Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Vị trí của học sinh Việt Nam trong bảng xếp hạng quốc
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2
Lissette
1. Về học tập
Nếu xếp về học lực thì phải buồn lòng mà nói rằng học sinh ta còn kém hơn học sinh thế giới nhiều lắm. Thứ nhất là chúng mình học quá thiên về lý thuyết, không có những kiến thức về thực hành.Tôi xin đơn cử một ví dụ nho nhỏ: Rất nhiều học sinh Việt Nam khi theo học ở các trường đại học trên Thế giới đều được các giáo sư nước ngoài nhận xét: “Very excellent (rất siêu) trong những năm cuối lại tỏ ra not so good (không được khá lắm) vì khả năng áp dụng lý thuyết không cao”. Như một cô bạn tôi đang học ở một trường đại học ở Anh, cực siêu ở các môn lý thuyết, nhưng ở trong môn Business Management (Quản trị kinh doanh) thì điểm số lại rất “phình phường” vì ở môn này ngoài lý thuyết, học sinh phải thực tập ngay ở một công ty học sinh ở trường (có đóng thuế, kinh doanh đàng hoàng). Cô nàng được các giáo sư tin cẩn giao cho trọng trách làm quản lý ngoại hối (vì bình thường, điểm lý thuyết của nàng ta ở môn này cực cao)… hichic… nhưng cô nàng đã bị out khỏi vòng chiến chỉ vài tuần sau đó, vì tỏ ra không linh hoạt, thiếu bản lĩnh, bị động.
Nói đến đây tôi lại thấy có thêm một điểm kém nữa của học sinh ta đối với học sinh quốc tế. Đó là kém sáng tạo, ngại tiếp xúc, không chủ động trong học tập và công việc, ở các nước phát triển trên thế giới, học sinh luôn chủ động tìm tài liệu nghiên cứu sách vở (cái này học sinh Việt Nam cũng có đấy thôi) nhưng cái chính là họ không bao giờ ngại ngùng hỏi thầy cô, tiết học luôn ở trong không khí rất sôi động vì bài giảng biến thành cuộc tranh luận rất bình đẳng giữa thầy và trò, các bạn luôn tự tin nói lên ý kiến của mình, bất chấp người ta sẽ cho là đúng hay sai… thế còn ở Việt Nam mình, nếu bạn mà hay đứng dậy hỏi quá nhiều thì sẽ bị bạn bè trong lớp coi là “hâm”, còn các thầy cô lại gán cho cái tội “thích nổi loạn”.

2. Về trình độ tiếng Anh
Mặt này học sinh ta còn kèm bạn bè các nước khác khá xa. Nguyên nhân có lẽ một phần do giáo dục của ta còn quá thiên về các kỹ năng reading and writing (đọc và viết) nhưng lại không chú trọng mấy đến listening and speaking (nghe và nói). Đây là một điều không được hay cho lắm bởi dù gì khi bạn muốn hội nhập với bạn bè trên khắp thế giới thì kỹ năng nói và nghe phải đặt lên hàng đầu, chí ít là bạn phải nghe và hiểu người ta nói gì có phải không? Các bạn có biết không, ở Singapore, Philippines, Malaysia… học sinh đều được dạy tiếng Anh từ lớp nhỏ, nhưng hoàn toàn là kỹ năng nghe nói thôi (nó giống như một ngôn ngữ thứ hai vậy), ngoài ra dĩ nhiên các kỹ năng như đọc và viết cũng được dạy nhưng không quá khó và kỹ càng như ở ta. Sẽ có nhiều bạn thắc mắc rằng, nếu có cơ sở của một nền ngữ pháp vững chắc thì dần dần sẽ có một khả năng nói và nghe ổn thôi. Sai lầm! Có nhiều bạn có ngữ pháp cực khá nhưng khi giao tiếp thì lại không được tốt cho lắm, chính xác hơn là kém bởi vì chính cái việc chỉ học đọc và viết vô hình chung đã tạo cho chúng ta tâm lý ngại nói, sợ nói không đúng ngữ pháp.

3. Trình độ tin học
Vâng nước ta mới bắt đầu tin học hóa chỉ trong khoảng 10 năm gần đây, nhưng không có nghĩa là chúng ta phải cam chịu rằng trình độ tin học của học sinh ta lại có một khoảng cách lớn với bạn bè thế giới được. Không ai có thể phủ nhận chúng ta vẫn có những tài năng tin học chẳng kém gì các nước phát triển, minh chứng là ở cuộc thi tin học quốc tế tại Thổ Nhĩ Kỳ, VN ta dẫn đầu toàn đoàn đấy thôi, nhưng nếu xét một cách tổng thể thì trình độ tin học của học sinh ta còn kém họ rất nhiều. Còn tình trạng ở các trường phổ thông thì lại càng đáng buồn hơn nữa, các trường cứ đua nhau trang bị máy tính cho thật xịn nhưng chỉ để ngắm hoặc dành cho những học sinh các lớp chuyên Tin là cùng, còn có những học sinh chẳng biết bật máy, tắt máy, chạy các chương trình tiện ích đơn giản như thế nào. Tuy vậy cũng có khi nguyên nhân là do chính chúng ta vẫn ngại không chịu đón nhận cái mới, tôi đã tức điên lên khi nghe anh bạn tôi nói rằng: “Máy tính chỉ là một cái máy đánh chữ xa xỉ, không hơn không kém”.

4. Trình độ ứng xử, giao tiếp giải quyết vấn đề
Đây là điều mà tôi cảm thấy buồn cho học sinh mình nhất bởi chúng ta có một tư chất sẵn có chẳng kém bất cứ quốc gia nào, nhưng xét trên bình diện chung chúng ta lại không được họ đánh giá cao vì chúng ta còn kém hơn họ về khả năng giao tiếp, ứng xử.
Bạn cứ thử ngẫm mà xem: khi tham gia vào các trại hè thiếu nhi của trẻ em quốc tế, ngoài những bạn trẻ đã được “nhồi sẵn” chương trình ở nhà từ trước, các bạn còn lại hầu hết đều rất thu mình, trong khi các bạn nước khác mặc dù khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh chẳng hạn rất kém nhưng họ vẫn vui vẻ giao lưu. Chúng ta tạm quên những quan hệ quốc tế, đến ngay cả khả năng giao tiếp trong nước vẫn còn nhiều hạn chế bởi nhiều bạn vẫn còn cho rằng các hoạt động tập thể chẳng có gì quan trọng, học hành vẫn là top mission, cái kia thì chẳng cần nghĩ đến làm gì cho mệt thân.

Vâng, còn rất nhiều mặt mà học sinh ta còn kém. Nhưng tôi xin tạm dừng ở đây để các bạn suy ngẫm…- Tuần san Hoa Học Trò -
NguoiVN
Còn một cái yếu nữa là hay nói suông, thiếu nguồn trích dẫn. Bộ chú nói vậy là thuyết phục mọi người à? Chú thấy được bao nhiêu học sinh ta? Cái này hỏi thật lòng đấy.
Đặc nhiệm hi hi
Hê hê ,iêm xin tham gia .
Nói học sinh VN ta thua học sinh tây á ,nhầm rùi .
Học sinh tây có hai dạng ,một là rất giỏi hai là bình thường .Bọn rất giỏi thì khỏi nói ,nó chả học cũng giỏi ,nên nước bọn chúng nó có nhiều chuyên gia với lại giáo sư tiến sĩ cực siêu là thế .Còn học sinh Việt Nam ? Chả thua tây đâu .nếu nói về học ở bậc đại học theo chương trình bên tây .Các bác tưởng bọn tây không học vẹt học nhồi á ,nhầm rùi .Bọn nó học thực dụng lắm ,còn hơn cả ta ấy chứ ,nhưng chương trình nó ngon thành ra nó chỉ cần đạt yêu cầu qua là đã giỏi ,không như ta học 5 năm đh ở VN xong cũng làm việc khó khăn .Cái chính là chênh lệcn giữa các chương trình đào tạo đó .
Bạn đưa ví dụ về ngành kinh tế ,e rằng chưa ok .Phải đưa ví dụ về ngành kỹ thuật cơ .Nói thật là không học siêu lý thuyết là móm ,không thể thực hành thực hủng gì được hết đâu ạ .Sinh viên ta giỏi toán lý hoá và các môn cơ bản ,thuận lợi hơn tây nhiều .Như iêm ,mấy năm đầu chẳng qua tiếng còn kém nên còn vất vả mấy ,bây giờ khá rùi chả sợ thằng nào .Nhiều khi nghĩ thầm ,mình học thế này quá hơn đày đoạ ,biết thế học tiếng Việt cho rùi ,chẳng giỏi nhất trường ấy à ,vác xác qua đây học bằng tiếng tây khổ như con vật .Năm đầu tiên iêm học ,thằng bạn cùng phòng với iêm bảo sao mày đọc nhiều thế ? Iêm cười :tao đọc mỗi trang gần hết 1 tiếng đồng hồ ấy chứ,hic
Iêm thấy sinh viên VN đa số học giỏi ,học trường nào là thầy cô giáo ở đó hãi .Chả dấu gì các bác ,iêm biết một số người Việt nổi tiếng đến mức thầy giáo gặp mặt là cho 5 /5 thui ạ .Siêu lém .
Ngày xưa ý ,qua chổ em á ,toàn các anh các bác thi quốc tế có giải cơ ,chả cần quốc gia như đâu ạ .Bi giờ ngày càng kém ,có nhiều thằng đuội bỏ xừ.Nói chung theo iêm ,dân Việt Nam học giỏi ,hơn các nước khác nhìu
yuyu
Ngày xưa , lớp anh học 40 người chỉ có 5 châu Á. 1 Nhật, 3 Đại Hàn, chỉ có anh là Việt Nam duy nhất. Ngoại ngữ thì người Á châu thậm có khi chí kém cả bọn da đen, nên thường chỉ đông trong các môn kỹ thuật, toán, tin học.... là nhưng môn ít đụng chạm đến ngoại ngữ phức tạp như các môn khoa học xa hội. Tuy nhiên nói không khó bằng nghe. Nói chỉ năm đầu là khá rồi, nhưng nghe phải từ năm thứ hai trở đi mới ổn.
tanng
Về trình độ giải quyết vấn đề thì chưa chắc tây đã hơn ta. Tụi lưu học sinh Việt nam vừa học vừa lo kiếm sống, kể cả con gái. Cái đó chắc hơn bọn lưu học sinh tây ở VN.
tanng
Hờ chị K

Tui phải cái viết thường không được rõ ràng, hay phải giải thích lại. Bọn Mỹ lao động trên đất nó thì dễ dàng thôi, vì đó là xứ sở của họ. Chứ còn lưu học sinh lạ nước lạ cái mà chật vật kiếm sống mới gọi là khó khăn. Thế nên tôi mới so sánh lưu học sinh việt nam ở nước ngoài với người nước ngoài học ở VN. Hì, nhưng so sánh như tôi cũng quá khập khiễng. Có lẽ so sánh hai nước cùng học ở nước thứ 3 thì chính xác.
yuyu
Lưu học sinh Việt Nam luôn khó hơn các nước giầu khác, dù là học ở nước thứ 3, vì bọn Tây, Mỹ luôn sợ học sinh Việt Nam ở lại, nên ngoài chuyện kiếm tiền đã khó rồi, lại còn phải lo giấy tờ rất ác. Vậy mà vẫn học được mới gọi là tài .
yuyu
[quote author=K. link=board=1;threadid=1570;start=0#26267 date=1048424584]

Không biết ở các nước khác ra sao, chứ ở Mỹ thì tất cả các du học sinh đều theo luật pháp di trú, tạm trú, visa cấp cho các học sinh nước ngoài y như nhau, không có kỳ thị chủng tộc nào cả . Tàu, Mã Lai, Singapore , Iran, Peru .... đi du học đều phải theo đúng luật (dĩ nhiên là luôn có kẻ hở.) Sinh viên nào xuất sắc sẽ được các hãng mời ở lại làm việc, hay trường đó mời ở lại dạy. Nếu không được như vậy thì họ thường hay kiếm ai có quốc tịch Mỹ, làm đám cưới thì ở lại luôn. Hay ở lỳ ... cho tới khi bị ... tóm. ;D Luật di trú ở Mỹ không kỳ thị nhắm riêng vào sinh viên của một nước nào .



K.


[/quote]

K. lại không thực tế rồi.
Hồi còn đang là sinh viên minh xin sang Mỹ rất khó, nó kỳ thị ra mặt hẳn hoi chẳng thèm úp mở gì : Trong khi các nước giầu thuộc châu Âu hay G7, Đại Hàn miễn visa, thì các nước khác phải xin visa nhưng chỉ phải đợi 24h , còn riêng mấy nước như Việt Nam, I Răng, I Rắc, Bắc Triều, Cu Ba ... nó đề rõ ràng trên thông báo phải đợi 3 tuần mới giả nhời, nộp trước lệ phí đăng kí ( ngoài lệ phí visa nếu được cấp ) đâu như 50$ , không hoàn lại ngay cả khi bị từ chối visa. Lần đầu xin visa, mất toi tiền, nó từ chối thẳng thừng, khi biết mình chỉ sống với học bổng, với lý do : " chúng tôi lấy làm tiếc không cấp visa cho bạn được vì bạn có nguy cơ nhập cư tiềm ẩn " (potential immigration),mà in sẵn trên giấy, không giả nhời miệng, nghĩa là các cases loại này quá nhiều, nó chỉ việc in sẵn một câu giả nhời giống nhau. Khi xin được việc làm rồi, họ mới chịu cấp visa sang Mỹ, nhưng lúc xuống sân bay ( lần đầu tiên ở Baltimore ) tụi hải quan và phú lít phi cảng dòm mình như một thằng nghi can, nó tống vào một phòng ( kiểu như phòng cách ly ) cùng mấy thằng đen, rệp và sì, hỏi han, vặn vẹo, vớ vẩn mất hơn 1h đồng hồ, mình cáu tiêt bảo thả cho tao ra lấy đồ, tau về , tau đ. thèm ở đây nữa ( may kìm được câu cuối này ;D ) nó không chịu, cứ om đấy mk, ;D đến nỗi mọi người lấy đồ về hết, người nhà đến đón tưởng nhỡ tầu rồi, toan về, nó mới chịu thả ra vào phút chót ! Có một thẻ kiểm soát entry lúc vào nó đóng dấu và ghi vào computer, khi ra phải nộp lại thẻ này, nếu không, lần sau cấm cửa ( mà nếu ở lại thì làm gì còn lần sau nữa ? Mk ;D ). Từ đó , các lần sau thì dễ thở hơn tẹo khi xin visa, nếu cứ chìa cái visa cũ trên bát bo, cùng phiếu lương và thẻ cư trú là nó ok, nếu không cũng cùi ! ;D Tụi nó kiêu căng, hách dịch không chịu được. Cả phòng đợi xin visa không có một cái ghế nào, không có ticket number nên cứ phải xếp hàng rồng rắn, mỏi rã cẳng suốt 5 tiếng đồng hồ, sợ đi là mất chỗ, vì đông quá , mk ;D Thế mà vẫn cứ đổ xô vào ! ;D
Phó Thường Nhân
hì hì,
Thế hoá ra bác yuyu cũng chịu cảnh như tôi à. Hồi trước, lần đầu tiên tôi định sang đó chơi, mặc dù lúc đó đã làm việc ở đây, cũng bị nó hoạnh hoẹ như thế. Cũng bị từ chối vì ở Pháp chưa được 5 năm. Cái Đại sứ quán Mỹ ở Paris trông như cái pháo đài, kiểm tra lên kiểm tra xuống. Lần đâu tiên tôi qua Mỹ, hoá ra lại do hãng gửi đi. Mang cái giấy của Hãng đứa ra thì họ không làm khó dễ gì cả, lại được miễn trả tiền phí, vì đó là visa business. Nhưng vẫn bị một cú gọi vào kiểm tra ở Dallas, họ nghi ngờ chỉ vì tôi mang cái valis nhỏ quá, chắc họ nghĩ mình định nhập cư lậu, cũng như trong giấy địa chỉ ở Mỹ là trụ sở của Hãng. Làu nhàu một lúc rồi họ cũng cho đi.
Nhưng chuyện này không chỉ có Mỹ đâu. Ngay cả Pháp, hay các nước Tây Âu khác cũng vậy thôi. Xin một cái visa vào Pháp, nó hoạnh hoẹ đủ mọi thứ giấy tờ, thái độ vênh vác. Ai đang học ở Pháp chắc cũng ngán cái vụ phải lên prefecture de police (kiểu như trụ sở công an Quận ở VN) để kéo dài thời hạn visa.
Tâm lý nhìn mỗi người của một nước đang phát triển như là một loại dân nhập cư lậu tiềm năng không phải cho có ở Mỹ mà có ở tất cả các nước phát triển Âu, Mỹ. Nhật, Hàn Quốc thì tôi không rõ ra sao.
Lissette
<author=NguoiVN>
Còn một cái yếu nữa là hay nói suông, thiếu nguồn trích dẫn. Bộ chú nói vậy là thuyết phục mọi người à? Chú thấy được bao nhiêu học sinh ta? Cái này hỏi thật lòng đấy.

=> cái này em trích trong Tuần san báo HHT mà laugh.gif
Dust


Vì sao học sinh Việt Nam không sáng tạo?



Học sinh Việt Nam nói chung là chăm học và học giỏi. Trong các cuộc thi quốc tế toán, tin, vật lý, hoá học..., Việt Nam luôn được coi là cường quốc. Người Việt trẻ ở nước ngoài cũng thường chiếm tỷ lệ cao trong số các học sinh – sinh viên đỗ đầu các kỳ thi. Tuy nhiên, sau những thành tích đó, chúng ta thấy hầu như rất ít học sinh có sáng tạo đáng kể, tương xứng với thành tích vinh quang mà họ đạt được.




Có nhiều lý do được đưa ra. Có nhiều người cho rằng, do đặc tính thụ động trong tư duy của người Á Đông, bắt chước người khác thì tài tình nhưng không thể sáng tạo ra cái mới. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, chính nền văn hoá và giáo dục của chúng ta đã làm thui chột khả năng sáng tạo của học sinh.



Lật lại lịch sử, từ thế kỷ 16 trở đi, người châu Âu không quản ngại nguy hiểm đi khai phá các vùng đất mới. Họ tìm ra châu Mỹ, châu Úc rồi ồ ạt đưa người sang khai thác, lập nghiệp. Kết quả là các dân tộc này giàu có lên, khoa học kỹ thuật phát triển, đời sống mọi mặt được nâng cao.



Trong khi đó, ông bà chúng ta bình yên trong luỹ tre làng, cố học thuộc Tứ thư, Ngũ kinh, học những tích xưa sử cũ đâu đâu bên Trung Quốc, thi thố từ chương để một ngày được “vinh quy bái tổ”, mơ đến những giấc mộng của thời Nghiêu, Thuấn thịnh trị xa xăm. Sự hạn hẹp về tầm nhìn, nền giáo dục lạc hậu đã đưa dần Việt Nam và các nước Á Đông tụt hậu xa so với các nước phương Tây, để rồi dần dần rơi vào ách thuộc địa.



Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu về nhân lực của nước nhà, chúng ta cũng đã có sự cải tiến rất nhiều về giáo dục và đào tạo. Hầu như chương trình sách giáo khoa của chúng ta so với các nước không khác là bao. Tuy nhiên, vấn đề lại là phương pháp giảng dạy.



Về các môn học tự nhiên như toán, lý, hoá, sinh..., các học sinh Việt Nam thường được học lý thuyết là chủ yếu. Chúng ta thường đổ lỗi cho sự nghèo nàn, lạc hậu của cơ sở vật chất, cơ sở thực hành thí nghiệm. “Làm sao có được cơ sở vật chất, cơ sở thực hành thí nghiệm hiện đại khi nền kinh tế nước nhà còn quá nhỏ để có thể trợ giúp đắc lực cho giáo dục như các nước phát triển?”



Nhưng chúng ta có thể chủ động sáng tạo ra các phương tiện cho riêng mình. Hơn nữa, những kiến thức mà chúng ta được học ngày nay là sự đúc kết các thí nghiệm từ lâu lắm, mà khi đó, người phát minh ra nó đã sử dụng những thiết bị lạc hậu. Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động trong việc thực hành, thí nghiệm nếu chúng ta thực sự động não.



Về các môn khoa học xã hội, giáo viên thường “ép” học sinh học thuộc lòng, kể cả văn học – môn học sáng tạo trong ngôn ngữ. Học sinh thường được nghe kể về cách nhìn nhận, đánh giá một tác phẩm văn học nào đó theo ý chủ quan của thầy cô (mà thực ra cũng nằm trong cuốn hướng dẫn giảng dạy), rồi bê nguyên xi vào bài làm mà không hề có những nhận xét, đánh giá mới. Cô giáo bảo miêu tả một con gà, rồi đem bài văn cho cả lớp chép, và cả 40 học sinh trong bài văn của mình đều “nhà em có nuôi một con gà trống”, dù sự thật nhiều em chưa thấy con gà trống bao giờ.



Một ví dụ nữa, chúng ta thương khen cô Tấm dịu dàng, hiền lành, tốt bụng, và tất cả học sinh đều nghĩ như vậy. Rất hiếm em phát hiện ra cô Tấm cũng có những “cái không được” như kiểu “giặt mà không sạch, tao vạch mặt ra” hay đổ nước sôi cho Cám chết, rồi lại “cắt đầu làm mắm” một cách ghê rợn. Hoặc có phát hiện ra cũng không dám phát biểu, sợ bị điểm thấp, vì những quan điểm đó không có trong đáp án.



Chính lỗi giáo dục đó đã triệt tiêu sự sáng tạo của các em. Trong nhà trường, các học sinh – sinh viên có điểm cao thường là những em có trí nhớ cực tốt. Nhưng trí nhớ chỉ là một phần của sự thông minh. Khi lớn lên đi làm, các em còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác, đòi hỏi sự nhanh nhạy trong phán xét, trong tư duy, trong việc ra quyết định. Đặc biệt, họ phải luôn biết sáng tạo trong thế giới cạnh tranh không ngừng.



Giáo dục trước hết là phải cung cấp kiến thức và ươm mầm cho sự sáng tạo, vì mục đích sáng tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội tương lai.



Chúng ta đang cải cách giáo dục, nhưng nặng về cải cách hình thức thi cử, tách ra nhập vào của các trường, các viện, tìm cách bồi dưỡng học sinh giỏi, thi thố và tìm kiếm tài năng học sinh – sinh viên qua các kỳ thi gian khó đối với các em. Chỉ có một điều ta quên mất, học trò dù giỏi đến mấy mà không có óc sáng tạo thì cũng mãi chỉ là học trò mà thôi.



Nguyễn Hiếu Nhân


Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Ubu
Bọn du học sinh nhà mình sang Tây tòan là "máu mặt của quốc gia" cho nên học khá cũng là việc thường. Nhưng mà qua đấy cũng thấy là dạng "máu mặt quốc gia" cũng chả ăn thua gì so với bọn máu mặt của Tây. Chứ còn so một bọn đã được chọn lọc với những đứa lau nhau bình thường của Tây thấy hơn rồi nghĩ là ta học giỏi hơn Tây thì thật đáng buồn.
Em có thằng bạn Đức ngày xưa học cùng vài môn. Nó viết bài thường thì tutor không bao giờ hỏi chỉ xem và tán dương thôi. Điểm của nó nhìn chỉ thấy 1 ( tức là 10 ) hoặc 0,7 ( kịch kim-làm tốt hơn đáp án ) chứ không bao giờ thấy 1,3. Bạn em hỏi nó sao nó làm bài tập hay viết cái gì cũng giải thích kỹ thế thì nó bảo :" tao không nghĩ về một vấn đề gì một cách đơn giản bao giờ".( Tcb, nghĩa là nó nhìn cái gì cũng rất phức tạp ). Nói chung là với lọai này thì dân VN không có cơ hội vượt lên được, cho dù chăm học đến đâu. cry1.gif Rất tiếc lọai thằng này ở trường em ( 30.000 đứa ) không ít-riêng trong ngành của em có độ 300 đứa thì dạng như thằng này cũng cả chục đứa rồi, và trường em chỉ là một trừơng trong 70 trừơng ĐH ở Đức.
n/a
QUOTE(Dust @ Jul 18 2003, 11:16 AM)


Vì sao học sinh Việt Nam không sáng tạo?


...
Trong nhà trường, các học sinh – sinh viên có điểm cao thường là những em có trí nhớ cực tốt. Nhưng trí nhớ chỉ là một phần của sự thông minh.

...


Nguyễn Hiếu Nhân


Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Hello, is it ME you're looking for ? rolleyes2.gif

Còn thì máu mặt quốc gia sang du học tại trường em (và các trường khác nữa) cũng vẫn thuộc loại máu mặt của trường, không chỉ là học hơn mà là học thuộc loại hàng đầu đấy chứ.
tdna
Học sinh tây nói chung cũng thường thôi ,tuy nhiên thằng tây nào gọi là siêu thì đố Việt bám nổi lông chân của nó .Bên Hung hiện tại có mỗi 2 anh học Toán (đôi khi Bu biết ,trong đó có 1 anh là Hữu Hội năm Bu ) ,anh thứ 2 là đồng chí Math (em đoán ) ở VNE ta .Tương lai của Toán học nước nhà ,đc Hữu Hội chưa có con điểm nào là dưới 5 (5 là điểm tối đa ) trong suốt 3 năm học .Tuy nhiên theo lời anh ,bọn tây đáng lẽ thầy phải cho chúng nó 6 ,7 tại chúng nó siêu quá cry1.gif
Đặc điểm của các chú học Toán ở Đông Âu ko như các chú Tây Âu ,các chú siêu Toán này ko bao giờ lề mề học gạo đâu mà cực nhanh và khôn Rất tiếc là cuối cùng tuy họ thường rất giàu nhưng nghề nghiệp ko là Toán nữa mà thường là kinh doanh
ex
hờ, ở chỗ em, các anh, các bạn giải Toán Tin quốc tế cũng nhiều, nhưng chả ai học pure math cả, toàn học soft hoặc comp sce, tất nhiên cũng toàn top cả.
Sóng
QUOTE(Lissette @ Mar 22 2003, 01:47 PM)
[color=Blue]1. Về học tập

Nói đến đây tôi lại thấy có thêm một điểm kém nữa của học sinh ta đối với học sinh quốc tế. Đó là kém sáng tạo, ngại tiếp xúc, không chủ động trong học tập và công việc, ở các nước phát triển trên thế giới, học sinh luôn chủ động tìm tài liệu nghiên cứu sách vở (cái này học sinh Việt Nam cũng có đấy thôi) nhưng cái chính là họ không bao giờ ngại ngùng hỏi thầy cô, tiết học luôn ở trong không khí rất sôi động vì bài giảng biến thành cuộc tranh luận rất bình đẳng giữa thầy và trò, các bạn luôn tự tin nói lên ý kiến của mình, bất chấp người ta sẽ cho là đúng hay sai… thế còn ở Việt Nam mình, nếu bạn mà hay đứng dậy hỏi quá nhiều thì sẽ bị bạn bè trong lớp coi là “hâm”, còn các thầy cô lại gán cho cái tội “thích nổi loạn”.


Tôi lấy một đoạn nhỏ về việc hỏi. Hỏi thực ra là một phương pháp rất quan trọng trong việc học tập.
Có điều, như tôi học đại học thì có lúc nào được hỏi đâu. Khi hỏi thì sad1.gif, "tôi giảng dễ hiểu thế mà anh ko hiểu là tại sao?" sad1.gif
Bạn bè thấy mình hỏi thì "Thằng điên, có vấn đề dễ thế mà cũng hỏi" hoặc "Thằng điên sao hỏi những vấn đề khó thế làm gì" rhino.gif rhino.gif rhino.gif rhino.gif rhino.gif
Rốt cuộc kiến thức của sinh viên ta thì luôn lửng lơ, nghe thì có vẻ hiểu, nhưng ứng dụng chẳng được bao nhiêu vì đã thực sự hiểu đâu. no.gif read.gif
Ngoài ra chính vì cái thói quen ko chịu hỏi, nên ko bao giờ lấy được thông tin hay. Cách giao tiếp trở nên cực kì dở hơi vì ko biết gợi chuyện.
thumbdown.gif
Thịt Chó 7 Món
Học sinh Việt Nam ta có truyền thống đoạt giải cao trong các kỳ thi khoa học quốc tế. Đúng là như vậy.

Toán học theo em chỉ là một công cụ tư duy và tính toán cho các ngành khoa học ứng dụng. Vai trò của Toán học rất quan trọng trong Vật lý, Tin học, Hóa học, Sinh học. Hay nói cách khác, Toán học là cơ sở của các ngành khoa học ứng dụng. Nước nào có một nền toán học phát triển chắc chắn sẽ phát triển về technology, khoa học-công nghệ. Nhưng muốn kiếm được nhiều tiền chỉ bằng Toán học có lẽ phải làm giáo sư đại học hoặc nhà nghiên cứu phát triển toán học làm việc trong các viện nghiên cứu toán. Điều này có lẽ chỉ dành cho những người thông minh, cực kỳ xuất sắc, và tỉ mỉ trong nghiên cứu. Đây là nguyên nhân cho việc nhiều người không muốn suốt đời theo đuổi toán học.
Hưng
Bên em hiện nay- bọn học Tin, Tóan ( pure hay tech cũng thế ), kinh tế vẫn là những bọn tính trung bình ra lương cao hơn các ngành khác 10-20%- bọn Tin và Tóan học xong khó có khả năng thất nghiệp, trừ khi dốt những vẫn muốn ở lại Berlin chẳng hạn thì mới dễ thất nghiệp.
Bọn học Tóan ra đặc biệt được yêu thích ở các công ty bảo hiểm, ngân hàng ( tức là cả sòng bạc cũng mê ), tư vấn đầu tư.v.v. nếu như chúng nó không thích học không đủ khả năng để nghiên cứu lên cao. Giáo sư Tóan cũng khá sướng vì các Projects của chính phủ, bang. .v.v. cũng giao trực tiếp cho giáo sư các trường làm cả. Khoa Tin của em hồi trước chính phủ cũng giao cho phát triển vệ tinh, khoa tóan có mấy ông cũng được giao cho cái projects khổng lồ là cải tạo hệ thống tuyến bay ở Đức, hay là tối ưu hóa tòan bộ các chuyến/ tuyến giao thông công cộng ở Berlin .v.v. Nói chung nhiều ông béo ú chứ chả gày gò đặc trưng đói khổ gì.
Hưng
Các chú Top ở trường bên Úc thì anh không biết thế nào chứ anh thì không cho là bất cứ một thằng VN nào có thể cưỡi được đầu Tây. Vấn đề nó không chỉ ở khả năng tư duy logic nhanh chậm, mà còn là cả khả năng tổng quát vấn đề, nhìn sâu vào vấn đề, và hiểu nguyên nhân phát sinh của vấn đề. Một sinh viên VN học tóan có thể hiểu cách giải phương trình bậc hai, có thể thuộc làu dãy số Fibonacci nhưng chưa chắc đã biết tại sao lại có dãy Fibonacci hay lại sao phải giải phương trình bậc 2. ( đây là nói ví dụ cho dễ hiểu thôi, còn thực tế các lý thuyết phức tạp xuất phát từ những vấn đề cụ thể phức tạp hơn nhiều ). Chính vì chỉ hiểu lý thuyết mà không hiểu nguyên nhân phát sinh lý thuyết nên khả năng đào sâu và đưa ra cách giải quyết sáng tạo của sinh viên VN chỉ là số 0 so với Tây. Và, vấn đề là người ta hơn nhau ở sự sáng tạo chứ không phải ở sự cần cù. Một cải tiến nhỏ trong cơ khí có thể tạo ra 1 triệu sản phẩm một ngày- bằng cả chục ngàn người lao động miệt mài cả ngày. Dân VN học gạo điểm cao thì nhiều, nhưng những thằng chuyên sâu và hiểu vấn đề thì không nhiều.
Muốn hiểu được vấn đề- sự tương tác giữa các lĩnh vực tưởng chừng như không hoặc ít có liên quan, ví dụ như triết học với vật lý, đòi hỏi phải đọc sách và sống trong một môi trừơng mà "khả năng mình được/bị/phải/đã từng nghe về sự tương tác đó nhiều". Việc này cũng tương tự như chuyện từ bé trẻ con ( kể cả trẻ con VN ) đã được nghe rất nhiều giai điệu nhạc ( ví dụ Turkish Rondo, for Elise ) phát trên tivi, radio nên về sau cứ nghe đến là nhận ra đã biết giai điệu này rồi. Về âm nhạc thì như thế, trẻ em VN khi đến tuổi có trí nhớ ( 5 tuổi trở lên ) đứa nào cũng có thể nhại lại ngay giai điệu mấy bản nhạc ấy mà không hiểu mình đã nghe từ bao giờ, biết, học từ bao giờ. Bọn Tây nó hơn mình cũng là ở chỗ này. Không chỉ có âm nhạc, mà khoa học, triết học, văn hóa nghệ thuật.v.v. nó đã ngấm vào máu chúng nó từ khi chúng nó còn bé- thông qua tivi, radio, các cuộc nói chuyện của người lớn trong khi đó đối với đa số trẻ em VN- những thứ này là những thứ xa lạ- vì trên tivi không có, bố mẹ cũng không nói chuyện, sách vở cũng ít và cũng không có môi trường tạo giao tiếp.
Có thể nhìn thấy sự khác biệt giữa thanh niên Tây và thanh niên ta-nhất là giới sinh viên- ngay chỉ qua cách ăn mặc và tranh biện nhà cửa. Thanh niên Tây không ăn mặc kiểu a-dua cả trăm như cả trăm như thanh niên VN. Thường thì nếu chúng nó có giản dị đến mấy- thì kiểu giày dép, quần áo của chúng nó vẫn khác những đứa khác. Cái cá nhân tính ấy nó thể hiện một điều đơn giản là chúng nó đứa nào cũng hiểu là mình thế nào, mình có gì, và mình muốn gì. Tại sao dân châu Á du học ở các nước tư bản thường được sinh viên bản xứ nhìn với đôi mắt buồn cười? Đó là vì chúng nó nhận ra bọn châu Á là một lũ vẹt mà thôi. Nhìn đi phải nhìn lại- đấy là chính chúng ta tự khinh bỉ chúng ta, trứớc khi chúng nó coi thường dẫn đến phân biệt chủng tộc. devil2.gif
Isu
Tuy hơi quá chút nhưng cái đoạn này đồng ý với Bu. Đồng ý với cái đoạn do giáo dục từ bé đã chuối nên xu hướng phát triển không đồng đều cũng như lòng vòng. Mọi thứ để làm được đều cực kỳ lòng vòng. Đến lúc có làm được thì ý tưởng một là nguội hai là tõm. Xu thế của dân Việt Nam (tớ chỉ biết dân VN thôi ) thích theo một cái quy chuẩn cho toàn diện. Tớ thấy mệt mắt khi ra đường thấy các cô giống hệt nhau như đúc. Hồi xưa tớ cũng học toán rồi nhảy sang học hóa vì ở lớp hóa số lượng các cô đồng đều hơn sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif. Công bằng mà nói, hồi tớ học đại học về IT ở BK, tớ thấy ở chỗ đó còn khá hơn ở chỗ khác rất nhiều khi thường cho sinh viên một con đường mở (và tớ khoái chọn cái này vì nó hợp với thằng lười đi học như tớ, ít ra là thế sp_ike.gif ), thay vì thi cử, sinh viên có thể chọn một trong các bài tập thầy cô ra, hoặc có thể đề xuất với thầy cô một vấn đề, rồi bảo vệ và ko phải thi nữa. Tớ chỉ tiếc là giá mà các thầy cô có thể cho sinh viên làm cùng trong thực tế thì tốt, nhưng tớ đồ rằng người VN cũng chả tin mấy ông ở trường đại học nên các thầy cô chắc cũng chỉ đá được ở ngoài vừa đủ, thứ hai là vẫn không tin rằng sinh viên lại có thể làm được cùng mình. Riêng cái chuyện thích nhìn mọi thứ phức tạp lên tớ dek đồng ý lắm với Bu, vì chủ trương của tớ là đơn giản mọi chuyện đi mới khó, bản chất sự việc thường đơn giản khó tin. Nhưng nếu hiểu vấn đề phức tạp theo khía cạnh nhìn một đề bài theo nhiều chiều cũng như có khả năng nêu ra được sự mở rộng có thể theo các chiều đó thì quả thật là các ông thầy chưa có. Tớ nhớ hồi bé tí chữ viết của tớ cực đẹp, rồi sau đó hỏng bét vì đi học thêm Toán, ông thầy chỉ chấm 3 thằng đầu tiên làm nhanh nhất, và tất nhiên làm nhanh thì chữ không thể đẹp được. Mặc dù đôi khi tớ thấy Toán học rất đẹp, nhưng quả thật tớ vẫn mít đặc vì các ông thầy thường chỉ ra một cái đề bài, rồi hì hục giải. Chả có mấy ông thầy lầu bầu, tao tiếp cận đề bài theo cách này, dek được nên tao lại xoay ra thế này, rồi úm ba la ra rồi. Các ông thầy đều làm cho việc giải được bài toán là một cái gì đó tự dưng Chúa trời mách bảo,chứ dek phải là lao động cực nhọc của suy nghĩ...
Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.