Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: TẾT-TẾT- TẾT! TẾT ĐẾN RỒI ....
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
chipchipchip
sp_ike.gif

Ngày Tết Quê Em


Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết đến trong tim mọi người. :-*

Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết đến trong tim mọi người. :-X

Ngày Tết đến trên khắp muôn nơi
Ngàn hoa thơm khoa sắc xinh tươi ???
Đàn em thơ khoe áo mới laugh.gif
Chạy tung tăng vui pháo xuân. ;D

Ngày Tết đến ta chúc cho nhau sp_ike.gif
Một năm thêm sung túc an vui
Dù đi đâu ai cũng nhớ
Về chung vui bên gia đình. :-X :-X :-X

Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết đến trong tim mọi người. :-* :-X :-X :-*

Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết đến trong tim mọi người. :-X :-* :-X :-* :-X :-*

Ngày Tết đến phố xá đông vui ;D
Người đi thăm đi viếng đi chơi
Người ta đi mua sắm Tết
Người dâng hương đi lễ chùa. 8)

Ngày Tết đến ta chúc cho nhau
Một năm thêm sung túc an vui sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
Người nông dân thêm lúc thóc (CHO LÀNG VNE ;D )
Người thương gia mau phát tài... ;)

:-X :-* ??? laugh.gif ;) ;D sp_ike.gif
FR
ÔNG ĐỒ - Vũ Đình Liên


Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay".

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.

Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?



user posted image

FR
Trước Tết

Hoàng Trần Cương


Trước Tết một ngày
Anh như nắng vàng không thành ráng
Váng vất mặt buồn
Thương hoàng hôn nhuộm khói hoang mang

Trước Tết một đêm
Anh như cơn mưa cuối mùa đến chậm
Cỏ lác bạc đồng
Thôi thì em cố chao chân cho những niềm riêng của chúng mình khỏi lấm

Trước Tết một giờ
Anh trong mơ bừng tỉnh
Hình như đất trời lạnh thêm
Giật thột thấy đêm ấm dần lên trong tấm chăn lựng màu áo lính

Trước Tết một khắc
Anh dâng qua đầu nén hương đỏ rật
Tổ tiên hiển linh mưa nhuần mặt đất
Ngước mắt lên năm mới chạm ngang mày...

FR
Tết - Lê Minh Hà


Tiếng mẹ thì thầm với bố. Tiếng cô em út cười rinh rích với cô chị đã đi lấy chồng 'ông hâm nhà mình tậnđêm qua mới về... dặt dẹo như bị tháo cốp xe'. Mùi thơm dịu dàng, rất dịu dàng... như tóc của cô gái không quen cùng trú mưa trên phố năm nào... mùi nước mùi già nấu sôi. 'Tất niênđây... Chiều ba mươiđây...' Phan mơ màng. Rồi bừng thức. Và nhớ ra: Mùng hai tết rồi.
Bố ngước kính khỏi tờ báo tết nhìn thằng con đồng nghiệp, không hiểu sao lại thở dài. Y như đêm qua khi Phan xô cửa bước vào trong dáng điệu đúng như cô em gái bảo là dặt dà dặt dẹo. Hai cô em gái nói năng nghiêm trang gìn giữ, nhưng mắt vẫn thoáng nét cười tinh quái. Mẹ nhanh nhảu mở tủ lôi ra một mớ áo quần 'đi tắm một cái cho nhẹ mình đi con. Em nó nấu nước cho rồi'. Rồi mẹ cũng lại thở dài: 'Mẹ mua mùi già từ chiều ba mươi tính cả nhà tắm tất niên. Mà chờ con mãi.' Chỉ có thằng Tũn con cô em là cứ như không: 'Bác Phan mừng tuội! Bác Phan mừng tuội Tũn!' Giọng non nớt ngọng nghịu của đứa cháu làm Phan ngỡ ngàng. Tết đầu tiên nhà có tiếng trẻ bi bô. 'Mình lên chức bác thật rồi. Có lẽ cũng giàđến nơi rồi.'
Hai cô em thoăn thoắt bóc bánh dọn mâm. Mẹ giục bố thắp vòng hương mới. Mùi nước mùi già phảng phất trên mái tóc chưa khô. Thật dễ chịu. Hôm qua hôm kia bỗng chốc thành không thật. Hai tám tết học sinh nghỉ học. Hai chín tết họp hội đồng nhà trường sáng, trực trường chiều. Ba mươi trực hộ mấy ông anh bà chị đồng hương đã con cái ríu rít muốn về sớm. Sáng mồng một dằn bụng miếng bánh chưng xong Phan thủng thẳng đạp xe từ Thủy Nguyên về Hải Phòngđón tàu ngược Hà Nội. Năm sớm, ga vắng hoe, không một bóng người bán rong, không một hàng quán nào mở, lèo tèo vài mống
khách đứng bần thần. Chờ mốc cả người. Giá không có góc bánh chưng của cô học trò mười chín tuổi vẫn hay phụng phịu với thầy thì đến xỉu ở ga. Mà có khi xỉu luôn ở trường. Trường Núi Ðèo. Giữađồng bằng, lại tòi ra cái tên Núi Ðèo.
Nghe đã thấy 'hoàn cảnh'. Ngheđã ngại.
Vừa ôm thằng cháu vào lòng cầm lấy đôi đũa hai cô em đã phanh gấp: 'Anh Phan ăn chút đỡ trống bụng thôi. Còn sang anh Bình. Anh Bình qua tìm anh từ chiều ba mươi. Tết này anh Bình đăng cai tụ tập bọn anhđấy.'
Thì đi! Mẹ thông cảm với thằng con bị phân công công tác xa nhà, dúi cho Phan một xấp tiền loại một ngàn mới cứng 'nhỡ có đứa nào mang con tới thì mừng tuổi cho các cháu không chúng nó khinh cho', và hạ lệnh cô út xung công cái xe máy đưa mẹ đi chúc tết. Phan dắt xe ra khỏi nhà lúc phố đã nườm nượp trẻ con người lớn xe máy xeđạp xích lô. Mưa lây phây trong khi mây vẫn ưng ửng sáng. Như có nắng đâu đây. Thành phố cấm pháođã mấy năm. Thiếu mùi pháo dìu
dịu trong hơi mưa. Thiếu mùi hươngđenđặc biệt các nhàđặt mua cho ba ngày tết. Mùi xăng xe luồn lách từ nhà ra phố át tất cả. Tự dưng Phan tiêng tiếc. Chợt nhớ và cố xua đi hình ảnh con đường từ Núi Ðèo tới bến Bính lác đác người xe và hơi khói lẩn quất trong xóm nhỏ, như lúc nào cũng thanh bình, như không hề có những bóng người lam lũ vẫn ngược xuôi trong ngày trong tháng. Lại muốn nhìn đâu đó có cái gì còn như cũ. Phan mua đường bỏ Tràng Thi bàng còn trơ những cành những mấu vòng xe ngang qua chợ Âm Phủ, ngang qua Tòa án. Vòm long não xanh non, màu xanh phát sáng. Ðúng màu cái vòng bà ngoại cho mẹ từ thủa nào thủa nào và mẹ cất kỹ chẳng dám đeo ngày thường. Tiếc là nơi này giờ lại trồi lên một cái nhà kiến trúc chẳng ăn nhập gì với mấy tòa nhà cũ trong vườn cũ, và xung quanh giờ biến hết cả thành công trường. Mấy tàn cây tự dưng đâm sàiđẹn...
Buổi trưa ở nhà Bình tập hợp đủ mặt đám bạn bè thân thiết cũ. Thêm mấy gương mặt lạ hoắc, bệ vệ, tự tin, cái nhìn đầy vẻ ban phát, lại hơi lừ lừ. 'Khách thằng Bình?' Xe máy dựng la liệt . Phan lúng túng mãi không tìm ra chỗ dựa cái xe 'cuốc' nguềnh ngoàng mất chân chống, chỉ sợ xe đổ làm tróc sơn 'con' xe nào. Cô bạn cùng tổ hồi phổ thông đâm bổ ra hét 'Ðồ gàn. Mọi người ơi đồ gàn tới rồi!' Mấy thằng bạn đã yên vị trên giường tự động ngồi xích vào nhường chỗ, chẳng đôi hồi ấn vào tay ông bạnđến chậm một cái ly: 'Vào!' và Phan nhắm mắt nhắm mũi uống cạn.
Câu chuyện đang râm ran quanh đề tài người Việt yêu nước ngoài bây giờ buôn gì bán gì. 'Vấn đề là cái đầu. Cộng mình sang đó trăm thằng may ra được nửa thằng làm soái làm bưởng còn thì cửu vạn (*) tuốt' Tiếng đế: 'ừ! Ðầu chứ không phải đầu gối!' Bình hùng hổ: 'Tao nói thậtđấy. ở Nga cũng thế mà ở Tiệp cũng thế. Dân 'Xù' (*) mình đứng bán hàng ngoài trời mùa đông đổ cả máu tai ra mới kiếm được mấy đồng. Khổ quá thành ra thằng nào cũng thích về Việt nam xả láng và nói phét... Thằng nào vừa bảo đầu chứ không phải là đầu gối? Ðúng! Thời buổi này không phải cứ biết quỳ là ăn. Sếp giỏi thời này không kết mấy thằng em chỉ biết níu áo mình đâu', rồi quay sang người đàn ông trông cũng chẳng chững tuổi hơn bọn Phan 'em nói thế có phải không sếp?' Cả lũ chú mục vào anh ta và cái nhìn lừ lừ của anh ta nhẹ nhàng chuyển sang vẻ bề trên. Văn gật gù: 'Thằng Bình nói phải! Các cậu tính nghề mình mà chỉ trổ tài bấm huyệt ở Tây thì ăn gì. Tây thằng nào cũng to như con bò da như da voi, châm cứu cho nó dùng máy tạo dao động giật đến tê người mà nó vẫn tỉnh bơ, tao dại gì bấm tay...' Văn hãnh diện giơ ngón cái bè ra một cách quái dị lên cho cả lũ nhìn: '... mà lực bấm tay của tao cứ gọi là nhất khóa...', và lấm lét nhìn quanh: 'Bấm kiểu ấy có cưa được đứa nào cho sờ tí thì tay run cũng chịu.' Cả bọn òa ra cười. Mấy cô bạn gái đang túm tụm ngoài bếp ngó vào ứng trước một cái lườm vì những điều không nghe được làm Văn hốt hoảng lập nghiêm: 'Ðúng là thời nào cũng cần có cáiđầu.
Một thằng viện tao bị phân đi Vơladivoxtoc. Nó gửi theo tàu biển năm tấn thuốc bắc. Ai cũng bảo sập cầu là cái chắc. Vậy mà vừa rồi nóđiện về nhờ tao chạy tiếp cho nó năm tấn nữa. Cho Tây sắc thuốc bắc. Một ý tưởng tuyệt vời.'
Chuyện nọ xọ chuyện kia. Vừa ăn vừa uống vừa đốt thuốc. Hơi người, mùi hương, mùi cỗ bàn lúc đã tàn, khói thuốc... tất cả làm đầu Phan u u buồn ngủ. Một cô bạn nhìn dáng cả đẫn của cậu bạn một thời được tiếng thông minh đẹp giai mỗi tội nhà không giàu cắt ngang sự vô tâm của mấy ông bạn đang say máu làm ăn: ' Thôi! Ðể đồ gàn của chúng mình trình bày tiền đồ xem thế nào!' Cả mâm rượu ồn lên: 'ừ phải!' 'Thế nào Phan? Làm con trai của bố thế đủ rồi! Hôm rồi đến tìm mày, cụ bà bảo dứt khoát không để cụ ông dạy thêm nữa. Sợ phổi không còn đủ làm cháo bán. Cụ bà bảo thế đấy. Thầy cáu. Tao cũng chẳng dám bàn thêm gì. Bọn cái Ngân cái An tự lo được không cào cấu các cụ là may. Mày lý tưởng thế đủ rồi. Giờ phải tính!' Bình nói nghiêm trang. Một cô bạn tự dưng nói lạc sang chuyện khác: 'Mọi người nhớ thầy Hải Lý không? Thầy dạy thêm lò luyện thi nào cũng biết, dạy nhiều lắm, xây được cả nhà cơ mà. Tháng trước về ngang Tràng Thi thì bị choáng. Dạt xe được vào lề đường là ngã vật ra. Ngay cổng Việt Ðức mà đưa vào phòng cấp cứu thầy đã 'đi' rồi'.
Phan bần thần. 'Chẳng thấy mẹ kể gì.' Lại nhớ những đồng bạc mẹ vừa đưa. Lại nhớ những đồng bạc mẹ thường dúi cho mỗi bận Phan trở lại trường ở Hải Phòng. Nhữngđồng bạc dạy thêm của bố.

... Cái lúc lập hồ sơ thi đại học, cả lũ bạn đây đã ngạc nhiên và kính phục khi Phan ghi nguyện vọng Sư Phạm. Kính phục ông con cũng bằng kính ông bố dạy văn cả lũ suốt ba năm cấp ba. Học xong, Phan về Thủy Nguyên Hải Phòng, trí vẫn ao ước một ngày được như thầy Hải Lý, dạy Ðiện dạy Quang mà như bố bình thơ làm cả lũ mê di, quên cả những cơn gió bấc hút vo vo qua những ô cửa kính vỡ, quên những oi ả đầu hè. Ao ước vẫn còn nguyên đấy. Phan lúng túng nhấp môi vào ly, lúng túng vìđề tài câu chuyện bỗng dưng xoáy cả vào mình.
'Mánh mung chỉ trỏ không hợp với thằng Phan. Thằng Phan chỉ chuyên môn thuần túy được thôi. Giờ bọn tao tính thế này: Mày sau tết xuống trường thửa ngay mấy bộ giáo trình Anh văn. Cầm cái cassette của tao theo, nghiền tiếng Anh cho dẻo lưỡi, phải nói hay như chó sủa ấy. Học máy tính song song với tiếng Anh. Xong vềđây, vào một công ty, bất kỳ.
Khi nào có liên doanh nào đó ngon ngon thì nhảy sang. Mày học như ngày xưa ấy. Mặt mày dẫu có khó tính đòi xem tướng trước khi tuyển người như bọn Nhật rồi cũng trúng.' Những tiếng nói lại cồn lên. 'Mà không thì về với sếp tao! Sếp nhận thằng bạn em nhé. Bọn em khôngđứa nào thông minh bằng nó lương thiện bằng nó. Nó cứ gọi là hiền như lá.'
Phan nhìn cái mâm lổng chổng bát đĩa rếch, cười, gật gù cùng các bạn, biết có một đôi mắt nghiêm trang nhìn mình, xót xa nhìn mình. Có một thời không xa,đôi mắt ấy nhìn Phan ăm ắp ngưỡng mộ làm Phan vừa ngại ngần ngượng ngập vừa hãnh diện. Rượu lại rót, lại rót. Vậy là cả bọn đã ngồi ăn uống hò hét ba tiếng đồng hồ rồi. Trời vẫn mưa. Âm u. Sắp hết mồng hai. Mai là mồng ba chúng nó đi làm. Mồng năm Phanđã phải có mặt ở trường tiết cuối.
Một tuần mười tám tiết giảng. Hết chủ nhiệm lớp lại đến công tác Ðoàn. Và chấm bài. Mà vẫn không biết làm gì cho qua những giờ rỗi rãi hiếm hoi. Lại xách xe về Hải Phòng. Từ Thủy Nguyên về Hải Phòng có bao xa. Qua bến Bính đã thấy mình như người khác. Ngồiđây lại càng khác.
Cô bé học trò mười chín tuổi mang bánh chưng biếu thầy chắc đang mong Phan. Những cô bé học trò vẫn thường nhìn thầy nửa kính trọng nửa trêu chọc. Những cậu bé học trò xa cách hơn mà cũng dễ thân hơn. Ðằng sau những vầng trán con gái con traiđang tuổi lớn ấy có những khát khao gì? Phan chưa bao giờ dám hỏi. Nhưng biết. Rất rõ.
Những đứa học học vào chậm ra nhanh thì chỉ mong chóng tốt nghiệp, trong khi nhà còn cho đi học, rồi kiếm việc làm không phải chân lấm tay bùn. Những đứa học đường được thì đều mong mỏi ra đi, ra khỏi trường Núi Ðèo, vào Sài Gòn, lên Hà Nội, học đại học, rồi ở luôn đó. Như một giải thoát cho mình và cho giađình.
Phan cũng hay đi. Những lần nghỉ ngắn không thể về nhà, Phan thường ra Ðồ Sơn. Ðồ Sơn mùa lạnh nước đục và hoang vắng. Và Phan, trước biển, bồn chồn không hiểu sao mình bò rađây, một mình nắm lấy tay mình. Như thằng lẩn thẩn.
Học trò Phan học để tìm đường thoát. Bạn bè cũng đang tính cho Phan một đường thoát. Thoát những ao ước một thời, một đời, của chính mình. Của bố nữa. Học tiếng Anh. Ðược thôi. Phan cũng đã tính thế rồi. Và đủ thì giờ cũng như kiên nhẫn. Học máy tính thì vào Hải Phòng. Ðầy các trung tâm vờn quyến học viên. Rồi sauđó:đích sẽ là Hà Nội.
Rồi chỉ thế thôi sao? Phan tự hỏi khi loay hoay giữ cái xe đạp nhường đường cho các bạn phóng ra trước. Những cái xe màu nho màu thép Phan không biết 'đời' nào 'đời' nào lao qua, phất ngang ngõ một làn khói mỏng. Tiếng xe nổ êm chen trong những lời hò hẹn chúc tụng. Phan cảmđộng. 'Chúng nó không bàn rơi (*) với mình.'
Trời lại lây phây mưa phùn khi Phan gò lưng trên cái xe cuốc về nhà. 'Chúng nó không bàn rơi. Hay mình nghe theo các bạn... mẹ sẽ yên lòng...' Bất giác Phan nhớ tiếng thở dài của bố đêm qua khi nhìn thằng con đồng nghiệp về, mang vào căn nhà ấm hương hoa tết nhất cái cảm giác vừa nồng vừa lạnh về một chuyến tàu vắng khách chiều năm sớm.

11. 1998

Chú thích:
*: Soái, bưởng: Từ lóng chỉ những ông chủ lớn người Việt ở Nga, Ba Lan.
**: Xù: Từ người Việt ở Tiệp dùng tự chỉ mình
***: Bàn rơi: nóiđưađẩy, không thật lòng
doan chi thuy
Trưa, về đến nhà đã thấy mẹ bày kiệu ra phơi... nôn nao... ừ nhỉ, Tết đến rồi!!! :o

Những ngày giáp Tết ở Saigon đã bắt đầu có không khí với những căn nhà được quét vôi mới...Chiều, vào Metro Bình Phú thấy hàng hoá chất đầy, dân chúng tranh nhau mua đủ loại chuẩn bị Tết, quà biếu họ hàng, quà cho lũ nhỏ, quà cho người lớn, đồ dùng, thức ăn trong mấy ngày Tết... trong mấy xe hàng chờ ở quầy tính tiền nhiều nhất vẫn là nước ngọt, bia...(thủ sẵn không Tết lại lên giá ??? - dân VN vốn lo xa)
Tớ cũng chen chân mua hàng...dừng lại ở gian hàng bánh chưng, chợt nhớ lại ngày xưa – cũng không xưa lắm, hình như nhà mình có nấu bánh tét :-[ – như truyện cổ tích!!! :laugh.gif

Ngày xưa,
29 Tết, , sáu chị em tranh nhau lau, phơi lá chuối gói bánh tét...mồ hôi nhễ nhại...
Chiều 29, mẹ gói bánh lớn, bầy con gói bánh nhỏ- nhỏ như ngón tay nhưng cũng có đầy đủ nhưn đậu mỡ...
Tối 29, tớ giành cùng bố canh nồi bánh, bên ánh lửa bập bùng, củi nổ lép bép, nghe bố kể chuyện Tây Tàu , nhà nhà trong xóm tưng bừng nấu bánh, xa xa vẳng lại tiếng pháo lẹt xẹt... Hai chị cũng thức phụ mẹ đơm nút áo cho kịp Mùng Một lũ cháu mặc vào mừng tuổi ông Nội để được Lì xì... đó là những đêm đáng nhớ nhất trong năm - được thức khuya mà không bị bố la :P
30 Tết, dọn nhà lần cuối...đánh bóng bộ lư đồng, quét dầu cho bàn thờ, thay tro mới...
Chiều 30, cúng ông bà trong tiếng pháo đì đùng...
Giao thừa, sợ nhất là pháo... pháo nổ đinh tai nhức óc...quên buộc con mèo lại, sáng ra nó đã chạy đâu mất tiêu...buồn mấy ngày Tết... :'(

Bây giờ chẳng ai gói bánh, chẳng ai may áo mới (ra chợ mua thiếu gì) cũng chẳng nghe pháo nổ, cũng chẳng còn Ông Nội để lì xì... :(
:-
FR
Tết

Phạm Đức

Tết lững thững đi vào trong lối xóm
Nụ hoa đào chúm chí cặp môi thơm
Sương rắc cườm trên những nóc cây rơm
Mưa phơ phất vừa rơi vừa ngãm ngợi
Cỏ mềm dịu như lòng ai vẫn đợi
Khẽ lặng thầm nở một chút hương riêng
Cây nêu xanh cao vút dáng linh thiêng
Như ngọn bút viết lên trời xanh thẳm

Áo trẻ mới cho lòng già tươi thắm
Sân đình làng phơi phới sắc cờ bay
Cánh đu cao cho bao trẻ ngất ngây
Mắt gặp mắt là hồn cùng b ay bổng
Tiếng trống giục rung rinh chòm râu trắng
Những quân cờ áo rực rỡ uy nghiêm...

Tết vô hình đi một lối đi riêng
Phút chốc đã tràn đầy xóm ngõ
Anh chìm ngợp trong sắc hương xưa cũ
Rất lặng thầm – như Tết - đến bên em

Xuân 1975
FR
Khói bếp, chiều ba mươi

Nguyễn Trọng Hoàn

Con đi xa vẫn nhớ nao lòng
Khói bếp nồng thơm mái rạ
Chiều ba mươi quây quần bên bếp lửa
Nồi bánh chưng nghi ngút trước giao thừa

Ba mươi này mẹ gói bánh chưng chưa
Mâm cỗ tất niên hương toả ấm
Ba mươi này mẹ ra vào trông ngóng
Khói bếp xanh quấn quyện trước hiên nhà

Ba mươi này, mẹ biết đứa con xa
Lòng canh cánh nhớ quê biết mấy
Khói bếp của chiều xưa thức dậy
Thuở ấu thơ vĩnh viễn đã qua rồi!

Khói bếp chiều phơ phất ba mươi
Cứ ám ảnh và thiêng liêng gợi nhớ
Vòng tay mẹ... và chúng con bé nhỏ
Mà tháng năm vời vợi không nguôi...

Quê hương và dáng mẹ
Khói bếp, chiều ba mươi...

Kim Thi, 22/1/1993
FR
user posted image


Tranh tết ''Hứng dừa''

Ngô Văn Phú

Vui bước du xuân đến gốc dừa,
Cây nghiêng nghiêng lá, quả đang vừa.
Trai trèo thoăn thoắt đu ngang ngọn,
Gái thoắt lưng bay, tóc gió đùa.
Xoè váy hồn nhiên hứng quả vào,
ỡm ờ, ai đã vội tung đâu,
Trai trao, gái đón, trời ơi mắt,
Trai cấm hình sau giải yếm đào.

Đôi lứa hồn nhiên không phải giấu.
Yêu nhau cây cối cũng la đà.
Đá cũng ngây nhìn, mây cũng thắm.
Sóng cỏ rờn xanh tận bãi xa.

Thời gian lưu mãi trong tranh Tết
Người xưa còn thế huống gì ta.
1989
Phó Thường Nhân
Tết ở ngoài Bắc thường chơi tam cúc, thấy nói ở trong Nam hay chơi "Bầu Cua Cá Cọp", có bác nào biết trò chơi này ra sao không nhỉ :-[
Hoarkis
Trò bầu cua cá cọp giống như là đổ xúc sắc ấy . nhưng có 3 cục , Nếu các mặt của xúc sắc là số nút , còn các mặt cục bầu cua là hình con thú ( ví dụ như cá , cua , tôm .....) . Trên sàn là 1 mảng giấy chia ra hình các con thú ...........anh có thể đặt tiền thoải mái trên mỗi ô ( mỗi ô là hình một con thú ) ...Sau đó người ta bỏ 3 cục bầu cua vào một hộp rồi lắc lắc lắc sau đó mở nắp .....trúng con nào thì ăn con đấy theo tỉ lệ ...
Mitdac
Hehe...Tết là mùa của bài bạc "hợp pháp"...hehe nhớ Tết năm nào, em chỉ có 2 nghìn tiền lì xì của bố cho làm vốn.Ra ngoài đường chơi bầu cua một lúc được 50 nghìn..rồi chạy làng hehe.Về nhà, móc tiền ra chơi baì cào với các chú...Từ nửa đêm đến 8h sáng hôm sau thì đủ tiền luyện thi ĐH cho 1 môn, khoảng 500 ;D.Chú của em bảo "Không có nghề gì mau giàu bằng nghề đánh bạc"
Sao năm ấy đỏ thế không biết, chẳng bù năm nay..... :(
"Tiền ơi ! Sao em nỡ bỏ anh đi, sao em nỡ bỏ anh đi mãi........"
Milou
Quote cái là biết nó ở đâu ra liền, lấy link từ VN EXP. Có người còn kêu = Ram, để đi xem Ram nó chính thức là cừu gì.
ram
Date: before 12th century
1 a : a male sheep
Milou
Mua được bánh pháo nhỏ tí teo, để xem có được đốt ở nhà không.
FR
Nói chuyện pháo...

Ngày xưa mỗi khi sắp giao thừa là bố mẹ em mang pháo ra hơ trên bếp điện (sợ bị ẩm, giao thừa mà nó ngủm giữa chừng thì năm tới xui). Mà hồi đó bếp điện là thế này: khung bếp bằng đất nung, dùng dây may-so của Liên xô quấn vòng quanh mấy cái rãnh hình trôn ốc (giật như điên <ooo- ). Hi hi, giao thừa chưa tới, nhà mình đã pháo nổ rộn rã ;D làm các nhà lân cận tưởng đồng hồ sai, nháo nhác hết cả lên. Nhà nào "cà cuống" (phải giải thích cho K. không vậy ta :laugh.gif ) là cũng lập cập mang pháo ra đốt theo. Vui thật!!!

Giờ Tết không có pháo chắc là chán ngắt. Đám cưới cũng không có pháo, thấy người ta mang cái đài ra cho nghe băng ghi âm tiếng pháo, rầu cả ruột :bok-
Milou
Cảm Tết

Trần Tế Xương

Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu.
Bánh chưng sắp gói e nồm chảy
Giò lụa toan làm sợ nắng thiu.
Thôi thế thì thôi đành tết khác,
Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo.


Năm Mới

Trần Tế Xương

Khéo bảo nhau rằng: mới với me
Bảo nhau rằng cũ chẳng ai nghe
Khăn là bác nọ to tày rế
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè.
Công đức tu hành sư có lộng
Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe
Phong lưu rất mực ba ngày tết
Kiết cú như ta cũng rượu chè.


Chúc Tết

Trần Tế Xương

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.


Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.


Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước; đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.


Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.


Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết ở trong đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.
Phó Thường Nhân
Tam cúc cách chơi cũng giống như đánh tú lơ khơ vậy. Có điều nó ít quân hơn. Mỗi lá bài của nó rộng bằng 2 đốt ngón tay, dài khoảng 10cm. Số lượng quân bài y hệt như bàn cờ tướng TQ, chia ra bên đỏ, bên đen, gồm có : Tướng(1 quân)), Sĩ (2 q), Tượng (2 q), xe(2 q),pháo (2 q), Mã (2 q) Tốt(10 q). Tổng cộng có 22 quân bài. Khi một người hô bài, ví dụ 1 quân, hay 2 quân(một đôi kiểu sĩ-sĩ, Tượng-Tượng, xe-xe) hay 3 quân(Tướng-Sĩ-Tượng, hay Xe-Pháo-Mã), thì các người khác cũng phải ra bài đúng như thế. Người thắng là người có quân bài cao hơn, kiểu Sĩ ăn Tượng, Tượng ăn Pháo, Pháo ăn Mã. Người nào thắng sẽ là người hô bài tiếp. Đặc biệt người nào có được 4 con tốt đồng mầu (đỏ huặc đen) mà giữ được cho đến cuối ván để "trình làng", sẽ là người thắng đậm nhất.
Tôi chỉ nhớ loáng thoáng được như thế. Vì lâu không chơi bài, mà chơi cũng toàn thua, vì tính thích ăn non lại nhát.
doan chi thuy
QUOTE
Tam cúc cách chơi cũng giống như đánh tú lơ khơ vậy. Có điều nó ít quân hơn. Mỗi lá bài của nó rộng bằng 2 đốt ngón tay, dài khoảng 10cm. Số lượng quân bài y hệt như bàn cờ tướng TQ, chia ra bên đỏ, bên đen, gồm có : Tướng(1 quân)), Sĩ (2 q), Tượng (2 q), xe(2 q),pháo (2 q), Mã (2 q) Tốt(10 q). Tổng cộng có 22 quân bài. Khi một người hô bài, ví dụ 1 quân, hay 2 quân(một đôi kiểu sĩ-sĩ, Tượng-Tượng, xe-xe) hay 3 quân(Tướng-Sĩ-Tượng, hay Xe-Pháo-Mã), thì các người khác cũng phải ra bài đúng như thế.


22 đỏ +22 đen =44 đỏ đen :laugh.gif Vậy là bộ bài có 44 lá phải không bác PTD :-[

"Tam cúc" có phải là giống "Tứ sắc" :-[ Tớ thấy người ta đánh tứ sắc nhiều con lắm mà :-[ (bộ bài Tứ sắc cũng phải trên 100 lá - chính xác là 112)

Nói về bài bạc thì tớ cũng khá...rành ;D (bố tớ chủ trương là giúp con cháu làm bác thằng bần), bài gì tớ cũng biết chơi nhưng mà chơi theo luật "gia" ???

Do "bất đồng ngôn ngữ" ;D (3 Miền), lúc trước tớ phùng mang cãi với huynh đệ ở box Cờ TTVN...bác LHP (B) em Ớtđỏ (Tr.), tớ (N)... mỗi người giải thích mỗi kiểu... cuối cùng tớ cũng không hiểu tú lơ khơ là chơi như thế nào :'( Đánh tú lơ khơ theo tớ là mỗi người được phát 8 lá bài, sau đó rút chọn con chủ (cơ, rô, chuồn, bích) rồi mới chơi... hình thức chơi như tứ sắc...

QUOTE
Mà không hiểu sao Tết âm này bên Mỹ nó lại gọi là năm con cừu (sheep) chứ không phải con dê.


Chỗ nào ngộ vậy? -ucd- Phải gọi dê là goat chứ :-[

Dê cái ---> she-goat
Dê đực ---> he-goat
Dê con --->kid-goat
Dê cụ :-[ ---> old-goat ;D :huh- :chp-
Milou
Cây Mai ngày Tết.

Lê Việt Điểu

[img]

Cây Mai ngày Tết.

Lê Việt Điểu



Qua khỏi cầu Bình Lợi, trên quốc lộ số 1 hướng về Thủ Đức là những khu vườn sầm uất với các loại cây ăn trái như mãn cầu, bòn bon, lê kei ma, ổi…và đôi khi có nhà vườn trồng đôi ba gốc chôm chôm và dâu da. Nơi đây là những khu vườn tư nhân không phải là nơi thương mại như các vườn cây Lái Thiêu. Các khu vườn nầy đôi khi có những con lạch nhỏ chảy qua và những gốc dừa xiêm cao không quá bức tường thành ngăn cách đường xe lửa xuyên Việt chạy qua khu vực. Những khu vườn nằm trên quốc lộ số một bên kia sông Sài Gòn không xa đô thành là mấy, như mang một vẽ khác hẳn với chốn thị thành.

Những làng quê, nửa chợ nửa quê, là nơi vui thú điền viên của các chủ nhân một thời chen chân trong chốn bụi hồng. Tuy nhiên, phần lớn các gia chủ là những nông dân, tiểu thương gia, hoặc một đôi căn là nhà từ đường của giòng họ. Nằm dọc theo sông Sài Gòn về hướng Bình Triệu, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một còn có những khu vườn nho nhỏ xinh xinh trồng hoa kiểng bán Tết. Trong những khu vườn đó có những khu vườn trồng rặt một loại: Hoa Mai.

Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiêt đới rất thích hợp môi trường cho Hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh lẽo hơn, thích hợp cho Hoa Đào khoe sắc.

Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thắm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến) Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.



Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại:

Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu (Có lẻ ở bên Tàu)

Hà Hoa mai. Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụy.

Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.

Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.

Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm.



Không biết từ lịch sử nào trong dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo sự thông tục bình thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú đến 2 loại. Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ hương thơm.

Khi chọn mua một cành mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau đây.

- Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc "lão mai" gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…

Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp. Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lựa một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú. Ngoài ra các người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Aâm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông…v.v. Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).

Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.

Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, những cành mai nầy cắt từ những cây mai trong vườn, bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm, có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí tết; các chủ nhân các gốc lão mai thường bỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai nầy giá đáng bạc vạn.

Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Aâm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.

Ngoài các loại mai vàng kể trên, tại Lục Tỉnh còn một loại mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai- Cây Nam Mai chánh thực là cây gì? Đó là cây Mù U. "Nhánh mù u con bướm vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng" Mù u bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn. Thân mu u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu thắp đèn, nhiều khói ít sáng. Cây mù u có tên Nam Mai trong sự tích Gia Long tẩu quốc.

Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nếu còn yêu quê hương, còn trông về nguồn gốc, đều cảm thấy một nỗi sầu man mát dâng tràn. Dù cho đang sống tại quê nhà hay đang lưu lạc khắp năm châu bốn biển. Nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bành dày bánh chưn, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành. Tại Hoa Kỳ không tìm được giống Mai Vàng nên tạm dùng cành đào hồng (plum) bông nhỏ mỏng manh thay thế cây Mai Vàng ngày đó để chưng nơi bàn thờ và treo đôi bà cánh thiệp xuân để nhớ những ngày Xuân yêu thương trên đất mẹ.



Lê Việt Điểu

user posted image

Qua khỏi cầu Bình Lợi, trên quốc lộ số 1 hướng về Thủ Đức là những khu vườn sầm uất với các loại cây ăn trái như mãn cầu, bòn bon, lê kei ma, ổi…và đôi khi có nhà vườn trồng đôi ba gốc chôm chôm và dâu da. Nơi đây là những khu vườn tư nhân không phải là nơi thương mại như các vườn cây Lái Thiêu. Các khu vườn nầy đôi khi có những con lạch nhỏ chảy qua và những gốc dừa xiêm cao không quá bức tường thành ngăn cách đường xe lửa xuyên Việt chạy qua khu vực. Những khu vườn nằm trên quốc lộ số một bên kia sông Sài Gòn không xa đô thành là mấy, như mang một vẽ khác hẳn với chốn thị thành.

Những làng quê, nửa chợ nửa quê, là nơi vui thú điền viên của các chủ nhân một thời chen chân trong chốn bụi hồng. Tuy nhiên, phần lớn các gia chủ là những nông dân, tiểu thương gia, hoặc một đôi căn là nhà từ đường của giòng họ. Nằm dọc theo sông Sài Gòn về hướng Bình Triệu, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một còn có những khu vườn nho nhỏ xinh xinh trồng hoa kiểng bán Tết. Trong những khu vườn đó có những khu vườn trồng rặt một loại: Hoa Mai.

Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiêt đới rất thích hợp môi trường cho Hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh lẽo hơn, thích hợp cho Hoa Đào khoe sắc.

Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thắm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến) Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.



Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại:

Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu (Có lẻ ở bên Tàu)

Hà Hoa mai. Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụy.

Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.

Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.

Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm.



Không biết từ lịch sử nào trong dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo sự thông tục bình thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú đến 2 loại. Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ hương thơm.

Khi chọn mua một cành mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau đây.

- Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc "lão mai" gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…

Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp. Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lựa một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú. Ngoài ra các người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Aâm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông…v.v. Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).

Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.

Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, những cành mai nầy cắt từ những cây mai trong vườn, bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm, có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí tết; các chủ nhân các gốc lão mai thường bỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai nầy giá đáng bạc vạn.

Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Aâm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.

Ngoài các loại mai vàng kể trên, tại Lục Tỉnh còn một loại mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai- Cây Nam Mai chánh thực là cây gì? Đó là cây Mù U. "Nhánh mù u con bướm vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng" Mù u bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn. Thân mu u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu thắp đèn, nhiều khói ít sáng. Cây mù u có tên Nam Mai trong sự tích Gia Long tẩu quốc.

Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nếu còn yêu quê hương, còn trông về nguồn gốc, đều cảm thấy một nỗi sầu man mát dâng tràn. Dù cho đang sống tại quê nhà hay đang lưu lạc khắp năm châu bốn biển. Nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bành dày bánh chưn, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành. Tại Hoa Kỳ không tìm được giống Mai Vàng nên tạm dùng cành đào hồng (plum) bông nhỏ mỏng manh thay thế cây Mai Vàng ngày đó để chưng nơi bàn thờ và treo đôi bà cánh thiệp xuân để nhớ những ngày Xuân yêu thương trên đất mẹ.

Lê Việt Điểu
user posted image user posted image user posted image
FR
Nhìn mấy cái ảnh bác Milou post lên mà nhớ Hà nội quá :(
K. ơi, hoa đào đó, đẹp không? Tết HN đó K. ạ :( :( :(


Xuân Tha Hương - Nguyễn Bính


Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Ôi, chị một em, em một chị
Trời làm xa cách mấy con sông
Em đi trăng gió đời sương gió
Chị ở vuông tròn phận lãnh cung
Chén rượu tha hương, trời : đắng lắm
Trăm hờn nghìn giận một mùa đông

Chiều nay ngồi ngắm hoàng hôn xuống
Nhớ chị làm sao, nhớ lạ lùng...
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng

Vườn ai thấp thoáng hoa đào nở
Chị vẫn môi son vẫn má hồng?
Áo rét ai đen mà ngóng đợi
Còn vài hôm nữa hết mùa đông! (lại Hoa đào gió đông nhỉ!)

Cột nhà hàng xóm lên câu đối
Em đọc tương tư giữa giấy hồng
Gạo nếp nơi đây sao trắng quá
Mỗi ngày phiên chợ lại thêm đông

Thiên hạ đua nhau mà sắm Tết
Một mình em vẫn cứ tay không
Vườn nhà Tết đến hoa còn nở
Chị gửi cho em một cánh hồng

Tha hương chẳng gặp người tri kỷ
Một cánh hoa tươi đủ ấm lòng
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng...

Chao ơi, Tết đến em không được
Trông thấy quê hương thật não nùng
Ai bảo mắc duyên vào bút mực
Sòng đời mang lấy số long đong

Người ta đi kiếm giàu sang cả
Mình chỉ mơ hoài chuyện viễn vông
Em biết giàu sang đâu đến lượt
Nợ đời nặng quá gỡ sao xong?

Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Tết này, ô thế mà vui chán
Nhưng một mình em uống rượu nồng

Rượu cay nhớ chị hồi con gái
Thương chị từ khi chị lấy chồng
Cố nhân chẳng biết làm sao ấy
Rặt những tin đồn chuyện bướm ong

Thôi, em chẳng dám đa mang nữa
Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
Nàng bèo bọt quá, em lăn lóc
Chấp nối nhau hoài cũng uổng công!

(Một trăm con gái đời nay ấy
Đừng nói ân tình với thủy chung!)
Người ấy xuân già chê gối lẻ
Nên càng nôn nả chuyện sang sông

Đò ngang bến dọc tha hồ đấy
Quý hoá gì đâu một chữ đồng!
Vâng, em trẻ dại, em đâu dám
Thôi, để người ta được kén chồng

Thiếu nữ hoài xuân mơ cát sĩ
Chịu làm sao được những đêm đông
Khốn nạn, tưởng yêu thì khó chứ
Không yêu thì thực dễ như không!

Chị ơi, Tết đến em mua rượu
Em uống cho say đến não lòng
Uống say cười vỡ ba gian gác
Ném cái chung tình xuống đáy sông

Thiên hạ 'chi nghinh Nam Bắc điểu'
Tình đời 'Diệp tống lãng lai phong'
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một chút lòng

Sương muối gió may rầu rĩ lắm
Còn vài hôm nữa hết mùa đông
Xuân đến cho em thêm một tuổi
Thế nào em cũng phải thành công

Em không khóc nữa, không buồn nữa
Đây một bài thơ hận cuối cùng
Không than chắc hẳn hồn tươi lại
Không khóc tha hồ đôi mắt trong

Chị ơi, Em Cưới Mùa Xuân nhé?
Đốt pháo cho thơm với rượu hồng
Xa nhà xa chị tuy buồn thật
Cũng cố vui ngang gái được chồng

Em sẽ uống say hơn mọi bận
Cho hồn về tận xứ Hà Đông
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng

Với lá thư này là tất cả
Những lời tâm sự một đêm đông
Thôn gà eo óc ngoài xa vắng
Trời đất tàn canh tối mịt mùng

Đêm nay em thức thi cùng nến
Ai biết tình em với núi sông
Mấy sông mấy núi mà xa được
Lòng chị em ta vẫn một lòng

Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Cầu mong cho chị vui như Tết
Tóc chị bền xanh, má chị hồng

Trong mùa nắng mới sầu không đến
Giữa hội hoa tươi ấm lại lòng
Chắc chị đời nào quên nhắc nhở:
- Xa nhà, rượu uống có say không ?
FR
Chùm ảnh về ngày ông Táo

gày 23 tháng Chạp (âm lịch), người dân Thủ đô thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời. Từ gần trưa đến tối 4/1, tất cả những nơi có nước như hồ Hoàn Kiếm, Hồ Thiền Quang, Sông Hồng... hàng chục kilôgam cá đã được thả và lượng nylon được bỏ lại trên bờ cũng không ít. Sau đây là chùm ảnh về việc thả cá của người Hà Nội.


user posted image

user posted image

user posted image

user posted image

user posted image
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.