Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: "Khải hoàn môn" của Hà nội nên gọi là CỔNG g
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4
FR
Hà Nội sẽ có ''Khải Hoàn Môn'' khi 1000 tuổi?

(08:07:00 03-12-02)

(VASC Orient) - Một chiếc cổng lớn với những biểu tượng đậm nét văn hoá và trí tuệ, nhằm tôn vinh truyền thống hào hùng, văn hiến của thủ đô ngàn năm qua, hoành tráng không khác gì Khải Hoàn Môn ở Paris, sẽ là ''món quà vĩnh cửu'' tặng cho người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung vào ngày hội lớn kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội... Với mong muốn về một công trình có ý nghĩa quan trọng như vậy nên các nhà chuyên môn, các cơ quan chức năng đang rất cẩn thận, ngay từ việc tìm cho nó một cái tên, và chọn cho nó một vị trí xứng đáng...

Có nên gọi là Cổng chào, Cửa ô...?

Các cuốn Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (năm 1977) và Viện Ngôn ngữ học (năm 2002 -NXB Đà Nẵng) đều giải thích: ''Cổng chào là vật trang trí hình giống cái cổng dựng lên trên lối đi để chào mừng nhân một dịp trọng thể''. Theo ông Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội sử học Việt Nam, thì tự thân định nghĩa về cổng chào đã cho thấy nó là một công trình không có tính lâu dài và không chứa đựng ý tưởng tôn vinh ''chiến thắng của một thời kỳ lịch sử hào hùng'' như ý đồ mong đợi.

Trên thực tế, cổng chào khá quen thuộc với người dân Việt Nam, nhiều khi chỉ đơn giản là kết bằng lá dừa để đón khách đến dự hôn lễ hay lễ hội... Cũng có khi, cổng chào được dựng bằng những tấm tôn trang trí thêm biểu tượng quốc kỳ, chim hoà bình hay bản đồ Tổ quốc như ở phố Hàng Thiếc xưa, hoặc kết bằng những chiếc chiếu cói như ở phố Hàng Chiếu... rất ấn tượng nhưng chỉ sau ngày lễ là dỡ bỏ. Rồi những chiếc cổng chào được dựng trên các đường phố Hà Nội những năm sau ngày giải phóng thủ đô (1954 - 1960)... ''Với tính chất như vậy, tên gọi cổng chào không thích hợp với những gì chúng ta nghĩ và mong muốn nhân dịp Hà Nội tròn 1000 tuổi'' - KTS Nguyễn Trực Luyện, Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói.

Tương tự như cổng chào, GS - TSKH - KTS Nguyễn Thế Bá, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, các cổng làng được xây dựng kiên cố hơn, thường nằm trên trục đường chính vào đầu làng tại hầu hết các làng xã, nhất là khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Kiểu cổng làng, cổng thành thường là một loại hình kiến trúc khá hoành tráng, kết nối với luỹ tre xanh bao bọc quanh làng và là niềm hãnh diện của người dân ở đó. Quy mô và hình thức của nó nói lên sự giàu sang, quy củ của làng cũng như tính oai nghiêm, vững chắc của thành luỹ. Hình thức cổng làng không chỉ được lặp lại trong các đình chùa miếu mạo, đền thờ họ tộc với một kiểu dáng gần giống nhau mà còn được đưa vào đô thị. Xưa kia, tại Hà Nội, cổng thành và các cổng ngăn cách giữa các phường được xây dựng vừa mang tính bảo vệ, vừa là mốc xác định ranh giới khu dân cư, đồng thời thể hiện sự hiếu khách. Những cổng này không hàm nghĩa biểu thị sự chiến thắng, và chiếc cổng ''mà chúng ta đang dự kiến xây dựng chắc chắn không thể giống các cổng chào hay cổng làng, cổng thành, cửa ô đã có'' - ông Nguyễn Thế Bá kết luận. Tại buổi tọa đàm do Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long tổ chức vào chiều 29/11 vừa qua, ông Nguyễn Quốc Triệu, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Phó ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu và đề nghị cố gắng đến tháng 1/2003, các vấn đề mấu chốt của đề án sẽ được quyết định. Nếu được, cuộc thi tuyển chọn mẫu công trình sẽ diễn ra từ tháng 2 đến tháng 6/2003. Dự kiến, công trình sẽ được khởi công vào năm 2004.

...hay Khải Hoàn Môn?

Thuật ngữ ''Khải Hoàn Môn'' được Bách khoa toàn thư Việt Nam (tập II) định nghĩa là: ''Cổng có kiến trúc đồ sộ được xây dựng ở các quảng trường, trên các trục giao thông chính vào thành phố để đón chào những đoàn quân chiến thắng trở về''. Vậy Hà Nội - Việt Nam có nên lập một Khải Hoàn Môn không? Ông Dương Trung Quốc đưa ý kiến: ''Đừng nói rằng không nên chỉ vì từ chối việc tiếp thu ngôn ngữ mới của phương Tây vào đời sống đô thị hiện đại... Phải nhận thấy rằng về lĩnh vực này ta chưa có kinh nghiệm, ngôn ngữ mới còn xa lạ với dân ta. Đối với một công trình như Khải Hoàn Môn vừa thoả mãn ý nghĩa của các nhà quản lý (chính trị và đô thị), của giới chuyên môn lại vừa lòng dân thực là khó. Tuy nhiên không vì khó mà không dám làm...''.

Trên thế giới, Khải Hoàn Môn được xây dựng ở Pháp, Tây Ban Nha, La Mã... vào các thế kỷ I, II sau Công nguyên. Đặc biệt đẹp là Khải Hoàn Môn Titus ở Roma được xây dựng vào thế kỷ thứ I. Loại hình kiến trúc đẹp và nghiêm trang này đã bị lãng quên trong một thời gian dài: từ sau khi đế quốc La Mã suy vong vào năm 476 đến thế kỷ XV - XVII thời Phục Hưng mới lại xuất hiện nhiều Khải Hoàn Môn ở Italia, rồi ở Pháp dưới thời vua Louis XIV và thời Bonaparte 1. Tại Moscow (Nga), Khải Hoàn Môn Fili kỷ niệm chiến thắng Borodino đánh tan quân xâm lược Napoleon năm 1812. Gần đây, CHDCND Triều Tiên cũng mới khánh thành một Khải Hoàn Môn tại thủ đô Bình Nhưỡng.

Trở lại với Hà Nội, ông Nguyễn Thế Bá cho rằng: ''Không cần nói rõ là Cổng chào chiến thắng hay Khải Hoàn Môn nhưng người ta cũng có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó trong việc ghi nhận và chào mừng chiến công của những người con anh hùng của Thủ đô''. Song, GS - TS - KTS Hoàng Đạo Kính lai đặt vấn đề: ''Có nên xây dựng cổng - đài chiến thắng chung chung cho một thành phố không, khi mà Thăng Long không phải bao giờ cũng chiến thắng. Trên thế giới người ta chỉ làm Khải Hoàn Môn để kỷ niệm một chiến thắng lớn mà thôi''.

Đồng nhất với quan điểm này, ông Nguyễn Trực Luyện nói: ''Hà Nội của chúng ta, trong bề dày lịch sử 1000 năm của mình, từng chứng kiến, hoặc là tác nhân của những chiến thắng vang dội của dân tộc, nhưng bên cạnh sự vẻ vang đó, có cả những lần không chiến thắng. Để kỷ niệm 1000 năm thành phố, chúng ta suy tính nhiều về một công trình hoành tráng nhằm tôn vinh khí thế hào hùng của dân tộc, tư thế chiến thắng của thành phố, và không nhằm vào một sự kiện cụ thể nào''. Cũng theo ông Luyện, khái niệm ''Cổng đô thị'' là phù hợp nhất. Còn ông Hoàng Đạo Kính thì nêu ý kiến: ''Nên gọi công trình văn hoá này là Cổng Thăng Long - Hà Nội, xây dựng ở cửa ô phía bắc hoặc nam của Hà Nội thế kỷ XXI''.

Chiếc cổng sẽ đặt ở đâu?

Câu hỏi này cũng khiến các nhà chuyên môn ''dốc sức'' không kém gì câu hỏi: Tên gọi chính xác và xứng đáng cho chiếc cổng nên là gì? Để tìm được vị trí phù hợp cho chiếc cổng, cần thiết phải xem xét kỹ các hệ thống giao thông chính, các trục đường vành đai, các trục đường nhập thành, các quảng trường lớn có tầm nhìn thích hợp cùng một tổ hợp không gian, kiến trúc, cảnh quan độc đáo. Hướng nào của thủ đô cũng có ý nghĩa cả: Sau Cách mạng tháng Tám thành công, đoàn quân giải phóng từ phía bắc qua cầu Long Biên vào nội đô; Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneve, 5 cánh quân từ 5 cửa ô tiến vào Hà Nội; Trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, đường ra trận là hướng về phía nam, trong đó đoạn quốc lộ 1 từ nội thành đi Nam một thời đã mang cái tên rất hay: ''Đường Nam Bộ''...

Nhưng cuối cùng, sau rất nhiều cân nhắc, hầu hết ý kiến của các nhà chuyên môn đều nghiêng về quyết định: Chọn hướng nam cho chiếc cổng đầy tự hào này...

PGS - TS Phan Khanh: ''Chọn ở phía nam, đâu đó giữa đường quốc lộ 1, đoạn đường đầu mối của đường vành đai 3, ngang với khu Định Công là hợp lý. Đây chính là con đường đại quân của Quang Trung tiến vào Thăng Long sáng ngày 5 Tết Kỷ Dậu 1789 sau khi tiêu diệt 20 vạn quân Thanh ở Ngọc Hồi và Đống Đa. Đây cũng là con đường các chiến sĩ Nam tiến diệt ngoại xâm xưa chiến thắng trở về...''.

Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam Dương Trung Quốc: ''Khải Hoàn Môn chọn hướng nam là có ý nghĩa vừa mang tính truyền thống lại vừa phù hợp với quan niệm phong thủy. Tuy nhiên khó chọn hướng chính nam nếu lấy khu Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra các nghi lễ chính trị trọng đại nhất mà Khải Hoàn Môn không thể không đặt ở trung tâm thành phố được (như ở các nước)...''.

GS - TSKH - KTS Nguyễn Thế Bá, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam: ''Việc định hướng xây dựng Cổng chào Hà Nội ở khu vực phía nam theo tôi là hợp lý. Nó có nhiều ý nghĩa về tinh thần cũng như về mặt tổ chức không gian quy hoạch. Tuy vậy công trình đó cũng không nên đặt quá xa trung tâm thành phố mà chỉ nên ở khoảng không gian khu vực giao nhau của tuyến đường vành đai 3 và tuyến nhập thành QL 1 mới''.

TS Lưu Minh Trị: ''Trục đường phía nam Hà Nội đã đi vào lịch sử gắn kết máu thịt với Thăng Long - Hà Nội. Vì vậy, Đài biểu tượng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được xây dựng ở trục đường chính phía nam sẽ tạo ấn tượng mạnh đối với nhân dân khi đến đây thăm viếng và khách về thăm thủ đô''.

Hy vọng một công trình văn hóa vật thể tái hiện lịch sử hào hùng, đồng thời chào đón đồng bào cả nước cùng bạn bè quốc tế đến thăm Thủ đô sẽ ra đời đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Huyền Chiêm
Toi
Cái naỳ nên gọi là Cổng Thăng Long cho đẹp, vì Thăng Long nghe có nhiều nghĩa hay hơn là Hà Nội. Cổng Thăng Long có thể là một biểu tượng mới cho thành phố thủ đô của chúng ta, nên nó mang trên mình nhiều ý nghĩa nhân văn, lịch sử, văn hoá ... Thăng Long nhắc nhở chúng ta sống xứng đáng với cha ông hào hùng, với con cháu tài năng, tức là quá khứ, hiện tại và tương lai đều phải được tái hiện thành những dấu ấn trên biểu tượng đó. Nhắc đến Thăng Long và cuộc dời đô vĩ đại của Lý Công Uẩn tôi lại nhớ tới bên hồ gươm huyền thoại có tượng Lý Công Uẩn đứng sau cái nhà Khai Trí tiến Đức chỉ gươm xuống hồ được dựng thời nhà Nguyễn , không hiểu tại sao người ta lại để một ngôi miếu và bức tượng như thế tồn tại mà như không ngay giữa lòng thủ đô ngàn năm văn hiến ? bởi vì không gian thì bị bó hẹp, tầm nhìn hạn chế, thế đất thì nhỏ nhoi... Có lẽ là nếu được phép, tôi sẽ cho dời toàn bộ khu miếu ấy đến một khu vực có cảnh quan đẹp hơn, tầm nhìn lớn hơn, thế đất theo đúng phong thuỷ ... Quay lại vấn đề biểu tượng Thủ đô nên đặt ở đâu khi mà các học giả thiên về hướng là đặt biểu tượng ở một hướng nhất định (cụ thể là hướng Nam, con đường Nam bộ, huyết mạch thủ đô) thì lại bó hẹp trong tầm nhìn VIệt Nam mất rồi, sao không cho dựng tứ phương mỗi nơi một cái biểu tượng có phải là đầy đủ quá khứ hào hùng được tái hiện mà không sợ chồng chéo, lộn xộn chen hcúc nhau trong một cái biểu trưng không ? tuy rằng như thế thì hạn chế là mỗi biểu trưng chỉ thể hiện một phần của những chặng đường lịch sử , nhưng không phải vì thế mà nó mất ý nghĩa lớn lao là biểu trưng nhất quán của Thủ đô. Hình thái kiến trúc nên dùng một thức lớn chung cho tất cả các cổng hoặc có biến điệu ít , chỉ có một phần nào đó, tái hiện bằng phù điêu hoặc quần thể tượng, hoặc ngôn ngữ đặc biệt .. là khác biệt nhằm phân tách lẫn nhau giữa những cái Cổng Thăng Long đó thôi. Vì sao lại nảy sinh ra suy nghĩ thế thì tưởng cũng đơn giản, nó giải quyết được mấy vấn đề còn cộm như sau :
- Quá nhiều sự kiện cần tái hiện hoặc biểu hiện... được mang vác trên tầm vóc của một cái cổng Khải Hoàn Môn( Cổng Thăng Long )
- Mỗi góc phố, mỗi con đường, mỗi hướng vào Thủ Đô đều thám đẫm - gắn liền với những sự kiện lịch sử, đều đáng được vinh danh.
- Không nhất thiết việc sao chép in hệt những phong cách một khải hoàn môn duy nhất của Pháp, Ý , La Mã, Tây Ban Nha...
- Làm đẹp Thủ Đô từ mọi hướng vào thành phố.Góp phần thay đổi cảnh quan toàn diện.
- Thể hiện rõ tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, tinh thần quán triệt trong định hướng của đảng và thể hiện trong mọi hành động của nhà nước ta : Xã hội chủ nghĩa cho dân và vì dân.
- Một dự án cực lớn mang tầm vóc đặc biệt như một đột phá trong tư duy quản lý đô thị ( một dấu ấn hình tượng VIệt Nam)
- Thoả mãn tất cả các yêu cầu thưởng ngọan, đồng thời tìm hiểu lịch sử văn hoá dân tộc của nhân dân cả nước và quốc tế . Góp phần nâng cao nhận thức văn hoá cho người dân Thủ Đô trước thềm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Đông Đô Hà Nội, đón chào bè bạn quốc tế đến với VIệt Nam, Hà Nội - trái tim của cả nước.
- Khẳng định vị thế lớn lao của VIệt Nam trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

* Lưu ý là vị trí của sân bay quốc tế Nội Bài lại nằm ở phía Bắc, hướng giao lưu đường biển là hướng Đông, hương giao lưu nội khu vực Đông Nam Châu Á bằng đường bộ là hướng tây, các hướng này đều có ý nghĩa quan trọng cả.
Phó Thường Nhân
Chẹp, sao người ta không xây luôn ... 5 cổng cho nó tiện nhỉ, vì Hà nội có những 5 cửa ô cơ mà.
Khải hoàn môn, thường được xây ở chỗ người ta có thể duyệt binh. Chắc sau này sẽ phải thành lập tuyến xe buýt đăc biệt, để chở quân diễu hành từ Quảng trường Ba đình xuống cổng chiến thắng.
:P
:P :P
:P :P :P
gungcay
Chẳng biết có xây được không nhỉ? Không lại giống như Cầu Văn Thánh thì toi cơm. Hoặc giả nếu có xây xong thì không biết có giữ được không nhỉ? Hay là lại thành cái chỗ để...................... p*** :P (bậy một tí đừng trách nhưng mà cũng phải đề phòng thế thật :'() ặc ặc.........
Desperado
Chưa đào móng đã tính chiện đặt tên, vụ Khải hoàn môn này sẽ ko khác giề một trong các dự án đầu voi đuôi chuột đang nhan nhản khắp nước mình. Tức là thuộc loại “Thật xót tiền dân” đúng như ngòi bút tuyệt diệu của Azit Nexin đã từng dựng nên trong truyện ngắn nổi tiếng của ông. Tiếc thay ở xứ ta Azit Nexin chả có mống nào mà bọn vô lương tâm thì nhiều vô khối, cho nên các dự án kiểu ấy cứ thi nhau nặn ra, mừ tiền nhà nước, tiền tài trợ cứ tuồn tuột vào mấy cái họng không đáy. (Cũng như vụ Trống hội Thăng Long bi giừ chia cho mỗi trường học một cái để các cháu vào lớp cho khoẻ tai). Mi a, đến 5 cái cổng thì các bác í ăn gạch, ăn xi măng ăn bê tông cốt thép nhiều quá thủng ruột ra à. Vưỡn biết da các bác dày, bụng các bác to, cơ mà ...nhỡ ra thì phải tội.

Khải hoàn môn ấy sẽ dựng ở phía Bắc chăng, nghĩa là nơi chưn cầu TL chắn ngang đường vào thủ đô từ sân bay của những ông Tây mũi lõ, cất cao trên những cánh đồng lúa nồng nặc mùi phân chuông mới bón, cho những chú bò bần thần rải rắc xung quanh một dạy những hình tròn tròn? Hay dựng ở phía Nam, sừng sững án ngữ quốc lộ 1, được đắp bồi gia cố thêm bởi lớp cát bụi ngày ngày mù mịt chống đỡ những cú húc bất thình lình của hàng lô những chuyến xe suốt nổi tiếng chạy bừa đâm ẩu? Hay dựng ở phía Đông, phủ bóng lên lớp lớp nhà thổ mới xây bên Gia Lâm, dụng thêm một chướng ngại vật tiêu diệt bớt mấy thằng điên đua xe đường 5? Hay ở phía Tây, trầm mắc soi ánh nước trong mùi thum thủm ngàn đời của dòng Tô Lịch? ...

Khải hoàn môn đầu tiên được dựng nên tại La Mã, với mục đích đón mừng những đạo quân viễn chinh của đế quốc trở về. Như thế, nó đã đánh đồng tên mình với xâm lược, cướp bóc và nô dịch..., trước khi để lâu hoá bùn thành ra biểu tượng của Chiến thắng. Lan đi khắp các đế quốc thực dân châu Âu, nó chưa bao giừ có chỗ đứng tử tế ở châu Á, miền đất của thuộc địa và chiếm đóng, có nhẽ chỉ trừ mấy anh Bắc Hàn vĩ cuồng muốn gây chiến tranh hạt nhân). Mà có là Chiến thắng đi chăng nữa, mấy nghìn năm chinh chiến, bi giờ chúng ta định đánh ai, thắng ai đây?

Mấy nghìn năm chinh chiến Thăng Long chưa bao giờ là một thủ đô của chiến thắng. Kể từ khi vua Lý cướp công anh phù thuỷ Cao Biền mấy trăm năm trong việc tìm ra đất dựng đô nơi này thay thế cho thủ phủ thời chiến Hoa Lư của họ Đinh họ Lê, cái đất “rồng cuộn hổ ngồi” “nhìn sông nhìn núi” này vẫn luôn là thành phố của thời bình. Ông vua lục lâm máu chiến nhất lịch sử nước nhà Quang Trung Nguyễn Huệ đã chả từng nói TL đánh thì dễ giữ thì khó ư? Chả thế mà với nhúm nông dân bắt lính ở Thanh Hoá có thể lùa được mấy nghìn anh Tàu ăn tết xa nhà nhảy hết xuống Sông Hồng. Chả thế mà kế thừa truyền thống vẻ vang, mấy anh du kích Mán của đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể đem vài ba cái súng kíp tự tạo về giải phóng thủ đô trong một ngày mùa thu cách mạng tháng Tám thần kỳ.

Qua mỗi cuộc kháng chiến cái chúng ta có chỉ toàn TL vườn không nhà trống, Hà nội cháy khói lửa rực trời . Từ ba lần vó ngựa Nguyên Mông lướt qua đến ông Hoàng Diệu tự treo lủng lẳng vì cái nỗi không ngăn nổi một nhúm thực dân vào thành, lịch sử trôi đi dường như trong khoảnh khắc. Hào hùng nhất, lâu dài nhất có lẽ vẫn là hai tháng mùa đông năm bốn sáu, để rồi ngậm tăm lội sóng dưới chân cầu Long Biên mà đi. Mãi chín năm sau Trung đoàn thủ đô mới có ngày về. Bao nhiêu người đã áo bào thay chiếu trên những mảnh đất vô danh dọc triền sông Mã?

.......................
Có phải may mắn ko mà ta đã chưa từng có một cái gọi là Khải Hoàn môn. Để người dân Kinh kỳ khỏi phải nghe tiếng thét: "Cầm lấy súng đồng bào ơi" từ một ông đại tá già trước lúc chết trong truyện ngắn của Daudet (Hình như là Cuộc vây hãm thì phải) Nếu vưỡn muốn có một cái lỗ để chui ra chui vào cho oai, cho những sự đốt tiền nào duyệt binh, nào diễu hành nào mừng chiến thắng thằng nào chưa biết thì ta không phải không có sẵn. Bắc môn bi tráng với vết đạn sâu hoắm bây giờ được lắp thêm cổng gỗ lim ví lại cầu thang nhôm vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Một đại lộ lớn sẽ xuyên qua cổng, ngang di tích Cột cờ, nắn khéo một tí là xoay ra tới bên Đài tưởng niệm liệt sỹ vô danh bóng lộn hoa cương, bên Cơ quan quyền lực tối cao của đất nước là Quốc hội Xa chút nữa có thể thấy Lăng bác sừng sững bên trời cờ đỏ sao vào phất phới tung bay. Ôi viễn cảnh ấy mới đẹp làm sao. Để biến giấc mơ ấy thành hiện thực không khó, việc đâầ tiên là mở đường. Mở đường là giải toả, giải toả là hê cái doanh trại quân đội chình ình mấy chục năm ở kia đi chỗ khác. Chả có một thủ đô văn minh, thủ đô tươi đẹp, thủ đô hoà bình nào để lù lù một cái đồn lính giữa trung tâm mãi cả ....
Thích ăn kem
Đồng ý với Dé, hồi gì đọc trên VNExpress về vụ Khải hoàn môn này cũng ngạc nhiên, hình như bác nào cũng ủng hộ mới lạ chứ, kể cả mấy bác cỡ như Dương Trung Quốc (?).

Hà Nội chưa bao giờ là thủ đô chiến thắng, đúng hơn là số lần chiến thắng quá ít ỏi và chỉ là kết quả của một chiến thắng chung. Điểm lại lịch sử thì HN trong chiến tranh thường đóng vai trò là mồi nhử địch nhằm phục vụ chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân. Mà thực ra muốn giữ cũng không giữ được, nó đâu phải là Hoa Lư hay Tây Đô.

Tóm lại thì đặt tên là Khải hoàn môn là dở rồi. Bây giờ không có chiến tranh, quá khứ thì HN không chiến thắng. Mà nếu chỉ xây cổng kiểu như cổng thành, cổng làng cũng không cần. Thành phố ngày càng phát triển và mở rộng, xây như thế vài chục năm sau nó lại ở giữa thành phố thì thật buồn cười.

Hì, đúng là nhà mình có thói quen thành tích. Mà đã có thành tích gì đâu cơ chứ, nhìn quanh khu vực thấy hơn được 2 chú Lào, Campuchia; nhìn ra thế giới chắc thêm được vài chú châu Phi nội chiến đói ăn là cùng. Thằng yếu thì thường cố hét rõ to, thằng khoẻ chả cần làm gì cả, ấy vậy mà thiên hạ vẫn biết nó khoẻ. Kể ra nếu thích thành tích mà cứ cố gắng đạt được vài cái thành tích rồi xây gì cũng được, đằng này ... Khách đến chơi nhà thấy cái cửa rõ đẹp, vào bên trong thì giường chiều sộc xệch, bếp chưa có, phòng tắm rồi WC cũng không. Khổ, ai bảo tên là "công trình phụ" cơ chứ. Âu cũng là nét văn hoá rồi, nhịn ăn, nhịn uống chứ quyết không để thằng hàng xóm nó khinh. Chẹp, chả biết sau này có thêm vài cái tượng đài con rồng với hội thảo Thăng Long hoá rồng hay không nữa 8)

Chị Delete nhé! ;D
koibeto81
Nói như bác Desperado và bác Thích Ăn Kem không phải là hoàn toàn sai nhưng nói như thế là không công bằng.

Bác Desperado nhắc chúng ta nhớ đến Azit Nexin với câu chuyện "Thật xót tiền dân" của ông và coi nó như là một dẫn chứng để khẳng định "chắc chắn như đinh đóng cột" về "tính chất" của dự án xây dựng một "khải hoàn môn, một cổng chào..." nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010 sắp tới đây. Thực ra, những nhận định và đánh giá như thế của bác Desperado là hoàn toàn vô căn cứ. Trừ phi, bác Desperado có được cái khả năng mà bất cứ một người bình thường nào dù biết là không thể được nhưng vẫn luôn ước ao...đó là bác Desperado phải có khả năng nhìn thấy được tương lai. Có lẽ bác Desperado đã phải chịu một cú sốc quá sức chịu đựng khi được biết kết quả thanh tra các công trình xây dựng mới được công bố gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng...phải chăng vì thế mà bây giờ bác Desperado nhìn đâu, nhìn ai cũng thấy...bọn "ăn bẩn". Mong bác có thể chóng được phút nào hay phút đấy...trấn tĩnh trở lại.

Theo bài báo mở đầu chủ đề này, có thể thấy những phỏng đoán nhuốm màu bi quan yếm thế của bác Desperado về vị trí/địa điểm sẽ được chọn làm nơi xây dựng một "khải hoàn môn, cổng trào..." của Thăng Long - Hà Nội sẽ không trở thành hiện thực.

Về ý nghĩa tượng trưng cho Chiến Thắng của biểu tượng "Khải Hoàn Môn"...bác Desperado lại một lần nữa nhầm lẫn giữa hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, nói cho đúng thì bác Desperado không phân biệt được sự khác nhau giữa thế nào là một Chiến Thắng Phi Nghĩa và thế nào là một Chiến Thắng Chính Nghĩa, bằng chứng là ở chỗ bác đồng nhất biểu tượng của những chiến thắng Chính Nghĩa - Khải Hoàn Môn - khi cho nó cũng là biểu tượng của những chiến thắng Phi Nghĩa.

Việc bác Desperado đặt ra nghi vấn : "Mà có là Chiến thắng đi chăng nữa, mấy nghìn năm chinh chiến, bi giờ chúng ta định đánh ai, thắng ai đây?" thể hiện bác cố tình không hiểu Ý Nghĩa/Mục Đích hoàn toàn tốt đẹp của việc xây dựng một "tượng đài kỉ niệm", một "công trình kỉ niệm" 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

QUOTE
Mấy nghìn năm chinh chiến Thăng Long chưa bao giờ là một thủ đô của chiến thắng. Kể từ khi vua Lý cướp công anh phù thuỷ Cao Biền mấy trăm năm trong việc tìm ra đất dựng đô nơi này thay thế cho thủ phủ thời chiến Hoa Lư của họ Đinh họ Lê, cái đất “rồng cuộn hổ ngồi” “nhìn sông nhìn núi” này vẫn luôn là thành phố của thời bình.  Ông vua lục lâm máu chiến nhất lịch sử nước nhà Quang Trung Nguyễn Huệ đã chả từng nói TL đánh thì dễ giữ thì khó ư? Chả thế mà với nhúm nông dân bắt lính ở Thanh Hoá có thể lùa được mấy nghìn anh Tàu ăn tết xa nhà nhảy hết xuống Sông Hồng. Chả thế mà kế thừa truyền thống vẻ vang, mấy anh du kích Mán của đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể đem vài ba cái súng kíp tự tạo về giải phóng thủ đô trong một ngày mùa thu cách mạng tháng Tám thần kỳ.


Bằng giọng lưỡi của bọn lái buôn, của các chị hàng tôm hàng cá...hehẹ...bác Desperado của chúng ta bắt đầu luận bàn về lịch sử. Không...phải nói là bác đã nhổ toẹt vào lịch sử của 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thì mới đúng với một thái độ khinh bỉ...mà tớ chưa từng được chứng kiến.

Nói :"Mấy nghìn năm chinh chiến Thăng Long chưa bao giờ là một thủ đô của chiến thắng." là rất không công bằng với Thăng Long. Thực ra, những người nói như vậy chẳng qua là vì họ không biết gì về lịch sử của Thăng Long - Hà Nội mà thôi. Lạ là ở chỗ...sao người ta lại có thể "phán" những câu như thế về những cái người ta không biết được nhỉ?

Cao Biền không phải là một anh phù thủy vì một anh phù thuỷ với dăm ba trò vớ vẩn của mình thì làm "quan" thế qué nào được. Vua Lý Thái Tổ cũng chẳng có cướp công của bất cứ một thằng nào hết trong việc quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La rồi đổi tên thành cũ thành Thăng Long...công bằng mà nói, việc Lý Thái Tổ chọn Thăng Long thể hiện một cái nhìn có tầm chiến lược cả ông trên cả ba lĩnh vực Kinh Tế - Chính Trị - Xã Hội. Lịch sử cũng đã chứng minh quyết định của vua Lý Thái Tổ là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Còn nói : "Ông vua lục lâm máu chiến nhất lịch sử nước nhà Quang Trung Nguyễn Huệ đã chả từng nói TL đánh thì dễ giữ thì khó ư?" là nói láo, là cố tình bôi nhọ, cố tình xuyên tạc lịch sử.

Đây nữa cũng thế : "Chả thế mà kế thừa truyền thống vẻ vang, mấy anh du kích Mán của đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể đem vài ba cái súng kíp tự tạo về giải phóng thủ đô trong một ngày mùa thu cách mạng tháng Tám thần kỳ."

QUOTE
Qua mỗi cuộc kháng chiến cái chúng ta có chỉ toàn TL vườn không nhà trống, Hà nội cháy khói lửa rực trời . Từ ba lần vó ngựa Nguyên Mông lướt qua đến ông Hoàng Diệu tự treo lủng lẳng vì cái nỗi không ngăn nổi một nhúm thực dân vào thành, lịch sử trôi đi dường như trong khoảnh khắc. Hào hùng nhất, lâu dài nhất có lẽ vẫn là hai tháng mùa đông năm bốn sáu, để rồi ngậm tăm lội sóng dưới chân cầu Long Biên mà đi. Mãi chín năm sau Trung đoàn thủ đô mới có ngày về. Bao nhiêu người đã áo bào thay chiếu trên những mảnh đất vô danh dọc triền sông Mã?


Tuy không bố láo như trên...nhưng đây là một cái nhìn không trung thực thiếu khác quan về Lịch Sử. Nó thể hiện sự chỉ thấy cái nhỏ cái tầm thường mà không thấy cái lớn, cái vĩ đại; chỉ thấy cái trước mắt mà không thấy được những cái ẩn ở đằng sau...

Sau đây, liệt kê một số dấu ấn quan trọng...nó không chỉ quan trọng với Thăng Long - Hà Nội mà còn là những dấu ấn quan trọng đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. Nên nhớ...Thăng Long rồi Hà Nội đã đang và sẽ mãi mãi là "trái tim" của dân tộc Việt Nam.

Trong 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông , Thăng Long đã 3 lần thành "Vườn không nhà trống" làm cho quân giặc lâm vào cái cảnh " Lui thì không xong mà Đánh thì chẳng biết đánh nhau với ai" rồi cuối cùng cũng bị đánh cho chạy mất dép.

Đến thời Lê Lợi , Nguyễn Trãi đánh giặc Minh . Thăng Long trở thành chiến trường cuối cùng khi quân giặc , khiếp sợ trước sức mạnh của Nghĩa quân Lam Sơn , đã phải thề ở cổng thành phía Nam ( không biết là cửa Ô nào trong năm cửa Ô) , xin đầu hàng.

Trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn , Thăng Long lại trở thành nơi chứng kiến thiên tài quân sự của người anh hùng "Áo vải " Nguyễn Huệ , bằng một cuộc cuộc hành quân thần tốc...đã đánh tan 30 vạn quân xâm lược Mãn Thanh .

Dưới triều Nguyễn ( kể từ Nguyễn Ánh) tuy không còn là Thủ Đô nữa nhưng Thăng Long - Hà Nội vẫn là một trung tâm Văn Hoá Kinh Tế Chính Trị quan trọng của thời đó.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp rồi Mỹ , Thăng Long- Hà Nội vẫn xứng đáng là trái tim của cả nước . Nổi bật là trong Cách mạng Tháng Tám , Hà Nội là một trong những địa phương nổi dậy giành chính quyền sớm nhất trong cả nước , và đến ngày 2/9/1945 tại Quảng Trường Ba Đình lịch sử , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ...rồi đến ngày 19/12/1946 Hà Nội lại là nơi mở đầu cho cuộc kháng chiến 9 năm của cả dân tộc . Đến thời chống Mỹ thì Hà Nội cùng với các tỉnh miền Bắc trở thành hậu phương lớn của miền Nam ruột thịt .Rồi trong 12 ngày đêm ác liệt năm 1972 nhân dân Hà Nội đã làm lên một Điện Biên Phủ trên không , buộc Mỹ phải kí hiệp ước Paris chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Có thể nói...không có một chiến thắng vĩ đại nào mà dân tộc Việt Nam đã giành được cho đến hôm nay...lại không có "dấu ấn" của Thăng Long - Hà Nội trong đó.
Thích ăn kem
Hình như bác Koi với Dé có thâm thù :-[
Dé viết có ý, à quên, thần thì phải (như lời Dé nói) ;D nhưng vung vãi hơi nhiều thứ, tuy vặt vãnh, nhưng dân tình hơi khó chấp nhận. Khổ xế, đâm ra cũng thông cảm với bác Koi.

Theo những gì bác Koi viết thì chả may ngày xưa vua Lý chọn Thái Nguyên làm thủ đô thì bây giờ Thái Nguyên cũng có Khải hoàn môn. Thái Lan chắc nó cũng làm cái Khải hoàn môn ở Bangkok. Túm lại là chẳng có chút gì gọi là đặc trưng của riêng Hà Nội, với tư cách là một thành phố (khác với các thành phố khác), hoặc với tư cách là thủ đô của một nước (khác với các nước khác). Như vậy, nếu nói Khải hoàn môn là đại diện cho Hà Nội thì stop được rồi nhá.

Còn nếu Khải hoàn môn chỉ để khoe một nước Việt Nam anh hùng thì cũng không nên. Thứ nhất là thực sự Việt Nam không có nhiều thứ để khoe. Thứ hai, thời đại này ít ai khoe mình đánh nhau giỏi (đấy là chưa nói là giỏi từ đời nào rồi). Nhìn ra xung quanh thì hoá ra Khải hoàn môn toàn do những đạo quân xâm lược chiến thắng trở về lập ra nhằm khuếch trương thanh thế, để tiếp tục ... xâm lược. Nhà mình chắc chả dám thế nhưng e rằng thiên hạ không nghĩ vậy. Chú Tầu nói đểu VN mình là tiểu bá, dù hơi akay nhưng cũng thấy chú ấy có lý, tâm lý này tồn tại ở ngay tại mỗi người dân chứ chưa nói đến cấp cao hơn.

Nhưng nếu nói là lập Khải hoàn môn để an ủi, động viên thì cũng tạm chấp nhận được. Chậc, hiện giờ mình chả bằng ai, cũng chả có gì để tự hào thì lôi tạm cái quá khứ ra để ... à, mình cũng đâu có kém ai, chỉ chưa gặp thời thôi, cứ đợi đấy ... ;D Đó là cái tích cực nhất mà tớ có thể nghĩ ra được, chứ bác nào có suy luận thành ru ngủ mí cả sĩ diện hão thì tớ cũng chả phản đối được. Chẹp, ai chả muốn nâng cao vị thế của VN trong khu vực và trên thế giới, nhưng vị thế mà cứ chăm chăm ăn thua mấy cái thành tích thể thao, rồi truyền thống chỉ là ăn xổi thôi.
Thích ăn kem
Oái, em gungcay lại xoá bài của anh rồi à? Anh hỏi lại lần nữa nhé, anh có trót đối xử tệ bạc hay làm điều gì không phải với em không? Hay là em nghĩ gọi em là con gái, bẩu em xinh là có tội :-[

Hic hic, anh dân Zimbabwe mà em lại cấm khen gái xinh thì, hic hic, quá bằng chặt đầu anh đi cho xong :'( Đúng là dã man, tàn bạo :'(
Phó Thường Nhân
Xây dựng một cái cổng có lẽ chi phí cũng không phải là khủng khiếp. Cũng không nên nghĩ là còn có nhiều việc phải làm khác mà không xây dựng nó. Chỉ có điều cái cổng không chưa chắc là điều quan trọng nhất, cái chính là nó được đặt trong quần thể nào. Nếu đặt nó chơi vơi giữa vùng đất hoang, hay xóm nhà lụp xụp thì chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Bản thân các nước "phát minh" ra cái cổng kiểu này, họ cũng toàn xây trong trung tâm, nơi có những công trình lớn. Khải hoàn môn là bông hoa đặt thêm vào một quần thể kiến trúc vốn đã được quy hoạch đẹp theo vùng kiểu Quảng trường hay theo Trục. Cả Hà nội chỉ có vùng xung quanh Quảng trường Ba đình là đẹp. Chẳng hiểu sao lại không xây ở đấy.
Khải hoàn Môn không nằm trong truyền thống kiến trúc Vn, vốn trước không có thành thị. Nếu muốn kỷ niệm 1000 văn hiến Hà nội thì có lẽ huặc là xây một cái Tháp Văn hay một cái tháp chùa có lẽ có ý nghĩa hơn. Cũng có thể kết hợp cả hai mà xây một cái Tháp Bút, vừa văn chương vừa ý nghĩa. Xây tháp kiểu này có thể xây trong một công viên nào đó, như Thủ lệ, hay hơn thì trong vườn Bách thảo cũ, vì chỗ này gần cụm kiến trúc Lăng Bác. Xây Tháp có cái hay nữa là không gian chỉ cần cây. Còn đi xây một cái cổng "bơ vơ" ở đâu đó, thì sẽ chết tiền bổ xung cảnh quan cho nó hết "cô đơn". :P
koibeto81
Bài của các bác là ...em xóa. Không phải chị Gungcay. Ngoài ra, em không có thâm thù với bất kì ai ở trên Internet này cả...tức em xóa bài của một ai đó không có nghĩa là vì em thâm thù người đó bác Thích Ăn Kem ạ. Hì...nếu cứ suy luận vậy chẳng hóa ra em với bác lại cũng "ấy" nhau à... ;D

Mọi chuyện có lẽ đều bắt đầu từ cái "chả may" đó đó bác Thích Ăn Kem ạ. Lịch sử là gì? Lịch sử là những cái, những sự việc, những quyết định...Đã xảy ra cho dù chúng ta có muốn hay không. Nếu lịch sử...chả may...lại chả may...đã chọn Thái Nguyên làm thủ đô và Thái Nguyên cũng trở thành một thủ đô 1000 năm tuổi...thì câu chuyện có lẽ sẽ hoàn toàn khác với câu chuyện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhưng câu chuyện đó thì chúng ta lại không thể biết...vì Lịch Sủ đã không để cho "câu chuyện" đó xảy ra.

Bác nhận xét Hà Nội chẳng có cái gì riêng, đặc trưng nếu so với các thủ đô của các nước khác...em cho như vậy là không thoả đáng. Thực ra, Hà Nội rất khác, rất đặc trưng nếu so sánh với thủ đô của các nước khác...ít nhất, nó là đặc trưng vì nó là...Hà Nội. Do đó, chúng ta hoàn toàn có quyền nghĩ tới một "biểu tượng" cho Hà Nội. Chẳng hạn một "khải hoàn môn..." (đặt khải hoàn môn trong dấu nháy là vì tên khải hoàn môn chưa phải là tên chính thức cho công trình sắp được xây...để nói chuyện sao cho xuôi, đành tạm gọi nó là "khải hoàn môn" như vậy thôi...nếu là em, em thích cái tên sau : "Cổng Quá Khứ, Hiện Tại, Tương Lai")

Nếu có người nhìn nhận đây là một công trình được làm ra để "khoe" cái Mẽ Việt Nam...thì cũng chẳng có vấn đề chi hết vì đó là quan điểm, nhận định của Cá Nhân họ và chính vì thế nên nó cũng cần được tôn trọng. Nhưng tất nhiên, có nhiều quan điểm, nhận định khác nhau...nhiều vô kể luôn...vì thứ nhất là có rất nhiều người và thứ hai là mỗi người phụ thuộc vào trình độ, tầm hiểu biết...sẽ có những đánh giá nhận định khác nhau.

Em có một ý...để hiểu đúng và hiểu rõ "ý đồ, mục đích" xây đựng công trình đó, là để khoe Mẽ hay là để làm gì, ta cứ "hỏi" trực tiếp mấy bác đề ra Ý Tưởng này là được...việc này, rất may, bài báo mở đầu chủ đề đã giúp chúng ta được một phần nào. Theo đó có thể thấy...động cơ hay lý do xây dựng một "khải hoàn môn" tại khu vực phía nam Hà Nội không phải là để Việt Nam "khoe cái Mẽ" của mình với bất kì một ai khác với bất kì một nước nào khác. Trước tiên, nó sẽ là một Vật Kỉ Niệm đẹp của 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, sau nữa nó thể hiện niềm Tự Hào về một Thủ Đô 1000 năm tuổi của dân tộc Việt Nam v.v..

Đến lúc này có thể thấy...những người cho đó là một công trình chỉ có tác dụng "kheo mẽ" là những người đã hiểu sai, đã hiểu không đúng "ý đồ" của "các tác giả"... ;D Do đó, vì sai vì nhầm và vì không đúng, nên cần nhìn lại vấn đề... ;D

QUOTE
Hic hic, anh dân Zimbabwe mà em lại cấm khen gái xinh thì, hic hic, quá bằng chặt đầu anh đi cho xong  Đúng là dã man, tàn bạo 


Hihi...khoản này thì em hoàn toàn đồng ý với bác...ừ, thế thì đúng là hơi dã man tàn bạo thật... :'( :laugh.gif ;D
koibeto81
QUOTE
Xây dựng một cái cổng có lẽ chi phí cũng không phải là khủng khiếp. Cũng không nên nghĩ là còn có nhiều việc phải làm khác mà không xây dựng nó. Chỉ có điều cái cổng không chưa chắc là điều quan trọng nhất, cái chính là nó được đặt trong quần thể nào. Nếu đặt nó chơi vơi giữa vùng đất hoang, hay xóm nhà lụp xụp thì chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Bản thân các nước "phát minh" ra cái cổng kiểu này, họ cũng toàn xây trong trung tâm, nơi có những công trình lớn. Khải hoàn môn là bông hoa đặt thêm vào một quần thể kiến trúc vốn đã được quy hoạch đẹp theo vùng kiểu Quảng trường hay theo Trục. Cả Hà nội chỉ có vùng xung quanh Quảng trường Ba đình là đẹp. Chẳng hiểu sao lại không xây ở đấy.


Cũng có lý...nhưng giờ thử nhìn vào khu Ba Đình thì thấy, nó giờ bé tý à, đâu còn những "không gian ngon lành" để có thể đặt một cái "cổng" như thế vào mà vẫn đảm bảo bản thân cái cổng đó là một "bông hoa đẹp" làm đẹp xung quanh lại vừa đảm bảo không "phá hoại" cảnh quan chung...;D

QUOTE
Khải hoàn Môn không nằm trong truyền thống kiến trúc Vn, vốn trước không có thành thị. Nếu muốn kỷ niệm 1000 văn hiến Hà nội thì có lẽ huặc là xây một cái Tháp Văn hay một cái tháp chùa có lẽ có ý nghĩa hơn. Cũng có thể kết hợp cả hai mà xây một cái Tháp Bút, vừa văn chương vừa ý nghĩa. Xây tháp kiểu này có thể xây trong một công viên nào đó, như Thủ lệ, hay hơn thì trong vườn Bách thảo cũ, vì chỗ này gần cụm kiến trúc Lăng Bác. Xây Tháp có cái hay nữa là không gian chỉ cần cây. Còn đi xây một cái cổng "bơ vơ" ở đâu đó, thì sẽ chết tiền bổ xung cảnh quan cho nó hết "cô đơn". 


Nguy hiểm đấy bác ạ...cái này thì bị gọi là vẽ vời mất rồi. Em nói "nguy hiểm" vì...bi giờ bọn "ăn bẩn" nhiều lắm. Vẽ ra nhiêu khê...là chỉ có chết với bọn này. :P
koibeto81
Bác Tdna...lần đầu tiên đọc về ý tưởng xây cái "cổng" đó (hình như trên Vnexpress) em cũng đã thấy bực hết cả mình...gần giống như bác bây giờ vậy, giống luôn cả về "cường độ" cũng như "lý do"...có lẽ vì em cũng có cái lo sợ giống của bác, bọn "ăn bẩn" nhiều quá mà. ;D

Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, em thấy nếu không xây vào lúc này thì chẳng còn lúc nào thích hợp để xây một cái có tầm vóc và ý nghĩa như vậy nữa, không lẽ lại phải đợi thêm 10^3 năm nữa rồi mới xây...;D Có lẽ em là người lạc quan, vì em cho việc làm Tốt một công trình như thế...cũng là một cơ hội để đấu tranh với những cái xấu, cái chưa tốt và em tin là có thể làm Tốt được. Nghĩ về những cái Xấu cái chưa Tốt vẫn đang còn nhan nhản ở nhà mình bây giờ...em cũng buồn lắm. Nhưng buồn đến mấy rồi thì em cũng lại tự nhủ rằng...được...Hãy Đợi Đấy!!! ;)

Em cũng báo cáo luôn với bác về chuyện em xóa mấy bài trong này : không phải toàn là "đả kích" cá nhân nhưng em vẫn xóa vì chúng cùng nằm trong một "chuỗi" đả kích cá nhân. Cũng khẳng định luôn với bác là em không xóa những bài đó vì lí do chúng "chê bai dân tộc". laugh.gif
Thích ăn kem
QUOTE
Chị Delete nhé! ;D


« Last Edit: December 13th, 2002, 04:23:32 pm by gungcay »

Đính chính lại chuyện xoá bài nhé. Cái này chắc không phải Koi xoá rồi. Với cả tớ đang "nói chiện" với em gungcay mà các bác cứ làm nghiêm trọng hoá vấn đề lên như xế thì còn làm ăn gì nữa, hic hic.

Lý do để tớ nói là Koi với Dé thâm thù nằm ở bài viết, ko phải ở chỗ xoá bài. Thấy cả 2 bài đụng nhau chan chát, hục hặc nên mới thắc mắc chút. Nếu không thâm thù thì càng tốt chứ sao :laugh.gif

Chuyện về Khải hoàn môn của tớ thế là cũng gần như hết, nhấn mạnh là Hà Nội chẳng có nhiều thứ để tự hào, đúng hơn là để phân biệt một cách tích cực, với tư cách là một thành phố hoặc thủ đô của một nước. Cái đặc trưng duy nhất mà tớ có thể nghĩ được là ... nét văn hoá ;D - một thứ rất trừu tượng. Nhưng có thể khẳng định văn hoá của HN không phải là những cái gì "vừa kỳ vĩ vừa ý nghĩa" như vậy! Còn nếu thực sự cần có một cột mốc cho 1000 năm thì cái Khải hoàn môn (cùng với ý nghĩa ... Khải hoàn của nó) là không hợp lý (xem thêm bài của bác Phó).
koibeto81
bác Thích ăn kem... sp_ike.gif Cuối cùng thì thanh niên Zimbabwe cũng vẫn cứ là thanh niên Zimbabwe ha... ;) ;D

bác Tdna...trước mắt, em cứ xin nguyện được sống chết cho c(g)ái đẹp cái đã. ;D Những chuyện khác...giờ em không còn thấy có "hứng" mang ra "trưng" nữa, cái này khác với dạo em mới tham gia TTVNonline (cũng là dạo mới biết thế nào là Forum thế nào là Internet...), phải thú thật là hồi đó em hơi bị máu "trưng hàng" đấy...giờ nghĩ lại thấy cũng hay hay. ;D
FR
Ngoài lề tí: có lẽ ta nên dựng cái Khải hoàn môn cho thanh niên Zimbabwe. Nghe chừng có vẻ khả thi hơn ;D

Vấn đề lại được đặt ra: tên? vị trí? mục đích?
Phó Thường Nhân
Lúc đọc cái bài báo này vừa thấy buồn cười vừa thấy buồn buồn. Buồn buồn là vì thấy người ta huy động đầy đủ các « nhà văn hoá dân tộc » để tìm giải pháp cho một công trình chưa bao giờ có trong tư duy văn hoá dân tộc. Từ chuyện buồn buồn lại dẫn tới chuyện buồn cười, vì loay hoay hội thảo hội thiếc người ta chỉ tìm thấy cái dân tộc duy nhất có thể có là « hướng nhà », như các cụ ngày xưa xem phong thuỷ. Cuối cùng cái hướng cũng tìm ra : hướng Nam. Chẹp, để dẫn đến kết luận như vậy thì cần gì phải hội thảo. Bất cứ bác phó mộc nào cũng nói như vậy được. Làm nhà ai chẳng làm hướng Nam.
Tôi không thấy có điều gì kì lạ khi người ta muốn xây khải hoàn môn. Cuộc sống luôn đòi hỏi cái mới, không thể nệ cổ. Nhưng nếu xây nó để kỷ niệm X năm giải phóng thủ đô, X năm chiến thắng B52 thì tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng xây nó để kỉ niệm 1000 năm Hà nội, thì nó cứ ngang ngang thế nào. Bởi vì theo ý tôi, kỉ niệm 1000 năm Hà nội phải nói được 2 ý : 1. Đặc trưng của Hà nội 2. Truyền thống trường tồn của nó theo nghĩa « dĩ bất biến, ứng vạn biến ». Vấn đề là tìm cái gì có ý nghĩa nêu được cái bất biến của Hà Nội, của người Hà nội. Như vậy cái cổng chào kia thật vô duyên, trừ khi tự ta muốn tuyên bố người Hà nội là người Pháp, Lịch sử Vn là LS La Mã.
Trong tâm thức dân tộc Vn, cái cổng không có một ý nghĩa hay. Nó được dùng để hoạnh định một ranh giới, là nơi « ngăn sông, cấm chợ ». Cái cổng như vậy đồng nghĩa với tư tưởng « bo bo sau luỹ tre làng », địa phương chủ nghĩa. Cái còn có nghĩa quyền lực theo nghĩa xấu . « Cửa quan » , « Cửa quyền » chẳng hạn. Trong kiến trúc truyền thống, cái cổng luôn là một mối đe doạ, cho nên người ta không bao giờ làm cổng vào chính giữa nhà, mà bao giờ cũng làm lệch. Cẩn thận hơn thì phải xây ngay một bức hoành chắn ở phía sau, để làm cho « cổng mù ». Người đi vào phải rẽ ra hai bên.
Bài báo nói, cổng làng gắn với tâm tư Vn có lẽ không đúng. Tâm tư Vn gắn với mái đình, cây đa, giếng nước. Không tin, xin các bác cứ mở tục ngữ ca dao Vn ra xem.
Từ nguyên thuỷ, Khải hoàn môn gắn liền với văn minh phương Tây. Nó gắn liền với LS phương Tây là LS thành thị. Đế quốc La Mã to là thế, nhưng tâm của nó là thành Rôm. Thành đổ thì đế quốc cũng sụp theo. Thế cho nên bảo vệ đất nước, cũng chính là bảo vệ thủ đô. Khải hoàn môn được dùng để đón các đoàn quân, huặc viễn chính thắng lợi, huặc đẩy lùi được kẻ thù ở biên cương. LS Vn cũng có nhiều chiến thắng vinh quang, nhưng nó đều hi sinh thủ đô để bảo vệ đất nước. Sự vinh quang chiến thắng trong LS Vn là của toàn dân tộc, đặc biệt là nông thôn. Nếu có định dựng cổng chiến thắng, thì nên chia cho mỗi làng ở Vn một cái, mới đúng ý nghĩa.
Về mặt quy hoạch đô thị, khải hoàn môn là bông hoa đặt thêm vào trong thành phố, tăng thêm vẻ đẹp cho một cảnh quan đô thị. Nó không phải là công trình « độc lập », đứng một mình. Thường người ta hay đặt nó ở chỗ bùng binh, nơi có nhiều đường châu đầu vào, kiểu như bùng bình Hàng Xanh ở Sài gòn. Chỉ ở châu Âu mới có những bùng binh kiểu đó. Nước Mỹ là một nước đô thị phát triển, họ cũng không có chỗ làm khải hoàn môn, vì đô thị của họ làm như bàn cờ. Không có những khoảng không gian để tôn Khải hoàn Môn. Cái cổng này cũng phải được đặt ở nơi trung tâm, nơi có nhiều công trình công cộng, nhà nước. Chứ không ai đẩy tít nó ra vành đai.
Cái gì có thể biểu trưng cho Hà nội, theo ý tôi nó là chữ « VĂN », hiểu như văn hiến, văn hoá, thanh lịch. Người Hà nội vốn tự hào là thanh lịch. Đấy là cái mác của người Hà nội. Đất Hà nội là nơi tụ họp của người tứ xứ từ thời xưa gồm : Đông (phía Hải phòng), Đoài (Sơn tây), Bắc (Kinh bắc, Bắc ninh), rồi Thanh-Nghệ. Họ trở thành người Hà nội vì hấp thụ được cái văn minh của kinh thành, cái lịch thiệp của kẻ chợ. Người Hà nội có đi nơi khác, cái họ tự hào cũng là điều này : « thanh lịch », « văn hiến ». (chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Trường an). Chưa có ai tự hào về chiến thắng ở Hà nội cả. Như vậy một công trình kỉ niệm 1000 năm Hà nội phải là một công trình gắn tới chữ « VĂN », văn hiến mới chính xác.
Trong truyền thống cổ, cảnh quan của một công trình luôn là thiên nhiên : hồ nước, vườn cây
Công trình luôn gắn với thiên nhiên. Cho nên xây một công trình văn hoá mang ý nghĩa truyền thống như thế này mà đặt ra ngã ba đường kể cũng lạ. Trừ trường hợp người ta muốn duyệt binh. Từ tất cả những lý do trên, có lẽ hay nhất là xây một cái tháp văn, tháp thơ bên cạnh một ngôi đền hiện đại vừa dùng để làm nơi thờ tổ Hùng vương (điều mà Hà nội còn thiếu), vừa là nơi thờ phụng tôn vinh những anh hùng, hào kiệt của cả nước. Ngôi đền có thể mô phỏng kiến trúc đình và nhà rông ĐNA. Nóc uốn cong lên tượng trưng luôn cho nghiên mực. Cái tháp là cây bút,có thể làm hình ngũ giác tượng trưng luôn cho ngũ hành, lại có thể đắp phù điêu liên quan đến LS VH dân tộc.
Chỗ xây thích hợp nhất có lẽ là Bách thảo cũ. Ở đây cảnh quan thiên nhiên có đủ cả núi (núi Khán), hồ nước. Diện tích thoáng đãng, lại gần những biểu tượng của nhiều thời đại ở Hà nội : Chùa Một cột, Nhà Quốc hội, Bắc bộ Phủ, Lăng Bác..không kể đỡ phải giải toả mặt bằng, nhiễu sự cho dân.
Mọi người có thể nói ý tưởng cũ quá, không hợp thời. Hà nội đã có cây tháp bút trước đền Ngọc sơn đấy thôi. Vâng, nhưng nhân văn, từ thời Phật Thích ca, rồi Khổng Tử, Giê xu, có ai thêm được gì mới đâu, ngoài cách thể hiện khác nhau. Người ta vẫn có thể dùng chất liệu như bê tông, đá ốp, kính, thiết kế kiến trúc để đưa cho nó một mầu sắc hiện đại.
:-X
koibeto81
bác Phó... :laugh.gif

Nếu lí do làm bác buồn chính là những gì bác đã nêu thì em thấy bác buồn như vậy là không có cơ sở. Bởi những lí do sau, đó hoàn toàn không phải là một việc mà một bác thợ mộc có thể làm được, có thể quyết định được...đành rằng bác ta có thể cũng quyết là sẽ xây "cổng" ở phía Nam, nhưng nếu so sánh giữa một bên là quyết định của một bác thợ mộc với một bên là quyết định của một "hội đồng" gồm những nhà nghiên cứu, nhà văn hóa có uy tín, tên tuổi thì sẽ thấy hai quyết định đó nó khác nhau về Chất. Cho nên không thể cho rằng một bác thợ mộc cũng có thể làm được những việc như thế. Hơn nữa, để đi tới quyết định đó, người ta không chỉ căn cứ vào duy nhất một điều kiện là "hướng nhà" và cũng có thể khẳng định luôn là người ta không xem yếu tố "hướng nhà" là yếu tố quyết định, quan trọng nhất. (Có thể xem lại bài báo ở đầu chủ đề để thấy rõ điều này, nó nằm ở phần "xây "cổng" ở đâu?")

Chúng ta không định xây một "Khải Hoàn Môn" có ý nghĩa tương tự như những "Khải Hoàn Môn" đã được xây dựng từ trước. Chính có lẽ vì chưa hiểu được điểm cơ bản này mà bác Phó đã "đồng nhất" cái "Khải Hoàn Môn" mà ta sắp xây với những "Khải Hoàn Môn" của Pháp rồi La Mã...về mặt ý nghĩa biểu tượng. Ngoài ra, việc chọn tên cho cái "cổng" sắp xây còn là việc sẽ phải tiếp tục bàn...mà "Khải Hoàn Môn", cũng như những cái tên khác, mới chỉ là một cái tên thuộc dạng "ứng cử viên" mà thôi.

Về ý nghĩa của hình tượng "cái cổng" trong văn hóa Việt Nam, bác Phó nói không hoàn toàn sai, tức là cũng có ý đúng. Nhưng nếu bác bảo là hình tượng "cái cổng" không gắn với tâm tư, với tình cảm, với văn hóa Việt Nam thì nếu không phải bác đã "nhầm" thì có nghĩa là bác đã Sai hoàn toàn mất rồi. :P

Người Việt Nam xưa, với nghề trồng lúa nước mang tính thời vụ cao làm gốc, vốn là nghề phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào những điều kiện của môi trường thiên nhiên...để làm tốt việc này thì chỉ một cá nhân, chỉ một gia đình thì không sao làm được, do vậy người Việt Nam đã gắn kết với nhau, tạo nên Làng. Đó là chưa kể đến việc để đối phó với những biến động của môi trường xã hội, chẳng hạn nạn trộm cướp..., người ta cũng buộc phải cố kết nhau lại, quần tụ nhau lại cùng sống trong một "không gian văn hóa" chung...đó là nguồn gốc Tự Nhiên và Xã Hội của Làng Việt Nam. Có thể xem hình tượng văn hóa Làng là một hình tượng văn hóa mang tính "hạt nhân" của văn hóa Việt Nam.

Nói đến Làng, người ta hay nhắc đến : Cây Đa, Bến Nước, Giếng Nước, Mái Đình rồi Lũy Tre mà ít thấy người ta nhắc đến Cổng Làng. Nhưng như thế không có nghĩa là Cổng Làng không có chỗ trong tâm tư, tình cảm của người Việt Nam.

Cổng Làng nào cũng vậy, đối với mỗi người dân trong Làng, nó luôn là một cái gì vừa gần gũi, vừa thân thương nhưng lại cũng hết sức thiêng liêng. Với những người xa xứ, khi trở về làng, cái họ có thể thấy từ xa là Cây Đa cổ thụ đứng ở đầu làng...lại gần, trước khi vào "Làng", trước khi đặt chân trở về nơi "chôn rau cắt rốn" của mình, họ phải bước qua Cổng Làng. Cái ranh giới thật mỏng manh nhưng cũng thật thiêng liêng. Với những nàng dâu thì giây phút họ bước qua "Cổng Làng" là giây phút họ chính thức được công nhận là "người làng"...Như thế, "cổng làng" nói riêng và hình tượng "cái cổng" trong tâm thức người Việt Nam nói chung, thiêng liêng lắm.

"Cổng Làng" còn có thể xem là bộ mặt của Làng. Đứng trước cổng làng, một người khách lạ có thể hiểu phần nào nề nếp, cốt cách của làng...hiểu phần nào "cái chất" của dân làng. Người xưa, trước khi xây "cổng làng" cũng phải so tính nhiều thứ lắm...nếu làng nào giáu thì cổng làng sẽ lớn, sẽ có rồng chầu, hổ phục...nhưng làm như thế không phải để khoe của...mà là để tôn vinh cái Cốt Cách, cái Truyền Thống của Làng. Thời trước, Làng nào có nhiều người đỗ đạt sẽ được Vua ban cho "quyền" xây cổng lớn, nhưng lớn thì lớn cũng nhất định không được làm "bừa"...

"Cổng Làng" cũng là Ranh Giới của làng, nhưng nếu xem cổng làng là cánh cửa đầu tiên mà dân làng từ đó, "tiếp xúc" với thế giới bên ngoài...thì sẽ thấy "cổng làng" không phải là đại diện cho sự "ngăn sông, cấm chợ" mà trái lại cổng làng chính là nơi mở đầu của mọi sự giao lưu giữa Dân Làng với thế giới bên ngoài. Do vậy có thể thấy là "cổng làng" không đồng nghĩa với tư tưởng "bo bo sau luỹ tre làng"...phải biết rằng, người VN quần tụ nhau lại "sau luỹ tre làng" để có thể Sống Tốt hơn, Sống Thoải Mái hơn, Sống hòa hợp với Thiên nhiên và Xã Hội hơn...Ở đây thấy lại cần có sự phân biệt giữa Đoàn Kết với "Cục bộ, Địa phương"...

Về "cửa quan", "cửa quyền" thì đâu dính dáng gì đến chuyện chúng ta đang bàn đâu. Hơn nữa, "cửa quan, cửa quyền" cũng đâu chỉ hoàn toàn mang nghĩa xấu...nếu biết rằng bản chất vốn có của nó là nơi duy trì, đảm bảo và bảo vệ sự công bằng trong xã hội, cả xưa và nay.

Còn trong kiến trúc truyền thống, cái cổng mang ý nghĩa đe dọa đó là "cổng nhà" đâu phải "cổng làng" hay "khải hoàn môn" đâu...mà đúng là chúng khác nhau thật, "cổng làng" hay "khải hoàn môn" luôn luôn được xây ở những hướng, vị trí "đẹp nhất" (thường là chính diện) để từ đó có thể đi thẳng vào Đình Làng với "cổng làng" hay vào một "địa điểm có ý nghĩa" với "khải hoàn môn".
Phó Thường Nhân
Koi viết có vẻ hơi "nguỵ biện" nhỉ. :P
"Nói đến Làng, người ta hay nhắc đến : Cây Đa, Bến Nước, Giếng Nước, Mái Đình rồi Lũy Tre mà ít thấy người ta nhắc đến Cổng Làng. Nhưng như thế không có nghĩa là Cổng Làng không có chỗ trong tâm tư, tình cảm của người Việt Nam"
Tất nhiên rồi, có sự vật là có cái để nhớ. Nhưng ở đây là nói đến cái đặc trưng. Cá nhân tôi chẳng hạn, nhiều khi nhớ nhà, cũng mường tượng được trong đầu cả cái rãnh nước trước cửa. Nhưng điều đó đâu có nghĩa là nó đặc trưng cho nhà tôi. :P
Còn nói mái đình đăc trưng vì nó đi vào ca dao, tục ngữ. Lấy vài ví dụ còn nhớ loáng thoáng.
Khi nhớ hẹn hò thì "Đêm qua tát nước đầu đình..". Khi nói tới tình cảm thì "Qua đình ngả nón trông đình/Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu". Thậm chí cả 'Tâm linh" cũng chiếu theo cái đình "Mắt toét là tại hướng đình/Cả làng mắt toét có minh em đâu". Tất nhiên là còn nhiều nữa, mà tôi không nhớ được. Chính vì vậy mới dám nói mái đình ở trong tâm tư người Việt.
Còn chuyện dùng chữ "Của Quan", "Cửa Quyền" mà lại không có ý ngao ngán, ngần ngại chỉ là cách nói thông thường, thì phải nhờ bác Đoàn Chi Thuỷ vào làm trọng tài xem có đúng thế không.
Còn việc cà một hội đồng mà phán ra một điều như anh thợ mộc, thì có lẽ phải xét đến chất lượng của hội đồng, nếu họ bất tài. Còn nếu họ thật sự có tài, thì có lẽ là làm ăn cẩu thả, được chăng hay chớ. Nói tóm lại là đều kém chất lượng. :P Điều quan trọng cuối cùng là sản phẩm làm ra, chứ đâu phải chức tước, bằng cấp định đoạt được chất lượng. Người có trình độ chỉ chứng tỏ họ có nhiều lợi thế để làm ra một sản phẩm tốt thôi, chứ không có nghĩa cái gì họ làm ra cũng tốt.
koibeto81
Hihi...em không bao giờ có ý định chơi trò Ngụy Biện ở đây, tức là với các bác trong Vnequation này, mà vốn em rất là quý... ;D

Theo em, không thể phủ nhận tính "thiêng liêng" của hình tượng cái Cổng Làng trong văn hóa Làng được. Em chỉ có ý định nhấn mạnh điều này thôi, và không hề có ý định "phủ nhận" tầm quan trọng hay vị trí của những Mái Đình, Giếng Nước, Bến Nước, Gốc Đa và Lũy Tre trong tâm thức người Việt Nam mình. Em cũng không có ý định so sánh
"tầm quan trọng/vị trí" giữa Cổng Làng với các cái còn lại...vì em thấy là không cần thiết, hơn nữa việc đó lại là một việc rất khó... ;D

Về hai từ "cửa quan" và "cửa quyền"...em nói thế là vì muốn nhấn mạnh vào "tính hai mặt" trong việc xét Ý Nghĩa của chúng mà thôi. Để muốn khẳng định, "cửa quan" và "cửa quyền" không phải chỉ hoàn toàn mang nghĩa "xấu" như bác đã nêu.

Còn chuyện liên quan đến "một bác thợ mộc" và "một hội đồng gồm các nhà khoa học có tên tuổi"...em nghĩ em nói thế là đủ rồi. Đoạn bác triển khai thêm ở trên, em thấy không có liên quan "nhiều" đến chuyện cái "Cổng" (chuyện mà em và các bác đang bàn ;D)...tức là...hihi...nếu nói ngắn gọn thì bác...đang lạc đề mất rồi. ;D
Pages: 1, 2, 3, 4
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.