Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Hot News - Thủ tướng Serbe Zoran Djindjic bị ám sát
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Tienloi
Hai viên đạn trúng vào bụng và vào ngực làm Djindjic tử thương.

Đó là thông báo của Radio B92
Tienloi
Chủ tịch quốc hội, bà Natasa Micic được bổ nhiệm thay thế cho chức Thủ tướng.
Milou
Tin vịt: Osama Bin Laden bị bắt nên thị trường pretrading lên, CIA phản bác tin này nên thị trường lại xuống.
http://story.news.yahoo.com/news?tmpl=stor..._dc_6&printer=1
Pakistani politician Agha Murtaza Pooya, deputy head of the Pakistan Awami Tehreek, said he had told the Pashto language service of Iranian Radio that bin Laden was in custody but he did not know where he was being held.


"I just said he's in custody. I didn't say where he was captured or what," he told Reuters. "I said he's in custody. And in custody of those that are chasing him."


Pooya said he heard of bin Laden's arrest from credible sources "who I have reasons to believe have never given me wrong information."
Phó Thường Nhân
Custody tiếng Việt là gì hả các bác.
Milou
in custody: la` bi. co`ng tay va`o tu` ro^`i
Phó Thường Nhân
À, hôm nay đọc báo mới biết vì sao bác Tiến lợi quan tâm tới ông thủ tướng Serbie này thế. (đoán vậy :P). Ông này sinh năm 1952, có bằng Triết học. Do Anti-Communist mà dưới thời Tito bị trục xuất khỏi Nam tư, và sang sống ở Cộng hoà liên bang Đức. Khi Liên bang Nam tư tan rã,do các nước cộng hoà thành viên như Slovennie, rồi Croatie tách ra giành độc lập, ông về nước thành lập đảng Dân Chủ, rồi tranh cử thắng lợi, trở thành thị trưởng Beograd (Thủ đô của Serbie). Sau vụ NATO ném bom Serbie, Ông trở thành thủ tướng. Còn Slobodan Milosevic, tổng thống cũ thì bị giao cho toà án quốc tế ở La Haye. Hiện đang có vụ xét sử ông Milosevic ở đây. Thấy báo chí nói là, huặc ông bị Mafia giết, huặc là do những người thân cận với cố tổng thống Milosevic ám sát.
Mr. Smith
Milosevic là Tổng thống Nam Tư chứ bác.
Phó Thường Nhân
Cám ơn VNHL, tôi nhầm. Slobodan Milosevic là tổng thống chứ không phải là thủ tướng.
Tienloi
Bác PTN,

Milosevic còn sống mà, chưa là cố tổng thống.

Hiện nay người đang bị truy nã là Milorad Lucovic, tư lệnh lực lượng đặc biệt.

Ừ mà sao mà nhiều nguời Việt cứ cho rằng: Mỹ xâm lược Serbia. Và nhiều người cũng không biết từ nguyên nhân nào mà NATO ném bom Belgrad. Chẳng biết nói sao !
tdna
Không xâm lược thì làm cái đếc gì nữa hả bác .Lâu nay trên TTVN nghe bác nói trên trời dưới đất thấy tưởng ngon .Ai dè cũng phường nửa mùa nốt . Chán thật
Phó Thường Nhân
Tôi thì quan tâm tới con đường phát triển tư duy của ông này. Nó thú vị ra phết. Điều này chứng tỏ trong tư duy con người không có sự "cha truyền con nối" mà phụ thuộc nhiều vào sự cảm nhận, và nhận thức, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân. Vì khởi điểm, không có gì chứng tỏ Zoran Djindjic sẽ có những tư tưởng như ông ta có cả.
Zoran Djindjic là con của một Đại tá trong quân đội Nam tư, kiểu như con cái các vị ở trong "Quân khu Nam Đồng" vậy. Lúc đi học đại học, tư tưởng của ông này là Cực tả, vô chính phủ (một xu hướng khác đi từ chủ nghĩa Mác). Ông ta tham dự vào chính trị rất sớm, vào năm 1974, với ý định thành lập một công đoàn độc lập ở Đại học Beograde. Đây là xu hướng chung của các nhóm Cực tả, Vô chính phủ, vì từ chủ nghĩa Mác họ xuy ra là phải xoá bỏ nhà nước, do nhà nước là công cụ đàn áp giai cấp. Xu hướng của họ là xã hội tự quản, thông qua các hiệp hội, các công đoàn. Họ được gọi là Vô chính phủ(Anarchisme) vì lý do đó. Do việc này mà Zoran Djindjic bị tù mấy tháng, và sau đó bị trục xuất khỏi Nam Tư. Ông tiếp tục học ở Cộng hoà Liên bang Đức, và vẫn tiếp tục đi theo tư tưởng vô chính phủ, theo xu hướng của Habermas, một nhà triết học Đức đương đại, là lý thuyết gia của phe cực tả Tây Âu. Ông tốt nghiệp bằng Triết học ở đây.
Trong nhưng năm 80, Zoran Djindjic trở về nước dậy học, thời kỳ này ông đã trở thành đồ đệ của học thuyết liberal (Kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh,Nhà nước không tham dự vào kinh tế). Nhưng khi Nam Tư tan rã, do các nước cộng hoà tham dự liên bang, tách ra đòi độc lập (như tôi viết ở trên), thì Zoran Djindjic lại trở quay về với chủ nghĩa dân tộc, đứng ra bảo vệ cho thiểu số người Serbie ở Bosnie. Ông lập ra đảng Dân Chủ, và được bầu làm thị trưởng của Beograde từ năm 1997.
Như vậy là Zoran Djindjic đã đi qua gần như tất cả các trào lưu tư tưởng từ cực tả tới cực hữu, bình thường đối lập nhau kịch liệt. Kể cũng lạ.
yuyu
Tôi nghĩ ông này là một dạng cơ hội chủ nghĩa, hay thực dụng chủ nghĩa thì đúng hơn. Thế giới chính trị không sạch sẽ cho lắm nên lên voi xuống chó là thường. Những nước mới giành dân chủ như Nam Tư, Cambogde , hoạt động chính trị thật nguy hiểm. Mà chả cứ, chính trị như con rắn độc, ở đâu cũng thế....
koibeto81
Bài của Nhan Dân điện tử.
------------
Đằng sau vụ ám sát Thủ tướng Serbia Zoran Djindjic


12h30 giờ địa phương ngày 12-3, Thủ tướng Cộng hòa Serbia Zoran Djindjic đã bất ngờ bị những kẻ lạ mặt bắn hai phát đạn vào ngực và bụng ngay trước tòa nhà Chính phủ ở trung tâm thủ đô Belgrade, và do vết thương quá nặng, một giờ sau đó, ông đã qua đời tại trung tâm y tế thành phố.

Ngay sau vụ việc trên, Chính phủ Serbia đã họp phiên khẩn cấp, quyết định đặt đất nước trong tình trạng khẩn cấp, và lập Ủy ban điều tra đặc biệt tìm kẻ chủ mưu trên cơ sở đã bắt gọn hai tay bắn lén ngay tại hiện trường.

Cái chết của ông Djindjic xảy ra trong bối cảnh Serbia và Nhà nước Serbia và Montenegro nói chung, đang có những diễn biến chính trị rất phức tạp, các lực lượng chính trị bị chia rẽ, đời sống của người lao động ngày một bần cùng, kéo theo những mâu thuẫn trong xã hội không ngừng gia tăng, và có lẽ vì thế, nhiều người không cảm thấy quá bất ngờ trước sự kiện trên. Trước đó, ông Djindjic đã hơn một lần là mục tiêu của các vụ mưu sát mà tác giả của nó không chỉ là các băng đảng xã hội đen, trong đó vụ mới nhất vừa xảy ra hôm 21-2 vừa rồi khi một chiếc xe tải đã lao vào đoàn xe chở ông ngay ở ngoại ô Belgrade.

Trong số hàng loạt nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Djindjic mà lực lượng an ninh địa phương đang tập trung điều tra, không thể không nói đến những mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị và nỗi bất bình trong xã hội. Ngoài chức Thủ tướng, ông Djindjic còn là Chủ tịch Đảng Dân chủ (DS), là một trong những lực lượng nòng cốt của Khối Đối lập dân chủ (DOS) cầm quyền ở Nam Tư kể từ 10-2000. Tuy nhiên, trong nhiều tháng qua, DS đã mâu thuẫn gay gắt với đảng Dân chủ Serbia (DSS) của nguyên Tổng thống Nam Tư Vojislav Kostunica, vừa hết quyền lực do Nam Tư chấm dứt tồn tại, thay vào đó là sự ra đời của Nhà nước Serbia và Montenegro. Đỉnh cao của mâu thuẫn này, như nhận xét của báo chí địa phương, là việc DS đã tìm mọi cách để kìm chân, không cho ông Kostunica trở thành Tổng thống Serbia sau ba lần bầu cử liên tiếp vào các tháng 9, 10 và 12 năm ngoái, khiến cho Serbia hiện vẫn trống vắng nguyên thủ quốc gia. Nhiều nghị sĩ DSS đã bị DS gạt ra khỏi Quốc hội, khiến đảng này từ vị trí "liên danh cầm quyền" bị tụt xuống "chiếu dưới". Không những thế, DS còn mâu thuẫn với một số đảng nhỏ khác có chân trong DOS.

Cùng với một số chính khách khác, ông Djindjic được coi là tác giả của "Ngôi nhà dân chủ", được đưa vào Serbia và Nam Tư nói chung, từ 10-2000 sau khi DOS thắng cử và cũng xuất phát từ tư tưởng "Dân chủ, hướng Tây", gần một năm sau (6-2001), ông đã quyết định bắt giữ và giao nộp cựu Tổng thống Nam Tư và Serbia Slobodan Milosevic cho Tòa hình sự quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh ở Nam Tư cũ (ICTY), có trụ sở tại The Hague, Hà Lan. Những hình ảnh ông Milosevic bị dẫn giải, bị đau ốm, nhưng vẫn phải hầu tòa ở The Hague, được truyền hình đều đặn ở Serbia, đã làm tổn thương niềm tự hào dân tộc của một bộ phận rất đáng kể người dân nước này, nhất là những người cao tuổi, có cảm tình với ông Milosevic và đảng XHCN Serbia (SPS) của ông, mà tiền thân là Liên đoàn những người Cộng sản Nam Tư. Ngoài ra, hai năm qua, lời hứa cải thiện nền kinh tế đất nước của chính phủ Serbia trên cơ sở trông chờ vào viện trợ, mang tính "trả nợ" của Mỹ và phương Tây cho việc bắt giữ ông Milosevic, đã không thành hiện thực, do những két sắt ở bên ngoài vẫn đóng im ỉm, đã gây thất vọng và bất bình lớn trong xã hội, và đó là lý do vì sao gần đây đã có rất nhiều tiếng nói công khai phản đối chính sách "làm giảm vị thế đất nước, kiệt quệ nền kinh tế quốc gia" của chính phủ, và đòi "ai đó" phải ra đi.

Do thay đổi thể chế, những năm gần đây, ở Đông Âu, đặc biệt là khu vực Ban-căng, trong đó có Serbia, xuất hiện ngày càng nhiều các băng nhóm tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, khiến an ninh, trật tự ở đây luôn bất ổn. Sinh thời, trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, ông Djindjic đã bỏ nhiều công sức hướng Serbia vào quá trình hội nhập châu Âu, tiến tới gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO, và để có đủ các điều kiện kết nạp vào những tổ chức này, ông đã công khai tuyên chiến với nạn tham nhũng và các loại tội phạm. Ông cũng là người kiên quyết phản đối chủ trương đòi độc lập của ban lãnh đạo người gốc Anbani tại tỉnh Kosovo thuộc miền Nam Serbia. Trên quan điểm "Đất Serbia của người Serbia", gần đây ông đòi đưa quân đội trở lại tỉnh Kosovo, và đòi LHQ phải tạo thuận lợi tối đa cho những người tị nạn Serbia được trở lại Kosovo.

Ông Djindjic sinh năm 1952 tại vùng Bosanski Samac, đã bảo vệ luận án Tiến sĩ Triết học tại Đức khi tròn 27 tuổi. Năm 1990, ông trở thành nghị sĩ Quốc hội Serbia, và bốn năm sau làm chủ tịch đảng Dân chủ, sau đó làm Thị trưởng Belgrade rồi Thủ tướng Serbia, được coi là "kiến trúc sư" của công cuộc cải cách dân chủ ở Serbia, là vị Thủ tướng thân phương Tây của Serbia, và công lao này đã được nhắc đến nhiều lần trong điện chia buồn của Tổng thống Mỹ G. Bush và nhiều chính khách khác ở châu Âu gửi Chính phủ Serbia cùng vợ và ba con của người quá cố.

PH M PHÚ PHÚC
(P/v TTXVN tại Belgrade)
Tienloi
Bác Phó,

Lucovic là từng là lính Pháp đấy (Legionare), là lính bắn tỉa và cộng viên đắc lực của Melosevic.

Djindjic có học ở Frankfurt am Main và Marburg University.

Tiến trình dân chủ cho Serbia có lẽ sẽ tiến mạnh hơn sau vụ ám sát này. Nếu Belgrad yêu cầu Interpol giúp đở thì tớ nghĩ là sẽ được.

Bác tdna

bác kể cho tớ nghe Mỹ xâm lược Jugoslavia đi? :-[

Bác yuyu

thực dụng chủ nghĩa là gì?
tanng
Theo tôi lão này là một lão cực vớ vẩn, chết đi là may cho Serbia. Cái trò thấy thua bầu cử bèn vận động người ủng hộ mình không đi bầu mà lão từng làm là một cái trò quá tệ hại.

Nhưng nói thế này lại dễ bị kết tội là ủng hộ khủng bố.
tdna
Bác Lợi biết nhiều quá đâm ra quên cái cơ bản (sự thường ) .Cứ đem quân đội sang biên giới nước khác trước thì gọi là xâm lược bác ạ .
Tớ không nhầm thì cũng theo như quan niệm của bác ,Mỹ qua VN ngày trước không là xâm lược mà chỉ giúp nhân dân ta tránh hoạ CS ? Như sách lịch sử cho con trẻ bên Mỹ thường nói ?
(tớ không thích chính trị lắm ,cũng không hay bình luận ,chỉ đọc báo để biết tin tức thôi .)
Đọc bài của bác Lợi ,thấy bác từ nhỏ chắc đã sung sướng ,chả ra đồng cắt bông lúa bao giờ ,chăn trâu chăn bò tất nhiên cũng không ,cứ quen nhìn theo con mắt của mấy chú chính trị nửa mùa ,biết bình luận ,biết lịch sử nhiều nhưng lại không cần biết những cái cơ bản nhất .
Bác làm cái gì không biết ,đúng sai không ai hay ,một thằng khác nó sang vườn nhà bác phá tan hoang hết ,thế nó giúp gà bươi vườn nhà bác chắc .Bác làm gì không biết ,thằng khác qua chim vợ bác ,bác bảo hắn giúp vợ bác chắc .Nói bác đừng giận ,nhiều khi cũng nên lấy ví dụ vậy
Tienloi
Thế theo bác là hổng có được vận động khi Milosevic không cấp giấp phép tranh cử?
antibush
ong noi nay chet la dang hic dem ban ca t ai dan toc cua minh de doi do la hic nge noi ong ta bat milosevic duoc mi cho mot 1,2 usd day hi cha bu cho libi co hai cong dan thoi chiu cam van mui nam
Tienloi
thiệt tình !!!!

Tớ cũng dần dần thấy nản gùi!
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.