Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Truyện Ngắn Của Cướp, Cjhuyện ở một làng

Tuongcuop
post Apr 7 2006, 04:19 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Min đang ở Hà Nội, chơi và thăm phố, bạn, ...gái . Hê hê. Năm nào viết chơi mấy khúc cho thiên hạ mấy đứa tập ném đá. Nay về nhà viết 5 TN in báo dần lấy tiền đãi bọn gái mạng..."Các Em xấu nhưng mà tốt"giống câu ĐVNMT

Nay đi lại cho đứa nào ngúa tay ném đá tiếp... Từ TN viết 5 phút tới TN viết hai tuần khác nhau thế nào.



Chuyện ở một làng ven




Tết qua, có dịp về một làng gần Hà Nội, thăm lại một người bạn đã lâu không gặp. Tại đó phát hiện có ngôi miếu nhỏ nhưng nom kiến trúc rất cổ kính rêu phong. Bên ngoài miếu đặt một con hổ đá, chứ không phải chó đá như thường gặp các làng Bắc Bộ. Thấy tôi chú ý tới ngôi miếu, bạn tôi mời về một người chưa già, chẳng trẻ. Rượu xuân vui tới nửa đêm, người kia rỉ rả kể thông một mạch mấy chuyện, tôi ghi lại sau. Cũng chả biết hư thực ra sao, nếu ai thấy có sách nào ghi lại việc kể sau, có sai sót gì xin chỉ để hiệu đính sửa chữa.


1- Miếu Ông Bổi ( chú thích khúc này vừa in ở Lao Động cuối tuần)


Làng này xưa tên gọi là Mỗ Tương. Trải qua nhiều thăng trầm, thay tên mới, nay tên cũ không ai nhắc tới.

Thời Tây Sơn, không nhớ năm nào, trong làng có Nguyễn Bổi nổi tiếng ham học, thấy ai hơn mình đều tìm đến thụ huấn, kết giao. Khi quân Thanh kéo vào xâm chiếm nước ta, Bổi bỏ bút, cầm gươm vào đàng trong theo vua Quang Trung.

Sinh ra không phải để cầm gươm múa giáo, nên với các ban võ nghệ giữa đám sĩ tốt, Bổi đều bị xếp thứ bét, bù lại biết kể chuyện cười dân gian, đọc thơ vui, làm quân sỹ thường quên cả nặng nhọc. Có người mách việc ấy với Nguyễn Huệ. Huệ cho gọi lên, hỏi: “Nhà ngươi biết làm cho quân sĩ vui. Có biết làm cho ta vui không?” Bổi ngay thẳng hỏi lại: “Đấng quân vương thấy binh sĩ vui, lòng có vui không?” Huệ khó chịu, vẫn trả lời: “Vui!’’ Bổi bèn nói tiếp: ‘‘Thói thường, vua chúa hay tìm vui chốn cung nữ, khuê đài, nhã nhạc… Nay bệ hạ ra trận, nên như các vương giả đời xưa, lấy chiến thắng làm nguồn vui lớn. Thần xin có kế nhỏ dâng lên bệ hạ làm nguồn vui nhỏ!” Huệ là bậc anh hùng kiệt hiệt, trăm trận trăm thắng, lần này đối địch với quân Thanh, biết phải thận trọng, đang bầy mưu kế chưa xong, nay thấy giữa đám tốt đen có đứa nói cứng, nghi ngờ lắm, hỏi gấp, kế gì? Bổi vẫn nhẩn nha, hỏi lại, quân Thanh có nhiều hơn quân ta không? Huệ chau mày: ‘‘Quân Thanh hai chục vạn’’. Bổi hỏi tiếp, quân Thanh có tinh nhuệ không? Huệ trừng mắt! Bổi cúi đầu, mỉm cười, bệ hạ đừng vội nóng giận. Huệ nghiêm sắc mặt, dân Bắc Hà ăn nói vòng vo quá. Quân sắp ra trận. Thành bại của tướng là sống chết cả vạn người. Đâu phải chuyện để đùa vui. Nói ngay, trúng ta thưởng, hồ đồ, chém làm lễ tế thần linh, an lòng binh sĩ. Bổi vẫn bình tĩnh, không tỏ ra run sợ, biết là lúc Huệ lắng nghe mình, bèn nói một hơi không nghỉ:

-Nói về thế, quân Thanh trong đồn lũy, một người có thể chọi năm, địch mười. Bệ hạ tiến binh ra đất mà đa phần sĩ phu ham vui, nhu nhược, dân chúng rặt vốn tham lợi nhỏ, danh hão…chỉ khi bị nhục thì lập tức bất cần, trở nên khí phách, can trường, mạng sống chết coi như rơm rác. Xin bệ hạ hãy làm cho nhà nhà biết cái nhục nước Nam, khi quân giặc lấy Thăng Long như đi vào chỗ không người, coi người Nam ta như chó ngựa... Lại đem cái lợi sau khi chiến thắng mà tuyên truyền, hẳn muôn người ở Bắc Hà này sẽ liều chết theo bệ hạ. Được vậy, hai chục vạn quân Thanh chắc không đông bằng dân cả nước Nam. Quân Thanh đã tinh nhuệ, so với tiền quân bên bệ hạ chẳng thua kém gì, lại trong đồn lũy, là thế mèo nằm đợi chuột. Ta tiến vào Thăng Long, thế nào cũng qua Ngọc Hồi. Xin bệ hạ, chọn một ngàn tay đao ngắn, voi năm trăm thớt. Thần xin có mẹo nhỏ biến họ thành dũng sỹ, không sợ súng to đạn lớn, đồn cao lũy dày của Hứa Thế Danh.
Quang Trung nghe. Sắc mặt chuyển từ căng thẳng sang bình thường. Thấy Bổi dừng lại, bèn giục, nói tiếp, nói tiếp! Nguyễn Bổi bèn tiến sát Quang Trung, ghé tai nói thầm chỉ hai người nghe thấy. Kết bằng câu, cứ thế, cứ thế!

Huệ nghe xong, cười lớn, nói, được lắm, hợp ý ta!

Từ bữa đó, Huệ giữ Bổi ở bên mình.
Bên Huệ, Bổi tỏ ra người lắm cơ mưu, lại biết lựa lời nói với dân chúng, nên quân sĩ dọc đường ra bắc theo Huệ rất đông. Trận Ngọc Hồi, Bổi sai lính kiếm rặt thứ sẵn ở nơi thôn dã, chặt tre pheo làm xương, lấy rơm rạ, kết bùn ao đắp lên, làm tấm mộc lớn cho quân sĩ; lại kêu gọi dân chúng quanh vùng, bất kể ai, miễn có lòng, trong đêm tối đốt lửa, gõ mõ, thanh la, chiêng, trống. Quân Thanh trong đồn tưởng quân ta có ức vạn. Hứa Thế Danh tuy là danh tướng, có đạn to, súng lớn, lại ở trong Ngọc Hồi hào sâu, lũy cao, nhưng vào trận, trong tiếng động dậy đất, thấy quân ta cứ ào ạt xông lên nên lòng người hoảng loạn, dũng khí tan biến. Ngọc Hồi nửa đêm bị san phẳng. Ngọc Hồi mất, Thăng Long như ngôi nhà không cửa. Quang Trung đánh mấy trận nữa, toàn thắng.

Sau khi quét sạch quân Thanh, một đêm Bổi dẫn quân sĩ đi tuần, tới đoạn Chương Dương. Bến vắng, sông sâu. Chợt thấy mặt nước vẳng lên tiếng đàn thống thiết như mời gọi. Lắng nghe, tâm dạ chao động, bồn chồn. Bèn sai lính chèo thuyền ra, tịnh không thấy bóng người. Bên bờ có một thuyền câu, bắt lái thuyền lại hỏi, mới hay trước khi đại phá quân Thanh, đây là chỗ có người con gái tên Huyền Cầm vì nước xả thân rồi hóa ở khúc sông này(2). Thất kinh, đêm ấy Bổi sai quân sĩ sắm lễ, tự mình dâng hương rồi cắm thuyền nghỉ tại đó. Nửa đêm vừa chợp mắt, bỗng nghe trong tiếng nước chảy có tiếng đàn Thất Huyền Cầm như đưa đẩy con thuyền. Nhỏm dậy, thấy trong sương bay khói nước có người con gái, tóc mây mượt mà, làn da, khuôn mặt tỏa sáng, tươi tốt như hoa cỏ mùa xuân, ôm đàn tủm tỉm cười. Bổi hỏi, người từ đâu tới? Cô gái cất tiếng, đất này của người Nam, sông này của nước Nam, hỏi vậy có vô duyên không? Bổi bối rối, tỏ vẻ biết lỗi, lại xin mỹ nhân đàn nữa. Mỹ nhân nâng đàn, tay mềm lả lướt, ngón ngọc nhẩn nháy cung phím, rung vang trên mặt nước theo gió bay khắp thứ âm nhạc Bổi chưa khi nào từng nghe; cung bổng như tia nắng ban mai, cung trầm như sóng biển thì thầm vỗ, xuyên thẳng tâm can, thấm sâu cả vào lục phủ ngũ tạng Bổi. Cảm động, muốn nắm tay mỹ nhân. Nhưng cứ đưa tay ra là cô gái biến mất, lẫn vào sương khói. Với mãi, lỡ chân rơi xuống. Không thấy sông đâu, mắt nhìn vực sâu thăm thẳm. Hoảng sợ cố vùng vẫy, chợt tỉnh giấc mà không rõ hư hay thực. Cảm rõ tiếng đàn lưu luyến ở tâm thức, hương xạ mỹ nhân còn vương vấn đâu đây.

Sau đêm ấy, Bổi thấy bồi hồi, chợt nỗi nhớ quê dâng đầy, da diết. Thân xác như nhẹ không, mọi ham muốn đều thấy tầm thường. Vài ngày sau Bổi từ chối việc ban thưởng của Quang Trung dành cho, nằng nặc xin lui về làng cũ, lại làm thứ dân.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Apr 7 2006, 04:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Sau này có người hỏi: “Ông khó nhọc với nhà Tây Sơn, được yêu thế, là lúc hưởng phú quý, sao lại về?“ Bổi đáp: “Sinh ra ở Mỗ Tương, gốc là nông dân. Người ta, gốc gác nông phu, trong li loạn, đa phần thường là liều chết hạng nhất, song thời bình nếu có quyền chức, dù to hay nhỏ, đều tìm cái vui thú, hưởng lạc làm đầu. Tìm mọi sự thỏa mãn tới cùng cực mọi dục vọng không chỉ riêng mình đứng bên vực thẳm, mà còn dẫn quốc gia tới bại vong, đổ nát. Từ khi ta nghe tiếng đàn bên sông, tự giác ngộ, thấy trên đời này, điều khó nhất, không phải là khám phá, chinh phục thiên hạ, khó nhất, cần thiết nhất là tự khám phá bản thân. Biết được vậy, tất bao lo lắng, ưu phiền tự tan biến mà vui sống. Việc quan trường vốn cần nhiều thủ đoạn, luôn phải đối phó, ham hố nó, tức tự chuốc lấy bất an. Người ta ở đời cần vui sống và bình an. Việc lớn nhất, nặng nhọc nhất của một đời người, ta đã trả xong rồi, vinh hoa phú quý vốn là phù vân, lại tựa vào kẻ khác, ắt như loài tầm gửi. Tựa người khác mà sống, muốn là mình cũng khó được là mình. Rốt ráo, cây đổ thì loài sống nhờ tất chết.”

Quả thực Bổi sống như đã định. Vải chọn thứ mộc, ăn thường dùng thức quê mùa, gặp việc gì, dẫu buồn vui thế nào cũng bình thản ứng xử nên khuôn mặt khi nào cũng an nhiên.

Về làng ông mở lớp dạy học. Cũng không nhiều trò. Có điều là, ai tới xin học đều xem tướng rồi mới nhận. Có người tò mò lại hỏi vì sao, Nguyễn Bổi nói: “ác thiện đều hiện ra bản mặt, người thiện đọc mười cuốn sách may sáng thêm ra một điều; kẻ ác đọc một cuốn sách làm thêm mười điều xấu”. Khách hỏi: “Sách vở không thay đổi được số phần ư?” Đáp: “ Không! Người vô duyên, chữ nghĩa đầy mình càng thâm hiểm sâu ác. Có duyên, tự giác ngộ. Hình tướng sẽ thay đổi, nên nói tướng cao hơn số!”

Bổi về già vẫn ham trao dồi kiến thức. Ông không chỉ ham đọc mà còn thăm thú nhiều nơi, học nhiều điều hay ở thiên hạ về khuyến dụ cho dân làng. Mỗ Tương biết nghề làm giấy, nay thêm nghề thêu, khảm nên nhiều người no đủ.

Việc dạy trò, cuối đời ông có thuật dùng tay sờ bài của trò mà biết hay hoặc dở. Có khách, xưa nay vẫn mến mộ ông tới hỏi, đọc bằng mắt, sao lại dùng tay dờ? Nguyễn Bổi đáp: “Văn người ta, hay dở là từ khí chất nội tâm. Khí tạo độ đậm nhạt của dòng chữ trên mặt giấy. Kẻ tiểu khí, nông cạn, khi viết không làm chủ được mình, buồn vui bất thường, chữ nghĩa lên xuống, gợn cả trong ngón tay ta.”
Lại hỏi, thế nào là hay dở?
Bổi vuốt râu, thản nhiên:
-Văn chương, đọc mãi, viết mãi cũng thành trơn chu. Đấy mới chỉ như vỏ cây, nước sơn bên ngoài.

Khách lại hỏi: “Có trước thì có sau?” Bổi tiên sinh rót đầy chén rượu cho khách, khen biết vấn đáp. Nói tiếp: “Viết văn giống đóng thuyền. Đóng thuyền phải nổi trên nước, chở được mới là thuyền. Vậy trước hết cần đạt! Thuyền cũng có dăm bảy loại. Thứ chỉ để chuyên chở vật nặng, thứ chở người, loại chở trâu bò, chó, ngựa… lại phải theo thế nước, lòng sông nên dài ngắn to nhỏ tất đều khác nhau. Thợ giỏi là kẻ đóng được nhiều loại thuyền. Loại ấy hiếm. Đa phần thiên hạ chỉ giỏi sơn phết, văn thơ tràng giang cũng chỉ một bài, khác chi đóng thuyền một kiểu thì không đi thể đi cùng khắp sông nước”. Khách cãi: “Thăng Long có nữ sỹ dòng Tân kì nhân nức tiếng làm thơ chỉ vài người hiểu. Cao lương mĩ vị đâu có cho kẻ tầm thường?” Bổi cười: “Ngụy văn thường lộng ngôn. Thứ văn xảo chữ lộng ngôn cũng là dạng quê mùa biến tướng. Cũng là loại “cùng tắc biến” mà thôi. Bây giờ khối kẻ ở Thăng Long tự nhận là Cây Văn nhưng mấy kẻ biết, Cây Văn hình dáng ra sao? Người làm ra văn khác chi người làm ra thóc, gạo, rau cỏ… Văn chương nên lấy gốc vì người, rễ bám vào đất, nước tất có hồn cốt phong hóa; cành lá xum xuê, tán rộng, bao dung được nhiều tầng lớp.”

Khách hỏi: “Xin nói rõ hơn đường văn thế nào?” Bổi đáp: “Đường văn như đường cầy trên mặt ruộng. Nông phu làm ra thóc gạo, nuôi dường con người. Người văn là người dùng chữ mà lay động, nuôi dưỡng tâm hồn kẻ khác. Đấy là hay. Muốn thế phải biết đau nỗi đau của đời, vui với hạnh phúc của người, dãi bày ngay thẳng tấm lòng, tôi mà hạp với ta, san sẻ được với ta. Chữ nghĩa muốn người tin, nên tự nhiên, êm ả chảy. Uốn éo tưởng kỳ khu, dụng công là hỏng. Xảo ngôn, mưu mẹo chỉ như anh thợ khéo. Lạm dụng đại ngôn, là cái thùng rỗng. Văn chương suy cho cùng, không phải là bao nhiêu chữ, biết bao nhiêu việc. Có khi kiệm lời, nói hết được tâm ý của vài người, vài việc đã là tài. Hay phải như gió lớn, sóng cả, lay động, nuôi dưỡng, an ủi, khích động… được tâm hồn người. Văn bậc thượng thừa cổ, kim đều làm hết thảy mọi tầng lớp cảm động!” Lại nói, văn chương có ba loại, lại nói tới mà không tới là vất, loại nói tới mà tới là đạt, loại không nói tới mà tới là siêu thặng, tuyệt chiêu trong thiên hạ. Đấy không phải là lời ta.

Khách lại hỏi, sách thiên hạ vô kể, tiên sinh học thế nào? Nguyễn Bổi bảo: “Khách có cuốn gì không?” Khách đưa ra cuốn sách mới mang từ Trung hoa về. Nguyễn tiên sinh điềm nhiên đốt, hoà tro vào rượu đầu be uống cạn. Xong, vuốt bụng ba cái, rồi lựa bút viết ngay một bài thơ, khách thấy toàn là đầu chữ của mỗi chương sách mình mang về. Đọc, thấy rõ lời lẽ dung dị, tao nhã thần tiên, ý tứ gói gọn cả bộ sách vạn chữ nói trên mà không thấy bóng dáng của người ở đâu nữa.

Khách phục lắm. Lui ngay. Không hỏi nữa.

Học trò theo ông tới khi ông mất cộng lại chỉ chưa đầy trăm người. Ông thường tùy theo tính khí từng người mà khuyên nhủ sự tiến thân. Có người học dăm năm đi thi nghe ông ra làm quan, có kẻ nghe ông về cầy ruộng, có kẻ vâng lời về đánh xe ngựa. Tuy chức phận khác nhau nhưng ai ai cũng đủ ăn. Và, quan trọng hơn là tất cả, tự họ đều thấy vui sống và bình an.

Sau Bổi mất. Có người bảo, gần sớm nghe tiếng sênh nhạc xa gần rồi tắt. Không biết có vậy không, nhưng Bổi viên tịch sạch sẽ, hương sạ quấn quýt thơm hai ba ngày mới tan. Yên lặng lắm. Mộ chẳng xây đắp gì, một đêm mối đùn thành gò. Thiêng! Ai có việc gì khó khăn tới cầu, ông cũng ứng mộng, chỉ lối thoát. Trong làng, khách văn dần quên ông, nhưng những phường thợ vẫn nhớ, đóng tiền của, lập miếu thờ, gọi nôm na là Miếu Ông Bổi. Hàng năm, các phường giấy, thêu, khảm đều có lễ. Lễ to hay nhỏ tùy thời, nhưng bao giờ cũng không thiếu sách mới của thiên hạ để dâng. Những bộ sách được dâng, nếu thực hay, sau lễ hội đều đổ sắc thắm vàng như qua lửa. Sách dở, ba ngày tự mục, mủn, tan vụn thành cát bụi.




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Apr 7 2006, 04:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Nuốt sách

Bấy giờ Nguyễn ánh vừa tiêu diệt được nhà Tây Sơn, đóng đô tại Huế. Đất nước liền bờ cõi, không còn chiến tranh triền miên như trước, nhưng tại Bắc Hà, đám sỹ phu kẻ lưu luyến nhà Lê, người tiếc Tây Sơn, kẻ thờ vua mới là Nguyễn ánh. Vì thế có người bảo “Đất nước yên bình nhưng tâm thức bất yên ”

Mỗ Tương, thời xa xôi trước đó, đám tùy tướng của chúa Trịnh đánh Đàng Trong có mang về xóm Vạc hơn chục tù nhân của Chế Bồng Nga. Trong số đó, có kì nữ gốc gác hoàng tộc. Dung nhan mặn mà, đàn hay múa giỏi, nhưng khuôn mặt khi nào cũng ủ dột sầu não. Làng có ba họ lớn Trịnh, Nguyễn và Hoàng.

Năm nọ, có con trâu điên lồng trên cánh đồng, suýt húc chết người họ Trịnh. Một gã nông phu họ Nguyễn dũng cảm, vác bắp cầy liều thân đón đầu, quật bừa mấy cái, hạ thủ được trâu. Để trả ơn, nhà Trịnh bèn cho không gã lực điền nữ nhân kia. Ba năm sau, sinh được một bé trai. Tên Huy, đệm là Phất. Họ Nguyễn trong làng Mỗ vốn không có thanh thế, muốn con có chữ, bèn sắm lễ, tới miếu Nguyễn Bổi trong làng Mỗ, cầu xin rất khẩn thiết. Canh năm, mộng, thấy có người lay dậy, chỉ mặt nói: ‘‘Ông sinh con tinh hổ. Môi dầy. Quầng mắt thâm. Bản ngã thông minh, sau có danh tiếng, nhưng là danh tiếng của loài cầm thú”. Cha Phất Huy nghe vậy buồn lắm, nhưng vẫn cố cho Huy lên Thăng Long ăn học.

Phất Huy tới tam thập vẫn chưa làm được trò trống gì. Thân phận nhiều khi phải phiêu dạt. Được cái, chịu khó, chẳng từ nan việc nào, miễn có tiền để sống. Thậm chí lúc sa cơ, nhập bọn với lũ thảo khấu, liều thân buôn lậu qua biên giới. Có lúc lại thay lốt, dạy trẻ trâu, kiếm ăn qua ngày. Tới tứ thập, Huy vẫn là thường dân. Buồn là không biết vận chưa tới, Phất Huy lòng đầy trắc ẩn, ấm ức, oán khí tiết hết cả ra mặt. Vì vậy khuôn mặt y vốn thô, quê mùa, tù hãm, nay lại thêm hai quầng mắt xám, khô lạnh, nom càng nặng nề, âm u.
Bấy giờ, chính sách của nhà Nguyễn chú ý tới đàng trong nên đời sống dân Bắc Hà, sau nhiều cuộc chiến triền miên, rất thảm hại, kể cả đám quân sỹ từng có công đánh dẹp nhà Tây Sơn.

Phất Huy gần ngũ thập, tìm về Thăng Long. Thân cô thế cô, y muốn giao du với đám văn sĩ mà chưa có dịp. Bấy giờ, ở nam Thăng Long bọn Ngọc Chung Tử, Đặng Ân, Thụ Nguyễn, Thụy Vũ, Thị Anh …là đám văn nhân thường hay tụ họp đàm đạo văn thơ, vui vẻ lắm. Một dịp quen với Đặng, Phất Huy ngỏ lời muốn nhập bọn. Biết y là kẻ mới lập bập về Thăng Long, lạ nước lạ cái, Đặng vốn nhân từ, vui vẻ nhận lời tiến dẫn. Một thời lam lũ, đa phần bè bạn là đám giang hồ, hạ đẳng, Phất Huy không tường luật lệ giao du với đám tao nhân mặc khách, y hỏi, thưa tiên sinh, em ra mắt, mang gì tới? Đặng nghĩ, Huy nghèo. Bảo, bọn này đủ rượu nhạt, mang lòng đến với nhau là đủ. Về nhà, Phất huy nằm nghĩ, cho rằng, thời thóc cao gạo kém, chắc bọn họ cũng đói, bọn sĩ phu khách khí hay nói vậy, chắc thử rộng hẹp lòng mình. Nhỏm phắt dậy, dắt mấy tiền cạp quần, ra chợ. Y tính, sáu người, thể nào có kẻ cũng mang rượu, thịt, lòng, tiết tới, ngày đầu mình không nên bủn xỉn. Mua một chân giò lớn, nặng ba cân, về vườn nhà thui đen, cẩn thận bọc lá chuối.

Đúng hẹn, Huy đến. Thấy cả bọn đã tới từ trước, đang uống rượu bình thơ. Phất Huy thi lễ xong, rút phắt chân giò thui từ túi vải nhầu nhĩ, quyệt mồ hôi hột, đặt xuống chiếu. Đám văn sĩ nói trên vốn là người tứ xứ, nhưng về Thăng Long đã lâu, dẫu có đói cũng chẳng ai nghĩ, sự ra mắt của Huy quá thực tế tới tầm thường là vậy, đều trợn mắt, lè lưỡi. Để tỏ lịch thiệp, Đặng mời Huy an tọa, khen chân giò béo. Vốn nhậy cảm, Huy hiểu ánh mắt của người. Nghĩ, mình bị chê mọi rợ quê mùa. Ngượng lắm. Giận vẫn cố cười. Từ đó Y nuôi thêm mối ấm ức, căm hờn phải nén.

Sống ở Thăng Long vài năm, giao du với đủ hạng văn nhân, lại ngậm hờn bấy nay, y suy nghĩ nhiều đêm, lao tâm khổ tứ, mọi sự dồn kết để vào đúng tết Nguyên đán năm ấy, Huy phát tiết viết thông chín khúc luận nhiều việc ở thiên hạ.

Văn Phất Huy có giọng riêng, sắc lạ, chẳng giống ai bấy nay trong đám văn nhân Bắc Hà. Những chuyện y bàn trong chín khúc, mang sự suy ngẫm, nung nấu rất riêng về cảnh và đời, xưa và nay, nhân tình thế thái, đặc biệt là cái hư hỏng của người. Sĩ phu Thăng Long bấy nay khiếp nhược trước sự trả thù của nhà Nguyễn với bầy tôi của Nguyễn Huệ, vốn hay suy diễn, giờ có người nói hộ lòng mình nên văn Huy được nhiều kẻ hiếu sự tò mò. Cũng có người xét nét nói, văn Phất Huy kiêu bạc, lạnh lùng, thiếu cái bao dung, nhân ái của văn nhân. Quả vậy, văn y ý tứ sắc nhọn, song hồn vía toát lạnh, bàn tới người mà như con hổ bình thản rau ráu nhai xương, nuốt thịt, uống máu, con rắn cạp nia trợn mắt nuốt gọn con vật trên cỏ xanh. Đôi khi, thấy như y sau câu văn, cười man dại, sờ, nắn ,vạch, bóp, ỉa đái v.v…tự nhiên, chẳng kiêng kị những dung tục tầm thường, đặt cả lên giấy trắng, gây bàn ra tán vào. Thiên hạ đa sự, Phất Huy nổi tiếng khắp Thăng Long bấy giờ.
Từ vô danh tới hữu danh chỉ là khoảnh khắc ngắn, Huy thoắt thấy mình như đệ nhất thiên hạ, thêm kiêu ngạo, dần chả coi ai ra gì. Ngay đối với bạn bè thủa hàn vi, các danh sỹ Thăng Long như thi sĩ Ngọc Chung Tử, văn gia Ngô Bội, là hai kẻ từng quảng bá văn Huy, giúp y giao du trong đám văn chương khắp Thăng Long, cũng bị y gọi là đứa, là thằng; vắng mặt tỏ lời khinh bỉ, sáp mặt lại lạnh lùng như chưa từng gặp gỡ.
Sau chín khúc ấy, Phất Huy có viết thêm dăm cuốn sách nữa, không tự biết bút lực đã cạn. Những sở đoản của y hay dùng như đối thoại, ngôn từ sắc gọn, ẩn dụ khéo léo, hàm ý sâu sắc, giờ mang nhai lại, không được như xưa. Văn y, khéo ở sự chửi xéo thiên hạ, mà lời cay độc vốn là sở đoản, tuyệt kĩ, giờ dùng nữa, thiên hạ nghe nhiều thấy tầm thường. Thói quê, ngay ở chợ, chửi mãi, lại thiếu cái ý vị, thâm sâu, thừa tục tĩu…thiên hạ nghe nhiều thành nhàm chán, nhạt nhẽo.

Biết vậy, Phất Huy trở bút, bàn đủ thứ trên đời. Khốn nạn thay, trời chỉ cho y chín khúc, nay ham muốn nặng sâu, càng viết càng phô bầy kiến văn nông cạn, kiến thức hẹp hòi. Các chiêu thức, xảo thuật mù mờ, lập lờ, hai mặt, vốn dung dọa được dăm kẻ đa sự, giờ đây chỉ gây chút bực mình cho người chẳng muốn rác tai. Có người ôm bụng cười khi thấy rõ y tham vọng không cùng mà hay lạm bàn tới phật đạo v.v…

Biết mình cô độc trong đám văn nhân, Huy cố tập hợp vài kẻ quanh mình, chẳng kể bọn lục lâm thảo khấu, giang hồ, lưu manh, lại có đứa chuyên vay nặng lãi, gây thanh thế. Có kẻ bầy y làm quán Tửu hoa văn đài thu nạp đệ tử. Quán mở ra được ba bốn năm, cũng nhiều kẻ hiếu kì mò tới. Y phất, mua cỗ xe tứ mã. Trong quán, các món chó, gà, dê, lợn đều sẵn; đôi khi có món lẩu thập cẩm đặc biệt, gọi là khẩu tục nhục bản năng, bán đắt gấp ba bốn lần theo giá thường nên khách khứa cũng thưa thớt dần. Hết tò mò, chẳng còn ai lui tới nữa. Tửu hoa văn đài hoang phế, thành nơi chó ỉa, mèo đái.

Năm nọ, Thăng Long có hội thả diều thơ ở Vân Các. Phất Huy vốn chẳng biết làm thơ, nhưng cũng mò tới. Thú chơi thơ vốn là thú chơi tao nhã được người Bắc Hà rất trọng. Thơ thiên hạ nhiều cung bậc, có cao và thấp. Tới hội, Phất Huy lớn tiếng luận về thơ phú, một mặt đem thơ đám tay chân, thân tín ca ngợi hết lời, một mặt vơ đũa cả nắm đám thi nhân, không kể cao thấp, xa, gần, già, trẻ, lớn tiếng chê bai, coi họ như phân rác. Nhiều người biết y có tài châm chọc, lời lẽ đanh ác, đều tránh. Phất Huy trơ trọi trong đám hội, muốn sự chú ý của người đời, tỏ ra chẳng sợ ai, như tự ám thị các nhân vật y đã phóng tác, giả say, gạt đổ các bình hoa Thủy tiên, các bậc trưởng lão thường bầy cho thanh tao trong lễ hội, xuống đất, rồi vạch quần đái tồ tồ vào đống hoa giữa thanh thiên bạch nhật.

Trong đám tới thả thơ năm ấy, có đứa trẻ chín tuổi, thấy nghịch cảnh, bèn tới bên chỉ mặt, cất lời mắng Huy. Điệu bộ nhẩn nha như người nhà quê, nhưng lời lẽ tao nhã, ý lý rạch ròi,



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Apr 7 2006, 04:26 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



phân minh, phê phán toàn bộ văn chương lẫn hành vi bấy nay của Huy. Y ngượng lắm, vì từ xưa chưa có ai luận hạch về y rành mạch, đen trắng tới vậy. Y tím tái, uất kết như có cục đá chặn ngang cổ. Đám tay chân của Huy muốn bênh, kẻ nắm tay, đứa phùng mang trợn mắt toan xông lại. Từ trong đám đông thảo dân có người xưng là khách thơ, tự nhiên đến đứng bên cậu bé, trừng mắt lửa. Huy thấy vậy, bối rối, đám tay chân cũng chùn tay. Trong đám văn nhân, có lão già đã rụng hết răng, họ Hoàng, xưa vốn được nhiều người tôn trọng, nay vừa được y mời chén rượu lạt ở đầu hội, chả nghe, không biết việc xảy ra sao, thấy cả bọn Huy lúng túng bèn nhẩy lên bênh vớt, nói bừa một câu: “Thôi về đi. Chấp gì bọn lợn cỏ bẩn thỉu”

Bị lên án giữa thanh thiên bạch nhật, kẻ phê lại chính danh, xưng rõ họ tên tuổi tác, quê quán, nên Huy căm lắm. Về nhà, cả tháng trằn trọc không ngủ, viết một đoản văn mấy ngàn chữ, đối đáp lại việc ở sân thả thơ. Biết tài mình không thể át được lí lẽ của người kia, Huy một mặt khen vờ mấy dòng, mặt khác trở trò vu cáo, bịa đặt nhân thân hai người trên, lấy hình hài của người mà chê bai, bỉ thử, lại bôi thêm, đặt vài hư chuyện. Xong, y cho người phát tán khắp nơi. Việc tới tai nhiều người, có kẻ nói, thương thay cho Phất Huy, mơ ước làm đại nhân mà như đứa chơi bi đánh đáo.

Năm Phất Huy đã già, thường lảm nhảm nhiều câu vô nghĩa một mình. Tự cảm thấy cô độc. Có người mách nên về làng nằm mộng bên miếu Ông Bổi sẽ biết hậu vận, tiền vận lành dữ thế nào. Vốn chẳng tin ai, nhưng tính toán thấy cũng không tốn kém lắm. Y về làng, tắm gội, bỏ ít bạc lẻ mua dăm bộ sách mới, vác chiếu tới miếu Ông Bổi chờ mộng. Nằm hai đêm chưa thấy linh ứng; tới đêm thứ ba, về khuya, đã mệt mỏi, đang thiêm thiếp ngoài thềm thấy có người tới lay dậy, dẫn vào trong miếu. Chợt xênh nhạc vang lừng. Từng chồng sách người đời dâng cúng đang cháy đượm trong lò hóa. Có tiểu nữ từ hậu cung ra, tay hoa bê rượu, đổ tro sách lắc đều, đoạn rót rượu ra mấy chén lớn. Ba bốn vị trên tòa tự nhiên cạn uống rồi đàm luận từng câu từng lời trong sách của thiên hạ tiến mà không sai một chữ.

Thấy thế, Huy sợ lắm, nhưng vẫn khấp khởi, trộm nghĩ, bấy nay, mình bị chê là kiến thức lỗ mỗ. Giá biết thuật này? Thầm đoán, chắc họ dùng loại rượu đặc biệt, bèn rập đầu lạy, xin một chén. Ba bốn vị trên điện thấy thế cười lớn rồi cũng sai thị nữ rót rượu ban cho y. Y đón rượu, uống. Miệng chén chưa rời môi đã thấy bụng đau quặn. Kịp chạy vội ra ngoài miếu nôn thốc tháo. Ba người trên cao cười ha hả. Người râu dài ngồi giữa, như bức ảnh truyền thần Nguyễn Bổi treo chính giữa ban thờ, bấy giờ nghiêm sắc mặt cất lời:
-Duyên trời cho bọn ta gặp ngươi chốn này. Phép ấy chỉ dùng cho bậc thượng thừa, chính nhân, không chỉ đọc vạn sách mà phải có chân tu, trải đủ, thấu mọi kiếp khổ nạn, biết cái đau của thiên hạ, biết nỗi vui của trăm nhà... nhận đủ uy khí trời đất nước Nam này. Ngươi tinh hổ, cậy có chút tài mọn trời cho mà không tự biết mình, chỉ gầm ghè cắn người, bất kể cả bạn cũ, kẻ ân nghĩa với ngươi tới khi sắp chết cũng bị ngươi bỉ báng, coi họ như ruồi muỗi nhặng xị…. Tư chất ấy chỉ của loài cầm thú, không bao giờ có bạn bè đồng loại. Thấy người phê phán mình thì chơi trò vu khống bịa tạc. Đấy đâu là quân tử chính nhân? Thích nói tới Phật mà không thấu lời Phật dậy, trước không tự hiểu mình, sau là càn rỡ, rặt lời bệnh hoạn ma quỷ, vậy là chỉ đọc mà không học. Như loài vẹt kia, có ăn cao lương mỹ vị, đào tiên vườn Vương Mẫu cũng chỉ ỉa ra cứt xanh. Tâm khí sinh từ lục phủ ngũ tạng. Lòng dạ ngươi tăm tối, tức lục phủ ngũ tạng hỏng hết, sao tiêu được tro sách như bọn ta được. Thôi về!
Dứt lời, tất cả biến hết.

Huy thấy mình nằm tơ hơ trên sàn gạch lạnh. Nhìn ra ngoài, bãi cỏ y vừa nôn ra mật xanh mật vàng đã cháy xém, táp đen, bốc mùi tanh hôi không ngửi được. Hoảng sợ chạy về nhà ốm liệt, suốt ngày đêm chỉ uống nước mà nằm nôn ra rớt rãi xanh đen, tanh tưởi đến chó đói cũng không dám gần, có chót ngửi phải, chạy tứ tán mất tăm.

Vài bữa nữa, chất nôn ra nhạt dần tới lúc sắc trong lại thì thấy sảng khoái. Bệnh vài ngày sau tự lui, trở lại bình thường. Càng về già, y càng cô độc. Thảng có ai tới thăm, tỏ ra bất cần nhưng đêm tối vẫn ngửa mặt lên trời, than sinh bất phùng thời.
Về già, y lui về vườn cũ, nơi tổ tông để lại. Biết phận câm lời! Từ đó tự thấy nhàn thân. Không viết gì nữa.

Năm cùng tháng tận, Huy không ốm mà chết. Người nhà theo lời dặn đem xác thiêu. Lửa khét hai ngày, mùi hôi tanh tỏa ra ám cả một vùng. Lửa tắt, thấy trong đám đất dưới dàn thiêu có khối kết rắn như đá, nom tựa hình đầu hổ nhe răng, trợn mắt chực cắn xé ai. Người nhà cho là điềm xấu, đem chôn gần đám đất gần miếu. Vài ngày có trận mưa lớn, đầu hổ trồi lên, chó mèo thảng qua đều tránh. Dân làng thấy vậy, bèn rê đặt khối đá ấy đặt ngoài cửa miếu thay cho chó đá giữ cửa.

Mấy miếng đất xưa nơi Huy nôn xuống, trồng cây gì cũng không mọc, nuôi chó mèo nơi đấy đều chết. Thảng có ở gần thì cả chó với người đều gày yếu xác xơ. Nay vẫn vậy.

Ngọc Hà - Xuân Bính Tuất
NVT



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hoang Yen
post Apr 7 2006, 04:40 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ối, chào bác Tướng cướp ohgirl.gif , dân tình ở Hà nội đâu, mau đi ăn khao bác Tướng cướp đãi này cheers.gif Năm truyện ngắn được in là bác có khối tiền rùi thumbup.gif trumpet.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Apr 7 2006, 07:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



QUOTE(Tuongcuop @ Apr 7 2006, 04:19 AM)
Min đang ở Hà Nội, chơi và thăm phố, bạn, ...gái . Hê hê. Năm nào viết chơi mấy khúc cho thiên hạ mấy đứa tập ném đá. Nay về nhà viết 5 TN in báo dần lấy tiền đãi bọn gái mạng..."Các Em xấu nhưng mà tốt"giống câu ĐVNMT

Nay đi lại cho đứa nào ngúa tay ném đá tiếp... Từ TN viết  5 phút tới TN viết hai tuần khác nhau thế nào.







. Giọng điệu giả ngô, hệt bọn thanhniênxamẹ.
Nhiễm.


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Toanli
post Apr 7 2006, 09:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Nhân năm con chó, viết chuyện tình yêu của loài chó. XEm chó với mìun giống và khác nhau cái gì? Nó là con vật đấy mà đôi khi löàm mìn suy nghĩ. Các cụ giang hồ tiên sinh nói: Mã khuyển chi tình


Yêu sống


Tặng cha con H.


Sang tháng ba giá rét, một đêm mưa xuân về. Sớm ra vạn vật bừng thức. Nước ở các lạch nhỏ quanh vườn ấm, trong vắt lạ thường. Nhiều loài cây, hoa, cỏ bất ngờ mươn mướt, mởn mởn những mầm non. Khắp nơi phơi phới, lên đầy xuân sắc. Gió cũng hây hây mới. Gió mang theo mùi hương ngan ngát, da diết và rất đỗi thân thương của những nụ hoa tinh khôi, những chùm hoa bưởi chớm nở, hoa ngâu, hoa sói lấm tấm, kịp chín sau đêm mưa, hoa cau rắc trắng mặt đất…cả không gian quanh khu vườn tràn ngập sự dịu dàng, đằm thắm của mùa xuân.
Xuân về đẹp vậy, mà ông Thiều không vui. Ông đang bên con chó già nhệch nhạc, xơ xác, im lìm. Trong tiếng lộp bộp rớt xuống giữa nhiều tàn lá của những giọt mưa sót đọng lại từ đêm, nghe tiếng người thở dài và tiếng rên nhè nhẹ của con vật ốm. Vâng, ba tháng nay, con Luca của cha con ông Thiều ốm. Bắt đầu, chân trái nó cà nhắc. Ông sờ nắn, xoa bóp, tưởng nó bị sai khớp. Nửa tháng sau, nó liệt một chân, kế đó liệt tiếp chân còn lại. Đôi mắt tự nhiên chảy nhựa liên tục. Hai tháng nữa trôi qua, nó lòa hẳn. ‘‘Luca đã mười lăm tuổi. Loại chó Đức về già, đa phần đều rất yếu hai chân sau…” Một bác sỹ, về từ Hà Nội, đã tới khám nó và phán vậy. Loài vật cũng sinh, lão, bệnh, tử! Tới lúc mệnh đã đến rồi! Nghĩ thế, nhưng ông Thiều vẫn hy vọng. Ông không thể cầm lòng khi mỗi sớm, nhìn nó thảm hại hơn. Nhất là khi ông an ủi, con vật nghển lên, ngiêng đôi tai to, xưa luôn dương cao, giờ đã rủ xuống, chăm chú nghe và để đáp lại nó thè lưỡi liếm láp bàn tay người.
Thứ bẩy. Mọi lần con trai ông đã tới khu vườn thăm bố và ở đó qua chủ nhật trò chuyện với ông, chơi với Luca. Vậy mà hôm nay, chiều về, con ông vẫn không đến. Gọi điện, nó bảo, con bận quá. Bận lắm! Chúng nó hôm nay, các vụ làm ăn để tiền đẻ ra tiền gối nhau, quay như chong chóng. Ông tới bên con chó, hôm nay bạn mày không về thăm đâu. Không biết mày có qua nổi tuần này không? Ba ngày chỉ liếm cháo, con chó già lết tới cạnh ông già và dừng lại. Ông Thiều vuốt lưng nó, cù nhẹ vào đám lông dưới cổ. Con chó đổ ệch ra, thở. Nó dúi mõm vào bàn tay đầy gân xanh của ông, để lại những vệt ướt âm ấm. “Thôi, cố dậy mà ăn cho tao đỡ lo. Cứ nằm thế là chết thôi. Mày đau lắm hả? Tao chẳng thể giúp gì mày được. Có thằng bạn chết tiệt giúp mày được thì tuần này chắc không lại. Tao cũng già rồi, mọi thứ chán hết, mà vẫn cố sống đấy. Phải cố lên chứ, ai lại cứ nằm bệt mãi thế này? Dậy đi Luca!” Con chó ngước lên. Trong chiều dần tắt, mặt trời là một khối đỏ ối chậm chậm chìm sau những trảng lá màu đen, những tia sáng yếu ớt, mong manh hồng chầm chậm soi vào đôi mắt chó. Đôi mắt không có hai tròng đen tuyền và long lanh nữa! Hai hốc mờ, đục luôn luôn nhễu ra một dòng nhựa, ướt bết cả những đám lông ở cổ. Và, từ đám nhựa sền sệt, đùng đục trong đôi mắt kia, ở chiều tàn ấy ứa tràn ra một dòng nước trong vắt. Luca khóc!
Ông Thiều thở thượt.
Con người ta, ai chẳng có thời tráng niên để vùng vẫy mà yêu sống. Luca của ông cũng và đã một thời, thời ấy gắn bó với ông, với khu vườn này. Hơn chục năm, bắt đầu từ ngày đổi mới, con ông mua mảnh đất vài ngàn mét vuông. Đất ven sông, nghe nói xưa là dự án nuôi cỏ giống nước ngoài cho bò của nông trường. Chuyên gia rút hết, máy móc rỉ hết, để lại đất toàn cỏ tranh cao ngang thắt lưng người. Khi ấy, ông đã sáu ba tuổi, hai ngày ốm, ba ngày khỏe. ‘‘Bố về đấy trông thợ làm vườn hộ con. Không cần làm gì cả. Không khí trong lành, không như ở Hà Nội chật hẹp, ô nhiễm’’ Ông đi vòng quanh mảnh đất mà khi hất một lớp xẻng, toàn phù xa nạc. Ai lại để đất đai thế này? Ai lại mặc con cái lúc nó đang bí quá! Hơn mấy chục cây vàng, không phải để mua cái điền trang đầy cỏ, rắn, cóc và muỗi kia để ngắm. Cái máu lính thông thốc sôi lên. Thế là ông lại tạm xa Hà Nội, ôm chặt hai đứa cháu nội vào lòng rồi ba lô vào trận, vào trang trại. Ban đầu, khu đất chỉ có một cái nhà chẳng ra nhà, của nông trang để lại. Hoang toàng, cô liêu. Năm đầu tiên, ông thuê nhân công tới phân lô, làm cỏ, trồng cây, đào ao và lạch thoát nước. Sau đó, lãng đãng có người tới làm cỏ, bỏ phân và đánh cây, đa phần thời gian còn lại trong vườn chỉ có ông với tiếng ếch, cóc, nhái, giun, dế ỉ eo suốt đêm. Một người bạn già tới thăm ông, nhìn khu vườn mênh mông, mang tới con chó ba bốn tháng tuổi. Giống chó nòi, khôn. Đúng rồi, ra trận không thể đơn độc, phải có đồng đội, phải có bạn. Bao nhiêu năm, Luca trưởng thành, thực sự là một chàng chó dũng mãnh. Khu vườn cũng dần thực sự là vườn, đầy cây trái. Luca tia chớp, cường tráng, phi như gió, là chiến binh cần mẫn và, là bạn. Chiến công thì nhiều, ông Thiều nhớ nhất chuyện, đêm ấy từ phố qua đường mòn trong vườn về nhà. Ông đã bị con rắn hổ dài hơn hai mét, nặng tới ba cân nằm chắn ngang đường mòn phục kích. “Mổ nhẹ một phát là đi toong!” Luca từ phía sau, bất ngờ xông tới trước, phát hiện ra kẻ thù, gầm gừ, đôi mắt long lên đầy lửa. Mươi phút gì đó, cắn vòng, tránh né, hăm dọa, nó lừa miếng, ngoặm ngang cổ địch thủ luôn phì phì thổi nọc đe dọa. Kẻ chiến thắng chồm hai chân lên đối thủ nguy hiểm đã chết, uy quyền, kiêu hãnh, không một tiếng sủa! Thế đấy, thời tráng niên của Luca qua đi, mười lăm năm. Giờ là lúc nó chờ trời tới rước đi!
Thời tráng niên của ông Thiều cũng oanh liệt, bi tráng. Nhưng là sự oanh liệt hoàn toàn ý thức. Mười lăm tuổi, xe tăng Pháp quay lại, gầm gừ chạy nghiến nát đường phố Hà Nội. Ông làm liên lạc cho Tự vệ thành, lúc ria mép cậu Thiều lún phún. Chín năm, hành quân, chiến dịch, công đồn! Hòa bình hai ba năm, ông bất ngờ gặp cô bác sỹ có đôi mắt to, dịu dàng, đằm thắm. Trời xe duyên, thành vợ thành chồng. Hai tháng, chửa kịp có con thì lại bí mật nhận lệnh chi viện cho miền Nam. Mười tám năm biền biệt! Một lần duy nhất, ông ra bắc họp. Về thăm nhà hai ngày và may mắn, vợ ông có mang, sau sinh mụn con trai đầu tiên. “Em tên Chung, hay đặt tên con là Thủy” Biết tin ở chiến trường, ông viết dặn vợ khi lòng ông: “...nhớ thương em quá mà anh không thể viết ra lời. Gắng nuôi con, anh biết một mình em vất vả” Thế đấy, ông chẳng thương thân, chỉ thương vợ. Năm bẩy nhăm, bị thương nặng ở Lộc Ninh, phía tây cửa ngõ Sài Gòn, ông ra bắc. Dọc đường, ông thắc thỏm, bồn chồn, mong từng cây số một qua nhanh, luôn hỏi xe tới chặng nào. Cuộc đời tàn nhẫn! Ông gặp con mà không bao giờ gặp vợ nữa. Ông hình dung, bom B52 rắc đen bầu trời và đánh sập gian nhà mổ bệnh nhân. Bao nhiêu là bao nhiêu khát khao khi trở về chẳng thể có, ông thấy cuộc sống vô nghĩa thế. Nhưng ông phải sống và, mỗi khi đứa con đưa bàn tay nho nhỏ dờ dẫm những sợi râu bắt đầu chớm bạc, lòng ông chợt trào lên hạnh phúc khôn tả. Ông đi qua khó khăn thời bao cấp, qua bệnh tật vùng dậy ào ào cùng vết thương cũ, mới tấn công ông. Song khi con người ta dám sống và yêu sống, chẳng có gì khó khăn hơn một thời bom đạn, đói, rét, bệnh tật, cái chết luôn rình rập…Thời gian qua đi, ông về hưu, thằng Thủy đi Nga, trở về, lấy vợ và ông không vò võ một mình nữa khi có cháu nội. Bẩy mươi nhăm tuổi, tớ chết được rồi! Ông vẫn thường nói thế mỗi khi trái gió trở trời. Cuộc sống cần có ý nghĩa! Đấy là lí lẽ độc tôn của cả thế hệ các ông. Cuộc sống của ông, chẳng có gì phải ân hận. Bao giờ con cháu còn cần, ông vẫn vui sống, tiếp tục cùng với Luca trong khu vườn.

* * *



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Toanli
post Apr 7 2006, 09:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Hai tuần sau, Luca vẫn sống. Nó ít động cựa, biếng ăn hơn. Sớm thứ bẩy, tiếng xe máy quen thuộc êm êm từ đầu khu vườn vọng tới. Luca nhỏm dậy. Mọi khi, nó đứng lên, vẫy đuôi, lao vút ra. Song giờ đây, Luca không đứng lên chạy ra đón chủ được nữa. Và cậu chủ tới. anh bê trên xe xuống hai chiếc thùng cát tông đầy ngộn thức ăn, bánh trái, vài cuốn sách mới: “Bố thông cảm cho con. Tại đây, bố muốn tiêu gì thì tiêu. Thiếu gì, ngại đi thì gửi bác Tư hàng xóm ra phố mua. Bố thuê phim về mà xem. Hai tuần nay công việc ngập cổ. Dự án bắt đầu triển khai, xểnh ra là mất tiền tỉ như chơi!” “Tiên sư anh! Tôi chả tha thiết cái gì hết. Tôi ngủ sớm, dậy sớm, thở hít, dưỡng sinh…đủ cho cuộc sống của tôi rồi. Còn Luca thì không thế được. Anh nhìn nó xem, ai lại mặc nó thế kia. Anh phải có biện pháp gì chứ? “Biện pháp gì, già là phải chết. Bạn con là bác sỹ thú y giỏi bậc nhất Hà Nội mà bó tay thì còn biện pháp gì nữa” Thế anh để nó sống đau đớn quằn quại thế kia hả! Anh xem, khi cái trại của anh còn là đống đất chó ỉa, nó đã cùng thằng già này…bữa nào vào, anh chả quấn quýt với nó. Giờ, anh chê nó hôi thối, lê lết, vô dụng! Bận gì cũng phải vào xem nó ra sao chứ. Hỏng! May mà tôi còn cụng cựa được, chứ nằm liệt, chắc anh cũng mặc cha thằng già này. Đứa con quay lại nhìn ông, xin bố đừng nói vậy, đừng suy diễn. “Không, tôi nói thế thôi, để anh có biện pháp ngay với nó!” Người đàn ông trẻ tới bên Luca: “Đứng dậy!” Con chó rướn lên theo mệnh lệnh cậu chủ mà không được. “Liệt rồi, chắc đến giai đoạn này vài tuần là tiêu thôi!” Tiêu cái cục cứt! Anh không biết nó đau đớn lắm à? Đứa con ngồi xuống bên con chó. Thực ra, anh là người yêu súc vật. Nhưng quả thực, công việc làm ăn cạnh tranh, đầy bất trắc bây giờ buộc anh quan tâm hơn con chó này. Giờ anh thấy nó tội nghiệp. Chợt lóe lên một ý nghĩ. “Bố này!” Cái gì? “Bên Nga, với những con ngựa sắp chết, để con vật khỏi sự đau đớn, người ta đều cho ngựa chết.” Mày định làm gì? “Nó đằng nào cũng chết. Hay là cho nó chết nhanh?” Cho nó chết nhanh? Ông Thiều thoáng nghĩ, có nên như vậy không? Cuộc đời, ông chưa khi nào chứng kiến việc ấy. Còn nước còn tát. Thế hệ ông từ xưa đều nghĩ vậy, Với Luca thì càng không thể như thế. Nhưng rõ ràng, Luca sống khổ, sống sở. Nó là vật, nên không thể như người: tự thân, nhắm mắt nuốt cháo, nhắm mắt nuốt thuốc, tập đi kiên trì, dưỡng sinh kiên nhẫn hàng ngày, để vượt lên sự sống. Đề xuất của con ông nghe tàn nhẫn quá, nhưng có lẽ đó là giải pháp cuối cùng giúp ông và Luca. Anh định thế nào? Cho nó uống thuốc ngủ hả? Có mang theo không? “Không! Cần gì thuốc ngủ!” Đứa con kéo cái dây da, lôi con chó đi. Luca lồm cồm bới hai chân trước, hai chân bất động để lại vệt kéo lết trên mặt đất. Không được làm thế! Ông Thiều quát. Anh định đi đâu và làm gì? “Bố cứ mang hộ nó ra kia.” Đứa con chỉ khoảnh đất trước nhà, bên bờ ao mới đào. Ông cúi xuống, bế Luca lên. Nó nhìn ông đăm đăm, hàm ơn, chưa hiểu điều gì sẽ diễn ra sau đó. Thằng con đến bên xe máy, lôi ra cái túi bạt dài buộc sau xe. Khẩu súng săn, báng nâu được gập lại, giờ đây mở chốt hãm, duỗi hai nòng bóng đen nước thép ra. Đạn ghém chì trong cat-tut giấy nện màu đỏ lắp vào nòng. Đứa con tới bên bố. Ông Thiều không kịp nghĩ và phản ứng gì. Tới bên, đứa con lại trao súng cho bố: “Bố bắn đi. Quen súng, quen đạn.” Ông lúng túng, tao không thể! Mày nghĩ ra chứ! Ông Thiều nhíu mày, gạt khẩu súng. Đứa con ngần ngừ một lát rồi lại dí súng vào tay ông, nghiêm túc. “Bố giúp con và Luca. Con không quen. Ngoài mặt trận, bố từng giết bao nhiêu người? Bây giờ một mạng chó!” Ông Thiều giật bắn mình. ý nghĩa sâu xa câu nói vô tình như cái roi quất một đòn lạnh lùng chí tử vào trái tim ông. Ông bàng hoàng. Ngớ ra trong tích tắc, máu dồn lên mặt và, bất ngờ phang thẳng bàn tay đầy gân xanh, tát vào mặt thằng con trai. Tao đã nuôi mày, dạy mày, cho mày ăn học và về khu vườn cô quạnh này vì mày, cố sống quãng đời còn lại vì mày! Vậy mà…Cái tát trượt, thằng con trẻ nhanh hơn, tránh được.
Con Luca không hiểu gì cả. Nó nằm nghiêng đầu cố nghe, sao hai con người lại đánh nhau thế kia.

-Biến! Biến ngay cho khuất mắt tao! Ông già hơn bẩy chục tuổi nổi giận với cái máu của người lính năm nào. Ông quay lại nhà, bất ngờ rút ra cái cán cuốc như sẵn sàng nện cho đứa con mất dạy kia. Tất nhiên, chỉ hăng vậy thôi, ông không phải là loại người dễ kích động tới mức quên cả tình cha con, dù trong đời, chưa bao giờ, bị xúc phạm tới vậy. Giận quá! Nó lại là con mình đẻ ra chứ đâu phải người dưng. Bàn tay ông già run rảy. Ông vứt cái cuốc xuống đất. Cắn chặt đôi môi, muốn bật khóc. Ông vào nhà. Đứa con lặng lẽ theo sau và đứng bên hiên. Sự thể không ngờ khiến cả hai không muốn nói gì nữa. Lời nói bay ra, sẩy rồi, khó có thể giữ lại. Đứa con chợt cảm thấy tẽn tò, vô duyên. Nó hấp háy chào ông, hấp tấp dắt xe, nổ máy, vút đi.

Mưa lại lắc cắc rơi. Không biết mưa nhòe nhẹt trên đôi má nhăn nheo hay nước mắt ông Thiều. Trời ơi, ai ngờ nó đã hiểu cuộc sống ngày xưa của các ông giản đơn như vậy! Nhiều người ở thế hệ mới đã chẳng biết gì về cuộc chiến đằng đẵng mà các ông đã đi qua. Chiến tranh, chết chóc, đầy tàn nhẫn, bẩn thỉu và đau khổ, nhưng ông và biết bao người đâu muốn thế? Ông muốn yên hàn để yêu và sống, mưu cầu hạnh phúc như bao dân tộc khác, mà ông từng tới thăm họ. Ai muốn cả tuổi xanh mình bị tước đoạt, bỏ quên, đánh mất trong những khu rừng nhiệt đới? Suốt đêm ấy ông thức trắng. Cái võng kẽo ka kẽo kọt, đong đưa, nhẩn nha vang đều nhịp buồn trong khu vườn yên tĩnh tới gần sáng.

Tiếng chim rộn rã đón bình minh làm ông bừng thức. Giấc ngủ hơn hai tiếng giúp ông Thiều nguôi ngoai đi việc tối qua. Như mọi sớm, ông nhìn ngay tới chỗ Luca nằm. Không thấy Luca. Trên đất để lại vệt lết của con chó. Nó đâu? Ông Thiều chồm dậy.

Khi ấy, mưa chợt dầy hơn, rơi nhanh trong những luồng nắng, tựa hồ như ức triệu hạt thủy tinh lung linh, lấp loáng rắc trên cây cỏ, mặt đất. Con Luca trườn lùi trong mưa và, cách nó chừng sáu mét, có con chó cái vàng tơ, cũng kệ mưa sũng sĩnh, ròng ròng rỏ từ khắp thân, trân trân xói mắt cảnh giác nhìn ông. Ê! Bọn mày rủ rê nhau, mò ra đây lúc nào vậy? Vốn tinh nhậy, ông Thiều hiểu. Con Luca đã đẩy đĩa thức ăn sau bao nhiêu lâu, từ hiên nhà ra tận nơi con chó cái lạc loài run rảy, không dám tới bên nhà kia? Thôi chúng mày cứ ở đây nhé. Ông Thiều quay lại, lên nhà sàn, sát tấm liếp phòng trong, ghé mắt xuống quan sát.
Hai con vật, một cái, một đực, một già sắp chết, một non tơ sáp lại gần nhau. Tất nhiên, loài vật cũng có những phút ban đầu bỡ ngỡ, thận trọng. Nhưng con chó vàng tơ rất đói, và có thể chính điều đó làm nó liều lĩnh hơn. Nó liếm vừa rất nhanh đĩa cháo, vừa lấm lét nhìn con chó già tàn tật đang nằm, ngỏng đầu lên, nghiêng nghiêng tai.

Thời gian trôi đi hơn tuần. Sớm nào ông cũng đứng sau bức tường ngăn cách giữa ông và hai con vật. Tất nhiên khẩu phần ăn đã thay đổi. Ông nấu cơm nát, trộn thịt cho cả hai ăn chung. Quan sát, ông mới thấy sự ghê gớm, khó hiểu của tạo hóa. Điều gì đã giúp Luca khỏe lên trước con chó lạc kia? Thương lắm, khi Luca bên con chó, liếm láp bạn mới khắp nơi. Và, ngày lại ngày, lông con vàng mượt ra, đẫy lên. Đúng là một con chó cái tơ đẹp mã! Nó lạc từ đâu tới? Không cần biết! Ông vui, vì nó chứ không phải ông, đã làm Luca hồi sức. Sau ba tuần, con chó vàng đã quen hơi với người, tự nguyện ngủ bên con Luca ngay bên thềm nhà, sát nơi ông ngủ. Sau đó, vàng tơ không hề chạy trốn khi ông tới gần để ve vuốt. “Ta sẽ huấn luyện mi như Luca dũng cảm. ở lại đây với ta nhé, nàng vàng!” Ông tủm tỉm, hóm hỉnh nhìn, khi con Luca điềm nhiên liếm bộ lông của bạn gái để vàng tơ đứng yên phăng phắc.
Có một buổi, hai con chó dìu nhau ra sau nhà. Luca muốn chồm lên lưng cô bạn gái mà không được. Bản năng Luca bất tử, nhưng hai chân sau Luca bất lực! Con chó vàng lại thản nhiên đứng, xoay xoay mông. Không được! Luca tẽn tò mãi, để cuối cùng chừng mệt nhoài, nó ngửa ra trên mặt đất, rít lên rất thảm thiết. Ông bật cười. Những tia nắng mong manh của chiều úa tàn, trên ngàn lá, trong gió lấp láy như riễu cợt.

“Về đây mà xem Luca khỏe lên. Tôi tha cho anh!” Ông Thiều không cắt máy hay im lặng nữa, vui vẻ trả lời điện thoại con. Bố ơi ! Con không về được, xin bố tha thứ cho con. Con đang ở miền nam. Hai ba tháng nữa con ra… Ông Thiều đặt máy xuống. Vui và buồn. Hai trạng thái đan xen ở một tâm hồn vốn cả nghĩ.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Toanli
post Apr 7 2006, 09:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Hai tháng trôi qua, hè tới. Nhãn, vải, bưởi, hồng v.v… kết trái. Con ông vẫn chưa ra bắc. Trời chuyển nóng. Có ngày cực oi ả.Vợ nó nghe lời chồng dặn, mang hai đứa cháu nội vào thăm ông dầy hơn. Mỗi lần chúng vào, khu vườn như dịu nắng, rộn lên. Chiều buông, bọn trẻ về Hà Nội. Vườn lại đầy tiếng côn trùng và yên tĩnh lạ lùng. Nhưng trong lòng ông đã vơi đi nỗi buồn. Ông nằm chao võng, cảm thấy khu vườn như còn đọng lại đâu đây tiếng cười khanh khách, ròn tan của trẻ thơ. Rồi nắng dữ dội. Đất hầm hập bốc hơi nơi không có tàn cây che phủ. Sương, mưa, oi, nắng! Đôi khi giông bão. Một sớm, ông thấy con vàng không ở bên con Luca nữa. Ông bật dậy. Linh cảm có chuyện chẳng lành. Ông đi tìm quanh, thấy nó bên lạch nước. Con vàng tơ đang nằm. Ông tới, nó chẳng buồn nhẩy cẫng lên như mọi lần. Vàng làm sao? Con chó, mắt đờ đẫn, trước mõm đang thở dốc có một đám nhớt nhãi lổn nhổn, bốc mùi lộn mửa. Mày làm sao thế? Lại ăn bậy ăn bạ, oặt ra như cái dẻ khoai nướng thế này. Ông Thiều hốt hoảng bế nó quay về nhà và đặt bên Luca. Con chó đực lết sát bạn mình và hít khắp con vàng tơ. Dường như Luca phát hiện ra điều gì và nó rít lên cuống cuồng. Đêm, con chó cái không ăn một chút nào, đờ ra. Ông Thiều hấp tấp tra số máy gọi cho bác sỹ, bạn của con. “Nó bị dịch! Hà Nội và vùng ngoại vi đang có dịch triệu chứng như hiện tượng bác nêu. Chúng cháu chưa có biện pháp điều trị…” Ông Thiều bỏ máy, tới bên hai con chó. Mới có nửa giờ trôi qua mà con chó cái dường như trút hết sinh lực. Mắt nhắm nghiền. Nằm ngiêng, chân co quắp, như một cái xác không hồn. Thi thoảng oằn mình như muốn trỗi dậy mà chẳng được. Đúng khi ấy, chuông điện thoại réo. Tiếng con trai ông từ phi trường gọi về. “Con đã ra Hà Nội. Bố có khỏe không?” “Sớm mai anh vào đây. Con vàng bị ốm. Chắc chết.” Còn Luca? Nghe tiếng con, ông hình dung ra khuôn mặt lo lắng của nó. Vâng, sáng mai con sẽ vào thăm bố. Được, anh vào đây, tôi có chuyện muốn nói. Máy tắt. Hai cảm giác đan trộn trong ông Thiều. Ông nhìn đôi chó, tim nhói lên.

Suốt đêm ông Thiều luôn trở giấc. Ngày mai con ông sẽ tới. Cũng sớm mai là ngày lái buôn vào nhận hoa quả. Sau mưa, nắng bộn chộn, đu đủ rộ chín, hơn tấn bí ngô non cho các nhà hàng! Trăng đêm ấy tròn, vàng, trong, rực rỡ tỏa sáng khắp khu vườn. Suốt đêm con Luca lục sục. Nghe rõ tiếng nó thở, tiếng loạt soạt của miếng sốp, ông kê cho hai con vật bữa nào. Gần sáng, con Luca bỗng tru lên thảm thiết. Ông Thiều choàng thức, bật đèn, quên cả xỏ dép chạy ra.

Con vàng đã chết. Vàng tơ, bạn gái của Luca, đã chết. Chân duỗi thẳng, cứng queo. Mép rỉ ra một dòng máu tím sẫm. Luca nằm bên buồn rầu liếm láp bộ lông đã xơ xác của vàng tơ. Những con đực thường không khóc khi đau thương quá! Luca chúi mõm rúc vào bụng bạn chó tìm cái gì đó, không ai hiểu và chính nó không bao giờ còn có thể tìm thấy!
Ông Thiều không rất bận trong buổi sớm ấy. Chôn con vàng bên gốc hồng cách nhà hơn trăm mét, vội đón mấy người nông dân quanh vùng vào thu hái đu đủ, bọc giấy và đóng sọt, thu hái bí ngô xanh khắp xó xỉnh trong vườn. Tới quá trưa, mọi việc mới van vãn. Chuyến xe cuối cùng vừa rời khỏi vườn thì con ông tới. Luca chẳng thèm mừng cậu chủ. Nó hơi ngước lên và gục ngay mõm xuống đất, khép hốc mắt lòa.

Đó là một tối, lâu lắm hai cha con mới trò chuyện bên nhau. Ông nghe là chính. Thằng con kể về đồng bằng phía nam, về mấy người bạn ông khi nó tới thăm ở Sài gòn, về dự định của công ty chúng nó, những việc mà ông Thiều không mấy quan tâm lắm. Ngoài thềm, Luca khò khè thở. Tới 9 giờ tối. Như lệ thường, ông vặn nhỏ âm thanh tivi cho con ông xem tiếp. Tắt đèn. Ông ngủ sớm, dậy sớm. Song thực ra, ông đi nằm mà chưa ngủ. Ông muốn nói với con ông nhiều lắm mà không thể. Trong đêm, ông hình dung ra khuôn mặt của nó. Ông nhớ ra cả hồi nó còn nhỏ dại. Ông nhớ tới bao người bạn đã gục xuống, những kẻ không biết một ngày của hòa bình. Ông nghĩ, bây giờ chúng nó đã trưởng thành. Phải lựa lời. Thế hệ chúng nó bây giờ ghét nói dài. Sẽ bắt đầu, trở lại câu chuyện khẩu súng và cuộc sống thế nào cho nó hiểu? Sẽ nói về sự yêu sống của ông, thế hệ ông ra sao cho đủ ý, ngắn gọn? Gần sáng ông chợp mắt. Tới khi bừng thức thì mặt trời đã le lói sau những trảng lá thấp phía đông. Như mọi lần, ông xuống giường và bước tới bàn pha trà gần nơi Luca nằm. Ông giật mình. Không thấy Luca đâu nữa. Dậy! Dậy! Lu ca đâu? Đứa con ông choàng tỉnh. Nó vội vã xỏ dép, vội vã nhìn theo tay bố chỉ. Một vết trượt kéo dài trên đất mặt đất rời khỏi ổ ấm của con vật.
Trời ơi. Không thể tin được, Luca lòa và liệt đã vượt qua hơn ba trăm mét. Qua đêm, qua sương, qua những bụi gai dứa…tới bên mộ vàng tơ. Sao mày lại tới đây? Ông chạy thốc lại trước cả con và bế con vật lên: Luca! Luca! Tiếng người già khàn khàn, thảng thốt, đau đớn thầm âm trong khu vườn vắng.

Luca mãi thinh lặng. Luca mãi không trả lời. Lu ca mãi mãi không vẩy đuôi, thè lưỡi liếm, không bao giờ còn trên tay ông già những vệt ướt âm ấm. Cứng queo và lạnh toát, đôi mắt lòa đục, trợn ngược...

* * *

Sớm ấy, những người cắt cỏ vườn, thấy hai cha con ông già đắp một nắm đất và trồng cỏ. Chẳng ai biết, tại đó, chôn hai con vật sống hồn nhiên, chết không ngờ. Hai người đàn ông câm lặng làm việc bên nhau. Chẳng ai nói một lời và họ quay lại ngôi nhà sàn đẹp, tới bên cái ổ ấm mà hôm nào thôi còn có đôi chó bên nhau.
Ông già nhìn vào ổ chó, nhìn con. Thế giới quanh ông luôn thay đổi. Ông cũng thường ao ước cuộc sống thay đổi, đi lên để con cháu ông chẳng khổ như một thời của các ông. Cái chết của Luca càng làm cho ông chắc chắn thêm tin rằng, có một thứ giá trị dường như bất biến của muôn loài và, chính một sự bất biến ấy giúp thế hệ ông vượt qua nhiều điều tưởng như không thể. Ông rất muốn nói với đứa con thương yêu của ông rằng, cuộc sống có nhiều giá trị. Mỗi giá trị được coi trọng, tôn vinh, trở thành ý nghĩa của cuộc sống mới, nảy sinh trong hoàn cảnh sống cụ thể khác biệt của lịch sử. Nhưng sẽ cảm thấy cuộc sống vô lí, vô nghĩa, nếu như người ta không biết tìm thấy ý nghĩa trong mọi giá trị bằng cái nhìn hiểu biết và chia sẻ, thương yêu. Bố đã già, giờ đây mọi tham muốn vật chất đều vô nghĩa, vớ vẩn. Nhưng bố vẫn yêu sống vì yêu con. Muốn sống khi còn cần thiết cho con cái, cháu chắt, bè bạn…Đó là vài điều giản dị bố muốn tâm tình...
Nghĩ thế, nhưng không hiểu vì sao, ông không thể cất nên lời. Luca ơi. Sao mày không thể cất lên lời để nói về một tình yêu muộn màng và bất tử của loài chó
.
Làng Ngọc Hà - Bính Tuất
N.V.T



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC