Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

11 Trang « < 4 5 6 7 8 > »  

· [ ] ·

 Một Vài Miền Tổ Quốc - No.3, Xem ta đi được những đâu rồi nào

Evil
post Nov 23 2007, 11:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #51

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Chitto @ Nov 23 2007, 09:00 AM)
Dấu ấn Tổ Quốc
Mỗi lần đến một cột mốc biên giới, lại thấy thiêng liêng hơn hai chữ Tổ Quốc. Nếu không đến những nơi này, có lẽ lòng yêu nước cũng chỉ nhàn nhạt như đọc trong sách vở mà thôi.

http://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/07_09_Taybac/2007_09_TayBac545copy.jpg
*



Đọc mấy câu này của anh Chít lại nhớ cái cột mốc ở cửa khẩu Hữu Nghị ở Lạng Sơn, giờ nó đã nằm hẳn ở phía bên kia biên giới thuộc về TQ rồi. Không biết bên nào đã làm cái việc nhổ nó lên? Lúc em đi qua cửa khẩu hoàn toàn không nghĩ gì cả, đi một lúc mới nhận ra... quen quen... thấy nỗi đau thấm vào lòng mình...


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Helios
post Nov 23 2007, 09:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #52

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 46
Tham gia từ: 18-November 07
Thành viên thứ: 3.740

Tiền mặt hiện có : 3.069$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Nhin anh cua Chitto dep vi that, la mat, gan gui-binh yen, nhung cung chanh buon vi chup anh thi dep nhung de canh nong tren nhung ruong bac thang do rat vat va, thu hoach chang duoc bao, va vi the dan ngheo.

@Chitto cho hoi them chi tiet ve to chuc mot chuyen di nhu the, to cung dinh luc nao nghi han mot thang, com cho-vo duong lang thang khap noi cho tham het cai noi niem nguoi Viet. thanks



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Nov 24 2007, 12:50 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #53

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



QUOTE(Evil @ Nov 23 2007, 11:00 AM)
Đọc mấy câu này của anh Chít lại nhớ cái cột mốc ở cửa khẩu Hữu Nghị ở Lạng Sơn, giờ nó đã nằm hẳn ở phía bên kia biên giới thuộc về TQ rồi. Không biết bên nào đã làm cái việc nhổ nó lên? Lúc em đi qua cửa khẩu hoàn toàn không nghĩ gì cả, đi một lúc mới nhận ra... quen quen... thấy nỗi đau thấm vào lòng mình...


Phải chăng Evil muốn nói đến cái cột mốc này:

http://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/2007_07_QueLam003.jpg

Theo tôi, có lẽ Evil (và nhiều người khác) đã nhầm khi cho rằng cột mốc này nằm ở phía Trung Quốc. Thực ra cột mốc này đánh dấu đúng vị trí biên giới.

Sự nhầm lẫn ấy do đâu. Tôi nghĩ là do cảm giác sai lệch của mọi người giữa biên giới và ranh giới khu vực đệm, và barie của cửa khẩu hai phía.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Nov 24 2007, 12:56 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #54

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



Tôi vẽ cái hình dưới đây để hình dung về khu vực cửa khẩu Hữu Nghị
- Con đường chính đi từ VN sang TQ tại khu vực biên giới là giữa hai vạch đen
- Biên giới chính thức là vạch đỏ (trên thực địa sẽ không có vạch đó)
- Tính ra hai bên biên giới sẽ có một khu vực đệm, nằm giữa hai vạch đứt
- Hai cơ quan xuất nhập cảnh của hai nước, ngang với đó là barie chắn đường của hai nước.

http://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/CuaKhau.jpg

Khi người VN xuất cảnh sang TQ, phải qua cơ quan XNC của VN. Mình nhìn thấy cái Barie phía VN ngỡ là đó là biên giới. Sau khi qua nhà XNC, bước ra cửa bên kia, nhiều người tưởng rằng mình đã sang TQ, và cái barie sau lưng là biên giới. Thực tế họ vẫn đang đứng ở nước VN.

Chỉ khi vượt qua cái ranh giới vô hình (thường không hề có vạch sơn hay cái gì ngăn cả) thì mới sang TQ, và lại tiếp tục vào cơ quan XNC TQ.

Do đó cột mốc Hữu Nghị 0 km đứng đúng vị trí biên giới, nhiều người tưởng rằng nó ở bên phía TQ rồi. Thực ra đó chính là ranh giới đánh dấu bằng cột mốc.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Chitto: Nov 24 2007, 12:57 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Nov 24 2007, 01:02 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #55

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



http://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/2007_07_QueLam571.jpg

Bức ảnh trên cho thấy rõ hơn vị trí cột mốc Km0.
Dễ dàng nhận thấy hai phía của cột mốc, con đường là khác nhau. Phía người đứng chụp là đường nhựa, phía bên kia là đường bê tông. Cột mốc Km0 đứng chính giữa phân chia con đường làm hai.
Phía đường nhựa là Việt Nam, phía bê bên kia là TQ (đoàn người đang trở về VN từ phía TQ).

Có thể thấy bồn cỏ được làm đến đúng vị trí cột mốc thì dừng lại, bồn cỏ thuộc TQ, không thể tiếp tục khi ở phía VN.

Còn mương thoát nước thì vẫn bình thường. Điều này tôi cũng gặp ở một số cửa khẩu khác. Mương thoát nước, kè đường thì vẫn liên tục, chỉ có một cột mốc, hoặc một dấu sơn đỏ là cho biết vị trí biên giới. Còn hai barie là hai ranh giới vùng đệm rộng.

Có thể thấy xa xa có một khối đá khắc hàng chữ Hán: "Nam cương quốc môn đệ nhất trụ", đánh dấu vùng đất của TQ. Còn Hữu nghị quan (trước là Mục nam quan hay Ải nam quan) thì còn xa hơn cột mốc đó.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thalassa
post Nov 24 2007, 11:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #56

Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô.


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 947
Tham gia từ: 19-November 07
Đến từ: The dark side of the Moon
Thành viên thứ: 3.742

Tiền mặt hiện có : 2.677$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Evil đã hết "buồn" khi được Chitto giải thích cặn kẽ bằng cả âm thanh và hình ảnh chưa sp_ike.gif

Thực ra việc dùng các cột trụ làm cột mốc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc mới chỉ có từ thời Pháp thuộc, quãng cuối những năm 1800. Vào thời kỳ này thì miền Bắc Việt Nam ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn... người Việt thiểu số còn ít hơn cả người Tầu vì hai lý do, một là chưa có đường phân định biên giới rõ ràng, người Tầu sang làm ăn buôn bán và có khi ở lại luôn trên đất Việt, ngược lại cũng không ít người dân tộc Việt sang định cư bên đất của một cách vô tư vì miền biên giới xa xôi, dân cư thưa thớt chỉ có việc trao đổi hàng hóa làm nguồn sống, người dân được tự do đi lại. Lý do thứ hai là cuối những năm 1800 bên Trung Quốc có phong trào Thái Bình Thiên Quốc chống nhà Thanh bị thất bại nên rất nhiều người Trung Quốc bỏ chạy sang sống tại Việt Nam và là nguồn gốc của việc hình thành những toán cướp Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ Trắng...

Sau khi một viên tướng của Pháp là Francis Garnier bị quân Cờ Đen giết ở Cầu Giấy (Hà Nội) thì người Pháp đánh sang đất Trung Quốc và chiếm tỉnh Quảng Đông cùng đảo Đài Loan, sau này khi Trung Quốc chịu ký kết hiệp ước Thiên Tân với Pháp thì Pháp đã trả lại Trung Quốc các vùng đất đang bị Pháp chiếm. Sau đó thì người Pháp đã tiến hành việc phân định biên giới Việt - Trung bằng cách cắm các cột mốc.

Như vậy việc đường biên giới Việt Trung đúng hay sai, người Pháp có "ăn gian" của Trung Quốc tý nào không thì chỉ có họ (người Pháp) biết. Chính sự nhập nhằng này làm cho quan hệ Việt - Trung đôi khi căng thẳng vì nếu đường biên giới nằm trên đất liền thì sau nhiều thế kỷ với những biến đổi về chính trị và xã hội mạnh mẽ như đã từng diễn ra ở Việt Nam và Trung Quốc trước đây, cụ thể là cả Việt Nam và Trung Quốc đều xóa xổ chế độ phong kiến và lập nên một chế độ khác với những thể chế khác với trước đó thì việc đường biên giới bị lung lay là việc dễ hiểu. Nếu như đường biên giới là một con sông tự nhiên thì lại khác, chẳng hạn như giữa Trung Quốc và Bắc Hàn có một đoạn biên giới khá dài là một con sông, người dân hai nước có thể tự do đi lại, sinh hoạt trên con sông đó một cách tự nhiên vì bản thân con sông này không phải là của riêng Trung Quốc cũng không phải là của Bắc Hàn, miễn sao họ giữ cho nước ngập tới đầu gối là được. Điều này cũng phù hợp với giải thích của Chitto ở bên trên về cái gọi là "vùng đệm" biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Helios
post Nov 26 2007, 04:43 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #57

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 46
Tham gia từ: 18-November 07
Thành viên thứ: 3.740

Tiền mặt hiện có : 3.069$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Chitto @ Nov 24 2007, 01:56 AM)
Tôi vẽ cái hình dưới đây để hình dung về khu vực cửa khẩu Hữu Nghị
- Con đường chính đi từ VN sang TQ tại khu vực biên giới là giữa hai vạch đen
- Biên giới chính thức là vạch đỏ (trên thực địa sẽ không có vạch đó)
- Tính ra hai bên biên giới sẽ có một khu vực đệm, nằm giữa hai vạch đứt
- Hai cơ quan xuất nhập cảnh của hai nước, ngang với đó là barie chắn đường của hai nước.

http://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/CuaKhau.jpg

Khi người VN xuất cảnh sang TQ, phải qua cơ quan XNC của VN. Mình nhìn thấy cái Barie phía VN ngỡ là đó là biên giới. Sau khi qua nhà XNC, bước ra cửa bên kia, nhiều người tưởng rằng mình đã sang TQ, và cái barie sau lưng là biên giới. Thực tế họ vẫn đang đứng ở nước VN.

Chỉ khi vượt qua cái ranh giới vô hình (thường không hề có vạch sơn hay cái gì ngăn cả) thì mới sang TQ, và lại tiếp tục vào cơ quan XNC TQ.

Do đó cột mốc Hữu Nghị 0 km đứng đúng vị trí biên giới, nhiều người tưởng rằng nó ở bên phía TQ rồi. Thực ra đó chính là ranh giới đánh dấu bằng cột mốc.
*



câu chuyện này làm mình nhớ đến câu chuyện "Thác Bản Giốc" và "Việt nam ban đất cho TQ" - như một thời gian đã ầm ĩ. Có một lần mình đã được nghe giải thích về câu chuyện này như sau:

Đường biên giới giữa TQ và VN không như nhiều người tưởng (mình nghĩ giữa các nước khác cũng vậy), tức là không chỉ có đường biên, mà ở những nơi địa hình phức tạp còn tồn tại một dạng là vùng biên, tức là có vùng đệm. Vị trí Thác Bản Giốc cũng là một trong những vị trí như vậy, có có Thác và dòng suối chảy qua, nên không thể đặt cột mốc ở giữa dòng được. Mà lấy đường tâm dòng chảy (đường trung tuyến) làm đường quy ước, từ đó về mỗi phía bờ một khoảng cách quy ước đặt cột mốc, phía TQ đặt cột mốc của TQ và phía VN đặt cột mốc của VN. Thời gian trôi qua, cột mốc phía VN bị mất vì một lý do nào đó chưa rõ, do điều kiện hoàn cảnh lúc đó không ai để ý đến chuyện này. Trong khi cột mốc phía bờ bên kia vẫn còn, lâu ngày, người dân cứ nhìn cái cột mốc phía bên kia bờ lấy đó làm mốc đường biên (theo đúng nghĩa đen là đường phân ranh giới giữa hai bên). Và vì vậy đương nhiên nghĩ rằng cái Thác đó là hoàn toàn của VN.
Khi VN và TQ cắm phân định lại biên giới, theo hồ sơ cũ (nhà Thanh), khôi phục lại nguyên trạng, tức là Thác Bản Giốc nằm trong vùng đệm, không thuộc hẳn bên nào cả. Cách giải thích này hoàn toàn trùng hợp với sơ đồ mà Chitto vẽ ở trên.

Mình đưa ra đây một cách giải thích mà mình đã được nghe, về một sự kiện làm nhiều người còn thắc mắc và "buồn" như Evil để tham khảo.
cheers.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Nov 26 2007, 10:30 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #58

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



QUOTE(Helios @ Nov 26 2007, 04:43 AM)
câu chuyện này làm mình nhớ đến câu chuyện "Thác Bản Giốc" và "Việt nam ban đất cho TQ" - như  một thời gian đã ầm ĩ. Có một lần mình đã được nghe giải thích về câu chuyện này như sau:



Về thác Bản Giốc, tôi đã từng viết về chỗ này sau chuyến đi đến thác năm 2005, chính là topic khởi đầu "Một vài miền tổ quốc No.1" của tôi trong forum

(@click here)

Vì chuyện này mà cãi với Ubu mấy hôm, buồn cười thật.
Sau đó còn đến Bản Giốc lần nữa...




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thalassa
post Nov 26 2007, 11:30 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #59

Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô.


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 947
Tham gia từ: 19-November 07
Đến từ: The dark side of the Moon
Thành viên thứ: 3.742

Tiền mặt hiện có : 2.677$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Giải thích như vậy là rõ ràng rồi, ai muốn buồn thì cũng đành chịu laugh.gif

Trường hợp thác Bản Giốc cũng giống như thác Niagara nổi tiếng nằm trên đường biên giới giữa Canada và Mỹ mà thôi, tôi chưa có dịp tới đó bao giờ nhưng xem bản đồ trên Net thì thấy hình như là phần thác Niagara bên Canada to hơn phần bên Mỹ thì phải.


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Nov 26 2007, 12:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #60

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Chitto @ Nov 24 2007, 01:02 AM)
http://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/2007_07_QueLam571.jpg

Bức ảnh trên cho thấy rõ hơn vị trí cột mốc Km0.
Dễ dàng nhận thấy hai phía của cột mốc, con đường là khác nhau. Phía người đứng chụp là đường nhựa, phía bên kia là đường bê tông. Cột mốc Km0 đứng chính giữa phân chia con đường làm hai.
Phía đường nhựa là Việt Nam, phía bê bên kia là TQ (đoàn người đang trở về VN từ phía TQ).

Có thể thấy bồn cỏ được làm đến đúng vị trí cột mốc thì dừng lại, bồn cỏ thuộc TQ, không thể tiếp tục khi ở phía VN.

Còn mương thoát nước thì vẫn bình thường. Điều này tôi cũng gặp ở một số cửa khẩu khác. Mương thoát nước, kè đường thì vẫn liên tục, chỉ có một cột mốc, hoặc một dấu sơn đỏ là cho biết vị trí biên giới. Còn hai barie là hai ranh giới vùng đệm rộng.

Có thể thấy xa xa có một khối đá khắc hàng chữ Hán: "Nam cương quốc môn đệ nhất trụ", đánh dấu vùng đất của TQ. Còn Hữu nghị quan (trước là Mục nam quan hay Ải nam quan) thì còn xa hơn cột mốc đó.
*



Sao cái ảnh này em trông... lạ lạ, anh Chít chụp bao giờ ạ? em đi hồi 30/4/2006. Nếu em không nhầm thì cái chỗ ngày xưa cắm cột mốc giờ đã không còn nữa và bây giờ nó thuộc bên TQ (lúc em đi thì bên đấy đang là một cái công trường ngổn ngang). Em cũng chỉ dựa vào trí nhớ từ thủa nhỏ, nhưng mấy người trong đoàn cùng đi cũng nhớ vậy. Qua một tẹo nữa thì tới cái cổng Hữu Nghị Quan xây to như kiểu cổng thành ngày xưa, cái cổng này thì chắc chắn xưa nay đều là của TQ rồi.

Em cũng căn cứ vào trí nhớ thôi, nên có thể không chính xác bằng anh Chít. Chỉ muốn hỏi lại cho hết băn khoăn thôi nhé, không phải là 'cãi' leuleu.gif


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Tạp Chí Quác Quàng Quạc · Bài mới tiếp theo »
 

11 Trang « < 4 5 6 7 8 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC