Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Anh Nguyễn Thanh Sơn -thổ Phỉ

Thị Anh
post May 30 2006, 06:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Có một số lí do khiến mình cứ muốn gọi anh này là Sát thủ...


Văn học VN ở hải ngoại: Cần một cách nhìn gần gũi hơn...

Từ trái sang: nhà thơ Nguyễn Bá Chung, TS Vũ Minh Khương, Nguyễn Thanh Sơn, KTS Nguyễn Hữu Thái trong một cuộc tọa đàm tại Mỹ

TTCT - Nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Sơn vừa trở về sau hai tháng sang Mỹ nghiên cứu về văn học của người Việt ở nước ngoài theo lời mời của Rockefeller Foundation.

TTCT có cuộc trò chuyện cùng anh.

* Lâu nay dòng văn học hải ngoại (*) được đón nhận ở VN khá dè dặt và rụt rè. Bạn đọc trong nước hoàn toàn thiếu một cái nhìn có tính hệ thống về văn học Việt ở bên ngoài biên giới.

Dưới góc độ một nhà phê bình văn học trẻ, theo khá sát những dòng chảy văn học trong nước cũng như hải ngoại, lại vừa có một chuyến đi tìm hiểu về văn học hải ngoại, anh có thể nói cụ thể hơn về dòng văn học ấy qua nhận định của riêng mình?

- Trên góc độ nghiên cứu thì văn học VN ở hải ngoại là một hiện tượng nghiên cứu rất thú vị. Trước tiên nó mang đặc tính của một nền “văn học di dân”, khi những nhà văn, nói một cách hình ảnh, bị “bứng gốc” khỏi môi trường văn hóa quen thuộc của mình đặt vào một môi trường văn hóa xa lạ. Dễ hiểu tại sao sáng tác của các nhà văn di dân thế hệ thứ nhất thường xoay quanh những hoài niệm về đất nước, về thân phận người di dân, về những cú sốc văn hóa...

Các tác phẩm của họ, về một phương diện nào đó, còn có thể coi là “văn học miền Nam nối dài”, không có những đột phá lớn trong nghệ thuật và tư tưởng. Sau một thời gian văn học VN tại hải ngoại buộc phải đứng trước những lựa chọn và thách thức rất lớn: hoặc không thay đổi được, tiếp tục viết như một thứ “văn học miền Nam nối dài”, tự tách mình ra khỏi vận động chung của văn học VN và đứng trước nguy cơ không tìm được tiếng nói chung với người đọc của ngày hôm nay.

Hoặc tìm cách thay đổi, thông qua tiếp cận với văn hóa dòng chính của đất nước mà họ định cư để phát huy những giao thoa văn hóa, hay chuyển hẳn sang văn hóa dòng chính của nước sở tại, không còn sáng tác bằng ngôn ngữ Việt. Còn một cách nữa, đó là quay về với môi trường văn hóa trong nước, hòa nhập với những vấn đề của văn học VN nhưng vẫn giữ cho mình một cách quan sát của “người bên ngoài” với tất cả những ưu điểm và nhược điểm của nó.

Với riêng tôi, nét thú vị của văn học VN ở hải ngoại là những tương đồng của nó với văn học trong nước. Nó cung cấp một lăng kính để tìm hiểu những vấn đề của văn học VN hiện nay. Câu hỏi được đặt ra là: vì sao ngay cả khi được đặt trong một môi trường hoàn toàn khác, có điều kiện để tiếp xúc hằng ngày với tất cả những gì được coi là ưu tú của văn học thế giới, văn học VN cũng vẫn rất khó thay đổi? Vậy thì vai trò của môi trường sáng tác đối với nhà văn quan trọng đến đâu, và phải chăng có những vấn đề nằm trong ngôn ngữ và văn hóa của chúng ta?

* Trong chương trình của anh tại Mỹ, anh đã đọc và gặp gỡ những tác giả nào? Anh có thay đổi một vài quan điểm nào về nhà văn hải ngoại sau chuyến đi này?

- Chương trình nghiên cứu của tôi tập trung vào các nhà văn thuộc thế hệ một rưỡi và hai, tức là những người hoặc chỉ viết khi đã sống tại hải ngoại, rời khỏi VN khi còn nhỏ tuổi hoặc những nhà văn sinh ra tại hải ngoại. Trước đây tôi cũng đã theo dõi văn học VN ở hải ngoại và rất trân trọng sáng tác của một số nhà văn, nhà thơ như Trần Vũ, Đỗ Khiêm, Đinh Linh, Phan Nhiên Hạo.

Lần này tôi có gặp và “khám phá” ra một số tác giả mới như Nguyễn Hương (em gái của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh), Đặng Thơ Thơ, Nguyễn Danh Bằng, gặp một số nhà phê bình như Bùi Vĩnh Phúc, Trần Doãn Nho. Tôi cũng định phỏng vấn Lê Thị Diễm Thúy, tiếc là không thực hiện được. Tôi không gặp gỡ các nhà văn thế hệ thứ nhất, trừ hai nhà văn Hoàng Khởi Phong và Cao Xuân Huy, những người đã nhiệt tình cho tôi “tá túc” và tạo điều kiện để tiếp xúc với cộng đồng.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất có lẽ là cuộc tranh luận khá “nảy lửa” tại nhà của nhà văn Hoàng Khởi Phong quanh các chủ đề về tự do sáng tác, vai trò của phê bình giữa nhà văn Nguyễn Hương, nhà thơ Phan Nhiên Hạo, nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc, tôi, nhà văn Hoàng Khởi Phong và nhà văn Cao Xuân Huy, cũng như cuộc đối thoại với các sinh viên Đại học UC Berkeley đang theo học văn học VN, tổ chức tại nhà của anh chị Nguyệt Cầm/Peter Zinoman do anh Peter làm “trọng tài”.

Chuyến đi này cho tôi một số cái nhìn mới hơn và có lẽ gần gũi hơn về văn học VN tại hải ngoại. Một ví dụ: khi đọc Lê Thị Thấm Vân và thấu hiểu hơn cái bối cảnh của văn chương mà chị thể hiện, tôi cảm thấy muốn tìm hiểu kỹ hơn những nhà văn có xu hướng hay đi theo trường phái nữ quyền. Đối với những nhà văn nữ khác như Đặng Thơ Thơ, Nguyễn Hương cũng vậy: đặt trong môi trường văn hóa di dân, sáng tác của họ có những giá trị khác nữa.

* Theo anh, thế hệ những nhà văn gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Mỹ (thế hệ thứ hai với một vài tên tuổi được nhắc đến khá nhiều gần đây như Mộng Lan, Monique Trương, Đinh Linh...) có gì khác biệt so với thế hệ thứ nhất? Cụ thể hơn, tác phẩm của những nhà văn gốc Việt viết bằng tiếng Anh có khác nhiều những nhà văn Việt viết bằng tiếng mẹ đẻ?

- Cái khác cơ bản nhất là, có lẽ họ không còn nằm trong cái mà chúng ta gọi là văn học VN ở hải ngoại nữa mà đã thuộc về văn hóa dòng chính, sáng tác bằng ngôn ngữ nước sở tại, trở thành những nhà văn của nhóm thiểu số ở nước mà họ định cư. Những nhà văn này không còn bị quá khứ cầm tù nên tìm đến với những vấn đề mới mẻ hơn, tư duy của họ trẻ trung hơn.

Khi viết bằng một ngôn ngữ khác (tiếng Anh hay tiếng Pháp), tư duy và văn hóa của họ cũng thay đổi. Họ có những cái nhìn “từ bên ngoài” vào văn hóa VN, có những so sánh từ góc độ của “người ngoài” với bên trong (nhiều khi của chính họ). Điều đó vừa là điểm lợi thế, vừa là thách thức đối với họ.

Nhưng với tôi, có lẽ đó là những thách thức thú vị. Hà Tân (Ha Jin), một trong những nhà văn nổi tiếng gốc Trung Quốc, sáng tác hoàn toàn bằng tiếng Anh (trong khi ông nói tiếng Anh không được tốt lắm) và đã đoạt hàng loạt giải thưởng lớn của Mỹ (giải thưởng quốc gia National Book Awards, giải PEN Hemingway Awards) nói rằng một ngôn ngữ mới kích thích khả năng sáng tạo và tư duy của ông rất nhiều.

* Anh thấy có gì khác biệt giữa giới cầm bút trẻ trong nước và hải ngoại? Thật ra giới viết văn trong nước và hải ngoại, theo anh, bên nào có lợi thế hơn?

- Văn học trẻ ở hải ngoại có cái nhìn điềm tĩnh hơn với những thử nghiệm mới trong phong cách và nghệ thuật nhưng lại dễ phấn khích với những vấn đề như lịch sử, chính trị, văn hóa trong nước. Văn học trẻ trong nước “điềm tĩnh” hơn trong các vấn đề lịch sử, chính trị, văn hóa nhưng lại dễ phấn khích hơn với những thử nghiệm mà họ cho là mới. Mỗi bên đều có những lợi thế và thách thức riêng của họ.

* Nhà văn Thuận, tác giả của hai cuốn sách được xuất bản tại VN gần đây là Chinatown và Paris 11 tháng 8, trong một lần trả lời phỏng vấn tôi về đề tài này cũng nói rằng: “Dường như các tính từ trong nước và hải ngoại chỉ còn có ý nghĩa địa lý. Văn học VN hiện nay chưa đủ sức để gây nên những sự khác nhau. Trong nước và hải ngoại đều thích tự giới thiệu là nhà văn nhưng không thích coi viết là nghề tay phải”. Anh có đồng cảm với nhận định có phần chủ quan này của Thuận sau chuyến đi vừa rồi?

- Trong buổi thuyết trình của tôi tại Đại học tổng hợp Massachuset, cũng đã có tranh luận về tính chuyên nghiệp của nhà văn. Một giáo sư tại đó đã đưa ra ý kiến: khái niệm “nhà văn chuyên nghiệp” là khái niệm du nhập từ phương Tây, còn phương Đông không có khái niệm đó. Theo bà, áp dụng khái niệm “nhà văn chuyên nghiệp” là một biểu hiện của tư tưởng văn hóa “hậu thuộc địa”.

Tuy vậy chúng tôi cũng đồng ý rằng nên coi trọng tính chuyên nghiệp của nhà văn hơn là đi tìm định nghĩa nhà văn chuyên nghiệp - tức là nhà văn dành toàn bộ thời gian cho sáng tác. Thực tế là có rất nhiều nhà văn vừa làm một nghề khác vừa sáng tác và vẫn là một nhà văn hoàn toàn chuyên nghiệp, nếu chúng ta tính đến tính chuyên nghiệp trong sáng tác của họ.

Từng được đào tạo bài bản về báo chí và truyền thông ở Nga và Mỹ; hiện là giám đốc điều hành công ty truyền thông khá tiếng tăm T&A, Nguyễn Thanh Sơn vẫn được biết đến nhiều hơn với tư cách một nhà phê bình văn học trẻ, đọc nhiều, đi nhiều và thường đưa ra những nhận định (chủ yếu là về văn học trẻ) gây nhiều tranh luận. Tác giả của tập sách Phê bình văn học của tôi (NXB Trẻ, 2002).

Sau chuyến đi nghiên cứu về văn học hải ngoại theo lời mời của Rockefeller Foundation, Nguyễn Thanh Sơn tiếp tục nhận được học bổng tham dự chương trình nghiên cứu có tên “Nhà lãnh đạo châu Á” (Asia leadership fellow program) của Quĩ Nhật Bản và Trung tâm Quốc tế của Nhật Bản dành cho các nhà nghiên cứu châu Á.

Hằng năm Quĩ Nhật Bản sẽ chọn 6-8 người từ các quốc gia châu Á khác nhau (mỗi nước một người), tới Nhật Bản trong vòng hai tháng để cùng trao đổi và tìm hiểu những vấn đề văn hóa chung của châu Á. Chủ đề của chương trình năm nay là “Đa dạng hóa trong thống nhất - cộng đồng châu Á và xa hơn”. Chương trình bắt đầu từ tháng chín tới.

LÊ HỒNG LÂM thực hiện

(*) Thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ văn học của người Việt ở nước ngoài.


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post May 30 2006, 06:10 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Ku này chả khác gì em Vi Thùy Linh, bị cái bệnh lở mồm long móng, thích nói. Mà cái bệnh thích nói, thì lại hay nói bậy

Theo tin tức thì ku NTS nộp đơn đi nộp đơn lại ở William Center của mấy ku veteran da đen ở Boston mấy năm, năm nay là năm cuối cùng,chúng nó cho một cái vé sang. Thế mà cứ loè dân trong nước là "theo lời mời của Rockefeller Foundation." Rokefeller chỉ là bọn tài trợ to trên cao. Chúng tài trợ hàng trăm nghìn chương trình to nhỏ đủ kiểu. Anh du da den William Joinner là cựu chiến binh xin được một khoản mấy năm, ban cho mấy anh ku trong nước sang Boston nhi nhô. Mấy năm thôi. Bây giờ hết tiền rồi. Bị cắt rồi. Ku Nguyễn Thanh Sơn nạp đơn hộc xì dầu mấy năm, năm nay mới được cho cái vé đi Mẽo. Mời cái đ . gì Thôi dẹp cái giọng lưu manh đi nhé
"Văn học Miền Nam Nối Dài" thì đã sao.
Nói một tựa đề là đã nghe sặc mùi lưu manh và đặc óc. Đi buôn bò đi cho rồi . Biết cái đ. gì mà phê với chuẩn .

Được baconcua sửa chữa / chuyển vào 20:23 ngày 28/05/2006
Bình thường anh không muốn mất thời giờ giải thích cho các bé. Nhưng hôm nay anh phá lệ giải thích cho cái sự dốt của ku buôn tinh bò NTS cho các bé nghe một lần rồi tắt

Nền văn học Miền Nam nối dài có các ông các bà từ Bắc vào Nam năm 1975 "sững sờ, kinh ngạc" nhé. Các bé muốn biết "sững sờ kinh ngạc" như thế nào, thì chịu khó mò ra mà đọc nhé. Nói nhiều sanh ra giọng điệu phản động, chú Té canh me anh nhé

Nền Văn Học Miền Nam Nối Dài nếu ra ngoài nước mà tiếp tục, thì qúa tốt nhé. Vì như thế là văn hóa Việt Nam theo bước chân người di tản rải giống khắp địa cầu. Tiếng Việt có cơ hội lan tràn mầm giống. Dấu hiệu đáng mừng nhé. Người học cao hiểu rộng trông xa đầu óc lớn, thì phải nhìn đấy như một dấu hiệu lớn mạnh của văn hóa văn chương tiếng Việt nhé. Còn hơn chúng nó bỏ tiếng Việt đi học tiếng Anh và viết tiếng Anh hết thì văn hóa văn chương Việt Nam chỉ càng ngày càng teo chim teo bắp teo tiếng và cuối cùng là bị đồng hoá hết nhé

Ku như con bò có đọc mẫu tin sách sư bác Nhất Hạnh sắp được quay thành phim chưa. Tin này cực lớn đấy nhé. Dân rành thời sự biết tin này là cực lớn đấy nhé. Sư bác Nhất Hạnh là văn chương hải ngoại đấy nhé. Nhờ sư bác ôm chân hải ngoại ba mươi năm nên bây giờ mới trở thành nhà tư tưởng thế giới nhé. Chứ ở lại trong nước thì chắc cũng chỉ suốt ngày thiền như Tuệ Sỹ, hết trước tác gì nổi. Tư tưởng không cần nhiều. Chỉ cần một sư bác Nhất Hạnh cũng đủ lấy tín chỉ chọi lại ai muốn đòi tư tưởng hải ngoại ở đâu nhé. Anh không muốn kể thêm những tên tuổi khác mà các bé trong này không biết đến, chưa đọc họ bao giờ nhé. Về mặt nghệ thuật, em Riệu phải nhờ đến Hợp Lưu để thành tài tử nhé. Ba cái củ cải Tân Hình Thức Hậu Hiện Đại tuy bị chê nhưng chúng cũng chỉ có thể xuất phát từ hải ngoại nhé. Ngay cả bọn Mở Miệng cũng là phó sản của bọn Hậu HIện Đại do hải ngoại mang về nhé. Rồi thì hiện nay trên net thử hỏi trong nước có trang web nào văn chương nghệ thuật nào thuần túy như gio-o, hopluu, tienve, vanhoc, của hải ngoại chưa ? Cả nước còn chưa sản xuất ra một trang web văn chương nghệ thuật thuần túy. Còn nhờ đến báo tuoitre, thanhnien chấm com. Mấy tờ này có phải là tờ thuần túy văn chương nghệ thuật không. Hỏi tức là trả lời nhé

Một cái đầu không đủ thông để nhìn ra những chuyện be bé này thì nên câm họng lại vì nói ra chúng cười cho, thì làm sao đủ để nhìn xa hiểu rộng biết nhiều hơn về văn học hải ngoại, mà tuyên bố vung vít về văn học hải ngoại

baconcua


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
min
post May 30 2006, 06:27 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 220
Tham gia từ: 21-April 06
Thành viên thứ: 2.417

Tiền mặt hiện có : 1.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Hê hê, đọc thấy bài của Baconcua là rất hay.

Tớ có cảm tưởng là dân VN mình có dịp này dịp kia ra được nước ngoài phát biểu hội thảo tí là rất leng keng, ra oai ; nhưng thực ra bọn ở bản địa nó có xem ra gì đâu .



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post May 30 2006, 08:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Thị Anh @ May 29 2006, 11:08 PM)
Có một số lí do khiến mình cứ muốn gọi anh này là Sát thủ...




Nghe đồn anh Sơn là sát thủ tình trường. Hình như cũng là sát thủ kiêm bơm thủ cho các nhà văn nữ nữa.


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Cuội
post May 30 2006, 09:59 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Cheers, Darlin'


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 548
Tham gia từ: 8-April 06
Đến từ: Cung giăng
Thành viên thứ: 2.401

Tiền mặt hiện có : 36.074$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Nghe giang hồ đồn đại có lần anh í cua được chị HÁ! Công nhận nhìn kính trắng thích!

VTC lăng xê là nhà P.R. thành công nhất Hà nội

Em là em ghen ăn tức ở!

pirate.gif


--------------------
http://img88.imageshack.us/img88/2015/img27451rm5.jpg
Half-time
---
À, muốn tóc đẹp thì hãy mang bầu (@Sóc)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
min
post May 30 2006, 07:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 220
Tham gia từ: 21-April 06
Thành viên thứ: 2.417

Tiền mặt hiện có : 1.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Tớ thấy anh Sơn có cái tính là rất tiên phong liều mạng đi đầu trong phong trào khái quát cái này khái quát cái kia to to 1 chút, ví dụ như là Văn học trẻ Vn, Văn học Sex, rồi bi giừ là Văn chương hải ngoại .

Tiết mục văn chương hải ngoại rất to và rộng chứ không đơn giản là gặp gỡ 1 số anh tác giả quen biết, tâm sự tâm vật 1 hồi rồi thì viết ra 1 thứ gì đó kết luận .

Riêng về thiền sư Thích Nhất Hạnh thì các tác phẩm của ông cũng có thể liệt vào dạng văn chương. Sáng lập dòng Tiếp hiện, thiền sư Thích Nhất Hạnh chủ trương đưa đạo Phật vượt qua cái bức tường tôn giáo để đi vào đời sống thường nhật của con người. Tớ vào google trang tiếng Hung tìm tên thiền sư thì thấy rất nhiều, chủ yếu là giới thiệu về sách của ông, nhiều người tâm sự rằng sách của Thích Nhất Hạnh đã làm thay đổi cách nghĩ của họ, thay đổi cuộc đời và quan niệm sống của họ. Nước Hung là 1 nước nhỏ như thế, mà người ta cũng dịch sách của thiền sư TNH ra tiếng Hung thì đủ biết tầm cỡ ông đến mức nào. Sách của thiền sư được dịch qua hơn 20 thứ tiếng trên thế giới. Hiện cuốn " Đường xưa mây trắng " đã được 1 bác tỷ phú mua bản quyền và nghe nói sẽ dựng thành phim. Nếu nghiên cứu về mỗi thiền sư Thích Nhất Hạnh thôi cũng có thể kiếm được vài cái bằng tiến sĩ, huống hồ là văn học hải ngoại với 1 lịch sử trên dưới 30 năm khá phức tạp.

( Trong 1 tự thuật thì thiền sư TNH có kể là sau 1975, người ta tịch thu các tác phẩm của ông rất nhiều. Dù viết gì và ký tên dưới bút danh nào thì họ cũng soi ra và tịch thu. Tuy rằng TNH được biết tới như 1 người trung lập trong cuộc chiến VN )

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi min: May 30 2006, 07:20 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Jun 20 2006, 07:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



DIỄN ĐÀN VĂN HỌC TRẺ
· PHONG ĐIỆP: Nhà văn Bảo Ninh, trong bài viết Tiểu thuyết xếp đặt đăng trên văn nghệ Trẻ có viết: “ngày nay chúng ta dường như đang dợm chân bước vào một thời buổi văn chương mới lạ mà cái “Tôi Đây” là cảm hứng nếu không phải độc tôn thì cũng là cảm hứng đầu bảng cho cả quá trình sáng tác lẫn quá trình quảng cáo rao bán một truyện ngắn, một tiểu thuyết. Và như vậy thì tại sao chúng ta không dám bạo phổi lên mà làm Văn học Xếp đặt? Sao lại không thể có Truyện ngắn Chép từ truyện ngắn? Truyện ngắn Trộn thơ. Truyện ngắn Một chữ. Tiểu thuyết Không lời hoàn toàn giấy trắng. Tiểu thuyết trên kính. Tiểu thuyết Sơn mài Sơn dầu. Tiểu thuyết viết lên mặt chiếu, lên bờ tường, lên rổ rá?” Thưa anh Thổ, tôi muốn nghe ý kiến bình luận của anh?
THỔ PHỈ: Câu trả lời sẽ là “tại sao không?”, mặc dù tôi nghĩ cái chúng ta “dợm chân bước vào” là cái mà thế giới đã “dợm chân bước ra” từ lâu, cho nên chúng ta phải xem lại là với những thể loại “văn học xếp đặt” như vậy, chúng ta mang lại cái gì mới hơn về tư tưởng, về nghệ thuật cho độc giả đây, hay chúng ta chỉ làm vì “cũ người mới ta”. Nhiều năm trước, khi viết về “siêu tiểu thuyết” (hyper-fiction) trong thời đại của Internet, tôi đã ví những người viết hiện nay giống như những người bị đắm tàu, ngồi vô vọng trên một hoang đảo, giữa một đại dương chồng đống những trang web bị lãng quên như xác những con tàu đắm, và tác phẩm của họ cũng giống như những bức thư bỏ trong vỏ chai thả xuống biển, tuyệt vọng kêu lên “tôi ở đây!”. Nhưng ở Việt nam bây giờ, tôi có cảm giác người ta không mấy quan tâm đến nội dung của bức thư trong chiếc chai, mà quan tâm đến việc bỏ nó vào cái chai nào thì hợp mốt.
· PHONG ĐIỆP: Để đánh giá một tác phẩm có hay hay không, anh thường dựa vào những tiêu chí nào?
THỔ PHỈ: Có ba tiêu chí: tác phẩm có đem lại cho tôi một cái nhìn mới về tư tưởng tình cảm hay không, nghệ thuật ngôn từ có làm tôi khâm phục và tạo một khoái cảm khi đọc hay không, và nó có đóng góp gì cho hình thức thể loại của nó hay không.
· PHONG ĐIỆP: Sở dĩ tôi đi hơi lòng vòng một chút trước khi đề cập đến nội dung chính của cuộc trò chuyện của chúng ta ngày hôm nay là bởi lẽ dường như nghệ thuật xếp đặt hiện nay có vẻ rất được “sính” dùng....
THỔ PHỈ: Những người còn trẻ thường không bằng lòng với những cái cũ, và nhu cầu đi tìm những hình thức biểu hiện mới, những không gian nghệ thuật mới, những thử nghiệm mới là một nhu cầu hết sức chính đáng và đáng được tôn trọng. Nhưng họ cũng phải chấp nhận một luật chơi công bằng khác và cũng phải được tôn trọng: không thể nấp sau lưng cái “mới”, đưa ra những giá trị giả mà đòi hỏi công chúng tung hô mình. Ở đây có lẽ phải tìm một cách định nghĩa về cái mới. Tôi thiên về ý cho rằng, cái mới là cái giúp tôi có một cái nhìn mới đối với những vấn đề cũ. Cái mốt, cái thời thượng của nghệ thuật sắp đặt, của nghệ thuật trình diễn, của nghệ thuật thị giác sẽ chẳng đưa chúng ta đến đâu nếu nó không đưa ra cho chúng ta những giá trị tinh thần mới. Nghệ thuật biểu hiện là quan trọng, nhưng không bao giờ là tất cả.
· PHONG ĐIỆP: Và quay về tập Thời hôm qua, khoái cảm và điên rồ hợp lý (gồm ba phần: Cửa sổ đập; Cá thể ướt kì lạ và Do đó nó lại đến) vừa mới ra mắt của tác giả Nguyễn Thuý Hằng mà chúng ta chọn để bàn hôm nay, có người cho rằng nghệ thuật xếp đặt được/ bị tác giả sử dụng đến mức lạm dụng. Anh nghĩ sao?
THỔ PHỈ: Chúng ta đừng quên Nguyễn Thuý Hằng còn là một hoạ sĩ, cho nên, tôi nghĩ có thể hiểu được ý muốn của chị khi đưa nghệ thuật sắp đặt vào trong tác phẩm của mình. Nhưng ngôn ngữ biểu hiện của hội hoạ khác với ngôn ngữ biểu hiện của văn học, “văn học hoá” những suy tư có lẽ thích hợp hơn với tư duy hội hoạ khiến cho tác phẩm của chị trở thành một mớ bòng bong.
· PHONG ĐIỆP: Nhưng giả sử - tôi muốn nhấn thêm vào hai chữ giả sử- một ai đó thành công trong việc kết hợp giữa ngôn ngữ hội hoạ và ngôn ngữ của thơ ca, dẫn đến những xúc cảm thẩm mỹ cho công chúng thì cũng là điều cần phải ghi nhận đấy chứ, phải không anh? Và vì vậy không phải vô cớ mà người ta nói rằng những thử nghiệm ban đầu luôn khó khăn và phải trả giá nữa...
THỔ PHỈ: Vâng, nếu được thế thì còn gì bằng, nhưng hình như chưa ai thành công lắm. Ngày xưa, tôi rất xúc động khi xem những phụ bản mà Saint Exupery tự minh họa cho cuốn Hoàng tử nhỏ của mình. Các bậc thầy trong văn chương đã thử nghiệm cách xây dựng tiểu thuyết như xây dựng một tác phẩm âm nhạc chẳng hạn. Nhưng thực sự mà nói, một sự kết hợp hoàn hảo của hội họa và văn học vẫn chưa xảy ra. Tôi luôn luôn tán thành những thử nghiệm, và đánh giá cao những người dám thử nghiệm, nhưng sau đó, chúng ta phải nhìn vào tác phẩm của họ và trung thực mà nói nó có thành công hay không.
· PHONG ĐIỆP: Lướt qua những địa điểm được tác giả Nguyễn Thuý Hằng chọn làm nơi viết nên những tác phẩm của mình, tôi thấy chúng đa phần là những quán cafe. Phải chăng không gian sáng tạo của văn học thế hệ @ đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Anh nghĩ sao?
THỔ PHỈ: Nhà văn viết ở đâu thì có gì quan trọng! Có người thích viết ở bàn làm việc, có người ở quán cà phê, có người phải thuê phòng trọ, có người viết ở sân bay…Quán cà phê hay được gọi là một “nơi chốn thứ ba” của con người, một không gian khác với không gian của ngôi nhà họ ở và cơ quan nơi họ làm việc. Có thể là thế hệ nhà văn @ có nhu cầu thể hiện, ngay cả khi sáng tác, như chúng ta đã nói ở trên, cái “tôi ở đây”. Nhưng phải xét đoán nhà văn theo tác phẩm của họ chứ không phải nơi họ viết.
· PHONG ĐIỆP: Nhưng cảm hứng có thể nảy sinh từ chính nơi họ chọn để sáng tác. Anh có để ý không, trong Thời hôm qua, khoái cảm và điên rồ hợp lý, có khá nhiều đoạn cảm xúc được “đánh thức” thế này:
“sáng T7.20.1.04
Chúng tôi đã kêu hai phần ăn thật giống nhau: trứng, khoai tây, thịt rán. Chính giữa là một nước suối, một ly cam, một da con báo” (đoạn 19 - quyển 3)
“ý tưởng : mô hình cafe
Quán nhỏ, khoảng 20 người ngồi
Bàn hình vuông hoặc tròn, nhỏ, diện tích dủ cho một người. Ghế và bàn tự tay đóng lấy. Bằng gỗ. Thấp
(...)Tương tự như vậy, tôi sẽ nói tiếp những ý tưởng khác cho dạng cafe_ngồi đồng ở những mục kế tiếp” ( đoạn 32- quyển 3)
THỔ PHỈ: Thì cảm hứng có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Người ta có thể viết về tờ thực đơn, về cái gạt tàn thuốc, về một ánh mắt, thậm chí một cái gót chân của cô gái ngồi bàn bên cạnh cơ mà. Đây chỉ đơn giản mô tả một “cú nhẩy” của suy nghĩ, chứ tôi nghĩ chẳng có văn học gì ở đây cả.
· PHONG ĐIỆP: Và điều tiếp theo mà tôi muốn hỏi : Liệu có thể/ có nên nghi ngờ về cái gọi là thơ/ sáng tạo thơ ca ở những dòng mà tôi vừa trích dẫn trên đây được không, thưa anh Thổ?
THỔ PHỈ: Với tôi, đó không phải là thơ


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Jun 20 2006, 07:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



PHONG ĐIỆP: Theo anh, điểm khác biệt nổi bật nhất giữa thơ hiện đại và thơ truyền thống là gì?
THỔ PHỈ: Trả lời câu hỏi này có vẻ “trói voi bỏ rọ” quá! Có thể thơ hiện đại đang trong quá trình “tìm kiếm” ngôn ngữ thể hiện, còn thơ truyền thống đã nhất quyết “yên ổn” rồi chăng?
· PHONG ĐIỆP: Hơi lan man một chút, Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc mới đây diễn ra tại Hội An, một đêm thơ trẻ ngoài trời đã được tổ chức. Song điều đáng tiếc/ đáng buồn là bên cạnh việc các nhà thơ trẻ đọc thơ cho nhau nghe còn những người dân Hội An thì thất vọng. Họ không tìm được sự đồng cảm...
THỔ PHỈ: Tiếc là tôi không thể đi dự Hội nghị viết văn trẻ nên không thể bình luận gì nhiều về các nhà thơ và công chúng của họ. Tôi thuộc loại người bảo thủ cho rằng rằng thơ thì nên đọc trong im lặng chứ không phải đọc ở quảng trường
· PHONG ĐIỆP: Có một số người bạn than với tôi: họ đã đọc, nói đúng hơn là cố đọc cái gọi là thơ cách tân hiện nay. Đọc để xem các tác giả cách tân như thế nào, đọc để mình không bị tụt hậu. Nhưng càng đọc họ càng hoang mang giữa một mớ hỗn độn được khoác lên mình cái gọi là thơ...
THỔ PHỈ: Có những thử nghiệm thành công và những thử nghiệm thất bại. Thành công thì sẽ tìm được đến với trái tim người đọc, thất bại thì sẽ trở thành một mớ hỗn độn không đáng được gọi là thơ. Tuỳ thuộc người viết tìm thấy một phương thức nghệ thuật mới hay chỉ làm trò xiếc với từ ngữ để hòng đạt được sự chú ý của đám đông
· PHONG ĐIỆP: Tôi rất thích hình ảnh chú mèo với cuộn lên rối mà anh dùng để nói về tập sách Thời hôm qua, khoái cảm và điên rồ hợp lý của Nguyễn Thuý Hằng. Nhưng như tác giả này tự lý giải: “ tôi từ chối một cách sống và một lối viết ngăn nắp, có trình tự và tử tế” và “tôi muốn thử thách sự kiên nhẫn của bạn đọc” hay “ tôi muốn thay đổi cách cảm thụ” “thay đổi cách đọc thông thường của độc giả”...Anh sẽ bác bỏ lập luận này như thế nào?
THỔ PHỈ: Từ chỗ “muốn” đến chỗ “làm được” là một khoảng cách rất xa. Tôi nghĩ Nguyễn Thuý Hằng muốn rất nhiều, như nhiều người viết thông thường khác, nhưng tác phẩm của chị không làm được điều đó, và khi đó, những câu như “thay đổi cách đọc thông thường của độc giả”, “thử thách kiên nhẫn của bạn đọc” chỉ là một lối nguỵ biện- và hàm chứa trong nó thái độ coi thường độc giả. Có một số người còn chê bai cái mà họ gọi là cách đọc tuyến tính của độc giả hiện nay. Thế nào gọi là cách đọc tuyến tính, thế nào là cách đọc phi tuyến tính? Bộ óc con người phức tạp như vậy, tư duy con người khó nắm bắt như vậy, làm gì có cách đọc nào gọi là cách đọc tuyến tính!
· PHONG ĐIỆP: Đọc Thời hôm qua, khoái cảm và điên rồ hợp lý, không quá khó khăn người đọc có thể tìm được những mẩu tin đại loại như: “ĐẶC BIỆT ĐỂ LÀM GỎI CUỐN VÀ CHẢ GIÒ VIỆT NAM Thành phần: gạo, tinh bột sắn, muối, nước Size: 22cm Sản xuất tại Việt Nam...” Anh có bình luận gì về thủ pháp đưa những “vật thể ngoài văn chương” như thực đơn, mẩu báo, tin quảng cáo, một đoạn thư tình, bài hát xuyên tạc vào tác phẩm mà tác giả Nguyễn Thuý Hằng đã sử dụng khá nhiều trong tác phẩm của mình?
THỔ PHỈ: Cũng là một thứ thời thượng, như cách người ta đưa âm thanh đường phố, những tiếng động kỳ lạ, những tiếng rao đêm vào các tác phẩm âm nhạc đương đại. Bản thân thủ pháp này không có lỗi, nhưng điều quan trọng là nó nói lên cái gì, phần đóng góp của nó ở đâu trong tác phẩm. Ai hay nghe nhạc của Pink Floyd chẳng hạn, luôn luôn bị ấn tượng bởi cái tính “tầng tầng lớp lớp” của các bản nhạc, khi mỗi một tiếng trực thăng, một tiếng la hét đều được tính toán và đặt đúng chỗ trong tác phẩm, tạo ra những hiệu ứng đặc biệt. Đưa những “vật thể ngoài văn học” vào văn học mà không tính được vị trí của nó, hiệu ứng của nó, thì cũng là một cách bắt chước Tây Thi nhăn mặt mà thôi.
· PHONG ĐIỆP: Nhà thơ Dư Thị Hoàn cho rằng: “năng lực bẩm sinh của người nghệ sĩ là sáng tạo ra cái mới, nhưng chính vì cái mới mà người tạo ra nó luôn bị bắt bẻ, kháng cự, thậm chí bị khước từ”. Theo anh, nói như vậy có thoả đáng hay không?
THỔ PHỈ: Thú thật tôi rất sợ những ngôn từ bóng bẩy và cách nói khoa trương như vậy. Chỉ có tài năng bẩm sinh, chứ làm gì có năng lực bẩm sinh. Năng lực của người nghệ sĩ, theo tôi, là khả năng sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật, và sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật là tổng hoà của tài năng, tư duy sáng tạo, lao động nhiệt thành và học hỏi miệt mài- nó không dành toàn bộ chỗ cho những thứ gọi là “bẩm sinh”. Một tác phẩm nghệ thuật, ngoài cái “mới” ra, còn phải có cái “hay”. Chúng ta không thể làm một phép qui nạp đơn giản, dựa vào việc có một số tác phẩm hay phải mất một thời gian dài để được công chúng công nhận để cho rằng những tác phẩm không được công chúng công nhận là những tác phẩm hay. Không phải vì một số cái mới bị “bắt bẻ, kháng cự, thậm chí bị khước từ” mà cho rằng tất cả những tác phẩm bị công chúng “bắt bẻ, kháng cự, thậm chí khước từ” là những tác phẩm mới.
· PHONG ĐIỆP: Tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi nghe Nguyễn Thuý Hằng, một người sinh ra ở Việt Nam, nói tiếng Việt - tóm lại là một người Việt nam, có thể phát ngôn rằng: “ Mặc dù sinh ra và lớn lên ở Việt nam, nhưng tôi luôn có cảm giác xa lạ với chính môi trường tôi đang sống” và “chỉ có thể lí giải tại sao quá khứ và hiện tại của dân tộc Việt rất có ít liên hệ với sáng tạo của tôi như việc bạn đã từng bơi quá nhiều, phải vùng vẫy và sử dụng quá nhiều năng lượng chỉ để xoay sở và tồn tại trong một vũng nước bé xíu”?
THỔ PHỈ: Nhà văn viết truyện viễn tưởng Haminton người Anh có một truyện ngắn rất hay tên là “Đứa con của những vì sao”, trong đó ông so sánh con người của Trái đất khi lần đầu tiên tiếp xúc với những nền văn minh bên ngoài như một đứa trẻ vốn sống trong nhà, lần đầu tiên của bước ra khỏi ngưỡng cửa, bị choáng ngợp bởi thế giới ấy, vấp ngã và oà khóc. Sau bao năm lăn lộn, khi tóc đã hoa râm, con người ấy rồi sẽ trở lại, bước qua ngưỡng cửa của căn nhà quen thuộc và lại oà khóc. Tôi nghĩ Nguyễn Thuý Hằng là đứa trẻ ấy, hãy còn nông nổi và nhẹ dạ khi nhìn ra thế giới bên ngoài mà quên đi thế giới đầm ấm của ngôi nhà quen thuộc, tự làm nghèo tâm hồn mình đi bằng cách từ chối nó. Rồi với thời gian, cô ấy sẽ hiểu rằng những tuyên ngôn kiểu như vậy là những tuyên ngôn dại dột và vô trách nhiệm của một người chưa trưởng thành.
· PHONG ĐIỆP: Tôi mới nhận được một bài viết của tác giả Thanh Hằng với nhan đề “Thùng rỗng thường kêu to”. Trong bài có đoạn viết “Trong các cuộc tranh luận này, thường thấy ngay phía sau các “nhân tài” là một số người tung hô, chỉ bảo” “thiên tài” A thì có nhà văn X. đỡ đầu, còn “nhà thơ của thế kỷ” là của nhà thơ Y. và mới đây nhất, “thiên sứ” Z. lại được nhóm “ văn nhân” N, bảo lãnh”. Còn về tác giả Nguyễn Thuý Hằng, có người xưng tụng rằng “ có lẽ Hằng đã làm nên một trường phái thơ hiện đại Việt Nam theo một nghĩa nào đó” Anh có nghĩ rằng sự ồn ào “ngoài văn chương” đã và đang làm “nhiễu” những giá trị thực của văn chương?
THỔ PHỈ: Vâng, tôi nghĩ những lời xưng tụng quá đáng như vậy chẳng giúp ích được gì cho độc giả cũng như cho những nhà văn mới. Chúng ta hình như có khá đủ các “siêu mẫu”, “thiên tài”, “nhà thơ thế kỷ” nhưng chẳng có ai căn cứ vào tác phẩm của họ để giải thích cho chúng ta về tài năng xuất chúng của họ.
· PHONG ĐIỆP: Văn học trẻ hiện nay còn thiếu điều gì, theo anh?
THỔ PHỈ: thiếu những khoảng lặng, thiếu sự vô danh, thiếu rất nhiều tình yêu thuần khiết với văn học, một tình yêu bắt buộc người ta phải miệt mài học tập, làm việc để sáng tạo ra tác phẩm. Thiếu sự trân trọng với những giá trị của ngày hôm qua, thiếu hiểu biết về ngày hôm nay, thiếu tư duy về ngày mai. Có rất ít các nhà văn trẻ dám đi vào những vùng thời gian không quen thuộc với mình như quá khứ hoặc tương lai, mà vẫn quanh quẩn với những trang viết về những câu chuyện hàng ngày mà họ...
· PHONG ĐIỆP: Trong bài trả lờì gần đây trên báo chí anh có nói rằng: “Văn học trẻ trong nước “điềm tĩnh” hơn trong các vấn đề lịch sử, chính trị, văn hóa nhưng lại dễ phấn khích hơn với những thử nghiệm mà họ cho là mới”. Vậy lợi thế và thách thức mà họ phải đối mặt là gì, theo cách phân tích của anh?
THỔ PHỈ: Tôi đặt chữ “điềm tĩnh” ở trong ngoặc, tức là cái “điềm tĩnh” này không mang ý nghĩa tích cực. Lợi thế của văn học trẻ là họ còn...trẻ, tư duy chưa bị đông cứng, khả năng làm việc mạnh mẽ, có nhiều cơ hội tiếp xúc so sánh với các nền văn hóa khác. Thách thức của họ là liệu họ có tận dụng được hết những lợi thế của tuổi trẻ hay không, có tạo được sự cân bằng của một trái tim nóng bỏng với một cái đầu lạnh hay không.
· PHONG ĐIỆP: Từ sau tập sách Phê bình văn học của tôi (NXB Trẻ, 2002) gây khá nhiều tranh cãi, anh có định tiếp tục ra một cuốn mới nữa?
THỔ PHỈ: Bạn nói đúng. Phê bình văn học của tôi là một tập sách- nó là một tập hợp các bài viết nhỏ. Bây giờ tôi mong muốn có thể viết cho xong một cuốn sách mới.
· PHONG ĐIỆP: Anh có thể hé lộ chút thông tin được chăng?
THỔ PHỈ: Cuốn sách này có tên là Văn học Việt nam hậu đổi mới, chủ yếu cố gắng tìm hiểu lý do tại sao văn học của chúng ta thời gian vừa qua lại ngưng trệ như vậy
· PHONG ĐIỆP: Tập sách trước, theo chỗ tôi biết, nhiều tác giả bị anh “điểm mặt” đã tỏ thái độ giận dữ. Liệu đến cuốn này...
THỔ PHỈ: Vâng, chắc sẽ làm nhiều người còn giận dữ hơn...Cũng chẳng biết làm sao được...
· PHONG ĐIỆP: Vâng, “biết làm sao được” khi anh đã chọn cho mình một “nghề nguy hiểm”! Nhưng tôi chắc nhiều người sẽ tìm đọc cuốn sách mới của anh. Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Jun 20 2006, 07:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :




Đỗ Minh Tuấn - Nguyễn Thuý Hằng - Người mộng du chuyên nghiệp



Bộ sách Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý của tác giả Nguyễn Thuý Hằng do NXB Trẻ cấp giấy phép vừa ra mắt sôi nổi tại Viện Goethe với những dư luận trái chiều. Bằng vào số lượng các bài viết đã được công bố thì thấy rõ các ý kiến khen ngợi, bảo vệ, thậm chí tâng bốc bộ sách là nhiều hơn những ý kiến phủ định, chê bai mà đến nay mới thấy có hai bài của Nguyễn Thanh Sơn. Vậy mà, trong bài trả lời phỏng vấn in trên Văn Nghệ Trẻ số 23 ngày 4-6-2006, Nguyễn Thanh Sơn đã thản nhiên khẳng định rằng bộ sách của Nguyễn Thuý Hằng nằm trong số những tác phẩm “bị công chúng bắt bẻ kháng cự, thậm chí khước từ”. Ở đây, Nguyễn Thanh Sơn đã bộc lộ thái độ cảm tính chủ quan, hay anh tự coi mình chính là đại diện của công chúng? Hay, nói theo cách anh đã nói về Nguyễn Thuý Hằng, anh đang đã làm cái việc “nấp sau lưng công chúng” để liên tục ném ra những ý kiến cá nhân?

Nguyễn Thanh Sơn viết: “chúng ta hình như có đủ các siêu mẫu, thiên tài, nhà thơ thế nhưng chẳng có ai căn cứ vào tác phẩm của họ để giải thích cho chúng ta về tài năng xuất chúng của họ”. Ðây là một đòi hỏi đúng về nguyên tắc - phải căn cứ vào tác phẩm để phân tích và bình giá. Thế nhưng bản thân Nguyễn Thanh Sơn cũng hầu như chẳng căn cứ vào tác phẩm của Nguyễn Thuý Hằng mà chỉ chú tâm bàn những chuyện ngoài tác phẩm. Anh qui kết Nguyễn Thuý Hằng “nấp sau lưng cái mới”, chạy theo “thời thượng” “hòng đạt được sự chú ý của đám đông”. Những quy kết động cơ như vậy thật thiếu căn cứ. Bộ sách của Nguyễn Thuý Hằng được tổ chức như một chỉnh thể với ba phần khác nhau gắn kết hữu cơ trong một cách nhìn nghệ thuật khá táo bạo và mới lạ, thế nhưng Nguyễn Thanh Sơn chỉ dẫn ra mấy bức vẽ ở cuối sách, qui về chuyện sắp đặt trong nghệ thuật tạo hình, so sánh với những bức vẽ minh hoạ trong Hoàng tử bé của Saint Exupery rồi phán rằng một sự kết hợp thành công giữa hội hoạ và văn học vẫn chưa xảy ra (!). Ðánh đồng sắp đặt với hội hoạ và minh hoạ là những lầm lẫn trùng điệp về học thuật. Quy sự thể nghiệm trong tác phẩm của Nguyễn Thuý Hằng về sự kết hợp giữa văn học và hội hoạ là một sự đánh tráo vấn đề rất cẩu thả. Vì ba tập sách của Nguyễn Thuý Hằng tuy thể hiện cơn mộng du thẩm mỹ của một họa sĩ trong đời sống đương đại hỗn tạp và dung tục, nhưng không phải là một nỗ lực dung hợp văn học và hội hoạ. Những bức tranh ở cuối tập Do đó, nó lại đến chỉ là những biển báo nho nhỏ cho cái địa chỉ thẩm mỹ mà cuộc mộng du của thi sĩ đã đưa họ đến, không phải là những bức minh hoạ như của Saint Exupery hay những đứa con lai của hội hoạ và thơ.


Nỗ lực thẩm mỹ hoá một thế giới dung tục

Nguyễn Thanh Sơn đã nghiễm nhiên qui luôn tất cả ba tập sách về thể loại thơ và cho rằng viết như trong tập Do đó, nó lại đến không phải là thơ. Trong cảm nhận của tôi, bộ sách Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý là một tác phẩm tổng hợp các thể loại: thơ, truyện ngắn, thư từ, nhật ký, tạp ghi, lưu niệm với một cảm hứng thẩm mỹ xuyên suốt mang nhiều yếu tố đột phá mới lạ, kích thích cảm hứng sáng tạo cho người đọc. Nguyễn Thuý Hằng đã hai lần nhắc đến cụm từ “người mộng du chuyên nghiệp”. Cụm từ đó có thể dùng để nhận diện chính tác giả của bộ sách độc đáo này.

Phần đầu Cửa sổ đập có thể thấy nổi bật lên cảm hứng chiêm ngưỡng “người chết trôi đẹp nhất trần gian”, đó là sự cảm nhận có phần duy mỹ về thế giới đương đại. Phần hai Cá thể ướt kỳ lạ là nỗ lực cổ tích hoá những con người, những đồ vật tầm thường trong cuộc sống đương đại, như một Andersen của thời đại A còng. Phần thứ ba Do đó, nó lại đến là những nỗ lực thẩm mỹ hoá cuộc sống thường nhật hỗn tạp trong những không gian sinh hoạt cũ nát và vô vọng.

Xuyên suốt cả ba tập sách là một nỗ lực thẩm mỹ, một khát vọng thăng hoa, một cái nhìn huyền thoại của người hoạ sĩ mộng du nghệ thuật luôn nhảy vọt khỏi cái thế giới chết chóc tầm thường và thực dụng. Hãy đọc kỹ các tạp ghi trong tập Do đó, nó lại đến ta sẽ thấy lúc đầu các thực phẩm chỉ là đồ ăn trong thực đơn, nhưng sau đó những đồ ăn ấy được nhìn như chất liệu của hoạ sĩ cho một tác phẩm sắp đặt hay một không gian thẩm mỹ. Nếu trước đây nhân vật của Nam Cao trong “Sáng trăng” nhìn vầng trăng như thứ thực phẩm không ăn được, thì giờ đây Nguyễn Thuý Hằng nhìn tất cả thực phẩm ăn được như những mảnh trăng. Ðó là mọt sự đảo thế có tầm văn hoá, bộc lộ một nội lực thẩm mỹ lớn. Cách nhìn của Nguyễn Thuý Hằng thấy thế giới như tác phẩm sắp đặt, thức ăn như chất liệu hội hoạ cũng đáng trân trọng như cách nhìn của Don Quichotte nhìn những cối xay gió thành những gã khổng lồ. Don Quichotte bị ám ảnh bởi khát vọng giải phóng con người khỏi bất công, còn Nguyễn Thuý Hằng bị ám ảnh bởi khát vọng thẩm mỹ hoá thế giới tầm thường và dung tục.

Cái nhìn mới mẻ xuyên suốt ba tập sách là cái nhìn của một hoạ sĩ chuyên nghiệp, nhìn vào đâu cũng thấy màu sắc bố cục và ý tưởng tạo hình. Nỗi đam mê tạo hình chi phối cách nhìn cuộc sống của tác giả. Nhà thơ-hoạ sĩ hiện ra trong tư cách một thầy phù thuỷ, không chỉ tạo ra những bức tượng từ những thực phẩm, những phế liệu của đời sống, mà còn thổi vào những hình nhân đó một sinh khí mới của vương quốc huyền thoại-thẩm mỹ mà mình vẫn hằng sống trong những cuộc mộng du:

“Tôi bắt đầu dựng năm hình người lần lượt theo các chất liệu sau: sắt vụn, nắp chai rượu sâm banh, giấy báo, ly cafe, giấy Strada, lốp xe cũ. Sau đó tôi đặt tất cả năm hình người này ngồi vào năm chiếc ghế.” (Do đó, nó lại đến - trang 96)

Nguyễn Thanh Sơn thấy tác giả đưa thực đơn vào tác phẩm vội liên tưởng ngay tới thơ và tiểu thuyết hậu hiện đại của các ông bà Tây. Cái lối tư duy cứ đem chữ nghĩa của hôm nay lùa vào những cái khuôn của quá khứ để tung hô hay dè bỉu là lối tư duy gọt chân cho vừa giày, quan liêu và tàn nhẫn. Tại sao ta không thể đối diện với chính tác phẩm cụ thể của hôm nay để nhận diện, giải mã cho cái riêng, cái mới của tác giả chưa hề có trước đây? Việc dùng các tên tuổi để trấn áp hay dùng các cụm từ “một mớ hỗ độn”, “trò xiếc với từ ngữ” để quy chụp chỉ biểu hiện một thái độ lười biếng và học phiệt. Nếu đọc kỹ Nguyễn Thuý Hằng ta sẽ thấy cái bản lĩnh đối mặt với thế giới chết chóc, đói khát, dung tục và thực dụng hôm nay để tìm kiếm, sáng tạo một thế giới thẩm mỹ thăng hoa từ chính thế giới có vẻ phi thơ ấy.

Có thể nói văn học của chúng ta chưa có tác phẩm nào thể hiện cơn mộng du thẩm mỹ xuyên qua từng chữ, từng trang như Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý. Một khối thịt cằn cỗi cũng được Nguyễn Thuý Hằng chắp cánh cho bay trên một đám mây, xác chết trôi cũng trở thành một hình ảnh “đẹp nhất trần gian”, quỷ cũng “trang trí cho phần mộ của nó”. Những khát vọng sáng tạo, thăng hoa bứt phá khỏi đời sống thường nhật đầy nhàm chán với kinh nguyệt, tiểu đường và thực đơn các loại cứ le lói, lởn vởn, ám ảnh trong từng trang ghi chép có vẻ tuỳ tiện và dễ dãi. Người nghệ sĩ muốn chiếm đoạt toàn bộ đời sống thường nhật vô hồn nhàm chán, tẻ nhạt và đơn điệu… làm chất liệu xây dựng thế giới nghệ thuật mang một trật tự mới, một sinh khí mới. Cái ám ảnh thường trực về một thế giới thẩm mỹ như Nguyễn Thuý Hằng đã thể hiện là một điều khá mới mẻ trong văn học Việt Nam.

Trong ba tập sách có nhiều ẩn dụ mang mã tư duy sáng tạo của Nguyễn Thuý Hằng, đó là những huyền thoại về sự thăng hoa của cái đẹp. Ẩn dụ “nhảy múa trên khúc xương” và “người chết trôi đẹp nhất trần gian” là hành trình cái đẹp thăng hoa từ cái chết; ẩn dụ người gỗ cạo mặt nói về sự cộng sinh của cái đẹp với cái giả tạo; ẩn dụ cái nắp cống là chuyện cổ tích về lịch sử cái đẹp ở nơi tận cùng dơ dáy; ẩn dụ đàn bò tái sinh từ những miếng thịt bò trong lò vi sóng là một huyền thoại về sự thăng hoa vượt thoát khỏi tư cách thực phẩm tầm thường để trở thành công dân của vương quốc nghệ thuật v.v.…

“Lạ thay khi nút báo của nồi cơm điện nhảy tách từ màu đỏ sang màu xanh thì tôi lại nghe tiếng rống nho nhỏ từ bên trong, mở ra thì thấy một chú bò bé bằng con chuột nhắt đang bơi lội giữa hành, tỏi, dấm và vài con tôm nhỏ. Chú bò nhỏ bỗng cựa quậy và nhảy phắt ra khỏi nồi, đi lung tung, sục sạo khắp nơi trong nhà. Cuối cùng, chú bò đến chân tôi, cạ cái mõm vào cổ chân, rồi cứ đứng nhìn tôi chờ đợi.” (Do đó, nó lại đến, trang 65)

Sự hoá thân, tái sinh vừa kỳ diệu, vừa khiếp đảm vừa đầy khả nghi đó giống như Chúa-Jêsu-nghệ-thuật tái sinh trên thập giá của đời sống dung tục. D. T. Suzuki đã viết đại ý: “Những bông hoa dại ngoài đồng nhỏ bé khiêm nhường và giản dị biết bao. Nhưng nếu ta chăm chú nhìn vào nó, đến một lúc nào đó ta sẽ thấy nó lộng lẫy hơn cả vua Salamon lúc Ngài còn sống”. Nguyễn Thuý Hằng y như một thiền sư nhìn đăm đăm vào đồ vật và thực phẩm để đi tới môt khoảnh khắc bừng ngộ. Vật thể bước ra từ lò vi sóng chính là những ý tưởng sáng tạo, những hình tượng nghệ thuật vụt hiện làm người nghệ sĩ ngây ngất và choáng váng. Trong cái sa mạc mênh mông của một đời sống đầy chết chóc, bệnh tật, dung tục và nhàm chán vẫn dai dẳng một năng lực huyền diệu để chuyển hoá đồ đạc, thực phẩm, xác chết thành nghệ thuật, thành những giấc mơ. Ðó là do phép lạ của cái nhìn nghệ sĩ phóng chiếu vào đời sống. Ðiều kỳ diệu đó luôn ú tim, thấp thoáng ẩn hiện trong đời sống hàng ngày, trong lúc ăn lúc ngủ, lúc nấu nướng, đi vệ sinh… để rồi đến một khoảnh khắc nào đó nó thăng hoa, bùng nổ, tạo nên những huyền thoại dị thường trong chính những đồ ăn, vật dụng bình thường như quả trứng, miếng thịt bò, lò vi sóng v.v…


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Jun 20 2006, 07:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Andersen của thời đại A còng

Khi nhìn chăm chú vào một sự vật theo cách một thiền sư, Nguyễn Thuý Hằng không chỉ chờ đợi sự thăng hoa ra đời của một thế giới mới thoát xác từ những sự vật tầm thường đó, mà còn thể hiện sự gắn bó với cuộc sống thực, với thế giới này theo một cách riêng, giống như cái cách mà Andersen và Saint Exupery đã từng làm. Ðó là viết nên những chuyện cổ tích mới cho những vật tầm thường tràn ngập đời sống đương đại. Ðây là một đoạn trong chuyện cổ tích về những cái nắp cống trong thành phố:

“Tất cả những nắp cống ấy đều được sản xuất từ thế kỉ mười sáu, nơi nhiều con khủng long bò mộng ra đời, miệng có một cái vòi và chỉ uống toàn sữa chua. Người ta đặt chúng lung tung trên phố, có khi trên mái nhà, vì đơn giản có nhiều thứ rác từ trên trời rơi xuống, có khi là nước, có khi là một cơ thể dính vài ba giọt sương trôi tuột vào ban đêm, lọt vào chiếc giường êm ái. Nhưng từ khi loài khủng long bò mộng ấy mất dần đi thì cũng là thời gian những nắp cống được hạ từ mái nhà xuống lòng đường, ven phố. Mỗi người đều muốn chiếm đoạt chúng bằng việc viết lên nhưng dòng chữ đơn giản nhất, ao ước có một bữa ăn tối thật ngon, có được kẻ lạ mặt trong nhà, có được một âm thanh kì quặc nhất. Nhưng vào thời điểm tôi xuất hiện nơi đây thì chúng biến thành những lời răn đe, đừng để kẻ lạ mặt vào nhà, đừng cho âm thanh nào xáo trộn đời ta nhất, đặc biệt là đừng nên ao ước có một buổi tối thật ngon, vì kéo theo đó là sự chán nản buồn nôn, ói mửa và quặn người trong buồng tắm độc thân.“ (Cá thể ướt kỳ lạ, trang 74-75)

Nếu trong văn xuôi, đôi giầy đỏ dưới chân người phụ nữ làm dáng khua vang trên đường phố phòng họp hay trong bếp có thể trở thành hình tượng cô Kếu gái tân thời, những lon sữa và túi ni lông lăn lóc trên quảng trường có thể trở thành những chi tiết trong một phóng sự phê phán về vệ sinh môi trường hay nếp sống văn hoá trong đô thị thời đổi mới, thì trong tác phẩm của Nguyễn Thuý Hằng tất cả đều được cổ tích hoá biến thành những tiếng kèn vang lên quanh thân thể người phụ nữ:

“Họ đang cố xây dựng ngay quảng trường này thân thể một người phụ nữ nhằm xua đi những hỗn loạn âm thanh bên ngoài. Vẽ, kí họa, bôi xoá rồi phác thảo. Nhưng cuối cùng vẫn chỉ là một khoảng trống dành cho những tay chơi kèn trứ danh, kèn làm bằng lon sữa loại giảm béo, kèn làm bằng thứ lông chim mỗi chiều bay bát nháo trên chóp nhà thờ, kèn làm bằng thứ nhựa trong suốt mà người ta cố gắng đi thâu lượm ni lông ở các thùng rác rồi nung chảy chúng. Còn tôi, đứng giữa trời với một thứ kèn đặc biệt làm từ đôi giày người đàn bà nọ, mỗi khi tôi thổi nó lên mọi người đều ùa vào và nói “a, đây là đôi giày của cô B… mỗi tối cô ta mang nó và đứng ở góc đường đằng kia, sáu năm trời gắn bó, một miếng giẻ rách trên đầu, tả tơi”. Cứ thế, tiếng giày người phụ nữ khua liên tiếp trên đường phố, khi trầm lặng khi vội vã hoặc đi một cách kiên nhẫn từ nhà đến một cửa hiệu nào đấy. Có nhiều thời gian, tôi lại nghe tiếng chân cô lê nhẹ quanh phòng, loay hoay trong kệ bếp và đứng tư lự bên thành cửa. Cô chờ đợi một người đàn ông đang cố trở về nhà trong đôi chân nhỏ xíu, mở cửa chạy ùa vào lòng cô.” (Cá thể ướt kỳ lạ, trang 70)

Khi viết những chuyện cổ tích về đôi giày, nắp cống… Hằng đã giống như một Andersen trộn lẫn cái tầm thường và cái huyền diệu, sự ngạc nhiên và sự mỉa mai, sự khoan dung có chút gì hài hước và cay nghiệt. Nhà thơ đã thực sự sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật mới mẻ ám ảnh và day dứt, làm bừng lên những ánh sáng huyền ảo của cái đẹp soi rọi vào cuộc sống còn nhiều ô hợp và nham nhở quanh ta.

Một thế giới liên thông mang tinh thần Phật giáo

Trong bài viết phê phán bộ sách Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý, Nguyễn Thanh Sơn đã dẫn ra đoạn trích dưới đây làm bằng chứng cho cách viết “cố làm ra vẻ kỳ bí”. Ðiều thú vị là đoạn trích này lại được nhiều độc giả coi là một trong những đoạn hay nhất của bộ sách trên:

“Hôm nay gà trống tơ có quá nhiều con quỷ đến uống nước và trao đổi suy nghĩ cho nhau, chúng đánh đổi quả tim nhàu nát hoặc quả thận đã thối rữa chỉ dùng cho sáu ngày. Tôi ngồi giữa những con quỷ đó quan sát tuần hoàn máu của nó. Lại một lần nữa màu đỏ có sức quyến rũ dữ dội, bên dưới chiếc mông của nó, một màu đỏ cũng lặng lẽ chảy êm đềm, cuốn hút say mê, nệm ghế và quần lót cũng màu đỏ nốt. Tôi phải pha loại cà phê gì đây? Người đứng trong quầy hỏi, đến giờ này cà phê cũng có chung một màu đặc sệt. Tôi nói, cà phê dành cho tiểu đường, thật nhiều đường, máu. Những con bò trôi lượn lờ dưới chân bàn, thả tiếng kêu trong lỗ tai, bọn chúng lại hỏi: đối lập với bí mật là gì? Vào thời điểm này, trong thời kỳ lớn dậy của màu đỏ, tôi thấy chỉ có đôi giày đỏ có sức đối lập với bí mật.” (Do đó, nó lại đến, trang 22).

Ðoạn trích trên là bằng chứng của việc Nguyễn Thuý Hằng luôn luôn sống trong cơn mộng du nghệ thuật. ở đâu, lúc nào Hằng cũng bị ám ảnh bởi hình ảnh và mầu sắc của một bức tranh. Những câu chữ có vẻ lộn xộn đó cho thấy một sự giao thoa hoà trộn giữa những ám ảnh về màu sắc và những tưởng tượng miên man của người hoạ sĩ trong cuộc sống thực của quán cà phê, như một hoà âm trong bản giao hưởng mộng du nghệ thuật. Nguyễn Thanh Sơn không cảm thụ được sự hoà trộn tinh tế đó nên đã đem cách đọc tuyến tính của mình ra làm thước đo phán xét thi pháp của nhà thơ. Anh đã phê phán những đoạn như trên đây từ quan điểm sáng tác thể hiện trong hình tượng người phụ nữ đan len:

“Một nhà văn thực sự, cũng giống như người phụ nữ đan len, cẩn thận nắm lấy suy nghĩ đầu tiên của mình, luồn nó vào vào sợi kim đan, và bắt đầu nhẫn nại đan nên chiếc áo-tác phẩm của mình. Theo vòng quay của cuộn len, những suy nghĩ cứ nối nhau xuất hiện, được rút tỉa, thắt chặt, nối thêm, để cuối cùng, trở thành một tác phẩm, với muôn ngàn tư tưởng phức tạp được kết nối lại hài hoà, nhưng vẫn được bắt đầu từ một suy nghĩ đầu tiên.

Những người viết vội vàng cũng giống như chú mèo con bới cuộn len tư tưởng hấp dẫn (...) làm rối tung các ý nghĩ, cho đến khi những sợi len cuộn chặt lấy chân làm chú ngã xuống, hoặc có ai đó lôi chú ra khỏi đám hỗn độn mà chú vừa tạo nên. Nguyễn Thuý Hằng cũng giống như chú mèo ấy, và đám hỗn độn là ba tập sách vừa được xuất bản Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý.”

Nguyễn Thanh Sơn đã thô thiển hoá, đơn giản hoá tư duy sáng tạo của nhà văn, coi nó như một công việc thủ công mà nguời cầm bút phải tiến hành thao tác theo trình tự đầu đuôi. Trên thực tế, nhiều nhà văn sáng tác đoạn giữa hoặc đoạn kết trước khi tìm thấy đoạn đầu. Nhiều ý tưởng thiên tài vụt đến toàn khối trong những mặc khải và linh cảm chứ không phải xếp hàng tuần tự trong óc nhà văn để ra đời theo kiểu đan len, mũi trước đan xong mũi sau tiếp nối. Nếu sử dụng ẩn dụ của Nguyễn Thanh Sơn, coi người viết như một phụ nữ đan len thì người ta cũng có thể viết một đoạn kết hoàn toàn khác theo tinh thần sáng tạo toàn khối đã nói trên đây. Khi thấy cô gái ngồi khóc trước cuộn len bị rối, Bụt đã hiện lên ném tất cả mảnh áo vừa đan vào sọt rác rồi cho cô chiếc áo dệt bằng phép lạ thần linh. Nguyễn Thuý Hằng và nhiều nhà văn khác đã vứt bỏ những trang viết theo logic thủ công đơn giản để nhận lấy những quà tặng bất ngờ của trực giác sáng tạo kỳ diệu với những cảm xúc và liên tưởng ở đẳng cấp mới như đã thấy trong bộ sách Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý. Những liên tưởng của Hằng trong ba tập sách thoạt xem có vẻ loạn xạ và tuỳ tiện, nhưng tất cả đều tuân thủ logíc của một thực tại nghệ thuật theo kiểu tranh Dali. Một phần thân thể con người có thể vắt trên cành cây, chiếc giầy có thể đặt trong khay thức ăn và con bò tí hon có thể bơi lội trong lò vi sóng. Nguyễn Thuý Hằng giống như một hoạ sĩ đặt tất cả các vật thể lên một mặt toan, cho chúng tương tác với nhau theo logíc của màu sắc và bố cục, và không ít những liên tưởng bất ngờ sâu sắc bật lên từ thế giới có vẻ hổ lốn và phi lý đó:

“Người con trai uể oải ngắm nhìn cơ thể trong chiếc gương cũ, một viên bi nhỏ nơi chiếc lưỡi, ngày mai ta đến trường với thân thể trần như nhộng, bắp thịt nhảy nhót, ta muốn chiếm trọn một khoảng không, một quảng trường, chẳng hạn, nơi cành cây kia ta sẽ mang một phần cơ thể trên đó, và bạn, nụ cười nhỏ, ta sẽ dành một khoảng trống cho người, ôi tiếng chim không ngừng nhảy nhót, một ô vuông bé, vừa vặn bàn tay nhỏ, cơ thể ta sẽ nằm đó, mọi thứ đều hướng lên trời, kì diệu thay dưới bàn chân nhỏ của chàng tình nhân, mọc lên một gương mặt ta trong đó, mỉm cười.” (Cá thể ướt kỳ lạ, trang 38-39)

Trên sân chơi mênh mông của vũ trụ, con người và sinh vật, tư tưởng và đồ vật, không gian và thời gian, mùa thu và bọn quân phiệt, lá vàng và chấy rận đều được xếp cạnh nhau trong tương tác bình đẳng, như một xã hội mở rộng, một xã hội mà con người không chỉ giao tiếp với nhau mà còn liên thông, biến hình với / trong / thành vô vàn thứ khác. Trong thơ Hằng, luôn luôn có một điều kỳ diệu mi ni, như con bướm nhỏ đậu trên những điều tầm thường vụn vặt, thậm chí ẩn náu sau những điều nhàm chán và thô kệch để bất chợt bay lên.

Lần đầu tiên thấy trong thế hệ 8X cái da diết trữ tình hiện ra trong ống kính vạn hoa, nhuần nhuyễn trong cái mới, liên thông và hoà trộn. Không phải là sự ghép lại những mảnh vụn của cái bình đã vỡ như cách nhìn hình dung sách vở thô sơ của các nhà phê bình lạc hậu và lười biếng, mà ở đây bộc lộ cảm hứng về sự hoà trộn xâm nhập thẩm thấu liên thông của các sinh thể, vật thể trong vũ trụ theo quan niệm của người phương Ðông. Trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Thuý Hằng, những nắp cống, lò vi sóng, đàn bò, tượng sắt, xác chết… những vật thể sinh linh trong vũ trụ đều được nối kết, hoà trộn, chồng kề và tan biến vào nhau nhờ phép lạ của cái nhìn hoạ sĩ, theo tinh thần Phật giáo. Trong những trang viết của Hằng có sự hoà trộn của nhiều sắc thái tình cảm: chua chát, cay nghiệt, thảng thốt, ân tình và bình thản. Ðôi khi, có những câu những đoạn rờn rợn một mặc khải, có dáng dấp những dòng kinh Coran. Trong sự kết nối, hoà trộn, liên thông đó, con người và sự vật trở nên mất đi hình hài toàn vẹn, ý nghĩa toàn vẹn, logíc toàn vẹn, thái độ và hành vi toàn vẹn, nhiều khi chỉ còn là những ánh đom đóm lập loè từ cả bên trong chủ thể sáng tạo và bên ngoài cuộc sống xã hội. Sự vật, con người, ý nghĩa và cảm xúc bị cắt vụn ra, được nhà thơ chụp lấy một mảnh nào đó có vẻ ngẫu nhiên, vu vơ rồi cho chúng chuyển động theo một logíc riêng trong liên tưởng của nhà thơ, tạo nên những đốm sáng của một thể thơ flash. Lúc vui mắt kỳ ảo, lúc lập loè ma quái, lúc điên loạn rối ren.

V. I. Lenin đã thể hiện một thái độ trí thức khi nói rằng ông không thích thơ Mayacovsky nhưng không thể biến sự không thích của cá nhân ông thành nguyên tắc thẩm mỹ bắt mọi người phải tuân theo. Nguyễn Thanh Sơn có quyền không thích thơ Nguyễn Thuý Hằng và thơ của nhiều người khác nữa, nhưng anh cũng nên học theo thái độ lịch lãm của Lenin để không dùng quyền lực của ngòi bút phê bình áp đặt sở thích cá nhân vào đời sống văn chương, biến mọi sở thích cá nhân - đôi khi xuất phát từ sự ngẫu hứng quan liêu - thành những nguyên tắc thẩm mỹ quan trọng nổi cộm trên sách báo.

© 2006 talawas


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC