Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang  1 2 3 > 

· [ ] ·

 Tiếp Thị Văn Chương, (văn chương trên mạng)

Thị Anh
post Aug 18 2006, 12:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Tiếp thị văn chương thời hiện đại



Tiếp thị văn chương... hiện đại



(Dân trí) - Thời buổi kinh tế thị trường, người ta hay tổ chức hội chợ hoặc ít ra cũng tăng cường "tiếp thị". Văn chương không thể không quan tâm tới việc này. Công việc tiếp thị trong văn chương khác hẳn trong kinh tế, không thể "lăng xê" vô tội vạ để bán sách lấy tiền...



Những gương mặt của số hoá



Chỉ cần một cú nhấn chuột nhẹ nhàng vào các trang web như: www.tintuc.vnn.vn, www.moingay1cuonsach.com.vn, www.vietnamwebsite.net/ebook... bạn có thể được đọc những tác phẩm kinh điển của W. Shakespeare, G. Market... mà không cần phải mất thời gian lùng sục trong các cửa hàng sách và tốn tiền mua sách. Đó là văn chương thế giới. Còn văn chương việt Nam trong thời buổi @ thì sao?



Tiên phong trong việc tiếp cận với công nghệ tiên tiến này có lẽ phải kể đến nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Chỉ với một cú click chuột vào địa chỉ: http://nguyenhuythiep.free.fr, bạn đọc sẽ thấy ngay được hình ảnh của nhà văn trên giao diện chính của trang web. Khá bắt mắt, đẹp, có phần sang trọng là những gì người ta có cảm nhận về ngôi nhà số cá nhân của Nguyễn Huy Thiệp.



Được trình bày với 3 ngôn ngữ cơ bản: Việt, Anh, Pháp với những thông tin cá nhân về tác giả, tác phẩm, có lẽ Nguyễn Huy Thiệp đã phần nào thành công trong dụng ý đưa văn chương của mình đến gần với mọi thành phần trên thế giới, nơi những xứ sở xa xôi với những con người xa lạ, chỉ cần hiểu về nhau từ ngôn ngữ.



"Tổng hành dinh" Hội Nhà văn Việt Nam cũng góp mặt trên làng công nghệ ảo với tên miền www.litcorifund.org.vn, nhưng dường như, ngoài phần giới thiệu buồn tẻ về Hội, về quan hệ Quốc tế, rồi Quỹ bản quyền thì nội dung trang web khá nghèo nàn và không có thông tin gì đáng kể cho bõ công truy cập.



Thiết nghĩ, với số lượng vài trăm hội viên, vài nghìn tác phẩm như hiện nay, tại sao www.litcorifund.org.vn lại không cố "gia công" một chút cho có hương có vị của một món cỗ, chứ đừng chỉ là những chiếc đĩa, chiếc bát bày lên cho đủ lệ bộ mà thôi?



Các nhà văn trẻ thường "tận dụng" internet trong việc quảng bá văn chương cá nhân của mình trên những blog (nhật ký riêng) của họ. Đơn cử có những blog có khá nhiều lượng khách thăm viếng như www.daophonglan.vnweblogs.com (nhà thơ trẻ Đào Phong Lan), www.360.yahoo.com/blogthothunguyet (nhà thơ Thu Nguyệt),http://blog.360.yahoo.com/blog-iwg0uzAicqhA8tN6dElS4QapY8.cDw--?cq=1&l=16&u=20&mx=108&lmt=5&p=301(Dương Bình Nguyên), www.360.yahoo.com/profile-Vu7viS0laaeZd4RQ7woX3YU-?cq=1 (Trang Hạ), www.360.yahoo.com/profile-q2O2iv4larPq7QXLiZpKBd8_8g--?cq=1 (Trương Quế Chi)...



Họ chọn blog để thể hiện lòng mình và post các tác phẩm của mình lên đó, mục đích đầu tiên là chia sẻ, tìm những tiếng nói chung về văn chương, sau đó mới thực hiện những bước tiếp theo trong công cuộc "bán văn" của mình.



Nổi lên như một hiện tượng "văn chương thương mại", thời kỳ đầu năm 2006, độc giả quan tâm đến văn học đều biết và thăm viếng website www.sachcuatrang.com của Trần Thu Trang khi cô lập ra trang web này với mục đích rõ ràng là "tiếp thị" cho các cuốn sách: Nhật ký tình yêu, Phải lấy người như anh và Chuyện của Trang.



Dĩ nhiên, không phải ai cũng có đủ dũng cảm để thừa nhận rằng mình lập website ra là để "bán văn" như Trang. Song, với những gì Trang làm thì đó cũng là một điều đáng để các "đại gia" của giới văn chương phải... áy náy về cách tiếp thị của Trang (!?)



Những "đại gia" thuộc trường phái bảo thủ


Có tác giả lớn tuổi thừa nhận rằng ngòi bút đã chai cứng mất rồi nên họ không có tha thiết gì với việc tự tiếp thị văn chương của mình đến với công chúng nữa? Thế nên, mới có những trường hợp không ít nhiều nhà văn "lão làng", nhiều cây đa, cây đề của làng văn Việt Nam vẫn không chịu đụng chân, đụng tay vào máy vi tính, chỉ với lý do: "Số hóa cái gì thì cái, riêng văn chương thì không".



Có người còn mạnh miệng bảo: "Hay ho gì thứ nét niếc vớ vẩn. Tớ viết bằng tay vẫn hay chán". Nói như vậy phải chăng là một cách nguỵ biện để bào chữa cho tính bảo thủ cố hữu của mình, bởi có lẽ inernet chỉ là phương tiện để con người làm việc, chứ có ảnh hưởng gì đến thiên chức sáng tạo của nhà văn.



Thậm chí, có "đàn anh" còn cương quyết phản đối hơn với những phát biểu kiểu: "Dính đến internet chỉ thui chột sáng tạo... Người ta post bài lên mạng nhiều quá, mình đọc, rồi lại nhụt khí anh hùng". Có những người không dùng email, chỉ có "hứng" khi viết bằng tay chứ ngồi trước màn hình máy tính thì chỉ có... chơi game.



Thực ra, thái độ lạnh lùng với máy móc và số hoá ở đây cũng chả có lỗi gì. Nhưng cái chính là, nếu không có sự đổi thay uyển chuyển, hoà mình vào trong không khí chung của xã hội thì có lẽ, sáng tác văn học xong rồi thì cứ đem cất vào trong kho, lâu lâu đem ra ngắm thôi chăng?



Vẫn biết rằng sáng tạo nghệ thuật là quyền của mỗi người khi có năng khiếu, và lựa chọn bút bi, bút máy hay internet, máy tính cũng là quyền của họ. Nhà văn cũng vậy. Song lựa chọn phương pháp sáng tạo như thế nào, "thủ công" hay số hoá cũng là một vấn đề để mọi người cũng suy nghĩ rồi quyết định cho mình. Nếu chỉ chăm chăm trung thành với ý tưởng, với lập luận của mình thì mong mỏi đưa văn học Việt Nam ra thế giới đến khi nào sẽ thực hiện được?



Mở lòng đón nhận văn chương số hoá, nên chăng?


Song Minh

http://www8.dantri.com.vn/giaitri/2006/8/135245.vip

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Thị Anh: Aug 18 2006, 12:05 PM


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mìn Trần
post Aug 18 2006, 04:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 240
Tham gia từ: 13-June 06
Thành viên thứ: 2.499

Tiền mặt hiện có : 2.647$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



Em thấy không có cách tiếp thị nào hay bằng cách cho nhà văn nhà thơ có quyền tự do ra báo, lập nhà xuất bản in sách để họ có thể đến với bạn đọc của họ theo cách bình thường song lại chuyên nghiệp nhất. Chứ văn chương mạng hiện nay suy cho cùng cũng chỉ là 1 dạng cực chẳng đã thôi. Mà hình như văn chương mạng cũng chỉ nghe nói đến ở VN, TQ thôi . Chứ Lào, Cuba, Bắc Hàn chắc cũng chả mấy khi có net mà viết vời devil2.gif Những nước khác, không phải 5 chú nói trên, văn chương của họ chủ yếu là xuất bản thành sách, có bạn đọc, có doanh thu, không bị ám ảnh bởi sự kiểm duyệt hoặc tự kiểm duyệt. Sắp đến 2/9 rồi, bao giờ việc nói trên lại được như trước cách mạng tháng 8 ? w00t.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Mìn Trần: Aug 18 2006, 04:30 PM


--------------------
Xa Thi Mạn



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 18 2006, 10:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thực ra mốt Blog hay diễn đàn là dân chủ nhất. Bằng chứng ?
Đọc trong báo của tụi Pháp, thì họ nói ở Mỹ có nhiều blog nhất (gần 1 triệu), và cũng có nhiều ca bị tòa an sờ gáy nhất. Có ca nhà báo bị mất việc vì lộ tin trên Blog, có ca nhân viên bị sa thải do "xả stress" trên blog, gần đây nhất có vài ngày lại có tin một chú Blogger bị đi tù vì đăng ảnh không được phép.
Nước Pháp là một nước dân chủ, nói về chuyện nước Mỹ cũng là một nước dân chủ, nên khả năng bị hạn chế về nhận thức tư tưởng có lẽ không có.

Blogger bị tai nạn như vậy, chứng tỏ cái gọi là dân chủ kiểu ai muốn làm gì thì làm chưa chắc đúng, và việc nói tự do báo chí là văn nghệ sĩ hay nhà báo muốn nói gì thì nói cũng không đúng, vì nếu báo chí tự do nói được hết, thì làm sao có chuyện bùng nổ mốt Blog như thế.
Và việc các chú Blogger bị gây phiền phức chỉ chứng tỏ là nó không có dân chủ, hay đúng hơn dân chủ không phải như người ta nghĩ thôi.

tóm lại dân chủ thực ra là một cách kiểm soát kiểu khác, kiểm soát theo tiền, theo luật, và tùy theo tiền ấy từ đâu ra, nhằm mục đích gì, luật định tóm ai mà cái dân chủ ấy nó dân chủ đến mức nào.

Thế cho nên Blog muôn năm!!! diễn đàn muôn năm !!!!
leuleu.gif leuleu.gif leuleu.gif
vì cả diễn đàn hay blog người ta không cần tiền (không bị kiểm soát bằng tiền)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mìn Trần
post Aug 19 2006, 12:10 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 240
Tham gia từ: 13-June 06
Thành viên thứ: 2.499

Tiền mặt hiện có : 2.647$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



Vầng, sự kiểm soát thì ở đâu cũng có, nhưng ví dụ khuôn khổ của thiên hạ to bằng cái nào, của ta to bằng nào. Ở các nước XHCN Đông Âu trước đây, việc kiểm duyệt đối với các nhà văn nhà báo là rất chặt chẽ, thậm chí cơ quan an ninh còn buộc những người này làm việc cho họ để theo dõi các đồng nghiệp, kẻ nào quá "cứng đầu" thì có thể loại bỏ bằng việc ám sát thông qua tấm màn tai nạn hay tự sát. Sau khi XHCN sụp đổ, lấy ví dụ như nước Hung, người ta được tự do hơn rất nhiều, phải thừa nhận là 1 xã hội cởi mở, nhất là đối với văn nghệ sĩ . Vậy tại sao lại có chuyện đó?

Ở các nước cộng sản, mấu chốt chính là tư tưởng hệ. Cho nên ngay từ đầu, xã hội cộng sản đã rất khó dung hòa các mâu thuẫn được diễn đạt bằng ngôn ngữ. Nhà văn, dù là người thờ ơ với chính trị thì vẫn có lúc "vô tình" viết những cái mà chính quyền không thích. Lấy ví dụ, Thị Anh là 1 nhà văn, muốn viết 1 truyện ngắn, đặt trong bối cảnh cuộc cải cách ruộng đất tàn khốc. Xác suất lớn là truyện của chị ko được đăng cũng như ko được in ấn. Hoặc nếu có được đăng thì cũng đã bị cắt xén, bỏ đi những chi tiết hay, vì lý do "nhạy cảm". Mà truyện ngắn chỉ bỏ 1 vài chi tiết hay ho là tèo rồi. Còn như Thị Anh không muốn tác phẩm bị loại bỏ hay cắt xén thì chị phải tự kiểm duyệt. Viết văn mà cứ phải lăm lăm trong đầu cái này được viết, cái kia không thì chán rồi, sáng tạo phóng khoáng trong khuôn khổ w00t.gif .

Trước cách mạng tháng 8, nhà văn nhà báo được tự do sáng tác, tự do xuất bản, viết lắm vào, lương lậu xủng xẻng. Cách mạng thành công, các chàng bị lùa vào cái rọ văn nghệ, đại hội đại hiếc tùm lum, lại còn nhân các dịp ấy, các lãnh tụ Hồ Chủ Tịch, Phạm Văn Đồng lúc nào cũng đến phát biểu này định hướng kia. Vãi w00t.gif ( gần đây nhất là lãnh tụ họ Nông )

Cho nên ở TQ, VN, nhà văn mới phải chấp nhận kiểu xuất bản trên mạng, dạng này có cái hay là người ta cảm thấy tự do hơn, đỡ qua mấy quả kiểm duyệt dài dòng. Chứ các nước khác mà ai cũng thế, có mà bọn Amazon bán sách hết đường mần ăn w00t.gif . Song nói gì thì nói, tác phẩm - đứa con tinh thần của nhà văn - nếu hiển thị dưới dạng sách vở cầm được, sờ được thì mới hay ho của nó, chứ còn có mỗi lưu đâu trên mạng thì âu cũng là cực chẳng đã mà thôi

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Mìn Trần: Aug 19 2006, 12:13 AM


--------------------
Xa Thi Mạn



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Fedora
post Aug 19 2006, 10:16 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 970
Tham gia từ: 25-August 05
Thành viên thứ: 1.928

Bình chọn :



LA có nhấn mạnh tới cái từ Blog khi đưa ra chủ đề này, nhưng có lẽ phạm vi của nó không dừng lại chỉ ở Blog mà còn cả ở dạng Website và Forum nữa thì phải, xuất bản "ảo" trên mạng có lẽ là một xu hướng ra đời cùng với sự phát triển và phổ cập của Internet.

Việc xuất bản "ảo" này nhằm vào những đối tượng và với mục đích nào ?

Có lẽ khi đưa các tác phẩm của mình lên mạng, dù dưới hình thức nào đi chăng nữa, Blog, Forum, Website cá nhân, nhật ký điện tử (một dạng Blog sơ khai khá phổ biến trước đây nhưng không cho phép users gửi comments)..., các tác giả muốn hướng tới hai mục đích, một là để tác phẩm được tiếp cận với độc giả một cách nhanh chóng nhất, và tới càng nhiều thành phần độc giả càng tốt. Hai là giải quyết được khâu in ấn, kiểm duyệt (có thể có) và nhất là chi phí.

Một đặc điểm chung của các tác giả "tự xuất bản" này là họ là những người không sống bằng nghề viết văn 100%, viết đối với họ có lẽ chỉ là một thứ đam mê, để tự khẳng định mình hoặc để tự giải tỏa cho mình. Hầu hết trong số họ đều có nghề tay trái, ví dụ Nguyễn Huy Thiệp mở quán ăn ở bên Gia Lâm, nhiều nhà văn khác thì còn là nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh hay thậm chí nhân viên của công ty nào đó, hay đơn giản là đi buôn. Các ấn bản trên Internet này cũng đóng luôn vai trò tiếp thị, nếu có nhà xuất bản nào để ý tới một tác phầm nào đó thì hoàn toàn có thể thương lượng với tác giả để chuyển nó sang dạng in giấy. Trên thực tế ở VN thì số lượng tác phẩm phát hành mạng trước rồi sau mới in ra giấy không phải là không có.

Hình thức phát hành ảo này dặc biệt phát huy tác dụng cả đối với một thành phần các nhà văn, nhà thơ nghiệp dư nữa, nếu không có Internet thì có lẽ chả bao giờ các tác phẩm của họ tới được với độc giả vì ít khi nào những người viết cho vui lại nghĩ tới việc bỏ tiền ra để in các tác phẩm của mình với số lượng nhỏ chỉ để gửi cho bạn bè, người thân. Nếu cho lên Internet thì có khi số lượng độc giả còn cao hơn dự kiến ban đầu. Và nhất là nếu thích thì độc giả có thể nhấn nhấn chuột vào cái để có thể liên hệ hay gửi một lời khen, chê, động viên tới tác giả.

Nói chung hình thức xuất bản trên Internet hiện nay chỉ là một trào lưu, một hình thái phát hành mới và tiện lợi, chứ nó cũng không phải là một minh chứng cho hậu quả của một sự kiểm duyệt nào cả, vì trên thực tế nếu người ta muốn kiểm duyệt thì kiểm duyệt trên mạng cũng không phải là một việc gì khó khăn.


--------------------
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.


http://img488.imageshack.us/img488/5472/catfi9.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Aug 19 2006, 10:30 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Khâu in duyệt, với lại kiểm duyệt gì đâu các bác.

Em có thể khẳng định 100% các nhà văn, hoặc bình dân hơn, phạm vi hẹp hơn: là những người viết lách, đều cực kì mong muốn tác phẩm của mình được in ra thành sách: nghĩa là in trên giấy.

Một người khẳng định được mình qua tác phẩm, qua những cuốn sách giấy ấy, có một sự đảm bảo hơn là chỉ tung tác phẩm của mình qua Wb

Tại sao cứ phải tung lên wb, tung lên blog, tung lên forum???

Ngoài ý nghĩa muốn chia sẻ với bạn bè, độc giả, muốn để tác phẩm của mình được tự do tung cánh, đi tới con đường, mục đích thứ 2 của đời một người viết : đó là độc giả.

Thì: Những cái kiểu đó, chỉ là vì nó ko thể , hoặc chưa được, hoặc vì lí do nào đó... mà ko in dược thành sách thôi.

Có thể, những thứ tung lên Net đó, sau này, sẽ được 1 nhà xuất bản nào đó in ra (chủ yếu qua con đường tư nhân ). Nhưng đó là chuyện về sau.


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Fedora
post Aug 19 2006, 11:47 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 970
Tham gia từ: 25-August 05
Thành viên thứ: 1.928

Bình chọn :



@LA: việc in ra giấy hay "tung lên mạng" đều nhằm hai mục đích tối hậu là đưa tác phẩm đến với độc giả và tự khẳng định mình. Còn chuyện bản quyền, thu nhập này nọ thì trong bối cảnh VN hiện nay có lẽ nó là vấn đề thứ yếu, không nhất thiết phải đề cập đến ngay, vì hiện nay có chăng chỉ là các nhạc sỹ, các dịch giả chuyên nghiệp thì mới sống được bằng công việc viết lách chứ mấy ai nhà văn, nhà thơ mà sống được bằng tiền nhuận bút.

Việc họ đưa các tác phẩm lên mạng không có nghĩa là họ không muốn tác phẩm của mình được in ra thành sách. Có lẽ việc này được nhiều người, nhất là các nhà văn trẻ áp dụng vì họ muốn tác phẩm được đem ra trải nghiệm càng nhanh càng tốt, vì người viết nào mà chẳng muốn tác phẩm của mình được công chúng biết đến (văn mình - vợ người mà laugh1.gif ). Việc một tác phẩm được in ra giấy là một thành công (về chuyện môn thôi, chưa hẳn là về mặt tài chính) và là niềm tự hào của tác giả, điều đó hoàn toàn dễ hiểu, chính vì thế mà ở nước ngoài có những người lắm tiền nhiều của còn tự bỏ tiền ra để in sách của mình mặc dù biết rằng sẽ chả thu về được cái gì, số đầu sách bán ra sẽ rất thấp, chỉ để đem tặng là chính, họa chăng có một vài thư viện nhập về lưu kho, nhưng họ có một cái duy nhất đó là sự thỏa mãn cá nhân, một điều mà nếu để "tuần tự nhi tiến" thì có lẽ phải đến lúc người đó đầu bạc răng long, thậm chí sẽ chẳng bao giờ xảy ra laugh.gif

Tuần trước tôi có up lên bài phỏng vấn của Thụy Khuê với tác giả trẻ Đình Đình, trong đó Đình Đình có nói là mỗi khi có tác phẩm được đăng cô rất vui, mặc dù tiền nhuận bút không đáng là bao, chỉ đủ để mời bạn bè đi ăn chè cho vui thôi. Có thể ví trường hợp của Đình Đình như trường hợp "cá chép vượt vũ môn", tức là đã biết cách thoát ra khỏi những cánh cổng đóng im ỉm, những tường cao khó trèo qua, nói nôm na là những phương thức cổ điển, dùng Internet để đưa tác phẩm của mình đến với độc giả và ít nhiều gây được sự chú ý. Cũng những tác phẩm đó, vào thời điểm đó nếu cô cầm tập bản thảo đó tới gõ những cánh cửa cũ kỹ thì chưa chắc độc giả đã có dịp được đọc những tác phẩm đó của cô.


--------------------
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.


http://img488.imageshack.us/img488/5472/catfi9.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mìn Trần
post Aug 19 2006, 11:51 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 240
Tham gia từ: 13-June 06
Thành viên thứ: 2.499

Tiền mặt hiện có : 2.647$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



Sự kiểm duyệt cấm đoán chặt chẽ ở VN còn đẻ ra được 1 dạng xuất bản quái thai - mà trên thế giới không mấy nơi vinh dự có - là xuất bản dưới dạng phát tán các bản photocopy w00t.gif . Dạng này nằm giữa giữa 2 phát xuất bản trên mạng và xuất bản từ các nhà in ( vốn nằm trong tay các đảng viên và sách báo muốn ra lò thì phải qua bàn tay của những thạc sĩ văn hóa các loại kiểu Vưu Nghị Lực devil2.gif ). Kiểu xuất bản photocopy tuy không có được khả năng phát tán nhanh bằng trên mạng, song bù lại, nó khỏi phải qua lưới kiểm duyệt. Và với đặc điểm cầm được sờ được ( tuy không trang trọng đẹp đẽ bằng cách hiển thị dưới dạng sách ), xuất bản photocopy đem lại cho người viết cảm giác bảo đảm nào đó về đứa con tinh thần. Cũng quan trọng không kém, các tác phẩm photocopy - trước đó thường bị cấm tiệt qua con đường in ấn đơn thuần - không phải miễn phí, nhiều khi đưa lại những lợi nhuận to lớn scared.gif ( lợi nhuận này có thể là cho tác giả hoặc thường là các đầu nậu in ấn lậu ).

Vầng, em đồng ý với chị Thị Anh ở cái chổ là nếu loại trừ các dạng Gào thét chỉ viết với mục đích thét gào đơn thuần vui buồn hờn giận thất tình này kia - thì trong 1 phạm vi hẹp, những người viết lách đều muốn tác phẩm của mình được trình bày dưới dạng sách vở hay ho, chứ nếu họ được quyền lựa chọn, có ai dở hơi biết bơi lại chọn những cái đầu tiên là ném đứa con tinh thần của mình bơ vơ trên mạng hay là dạng photocopy A4 nhếch nhác?

Còn kiểm duyệt trên net thì chỉ thực hiện được với các trang web trong nước thôi, còn lại thì cấm tiệt bằng các biện pháp kỹ thuật - dùng tường lửa, lọc từ khóa tìm kiếm - chứ còn kiểm duyệt cắt xén đơn thuần gì nữa? Nhưng các biện pháp kỹ thuật đều có chổ hở cả, lấy ví dụ chúng gửi qua email cho nhau thì cấm đằng trời w00t.gif Nhờ mạng thì người ta mới đọc được các kiểu hồi ký dạng như Làm người là khó của Đoàn Duy Thành chứ.

Một ví dụ nhỏ về sự kiểm duyệt là truyện ngắn Chị cả bống đăng trên báo Người HN năm 2005. Đăng xong thì số báo ấy bị tịch thu, phó TBT bị bay chức, tác giả bị công an mời uống nước trà. Sau đó - vì bị cấm- nên nó được các đầu nậu photocopy cả số báo ấy và bán với giá gấp mười mấy lần giá ban đầu. Bây giờ thì có thể đọc truyện này đầy rẫy trên mạng, ai cấm nổi ? Nhiều tác phẩm nếu để yên cho nó đường đường chính chính xuất bản thì tớ nghĩ là chẳng có mấy ma thèm bỏ tiền ra mua đọc. Chẳng qua cấm đoán nên nó tạo ra 1 hiệu ứng tò mò, rồi từ đó các kiểu photocopy hay post lên mạng mới tòi ra thôi.

Dạng xuất bản trang trọng, cổ điển, hiệu quả và cũng không đắt đỏ về kinh tế là báo giấy . Song như hiện nay thì ... w00t.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Mìn Trần: Aug 19 2006, 12:05 PM


--------------------
Xa Thi Mạn



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Toanli
post Aug 19 2006, 12:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Một vài cảm nghĩ về quảng bá và tiếp thị

Quan niệm từ lâu của tôi, văn chương là sản phẩm của con người nên nó cũng bình đẳng như mọi thứ hàng hoá khác. Cho nên, nếu có thể quảng cáo cho lon Cocacola để nhiều người biết tới nó mà uống thì tại sao không quảng cáo cho một tác phẩm văn chương để có thêm ít nhất một người đọc nó?

Từ xưa có lẽ các nhà văn và các thi sỹ cũng có người nghĩ như vậy, nên trong từng bước tiến của xã hôị, văn chương từ chỗ chép tay, truyền miệng đã được quảng bá bằng nhiều phương thức theo từng nấc thang của khoa học và kĩ thuật.

Kĩ thuật in và kì nghệ báo chí là một cuộc cách mạng lớn để tác phẩm văn chương tới với nhiều người đọc hơn và mang lại những hiệu quả không nhỏ, ảnh hưởng tới xã hôị, cũng như làm cho xã hôị biết tới nhiều hơn các tác giả và tác phẩm văn chương.

Sự phát triển của truyền thông hôm nay, đặc biệt là sự phát triển của kĩ thuật số, giúp ngay lập tức các tác phẩm có thể tới ngay bạn đọc, bấp chấp thời gian và không gian. Nếu không có rào cản của sự cách biệt về ngôn ngữ thì thế giới bôị sinh này, nhờ sự phát triển của kĩ thuật số này, sẽ giúp đỡ các dân tộc nhược tiểu làm cho thế giới loài người nhận diện nhanh hơn và rõ hơn về họ.

Chính vì vậy Tiếp Thị và quảng cáo là một nhu cầu tất yếu của văn chương trong thời đại hôm nay.

Bất kì nhà văn nhà thơ nào cũng muốn bạn đọc họ nhiều hơn. Thơ văn mình được quảng bá nhiều hơn. Sự từ chôí tiếp thị, quảng cáo ở một nhà văn nào, một là tự họ sống không thật, giả dôí với chính họ; hoặc là bản thân họ lệ thuộc quá vào các hệ tư tưởng cũ kĩ, coi Văn chương như cái đền thờ, không chấp nhận được nhận thức khác rằng, văn chương cũng là một sản phẩm có tính hàng hoá và cần được rao bán tiếp thị như moị sản phẩm thông thường khác, rằng sự lưu thông hàng hoá ngày nay, khi truyền thông bôị sinh, thì ưu thế của kĩ thuật số, bên cạnh việc in ấn cổ truyền ( trên báo và sách) có tác dụng vô cùng lớn lao, chọc thủng mọị rào cản về không gian và thời gian.

Trên thực tế ở nước ta, việc sử dụng máy tính không nối mạng cho tới đầu những năm 90 là cực kì hiếm có trong số văn sỹ trong nước. Tính cho tới năm 1996 thì số văn sỹ sử dụng máy tính mà tôi quen biết có thể đếm trên đầu ngón tay trong số 800 hôị viên Hôị nhà vănVN. Những người đi tiên phong dùng máy tinsh để viết văn theo tôi được biết đa phần không nằm trong số hội viên hội nhà văn. Họ là những cây viết trẻ, khi đó tuôỉ đơì và hoàn cảnh kinh tế cho phép họ có trong tay quyền năng Kì thuật số. Bởi vì máy tính ở VN khi đó là cả một vấn đề về tài chính.

Sau năm 1996 khi hệ thống Internet ở VN bắt đầu phát triển và sau đó, hệ thống truyền tín hiệu nhanh (DSL) bắt đầu phát triển tại VN thì số văn nghệ sỹ từ chỗ chỉ làm quen với máy tính tới chỗ nôí mạng để giao lưu với thế giới bên ngoài, trong số 800 hội viên Hôị nhà văn VN, nhiều người đã sử dụng và, có thể nói, cho tới nay còn rất ít lực lượng Bảo thủ từ chôí lơị thế này, nhất là ở những tác giả còn viết được. Tôi không có những số liệu điều tra cụ thể về việc sử dụng máy tính của toàn thể Hôị viên hôị nhà văn VN, nhưng có thể nói, hầu hết những nhà văn tôi quen biết tại VN đều biết sử dụng máy tính, các biệt có nhà văn trẻ tinh thông máy tính, không chỉ biết sử dụng chúng để viết văn bản...

Từ những diễn biến như vậy ở VN mà hiện nay người ta, các nhà văn chuyên nghiệp không chỉ in ấn tác phẩm của họ trên báo, thành sách mà họ còn quảng bá, tiếp thị các tác phẩm của họ bằng cách:
- Gửi theo Email cho bè bạn trên thế giới
- Gửi lên các mạng ( báo mạng, diễn đàn v.v...)
- Lập hẳn trang web tuyên truyền cho tác phẩm của mình.


Nhưng thực tế cũng cho thấy rằng, toàn bộ việc quảng bá và tiếp thị trên không phải nhà văn nào cũng có thể thực hiện được thừong xuyên và trở thành tất cả, khi khả năng nắm bắt kì thuật của họ kém, khả năng quen biết để nhận sự giúp đỡ không có, quỹ thơì gian không chó phép họ thực hiện.


Về vấn đề này, có thế ví dụ, nếu nhà Văn NH Thiệp không có sự giúp đỡ của các bạn bè ông ở Pháp thì ông không thể có trang web cuả riêng ông. Một số nhà văn lớn , nhà nghiên cứu lớn ở VN thực tế hoàn toàn không có quỹ thờì gian để dành cho việc này( đa phần đã quá lớn tuôỉ)


Một vấn đề nữa cũng cần lưu tâm khi việc in ấn trên báo chí và thành sách mang laị giá trị về kinh tế thì việc công bố các tác phẩm trên mạng hầu như hoàn toàn không có lơị ích về tài chính. Đó cũng là lí do không ít nhà văn từ chôí việc công bố tác phẩm trên mạng trứoc khi các tác phẩm của họ được công bố trên báo hoặc in thành sách.

( còn tiếp)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Toanli: Aug 19 2006, 12:30 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mìn Trần
post Aug 19 2006, 12:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 240
Tham gia từ: 13-June 06
Thành viên thứ: 2.499

Tiền mặt hiện có : 2.647$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



Một điểm chính nữa mà không phải ai viết lách nghiêm túc cũng yên tâm với mạng mẽo chính là những vấn đề dễ dàng phát sinh về sau đối với bản quyền. Rõ ràng là những người như Từ Nữ Triệu Vương chọn đăng truyện ngắn ở trên mạng thì cũng chỉ ở các báo mạng có uy tín thôi ( để sau này còn có cái mà vin , khi cần có thể cãi nhau về bản quyền ), chứ lần đầu tiên ra mắt truyện ngắn mà vứt nó ở đâu 1 blog hay diễn đàn thì nàng Từ chắc không dám


--------------------
Xa Thi Mạn



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang  1 2 3 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC