Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Học Thuyết mới của Giang Trạch Dân
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Phó Thường Nhân
Ông Hồ Cẩm Đào vừa thay ông Giang Trạch Dân lên làm tổng bí thư ĐCSTQ. Cùng một lúc Tư tưởng Giang Trạch Dân được đưa vào điều lệ ĐCSTQ. Như vậy là sau CH Mác-Lê nin, tư tưởng Mao trạch Đông, rồi tư tưởng Đặng Tiểu Bình, CNXH kiểu TQ lại thêm một tư duy mới. Ở đây tôi không bàn chuyện đúng sai thế nào vì hoàn toàn không có khả năng, nên chỉ tổng kết, cóp nhặt trong báo chí phương Tây bàn về sự ra đời cũng như luận điểm của nó để mọi người tham khảo. Xét về mặt văn hoá cũng là điều thú vị. Người TQ không thay thế một lý thuyết này bằng một lý thuyết khác như phương Tây,mà chỉ thêm vào, bổ xung vào cái cũ. Phương pháp này giống như thể thức "truyền thừa" trong Thiền tông. Ông Hồ Cẩm Đào hiện nay chính thức được trao "Y bát", và có lẽ lúc trao lại quyền cho người sau sẽ để lại một tư tưởng mới như ông Giang Trạch Dân ? Chỉ có tương lai mới trả lời được. Nhưng không hiểu sao tôi có cảm giác sự phát triển của CH Mác ở TQ có cái gì đó tương đồng như sự truyền bá, phát triển Phật Giáo ở nước này.
latrung
HỒ CẨM ĐÀO được lựa chọn sau nhiều dịp tỏ ý trung thành với tw,đây cũng là một con người khá cứng rắn trong việc giữ gìn đường lối,là người đầu tiên gọi điện về TW chúc mừng sự thành công trong vụ tàn sát THIÊN AN MÔN,từng dập tắt những vụ khá nhạy cảm ở TÂY T NG.thành tích mà HCĐ có được ngày hôm nay là do sự trung thành mà được.Giới quan sát đã đưa ra nhận định sẽ có sự thay đổi mới trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao TRUNG QUỐC.Nhưng với nhân vật trung thành này cộng thêm cái tư tưởng kia thì cũng chỉ là bình mới rượu cũ.
Phó Thường Nhân
Tư tưởng của Ông Giang Trạch Dân vừa được đưa vào điều lệ ĐCSTQ có thể tóm gọn trong mấy chữ " Ba Thành phần đại diện". Tại sao lại ba thành phần, vì cho đến nay ĐCSTQ chỉ chấp nhận có Hai thành phần (thực ra nó đã là 4) gồm có : Công nhân, nông dân (thành phần 1), Trí thức, quân đội (Thành phần 2). Thành phần được ông Giang đề nghị : thành phần 3 chính là các chủ xí nghiệp tư nhân. Chính cái thành phần thứ 3 này đã gây nhiều tranh cãi. Vì đây chính là tầng lớp người vẫn bị coi là bóc lột. Để vượt qua được mâu thuẫn này, người ta đã định nghĩa lại 3 thành phần của ĐCSTQ gồm có: "Những lực lượng sản xuất tiến bộ nhất", rồi "Những lực lượng đại diện văn hoá tiên tiến nhất", và cuối cùng "Đại diện cho quyền lợi của đa số nhân dân TQ". Tóm lại Đảng trở thành một nước TQ thu nhỏ lại.
Để dẫn đến tư tưởng này, người ta đã làm một nghiên cứu về cấu trúc xã hội TQ từ thời kỳ đổi mới đến nay, và đã quy ra là xã hội TQ hiện đại có 10 tầng lớp xã hội. Việc các chủ doanh nghiệp là thành viên của ĐCSTQ không phải là ngoại lệ. Trên toàn bộ TQ, có hơn 20% chủ doanh nghiệp đã vào đảng, nhiều nơi ở An Huy (gần Thượng Hải) tỉ số đạt tới 24%.
latrung
Hôm thứ Bảy, sau phiên họp đầu tiên dưới sự chủ trì của tân tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, bộ Chính trị Trung Quốc đã công bố bản thông cáo kêu gọi tầng lớp lãnh đạo đảng "hãy chủ động tự giải phóng tư tưởng ra khỏi xiềng xích của những hệ thống, thông lệ và khái niệm lỗi thời, khỏi những lối diễn dịch chủ nghĩa Mácxít độc đoán và sai lạc, và ra khỏi gông cùm của chủ nghĩa chủ quan và trừu tượng".

Biến chuyển mới này của Chính trị Bộ Trung Quốc được các hệ thống truyền hình gởi ra khắp Hoa Lục, cổ võ cho chiều hướng của cụu tổng bí thư Giang Trạch Dân đề ra cho mọi người dân Trung Quốc trong thời đại mới, dưới sự lãnh đạo duy nhất của đảng. Đó là việc xây dựng một xã hội "tiểu khang", xây dựng Xã hội chủ nghĩa theo đặc trưng Trung Quốc.

----------------------------------------------------------


Giang quả là một con cáo già khi tự nguyện rút lui cùng với những người cùng thời mình.Hành động này giúp HỒ được tự do ,vẫy vùng.Sắp tới có thể TRUNG QUỐC đi theo một con đường không hẳn là CNXH mà MÁC đã nói.Sau nhiều lần bổ sung cho phù hợp với thực tiễn,người ta sẽ không còn nhận ra đâu là CNXH nữa.Đây là một sự biến đổi dần của các nhà lãnh đạo TRUNG QUỐC khi biết mình đã không đúng hướng cho lắm khi chọn con đường CNXH,nhưng một sự thay đổi đột ngột ở một nước đông dân như thế này khó mà lường trước những biến động.Cho nên thêm dần vào những lý thuyết cũng hợp lý thôi bác PHÓ ạ
koibeto81
bác Latrung đang "vô tình" đưa chủ đề này đi về hướng thảo luận Chính Trị đấy. Em cứ nhắc bác trước là...không nên bàn về Chính Trị ở chỗ này, chỗ này tức là Vnequation đó bác ạ. ;)

bác Phó có tài liệu về Học Thuyết đó không? Post lên em tham khảo với. sp_ike.gif Em đang tìm nhưng vẫn chưa tìm được, có thể vì nó mới quá chăng. ;D
latrung
Anh cố tình đấy các chú ạ,anh tuởng các chú dạo này xông xênh,còn các chú không muốn anh lại thôi.Toàn chỗ quen biết,các chú không phải ngại đâu.
Phó Thường Nhân
Tôi cũng không có tài liệu gì cả, có lẽ phải biết đọc tiếng TQ thì mới có thể tìm được tài liệu. Nước TQ hiện đại không còn lấy việc "xuất khẩu CM" nữa, do họ đã có một vị trí ngày càng vững chắc trên bàn cờ CT thế giới, cho nên không còn có chuyện "xuất khẩu tư tưởng" như thời cách mạng văn hoá nữa.
Học thuyết này của ông Giang cũng không phải do ông ta tự nghĩ ra, mà nó phát xuất từ những nghiên cứu của viện khoa học xã hội TQ về xã hội của đất nước họ từ thời mở cửa, từ năm 1976. Ông Giang chỉ là người phê chuẩn thôi. Đặc điểm mới của xã hội TQ hiện tại so với trước là đã xuất hiện một tầng lớp trung lưu khá đông trong xã hội, khoảng 100 triệu người, trong đó có các doanh nhân. Kinh tế TQ khởi sắc phần nhiều cũng nhờ họ. Các doanh nhân này cũng không phải từ trên trời rơi xuống. Họ có quan hệ khá chặt chẽ với chính quyền các cấp. Nhờ có quan hệ mà họ vay được vốn, tìm được mối hàng, có thị trường. Chính sách của TQ là sẽ giảm huặc giải tán các cơ sở nhà nước làm ăn không có lãi. Việc này đã bắt đầu trong công nghiệp thép ở vùng Đông Bắc TQ. Họ cũng giảm biên chế. Ví dụ trong thời gian vừa qua, một nửa số lượng nhân viên bộ y tế đã bị thải. Các xí nghiệp còn lại sẽ phải tập trung lại chứ không lẻ tẻ được nữa. Ví dụ hiện tại, TQ có gần 800 nhà máy sản xuất xi măng chủ yếu do chính quyền các địa phương tạo ra, nên nó bắt buộc phải co cụm lại. Thành phần tư nhân trở thành nguồn tạo việc làm duy nhất. Không kể việc cổ phần hoá các xí nghiệp, khiến cho các mảng lớn của nền kinh tế sẽ vào tay tư nhân. Làm sao để cho chính quyền có hiệu lực, kiểm soát được kinh tế tư nhân, giữ được chủ quyền. Chính vì thế mà có cái học thuyết này. Như vậy tư tưởng TQ càng thiên về hướng "ổn định xã hội", "dân tộc chủ nghĩa". Nó thống nhất trong nội bộ của nó để trở thành một khối cứng rắn trên thị trường thế giới.
koibeto81
bác Phó... sp_ike.gif

Tư tưởng "Tam đại diện", "3 thành phần đại diện"...nói đến ở đây của Giang Trạch Dân thực ra có nguồn gốc, xuất phát điểm ở "tư tưởng" Chủ Nghĩa Xã Hội mang màu sắc Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình. Có thể cho rằng Giang Trạch Dân đã biết khéo léo phát triển tử tưởng của Đặng Tiểu Bình (vốn ra đời và phát triển từ những năm 70-80 của thế kỷ trước) cho phù hợp với tình hình hiện nay của Trung Quốc nói riêng và tình hình thế giới nói chung. Thực ra Đặng Tiểu Bình trước khi lui về hậu trường đã định chọn Triệu Tử Dương (lúc đó là đương kim thủ tướng) làm người "kế vị" nhưng cuối cùng người kế vị ông lại là Giang Trạch Dân với Chu Dung Cơ làm thủ tướng. Lúc còn sống Đặng Tiểu Bình đã từng có nhận xét về Giang và Chu thế này : "Giang vững về Chính Trị còn Chu thì mạnh về Kinh Tế". Thực tế đã chứng minh "nhận xét" của Đặng Tiểu Bình là hoàn toàn đúng. ;D

Hay là nhân lúc chưa có tài kiệu về học thuyết của Giang Trạch Dân, ta "thử" quay qua trao đổi về "cha/mẹ đẻ" của nó, tức là học thuyết chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình xem có gì hay ho không !? Các bác nhỉ !! ;D
Phó Thường Nhân
Tìm hiểu riêng tư tưởng của Đặng Tiểu Bình hay Giang Trạch Dân kể cũng khó, vì thiếu tài liệu. Ở TQ, ngoại trừ Mao Trạch Đông trước tác nhiều, vừa là Chính trị gia vừa là Triết gia, nhưng người khác chỉ là chính trị gia. Tư tưởng của họ chủ yếu phản ảnh thực tế TQ và nhiều khi phục vụ cho cả đấu tranh quyền lực. Nhưng dù sao chăng nữa, họ đều tự nhận mình là người Mác xít. Nhưng Mác xít kiểu TQ, suy ra XHCN kiểu TQ. Từ nhận xét ấy, nếu xét xem chủ nghĩa Mác biến đổi thế nào ở TQ, cũng có thể biết được phần nào tư tưởng của họ.
Chủ nghĩa Mác nhập vào TQ trong nhưng năm 20, khởi đầu là do Lý Đại Chiêu, một giáo sư cổ văn ở trường đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Ông này đã lập nên hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác. Con gái ông sau này lấy Mao Trạch Đông, sinh được một người con. Nhưng cả hai đều chết trong nội chiến Quốc-Cộng ở Quảng Châu. Đảng Cộng sản TQ được thành lập ở Thượng Hải vào thời gian này với sự trợ giúp của Quốc tế cộng sản. Chủ nghĩa Mác nhập vào TQ dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 và Liên xô, nên ngay từ đầu tiên nó đã là chủ nghĩa Mác-Lê nin. Về mặt văn hoá, chủ nghĩa Mác không xa lạ lắm với người TQ (và ngay cả những nước ảnh hưởng văn hoá TQ), do nó không gặp một trở ngại nào về nhận thức cả. Chủ nghĩa này nổi bật về triết học duy vật biện chứng và duy vật LS, do đó nó sẽ gặp khó khăn trong những nước có truyền thống thần quyền, như thế giới Hồi giáo. Còn ở Đông Á, tư tưởng vô thần tồn tại từ lâu đời. Đạo Lão quan niệm thế giới là Âm Dương xung khắc. Đạo Nho coi thế giới phát sinh từ "Khí". Đạo Phật hoàn toàn không có thuyết "tạo hoá", tất cả những nhận thức ấy khiến người ta có thể chấp nhận thuyết duy vật biện chứng tương đối dễ dàng. Chữ "vô thần" mà người ta gán cho CN Mác không gây được tác động nào cả, trừ khi người đọc theo Thiên Chúa Giáo. Hơn thế nữa, tư duy "dịch học" rất gần với phép duy vật biện chứng, chỉ có điều khác là mâu thuẫn trong thuyết Âm Dương không mất đi bao giờ cả, không thể triệt tiêu được nhau như trong duy vật biện chứng.
Động lực của chủ nghĩa Mác là đấu tranh giai cấp, là mâu thuẫn giai cấp. Những khi thâm nhập vào châu Á nó bị tác động của LS mà không còn mang nguyên định nghĩa nguyên thuỷ của nó nữa, do hai điều:
1. Sở hữu tư liệu sản xuất, là điều kiện để phân biệt giai cấp trong học thuyết của Mác, không giống như sở hữu ở châu Âu. Ở châu Á sở hữu công cộng chiếm ưu thế, điều này đã khiến Mác phải "sáng tạo" ra cái gọi là "phương thức sản xuất châu Á".
2. Chủ nghĩa Mác nguyên thuỷ, áp dụng trong một nước, một xã hội độc lập, có chủ quyền. Lúc này mâu thuẫn giai cấp là chủ yếu. Nhưng các nước châu Á lúc đó, trừ Nhật bản đều là những nước nửa thuộc địa huặc thuộc địa. Ranh giới rõ ràng nhất không phải là giữa hai giai cấp mà là giữa người dân thuộc địa và người nước ngoài.
Từ hai điều kiện LS trên mà có một sự chuyển đổi nhận thức về giai cấp. Tất cả thần dân nước thuộc địa được coi tương đương là "giai cấp công nhân", đối diện với "giai cấp bóc lột" là thực dân da trắng. Mục đích đấu tranh không phải là sự bình đẳng giữa hai giai cấp mà là chủ quyền dân tộc, độc lập dân tộc.
Từ khi thành lập cho đến Vạn lý trường chinh năm 1935, chủ nghĩa Mác ở TQ hoàn toàn rập khuôn theo nhận thức Liên xô. Chỉ từ khi Mao Trạch Đông nắm quyền nó mới thay đổi theo nhận thức TQ
(còn tiếp)
yuyu
[quote author=Phó Thường Nhân link=board=1;threadid=1095;start=0#12869 date=1038416434]
Tìm hiểu riêng tư tưởng của Đặng Tiểu Bình hay Giang Trạch Dân kể cũng khó, vì thiếu tài liệu. Ở TQ, ngoại trừ Mao Trạch Đông trước tác nhiều, vừa là Chính trị gia vừa là Triết gia, nhưng người khác chỉ là chính trị gia. Tư tưởng của họ chủ yếu phản ảnh thực tế TQ và nhiều khi phục vụ cho cả đấu tranh quyền lực. Nhưng dù sao chăng nữa, họ đều tự nhận mình là người Mác xít. Nhưng Mác xít kiểu TQ, suy ra XHCN kiểu TQ. Từ nhận xét ấy, nếu xét xem chủ nghĩa Mác biến đổi thế nào ở TQ, cũng có thể biết được phần nào tư tưởng của họ.
Chủ nghĩa Mác nhập vào TQ trong nhưng năm 20, khởi đầu là do Lý Đại Chiêu, một giáo sư cổ văn ở trường đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Ông này đã lập nên hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác. Con gái ông sau này lấy Mao Trạch Đông, sinh được một người con. Nhưng cả hai đều chết trong nội chiến Quốc-Cộng ở Quảng Châu. Đảng Cộng sản TQ được thành lập ở Thượng Hải vào thời gian này với sự trợ giúp của Quốc tế cộng sản. Chủ nghĩa Mác nhập vào TQ dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 và Liên xô, nên ngay từ đầu tiên nó đã là chủ nghĩa Mác-Lê nin. Về mặt văn hoá, chủ nghĩa Mác không xa lạ lắm với người TQ (và ngay cả những nước ảnh hưởng văn hoá TQ), do nó không gặp một trở ngại nào về nhận thức cả. Chủ nghĩa này nổi bật về triết học duy vật biện chứng và duy vật LS, do đó nó sẽ gặp khó khăn trong những nước có truyền thống thần quyền, như thế giới Hồi giáo. Còn ở Đông Á, tư tưởng vô thần tồn tại từ lâu đời. Đạo Lão quan niệm thế giới là Âm Dương xung khắc. Đạo Nho coi thế giới phát sinh từ "Khí". Đạo Phật hoàn toàn không có thuyết "tạo hoá", tất cả những nhận thức ấy khiến người ta có thể chấp nhận thuyết duy vật biện chứng tương đối dễ dàng. Chữ "vô thần" mà người ta gán cho CN Mác không gây được tác động nào cả, trừ khi người đọc theo Thiên Chúa Giáo. Hơn thế nữa, tư duy "dịch học" rất gần với phép duy vật biện chứng, chỉ có điều khác là mâu thuẫn trong thuyết Âm Dương không mất đi bao giờ cả, không thể triệt tiêu được nhau như trong duy vật biện chứng.
Động lực của chủ nghĩa Mác là đấu tranh giai cấp, là mâu thuẫn giai cấp. Những khi thâm nhập vào châu Á nó bị tác động của LS mà không còn mang nguyên định nghĩa nguyên thuỷ của nó nữa, do hai điều:
1. Sở hữu tư liệu sản xuất, là điều kiện để phân biệt giai cấp trong học thuyết của Mác, không giống như sở hữu ở châu Âu. Ở châu Á sở hữu công cộng chiếm ưu thế, điều này đã khiến Mác phải "sáng tạo" ra cái gọi là "phương thức sản xuất châu Á".
2. Chủ nghĩa Mác nguyên thuỷ, áp dụng trong một nước, một xã hội độc lập, có chủ quyền. Lúc này mâu thuẫn giai cấp là chủ yếu. Nhưng các nước châu Á lúc đó, trừ Nhật bản đều là những nước nửa thuộc địa huặc thuộc địa. Ranh giới rõ ràng nhất không phải là giữa hai giai cấp mà là giữa người dân thuộc địa và người nước ngoài.
Từ hai điều kiện LS trên mà có một sự chuyển đổi nhận thức về giai cấp. Tất cả thần dân nước thuộc địa được coi tương đương là "giai cấp công nhân", đối diện với "giai cấp bóc lột" là thực dân da trắng. Mục đích đấu tranh không phải là sự bình đẳng giữa hai giai cấp mà là chủ quyền dân tộc, độc lập dân tộc.
Từ khi thành lập cho đến Vạn lý trường chinh năm 1935, chủ nghĩa Mác ở TQ hoàn toàn rập khuôn theo nhận thức Liên xô. Chỉ từ khi Mao Trạch Đông nắm quyền nó mới thay đổi theo nhận thức TQ
(còn tiếp)
[/quote]

[quote]Đạo Lão quan niệm thế giới là Âm Dương xung khắc. Đạo Nho coi thế giới phát sinh từ "Khí". .... tất cả những nhận thức ấy khiến người ta có thể chấp nhận thuyết duy vật biện chứng tương đối dễ dàng. [/quote]

Bác nhận định hoàn toàn sai lạc về Dịch Lý và Nho Giáo . Có lẽ là vì vội vàng ?
Sai lầm cơ bản nhất của Marx là đã không chịu nghiên cứu hoặc coi thường Dịch Lý và các tư tưởng của phương Đông.
Nhưng thôi vấn đề này khá dài ...Nên triển khai ở một topic khác ...
koibeto81
QUOTE(yuyu)
Sai lầm cơ bản nhất của Marx là đã không chịu nghiên cứu hoặc coi thường Dịch Lý và các tư tưởng của phương Đông.


Bác sai... :P

Topic này bắt đầu vui rồi đây... sp_ike.gif
yuyu
QUOTE(koibeto81)
QUOTE(yuyu)

Sai lầm cơ bản nhất của Marx là đã không chịu nghiên cứu hoặc coi thường Dịch Lý và các tư tưởng của phương Đông.


Bác sai... :P

Topic này bắt đầu vui rồi đây... sp_ike.gif


Sai , các cậu sai tuốt , chúng ta cũng có thể sai tuốt ;D Nhưng
cậu vẫn chưa đối được câu :

Chính chị này làm ta nhức đầu, ê đít, sửa mãi vẫn sai

đáng cho mấy hèo lằn đít rồi mới cho vào nói leo với các cụ .
Chuyện này bọn tớ đã cãi nhau khá vui ở các diễn đàn khác, nhưng cho vào đây chưa chắc đã vui ...
Phó Thường Nhân
To yuyu, Koibeto81 sp_ike.gif
Tôi không thể triển khai hết ý về Dịch học và Nho được. Vì nó quá dài. Cần có một chủ đề riêng. Ở đây chỉ nhặt vài mảnh tương đương theo nghĩa tiếp cận chủ nghĩa Mác thôi.
Mác không thể đọc Dịch được, vì xuất phát điểm của Mác là triết học cổ đại Hi lạp, ví dụ như Đê mô cơ rít. Cái hay của nó là "thuần" châu Âu, vừa có những đặc trưng của riêng châu Âu, lại vừa cho ta thấy người ta đã thế giới hoá nó như thế nào. Nếu chỉ có Mác không, thì nó sẽ không vượt quá được phương Tây, nó vào được phương Đông là nhờ có Lê nin. Nhưng có lẽ cứ để tạm thế đã. Vì tôi muốn tiếp tục chủ đề này, tức là nói về sự "méo mó" thay đổi của CN Mác khi vào TQ.

(Viết tiếp)
Trong thực tế, thì ngay trong giai đoạn "thuần Liên xô" này, ở TQ cũng có hai tư tưởng. Tư tưởng "thuần Liên xô" chỉ tồn tại ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Quảng Châu, Vũ Hán. Đây là tư tượng trọng công nhân, áp dụng những hình thức đấu tranh kiểu phương Tây: Biểu tình, bãi công, bãi khoá...Một tư tưởng nữa đại diện bởi Mao Trạch Đông, khi ông này thành lập các Xô viết Nông dân ở Tĩnh cương Sơn, là vùng biên giới giữa Giang Tô và Hồ Nam. Lúc này Mao đã vận dụng lý thuyết Mác, tức là dùng những yếu tố kinh tế, quan hệ sản xuất, tư hữu để nghiên cứu, phân loại thế giới nông dân TQ. Ít ai để rằng, những báo cáo của Mao về nông dân là những nghiên cứu xã hội học sâu sắc về nông dân TQ. Còn phương thức đấu tranh của Mao, ông đã lấy trực tiếp từ ...Thuỷ hử: đấu tranh vũ trang, lập căn cứ địa. Ông cũng lấy một phần của Lê nin khi coi trọng tuyên truyền vận động, "thức tỉnh nhận thức giai cấp", cũng như cách tổ chức đảng.
Cho đến khi Tưởng tiến hành đảo chính, rời bỏ liên minh Quốc-Cộng, Đảng Cộng sản đã trả lời lại bằng khởi nghĩa Vũ hán, công xã Quảng châu, nhưng đều thất bại. Lúc này tư tưởng "thuần Liên xô" chưa "chết" hẳn, chỉ sau những thất bại quân sự do tiến hành chiến tranh kiểu "trận địa chiến", dẫn đến Vạn lý trường chinh, thì tư tưởng của Mao mới hoàn toàn thắng thế. Sự thất bại của phương thức trận địa chiến, đã giúp cho Mao làm giầu thêm học thuyết của mình bằng cách đề xuất "vận động chiến" và "chiến tranh du kích". Những điều này Mao lấy từ Tôn tử.
Lúc đến Diên An, Mao bắt đầu hệ thống lại học thuyết của mình. Ông đã viết "Bàn về mâu thuẫn" và " Bàn về thực tiễn" rồi "Bàn về chiến tranh du kích". Đây là 3 bài giảng ở trong phong trào "chỉnh huấn chỉnh quân" và ở trường Đảng. Hai bài đầu trực tiếp liên hệ đến Chủ nghĩa Mác, bài thứ 3 nói về phương thức đấu tranh. "Bàn về Mâu thuẫn" thực tế là thay "duy vật biện chứng" bằng "Dịch học". Đúng hơn là cách hiểu duy vật biện chứng của Mao. Theo Duy vật biện chứng, phép suy luận có 3 đoạn: chủ đề, phản đề, tổng hợp. Ở đây mâu thuẫn giữa chủ đề và phản đề sẽ được triệt tiêu trong giai đoạn tổng hợp. Nhưng trong Dịch học thì không có sự triệt tiêu. Âm , Dương (được coi như chủ đề và phản đề) luôn luôn tồn tại. Ở đây chỉ có sự chuyển hoá. Có lúc âm thịnh hay dương thịnh, nhưng không thể nào xoá bỏ một trong 2 thành phần này được. Vì thế trong học thuyết của Mao mâu thuẫn luôn tồn tại, ngay cả dưới chế độ XHCN. Đây là sự manh nha của tư tưởng cách mạng văn hoá sau này. Không kể ông còn chia ra một đống các lại mâu thuẫn khác nhau: mâu thuẫn chính, mâu thuẫn phụ,...Đơn giản chỉ vì không thể tồn tại một xã hội không có mâu thuẫn. Còn khi nó "cùng tắc biến", tức là khi mâu thuẫn không còn dung hoà nổi, thì sẽ nổ ra Cách mạng. Lúc này thì Mao lại trở về với Lê nin và Mác.
Bài "bàn về thực tiễn" chủ trương "lý luận phải đi theo thực tế", mà thực tế ở TQ là một xã hội chủ yếu nông dân. Như vậy nông dân là động lực chứ không phải là công nhân. Từ đó mà phương thức đấu tranh là "nông thôn bao vây thành thị", "đấu tranh vũ trang", "xây căn cứ địa". Điều này đã dẫn đến "hai thành phần" của Đảng Cộng sản TQ tồn tại đến thời Giang Trạch Dân đó là công nông (thành phần 1), trí thức, quân đội (thành phần 2).
Bài 3 nói về đấu tranh vũ trang. Ở đây có tất cả những tư tưởng về tiến hành chiến tranh nhân dân: vận động chiến, chiến tranh du kích, lập chiến khu, tuyên truyền vận động nhân dân...Nguồn của nó là Thuỷ hử, Tam quốc và Tôn tử binh pháp.
Như vậy Mao đã hoàn thành việc TQ hoá chủ nghĩa Mác. :-X :-X
(Còn tiếp)
FR
QUOTE(yuyu)
QUOTE(koibeto81)

QUOTE(yuyu)

Sai lầm cơ bản nhất của Marx là đã không chịu nghiên cứu hoặc coi thường Dịch Lý và các tư tưởng của phương Đông.


Bác sai... :P

Topic này bắt đầu vui rồi đây... sp_ike.gif


Sai , các cậu sai tuốt , chúng ta cũng có thể sai tuốt ;D Nhưng
cậu vẫn chưa đối được câu :

Chính chị này làm ta nhức đầu, ê đít, sửa mãi vẫn sai

đáng cho mấy hèo lằn đít rồi mới cho vào nói leo với các cụ .
Chuyện này bọn tớ đã cãi nhau khá vui ở các diễn đàn khác, nhưng cho vào đây chưa chắc đã vui ...





Ơ thế các bác lại vào đây đối à? Còn cái Yểm bùa ngoài kia lại bỏ dở chừng :-[

Đối cái nhỉ, hi hi ;D ;D

Còn anh kia ta đánh cho lằn đít, nhức đầu, giảng mãi cũng như không
koibeto81
Bác Yuyu thật là... >:( ;D Câu đối (em cho là vớ vẩn) đó thì bác còn nhắc lại ở đây làm cái gì cơ chứ. :P Lại còn đòi tét mông em nữa chứ... :'(

Bác chưa hiểu tại sao em nói bác sai thì phải. :P Thế thì, bác chả lời em mấy câu hỏi sau trước vậy nhé : Tại sao Mác phải nghiên cứu hay phải coi trọng các tư tưởng của Dịch Lý, của Triết Học Phương Đông? Tại sao bác "dám" nói đó là một sai lầm đã Cơ Bản lại còn Nhất nữa? :P
yuyu
hì hì ;D chú này cũng thích lý sự nhỉ ?
Thôi giả nhời ngắn gọn để khỏi làm đứt mạch suy nghĩ của bác Phó nhé :
Sai lầm cơ bản nhất của Marx là chỉ nhìn thấy sự Đối Kháng mà không nhìn thấy sự Đối Ngẫu của các mặt Đối Lập - Điều ấy trong Dịch đã chỉ ra - Đáng tiếc Marx không chịu ngâm kíu hoặc coi thường mà bỏ qua - nên phải trả giá . Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, chắc cũng nhìn thấy điều đó , nhưng thuyết Tam Cá Đại Biểu của Giang Xếnh Sáng không phải là sửa chữa khuyết điểm ấy mà chỉ là một thứ metamorphose cơ hội chủ nghĩa thôi . Nói tới nói lui rồi cũng động vào chính trị nên anh không muốn đia sâu vào ở đây.
koibeto81
Bác Yuyu... :'( :'( :'(

Em buồn bác một mà buồn cho Marx mười luôn... :'( Marx đã bị những người tưởng rằng họ hiểu Marx "lên án", "chỉ trích" về những Tội mà Marx không hề có. Do đó, người buộc tội trong trường hợp này mới chính là kẻ có Tội. Tội...Vu Khống. :'( :P
chipchipchip
QUOTE(FR)
QUOTE(yuyu)

QUOTE(koibeto81)

QUOTE(yuyu)

Sai lầm cơ bản nhất của Marx là đã không chịu nghiên cứu hoặc coi thường Dịch Lý và các tư tưởng của phương Đông.


Bác sai... :P

Topic này bắt đầu vui rồi đây... sp_ike.gif


Sai , các cậu sai tuốt , chúng ta cũng có thể sai tuốt ;D Nhưng
cậu vẫn chưa đối được câu :

Chính chị này làm ta nhức đầu, ê đít, sửa mãi vẫn sai

đáng cho mấy hèo lằn đít rồi mới cho vào nói leo với các cụ .
Chuyện này bọn tớ đã cãi nhau khá vui ở các diễn đàn khác, nhưng cho vào đây chưa chắc đã vui ...





Ơ thế các bác lại vào đây đối à? Còn cái Yểm bùa ngoài kia lại bỏ dở chừng :-[

Đối cái nhỉ, hi hi ;D ;D

Còn anh kia ta đánh cho lằn đít, nhức đầu, giảng mãi cũng như không



Cô Giên đối thế này, về ý thì có, nhưng coi chừng bác Yuyu bác vẫn cho roi đấy hehehehehe

:P
Phó Thường Nhân
Sự biến tướng của CN Mác cũng dễ giải thích. Khởi thuỷ nó là một học thuyết cho một xã hội TB. Ở châu Á, xã hội này chưa tồn tại, không kể mâu thuẫn trước mắt của nó không phải là giai cấp mà là vấn đề chủ quyền và dân tộc. Điều mà chủ nghĩa Mác nguyên thuỷ hoàn toàn không đề cập. Thế cho nên người ta phải đi tìm sự tương đương. Bản thân hai thành phần của Đảng CS TQ cũng không lọt được hoàn toàn vào định nghĩa giai cấp. Trí thức rồi Quân đội không phải là giai cấp, chỉ là tầng lớp người. Thế cho nên chủ nghĩa Mác ở chấu Á nói chung và TQ nói riêng có hai nhậy cảm: một nhậy cảm về chủ quyền dân tộc và một nhậy cảm về công bằng xã hội. Cái sau là từ CN Mác nguyên thuỷ. Cái đầu là do sự thích ứng với môi trường và LS.
Khi nhà nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, Chủ nghĩa Mác trở thành hệ tư tưởng chính thống. Quản lý nhà nước càng làm tăng thêm vai trò quan trọng của nhậy cảm chủ quyền được thêm vào bởi nghĩa vụ phát triển kinh tế và quản lý xã hội. Lúc này đường lối chính trị nhìn dưới khía cạnh nhà nước xuất hiện (đấu tranh trên trường quốc tế để được các nước TB công nhận, mâu thuẫn, xung đột với Liên xô..). Từ đó Mao đã thêm vào cái thế giới quan "3 thế giới": Siêu cường (Liên Xô, Mỹ) , các nước bậc trung (Pháp, Anh, Đức), các nước thế giới thứ 3 ( các nước đang phát triển). Ở đây hoàn toàn không có dấu vết giai cấp nữa. Nhưng nếu nhậy cảm chủ quyền hoàn toàn chiếm ưu thế trên trường chính trị đối ngoại, thì nó không chiếm được ưu thế ngay trong chính sách phát triển kinh tế trong nước. Một bộ phận mong muốn phát triển kinh tế bình thường, một bộ phận khác mong muốn dùng phương pháp "cách mạng" để phát triển theo một lối hoàn toàn đặc biệt. Đứng đầu là Mao.Từ đó đã dẫn đến "Đại nhẩy vọt". Phong trào này thất bại, đã chỉ rõ Kinh tế không hoàn toàn phụ thuộc vào Chính trị, mà nó là một lĩnh vực tương đối độc lập, có những quy luật riêng của nó. Chính trị có thể bổ trợ nhưng không thay thế được. Sự tăng cường quyền lực quản lý của bộ máy nhà nước, cũng như những yếu kém của nó do hiện tượng quan liêu đã dẫn Mao đến kết luận là nhà nước bị "tư sản hoá". Để tránh việc này cần có một cuộc cách mạng tư tưởng, thanh lọc bộ máy nhà nước. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đễn "Cách mạng văn hoá", nhằm "nã pháo vào bộ tư lệnh tư sản". Nhưng những hậu quả cực đoan của CM văn hoá đã dẫn tới sự xoá bỏ nhạy cảm về xây dựng một xã hội không giai cấp, (thất bại của công xã nhân dân). Bắt đầu từ đây, nhậy cảm chủ quyền hoàn toàn chiếm ưu thế. Từ đó mà người ta mới có thể chấp nhận thuyết "mèo đen mèo trắng" của Đặng Tiểu Bình. Thuyết này xoá bỏ hoàn toàn nhận thức về tư hữu, vốn là "hòn đá tảng" trong chủ nghĩa Mác. Theo Đặng thì điều quan trọng là hiện đại hoá được đất nước (chính sách 4 hiện đại), phát triển kinh tế. Phần "mầu cờ sắc áo" không có vai trò quan trọng nữa.
Kế đến hiện tại, ông Giang Trạch Dân đưa ra thuyết 3 thành phần đại diện, chấp nhận chủ doanh nghiệp tư nhân gia nhập đảng. Đảng CS TQ được định nghĩa lại như là "đội quân tiên phong của nhân dân TQ".
Xét sơ qua như vậy, thì học thuyết 3 thành phần đại diện của ông Giang Trạch Dân không phải là một đột biến đặc biệt gì cả, mà thực sự là sự kế thừa những thay đổi được đưa vào từ trước, là sự phát triển lô gíc của nó bắt nguồn từ nhận thức chủ quyền được đưa vào chủ nghĩa Mác từ thời khởi thuỷ của đảng CS.
Phó Thường Nhân
Dến lúc này thì có vẻ như quá khứ đã xuất hiện lại trong hiện tại. Tôi không thể tránh được sự so sánh Đảng CS TQ là "đội tiền phong của nhân dân TQ" như là cái bóng của tầng lớp Nho sĩ ngày xưa. Nho sĩ TQ cũng không phải là một giai cấp, được chọn theo giai cấp. Nhà nho được chọn lọc qua thi cử, không phân biệt giầu, nghèo, nguồn gốc. Họ chỉ bị đòi hỏi "trung với vua", và chấp nhận một tập hợp những nhận thức tạo nên một thế giới quan chung , một nhân sinh quan chung được tổng hợp lại trong "tứ thư ngũ kinh". Sự thống nhất từ ngàn xưa của Trung Hoa là dựa vào tầng lớp này.
So sánh những nhậy cảm chính của Đảng CS TQ với nhận thức chính trị Phương Tây cũng không ít thú vị. Những vấn đề được đặt lên hàng đầu như Chủ quyền, Ổn định, Kinh tế của Đảng CSTQ cũng chính là những vấn đề được đặt lên hàng đầu của các đảng cách hữu, như đảng của Đờ Gôn ở Pháp, đảng cộng hoà ở Mỹ mà không phải là của các đảng cánh tả, quê hương của chủ nghĩa Mác. Tất cả đã xẩy ra như một sự đối xứng qua gương. Như vậy sức mạnh của một chủ nghĩa có lẽ được định đọạt bởi sự ứng dụng và điều kiện tồn tại của nó.
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.