi là nhà văn. Bây giờ thì là nhà văn chế độ cũ hết thời. Tôi có thể bán số tàn dư đó cũng được vài ba bữa cơm, điếu thuốc, ly cà phê đỡ vã. Nhưng khoan nào, tôi có thể sửa chữa lại những cây bút. Tôi đã học được nghề sửa chữa và bơm mực bút bi của một anh bạn như tôi sớm ra nghề. Đồ nghề để thực hiện ý đồ kiếm ăn đó thật đơn giản. Một cây căm xe đạp mài nhọn để thọc viên bi ra khỏi ngòi, lau chùi hết sét rỉ. Một chút acétone rửa ruột bút, cái ống tiêm bơm mực hoặc không thì mấy cái lọ kín, lọ péniciline, đựng mực làm theo nguyên tắc bình thông nhau cũng được. Mực tự chế bằng mực in pha với dầu nhớt loãng là xong. Nếu không làm được, bạn bè tôi sẽ giúp đỡ lúc ban đầu. Tôi chỉ cần tìm địa điểm ngồi hành nghề. Tôi miên man với suy nghĩ đó. Mẹ tôi lên lầu:

- Con chưa dậy sao?

- Con dậy lâu rồi.

- Mẹ muốn hỏi ý kiến con, mình có nên rỡ mái tôn bán không, nhà mình cũng được vài chục tấm.

Tôi lắc đầu:

- Không mẹ à, mình rỡ mái tôn bán rồi sẽ cậy gạch bông bán nốt. Đừng mẹ...

- Không lẽ mình chịu chết đói sao, mẹ muốn có chút vốn liếng bán bún riêu. Mẹ nấu, bán, con rửa chén bưng tô...

Tôi vẫn lắc đầu:

- Không cần đâu mẹ à, có cách sống rồi. Hôm nay con ở nhà sửa soạn đồ nghề, mai con ra đường kiếm ăn được. Chiều mai con có thể mang gạo về nhà, chút mắm muối.

Mẹ tôi xuống nhà, còn nói với lại:

- Ôi dào, cậu chỉ nói cái mồm, đi rong chợ trời mãi có đến đâu.

Từ xưa tới nay tôi vẫn nổi tiếng là thằng con ba hoa, chẳng thực tế chút nào. Nói một tấc tới trời. Thằng láo khoét, phét lác, ưa tưởng tượng rồi cứ tưởng thật và phát ngôn bừa bãi. Có lần thì chết vì cái mồm! Mẹ tôi gọi là vạ miệng.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi trademark: Sep 10 2005, 04:17 PM


--------------------


trademark: nước mắm ba_con_cu_a nguyên chất, chính gốc, nhãn hiệu cầu chứng tại toà .... bạch ốc





User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
trademark
post Sep 9 2005, 11:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.327
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.692

Tiền mặt hiện có : 965$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



*


Kiếm để có ăn chẳng mấy khó. Tôi ngồi bên hông tường một trường học nữ nay đã đổi tên. Học trò mặc áo bà ba đủ thứ màu chứ không còn mặc áo dài tha thướt như hồi trước. Trường học không thuần nữ mà lẫn lộn cả nam sinh. Thời trang hiện tại là áo bỏ ngoài quần, có cậu còn diện cả dép râu. Học trò bỏ học nhiều, trường lớp xơ xác. Nhưng điều đó chẳng liên quan gì đến tôi và những bạn đồng nghiệp ngồi dọc theo tường bơm bút bi kiếm tiền lẻ. Tôi đã sửa được vài ba cây bút hoàn chỉnh, mực chảy tốt. Tôi có thể bán được hoặc cho khách hàng mượn vào lớp viết bài trong khi chờ đợi tôi sửa bút. Mới ra nghề vài ngày, tôi đã thành thợ sửa bút có tay nghề cao, sửa được đủ loại bút viết. Thời gian này toàn miền Nam chưa sản xuất được bút bi và cũng chẳng có bút nhập cảng. Những cây bút Bi được coi là hàng quí giá, đắt tiền. Cái khó ló cái khôn, tôi tạm thời sống được.


Tôi thú vị với cái nghề mới của mình. Tôi bơm mực, thử bút qua những đường gạch xem mực chảy đều chưa, rồi tôi viết nguyên chữ, mực chảy nhuần nhuyễn tôi mới trao cho khách hàng, lấy tiền. Cuốn tập cũ dùng để thử bút lem nhem mực và những chữ ký tên của tôi do quen tay. Thói quen sẵn có từ xưa khi đang viết, bút bi trở ngại, tôi thử lại bút bằng cách ký tên mình.


Tôi gặp nhỏ khách hàng vào một buổi sáng sớm trước giờ vào học. Cô bé kháu khỉnh đôi mắt tròn to, luôn có vẻ ngạc nhiên khi nhìn, thêm chiếc răng khểnh coi thật duyên. Cô bé chừng mười sáu mười bảy tuổi. Nhìn dáng dấp và quan sát cách xử sự, tôi đoán cô bé là con em của người thuộc chế độ cũ. Cô bé còn học hành được là điều may. Tôi biết nhiều con em phải bỏ học gia nhập nghề buôn bán chợ trời. Nếu có thân thế do liên quan với người làm cách mạng, xin được chân công nhân viên, quét, hốt rác cho sở vệ sinh là nhất rồi. Chính mắt tôi đã được đọc những tờ giấy chứng nhận có công lao, giúp đỡ cách mạng của một vài người quen. Viết lem nhem trên một tờ vở học trò. Có người mang bọc plát tích cẩn thận. Tôi cũng đã thấy tại nhà một anh bạn viết báo trước kia, có treo một tấm bằng, chứng nhận "Gia Đình Vẻ Vang ". Tấm bằng có đóng mộc ký tên, lộng kiếng treo ngay tường giữa nhà, ai vào cũng nhìn thấy. Như người xưa treo hoành phi câu đối. Anh khoe hai đứa con trai của anh sắp sửa đi làm công nhân viên, chân bảo vệ gì đó. Riêng tôi ngạc nhiên về anh, vì tôi biết anh là người đóng bè vượt biển vào Nam sau đợi di cư 1954. Sau đó anh là người viết nhiều bài báo chống Cộng kịch liệt. Tôi không biết gia đình anh vẻ vang nỗi gì, ở cái khổ nào. Thây kệ họ?


Cô bé ngồi xem tôi bơm mực, thử bút, chăm chú nhìn chữ ký của tôi. Mắt hơi nhíu lại, bất ngờ hỏi tôi:

- Thưa chú, nếu cháu không lầm, cháu đã thấy chữ ký này trên một cuốn tiểu thuyết ký tặng ba cháu.

Tôi ngẩng nhìn cô bé:

- Ba cháu là ai, tên gì?

- Ba cháu là thiếu tá Phùng Đại Hải, bây giờ đã đi học tập cải tạo rồi.

Tôi nhìn sững cô bé:

- A, thiếu tá Hải, chú có quen.

- Chính chú ký tên tặng sách ba cháu?

Tôi gật đầu thú nhận:

- Chính chú !

- Trời ơi, chú là nhà văn... bạn của ba cháu.

- Đúng thế, đừng nhắc lại nữa, thời gian đổi thay rồi. Cám ơn cháu còn nhắc đến chú.

- Cháu cũng từng là độc giả của chú, bây giờ gặp được chú, ai dè chú lại làm nghề này...


Tôi không muốn cô bé thương thân phận tôi. Vì chính thân phận cô bé cũng đáng thương. Bố bé đi học tập cải tạo mẹ bé bán hàng rong, anh chị của bé chạy chợ trời. Bé sửa soạn bỏ học, thành phần gia đình Ngụy rất khó sống. Người ta truy tìm lý lịch đến ba đời! Bé cười nói thế. Tôi an ủi cô bé, muốn bé vui, đừng quá sớm chán đời:

- Tất cả đều vậy thôi, chú phải làm công việc này vì "sứ mạng ".

- Chú nói gì?

Máu bố láo hình như lúc nào cũng có sẵn trong người tôi, ít khi tôi nghiêm chỉnh được. Tôi bịa ngay ra được một câu chuyện để chống chế cho cái nghề mình đang làm:

- Chú làm nghề này vì phải đền mạng cho hàng bao nhiêu ngàn cây bút do chú đã tàn sát chúng cả chục năm trời nay. Đây là lệnh của Diêm Vương.

Cô bé cười giòn:

- Chú xạo ?

- Ừ thì xạo giấc mơ hoặc cơn ác mộng nào chẳng xạo. Một đêm chú ngủ gặp một cơn ác mộng rồi sau đó chú quyết định phải làm nghề này.

- Chú kể cho cháu nghe với.

- Xong ngay.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi trademark: Sep 10 2005, 04:15 PM


--------------------


trademark: nước mắm ba_con_cu_a nguyên chất, chính gốc, nhãn hiệu cầu chứng tại toà .... bạch ốc





User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
trademark
post Sep 9 2005, 11:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.327
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.692

Tiền mặt hiện có : 965$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



*


Tủ sách của tôi bị xô đổ, cơ man là sách vở. Trong số đó có những tác phẩm của tôi viết hai chục năm qua, những cuốn sách quí hiếm của các bậc tiền bối, bậc thầy, đàn anh cổ kim mà tôi đã mất công sưu tầm cả đời. Những chồng sách quí giá ấy bị đám thanh niên nam nữ đeo băng đỏ, độ tuổi choai choai khiêng từ nhà tôi ra, chất đống tưới xăng thiêu hủy. Khói lên cuồn cuộn ngút từng mây, vướng mắc cả vào cây thánh giá mỏng manh trên nóc tháp chuông nhà thờ Tân Định. Trong khu phố có nhiều đám cháy thiêu hủy sách vở báo chí bị kết tội là đồi trụy phản động. Tôi nhìn sách vở của mình bị thiêu đốt mà nhợt nhạt cả người. Tôi nhìn theo những tàn tro bốc lên cao, những mảnh giấy cháy thành than như vẫn còn linh hồn, còn vương vấn trong lưỡi lửa bạo tàn. Tôi thấy những trang sách cháy đen bay nhập nhoạng như những bóng dơi trong hoàng hôn. Tôi nhìn lũ trẻ tay đeo băng đỏ tượng trưng cho quyền lực vừa vỗ tay vừa ca hát những bài ca mới học thuộc. Chúng nhẩy múa quanh lửa hồng, vô tư và vô tội, vì chúng không biết mình đang làm gì. Chúng biết gì đâu mà cãi cọ với chúng, chúng giống như một đoàn âm binh bị phù thủy ếm bùa, phù phép sai khiến.


Tôi bước đi trong thống khổ, trong bóng dơi ma tro tàn khói bay và từ đó ném tôi vào cơn ác mộng. Tôi bị xô ngã xuống vực sâu. Hình như có đám khói đen nào đó đỡ lấy tôi, êm như đệm bông, đưa tôi xuống tận đáy vực, không đau, không xây xát. Nhưng ở nơi đó tối đen, lạnh lẽo. Tôi đang ở đâu? Tôi ngơ ngác trong bóng tối mung lung. Mắt tôi còn tốt mà như mù tịt. Hay là tôi bị chôn sống? Không, tôi vẫn còn thở được mà, và còn có thể kêu được, nếu tôi dám kêu.


Nhưng sao tôi hãi sợ nơi thâm u này quá.


Tiếng rì rào xa rồi gần, tới sát bên tôi. Hai mắt không nhìn thấy, nhưng tai lại nghe rõ hơn. Các hồn ma rên rỉ, khóc lóc than thân trách phận cùng oán hờn ai đó. Sao lại là tôi? Có lời than nhắc tên tôi, lời lẽ xúc phạm, nhục mạ hạ cấp. Chỉ ma quỉ mới nhìn rõ được trong bóng tối, tôi còn là người nên tôi không thấy gì. Lửa bùng sáng làm tôi giật mình, lóa cả mắt. Tôi định thần, đúng là cảnh âm ti địa ngục. Tấm màn đỏ kéo lên, như sân khấu tuồng hát bội nơi đình miếu. Trên một án thư rộng, một vị coi dáng đường bệ hách dịch, mặt đen như nhọ chảo, mắt trắng dã, tròng trắng nhiều hơn tròng đen, râu dài thậm thượt bạc trắng như cước coi quái gở làm sao, đầu đội mão hoàng đế, mình bận áo bào thêu đỏ tía, thay vì thêu rồng phượng lại thêu toàn hình xương đầu lâu có hai gióng bắt chéo như cờ cướp biển. Hai bên án thư hai tên quỉ dữ cầm đinh ba, bồ cào. Đứa đầu trâu, đứa mặt ngựa. Sau lưng ngài, một thị tì xõa tóc, mặt dơi tai chuột, cầm quạt lông lợn lòi đứng hầu. Xung quanh tôi, đứng chật cả hang động không biết cơ man nào là các dạng bút hư hỏng. Cả những máy chữ bể càng gãy gọng. Quỉ sứ mặt thú cầm vũ khí ngăn đám đông, tôi đứng giữa hang, trước mặt là một vạc dầu nấu sôi sùng sục cùng đủ thứ cưa xẻ, kìm kẹp, kéo xiên, móc ngoéo. Tất cả dụng cụ đều được nung đỏ, bốc khói. Chỉ có loài quỉ mới xử dụng được. Tôi sợ hãi, hoang mang.


Vị tai to mặt lớn yên vị, vỗ án thư đến rầm một cái ra uy. Tiếng vỗ làm rung chuyển cả hang động, kinh hồn bạt vía thằng tôi nhỏ bé. Tiếng ngài vang như tiếng sấm rền:

- Tên Nguyễn Văn Tèo kia, trước đây trên dương gian ngươi làm nghề văn sĩ phải không?

Tôi run sợ, lắp bắp thưa:

- Dạ thưa, chính phải.

Tôi bị quỉ sứ mặt chim bồ nông có cái bìu cổ thật to đạp một cái vào nhượng chân, ngã thành thế quì gục.

- Hỗn, quì xuống tâu bày!

Vị tai to mặt lớn đưa bàn tay ngón chuối mắn lên vuốt râu, cười ha hả:

- Cho ngươi biết ta chính là Diêm Vương tầng địa ngục thứ mười tám, hôm nay được lệnh Ngọc Hoàng thượng đế xét xử tội ác ngươi đã gây ra trên dương gian. Nguyên cáo là hằng vạn cây bút để viết lách kiện ngươi phải được đem ra xét xử, vì trong đời ngươi đã tàn sát chúng quá nhiều, một tội ác thô bạo không thể tha thứ, làm ngơ được... Bị cáo chính là ngươi.

Tôi vỡ nhẽ hoảng hồn. Nguyên cáo quá đông mà bị cáo chỉ có mình tôi. Bản cáo trạng ngắn gọn buộc tội tôi nặng nề.

Diêm Vương hỏi tôi:

- Trên dương gian, nhà ngươi hành nghề viết văn làm báo được bao nhiêu năm?

- Thưa ngài Diêm Vương, con không nhớ chính xác được ngày tháng hành nghề. Nhưng tính tới nay cũng cỡ hai chục năm trời.

- Ngươi dùng gì để hành nghề ấy?

- Thưa ngài, tôi dùng đầu óc tôi và bút, mực, giấy, máy chữ.

- Đầu óc ngươi không cần nói đến, vì đó là rác rưởi. Ta muốn nói đến những cây bút kia.

- Thưa vâng, phải có giấy bút mới diễn đạt được đầu óc tư tưởng mình.

- Nhà ngươi coi những cây bút là thứ gì?

- Thưa là những dụng cụ để diễn đạt tư tưởng.

Diêm Vương nổi giận, tóc tai dựng đứng, mặt đỏ như cục than hồng, hai mắt như hai đèn pha:

- Láo, loài người nhà ngươi ngu dốt lại còn giở giọng khinh thị. Ngươi dám nói bút mực không có linh hồn sao? Chúng không phải dụng cụ vô tri. Nhờ có chúng, mi mới diễn tả được tư tưởng của mi, dù rằng thứ tư tưởng cỏ rác thấp hèn, chuyện đó loài người các ngươi xử lý với nhau, và ngươi đã được xử lý rồi. Ngày hôm nay ngươi là bị cáo, ngươi bị đòi từ dương gian xuống tòa án Diêm Vương mười tám tầng địa ngục để trả lời tội ác ngươi đã gây ra trên trần thế. Nếu đúng ngươi có tội, pháp luật Diêm Vương sẽ xử phạt ngươi. Ngươi được phép bào chữa, được phép ăn năn tội lỗi để hưởng lượng khoan hồng của địa ngục do ta là Diêm Vương đang thống trị. Luật pháp là ta và ta là luật pháp hiểu không. Ngươi có biện hộ viên, không lo luật pháp chốn địa ngục này không công bằng, không quang minh chính đại. Biện hộ viên, tức thầy kiện, luật sư bào chữa cho ngươi là quỉ chim Chèo Bẻo. Chốn âm ti địa ngục ngày nay đã tiến bộ lắm rồi. Quyền quỉ quyền người đều được bảo vệ, tôn trọng. Nghe ta hỏi này, trong đời xử dụng bút của ngươi, ngươi đã tàn sát bao nhiêu cây bút, máy chữ?

Tôi run lập cập:

- Thưa ngài chánh án Diêm Vương, tôi làm hư hỏng bút cũng nhiều, nếu chúng không gây trở ngại khi nguồn văn tôi đang lênh láng, bút Bic, hàng ngoại nhập mực chảy tốt, tôi xài đến hết mực mới liệng đi.

- Khá, ngươi đã thành thật khai báo và nhận tội, vừa tàn sát bút vừa khai thác bóc lột sức lao động của bút đến cạn kiệt rồi liệng đi.

- Thưa đúng vậy, con thưa với Diêm Vương, con không nhớ là bao nhiêu cây bút đã hư hỏng hết mực trong tay con, vì thời gian hành nghề của con quá dài...

- Tòa Diêm Vương nhắc lại cho bị cáo rõ, tàn sát chứ không phải hư hỏng. Những cây bút có linh hồn của nó, không còn là vật vô tri, chúng đã kéo nhau đến đây kiện ngươi, hàng hàng lớp lớp. Coi kìa, xung quanh ngươi, tất cả đều là nạn nhân của ngươi.

Phen này chắc chết, sao mà chúng đông đến vậy. Bút Bic, bút máy Parker, máy chữ Remington, cả bút lông, bút chấm mực. Tất cả họ hàng nội ngoại loài bút đều khập khiễng, thân tàn ma dại, sứt càng gãy gọng. Chúng nhao nhao đòi mạng, đòi tôi phải trả nợ máu. Diêm vương và quỉ sứ phải vãn hồi trật tự rồi mới cho những tên đại diện ra tâu bầy buộc tội.

Chàng máy chữ Remington khập khiễng ra trước tòa:

- Thưa ngài chánh án Diêm Vương, chính tên này một lần đã liệng con từ trên lầu ba ở tòa soạn báo xuống đường vì hắn bực tức. Hắn vô cùng tàn nhẫn, thế là con du địa phủ. Linh hồn con đến nay vẫn chưa siêu thoát.

Mụ nạ dòng bút Bic bước ra:

- Thưa ngài chánh án Diêm Vương, bậc đàn anh khả ái máy chữ Remington nói rất đúng. Tên văn sĩ này rất độc ác, cộc cằn, nó xử dụng chúng con vô cùng tàn nhẫn. Nó viết nhiều và viết rất lâu, bất kể giờ hành chánh theo qui định, bất kể đêm ngày. Con, chị em con mệt hụt hơi. Chưa kịp chảy mực là nó đâm ngay ngòi xuống bàn, hết mực nó đập bút luôn. Giận dữ nó cũng bẻ đôi thân thể con ra ngay. Ngài thấy con mảnh dẻ, liễu yếu đào tơ chịu gì nổi tên cầm bút thô bạo vũ phu như vậy.

Người đẹp Parker ỏn ẻn bước ra:

- Chính nó, có kẻ đến nói với nó chịu uốn cong ngòi bút một chút nó sẽ sung sướng cái thân, lại có tiền bạc. Nó không chịu nghe lời người ta còn dùng ngay con đâm vào mặt người ta đến đổ máu. Thân con bị tiêu diệt ngay tức thì.


Ả hức lên khóc thảm thiết, đòi tôi phải đền mạng, trả nợ máu. Tôi nghe buộc tội mà muốn tự sát chết luôn, toát mồ hôi hột, mặc dầu ở chốn âm ti vô cùng lạnh lẽo. Tôi không ngờ mình gây tội ác với tộc họ nhà bút kinh khủng đến vậy. Bây giờ chúng đòi mạng tôi, hối không kịp, tôi chỉ chết một lần, làm cách nào tôi đền mạng nổi cả chục ngàn cây bút. Phần buộc tội đã xong. Biện hộ viên mặt quỉ Chèo Bẻo nhẩy ra bào chữa cho tôi ác liệt không kém:

- Thưa ngài chánh án Diêm Vương, thưa quí tòa. Tôi là biện hộ viên của tên nhà văn thối tha bị lôi cổ ra tòa do đơn tố cáo của nhân dân loài bút. Qua lời buộc tội gắt gao của nhân dân thì tên nhà văn này đã gây ra không biết bao nhiêu tội ác, nước giải của Thiên Hà ngoài vũ trụ cũng không thể rửa sạch. Một triệu lần chết hắn cũng không đền nổi tội ác của một đời lầm lỡ. Người biện hộ viên chân chính như tôi phải bênh vực bào chữa cho hắn cũng lấy làm xấu hổ và nhục nhã. Nhưng vì lòng quỉ đạo, tôi cũng tình nguyện đứng ra bênh vực và bào chữa cho hắn. Tội ác đã rõ ràng, không thể chối cãi được. Nay thân chủ tôi đã cúi đầu nhận tội. Vậy xin Diêm Vương mà chính Người là luật pháp mở lượng đèn trời soi xét tìm giúp cho thân chủ tôi một hình phạt xứng hợp với tội ác mà hắn đã phạm phải để chứng tỏ tính ưu việt của luật pháp tại tầng địa ngục thứ mười tám này trong cõi âm ti.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi trademark: Sep 10 2005, 06:11 AM


--------------------


trademark: nước mắm ba_con_cu_a nguyên chất, chính gốc, nhãn hiệu cầu chứng tại toà .... bạch ốc





User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
trademark
post Sep 9 2005, 11:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.327
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.692

Tiền mặt hiện có : 965$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Tòa ngưng để nghị án. Tôi khát khô cổ nên được phép giải khát bằng một lít nước đái ngựa. Tôi không thể tả nổi mùi vị ra đây được. Quỉ mặt thú hỏi:

- Có đói không ta cho bị can ăn?

Tôi thất kinh trả lời không còn đói khát gì nữa.

Sau mấy khắc nghị án, Diêm vương tuyên án, giọng ngài oai nghi vang như sấm:

- Xét rằng bị cáo, tên văn sĩ Nguyễn Văn Tèo là người ở dương gian đã gây nhiều tội ác nghiêm trọng. Xét rằng bên nguyên là những hồn bút kiện đòi mạng và có lời buộc tội chính đáng. Xét rằng qua lời bào chữa của biện hộ viên xin xỏ cho bị cáo là cao thượng, có tình có lý, có tính quỉ đạo, Toà án tối cao chốn âm ti, tầng địa ngục thứ mười tám ra quyết định số I/ĐN 18:

Đối với bị cáo Nguyễn Văn Tèo, mọi hình phạt nơi chốn âm ti này như cắt cổ, mổ họng, lóc thịt, lột da, nấu trong vạc dầu đều không xứng với tội ác mà hắn đã phạm phải. Nên sau khi nghiêm túc luận tội, tòa nhất trí xử phạt lưu đầy ngay hắn lên trần thế cho lao động cải tạo để đền tội ác. Hắn sẽ phải hành nghề bơm sửa bút bi. Các hồn bút sẽ được tái sinh trong những cây bút hư hỏng do tên Tèo sửa chữa.

Bản án được thi hành ngay.



*



Tôi choàng tỉnh cơn ác mộng và thấy mình là gã sửa bút bi ngồi dựa tường. Bấy giờ quanh tôi là các em học sinh há miệng ngồi nghe. Rồi đưa bút hỏng cho tôi bơm mực, sửa chữa, trả tiền sòng phẳng hậu hĩnh. Tôi vơi dần tội ác.

Nhưng sau đó tôi lại hoảng sợ ngay, tôi thú thật với các em:

- Ta nói láo đấy, ta có máu láu cá, đừng tin lời ta nói, hãy xem việc ta làm.

Một hôm không xa ngày tôi phịa chuyện nói cho vui với các em nhỏ, những người mang băng đỏ tới tuyên phán:

- Riêng anh, chỉ có anh thôi, lên đường đi nơi khác. Anh không được phép ngồi đây để bôi bác chế độ. Anh nhớ tai mắt nhân dân ở đâu cũng có.

Lời nói nghiêm trọng của người cách mạng choai choai khiến tôi phải tuân thủ liền.

Tôi khiêng đồ đi nơi khác.

Hồn bút ám quẻ tôi mãi tới ngày hôm nay. Tôi giống như một kẻ bị quỉ ám, cứ lẩn thẩn mãi với mấy cây bút, tôi vẫn chưa trả hết nợ máu với chúng. Mà tôi thì không thể quịt nợ chúng. Tôi cặm cụi với cây bút trên tay và nâng niu nó.



Nguyễn Thuỵ Long


trích Thân Phận Ma Trơi, tập truyện. Centreville VA: Tiếng Quê Hương, 2000.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi trademark: Sep 10 2005, 06:14 AM


--------------------


trademark: nước mắm ba_con_cu_a nguyên chất, chính gốc, nhãn hiệu cầu chứng tại toà .... bạch ốc





User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
trademark
post Sep 10 2005, 09:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.327
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.692

Tiền mặt hiện có : 965$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :




Chim trên ngọn khô


Nguyễn Thuỵ Long




Nắng tắt sớm vì những đụn mây đen kéo về phủ kín bầu trời. Gió lặng không khí bỗng trở nên oi bức lạ thường. Một trận mưa có thể thình lình ập xuống.


Trên những cành cây sao trụi lá, hàng chục con chim kền kền đứng củ rũ nhìn xuống khu nhà xác, cây khô héo vì đã chết lâu ngày. Bao nhiêu năm nay dân ở quanh khu nhà xác không thấy cây mọc lá. Có người nói hồi bốn lăm, khu này bị bom, cây cháy và chết khô luôn từ đó. Cây quá cao, nặng, đất lại mềm, người ta khám phá ra nhiều đường nứt phát xuất từ gốc cây. Một dạo dân quanh nhà xác la hoảng vì sợ cây đổ đè xập nhà. Người có trách nhiệm viết bài nhờ đăng báo kêu gọi bộ Công Chánh tới triệt hạ cây. Nhưng bài báo đó không gây nổi tiếng vang, mất tăm như viên sỏi ném xuống ao. Riết roi không ai để ý đến việc đó nữa. Cây chết vẫn đứng trơ, cành khô vươn ra bốn phía như những cánh tay xương. Và những con chim kền kền, có lẽ là chim cùng loại, không biết từ đâu bay tới đậu đầy trên những nhánh cao. Mỗi con đứng riêng rẽ một cành, chúng bất động, chỉ khi nào cửa nhà xác mở, xác chết mang vào hoặc khiêng ra mới làm chúng kêu lên quang quác, cánh vỗ phạch phạch, tung mình bay lượn vòng tròn trên khu nhà xác. Chúng xà thấp, lướt trên xác chết. Đôi cánh chúng quạt mạnh làm mát mặt người. Gã lao công coi nhà xác lại ngẩng lên chửi:

- Đ. M. tụi bay, bộ thèm lắm sao, tao mà có quyền tao cho tụi bay tuốt luốt, đỡ chật đất chôn.


Chiều hôm nay những con chim đậu bất động, chỉ riêng cái cổ ngó ngoáy nhìn bốn phía. Mùi hôi khăm khẳm từ khu nhà xác xông ra, tỏa khắp một vùng. Chiều hôm qua hai chuyến xe nhà binh vừa đổ xuống ngót sáu chục xác chết đã thối, những xác chết đó được bao kín trong bọc ni lông, vậy mà mùi hôi vẫn xì ra.


Ban đêm xóm nhà xác vang động tiếng búa, tiếng đục, tiếng cưa. Họ phải hoàn thành gấp hàng áo quan. Công nhân đào huyệt làm việc luôn tay, rảnh tay kéo nhau ra quán cóc ngồi nhậu đế lai rai. Nửa đêm lão già coi nhà xác cầm xị rượu ngất ngưởng đi ra. Lão say mèm, lão hát líu lo, lão nhẩy nhót băng qua những nấm mồ mới nhấp nhô, như bóng quỉ. Những con chim to xác đậu trên cành cây cao thấy động vỗ cánh phành phạch và kêu quang quác. Tiếng kêu lạnh lẽo khô khan. Chúng tung mình bay lượn trên nền trời tối đen, xà thấp, có lúc như muốn bổ nhào xuống đầu lão già. Lão vung tít chiếc chai không, chửi bới om xòm: Mẹ cha tụi bay, còn lâu các con mới được đớp, xéo đi nơi khác kiếm ăn, ở đây có mà hít hơi thối thôi các con ạ. Để xác chết cho tụi bay thanh toán thì dân vùng này chết đói ráo trọi sao?


Những cánh chim dang rộng, đen, lao bổ xuống đầu lão già, chúng không mổ vào đầu lão, không tấn công mà chỉ làm lão mát mặt. Lão già cười sằng sặc:

- A ha, mát quá! Mát quá! Quạt nữa đi các con để bố già ngủ.

Lão lăn ình ra sàn gạch bông hàng hiên nhà xác, tu đế ừng ực. Một lát sau lão ngáy pho pho. Đàn chim vẫn bay lượn, chúng đậu trên nóc nhà xác hít hơi, vỗ cánh phành phạch.


Nửa đêm lão già bỗng kêu rú lên, ôm lấy mặt.

Đôi cánh đen trùm nửa người lão, chiếc mỏ khoằm của con chim vừa xả vào mặt lão, trúng ngay con mắt. Lão hét lên, chống trả kịch hệt. Con chim bay lên. Lão ôm mặt, lao mình vào bóng tối, chạy xuyên qua nghĩa địa vào xóm. Lão kêu la rầm rĩ làm cả xóm thức giấc. Họ bật đèn sáng, mở toang cửa nhìn ra. Lão già điên cuồng:

- Chết tôi rồi, bà con ơi!

Một người đàn ông tung cửa chạy ra, ôm lấy lão rối rít:

- Gì đó, bác Sáu?

Gã giằng tay bịt mắt lão ra:

- Trời ơi, máu? Sao vậy?

Lão già giẫy đành đạch:

- Chết tao rồi, chim, những con chim mổ lòi tròng tao. Khốn nạn, bất nhơn, tụi nó tưởng tao là xác chết.

Thêm ba người đàn ông từ xưởng hòm chạy ra ôm lấy lão. Khi đó máu ở mặt lão chảy chan hòa. Lỗ mắt mất tròng sâu hoắm.






--------------------


trademark: nước mắm ba_con_cu_a nguyên chất, chính gốc, nhãn hiệu cầu chứng tại toà .... bạch ốc





User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
trademark
post Sep 10 2005, 09:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.327
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.692

Tiền mặt hiện có : 965$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :






Họ dìu lão vào nhà, đặt nằm trên đi văng:

- Phải cấp cứu ngay!

- Mẹ, mất trọn tròng mắt, may mới bị một bên. Một người đàn bà cầm khăn vừa lau máu cho lão vừa đắp lên mắt. Lão rên rỉ. Sáu cánh tay trần, cứng như thép dần lão xuống mới giữ nổi. Lão quằn quại, giẫy đạp kêu la, đập chân thình thình trên đi văng, làm náo động cả xóm.

Y tá Chín trong xóm xách thùng thuốc cấp cứu chạy đến, rẽ đám đông bu cửa, vào nhà:

- Các người dang ra để tôi coi.

Gã mở thùng thuốc lấy bông gòn tẩm an côn, lau rửa, đắp lên mắt. Lão già xót, giẫy lên đành đạch. Y tá Chín hét ra lệnh:

- Nằm yên để người ta băng cho, phải sát trùng chớ. Anh em giữ chặt cho tôi, còn phải chích thuốc cầm máu, thuốc giảm đau.

Lão thầy cúng kiêm thầy pháp trong xóm cũng có mặt. Lão ngó qua cửa, lắc đầu:

- Thánh thần ơi! Bọn chim này lộng quá rồi, mới hôm qua chúng nó xơi tái con chó nhà Hai Thợ. Riết rồi chúng làm luôn cả người sống, nhà nào có con nít phải coi chừng...

Y tá Chín băng mắt và chùi máu cho nạn nhân xong, nói với bà con lối xóm đang bu quanh:

- Phải mang bác Sáu đi nhà thương gấp.

Một người cãi:

- Mang sao được giờ này, khoan chờ một giờ nữa, hết giới nghiêm.

- Ừ thôi cũng được, vô nhà thương họ cũng chỉ làm như tôi vậy thôi. Để chả nằm nghỉ ít phút không hại gì.

Thầy giáo Lượn nhìn ra ngoài cửa, hướng lên phía ngọn cây sao chìm trong bóng tối chặc lưỡi:

- Chà, phải tìm cách diệt bọn này, chúng lộng quá rồi.

Y tá Chín ngồi xuống đi văng an ủi nạn nhân. Nạn nhân vẫn quằn quại rên rỉ, chửi lảm nhảm. Anh Bẩy Xê ra cửa nạt đám người hiếu kỳ:

- Các người về chớ, đứng xem gì đây, liệu mà giữ lấy thân.

Đám đông từ từ rút lui, họ sát vào nhau, nhìn lên cây cao bàn tán về những con chim quái ác và tai nạn vừa xẩy ra cho bác Sáu coi nhà xác.

Đêm vẫn còn tối đen.


*



--------------------


trademark: nước mắm ba_con_cu_a nguyên chất, chính gốc, nhãn hiệu cầu chứng tại toà .... bạch ốc





User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
trademark
post Sep 10 2005, 10:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.327
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.692

Tiền mặt hiện có : 965$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :







Buổi tối, các đạo tì, âm công, thợ đóng áo quan rảnh rang kéo nhau ra quán nhậu lai rai ba sợi. Quán ở đầu hẻm, chuyên bán đế và rượu rum Vĩnh Sanh Hòa. Món bia ở đây coi như đồ bỏ, vì không ai thèm uống. Dân nhậu toàn là những tay có thể tu nguyên xị đế một hơi mà vẫn ngồi tỉnh. Qua hết nguyên lít người say mặt tím ngắt lại rồi từ từ đổ xuống, không một tiếng la lối hay phá phách. Đồ nhậu phổ thông nhất vẫn là món canh chua lươn, trộn rau chuối và phi hành thơm ngậy, món canh có thể ăn với bún no bụng.


Anh Bẩy Lươn Um chủ quán là một người đàn ông đứng tuổi, tóc hoa râm, tối ngày ở trần, cái quần đùi đen rộng thùng thình ngắn ngang đầu gối, khăn rằn ri vắt vai, mặt và người đỏ như mặt gà chọi. Miệng luôn luôn phì phà cái ống đót tiện bằng xương beo lên nước vàng. Tay anh cầm cái ly cối đầy rượu Vĩnh Sanh Hòa đi từ bàn này sang bàn khác. Bọn khách nhậu là người trong xóm, như có bổn phận, mỗi tối đều đến, mỗi lúc một đông. Họ bận quần áo đen, có sọc trắng, những chiếc kết đội đầu cũng màu đen, huy hiệu kim tuyến thêu hoa lá cành. Họ lột mũ ra liệng chúng ở một cái bàn trống. Hai Thợ, một gã trong bọn lên tiếng:

- Anh Bẩy à, sửa soạn đồ nhậu cho nhiều nghen. Hôm nay anh trúng mối đa.

Bẩy Lươn Um khật khưỡng đi ra:

- Nhấp nháy mà các cha, có chuyện gì đó?

- À, vụ cha Sáu nhà xác và mấy con chim.

- Ừa, mấy con chim, mấy con ác điểu.


Nói xong Bẩy Lươn Um ngửa cổ nốc một hơi cạn gần nửa ly cối Vĩnh Sanh Hòa. Đám âm công, đạo tì nhao nhao mời:

- Anh Bẩy ngồi luôn đây nhậu với bọn này cho vui.

Bẩy Lươn Um khà một cái:

- Ậy cái đó hổng được, tôi mà không để mắt vào mấy món nhậu ở nhà bếp là hư hết ráo.


Từ bao nhiêu năm nay, chưa có một khách hàng nào mời được Bẩy Lươn Um ngồi chung bàn. Anh luôn luôn tìm cách này hay cách khác từ chối. Khách hàng thì không nghĩ thế, họ cho rằng anh coi thường lượng nhậu của họ. Bẩy Lươn Um cầm ly cối, luôn luôn châm đầy, trong khi khách hàng ngã như chuối thì anh vẫn tỉnh khô, vẫn cười khà khà ngồi ở một góc bàn trống, lâu lâu góp một lời vô hại. Anh chưa từng chê bai tửu lượng khách nhậu. Anh im lặng, nhũn nhặn, chính điều đó làm các bợm nhậu trong xóm tức ói mật. Có người ngầm so tài với anh bằng cách ngầm uống đua cùng lúc Bẩy Lươn Um cầm ly cối đầu tiên trong ngày. Họ ngồi từ sáng đến tối, khi Bẩy Lươn Um buông ly vào dọn dẹp, khách ra về vừa bước chân ra cửa là khụy xuống hôn mê bất tỉnh. Bẩy Lươn Um mỉm cười ra đỡ địch thủ dìu về nhà. Trong cơn say, địch thủ bèn phun ra hết ý nghĩ của mình và tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Bẩy Lươn Um nghe nói vậy vẫn chẳng có một lời nào, anh chỉ mỉm cười. Nụ cười đó như ngầm bảo với địch thủ: "Còn khuya con mới theo kịp bố già, bận sau đừng có dại dột thế nghe con".


Mười mấy năm qua vẫn chưa có kẻ nào đánh gục được Bẩy Lươn Um bằng rượu. Bẩy Lươn Um có cái đức của kẻ uống rượu. Không còn một ai dám thách thức nữa. Bẩy Lươn Um vẫn ngồi riêng rẽ một ghế. Khách hàng muốn giữ tiếng của mình là tay chơi, tửu lượng cao, chỉ còn một cách tán nhảm, tào lao cho hết giờ. Không nói bậy và khi say chịu hết nổi chỉ ngã âm thầm. Họ ngán nụ cười kiêu ngạo của Bẩy Lươn Um.


Ánh sáng từ chiếc đèn măng sông treo giữa quán bỗng tối lại. Bẩy Lươn Um đặt ly rượu xuống bàn, anh bê chiếc ghế đẩu ra giữa nhà rồi leo lên, một tay giữ đèn, một tay bơm. Tiếng ga bị ép xịt ra tim đèn kêu khè khè quán sáng trưng trở lại. Vừa lúc đó có thêm mấy người nữa vào quán. Lão thầy pháp, mặt xùi như đá ong cao lỏng khỏng. Y tá Chín miệng lúc nào cũng cười toe toét. Đi sau rốt là thầy giáo Lượn, giáo viên độc nhất kiêm hiệu trưởng trường học tư của thầy trong xóm. Hầu hết con nít trong xóm đều là học trò của thầy. Thầy giáo Lượn người như cái que, nhưng lúc nào trông cũng có vẻ chải chuốt, tóc phết "bi ăng tin" bóng lưỡng, cằm mặt nhăn nhụi, mắt mang kính trắng gọng vàng. Thầy giáo là người được quí trọng nhất trong xóm rồi mới tới thầy chích, rốt là thầy pháp Ba Gà Mổ. Thầy pháp Ba Gà Mổ không lấy làm hài lòng về địa vị của mình, nhất là cái tên chó đẻ do Hai Thợ, chủ nhân xưởng đóng hòm ôn dịch đặt cho, bởi tại cái mặt lão lỗ chỗ như bị gà mổ. Tên đó dân trong xóm tránh kêu trước mặt thầy. Còn y tá Chín lúc nào cũng toe toét với tất cả mọi người, lúc nào cũng nồng nhiệt với nghề nghiệp "cấp cứu" của mình. Hắn cười nhiều quá nên trở thành vô duyên. Trong ba người, chỉ riêng thầy giáo Lượn trẻ nhất và còn độc thân. Do độc thân và dáng trí thức diêm dúa đó mà thầy giáo Lượn hưởng được nhiều điều tốt lành ở bà con lối xóm. Nhà nào có con gái lớn, tuổi cập kê cũng chỉ mong được thầy giáo để mắt tới. Nhưng dân trong xóm nhận xét hình như thầy chưa để mắt đến đám nào. Họ kính phục thầy hơn vì thầy là người đứng đắn đàng hoàng.


Tất cả mọi người trong bàn đều đứng dậy mời ba vị vào bàn. Hai Thợ dành chỗ cho thầy giáo ngồi cạnh mình. Anh ta lấy cớ phải bàn với thầy giáo nhiều điều quan trọng, vả lại anh ta là liên gia trưởng.



Bài viết này được sửa chữa mông má bởi trademark: Sep 10 2005, 10:42 PM


--------------------


trademark: nước mắm ba_con_cu_a nguyên chất, chính gốc, nhãn hiệu cầu chứng tại toà .... bạch ốc





User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
trademark
post Sep 10 2005, 10:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.327
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.692

Tiền mặt hiện có : 965$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :






Bốn tô canh lươn và những đĩa bún từ dưới bếp mang lên bầy ra bàn. Rượu Vĩnh Sanh Hòa pha soda đá lạnh đã được mang ra. Liên gia trưởng Hai Thợ nói:

- Hôm nay thầy giáo lai rai với tụi tui chớ?

Thầy giáo Lượn gật đầu:

- Nhậu thì nhậu tôi đâu ngán, hôm nay tôi thả dàn...

Mọi người trong bữa nhậu cười phụ họa. Những chiếc ly cối nâng lên cụng nhau lanh canh. Sau đợt rượu đầu, Hai Thợ đặt ly xuống bàn, lên tiếng:

- Sở dĩ hôm nay có bữa nhậu này do tui muốn bày tỏ với anh em một vấn đề quan trọng về an ninh cho bà con trong xóm.

Hai Thợ nhìn đảo một vòng:

- Nhiều anh em ở đây đã biết lý do, nhưng tôi muốn nói rõ hơn. Tôi muốn nói đến những con chim, giống ác điểu, không hẳn là quạ, không hẳn là kền kền, chính những con chim đậu trên ngọn cây sao kia, loài chuyên ngửi hơi thối và ăn xác chết.

Hai Thợ ngoái cổ chỉ ra ngoài trời, nhiều người như máy nhìn theo. Hai Thợ tiếp, giọng gay gắt:

- Chúng đang phá chúng ta, như trường hợp tai nạn xảy ra cho bác Sáu nhà xác.

Một người trong đám nâng ly uống:

- Biết rồi, vòng vo hoài, muốn gì thì nói phứt cho rồi.

Đang ngon trớn bị kê ngược, Hai Thợ đổ quạu:

- Đ. M. dân gì đâu không hà, bộ mày muốn chửi cha tao sao đó, hả Cộc? Trình bày chuyện gì cũng phải có đầu có đuôi chớ, đây là chuyện quan trọng đến đời sống bà con, mày biết rồi kệ xác mày, nhiều người không biết thì sao? Mày muốn chơi cha tao. Kê tủ đứng vào họng tao...


Vẻ mặt Cộc lạnh như tiền, như khi đào huyệt cho người ta. Hắn uống thêm một hớp rượu nữa, nói: ở đây không ai chơi cha ai hết, tôi khoái cái gì cũng vắn tắt nên lên tiếng đó.

Đôi mắt Hai Thợ nẩy lửa. Bàn nhậu xôn xao, mỗi người can một câu. Hai Thợ bắt buộc phải nhịn, nhưng vẫn thấy ấm ách trong lòng. Hắn tiếp tục trình bày:

- Chúng ta phải tìm cách triệt hạ những con chim kia.

Cộc vừa uống rượu vừa cười khinh khỉnh:

- Rồi, gọn bàn vậy có tốt hơn không.

Như lúc khác thì Hai Thợ không ngần ngại cho thằng chả một búa, nhưng lúc này, Hai Thợ thấy mình quan trọng hẳn lên, chẳng gì thì gã cũng là liên gia trưởng, một người chức sắc trong xóm. Anh ta đành làm lơ để bàn đại sự:

- Đó, bà con nghĩ sao?

- Đồng ý.

Cả bàn tiệc đồng ý, kể cả Cộc, thằng cha đào huyệt lý lắc nhất xóm. Hai Thợ nhìn khắp lượt:

- Ai có ý kiến gì nên trình bày ra để thảo luận.

Thầy giáo Lượn ngồi trầm ngâm trước ly Vĩnh Sanh Hòa đã vơi được một phần tư ly. Thầy y tá mủm mỉm cười, những người khác thì ngồi gật gù ra điều suy nghĩ lung lắm. Thầy pháp Ba Gà Mổ sau khi nhằn hết một khúc lươn, bỏ xương ra bàn, lên tiếng:

- Há... bà con, tui có ý kiến!



--------------------


trademark: nước mắm ba_con_cu_a nguyên chất, chính gốc, nhãn hiệu cầu chứng tại toà .... bạch ốc





User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
trademark
post Sep 10 2005, 10:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.327
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.692

Tiền mặt hiện có : 965$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :






Những con mắt đổ dồn nhìn thầy pháp:

- Sao thầy Ba Gà... có ý kiến gì?

Thầy pháp Ba Gà Mổ nhìn gã vừa buột miệng ra câu Ba Gà. Nhưng thầy bỏ qua, thầy sắp sửa bàn đại sự. Giọng thầy trầm xuống:

- Chim kền kền ở đây là một giống quái điểu, không thể sống chung lộn với người được.

Một người nóng ruột hỏi:

- Hẳn thầy đã có phương pháp trừ khử.

Thầy pháp Ba Gà Mổ hơi ngưng lại, đoạn tiếp:

- Ngày xưa, khi tôi còn theo thầy học đạo trên núi Tà Lơn, thầy tôi có luyện được một đạo bùa...

Có tiếng cười xì ra, thầy pháp Ba Gà Mổ làm lơ, kể tiếp:

- Một ngày kia hai thầy trò xuống núi, tới một vùng kia có một cây đa vĩ đại, nghe đồn cây đa đó có ma nên thầy tôi liền ra tay. Sư phụ tôi ếm một đạo bùa vào gốc cây, niệm chú. Sáng hôm sau dân làng ra xem, thấy một con chim mỏ khoằm có mào đỏ nằm chết dang cánh dưới gốc cây, từ đó cây hết còn ma.

- Hay quá há, nhưng xin thầy Ba vắn tắt cho vì ở đây, chúng ta đang bàn chuyện trừ khử mấy con chim quái ác chớ không bàn chuyện ma quỉ thánh thần.

Thầy pháp Ba Gà Mổ cau có:

- Các người đừng có nóng, từ chuyện nọ mới sang chuyện kia được, tui có học được đạo bùa đó.

- Bộ thầy tính ếm vào gốc cây?

- Ừa tôi ếm, nếu chúng không chết thì cũng bay đi hết ráo.

Giọng thầy trầm xuống:

- Chỉ cần một cái lễ nhỏ cho thánh thần, một con gà đĩa xôi và nải chuối.

Đám nhậu phát cười ồ:

- Bỏ đi thầy Ba, thời đại xe tăng máy bay mà bàn chuyện bùa ngải nghe lỗi thời làm sao.

Thằng Cộc, vô địch đào huyệt, nhai luôn cả xương lươn rau ráu nuốt chửng bằng một hớp rượu :

- Đ. M. xôi gà no thầy, no vợ bé của thầy, chớ thánh thần ma quỉ ăn cái giải gì.

Thầy Ba Gà Mổ tức ói máu, gây gổ lại:

- Này Cộc, mày moi móc tao đó hả, cứ ra lời rồi coi, tao thờ thiên linh cái, không ngán thằng nào đâu.

Thằng Cộc không vừa:

- Thằng này từng đào huyệt chôn cả chục thằng như anh, ngon mà, quân buôn thần bán thánh thì thằng này chửi liền vào mặt chớ chẳng thèm nói moi nói móc. Về mà dạy con vợ bé của anh, anh là cái đồ mù...

Thầy pháp Ba Gà Mổ xấn xổ như con gà chọi sắp lâm trận đấu. Thầy cầm cái ly cối lên toan xáng vào mặt thằng Cộc. Hai Thợ nắm được cổ tay thầy can:

- Thôi chớ các người, nếu ai có ý kiến cứ trình bày, đâu có phải ý kiến nào cũng được chấp thuận. Còn các người muốn đánh lộn, tui mời các người ra ngoài.

Thầy pháp Ba Gà Mổ còn cố với vát:

- Cộc mày có ngon thì ra ý kiến đi, ngồi đó mà chọc quê người ta thì chó làm cũng được.

Cộc chỉ cười nhạt:

- Chẳng ngu gì, nghề tôi là nghề chôn xác chết mà.

Không khí lặng dần, thầy y tá Chín chậm rãi lên tiếng:

- Theo tôi thì mình thuốc chết hết mấy con chim.

- Thuốc bằng cách nào?

- Chích một mũi thuốc độc vào một con chó chết liệng dưới gốc cây. Mấy con chim ăn phải lăn ra chết ráo.

Thấy ý kiến có vẻ hợp lý, vài tiếng vỗ tay lốp bốp trong bàn nhậu. Cử tọa im lặng, nhiều người gật gù:

- Ý kiến hay đó, nhưng xin anh Chín cho biết công việc đó ai làm?

- Tui làm, cấp thuốc cho tui, tui làm liền.

Thằng Cộc nóng nẩy:

- Dẹp, dẹp! Các người bàn toàn chuyện tào lao không đâu hà.

Hai Thợ cố vãn hồi trật tự:

- Thôi, giờ ai có ý kiến trình bày hết đi, đêm khuya rồi đó.




--------------------


trademark: nước mắm ba_con_cu_a nguyên chất, chính gốc, nhãn hiệu cầu chứng tại toà .... bạch ốc





User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
trademark
post Sep 10 2005, 10:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.327
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.692

Tiền mặt hiện có : 965$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :






Chờ cho mọi người chịu trận hết, Cộc mới ra lời:

- Phương pháp của tôi giản dị lắm, chúng ta cần có súng bắn rầm rầm là chim chết cả chùm. Bắn chừng năm ngày liền là chúng hết còn dám đến nữa.

Thầy pháp Ba Gà Mổ được dịp trả thù:

- Súng ở đâu nhiều quá vậy hả Cộc?

Cộc vênh váo trả lời:

- Súng trên đồn dân vệ.

- Bộ lên đó cướp giựt sao?

Cộc phanh nút áo cho đỡ nóng, ngửa cổ uống ực hết nửa ly Vĩnh Sanh Hòa, gắp một khúc lươn cho vào miệng, nhét theo một nắm rau chuối. Hắn khề khà, nhai nhồm nhoàm:

- Có hạng người chuyên lừa gạt mới tính đến chuyện ăn cướp, cướp giựt thôi. Thằng này ngon lành, từng đi lính, hào khí ngất trời có đâu làm chuyện đó được. Thằng này không có loại thầy, loại sư phụ nào dạy nghề lừa gạt ăn cướp hết.


Mặt thầy pháp đã đỏ săn bây giờ thành tím ngăn ngắt. Hai mắt đỏ ké trông càng thêm dữ dằn. Cộc vẫn thủng thẳng nói:

- Tôi muốn khuyên bà con lối xóm làm cái đơn đệ lên ông đồn trưởng mượn ba người lính mang súng xuống, thứ súng bắn đạn chài đó. Mình cũng trình bày lý do chính đáng thì ổng có tiếc gì vài ba viên đạn. Nè, cô bác nên nhớ rằng đạn chài chỉ cần nổ một phát là chết cả chục mạng như chơi, nó văng miệng tùm lum. Đằng này những ba khẩu kê bắn một lượt lận. Rầm, rầm...

Thằng Cộc đứng thẳng dậy, cung tay như người bắn súng, miệng phát ra những tiếng rầm rầm tưởng tượng. Dân xỉn vỗ tay lốp đốp:

- Ý kiến nghe được đó.

Cộc cao hứng càng ba hoa dữ. Nói huyên thuyên vế thời hắn còn ở lính, ngày hắn xử dụng khẩu súng đạn chài, chống lại súng ngựa trời của Vixi và chống lại những đợt tấn công biển người.

Sau câu nói, Cộc nhịp nhịp bàn tay như đang hình dung ra phía trước mặt xác người ngổn ngang. Hai Thợ bèn giơ tay vin Cộc ấn ngồi xuống ghế.

- Thôi xin cha nội, bộ mới uống nhiêu đó đã lên vậy sao?

Tóc tai Cộc dựng đứng, hắn líu ríu nói:

- Các người có công nhận súng đạn chài ăn trùm không?

Hai Thợ xuống nước:

- Ăn trùm là cái chắc, rồi mình phải bàn đến chuyện làm đơn chớ.

Cộc phát vỗ tay bạch bạch:

- Ý kiến của tôi được bà con chấp nhận chớ, nào chúng ta cụng ly.


Tất cả mọi người đều nâng ly cụng vào nhau lanh canh. Họ ngửa cổ uống ừng ực, nhiều người đã cởi áo vắt vai, rượu tràn ra khỏi miệng chảy dài theo cần cổ xuống ngực. Những đôi mắt đỏ ngầu mất hết vẻ tinh anh, họ cười vu vơ, nói năng lộn xộn. Chiếc đèn măng-sông bị gió từ ngoài thổi vào lao chao làm ánh sáng trong quán trở nên nhấp nhá. Cuối cùng cuộc bàn cãi về việc trừ khử chim cũng xong. Thầy giáo Lượn được chỉ định việc làm đơn đệ lên đồn trưởng xin lính bắn súng. Thầy giáo Lượn không mấy quan tâm về việc đó. Thầy thấy người mền mệt nên cứ nhấp nhổm muốn về. Khuya cơn hen xuyễn của thầy thường nổi lên bất tử.


Thầy giáo Lượn đưa mắt nhìn thầy pháp Ba Gà Mổ, thằng cha coi bộ đã đời. Câu chuyện nói trong bàn nhậu trở nên bát nháo không còn ra đầu ra đuôi gì nữa.

Bẩy Lươn Um thấy trời khuya nên nhắc khéo:

- Khuya rồi đó cô bác, liệu về sớm mai còn đi làm.

Cuộc ăn nhậu tàn, mọi người tản mát ra về. Cộc vừa đi vừa nhìn lên trời. Những cành cây sao khô vươn lêu nghêu lên bầu trời như những cánh tay xương. Những con chim vẫn đậu củ rũ trên đó. Có lẽ chúng đói lắm, thỉnh thoảng có một con vỗ cánh phạch phạch kêu lạc lõng. Trời nóng nực đến ngột ngạt. Có thể đêm nay sẽ đổ xuống một trận mưa. Cộc chỉ tay lên trời hăm:

- Tụi bay sẽ chết mẹ hết nghe, đồ ăn cướp, đồ phá hoại. Hãy kêu đến cho thiệt nhiều rồi chết một lượt cho vui.


*



--------------------


trademark: nước mắm ba_con_cu_a nguyên chất, chính gốc, nhãn hiệu cầu chứng tại toà .... bạch ốc





User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang  1 2 3 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC