Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: SARS
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5
Mr. Smith
http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2003...03/03/3B9C5DA9/

Thương gia người Mỹ gốc Hoa, được chuyển từ Hà Nội tới Bệnh viện Prince of Wales (Hong Kong) khi bệnh tình quá nặng, đã tử vong sáng nay. WHO thông báo cho các cơ quan y tế trên phạm vi toàn cầu về một bệnh nhiễm trùng có tính lây nhiễm cao, đang xuất hiện ở Hà Nội và Hong Kong.

Hiện 26 nhân viên y tế của Prince of Wales cũng đã mắc bệnh, với các biểu hiện cảm cúm, 10 người trong số này có dấu hiệu ban đầu của viêm phổi.

Người phát ngôn của Hong Kong cho hay, tất cả các nhân viên nói trên đã được cách ly hoàn toàn. Bệnh nhân và nhân viên khác tại bệnh viện này cũng được yêu cầu mang khẩu trang. Việc xét nghiệm để tìm ra chủng virus gây cúm đang được tiến hành, tuy nhiên, Bộ Y tế Hong Kong khẳng định đây không phải là H5N1, virus cúm gà đã làm chết một người đàn ông hồi tháng 2. Bộ trưởng Y tế Yeoh Eng-kiong nói: "Khả năng lây nhiễm bệnh rất cao. Đầu tiên là biểu hiện ở đường hô hấp, sau đó là tới biểu hiện ở phổi. Đây có thể là một loại virus bị đột biến nhưng cũng có thể là một loại mà chúng ta đã biết".

Thương gia người Mỹ nói trên tới Việt Nam ngày 23/2, sau một chuyến làm ăn tại Thượng Hải và Hong Kong. Ngày 26/2, ông phải vào Bệnh viện Việt Pháp vì có các biểu hiện bệnh lý ở đường hô hấp. Trong thời gian nằm viện, bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng và tới ngày 5/3, vì bị suy hô hấp nặng, ông được chuyển sang Hong Kong. WHO lo ngại rằng người đàn ông này có thể đã reo rắc bệnh tật cho nhiều người trên đường di chuyển.

Hôm qua, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo cho các cơ quan y tế trên phạm vi toàn cầu về các trường hợp bệnh ở Hà Nội và Hong Kong. Theo đánh giá của tổ chức này, các vụ dịch chỉ hạn chế ở môi trường bệnh viện, người có nguy cơ cao nhất là các nhân viên chăm sóc bệnh nhân. Có khả năng vụ dịch này liên quan tới các trường hợp "viêm phổi không điển hình" ở Quảng Châu hồi tháng trước, khiến 5 người chết và 305 người bị bệnh.

Tại Bệnh viện Việt Pháp, tính đến tối nay đã có 26 người bị bệnh với các dấu hiệu cúm, đa số đã bị viêm phổi, trong đó có 2 người trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy. Tất cả đã được cách ly hoàn toàn. Một số nhân viên có tiếp xúc gần với những người bị bệnh cũng được yêu cầu ở lại viện để khỏi lây bệnh cho gia đình. Hiện việc phục vụ bệnh nhân nặng đều do các nhân viên y tế của bệnh viện tự đảm nhận nên không loại trừ khả năng sẽ có thêm người bị lây.
chaien
Ở Hà Nội đang có tin đồn là có thêm 1 người Việt trong số nhân viên của Việt Pháp chết theo. Nhưng sự thể tôi chưa biết thực hư thế nào. Các bác có thể vào đây theo dõi tin giờ chót
bbcvietnamese.com
Milou
LHQ cảnh cáo về chứng viêm phổi chết người đang lan truyền khắp địa cầu

GENEVA - Hôm Thứ Bảy 15/3/03, Tổ chức Y tế Thế Giới (World Health Organisation, WHO) cảnh cáo rằng một chứng bệnh viêm phổi bí mật có thể đưa đến tử vong đang đe dọa sức khỏe con người trên khắp thế giới, đã lan rộng từ Đông Nam Á châu đến những phần khác trên địa cầu.

Đưa ra một "lời khuyến cáo khẩn cấp về du lịch" ít thấy, cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc cho biết một hành khách bị bệnh đã được đưa đến cô lập ở Frankfurt, Đức Quốc, hôm Thứ Bảy sau khi được đem ra khỏi phi cơ trên đường từ New York đi Singapore. Gần 155 hành khách khác phải đổi phi cơ hoặc ở lại Frankfurt đã bị đặt trong tình trạng cô lập tại đó, trong lúc 85 hành khách còn lại và 20 nhân viên phi hành đoàn trên chuyến bay Singapore Airlines tiếp tục cuộc hành trình của họ. Một phát ngôn viên của WHO cho biết đã có các báo cáo về hai người đã chết ở Canada, nâng con số tử vong lên đến chín người trên khắp thế giới từ khi cơn bộc phát đầu tiên của hội chứng cấp tính nghiêm trọng về đường hô hấp (SARS), một loại viêm phổi mới lạ mà nguyên nhân còn chưa được biết, đã được phát hiện ở Trung Quốc hồi Tháng Hai. Hội chứng này, SARS, hiện là một mối đe dọa cho sức khỏe của toàn thế giới. Trong số những người chết, có một người Mỹ đã bị bệnh ở Hà Nội sau khi viếng thăm Thượng Hải. Ông ta đã qua đời hôm Thứ Năm tại Hồng Kông, nơi có 47 trường hợp nhiễm bệnh đã được báo cáo. Theo các giới chức y tế địa phương, một vài người trong số 40 người này đã được chữa trị ở Hà Nội, nơi một nữ y tá đã chết hôm Thứ Bảy. Có những trường hợp bị bệnh đã được báo cáo ở Indonesia, Phi Luật Tân, Singapore và Thái Lan. Phát ngôn viên của tổ chức WHO Dick Thompson cho biết người hành khách được đưa ra khỏi phi cơ ở Frankfurt là một bác sĩ người Singapore đã viếng thăm New York, sau khi chữa trị cho một vài bệnh nhân đầu tiên tình nghi là bị bệnh SARS ở Singapore. Bộ Xã Hội ở tiểu bang Hesse, bao gồm thành phố Frankfurt, đã nói trong một bản thông báo là "Nếu sự nghi ngờ về bệnh viêm phổi được xác nhận, các hành khách quá cảnh sẽ phải bị giữ lại và cách ly để quan sát trong vòng bảy ngày, để chẩn đoán xem họ có thể bị nhiễm bệnh không và ngăn chặn cơn bệnh lan truyền". Tại Canada, các giới chức y tế cho biết hai thành viên của một gia đình ở Toronto mới vừa chết, sau khi bị một hình thức viêm phổi giống như thứ bệnh đã tấn công Châu Á. Ba thành viên của gia đình này mới vừa thăm viếng Hong Kong. Bốn thành viên của gia đình này đã được đưa vào bệnh viện với những triệu chứng giống như cùng một thứ bệnh, và những người khác đã bị cách ly. Một cặp vợ chồng ở Vancouver vừa mới đi du lịch Á Châu về được báo cáo đã bị nhiễm căn bệnh này. Tổ chức Y Tế Thế Giới đã đưa ra lời báo động đầu tiên trong thời gian 10 năm, hồi đầu tuần này, vì tốc độ lây lan đi khắp nơi của chứng bệnh và bởi vì các sự chữa trị thông thường về bệnh viêm phổi đã không có hiệu nghiệm đối với những bệnh nhân này.
n-v
mth
Tồi tệ quá các bác nhỉ, người Vn đầu tiên vừa chết là hộ lý ở đây 17h chiều qua ngày 11 giờ hn, Vnexpress dã đưa tin này rồi.
Thích ăn kem
Bệnh này ghê nhỉ, lây lan nhanh, hạ gục gọn, hic hic. Nhà mình lại ở gần chỗ BV Việt Pháp này (cách khoảng 500 m). Nếu ở nhà chắc là hôm nào tớ cũng đi qua nó, dù chỉ phóng xe mất khoảng 5 giây. Hôm qua chat với nhà phải dặn dò các cụ có đi đâu thì đi vòng đường khác, an toàn là bạn mờ.
restart
Tin về người VN đầu tiên chết đây:

Chủ nhật, 16/3/2003, 10:49 GMT+7
Một y tá ở Bệnh viện Việt - Pháp tử vong
Chị Nguyễn Thị Lượng, 46 tuổi, đã qua đời lúc 17h ngày 15/3 với triệu chứng viêm phổi cấp tính rất nặng. Chị là người Việt Nam đầu tiên chết vì nhiễm virus lạ ở cơ sở y tế này. Bộ Y tế đề nghị hỏa táng để phòng lây lan bệnh, và gia đình người quá cố đã đồng ý tiến hành ngay tối qua.
Trao đổi với VnExpress sáng nay, Tiến sĩ Võ Văn Bản, Phó tổng giám đốc Bệnh viện Việt - Pháp, cho biết như vậy. "Chúng tôi đã tiến hành tất cả các biện pháp chữa trị có thể, đồng thời đặt máy thở hỗ trợ, nhưng tới chiều qua, phổi chị Lượng không còn khả năng tiếp nhận ôxy", ông nói thêm.
Chị Lượng có chồng và một con gái, trước đây là y tá Bệnh viện Bạch Mai. Chị chuyển sang công tác tại Bệnh viện Việt - Pháp từ năm 1997, khi bệnh viện thành lập. Trong thời gian cơ sở y tế 100% vốn nước ngoài này tiếp nhận điều trị bệnh nhân người Mỹ gốc Hong Kong bị chứng viêm phổi nặng do virus lạ (26/2-5/3), chị Lượng có tham gia chăm sóc, dọn dẹp phòng bệnh.

Đầu tháng 3, nhân viên y tế này cùng một số người khác bị sốt, mỏi mệt, đau nhức cơ thể. Bệnh viện tiến hành chụp phổi hàng ngày và nhận thấy trường hợp chị Lượng hình chụp ngày càng mờ, chứng tỏ viêm phổi tiến triển nặng và nhanh. Diễn tiến này liên quan đến thể trạng yếu của chị, với các bệnh về thận và huyết áp từ trước.
Một bác sĩ gây mê người Pháp hôm qua cũng trong tình trạng nguy kịch, nhưng đến sáng nay có tiến triển khá hơn. Người đàn ông hơn 50 tuổi này có biểu hiện nhiễm bệnh từ 4-5/3, và được điều trị tích cực từ đó đến nay. Ngoài trường hợp này, hôm nay tại Bệnh viện Việt - Pháp vẫn còn 2 ca khác viêm phổi nặng, phải thở máy. Họ được kiểm tra, xét nghiệm mỗi giờ.
Tối qua, 6 chuyên gia y tế Pháp đã tới Bệnh viện Việt - Pháp. Họ gồm 2 y tá, 3 bác sĩ gây mê, một giáo sư Viện Paster chuyên về cúm. 10 máy thở xách tay đã được triển khai, sẵn sàng phục vụ bệnh nhân.
chaien
Một số bác sĩ bình luận là có nhiều căn bênh dù không nguy hiêm mấy nhưng trở thành vô phương cứu chữa với người Việt Nam vì kháng sinh đặc trị không có tác dụng, do có không ít người dùng kháng sinh tràn lan, không tuân thủ nguyên tắc y khoa.
restart
Hãy cùng cầu nguyện cho đồng bào VN!
Milou
Bệnh lạ lan ra nhiều nước Á Châu, du khách về Mỹ bị khuyến cáo
HÀ NỘI 16-3 (TH).- Chứng bệnh lạ làm sốt, ho dữ dội và sưng phổi có thể gây ra bởi loại siêu vi trùng mới mà cũng có thể là loại siêu vi trùng nhiệt đới truyền từ thú vật sang người. Trong khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) báo động như vậy thì Cơ quan Y Tế Mỹ phát cho mỗi người trở về từ các nước Á Châu nhiễm bệnh một phiếu theo dõi, khuyến cáo họ cách giải quyết khi thấy có triệu chứng ho và khó thở. WHO trong ngày Thứ Bảy 15-3-2003 thông báo đi khắp thế giới chứng bệnh lạ giống như sưng phổi nhưng chưa tìm được nguyên nhân đích xác đang là mối đe dọa y tế toàn cầu. Theo tin từ Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Dịch Mỹ ở Atlanta (CDC), mỗi người về đây từ các nước đang bị lây nhiễm chứng bệnh lạ đều nhận được một phiếu khuyến cáo : "Trong chuyến du hành vừa đây, quí vị có thể đến chỗ đang xảy ra chứng bệnh hô hấp nghiêm trọng. Quí vị nên theo dõi kỹ lưỡng sức khỏa của mình liên tiếp 7 ngày. Nếu quí vị lên cơn sốt kèm theo ho hoặc khó thở, tham khảo với bác sĩ ngay." Bảy người ở Á Châu và 2 người ở Canada thiệt mạng vì chứng bệnh lạ này. Nạn nhân thứ hai chết vì chứng bệnh này là nữ y tá 46 tuổi của bệnh viện Việt Pháp ở Hà Nội. Trong một khuyến cáo khẩn cấp, WHO cho hay đã nhận được tin hơn 150 trường hợp bệnh nhân với "triệu chứng thở khó khăn" trong tuần lễ vừa qua phần lớn ở các nước Á châu. Như vậy đã có ít nhất 4 người thiệt mạng vì chứng bệnh lạ trong tháng này. một người Mỹ gốc Hoa, một nữ y tá Việt Nam đã săn sóc ông này và hai người đến Canada từ Hongkong. Trong thời gian từ tháng 11-2002 đến giữa tháng 2-2003, một đợt dịch sưng phổi với các triệu chứng tương tự đã lây nhiễm 305 người ở tỉnh Quảng Đông, Trung Cộng, làm chết 5 người. Cho tới nay ngưòi ta vẫn chưa tìm ra được chứng bệnh lạ mới xuất hiện có liên hệ gì với chứng bệnh xảy ra trước đây ở Quảng Đông hay không. "Cái giới chức y tế khắp thế giới đang rất quan tâm theo dõi chứng bệnh này". Bộ trưởng Y Tế Hoa Kỳ Tommy Thompson tuyên bố hôm thứ bảy. Tuy chưa đưa ra các khuyến cáo chính thức, Bộ Y Tế Mỹ nói rằng người ta nên trì hoãn các chuyến đi không cần thiết khi đến các nước đang có chứng bệnh lạ. Chính phủ Mỹ cũng đang chuẩn bị ban hành các biện pháp khuyến cáo những người trở về đây từ các nước đang bị bệnh lạ. Các nước thông báo có chứng bệnh triệu chứng sưng phổi là tới nay gồm Trung Cộng, Việt Nam, Hongkong, Đài Loan, Phi Luật Tân, Indonesia, Singapore và Thái Lan. Hầu hết những người lây nhiễm là nhân viên y tế phục vụ trong các bệnh viện. Nạn nhân sau cùng là Nguyễn thị Lượng, y tá bệnh viện Việt Pháp ở Hà Nội, chết lúc 5 giờ chiều ngày Thứ Bảy 15-3-2003. Bà Lượng là một trong những người săn sóc bệnh nhân người Mỹ gốc Hoa từ Hồng Kông và Thượng Hải đến. Bệnh nhân Mỹ gốc Hoa đã chết ở Hongkong khi được chuyển từ Hà Nội đến. Cho tới nay chưa có trường hợp nào tương tự thấy ở Mỹ nhưng một bệnh nhân đã được đưa vào nhà thương ở Đức trên chuyến bay từ New York đi Singapore. Ông ta được để nằm riêng biệt. Cùng đi với ông còn có vợ và một người đồng hành, tất cả đều là bác sĩ đến Hoa Kỳ dự một cuộc hội thảo về y tế. Lệnh báo động về chứng bệnh lạ lây nhiễm nguy hiểm được chuyển tới các bệnh viện ở thành phố New York. BS Julie Gerberding, giám đốc CDC cũng cho hay một người từ thành phố Atlanta, Ga., đi Canada cũng phát triển các triệu chứng tương tự. Các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân của chứng bệnh lạ, hoặc nó là vi trùng hay siêu vi trùng và nhiều phần là một loại siêu vi trùng mới. Các loại trụ sinh không có tác dụng đối với chứng bệnh này. Bệnh phát triển theo kiểu lây nhiễm từ người này sang người khác vì sự tiếp xúc gần kề. Thời kỳ lây nhiễm có thể thấy triệu chứng từ hai đến 7 ngày. Cho tới nay, trường hợp nặng nhất xảy ra ở Hà Nội. Một toán chuyên viên bệnh truyền nhiễm từ CDC đến Việt Nam để lấy mẫu máu các người bị lây nhiễm. "Chứng bệnh lạ đang là mối đe dọa toàn thế giới". BS Gro Harlem Brundtland, Tổng Giám Đốc WHO nói. Bộ y Tế Canada cho hay một phụ nữ chết ngày 5-3-03 và người con trai của bà chết hôm 13-3-2003 sau chuyến du hành từ Hongkong. Bốn thân nhân của họ phải vào nhà thương điều trị. Vì chứng bệnh lạ chết người, nhiều toán du lịch đến Hongkong đã bị hủy bỏ. Kỹ nghệ du lịch đến các nước bị bệnh dịch lạ khó tránh khỏi bị ảnh hưởng.
n-v
chaien
Một loạt các ca bệnh mới được phát hiện trên thế giới. Hành khách trên chuyến bay từ New York sang Franfurt bị cách ly. 2 người chết ở Toronto sau chuýn bay từ Hồng Kông. Một người ngã bệnh ở Franfurt, nhiều người khác có triêu chứng ....(theo Metro / London)
Mr. Smith
Hà Nội giờ có tới 56 người nhiễm bệnh, cứ mỗi ngày một tăng thế này. Buồn quá.
mth
Bệnh nó vào đến Sài Gòn rồi không hiêu ở nhà dân tình thế nào nhỉ, xem tin tức thì thấy vẫn có vẻ bình thản lắm
Milou
So far, the disease has killed nine people — seven in Asia and two in North America. Its rapid spread, and the discovery of two clusters in Canada, caused a rare worldwide health alert to be issued on Saturday.
AP
Nuna
cúm gà thì đang ở Hà Lan, trọng điểm là vùng nông nghiệp đông đúc nhất ở Gelderland. Tin ở vnexpress ko cho biết cụ thể điểm dịch nằm ở khu nông trại nào nhưng rất có thể thuộc "thung lũng" Gelderse, đây là vùng nông nghiệp có mật độ trang trại chăn nuôi đông đúc nhất Hà Lan. Năm ngoái mình đến đấy, không khí nồng nặc mùi phân bón và mùi từ các chuồng trại, rất "đặc trưng". Nguy cơ bùng phát dịch bệnh có khả năng rất cao vì đây cũng là vùng tập trung dân cư đông đúc và đã từng là điểm nóng trong đợt dịch bò điên năm 2000.
restart
Tin thêm về bệnh này ở HCM, theo VN Express.

(nếu bà con ta mà không chủ động đề phòng, nó sẽ lan sang cả nước - thật buồn vì ý thức đối với sức khoẻ và tính mạng của mình & của người khác của dân VN vẫn rất thấp kém!).

TP HCM đối phó với bệnh lạ sau khi phát hiện 2 ca có khả năng bị nhiễm

Nhân viên nấu ăn cho Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới (Hà Nội) mang khẩu trang trước khi bắt đầu công việc hàng ngày (16/3).
Ông Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Sở Y tế thành phố, vừa cho phóng viên VnExpress biết, trong các ngày 13-14/3, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ đã tiếp nhận 2 trường hợp viêm phổi không điển hình, nghi là nhiễm virus lạ. Sáng nay, Sở đã ra quyết định thành lập Ban thường trực phòng chống bệnh hô hấp.
Một trong hai trường hợp nói trên là bệnh nhân nam 30 tuổi, đến từ Hà Nội, nhập viện đêm 13/3 với các triệu chứng sốt cao, bạch cầu và tiểu cầu thấp. Người đàn ông này cho biết, từ ngày 27/2 đến 6/3, anh có thăm nuôi vợ đẻ tại Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội). Sau khi vào TP HCM, anh bị sốt, điều trị ở Bệnh viện Vạn Hạnh mấy ngày nhưng không bớt nên chuyển sang Hoàn Mỹ. Sáng 14/3, mặc dù vẫn sốt cao, lượng bạch cầu và tiểu cầu trong máu vẫn thấp nhưng do đã đăng ký vé máy bay về Hà Nội nên bệnh nhân đã xin chuyển ra Bệnh viện Việt Pháp để điều trị tiếp.
Bệnh nhân thứ 2 là một thiếu nữ 15 tuổi, sống ở quận 3, nhập viện ngày 14/3 với các triệu chứng tương tự người thứ nhất, được dùng kháng sinh Rocephine trong 3 ngày nhưng bệnh không cải thiện. Ngày 16/3, cuộc hội chẩn của các bác sĩ thuộc 2 bệnh viện Hoàn Mỹ và Bệnh nhiệt đới TP HCM đã bước đầu đưa ra nhận định: bệnh nhân bị viêm phổi do nhiễm trùng, không loại trừ khả năng viêm phổi do virus lạ. Chiều 16/3, cô gái này đã được chuyển sang khoa Nhiễm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong tình trạng sốt 40 độ C.
Sau khi ra quyết định lập Ban Thường trực phòng chống bệnh hô hấp, trong cuộc họp với các cơ quan chức năng tìm biện pháp phòng chống dịch bệnh do virus lạ sáng nay, Sở đã gửi đến các bệnh viện, phòng khám đa khoa trong thành phố công văn hướng dẫn cách phòng chống dịch và biện pháp xử trí khi phát hiện những người có biểu hiện mắc bệnh.
Nếu phát hiện các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ là viêm đường hô hấp cấp tính do virus lạ, bệnh nhân sẽ được chuyển đến theo dõi và điều trị ở các bệnh viện Chợ Rẫy, 175, Bệnh Nhiệt Đới và Trung tâm Y tế dự phòng. Viện Pasteur sẽ chịu trách nhiệm xét nghiệm xác định bệnh và tìm các phương pháp điều trị hữu hiệu.
Sở Y tế cũng đã gửi công văn đến Cụm cảng Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất nhằm hướng dẫn các quy trình, biện pháp phòng chống bệnh (như cách ly, xử lý bệnh nhân tại chỗ...). Tiếp viên của các hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam đều được hướng dẫn cách xử lý khi gặp bệnh nhân có biểu hiện nhiễm bệnh.
restart
Thứ tư, 19/3/2003, 19:04 GMT+7
Thêm một người chết tại Bệnh viện Việt Pháp vì dịch viêm phổi lạ

Các biện pháp an toàn kiểm dịch nghiêm ngặt đang được thực hiện tại Bệnh viện Việt - Pháp
Bác sĩ gây mê Jean Paul Derossier của Bệnh viện Việt - Pháp Hà Nội đã tử vong sáng nay sau 5 ngày hôn mê do viêm phổi nặng. Đầu tháng 3, ông đã trực tiếp tham gia hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân Johnny Chong Cheng - người mang virus lạ sang Việt Nam.
Thi hài bác sĩ người Pháp 65 tuổi này đã được hỏa thiêu ngay hôm nay theo yêu cầu của Bộ Y tế. Đây là người thứ hai ở Việt Nam tử vong do mắc dịch viêm phổi lạ.
Tiến sĩ Võ Văn Bản, Phó tổng giám đốc Bệnh viện Việt – Pháp cho biết hiện còn 3 nhân viên y tế người Việt của bệnh viện đang trong tình trạng nguy kịch với hai lá phổi viêm nặng. Tất cả họ đã phải mở khí quản và thở máy. 7 người khác khá nặng do còn sốt và ho nhiều. 23 người còn lại đã hồi phục rất tốt, nhưng vẫn phải cách ly để tránh lây bệnh ra ngoài. Ông cũng cho hay, các bác sĩ đang nỗ lực để không ai trong số bệnh nhân nặng phải chuyển sang thở máy.
Chiều nay, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã tới dự buổi họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Bộ Y tế. Ông đánh giá cao công tác phòng chống dịch của bộ, đồng thời yêu cầu các cơ quan hữu trách phối hợp chặt chẽ hơn nữa để giám sát, khoanh vùng dịch, đặc biệt là kiểm dịch qua đường biên giới.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Thưởng, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch cho biết: "Chúng ta đã xử lý được rất sớm, khu trú được bệnh nhân. Tất cả 52 bệnh nhân hiện nay đều là những người liên quan đến bệnh nhân hoặc nhân viên y tế Bệnh viện Việt - Pháp. Chưa phát hiện trường hợp lây nhiễm nào trong cộng đồng".
Theo ông, vấn đề cần đặc biệt quan tâm hiện nay là ngăn chặn mầm bệnh từ các nước có dịch xâm nhập vào Việt Nam. 14 quốc gia đã xuất hiện các trường hợp nghi liên quan đến virus lạ, với tổng cộng 524 bệnh nhân. 10 người đã tử vong.
Thứ tư, 19/3/2003, 11:00 GMT+7
Một số người mắc bệnh viêm phổi lạ đã phục hồi
Theo Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương Hoàng Thuỷ Long, hơn 10 bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Pháp đã khá lên sau nhiều ngày điều trị và đã có thể ra ngoài tập thể dục. Một số người ban đầu tiên lượng rất xấu nhưng lại phục hồi nhanh.
Ông Long cho biết, dù căn nguyên bệnh chưa được biết rõ song ngành y tế vẫn xác định một phương hướng điều trị chung: chống suy hô hấp (tự thở ôxy, nặng hơn thì thở máy), kết hợp nâng cao thể lực (truyền đạm, viatamin) và tăng sức miễn dịch (dùng Amantadin hoặc Rimantadin).
Hôm nay, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống bệnh dịch sẽ được thành lập do Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến làm trưởng ban. Ban sẽ có sự tham gia của các bộ: Y tế, Ngoại giao, Công an, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Hàng không.
Đến chiều tối qua, tại Bệnh viện Việt Pháp có 34 người bệnh, hầu hết là nhân viên y tế. Trong đó, 4 người bệnh nặng, phải thở máy; khoảng chục người có tiến triển bệnh chưa rõ ràng. Bệnh viện đã có phác đồ điều trị riêng, trong đó sử dụng Tamiflu - thuốc đặc trị bệnh cảm cúm. Do áp dụng các biện pháp cách ly tốt nên đến nay, ở cơ sở này chưa phát hiện trường hợp lây nhiễm nào từ những nhân viên y tế đang nằm điều trị. Tuy nhiên, để đảm bảo sự chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân, Bệnh viện Việt Pháp đã kêu gọi sự hỗ trợ của các tình nguyện viên có nghiệp vụ y tế.
Đến nay, tại Bệnh viện quân đội 108 đã có 13 bệnh nhân mang dấu hiệu của bệnh viêm phổi lạ. Một số cơ sở y tế quân đội khác cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân có biểu hiện cảm cúm. Nhưng qua điều trị và theo dõi, các bác sĩ xác định những trường hợp này không liên quan tới bệnh viêm phổi lạ. Bệnh viện Hữu Nghị cũng tiếp nhận một số người có dấu hiệu của bệnh này (hiện đã được điều trị cách ly). Các biện pháp phun thuốc tiệt trùng cũng được tiến hành.
Tại Hưng Yên, ông Trần Xuân Khánh, Trưởng phòng nghiệp vụ Sở Y tế tỉnh, cho biết, bệnh nhân bị sốt hôm 18/3 đã ổn định sức khoẻ sáng nay, nhưng vẫn phải ở trong phòng cách ly của Công ty May. Hiện toàn công ty có 11 công nhân nghỉ ở nhà do từng bị cúm.
Tại TP HCM, Sở Y tế thành phố đã chỉ đạo các phòng khám: Khi tiếp nhận bệnh nhân có dấu hiệu của Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS) tương đối rõ, phải chuyển ngay đến các bệnh viện Nhiệt đới, Chợ Rẫy (dành cho người nước ngoài) và Quân y 175 (dành cho quân nhân).
Hôm qua, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận 2 bệnh nhân là khách du lịch đến Việt Nam có biểu hiện của bệnh viêm phổi lạ. Trong đó có một bệnh nhân nam 15 tuổi, quốc tịch Mỹ, nhập viện với triệu chứng sốt, ho, tức ngực..., kết quả X quang phổi thấy có thâm nhiễm. Ngay đêm qua, bệnh nhân này được chuyển từ TP HCM về Mỹ bằng một chuyên cơ riêng (bay từ Mỹ sang). Bệnh nhân còn lại là người Nhật, khoảng 50 tuổi, cũng bị ho, sốt, tức ngực, suy giảm miễn dịch. Người này đang được theo dõi tại bệnh viện.
Lo ngại trước tình hình bệnh dịch có thể lây lan từ những người đến làm visa, Đại sứ quán nước Cộng hoà Czech tại Hà Nội đã đóng cửa bắt đầu từ sáng nay và chưa cho biết bao giờ sẽ mở cửa trở lại. Các nhân viên của cơ quan này đã được cấp khẩu trang.
Thứ tư, 19/3/2003, 10:00 GMT+7
Đã tìm ra kẻ giấu mặt đằng sau căn bệnh bí hiểm?

Còn quá sớm để khẳng định rằng paramyxovirus là thủ phạm gây bệnh.
Các nhà khoa học tại Đức và có thể cả ở Hong Kong đã phân lập được một sinh vật giống như paramyxovirus - nhóm virus gây sởi, quai bị và nhiều bệnh hô hấp khác. Tuy nhiên, virus này sẽ chỉ được công nhận là thủ phạm gây bệnh viêm phổi lạ nếu các nhóm nghiên cứu khác trên thế giới cũng tìm thấy nó ở những mẫu bệnh phẩm khác.
Hôm qua, các nhà khoa học tại Viện Virus Y học (Đại học Frankfurt, Đức) cho biết, họ đã thấy một thứ gì đó giống như paramyxovirus trong mẫu bệnh phẩm lấy từ 2 người mắc Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (SARS) nằm tại đây.
Một báo cáo chưa được khẳng định cho rằng, nhóm chuyên gia Hong Kong cũng tìm được một sinh vật giống như paramyxovirus trong các mẫu lấy từ bệnh nhân SARS. Các bác sĩ tại Canada đã nhận được báo cáo của một đồng nghiệp tại Hong Kong. Theo đó, bác sĩ này phân lập được các phần tử paramyxovirus ở một số mẫu bệnh phẩm. Phát hiện trên củng cố thêm khả năng thủ phạm gây bệnh chính là paramyxovirus.
Nếu sinh vật được tìm thấy được khẳng định là paramyxovirus, các nhà khoa học vẫn còn phải xác định đây có phải là một thành viên mới của đại gia đình này hay không. Ngoài ra, có khả năng nó là một virus đã tồn tại và gây bệnh ở động vật, vì lý do nào đó mà chuyển sang người. Theo bác sĩ Brian Ward, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học McGill (Montreal, Canada), khả năng này là lớn hơn cả. Ông nhận xét: “Xét theo lịch sử gần đây, có vẻ thủ phạm gây bệnh tới từ một động vật nào đó và chúng đã tìm thấy một cộng đồng mới để gây nhiễm”.
Bác sĩ Ward đã ám chỉ thực tế là trong hai thập kỷ qua, 2 thành viên của đại gia đình paramyxovirus là virus Nipah và Hendra đã nhảy từ động vật sang người. Nipah giết chết 105 nông dân làm nghề nuôi lợn ở Malaysia vào các năm 1998-1999. Còn Hendra gây nhiễm cho 3 người chăm sóc ngựa (và giết chết 2 người trong số họ) tại Australia vào những năm 1994-1995. Tuy đánh giá rất cao phát hiện của các nhà khoa học Đức và Hong Kong, bác sĩ Ward vẫn không loại trừ khả năng paramyxovirus không phải là thủ phạm gây bệnh.
11 phòng thí nghiệm tại 10 nước trên thế giới đang làm việc ngày đêm, tìm cách phát hiện nguyên nhân gây căn bệnh chết người đã làm ít nhất 219 người mắc và 4 người chết kể từ đầu tháng 3. Trước đó, tại Quảng Đông, có 305 người bị bệnh với 5 ca tử vong vì căn bệnh tương tự.
Lần này, làn sóng bệnh có vẻ bắt nguồn từ Hong Kong. Tất cả các trường hợp bệnh được biết đều liên quan tới vùng lãnh thổ này: hoặc là công dân Hong Kong, hoặc mới tới đó trong thời gian gần đây, hoặc có tiếp xúc gần với những người nói trên. Tác nhân gây bệnh được coi là có thể truyền qua các giọt nước nhiễm bệnh, bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
Tại Canada, 8 trường hợp có thể đã bị SARS và 3 ca nghi bị bệnh này đang được điều trị tại bệnh viện. Tất cả đều có vẻ đáp ứng với các thuốc kháng sinh và kháng virus liều cực cao. Tuy nhiên, đêm 17/3, sức khỏe một bệnh nhân nam đã bị xấu đi, phải thở máy.
Milou
Thứ năm, 20/3/2003, 15:00 GMT+7
Hơn 10 người mắc bệnh lạ ở Hà Nội đã hoàn toàn bình phục


Chăm sóc người bệnh.
Trong đó, có 5 bệnh nhân của Bệnh viện Việt Pháp, 2 bệnh nhân của Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới và 7 người bị nghi ngờ nhiễm virus lạ được điều trị tại gia đình. Những người này đều đã hết sốt trên 5 ngày, xét nghiệm công thức máu cho kết quả bình thường, thể trạng tốt, tổn thương phổi đã được cải thiện.

Tuy nhiên, theo yêu cầu của Bộ Y tế, tất cả những người đã khỏi bệnh đều được giữ lại bệnh viện để tiếp tục theo dõi và tái khám, đồng thời tránh nguy cơ lây bệnh cho cộng đồng.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiển, Phó Viện trưởng Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới, cho biết, ngoài 2 trường hợp khỏi bệnh, nhiều bệnh nhân khác cũng đang hồi phục tốt. Tuy nhiên, hiện vẫn có 2 người ở tình trạng nặng, phải đặt nội khí quản.

Ở Bệnh viện Việt Pháp, hiện chỉ còn 11 ca bệnh đang tiến triển hoặc không khá lên (trong đó có 3 trường hợp phải thở máy). Những người khác đã khỏi bệnh hoặc đang hồi phục. Để duy trì kết quả điều trị, họ được chuyển sang 2 khu riêng. Tiến sĩ Võ Văn Bản, Phó Giám đốc bệnh viện, cho biết, khó khăn lớn nhất của cơ sở này hiện là vấn đề nhân lực. Do phải làm việc quá tải trong gần một tháng qua, nhiều nhân viên kiệt sức, dẫn đến nguy cơ thiếu người phục vụ. Bệnh viện đã gửi lên Bộ Y tế một văn bản xin hỗ trợ về người và các thiết bị cần thiết. Một khó khăn nữa ở đây là vấn đề vệ sinh. Do tình hình dịch bệnh, các công nhân vệ sinh môi trường không đến quét dọn thu gom rác như thường lệ. Các nhân viên của bệnh viện phải kiêm luôn công việc này. Trong tình trạng thiếu nhân lực, đây cũng là một gánh nặng của bệnh viện.
Trao đổi với VnExpress, ông Hoàng Thủy Long, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nhận định, dịch bệnh đang được khống chế tốt. Trong mấy ngày gần đây không có bệnh nhân mới nào được phát hiện. Ông Long cũng cho biết, để tăng cường công tác phòng chống bệnh, Bộ Y tế đã đề nghị Chính phủ chi khẩn cấp 21,5 tỷ đồng để mua thuốc và trang thiết bị điều trị. Chính phủ đã bảo đảm sẽ cung cấp đủ số kinh phí cần thiết.

S.K.

Đà Nẵng phát hiện 1 ca nghi là viêm phổi do virus lạ

Bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Đà Nẵng, cho biết, Bệnh viện C thành phố đã tiếp nhận một bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, đau cơ, đau đầu, viêm đường hô hấp cấp. Hiện bệnh nhân được cách ly để điều trị và tiếp tục theo dõi.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, từ ngày 18/3, Sở Y tế Đà Nẵng đã triển khai các biện pháp phòng chống bệnh lạ.

(Theo Người Lao Động)
The illness, for which there is no treatment, has caused 14 deaths, including five who died months earlier in an outbreak in China.

The worldwide number of cases, including the 11 suspect U.S. cases, now totals 264, according to the World Health Organization (news - web sites). Most of those cases are in Hong King, Vietnam and Singapore.
chaien
Tính ra hôm nay đã có tổng cộng 4 người bị chết ở VN vì S-A-R-S (tin tu BBCvietnamese.com)
Mr. Smith
Vậy là hai người bị nguy kịch đã không qua khỏi. Tổng cộng có ba người Việt, một người Pháp.
Cũng may là những người còn lại đang trên đà bình phục.
restart
Tin từ VN Express và VASC:

Thêm 1 bác sĩ Pháp chết sau khi về Pháp. Tình hình chưa tới mức lạc quan được.

VIET NAM NET>>Sức khoẻ Hôm nay có thêm 6 bệnh nhân viêm phổi cấp bình phục 8:37', 26/3/ 2003 (GMT+7)
(VietNamNet) - Hôm qua (25/3) Viện Y học lâm sàng & Các bệnh nhiệt đới tiếp tục cho phép 6 người trở về với gia đình. Chừng ấy bệnh nhân cũng sẽ rời Viện hôm nay, trong khi các trường hợp đã bình phục hoàn toàn ở BV Việt Pháp Hà Nội vẫn được lưu lại, phòng lây nhiễm cho cộng đồng.
Trả lời câu hỏi của phóng viên VietNamNet, liệu bệnh nhân xuất viện có còn là nguồn lây bệnh cho cộng đồng, GS.TSKH Lê Đăng Hà - Viện trưởng Viện Y học lâm sàng & Các bệnh nhiệt đới cho biết, Viện áp dụng tiêu chuẩn cho xuất viện của các chuyên gia quốc tế, và ‘‘còn hơn thế’’. Có nghĩa, theo quy định của nhiều nước nằm trong vùng dịch, bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp do virus lạ có thể trở lại với cộng đồng sau 48 giờ hết sốt không dùng thuốc; kết quả các xét nghiệm và phổi qua phim chụp X-quang thời điểm này đều bình thường. Ở Việt Nam, quãng thời gian này được tính thành 5 ngày (lâu hơn gấp đôi), chưa tính những quy định nghiêm ngặt khác trong thăm, khám và điều trị.

Theo GS. Lê Đăng Hà, hầu hết bệnh nhân điều trị tại Viện Y học lâm sàng & Các bệnh nhiệt đới (trừ 6 bệnh nhân đang thở máy, 2 trong số này tiên lượng bệnh xấu), đều đã đủ tiêu chuẩn xuất viện với thời gian hết sốt không dùng thuốc trên 5 ngày. Họ đều là người nhà nhân viên y tế của BV Việt Pháp, người đến bệnh viện này thăm, chăm sóc người thân hoặc điều trị, đã bình phục hẳn và chỉ còn chờ ngày ra viện.

Tại BV Việt Pháp, số bệnh nhân đủ tiêu chuẩn ra viện cũng ngày càng đông. Phó Giám đốc, TS. Võ Văn Bản cho biết, 5 bệnh nhân ở đây đã hết sốt (không thuốc) sang ngày thứ 13 (quá chục ngày so với quy định về tiêu chuẩn xuất viện của chuyên gia quốc tế) đang đề nghị được xuất viện; tuy nhiên chưa được phép của Bộ Y tế. Ngoài ra, còn có 15 bệnh nhân hết sốt không thuốc 10 ngày, 20 người nhiệt độ bình thường cả tuần nay; những trường hợp này đều bình phục nhanh trông thấy.

TS. Bản nói: ‘’Bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp đang được điều trị tại BV Việt Pháp có nhiều tiến bộ, nếu không nói là đầy hy vọng. Nếu những ngày tới không có bệnh nhân mới nhập viện, có thể tạm yên tâm về dịch bệnh’’.

Hoạt động chống dịch ngày 25/3

Chiều qua, chuyến hàng viện trợ nhân đạo đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới giúp Việt Nam chống dịch viêm đường hô hấp cấp đã đến Hà Nội. Trong đó có 2.000 găng tay, 3.800 áo bảo hộ, 4.400 mặt nạ chống vi khuẩn, một số lọ nước khử trùng và một số máy thở do Chính phủ Nhật Bản gửi kèm để hỗ trợ điều trị cho các bệnh viện.

WHO sẽ phân phối số hàng viện trợ nói trên cho hai cơ sở đang điều trị bệnh nhân viêm phổi cấp là Viện Y học lâm sàng & Các bệnh nhiệt đới, BV Việt Pháp và một bệnh viện ở TP.HCM. Đồng thời, tiếp tục duy trì hoạt động kiểm soát dịch bao gồm theo dõi trực tiếp và đánh giá các biện pháp kiểm soát lây nhiễm hàng ngày, đào tạo và tuyên truyền cho nhân viên y tế, đặc biệt cho thành viên trong gia đình bệnh nhân về phòng chống căn bệnh này.

Trước đó, vào buổi sáng Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia Chống dịch viêm đường hô hấp cấp Trần Thị Trung Chiến đã đi kiểm tra các cơ sở phòng bị điều trị cách ly bệnh nhân SARS tại BV Bắc Thăng Long và BV Gia Lâm. Ở hai bệnh viện này, Sở Y tế Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng vài chục giường, đủ khả năng tiếp nhận cùng lúc nhiều người bệnh.

Cùng lúc, một cuộc tập huấn sử dụng phác đồ điều trị tạm thời viêm đường hô hấp cấp và thực hiện quy trình xử lý các trường hợp nghi nhiễm virus lạ cũng được Bộ Y tế tổ chức. Hàng trăm cán bộ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm và làm công tác vệ sinh dịch tễ của 28 tỉnh thành phía Bắc và các viện vệ sinh dịch tễ đã tham dự.

Tối qua, Ban chỉ đạo Quốc gia chống dịch viêm đường hô hấp cấp cũng đã họp phiên đầu tiên. Theo đó, các ngành sẽ được phân công cụ thể trách nhiệm trong việc phối hợp với Bộ Y tế khống chế ổ dịch và điều trị căn bệnh lạ.

Thứ tư, 26/3/2003, 10:00 GMT+7
Một bác sĩ BV Việt - Pháp bị bệnh nặng khi trở về Pháp

Bác sĩ tim mạch 65 tuổi người Pháp này được đưa vào Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Tourcoing (đông bắc Pháp) tối chủ nhật vì có biểu hiện viêm phổi. Sáng hôm sau, ông được chuyển sang Khoa Hồi sức Cấp cứu và phải thở máy. Ông đã làm việc tại Bệnh viện Việt - Pháp từ 22/2 tới 22/3 và trực tiếp chăm sóc bệnh nhân người Mỹ gốc Hoa mang bệnh lạ.
Đây là bệnh nhân bị Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (SARS) đầu tiên được ghi nhận tại đất nước của tháp Eiffel. Trước đó, bác sĩ tim mạch này vẫn hành nghề tại một bệnh viện ở Pháp. Ngày 26/2, tức là 4 ngày sau khi ông tới BV Việt - Pháp, cơ sở này đã tiếp nhận thương gia người Mỹ gốc Hoa với căn bệnh lạ. Bác sĩ là một trong những người đầu tiên tham gia chăm sóc người bệnh mà không có biện pháp bảo vệ nào. Từ ngày 15/3, ông được dùng thuốc chống cúm và vẫn tiếp tục công việc ở bệnh viện. Theo AFP, bác sĩ đã điện thoại về nhà ngày 13/3 và nói muốn được kiểm tra sức khỏe tại Pháp. Nhưng chuyến đi của ông bị hoãn lại vì phải đợi lấy tro thi hài của đồng nghiệp người Pháp, bác sĩ Jean Paul Derossier qua đời ngày 18/3 vì SARS.
Cuối cùng, ông cũng rời Hà Nội vào chiều 22/3, hoàn toàn không có biểu hiện bệnh lý gì. Tới sân bay Roissy vào sáng chủ nhật, ông đã thuê taxi đi thẳng về Tourcoing. Tại đây, các biểu hiện khá mạnh của viêm phổi xuất hiện, người bệnh phải nhập viện tối chủ nhật và chuyển sang khoa Hồi sức Cấp cứu sau đó 12 giờ. Ông đã được thở máy và điều trị kết hợp các kháng sinh phổ rộng cùng thuốc chống virus ribavirine. Tới sáng qua, tình hình sức khỏe của ông được đánh giá là "nguy kịch ổn định". Bệnh viện Tourcoing đã liên hệ trực tiếp với Bệnh viện Việt - Pháp để có các thông tin cần thiết. Cơ sở này cũng đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt: bệnh nhân được đặt trong phòng cách ly với 2 lần cửa kính, các nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân phải dùng các biện pháp bảo vệ như kính, khẩu trang, mũ, tất. Các bộ phận khác của bệnh viện vẫn hoạt động bình thường.
Cơ quan Y tế Pháp đã thông báo tình hình cho tất cả những hành khách bay cùng chuyến với bác sĩ trên (chuyến bay của hãng Hàng không Pháp AF Hà Nội - Paris, qua Bangkok, tới sân bay Roissy 6h55' sáng chủ nhật 23/3). Người lái xe taxi chở bác sĩ tim mạch đã đến trình diện cơ quan y tế hôm nay và được cách ly hoàn toàn. Ông sẽ được chăm sóc như tất cả các trường hợp có tiếp xúc với người bệnh khác.
Theo thống kê của WHO, tính tới ngày 25/3, đã phát hiện 487 trường hợp SARS, với 17 ca tử vong trên toàn thế giới (10 ở Hong Kong, 4 ở Việt Nam và 3 ở Canada).
Tại Việt Nam, Viện Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới vẫn tiếp tục tiếp nhận các ca bệnh mới, số người được theo dõi và điều trị tại đây hiện là gần 30, không có ai phải thở máy. Số bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Pháp vẫn là 35 (trong đó có 1 ca thở máy), nhiều người đã bình phục và đang chờ quyết định cho ra viện của Bộ Y tế.
Công tác chuẩn bị tại Bệnh viện Bắc Thăng Long và Bệnh viện Gia Lâm vẫn được xúc tiến. Các cơ sở này sẽ được dành để chăm sóc và cách ly những bệnh nhân đã phục hồi, nhằm ngăn chặn khả năng bệnh có thể lây lan ra cộng đồng.

Thứ tư, 26/3/2003, 12:00 GMT+7
Singapore: Bệnh nhân đầu tiên tử vong vì viêm phổi lạ

Thông tin nói trên được người phát ngôn Bộ Y tế Singapore đưa ra sáng nay. Cùng lúc, báo chí Hong Kong cho hay, tại Quảng Đông (Trung Quốc) đã có 20 người tử vong vì bệnh viêm phổi không điển hình.
Nhật báo South China Morning Post số ra sáng nay đã trích lời một quan chức giấu tên cho hay, số người bị bệnh ở Quảng Đông gia tăng từng ngày. Chính phủ Trung Quốc vẫn khẳng định, chỉ có 305 người bị bệnh và 5 người tử vong vì viêm phổi không điển hình kể từ cuối năm ngoái.
Tại Singapore, tính tới hôm qua, số ca bị Hội chứng Hô hấp Cấp Nặng (SARS) tăng lên thành 69, trong đó có 11 người bị bệnh nặng, 13 người đã được ra viện. Để ngăn cản những làn sóng mới của bệnh, quốc đảo này đã ra lệnh cách ly 740 người, trong đó có cả các học sinh, từng có tiếp xúc với bệnh nhân SARS.
Hiện các chuyên gia của WHO đang cân nhắc có nên đưa ra chỉ dẫn hạn chế việc di chuyển tới những khu vực chịu ảnh hưởng của SARS hay không. Cũng chưa rõ tính hiệu quả của biện pháp này trong việc ngăn ngừa sự lan truyền của bệnh

Thứ tư, 26/3/2003, 16:00 GMT+7
9 khách du lịch Hong Kong nhiễm bệnh lạ khi đi máy bay

Họ nhiễm bệnh ngày 15/3, trên chuyến bay từ Hong Kong tới Bắc Kinh, nguồn lây là một hành khách Đại lục đi cùng máy bay. Người đàn ông này hiện đang phải điều trị tại bệnh viện ở Bắc Kinh. Có khả năng ông đã lây bệnh từ một người họ hàng ở Hong Kong.
Chính quyền tại vùng lục địa cũ của Anh đang lần theo dấu vết những hành khách cùng đi trên chuyến bay CA 112 ngày 15/3 (Hãng hàng không Trung Quốc). Tất cả những người cùng bay chuyến CA 115 từ Bắc Kinh tới Hong Kong ngày 19/3 - khi những khách du lịch trên trở về nhà - cũng được yêu cầu liên hệ với cơ quan y tế. Hôm qua, Hong Kong thông báo có thêm 26 trường hợp bị nghi nhiễm virus lạ.
Cùng ngày hôm qua, Singapore đã đóng cửa một nhà trẻ sau khi các bác sĩ ở đây phát hiện một cậu bé 5 tuổi, con một phụ nữ nhiễm SARS, bắt đầu có biểu hiện bệnh. 200 học sinh của trường cấp II - nơi chị gái 13 tuổi của cậu bé này theo học - cũng được yêu cầu tạm thời nghỉ học. Tính đến nay đã có khoảng 740 người Singapore bị buộc phải cách ly với cộng đồng trong 10 ngày, kèm theo hình thức phạt tiền.
Nhật Bản hôm qua cũng thông báo thêm 2 người có triệu chứng bệnh, nâng số trường hợp nhiễm SARS ở đất nước mặt trời mọc lên 4.
Trước khả năng dịch bệnh nguy hiểm có thể lây lan trên diện rộng, chính quyền Hong Kong đã tăng cường khuyến cáo người dân có biểu hiện bệnh cúm không nên ra khỏi nhà, thường xuyên mang khẩu trang y tế và tránh tập trung ở những nơi đông người.
Ngành đường sắt Hong Kong bắt đầu thực hiện chiến dịch phân phát khẩu trang y tế miễn phí tại ga tàu liên vận trên lãnh thổ. 20.000 khẩu trang đã đến tay hành khách hôm qua và sẽ tăng lên khoảng 50.000 chiếc trong vài ngày tới.
Bệnh dịch viêm phổi không điển hình đã bùng phát gần một tháng qua, nhưng đến nay chưa có thuốc đặc trị. Để đối phó, trước mắt Hong Kong đã áp dụng phương pháp điều trị kết hợp thuốc chống virus ribavirine, methylprednisolone và kháng sinh. Với biện pháp này, 85% nhân viên y tế của Hong Kong nhiễm bệnh đã có dấu hiệu bình phục; 61 trên tổng số 156 bệnh nhân ở bệnh viện Prince of Wales - một trọng điểm của dịch SARS ở Hong Kong - đã dứt sốt và phim X-quang cho thấy phổi sạch sẽ. Ngoài ra, các bác sĩ Hong Kong cũng bắt đầu áp dụng một phương pháp mới: Lấy kháng thể từ người bệnh vừa hồi phục truyền cho những bệnh nhân nặng. Kết quả bước đầu rất khả quan, phần lớn bệnh nhân đáp ứng tốt với liệu pháp này

Thứ tư, 26/3/2003, 10:00 GMT+7
Virus gây cảm có thể là thủ phạm của căn bệnh lạ

Giả thuyết này được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật của Mỹ (CDC) công bố hôm thứ hai, sau khi phát hiện virus mang tên coronavirus trong một số mẫu bệnh phẩm của người mắc Hội chứng Hô hấp Cấp Nặng (SARS). Virus thường gây cảm lạnh này cũng được tìm thấy trong mô phổi và gan của người bệnh.
Các chuyên gia vi sinh của CDC cho biết, virus lấy từ mẫu bệnh phẩm kể trên đã được nuôi cấy thành công trong phòng thí nghiệm. Hơn nữa, các mẫu máu lấy tại những thời điểm khác nhau trong thời gian bị bệnh cho thấy, một số bệnh nhân không hề có kháng thể chống coronavirus trong giai đoạn khởi phát nhưng lại có kháng thể này sau đó, khi bệnh tiến triển. Điều này cho thấy, virus chỉ mới tấn công hệ miễn dịch thời gian gần đây và kháng thể họ mang không phải là dấu vết của những đợt bệnh trước đó.
Cho tới nay, y học thế giới đã nhận dạng được 3 loại coronavirus (virus hình vương miện) có thể gây bệnh ở người. Họ siêu vi trùng này chịu trách nhiệm 10-20% bệnh cảm thông thường và một số bệnh đường hô hấp ở trẻ sinh thiếu tháng như viêm phổi và viêm phế quản. Các thể đột biến của coronavirus gây bệnh đường hô hấp dưới ở động vật thường có biểu hiện hung hãn hơn.
Tiến sĩ Julie Gerberding, Giám đốc CDC, nhấn mạnh, hiện có nhiều bằng chứng thuyết phục về sự hiện diện của coronavirus bị đột biến. Nếu không là thủ phạm duy nhất, loại virus này chắc chắn cũng là kẻ đồng lõa trong vụ dịch viêm phổi lạ. Tuy nhiên, còn phải tiến hành nhiều thử nghiệm khác trước khi đi tới kết luận cuối cùng.


Thông báo của WHO về SARS
(tính đến 25/3)
Quốc gia Số người bị nhiễm Số tử vong
Canada 11 3
Pháp 1
Đức 4
Hong Kong 286 10
Italy 2
Ireland 1
Singapore 69
Tây Ban Nha 2
Thụy Sĩ 2
Đài Loan 6
Thái Lan 5
Anh 3
Mỹ 39
Việt Nam 58 4

Tổng số 487 17

Sau phát hiện trên, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cho tiến hành các thử nghiệm kiểm tra khả năng tiêu diệt coronavirus ở tất cả các thuốc kháng virus hiện hành.
Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của phòng thí nghiệm vi sinh thuộc Bộ Y tế Canada không có sự tương đồng. Các nhà khoa học ở đây không tìm thấy dấu vết của coronavirus trong mẫu bệnh phẩm. Tiến sĩ Frank Plummer, Giám đốc phòng thí nghiệm, cho biết nhóm sẽ tiếp tục theo đuổi việc nghiên cứu metapneumovirus gây bệnh ở người - một thành viên trong họ paramyxovirus - công bố hôm 21/3. Nhóm virus này cũng được các chuyên gia vi sinh của Đại học Tổng hợp Hong Kong nhận dạng là tác nhân gây bệnh.
Trong khi các nhà khoa học nỗ lực chạy đua với thời gian để tìm ra thủ phạm gây SARS, số người nhiễm bệnh trên thế giới vẫn tăng lên từng ngày. Mỹ thông báo đã có 39 người nhiễm bệnh, sống rải rác ở 18 bang. Trong số đó, 32 trường hợp mắc bệnh sau khi đi tới khu vực châu Á trong thời gian dịch bệnh bùng phát và 7 người là nhân viên y tế hoặc thân nhân của người nhiễm bệnh

Thứ tư, 26/3/2003, 16:00 GMT+7
31 người tử vong vì bệnh lạ tại miền nam Trung Quốc

Cơ quan chức năng về vệ sinh của Quảng Đông xác nhận đã có hơn 3 chục trường hợp chết vì viêm phổi không điển hình tại tỉnh này, trong khoảng thời gian giữa tháng 11 năm ngoái tới cuối tháng 2 năm nay. Thông tin được đăng tải trên các báo địa phương số ra hôm nay.
Tờ Nanfang Ribao trích dẫn thông báo của Sở Y tế Quảng Đông cho hay, kể từ 16/11/2002, có tổng cộng 112 người tại nhiều làng của tỉnh đã nhiễm bệnh viêm phổi không điển hình, trong đó 7 người tử vong. Làn sóng bệnh thứ hai tấn công thành phố Quảng Châu (thủ phủ của Quảng Đông) từ khoảng 20/1, khiến 680 người nhiễm bệnh và 24 người chết (thống kê tới cuối tháng 2).
Mặc dù chính quyền trung ương chủ trương giữ bí mật để khỏi gây hoang mang, tại Bắc Kinh, lo ngại về sự bùng nổ dịch bệnh vẫn khiến số người có mặt tại các phòng chờ của bệnh viện gia tăng. Nhiều bậc phụ huynh vội vã mang con đi khám khi có biểu hiện cảm cúm hoặc ho nhẹ. Họ muốn đảm bảo là con mình không nhiễm virus lạ.
Tới nay, Bộ Y tế Trung Quốc vẫn khẳng định không có trường hợp bệnh lạ nào tại thủ đô và các tỉnh khác trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, một quan chức y tế xác nhận đã có 2 người ngoại tỉnh chết trên địa bàn Bắc Kinh. Một bác sĩ cho biết, tại thủ đô hiện có khoảng 100 ca viêm phổi lạ. Ông cũng nghe nói rất nhiều người trong số họ là bác sĩ và y tá.
Tới nay, chính quyền Trung Quốc vẫn phủ nhận mối liên hệ giữa bệnh viêm phổi ở nước này và Hội chứng Hô hấp Cấp Nặng (SARS), đang lan rộng trên toàn thế giới, khiến 17 người tử vong và gần 500 người bị bệnh.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.