Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Giải thích hiện tượng văn học - 1 cách nhìn từ VH truy

post Sep 22 2002, 11:07 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1




Nhóm:
Số bài viết: 0
Tham gia từ: --
Thành viên thứ: 0

Nói bậy: (0%) -----


Nhân các bác nói đến Huy Thiệp hay Vi Thuỳ Linh em mạo muộn đưa ra 1 cách nhìn khác xét từ quan điểm văn hoá truyền thống. Tại sao NHT hay VTL lại gây nên tiếng vang và nhiều tranh cãi, khen - chê đến vậy?

Trước hết hãy xem nguồn gốc VH VN: Văn hoá VN mang đậm dấu ấn nền văn minh lúa nước mà giá trị nổi bật nhất là các giá trị cộng đồng. Ngay từ xa xưa triết lý sống của người Việt đã in đạm dấu ấn đó qua truyền thuyến Âu Cơ - trăm trứng. Trong lịch sử phát triển lâu dài của dân tộc Việt, do cách thức canh tác lúa nước người Việt dần hình thành 1 nền VH cộng đồng rõ nét. Trên đồng cạn, dưới đồng sâu con người tự nhiên có nhu cầu cố kết. SX nông nghiệp dần tạo nên QH làng xóm chính là khởi đầu của nền VH cộng đồng nổi bật của người Việt. Chính vì lẽ đó nền VH truyền thống của người Việt phát triển theo chiều ngang ( cộng đồng ) hơn là theo chiều dọc ( cá nhân ).
Cứ như vậy qua thời gian nhưng tư tưởng đạo đức sâu sắc nhất diễn ra, cụ thể hoá, thẩm mỹ hoá theo xu hướng cộng đồng. Tính ưu trội của đạo đức chủ yếu là đòi hỏi của cộng đồng với cá nhân. Vì thế, ngay cả trong QH thẩm mỹ, nghệ thuật, văn học thì tính cộng đồng sẽ lấn át..
Nhìn vào LS, tuy có quá trình phát triển VH-LS tương đối lâu đời nhưng VN là quốc gia chậm phát triến. Trải qua hàng ngàn năm nhưng biến đổi về KT-XH hầu như không có gì đáng kể. Nhìn chung các QH XH vẫn thuần nhất và giản đơn. Trình độ thấp của sử phát triển, tính giản đơn và thuần nhất của các QH của con người quy định ưu thế của cái đạo đức giữa cá nhân và XH. Với ưu thế của giá trinh cộng đồng các cá nhân dường như bị hoà tan vào cộng đồng, cá nhân hiện diện chỉ như 1 thần dân của vương quốc . Sự cố kết của cá nhân với cộng đồng gần như trở thành yêu cầu đạo đức. Nó quy định giá trị và ý nghĩa mỗi cuộ đời, mỗi con người. Thực hiện bổn phận với những người khác, với XH và cũng đươc coi là niềm vui cuộc sống.
Nhiều lúc có cảm giác đạo đức, thẩm mỹ trong nền VH truyền thống mạnh đến mức những giá trị KH, công nghệ, nghệ thuật không sao nẩy sinh mạnh mẽ được. Các khả năng sáng tạo cá nhân đều bị vùi trong cộng đồng và với 2 nền đạo đức chật chội như thế nó không bao dung khát vọng sáng tạo cá nhân.
Lịch sử VH VN là lịch sử VH cộng đồng. Đó là các giá trị cá nhân như cứ vâng dạ, cứ sống, cứ LĐ yên ổn trong cộng đồng, cộng đồn nuôi dưỡng cá nhân khi nó biết phục tùng. Nhưng nếu giá trị cá nhân muốn vươn lên, vượt trên giá trị cộng đồng tức là vi phạm quy chuẩn về đạo đức sẽ lập tức bị điều chỉnh bằng dư luận. Nền VH như vậy không ưa chuộng phát triển chiều cao mà ưu tiên phát triển bề rộng.

Lan man về nguồn gốc VH truyền thống vậy giờ em quay lại nhưng ví dụ cụ thể. Tại sao dư luận lại lên án VTL hay NHT? Tác phẩm của họ hay hay dở còn đang cần xem xét nhưng có điều chắc chắn là suy nghĩ và tư duy của họ khác lạ và khác lối suy nghĩ chúng ta đã quá quen. Mong muốn họ gửi gắm trong tác phẩm như khát vọng giải phóng giá trị cá nhân và dư luận khó châp nhận điều đó. Chúng ta đã quen thơ nhất là thơ của 1 nhà thơ nữ phải dịu dàng, đằm thắm ...nhưng ta không tìm thấy trong thơ VTL. Thơ VTL là phá cách, là đam mê đến khó hiểu... Em cũng quả thực không thích thơ VTL nhưng đó là do thẩm mỹ, đạo đức cộng đồng đã ăn sâu trong em chứ chưa chắc vì thơ VLT không đáng để đọc? tương tự vậy với lối hành văn của NHT.
Nếu ta nhìn lại QK, các tác phẩm ca ngợi chủ nghĩa anh hùng tập thể, hy sinh vì TQ luôn được giá trị VH cộng đồng ủng hộ, nâng đỡ và trở thành tiêu chuẩn đánh giá nghệ thuật. Ngược lại giá trị cá nhân bị vùi dập, bị phản đổi ngay khi nó manh nha.. vậy làm sao có giá trị cá nhân được tôn vinh cho dù nó hứa hẹn những giá trị nghệ thuật thực sự.

Em tin rằng bài viết này của em sẽ có rất nhiều các bác phản đối nhưng em đã nói đây là 1 suy nghĩ khác về VH nên các bác cứ tự nhiên phê phán. Nếu các bác có hứng em sẽ tranh luận với các bác về sự khác biệt về chân-thiện-mỹ trong VH Đông-Tây.



User is offline
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 22 2002, 05:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ đề Bác đưa ra hay lắm, đúng là VN có một truyền thông văn hoá cộng đồng (không chỉ riêng VN mà cả TQ, Triều tiên, Nhật Bản...), và hệ quả của nó là các giá trị Chân-Thiện-Mỹ kiểu cộng đồng. Từ đó người ta đâm ra sợ chủ nghĩa cá nhân, chỉ thấy ở nó những điều xấu: ích kỷ, vị lợi, .v..v.. mà không thấy mặt tốt của nó như: trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, tự lực tự cường...
Trong thực tế thì những giá trị của chủ nghĩa cá nhân đang xâm nhập "dấu mặt" vào xã hội. Cách sống ở thành thị hiện tại, quan hệ với luật pháp, quan hệ xã hội, rồi gia đình, tình yêu .. tất cả đang được nhìn lại với lăng kính của chủ nghĩa cá nhân. Chuyện đó không phải bắt đầu từ hôm nay mà đã bắt đầu từ hồi đầu thế kỷ XX, với việc đòi tự do yêu đương.
Nhưng giữa CN Cá nhân và văn của Nguyễn Huy Thiệp, thơ Vi thuỳ Linh tôi lại không thấy có mối liên hệ gì lắm. Bác có thể nói rõ hơn không ???


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
post Sep 23 2002, 08:49 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3




Nhóm:
Số bài viết: 0
Tham gia từ: --
Thành viên thứ: 0

Nói bậy: (0%) -----


Bác Phó nói đúng, thực ra em lấy chuyện NHT hay VTL chỉ là ví dụ để muốn nói 1 điều lớn hơn mà thôi. Cái tật nói bóng nói gió vẫn không sao sửa được. Nhưng bác đã hỏi em sẽ nói rõ hơn.

Em không ca ngợi thơ VTL hay văn NHT gì cả mà chỉ muốn nói về giá trị cá nhân trong đó. Chắc bác đã đọc thơ VTL rồi và em tin rằng bác sẽ rất ngạc nhiên thậm chí khó chịu về cách gieo vần, niêm luật và hình ảnh trong thơ VTL. Bình thường khi nói đến thơ nhất là thơ nữ là nói đến sự êm ái, trong sáng và có vần điệu nhưng đọc thơ VTL khó nhận ra điều này mà thay vào đó là những hình tượng lạ lùng, cách ngắt câu ngắt dòng chẳng theo quy luật nào... Nhưng đó là cảm nhận cá nhân chứ chưa hẳn tác giả không có chủ định. Tư duy suy nghĩ, tình cảm gửi vào tác phẩm của VLT có lẽ khác của người nhưng theo suy nghĩ của em ta không nên vội phán rằng đó không là thơ ca. Đọc rất nhiều sự phê phán và miệt thị về thơ VLT em không đồng tình. Thơ VTL em không thích nhưng em không muốn phủ nhận giá trị cá nhân chỉ vì thơ VTL không phù hợp giá trị thẩm mỹ cộng đồng. Ban đầu đọc thơ VTL có vẻ khó nghe nhưng nếu không bị vùi dập biết đâu sau đó chẳng có 1 dòng thơ, 1 phong cách thơ được công nhận.
Đối với truyện của NHT cũng thế. Mới đọc những câu văn ngắn đến mức khó thể ngắn hơn của NHT làm ta lạ lẫm có nhiều lúc cũng có cảm giác câu văn rời rạc như trẻ con cấp 1 làm văn. Nhưng đọc kỹ lại cũng dễ nhận ra 1 phong cách viết trực tiếp, nội dung rất cô đọng.

Biết văn học hay nghệ thuật cũng nên có sự phê bình để biết cái hay cái dở nhưng phê bình đến mức muốn triệt tiêu, đến phủ nhận giá trị vì nó khác tiêu chuẩn thẩm mỹ cộng đồng thì không hoàn toàn nên làm. Cứ áp đặt tiêu chuẩn thẩm mỹ có từ hàng ngàn năm để xét xem 1 tác phẩm có phù hợp không để cho phép nó tồn tai hay không tồn tại ta sẽ không có bước dột phá. Các tác phẩm nghệ thuật nói chung hay V/Học nói riêng sẽ có phong cách hao hao nhau và không có sự đặc sắc.
Em không khen VTL hay NHT mà chỉ muốn nói hãy để cho phong cách cá nhân có cơ hội phát triển. Ban đầu dù nó chưa hay với ta ( cũng có thể do ta chưa quen ) nhưng đó là giá trị sáng tạo cá nhân đáng tôn trọng. Truyền thống văn hoá cộng đồng hạn chế sự phát triển sáng tạo cá nhân em muốn nói là ở chỗ này.

Hôm trước tình cờ em xem 1 đoạn trong phim Những người làm thuê trên VTV có đoạn : 1 cậu bé Tây vẽ nhưng thứ cậu ta thích lên tường và cô hầu người TQ mắng cậu bé. Mẹ cậu bé Tây về thấy vậy nói với cô hầu : Cứ để nó vẽ, cứ để nó sáng tạo. Đừng doạ nạt làm nó sợ. Cô hầu không hiểu gì cả vì theo VH Trung Quốc ( khá giống VN ) cho rằng : trẻ con vẽ lên tường là hư, phải ngăm chặn ngay đề nó không bao giờ dám vẽ bẩn lên tường nữa. Bác thử xem suy nghĩ đó có đúng không?
Chắc bác cho rằng nó đúng? Nhưng bác hãy xem người Tây họ dạy thế nào đã nhé! Có thể đây là sự khác biệt văn hoá Đông - Tây. Người mẹ khi đó nói với cô hầu rằng : Hãy để cậu bé vẽ đi. Bức tường bẩn có thể sơn lại nhưng sự sáng tạo không thể tạo lại. Nếu xoá bỏ và ngăn chặn câụ bé sẽ không bao giờ dám sáng tạo nữa! Rồi cô ta dạy đứa bé: Con vẽ đẹp lắm nhưng con hãy vẽ vào tờ giấy này để mẹ có thể treo lên và tự hào đó là con trai mình vẽ, vẽ lên tường sẽ bị bẩn và khó vẽ lắm!
Cũng rất trùng hợp là đoạn phim đó đúng với suy nghĩ của em nên em nhớ cho dù phim này em chảng xem thêm đoạn nào cả. Câuk bé vẽ có đẹp không? vâng chắc chắn là không đẹp rồi vì nó còn quá nhỏ vadf là buớc đầu sáng tạo nhưng người mẹ biết dộng viên khuyến khích và dạy nó việc nên làm. Vẫn dãy không nên vẽ lên tường nhưng cô vẫn khuyến khích cậu bé tiếp tục vẽ. Em kể chuyện này hy vọng bác diều điều em muốn nói khi liên hệ qua VTL. VTL còn rất trẻ cũng đang sáng tạo nghệ thuật như cậu bé kia. cho dù tác phẩm của cô chưa hay vì là ban đầu nhưng hãy để cô ấy có cơ hội phát triển sáng tạo cá nhân để biết đâu 1 ngày nào đó trên TG có cái tên VTL gắn liền với 1 tập thơ nào đó ( là e suy diễn không tưởng thế ! ). Tất nhiên em nói chuyện nghệ thuật văn học ở đây có thể không phù hợp bởi điều em muốn nói là giá trị cá nhân phải nên được tôn trong cho dù ban đầu nó có vẻ mâu thuần giá trị cộng đồng.

VN ta đã lạc hậu quá nhiều trong hầu hết các lĩnh vực và đi tìm lời giải cho nó là cả 1 vấn đề quá lớn lao nhưng các bác cứ coi đây là suy nghĩ khác của em về vắn đề này xét theo nguồn gốc VH, đơn giản thế thôi! Các bác cứ tự nhiên phản bác!



User is offline
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 23 2002, 06:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Không biết có Bác nào phản bác không, nhưng riêng tôi thì không, nhất là về CN Cá nhân. Vì tôi không thấy nó có điều gì sai trái cả, có điều là hiểu và dùng thế nào cho đúng thôi. Trong thực tế, thì nhiều khi cái gọi là "quyền lợi tập thể" chỉ là cách nói bóng bẩy để chê dấu lợi ích cá nhân của một số người được coi là đại diện cho tập thể thôi, đó là một trường hợp. Trường hợp nữa mà nhiều người cũng đã chỉ ra : quyền lợi tập thể trở thành cha chung không ai khóc, vô trách nhiệm. Cả hai điều này đều có hại cả. Cho nên cách tốt nhất là quy định rõ ràng quyền lợi cá nhân, cũng như là nghĩa vụ của họ với cộng đồng.

Còn trong chuyện phê bình thơ văn của VTL, hay NHT thì có lẽ đấy là phản ứng của một lối mòn về tư duy đối với nghệ thuật trước sự sáng tạo . Tất nhiên người ta có quyền tranh cãi rằng: nó có phải là sáng tạo thật sự hay không ?. Điều này thì cần phải có thời gian để kiểm nghiệm, nhưng bản thân việc người ta phải bàn về nó , tốn giấy mực, thời gian tranh cãi về nó cũng phản ánh được phần nào sự sáng tạo của tác giả rồi. Tôi nói phần nào, vì một sự lập dị cũng gây nên tranh cãi. Vậy thì làm thế nào để phân biệt giữa sáng tạo và lập dị đây ?? :laugh.gif :P
Cũng như làm thế nào để thấy một lời phê bình là đúng đắn, không phải là lối mòn tư duy ?? :laugh.gif :P


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Khach
post Sep 23 2002, 11:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Unregistered









[quote author=Lathe link=board=21;threadid=764;start=0#6982 date=1032745754]

Em không ca ngợi thơ VTL hay văn NHT gì cả mà chỉ muốn nói về giá trị cá nhân trong đó.

Thơ VTL em không thích nhưng em không muốn phủ nhận giá trị cá nhân chỉ vì thơ VTL không phù hợp giá trị thẩm mỹ cộng đồng.

Đối với truyện của NHT cũng thế. Mới đọc những câu văn ngắn đến mức khó thể ngắn hơn của NHT làm ta lạ lẫm có nhiều lúc cũng có cảm giác câu văn rời rạc như trẻ con cấp 1 làm văn. Nhưng đọc kỹ lại cũng dễ nhận ra 1 phong cách viết trực tiếp, nội dung rất cô đọng.

Em không khen VTL hay NHT mà chỉ muốn nói hãy để cho phong cách cá nhân có cơ hội phát triển.

[/quote]

Hay quá, không thể phản bác gì được. Đúng là giá trị/ quan điểm cá nhân muốn tồn tại khó thật. Em đồng ý với bác, muốn tồn tại các giá trị cá nhân dù muốn hay không đều phải dung hoà với giá trị cộng đồng ở một mức độ nhất định, hê hê, trừ phi ta là Vi Thuỳ Linh hay Nguyễn Huy Thiệp.



Go to the top of the page
+
Toi
post Sep 24 2002, 02:28 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Thôi xong


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 636
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 141

Tiền mặt hiện có : 165.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



[quote author=Khach link=board=21;threadid=764;start=0#7024 date=1032798772]
[quote author=Lathe link=board=21;threadid=764;start=0#6982 date=1032745754]

Em không ca ngợi thơ VTL hay văn NHT gì cả mà chỉ muốn nói về giá trị cá nhân trong đó.

Thơ VTL em không thích nhưng em không muốn phủ nhận giá trị cá nhân chỉ vì thơ VTL không phù hợp giá trị thẩm mỹ cộng đồng.

Đối với truyện của NHT cũng thế. Mới đọc những câu văn ngắn đến mức khó thể ngắn hơn của NHT làm ta lạ lẫm có nhiều lúc cũng có cảm giác câu văn rời rạc như trẻ con cấp 1 làm văn. Nhưng đọc kỹ lại cũng dễ nhận ra 1 phong cách viết trực tiếp, nội dung rất cô đọng.

Em không khen VTL hay NHT mà chỉ muốn nói hãy để cho phong cách cá nhân có cơ hội phát triển.

[/quote]

Hay quá, không thể phản bác gì được. Đúng là giá trị/ quan điểm cá nhân muốn tồn tại khó thật. Em đồng ý với bác, muốn tồn tại các giá trị cá nhân dù muốn hay không đều phải dung hoà với giá trị cộng đồng ở một mức độ nhất định, hê hê, trừ phi ta là Vi Thuỳ Linh hay Nguyễn Huy Thiệp.

[/quote]
Các bác đã nhầm to khi đồng hoá văn hoá cộng đồng - tức văn hoá đại chúng với cái thứ đột phá trong văn hoá vốn được gọi là văn hoá định hướng(hay là cao cấp; là em gọi thế trong lúc bí từ ) . Trong xã hội nào mà cái mới, cái sáng tạo đặc biệt, một cách phá bỏ lối mòn cho hầu hết dân chúng lại được tiếp thu một cách đơn giản đâu, văn hoá thị chúng cần một tầm nhìn hạn hẹp hơn, một lối hành xử đơn thuần hơn, dễ hiểu hơn... Đối nghịch với văn hoá thị chúng, là văn hoá cao cấp, dành riêng cho đối tượng là những nhà "trí thức " mà U BU và các bác mới vừa định nghĩa xong bên CLBVH .Để đưa ra được tên gọi chính xác cho hai loại văn hoá này, phải nhờ đến các bác học cao hiểu rộng, em thì không đủ vốn từ để mà làm cái việc ấy, nhưng phải công nhận rằng hai cái thứ đó song song tồn tại và tách biệt nhau ngay trong đời sống xã hội chúng ta, từ hàng ngàn năm rồi, ... ai bảo là trong lịch sử phát triển chúng ta không có những đột phá ? Có chứ, chỉ có điều cái đó đã bị mai một, hoặc đã hoà vào thị chúng một cách tụ nhiên, như là nhựa cây sau khi lên đến đỉnh lại trở về gốc mà thôi. Cái gốc mà em nói, trong khía cạnh VH thì nó là văn hoá thị chúng- bình dân, khai nguyên, sơ sài và vụn vặt, còn phần ngọn của nó, là một dạng cao cấp, dành riêng cho loại người có văn hoá cao hơn, thường là có quyền thế, có tiền , có khiếu thưởng thức khác hoàn toàn với dân thường . Ví dụ ở đây có quá nhiều, loại VH thị chúng là các phim mỳ ăn liền rộ lên một dạo, rồi những bản tích cải lương mới, chèo cải biên, những phim của ta, mà chúng ta xem có thể ghét, cho là nó chán phèo, nhajt hoẹt, nhưng các bác thử ra đầu chợ mà xem, những bà hàng tôm , cá, hàng khô, ... họ thấy nó hay đấy và họ cùng sống với những nhân vật mà ta chê là kịch đấy.
Văn hoá TC là cái nôi nuôi dưỡng cho văn hoá CC và ngược lại , đến phần nó, VH CC lại mang tính định hướng cho thứ bình dân kia, khi đó ta nói : troà lưu này đã được chấp nhận, hoặc là xu huớng đã hoà nhập vào cuộc sống, hoặc là thị hiếu thẩm mỹ, thẩm âm, trình độ VH đã được nâng cao.
Để bác nào nói năng khúc chiết hơn nói tiếp về cái này hộ em, chứ em thấy dùng cái định nghĩa giá trị cộng đồng đè nén giá trị cá nhân làm lý do kém phát triển của Việt Nam là không thuyết phục, sao không noí là do chế độ phong kiến Việt Nam ngu kém có đúng hơn không ? vả lại thì các nước phong kiến đều không phát triển hơn VIệt Nam mấy ?
Đột phá nào mà chẳng phải đấu tranh để giành chỗ đứng trong lịch sử và trong xã hội?, ngày xưa, biết bao nhà bác học đã phải lên giàn thiêu ? Làm gì có cá nhân kiệt xuát nào mà dễ dàng được chấp nhận trong cộng đồng nhể sp_ike.gif


--------------------
Phải chăng anh đã mất giấc mơ
Mất tiếng ve và những mùa dưa chín
Anh đã mất cả mây qua lòng giếng
Cả tiếng gà hẻm núi cả cơn mưa...
(Lưu Quang Vũ)

Anh viết tên em lên đám mây...
...cơn gió cuốn đi.
Anh viết tên em lên bãi cát...
...sóng biển cuốn đi.
Anh viết tên em lên tường và hành lang...
...CÔNG AN BẮT ANH ĐI. HUHU
(Messenger love)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Khach
post Sep 24 2002, 09:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Unregistered









:-[ :-[ :-[ Thế rốt cuộc ý bác là gì?



Go to the top of the page
+
Toi
post Sep 25 2002, 02:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Thôi xong


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 636
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 141

Tiền mặt hiện có : 165.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Bác cảm phiền đọc lại các bài trên, rõ ràng là không thể có một xung đột giữa văn hoá truyền thống và giá trị cá nhân như các bác đã nói.
Trước tiên, nếu kêu ca là giá trị sáng tạo cá nhân không được tiếp thu một cách nồng nhiệt, phải xem xem là nó dành cho loại đối tượng nào đã chứ, bản thân tôi, tôi cho rằng văn NHT và thơ VTL không phải có mục đích là phổ cập như là chúng ta đang tiến hành phổ cập giáo dục vậy thôi( tôi dám csa tiền là nếu hỏi thẳng tác giả cũng sẽ nhận được câu trả lời tương tự.) vậy thì thí dụ đó không điển hình, vậy thì những lý lẽ của anh NXT là không có sức thuyết phục vì nó không có dẫn chứng cụ thể, chỉ là cái cảm nhận vo thưởng vô phạt của anh mà thôi.
Các bác chưa nhìn thấy các mặt tích cực của một nền văn hoá , mà lại đi đổ phăng cho nó tội bóp chẹt nhân tài , điều này là không nên, không phải, không được. Đố ai dám bảo là cái mái đao của VN là không phải là sáng tạo đấy, bọn tàu vớ được mô típ này chẳng học ngay như bắt được vàng ý chứ, rồi còn nhiều thứ khác rất riêng mà không tiện kể hết... Nói chung là từ ngàn đời nay, ông cha ta luôn luôn sáng tạo, và những cái gì đắc dụng đã và sẽ được sử dụng đúng mục đích không hề có chuyện đè nén hay kìm hãm ở đây. Sáng tạo nào mà chẳng phải tranh đấu ngay từ lúc thai nghén cho đến khi chín muồi thậm chí vẫn chưa được xã HỘI nhìn nhận , vậy thì có lý gì mà lại đổ tại ta có nền văn hoá truyền thống mang tính cộng đồng hay là không cộng đồng.
Đáng lẽ phải dành cho : giá trị cá nhân & giá trị văn hoá hai topic riêng mới phải.


--------------------
Phải chăng anh đã mất giấc mơ
Mất tiếng ve và những mùa dưa chín
Anh đã mất cả mây qua lòng giếng
Cả tiếng gà hẻm núi cả cơn mưa...
(Lưu Quang Vũ)

Anh viết tên em lên đám mây...
...cơn gió cuốn đi.
Anh viết tên em lên bãi cát...
...sóng biển cuốn đi.
Anh viết tên em lên tường và hành lang...
...CÔNG AN BẮT ANH ĐI. HUHU
(Messenger love)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
post Sep 25 2002, 08:38 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9




Nhóm:
Số bài viết: 0
Tham gia từ: --
Thành viên thứ: 0

Nói bậy: (0%) -----


Hoan nghênh bác Tôi, mãi mới có người phản đối. Tớ sẽ tranh luận với bác 1 vài điểm nhé. Tớ lại hy vọng nhiều người phản đối tớ hơn cơ đấy.



User is offline
Go to the top of the page
+
post Sep 25 2002, 10:30 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10




Nhóm:
Số bài viết: 0
Tham gia từ: --
Thành viên thứ: 0

Nói bậy: (0%) -----


Đề nghị bác Hưng xem lại thế nào đi chứ để tớ mất công post bai xong lại tiêu biến đi đâu thế này bực quá. Đành viết lại vậy!

Tớ nghĩ VH truyền thống VN ( VHTT) đã vận động và xoay quanh 2 giá trị cơ bản nhất là : chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước. Tất cả những giá trị VHTT của người Việt còn lưu giữ còn đến ngày nay đều liên quan chặt chẽ đến 2 giá trị CB này.
Trong nền VHTT của người Việt sự nhạy cảm thẩm mỹ thường gắn liền với giá trị đạo đức và mang tính giáo huấn rất rõ rệt. Nhưng trong các tác phẩm này đạo đức trội đến mức nó lấn át nghệ thật, thẩm mỹ. VH VN hiện nay các cá nhân chỉ được sáng tạo trong các khuôn mẫu cộng đồng đã có. Những trói buộc về dư luận trở thành gông cùm về tư tưởng và cảm xúc. Nghệ thuật cũng không có tự do sáng tạo, trái với đạo lý chính thống sẽ phải trả giá.
Thôi khỏi nói về VTL hay NHT nữa vì nó hơi khó hiểu tớ chuyển qua ví dụ khác cụ thể và trực tiếp hơn. Các bác cứ chú ý xem bất cứ tác phẩm VH nào của VN cũng rất dễ đoán trước nhưng vì sao có thể dễ dàng đoán trước? chính vì VHTT đó. Xuất phát điểm của các tác phẩm luôn là: Tài mênh tương hỗ, Hồng nhan bạc phận... Cho dù trong phim ảnh hay tiểu thuyết các tác giả hay diễn viên có diễn xuất tốt đến đâu cuối cùng cũng có chung 1 kết cục đã được dự báo trước. Đã hồng nhan thì bạc mệnh, ở hiền gặp lành, đạo lý cương thuờng sẽ được sáng tỏ...Chuyện Thạnh Sanh, Lục Vân Tiên, Tấm Cám đều thế cả.
Chuyển qua thời hiện tại, tớ nhớ có 1 lần tớ xem trên TV phần thi ứng xử của 1 cuộc thi hoa hậu VN có 1 tình huống khá thú vị thế này: cô gái trẻ phải trả lời câu hỏi em nghĩ sao về câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp? Cô gái trả lời rất ngây thơ: Em nghĩ đây là cuộc thi sắc đẹp nên cái đẹp đâu có tội mà phải đánh chết nó!!! Cả hội trường cuời ầm, BGK cười chỉ cô gái ngơ ngác. Tớ cũng không cười và chỉ suy nghĩ rằng vì cô gái trả lời ngây thơ và thật lòng nhưng sai với những suy nghĩ như đã thành chân lý nên BGK cười. Cô gái có đáng bị khinh khi vì suy nghĩ thế không? Tớ không chắc.
Ngoài đời ta gặp biết bao câu thành ngữ tương tự như : Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người, tốt gỗ hơn tốt nước sơn... Không biết có cần phủ nhận giá trị thẩm mỹ đến thế không nhỉ?
Lại nghĩ qua VH phương Tây, chắc ở đây ai cũng biết bức tượng David nổi tiếng? Nó có đẹp không? Nếu đem bức tượng đó về VN thì nó có còn đẹp? không đẹp được vì nó trái với phong tục VN cho dù cả thế giới công nhận nó là kiệt tác! VN văn minh hay La Mã văn minh? câu hỏi này cũng khó để trả lời thật! và bức tượng đó là sáng tạo cá nhân của Michellangelo nếu tớ nhớ không nhầm. Vậy đó khi giá trị cá nhân mang tính nghệ thuật thực sự nó sẽ quay trở lại phục vụ giá trị cộng đồng mà không cần bắt buộc phải có xuất xứ từ lợi ích cộng đồng.
Tớ nghĩ tính VH dân tộc phải kết hợp không chỉ bản sắc cộng đồng mà phải có những giá trị tự do cá nhân. Chính vì thế các cá nhân như VLT hay NHT rất đáng được xem xét.
1 nền VH dân tộc thuần tuý sẽ là nền VH lạc hậu và ngưng trệ. Song 1 nền VH có bản sắc DT cung không thể là nên VH lai căng, nó cần phảỉ phát triển theo thực tế phát triển chung của toàn TG.
Tớ không phải là nhà VH càng không thể là nhà quản lý hay định hướng
VH nhưng tớ nghĩ cần đổi mới suy nghĩ về VH. Hãy điều chỉnh lại QH giữa cộng đồng và cá nhân. Hãy nâng cao vai trò cá nhân trong hoạt động VH và cả KT. Trước đây cá nhân đã hy sinh cho cộng đồng theo các chuẩn đạo đức và dư luận nay cộng đồnng cần bao dung khuyến khích khả năng sáng tạo cá nhân để nó phát triẻn và quay trở lại phục vụ cộng đồng.



User is offline
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC