Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang < 1 2 3 

· [ ] ·

 Song Thủ Hỗ Bác, Lượm lặt, nhân thể, phân vân...

hạo nhiên
post Apr 7 2006, 06:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



- Đời sống biến thành định mệnh vào lúc nào? Vào lúc chết? Nhưng đó là một định mệnh cho kẻ khác, cho lịch sử hoặc cho gia đình mình. Bởi tâm thức? Nhưng chính tinh thần tự tạo cho mình một hình ảnh của đời sống, theo hình thù một định mệnh, chính tinh thần đưa liên tục vào trong chỗ vốn không có liên tục. Cả hai trường hợp, đều là ảo ảnh. Kết luận: không có định mệnh?

- Bệnh tật là một tu viện có luật tắc riêng, tâm thuật khổ hạnh riêng, những im vắng và những cảm hứng riêng.

(A. Camus - CARNETS)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post May 3 2006, 11:37 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



- Để nói lên những gì mà nhà nghiên cứu thực hiện, người ta lại thường đi đến chỗ miêu tả những gì mà nhà nghiên cứu ấy không thể làm được, xuất phát từ cái mà người ấy thực sự không làm. Điều tối thiểu là loại bỏ được loại văn phong nhạo báng, và xác định cho xã hội học những nhiệm vụ mới hoặc những gợi mở và thiên hướng mới"

Jean - Claude Passeron

Lý luận xã hội học - Raisoncment sociologique.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post May 3 2006, 03:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



(Luận Ngữ)
XVII.2. : Tử viết “ Tính tương cận, tập tương viễn dã” - Khổng tử: “Bản tính con người gần giống nhau, do tập nhiễm mới khác xa nhau”.

XVII.3. : “Duy thượng trí dữ hạ ngu bất di” - “ Bậc thượng trí và kẻ hạ ngu là không thay đổi”.

XVI.9. : Khổng tử viết: “Sinh nhi tri chi giả, thượng dã; học nhi tri chi giả, thứ dã; khốn nhi học chi, hựu kỳ thứ dã. Khốn nhi bất học, đản tư vi hạ hĩ” - Khổng tử nói: “Sinh ra mà đã biết, là bậc tiên; học rồi mới biết, là bậc thứ; gặp cảnh khốn nạn rồi mới chịu học, lại còn thấp hơn nữa. Thấp nhất là gặp cảnh khốn nạn rồi mà vẫn không chịu học”.

Albert Camus - Tiểu luận: Giao cảm - Bề trái bề mặt. Tựa:

“...Brice Parain thường cho rằng tập sách nhỏ này đựng trọn hết mọi điều tốt đẹp nhất tôi đã viết ra. Parain lầm. Biết rõ lòng chính trực của ông, tôi không bảo vậy do sự áy náy của người nghệ sỹ đứng trước những kẻ đã cả gan chuộng dĩ vãng hơn là hiện tại của mình. Không, ông lầm là bởi ở tuổi hai mươi hai, trừ phi là thiên tài xuất chúng, người ta chỉ biết bập bẹ viết văn.

Nhưng tôi hiểu rõ Parain muốn nói gì. Ông vừa là kẻ thù uyên bác của nghệ thuật, vừa là nhà triết học nghiên cứu lòng trắc ẩn. Ông muốn nói rằng, và như vậy là chí lý, trong mấy trang sách vụng về này, có hun đúc nhiều tình thương hơn là trong những trang sách kế tiếp về sau của tôi.”.


- Những ai đã từng làm sáng tác một lần đều sẽ thấy: viết là một nhu cầu tự thân. Quá trình viết lách nằm lưng chừng giữa hữu ý và vô ý. (Nói liên quan đến nó có tiểu luận bàn về thể “Hứng” trong Kinh Thi của F.J rất hay - tập “Đường vòng và lối vào”). Tại sao lại khó định vị nó (quá trình viết/sáng tác) như vậy? Có lẽ vì - sáng tác không đặt hoàn toàn căn cơ của mình trong “ý”- dù là niệm “ý” hay “vô ý”. Nói nghệ thuật (nói chung) có mục đích cao nhất là truyền tải cảm xúc là một cách nói. Có thể diễn đạt thế này: khởi nguyên là một hỗn độn thúc bách trong nội tâm mà “ý” không quán xuyến được nhưng cũng không cam lòng. Và khi đó, viết là một hành động phản tỉnh, tự thức – phô diễn (nó) ra để có thể tự quán xét (nó). Và mối giao cảm giữa các nhân vị không đơn giản là một hiện tượng bình phàm. Nó ẩn chứa câu trả lời cho sự hiện hữu, cho vấn đề hiện hữu của chúng ta. (Nó cũng hàm ngụ lời giải về sự bế tắc của lý tính - về sự siêu vượt chủ nghĩa phi lý.).

Tất nhiên, khái quát như vậy là đã gạt ra ngoài những kẻ chầu rìa nghệ thuật, những kẻ hương nguyện, và lũ bồi bút.

- Đến đây, một lẽ tự nhiên, ta sẽ có câu hỏi về “Đọc” trong tương quan với chiều hướng “Viết” vừa rồi kia. Hình như Đọc không phải là sao chép hay vơ vét cộng thêm vào. Kiến thức không phải là những củ khoai tây và trí não, tâm hồn không phải là cái bao tải khoai. Đọc dường như là liên tưởng, tượng trưng và cảm nghiệm cộng hưởng. (Cộng hưởng chỉ xảy ra trong một-môi-trường-duy-nhất và giữa những gì vận động sinh động – không thể có khi nó bị quan niệm (1) như những gì chia tách, bất khả dung thông.). Đấy là con đường trực tiếp từ nội tâm đến nội tâm, qua ngôn từ mà cũng vượt quá ngôn từ. Hình thức diễn đạt trở lên rời rạc, sai lạc khi mối tương quan kia bị bỏ qua. Ngộ nhận khởi lên tự đó một cách thành thực. Đọc – là đọc con người viết thông qua đọc chính mình. Cũng vậy, Viết là viết con người mình – chính mình như một kẻ khác.

(1) Vì sự-thật-tuyệt-đối là không phải thế.

Ai nói đọc những tình tiết, văn phong CĐBT rồi thấy những sai lạc chứ tôi không đọc như vậy mà lấy mấy lời rời rạc dẫn truyện làm chỗ tựa thì lại thấy thật dung thông. Chỉ là một cô gái với lòng hảo tâm thương yêu và khoan thứ, với những dòng chảy nội tâm thao thức đang nương tựa miên man vào một buổi chiều mưa tầm tã ngoài bờ ruộng giữa cánh đồng vắng tanh với đàn vịt của người mẹ nghèo. Miên man với những mùa gió chướng/với những tình cảm thầm lặng tha thiết mà thôi. Tôi quý con người đó – còn văn chương, tư tưởng, tôi cất cuốn sách vào ngăn “sách tham khảo” – trân trọng. Cũng vậy, khi tôi coi TCS, BG là những chứng nhân của một lẽ sống. Tôi quan tâm đến nội tâm con người đó, không hệ luỵ vào tác phẩm của họ. Và nguyên tắc chọn sách của tôi cũng vậy. (Vì tôi sưu cầu lời giải đáp cho vấn đề học làm người-thật-là-người mà) tôi luôn chỉ chọn những gì mà tôi có thể dự cảm là tác giả đã trung thực và thân chứng bằng chính cuộc sống toàn vẹn của mình. Cũng vậy, tôi bỏ qua những nồng nàn thao thiết, những suy tư vụn vặt lạc lối một cách u uẩn của những con người không ý thức được sự thân chứng toàn vẹn đó. (Tất nhiên tôi đã và sẽ còn vấp váp nhiều nữa khi dựa vào một sở cứ chủ quan và chông chênh như vậy. Có hề gì đâu?).

(Luận ngữ) - Khổng tử nói “Ta từng không ăn không ngủ để suy nghĩ, nhưng vô ích. Không bằng học.”




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post Sep 30 2006, 06:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



- Toàn bộ đức hạnh của con người là ở con người và biểu lộ ra hễ có hai người: “Nhân

- Thấy mình phù hợp với bản tính của mình: “Thành

- Phán xét ý thức của người xuất phát từ ý thức của chính mình – xúc tiến giác quan về đức nhân của mình và mở rộng tới những người khác: “Thứ

- Tình cảm nhân đức thật lòng: “Trung

- Nỗi lo lắng nội tâm: “Ưu

- Nỗi lo xoay xở đến từ cuộc đời, chỉ liên quan đến những phúc lợi bên ngoài: “Hoạn”.

- Vượt qua lợi ích của cá nhân và vì phúc lợi của mọi người “Đồng”/”Công

- Một tính nhậy cảm dồi dào tràn trề: “Khí hạo nhiên

- Đại nhân đứng ra cải hoá cho đời: “Bậc Thánh

- Khi đạo đức chân chính đạt tới “sung mãn”, “chắc thiệt” thì gọi là “Mỹ”. Khi mỹ đức toả sáng thì gọi là “Đại”.

- Đến lúc bậc Thánh sở hành và trí huệ “không ai hay ai biết” thì vị thánh hoà lẫn với sự “hiệu quả vô hình”: “Thần” – nó điều khiển thế giới.

- Trung Hoa: đọc là để cho văn bản “tiêu tan” trong tâm trí, thấm vào ý thức, là “thưởng thức”. Đọc không phải như một sự kết cấu lý thuyết (do đó có tính chất giả thuyết – như là hành động có suy nghĩ) mà được sống như là một quá trình (tập cho quen và đồng hoá).

(F.J)






User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post Feb 9 2007, 07:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Tiến thoái lưỡng nan. Đọc lại bài báo cũ.

"Một đêm mưa cũ lòng mai lạnh
Mai trổ tình hoa để dành hương
Kinh vũ bất tùy sơn điểu tán
Ỷ phong như cộng lộ nhân ngôn
"

-----------------------

Sách “Trân hương bảo thụ” của Phí Cung Ấn đời Minh chép: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi” nghĩa là “Đắc Kỷ thích ngắm mai trong giá lạnh, Trụ vương thường đội tuyết mà ngắm cùng…”.

Mai có cốt cách cổ nhã, hương thơm mộc mạc; nhất là mai cũng như tùng, trúc thuộc nhóm “tuế hàn tam hữu”, chịu được tuyết lạnh, chẳng khác bậc trượng phu xưa, khí tiết vững vàng chịu đựng mọi nghịch cảnh và không bao giờ khuất phục bạo quyền.

Mai là loại cây càng già dáng dấp càng đẹp. Gốc mai khúc khuỷu, cành mai vặn vẹo hiên ngang, vỏ mai xù xì điểm mốc…

Tuy dạng giống nhau, nhưng mai có nhiều chủng loại, màu hoa khác biệt. Bạch Mai sắc trắng như tuyết, khi hoa tàn kết quả màu xanh, quả chín chuyển sang màu vàng; Hồng Mai sắc đỏ như máu hoặc màu hồng phấn, quả chưa chín có màu xanh, khi chín màu đỏ như máu; Thanh Mai màu trắng ánh xanh, khi hoa tàn kết quả màu xanh, quả chín màu vàng cam. Còn nghe, có loài hoa màu đen hay tím đen gọi là Mặc Mai; nhưng chưa từng thấy phổ biến.

Cây mai, hoa mai đẹp nhưng quả mai rất chua. Quả mai chín vào tháng tư, tháng năm âm lịch. Khi ấy thường có mưa nhỏ, người xưa gọi là mưa mai (Mai Vũ).

Sách “Nhĩ nhã” luận về hương thơm của hoa mai: “Hoa mai quý ở mùi hương…” Sách “Thôi dụng nhật thi” có câu:

“Khúc trì đài sắc băng tiến dịch
Thượng uyển mai hương tuyết lý phiêu”
Tạm dịch:
“Ven ao rêu lóng lánh băng
Vườn vua mai thoảng hương làn tuyết rơi”

Theo “Mai phổ”, mai có sáu cánh, tròn đẹp như thuỷ tiên được gọi là Thuỷ Tiên Mai; loại mai hoa mọc thành cặp có tên là Uyên Ương Mai; loại mai hoa màu đỏ hồng gọi là Yên Chi Mai; mai có đài hoa màu xanh đậm gọi là Lục Ngạc Mai rồi Hạc Đính Mai; Ngọc Điệp Mai, Quý Phi Mai…

Lại có Dã Mai tức mai rừng nên trồng trong rừng trúc, ven bờ nước; loại Hạc Đính Mai nên trồng trong vườn, dọc theo đường mòn; Uyên Ương Mai nên trồng sát bên song cửa sổ có hoạ mi bên vì mai rất hợp với hoạ mi.

Võ học có Mai hoa thung, Mai hoa quyền, Mai hoa kiếm…Điển hình của những Mai Si có sủng phi Mai Thái Tần của Đường Minh Hoàng - gọi là “Mai Tinh”. Lâm Bô tự Quân Phục, người đất Tiền Đường, danh sỹ đời Tống ở ẩn tại Cô Sơn bên Tây Hồ suốt đời với hạc, mai người đời tặng bốn chữ “Mai thê, hạc tử”. Ông có câu thơ bất hủ:

“Sơ ảnh hoành tà thuỷ thâm thiển
Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn”
Tạm dịch:
“Nhập nhoà cảnh đẹp in làn biếc
Mơ hồ hương thoảng ánh trăng lên”

Về phép thưởng mai, sách “Hân thưởng bá pháp” của Bốc Quán Ân chép: “Muốn tận nhã thú, chỉ nên: ngắm Bạch Mai sau đêm tuyết bắt đầu rơi – Ngắm Thanh Mai trong cơn mưa phùn - Ngắm Hoàng Mai trong ánh nắng sớm - Ngắm Hồng Mai trong nắng chiều hôm - Ngắm cảnh mai lồng bóng trăng - Ngắm cảnh mai nở bên song - Ngắm mai nở đêm giao thừa - Ngắm mai và hạc yên tĩnh - Ngắm mai có bướm vờn trên - Ngắm mai rung cánh trước làn gió xuân lành - Ngắm mai có giai nhân yểu điệu vin cành tựa gốc - Ngắm lão mai có bậc lão trượng tỉa lá thăm hoa - Ngắm Bạch Mai trong đêm trăng thanh để thấy rõ vẻ trắng ngần - Ngắm Lão Mai mọc cheo leo trên triền núi cao - Ngắm Lão Mai mọc nghiêng bên đầu cầu gỗ nhỏ…”

Lại chú, khi đi ngắm cảnh mai nở, tuyết rơi nên cưỡi lừa đen mới thật ý vị.

Có thơ:
“Kinh vũ bất tuỳ sơn điểu tán
Ỷ phong như cộng lộ nhân ngôn”
Nghĩa là:
“Trải qua mưa, không tan tác theo chim núi
Tựa vào gió, tưởng chừng như đang trò chuyện với kẻ bên đường”

(Mỹ thuật thời nay – 1-96, không rõ tác giả)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi hạo nhiên: Feb 12 2007, 08:34 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Feb 12 2007, 08:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Đẹp quá

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Evil: Feb 12 2007, 08:14 AM


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang < 1 2 3
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC