Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Thế Hệ @
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2
The Devil
Bắt chước bác VNHL vào Talawas, đọc được bài này đầu tiên. Paste cho cả làng xem nhá

============

Socola


Những cái bóng lờ nhờ



Trong tin học, kí hiệu @ chỉ là kí hiệu để xác định địa chỉ.

Không biết thuật ngữ "Thế hệ @" xuất hiện bao giờ, có lẽ từ khi từ báo Sinh viên Việt Nam có chuyên mục "Thế hệ @" để chỉ những người trẻ tuổi, những sinh viên. Tại sao lại là @ mà không phải là các kí hiệu khác, các thuật ngữ khác. Có lẽ xuất phát từ chiếc xe Honda @ xuất hiện ở Việt Nam cách đây hai hay ba năm gì đấy. Nó là niềm mơ ước của giới trẻ vì nó "đẹp". Đơn giản là đẹp - vì theo quan niệm của những người trẻ tuổi, và không chỉ những người trẻ tuổi, cứ cái gì đắt thì là đẹp, và dĩ nhiên đã đẹp thì là mode.

Và sau đó chắc người ta nhớ ra @ là một kí hiệu sử dụng phổ biến trên internet (với nghĩa nguyên thủy là xác định địa chỉ). Và người ta gán cho những người trẻ tuổi là "Thế hệ @": vì đó là thế hệ biết dùng internet, thế hệ biết đi xe @, giầy Nike, điện thoại Nokia, thế hệ của tóc vàng hoe, thế hệ của quần ngáp trễ trên ngắn dưới...Nhẩy nhót, múa may trong vũ trường.

Tôi sinh năm 1977, tốt nghiệp ở một trường đại học công lập thuộc loại danh tiếng ở Việt Nam, hiện tại cũng là một trong số hàng ngàn thanh niên hàng năm sách vali đến các nước châu Âu, Mỹ...để học tiếp. Nơi tôi chọn đến là nước Nga. Và tất nhiên sau khi học xong quay về Việt Nam tôi cũng muốn kiếm được nhiều tiền, muốn được làm việc trong phòng máy lạnh ở thành phố lớn Hà Nội hoặc Sài Gòn...Tôi cũng dùng internet, cũng đi giầy thể thao Nike, cũng dùng điện thoại di động Nokia, cũng đến vũ trường nhẩy nhót, cũng ...cũng ...và cũng...Và như thế chắc tôi cũng được xếp loại vào thế hệ @ theo định nghĩa của tác giả Mai Chi và một số người khác đang tranh luận. Và tôi chấp nhận. Vậy cho phép tôi được đưa ra một vài suy nghĩ của mình.

Trong tất cả các bài tham gia vào tranh luận mới chỉ chỉ ra những biểu hiện bên ngoài của thế hệ @, chưa ai đi sâu vào bản chất, tại sao thế hệ @ lại như vậy, những suy nghĩ của họ.

Trong xã hội, bất kể loài người hay loài vật đều có sự kế thừa và tiếp nối, thế hệ @ cũng không loại trừ. Vậy có ai đặt ra câu hỏi thế hệ @ đã được giáo dục thế nào không? Tác giả Mai Chi có đưa ra câu hỏi: "Nếu bạn đang hay đã học ở nước ngoài tôi cá rằng bạn chưa từng có một đứa bạn Việt Nam nào chơi trong dàn nhạc giao hưởng sinh viên của trường, hay tham gia câu lạc bộ chụp ảnh, hay xuống đường biểu tình chống chiến tranh, hay viết bài cho Greenpeace."

Vâng tôi xin trả lời là đúng, tôi không tham gia vào dàn nhạc giao hưởng. Vì sao ư? Vì tôi mù nhạc lý. Tại sao? Tại vì tôi không được học. Vì thế hệ liền trước tôi, cụ thể là bố mẹ tôi cũng mù nhạc lý, và không coi trọng âm nhạc, từ bé tôi luôn được nhồi nhét phải học thật giỏi toán. Ngay đến cả văn học cũng không cần phải học nhiều. Còn âm nhạc thì dĩ nhiên là chưa bao giờ được đề cập đến trong các kiến thức cần được giáo dục của tôi. À có, chúng tôi có được học nhạc ở trường cấp 2, nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc dậy vài bài hát thiếu nhi, vị trí các nốt nhạc trên khuôn nhạc, cách viết khóa son và ....chấm hết.

Và chúng tôi là thế hệ kế thừa của thế hệ đi trước, thế hệ đã quay lưng lại với âm nhạc - nghệ thuật. Thỉnh thoảng một vài tờ báo lại nêu ra câu hỏi: Khán giả Việt Nam hôm nay quay lưng lại với nghệ thuật múa, nghệ thuật truyền thống, quay lưng lại với điện ảnh. Thế còn khán giả của ngày hôm qua?

Vâng, ở đây nhiều người có thể phản bác lại là thế hệ trước tôi sống trong chiến tranh, đất nước khó khăn. Vâng điều đó đúng. Thế nhưng trước kia, những năm đầu của thế kỉ 20 âm nhạc và nghệ thuật hiện đại Việt Nam tương đối phát triển (Theo như nhận định của một số học giả, và ngay cả nhiều bài viết trong diễn đàn cũng có đề cập đến) và được tiếp nối thành công trong cuộc kháng chiến thứ nhất. Lúc đó cũng gian khổ, cũng khó khăn, nhưng vẫn để lại những tác phẩm âm nhạc, múa, thơ ca...được coi là bất hủ. Thậm chí điều này vẫn được tiếp nối trong cuộc kháng chiến thứ hai của dân tộc. Những bài hát "Tình ca", "Người Hà Nội", "Trường ca sông Lô", "Câu hò bên bờ Hiền Lương" ...những điệu múa "Cánh chim mặt trời"... Thậm chí đến cả opera "Cô Sao"...Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ", "Em Thúy"... vẫn được đánh giá là "đỉnh cao" của nền nghệ thuật đương đại. Vậy thế hệ trước tôi đã và đang làm gì cho cái nền nghệ thuật đương đại Việt Nam. Và chẳng hóa ra từ sau đó thì nền nghệ thuật đương đại Việt Nam đi xuống.

Cho tôi cũng xin được mở ngoặc thêm ở đây: Tôi đang sống ở nước Nga, một đất nước sau khi chế độ XHCN sụp đổ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có những mặt khó khăn hơn Việt Nam rất nhiều. Nhưng nhiều gia đình vẫn cố gắng cho con cái họ đi học nhạc, theo học các khóa học về nghệ thuật, viện bảo tàng của họ ngày nghỉ và ngày chủ nhật vẫn đông nghẹt những ông bố bà mẹ dẫn con cái họ đi xem...Thử hỏi ở Việt Nam có ông bố bà mẹ nào dẫn con đi vào viện bảo tàng vào ngày chủ nhật không? Và tôi cũng không được dẫn đi.

Vế thứ hai của câu hỏi đặt ra là vì sao chúng tôi không xuống đường chống chiến tranh Iraq. Tại sao? Câu hỏi này có lẽ nên đặt ra cho những người đang lãnh đạo đất nước. Tại sao trong ý niệm của đại bộ phận thanh niên Việt nam, cứ xuống đường biểu tình, phản đối là không được phép,là không tốt? Dù là biểu tình phản đối một cái xấu như phản đối chiến tranh ở Iraq, chống toàn cầu hóa, phản đối việc Mỹ rút khỏi hiệp ước tên lửa đạn đạo IBM....

Và đặt câu hỏi này cũng đặt ra cho những gì chúng tôi đã được giáo dục. Bố mẹ, ông bà ta vẫn dậy "Một điều nhịn là chín điều lành...". "Cứ nhịn là hơn con ạ". Và vì thế chúng tôi là những cái bóng nhờ nhờ về quan điểm chính
trị.

Nếu ai hỏi một người trẻ tuổi thuộc thế hệ @: "Mục đích và lý tưởng sống là gì?" Tôi xin cam đoan là nhận được câu trả lời "Kiếm được nhiều tiền". Khi đấy người hỏi sẽ lắc đầu thở dài... Nhưng nếu hỏi ngược lại người hỏi cũng câu đấy, chắc chắn cũng không nhận được câu trả lời. Chẳng nhẽ lại trả lời "Chúng tôi đã hết thời tuổi trẻ, nên không cần lý tưởng sống". Còn những người trẻ tuổi thì hình như không bao giờ hỏi nhau câu này cả.

Vâng, chúng tôi nhận được một nền giáo dục như thế thì điều mà thế hệ trước nhìn thấy là điều tất nhiên.

Không hiểu được âm nhạc, chúng tôi thấy trên internet, trên MTV những bài hát này đang thịnh hành, đang mode, chúng tôi lao vào nghe, rồi chúng tôi cũng khen hay, chê dở. Chúng tôi hát theo, và cho thế là sành điệu.

Không được có được cái nhìn của mỹ thuật, chúng tôi thấy trên MTV, sách báo, phim ảnh các ca sỹ, diễn viên, các thần tượng của chúng tôi mặc cái quần ngáp, lòi cái quần lót boxer, mặc cái váy ngắn cách rốn 10 phân cách đầu gối 20 phân, chúng tôi cho là đẹp.Chúng tôi mặc theo. Rồi chúng tôi khen nhau là những người theo kịp mode thế giới.

Tuổi trẻ phải có một cái gì đấy say mê, để thỏa những khát khao, để giải tỏa những năng luợng đang chảy cuồn cuộn trong người. Vậy còn cách nào khác là lao vào những cuộc đua xe gào rú trên xa lộ, những đêm quay cuồng trong vũ trường...Còn những chuyện chống chiến tranh, chống toàn cầu hóa, chống thử tên lửa đất đối không...Ôi những chuyện tầm phào, nói ra người đồng trang lứa tưởng tôi rơi xuống từ cung trăng, hay nói một cách chính xác là "đồ Trâu Quỳ xổ lồng". Nhưng nếu nghiêm túc đặt ra những câu hỏi này thì chúng tôi biết làm gì với chúng khi chúng tôi thực sự chỉ là những cái bóng lờ nhờ.

Nhưng còn những điều chúng tôi đang làm thì sao?

Câu trả lời "Kiếm được nhiều tiền" có gì là xấu. Để kiếm được nhiều tiền tôi đã từng phải 17 năm học ở trường và giờ đây lại đang tiếp tục học. Để kiếm được nhiều tiền tôi đã từng làm việc 12h một ngày, 7 ngày trong tuần. Làm đến mức mẹ tôi phát khóc. Nhưng tôi không muốn ngửa tay xin những đồng tiền của bố mẹ. Tôi không còn là trẻ con nữa.

Chúng tôi học tiếng Anh, học vi tính, quản trị kinh doanh phải chăng là những điều không có ích cho xã hội.

Đúng là xã hội còn quá nhiều việc phải làm, nhưng ngay một lúc không thể giải quyết hết được và không chỉ có riêng thế hệ @ phải có tránh nhiệm giải quyết. Và nó cũng là những điều vượt khỏi tầm tay, bởi những việc đấy đang nằm trong tầm tay của thế hệ mà cách đây 20 năm, nếu tin học phát triển như bây giờ, họ cũng sẽ được gọi là thế hệ @.

Trong bài viết của tác giả Đỗ Kh. lại viết

Chuyện thế hệ là chuyện muôn đời (khi mặc áo dài có nên mặc quần đồng màu?) và trở về phần chúng ta, thực trạng của đất nước ngày nay thiết nghĩ không cho phép cái thế hệ trước đằng hắng giọng mà lớn lối. Nếu thế hệ còng chữ a ngày nay có cần phải dẫn giắt, ắt không phải cha anh họ, những người từng bị kềm cặp trong cái còng số tám của chiến tranh và nghèo đói, lại là những người xứng đáng.

Vậy thì ai dẫn dắt thế hệ @. Bài học Đông du của cụ Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh vẫn còn nguyên giá trị.

Trong cuốn "Người Trung Quốc xấu xí" có một đoạn tác giả Bá Dương viết:

"Tôi nhớ thuở bé thầy học bảo chúng tôi:" Hy vọng của nước nhà đặt nơi các em". Nhưng rồi chúng ta bây giờ thì sao? Lại đến lượt chúng ta hướng về đám thanh niên bảo: "Các em là hy vọng của tương lai Trung Quốc ". Cái kiểu cứ đùn đẩy trách nhiệm từ đời này xuống đời khác sẽ còn kéo dài cho đến bao giờ?"

Tôi xin lấy câu hỏi này của Bá Dương làm câu kết cho bài viết của mình. Thế hệ chúng tôi sẽ phải tự tìm cho mình con đường nào là đúng. Tất nhiên là có kế thừa, có phát triển, nhưng điều quan trọng phải biết nhìn nhận và tránh những sai lầm của thế hệ truớc. Và mong sao những người đi trước nhìn nhận chúng tôi với ánh mắt bao dung, độ lượng hơn và đừng chụp mũ cho cả một thế hệ khi chỉ nhìn từ một vài cá nhân.
The Devil
Tiếp tục nè. Bài này cũng được, chỉ có điều là chọn cái tên ghê quá laugh.gif

===========

Song Anh



Tuyên Ngôn Của Thanh Niên Thế Hệ Mới



Đọc bài của tác giả Mai Chi và của một số người phê phán "thế hệ @" tôi thấy có một số "vết gợn lớn", xin được nêu lên và thảo luận dưới đây.


1.Cần thận trọng khi áp dụng phép quy nạp

Chúng ta không thể có một đánh giá chính xác về một thế hệ trên cơ sở quan sát một số thành viên, hoặc thậm chí một vài nhóm trong đám đông, đơn giản vì mẫu quan sát của chúng ta không có tính đại diện. Nơi nào, thời nào cũng có "con sâu bò rầu nồi canh". Bên cạnh cha con Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và đại tướng Trần Hưng Đạo cũng còn có "Cô" Trần Ích Tắc và những tên phản quốc hèn nhát; bên cạnh Hồ Chí Minh và những người chiến sỹ cách mạng xả thân vì nước thì cũng đâu có thiếu những con mọt hại dân hại nước, bán nước cầu vinh. Âu cũng là lẽ thường tình của những vận động xã hội, kết quả của những cuộc đấu tranh sống còn giữa thiện và ác trong chuỗi sinh sinh hóa hóa vô tận này.


2. Không nên đi tìm một "mẫu số chung" cho thanh niên

Có vẻ rằng khi phê phán thế hệ @, Mai Chi và các tác giả khác đã có trong đầu một hình mẫu lý tưởng về thế hệ thanh niên hiện nay. Nếu đúng là như vậy thì đó là một sự ngây ngô về con người và về cuộc đời. Có ai trong chúng ta thích một bản nhạc trong đó chỉ có độc một âm (monotone)? Nếu chỉ độc một âm thì không thể thành nhạc được! Cũng như vậy, một bức tranh sinh động chỉ được tạo bời các gam màu đa sắc. Vẻ đẹp, sự quyến rũ say mê của cuộc sống nằm ở tính đa dạng và phong phú của nó. Vậy hãy nên để cho sự đa dạng này được phát huy hểt mình, thể hiện hết mình trong cái thế sinh động trời phú cho nó. Thanh niên là những con người tràn trề năng lượng, trong họ chứa đầy ước mơ và hoài bão, nếu cũng lại gò họ vào những khuôn sáo chết cứng thì cũng ngang bằng việc tước đi tuổi trẻ của họ.

Nói như vậy không có nghĩa là tôi đồng ý với những hành động buông thả của một số thanh niên hiện nay. Nhưng cũng cần lưu ý rằng họ là những công dân của đất nước này, họ có quyền lựa chọn và phải chịu trách nhiệm trước những hành động của mình. Vậy nên hãy cứ để trăm hoa đua nở, mỗi bông hoa có vẻ đẹp riêng của nó, và bông hoa nào hợp với cuộc đời sẽ tự khẳng định được mình và "di truyền" tính trồi của mình sang những bông hoa khác.


3. Không nên suy nghĩ hộ thanh niên

Mỗi thời, với điều kiện lịch sử của mình, đều có một sứ mệnh nhất định. Thanh niên chúng tôi ý thức được rằng chúng tôi có sứ mệnh làm cho bản thân mình, gia đình mình, nhân dân mình được sống một cuộc sống văn minh trong ấm no và hạnh phúc; và chúng tôi tin rằng chúng tôi có quyền lựa chọn đường đi cho thế hệ mình. Trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử này, bài học của các thế hệ đi trước và của những dân tộc tiến bộ luôn là những bài học vô giá. Chúng tôi sẵn sàng học hỏi, tiếp thu một cách có chọn lọc để biến những di sản chung này thành của mình, để phục vụ mục đích của mình.


4. Không nên cho rằng chỉ thước đo của mình là đủ 100 cm

Tôi không thích thái độ đánh giá như một quan tòa của Mai Chi và những người chỉ biết phê phán thế hệ @. Về điểm này, tôi thông cảm với bạn Socola. Nếu ai cũng tin rằng chỉ có thước đo của mình là đủ 100 cm, còn thước của tất cả những người khác chỉ có 70 phân, thì kết cục chỉ là một sự phê phán nhau một cách loạn xị. Mỗi thời mỗi khác, và vì vậy cũng không nên lấy tiêu chuẩn của thời hôm qua để đánh giá các biến số của thời nay. Thấu hiểu điều này, chúng tôi cũng không muốn lấy thước đo của chúng tôi ngày hôm nay để quay ngược lại phán xét một cách độc đoán những thế hệ đi trước mình!


5. Nên biết đặt câu hỏi ngược

Không nên chỉ biết chê trách thanh niên @ mà nên đặt câu hỏi "tại sao họ lại như vậy?" Rõ ràng rằng lối sống của thanh niên @ không phải là do "trời sinh ra thế". Tôi nhớ lại khi đi học phổ thông, hầu như ở trường nào cũng có khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn". Lời dạy của đức Thánh Khổng vẫn còn nguyên chân giá trị của nó. Thế nhưng chúng tôi biết học lễ ở đâu khi nhiều người lớn mà chúng tôi biết sống không có lễ; biết học văn ở ai khi mà ngay cả những bậc học rộng tài cao, thày của chúng tôi, mà luận án tiến sỹ cũng chỉ là kết quả của một sự sao chép nhào nặn thô thiển. Trước khi mắng con là "đồ mất dạy", thiết nghĩ là bậc phụ huynh nên tự hỏi là liệu nó đã từng "có dạy" hay chưa và làm sao để đến nông nỗi "mất" cái dạy ấy.


6. Không nên nhầm lẫn hiện tượng với bản chất

Mai Chi viết "Nếu bạn đang hay đã học ở nước ngoài tôi cá rằng bạn chưa từng có một đứa bạn Việt Nam nào chơi trong dàn nhạc giao hưởng sinh viên của trường, hay tham gia câu lạc bộ chụp ảnh, hay xuống đường biểu tình chống chiến tranh, hay viết bài cho Greenpeace". Nếu được phép khuyên anh (chị, chú, bác, cô) Mai Chi, tôi khuyên rằng không nên thuần tuý nhìn hiện tượng để phán xét về bản chất, đơn giản là vì điều này thực sự vô nghĩa.

Xin nói thêm rằng tôi cũng đang học ở nước ngoài. Tuy tôi không chơi trong dàn nhạc giao hưởng của trường nhưng trong lòng tôi có một cây đàn, nó đang ngân nga những giai điệu hướng về tổ quốc, nơi đồng bào tôi đang sống tuy vất vả nhưng quả cảm và thấm đậm tình người. Cây đàn trong tôi nảy những tiếng buồn khi nghe tin thiên tai lũ lụt, rung những tiếng vui khi biết dân mình năm nay được mùa, chung vui ăn tết …

Tôi cũng không tham gia biểu tình chống Iraq vì tôi nghĩ đời sau không ai chê Quản Trọng nhát gan lùi về phía sau khi ra trận. Tuy nhiên tôi vô cùng thông cảm với nhân dân Iraq, những người dân vô tội và không có sức tự về đang phải chịu những làn bom đạn như người dân nước tôi đã từng phải hứng chịu.

Tôi cũng chưa từng viết bài cho Greenpeace, nhưng tôi lên tiếng trên diễn đàn talawas này để bảo vệ danh dự cho thanh niên thế hệ chúng tôi, để nói hộ bản tuyên ngôn cho thế hệ mình, rằng tạo hóa ban cho thanh niên chúng tôi những quyền không thể xâm phạm, trong đó có quyền được sống một cách độc lập, được tự do suy nghĩ, hành động và tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình, và tất nhiên cả quyền mưu cầu hạnh phúc theo quan niệm của chúng tôi!

Và cuối cùng, tại sao @ lại là xấu nhỉ? Nếu phân khối lớn, chạy được nhanh, giúp được Đời, nâng được Đạo, tải được Văn thì @ cũng tốt chứ sao


© 2003 talawas
Mr. Smith
Lại cái chủ đề này, thực ra tớ nghĩ thế hệ @ thực sự của VN phải là thế hệ 8x, 9x.
Còn thế hệ 7x như tớ với bác Kem chỉ là bước đệm, là cái cầu nối thôi, nói chung là bỏ đi 50% rồi.
Còn chuyện biểu tình, không phải thanh niên coi biểu tình là xấu mà là họ không biết mình có được quyền biểu tình hay không và có vô số rủi ro đi liền với việc đứng ra phản đối bất cứ một cái gì đó. Chứ nhìn phong trào thanh niên sinh viên miền Nam ở Sài Gòn ngày trước thì không thể nói là do giáo dục, do tính nhường nhịn mà thanh niên không xuống đường biểu tình. Chết, lại nói chuyện chính trị rồi.
Bài viết mà bác Kem post cũng có một số điểm đúng nhưng nói chung không phải là tích cực lắm, đại khái cũng như bảo "các vị biết quái gì mà nói, mặc kệ chúng tôi".
Mà thực ra không phải mục đích sống của tất cả những người tuổi trẻ đều là kiếm thật nhiều tiền. Chỉ cần có khoảng 70-80% người trẻ tuổi nghĩ vậy thì cũng đã là may cho nước Việt quá rồi.
TanNg
Nhìn chung tôi thấy thế hệ @ bây giờ hơn thế hệ tôi ở nhiều điểm: học giỏi hơn, nhanh nhẹn hơn, yêng hùng hơn. Chả hiểu tại sao cứ thấy các vị phân tích chê bai loạn cả lên. Nhưng mà các lý luận phản đối Mai Chi ở trên tôi chỉ đồng ý mỗi một điểm là hãy để thanh niên lựa chọn. Còn lại thì chẳng đồng ý điểm nào. Lười viết quá.
Mr. Smith
Túm lại, nghĩa là mấy bài tớ đọc trên Talawas về chủ đề này, chẳng thấy bài nào đọc được, tác giả tỏ ra nhìn xa hơn được cái chóp mũi của mình.
The Devil
Hì hì, các bác cứ nghĩ thế nào. Tớ là tớ thấy nó cũng đọc được đấy, tức là đọc xong nó thì cũng thấy tác giả thể hiện ra được một số quan điểm, ý tưởng tương đối chính xác và tiến bộ laugh.gif Việc đọc bài hay nhìn nhận con người / sự việc đôi khi chỉ khác nhau ở ... cái góc nhìn, hì hì, như là việc đánh giá một người con (gái) là thừa hưởng được sự thông minh của ... mẹ và sắc đẹp của ... bố hay là ngược lại (tức là thông minh của bố + sắc đẹp của mẹ) mà thui (copyright by Nống). v.gif

stupid.gif
Mr. Smith
Bài đó thoạt mới đọc thì thấy có lý nhưng xem lại thì thấy đó chỉ là lời phản ứng của một đứa trẻ bị bố mẹ mắng, không xứng đáng là thế hệ chủ nhân của đất nước. Cái gì mà các ông không sáng tạo được gì mới thì chúng tôi cũng cần gì biết đến văn học nghệ thuật, rồi hồi nhỏ tôi không được bố mẹ cho đi xem bảo tàng nên bây giờ tôi dốt là tất nhiên....

Nói chung là chẳng có gì đặc sắc cả. Người viết bài đấy thực ra chưa thể đại diện cho thế hệ @ được, anh ta cũng ở tầm tuổi của tớ với bác Kem, tức là lớn lên trong thời buổi đất nước mới bắt đầu cải cách. Tớ cũng không tự đặt mình vào thế hệ @ đấy, không phải là do sự khác biệt về mặt hình thức, như tớ không đi giầy Nike, ít đến vũ trường, không khoái MTV... mà là tớ cảm thấy mình là sản phẩm của một thời kỳ khác.

Tớ trông mong nhiều hơn vào thế hệ 8x, những người này mới thực sự gọi là @ được. Chứ như tớ lên Đại học mới biết dùng máy tính để chơi Games mà cho đến giờ cũng chưa từng đi thử xe @ lần nào... tức là thua kém cả về điều kiện, tri thức lẫn sự hưởng thụ. Các bạn cứ nghe MTV đi, cứ thần tượng Boy Bands với Britney Speers, cứ việc tự biến mình trở thành sản phẩm của truyền thông đi, thì rồi sẽ có những lúc các bạn chán những thứ đó để đi tìm những cái mới hơn, độc đáo hơn, sâu sắc hơn, sáng tạo hơn.

Chứ còn chẳng bao giờ biết đến hay là luôn luôn thiếu thốn thì có thể làm được cái gì thực sự có giá trị không?
xanh
Ngày đen đủi :(( .

Thôi ngồi nói chuyện với các bác cho nó đỡ chán vậy. Em lại phải đồng ý với bác Kem về điểm này, bác lại nói đúng ý em (Bin Laden đâu sp_ike.gif ), đúng hay sai cũng là do quan điểm của mỗi người thôi.

Hôm nọ lò dò theo cái link của chị Rain thì gặp ngay ông bạn vàng. Không, phải nói chính xác ra là bạn em dưới góc nhìn của người khác. Híc, đọc xong bài đấy em tá hỏa, bạn mình đấy à, cô nàng toàn dùng những động từ và tính từ ... híc (phát nữa) .... bạo lực để tả. Nào là "ấn", "nhét", "đầu gấu", "tống"... KHổ thân nó.

Để em tả bạn em cho nó khách quan sp_ike.gif (bênh bạn mình một tí), cũng điện thoại di động kêu ầm ĩ, cũng xe máy như ai ( xe gì chẳng biết chỉ thấy nó kêu phành phạch blink.gif ), hàng tuần đi bowling, night club ở HN thì không đâu không biết. Chắc nhìn ngàoi thì ai cũng tưởng dạng @ nono.gif , đú đởn cũng nên. Mà đúng thế rồi còn gì.

Nhưng để có tiền để đi chơi như thế đâu có dễ. Một đứá SV mới ra trường được có 1,2 năm mà đã tính đến chuyện mua car, tối tối lượn lờ quanh mấy cái jazz club. Thật bọn cùng khóa nhìn thấy nó ngưỡng mộ luôn :sss: . Cũng làm công ty nhà nước mà nó kiếm tiền xủng xẻng, có thể nói từ cái kim vào tay nó cũng ra tiền chứ đừng nói đến những vật to lù lù, giá trị lên đến hàng dãy số 0.

Em là em cứ chỉ mong được @ như nó :phuphu:
Mr. Smith
Em xanh muốn @ như cậu bạn em thì dễ ợt. Cưới cậu ấy một cái là xong.
Hì tớ cũng đọc cái bài ấy trên TTVNOL, hóa ra là bạn em à. Tớ thấy cậu ấy cũng có vẻ hay hay đấy chứ (mà ai có tên đấy thì không phải là thiên tài thì ít nhất cũng hay hay rồi). smoke.gif
Thì có ai bảo cậu viết bài ấy nói sai đâu nhưng mà ý kiến của cậu ta đơn giản, một chiều quá, chỉ nói lên những gì mình nghĩ và cảm thấy trong đầu mà không thử đặt địa vị mình vào người khác hay người khác vào mình.
The Devil
Bác à, cứ đặt đi đặt lại như xế trong khi thời gian nó có thèm đợi mình đâu, hic hic. Năm tháng thì cứ trôi đi vùn vụt, chửa kịp đặt xong thì đã ... móm rùi còn đâu cry.gif

Cứ phải hừng hực khí thế cách mạng xông pha vào đời mới được. Let's rock and roll, nhở em Xanh nhở.

rockon.gif

P.S: Mà bác ko được dỗi mí cả ghen bóng ghen gió như thế nhá. --> "Cưới cậu ấy một cái là xong." :here:
xanh
mà ai có tên đấy thì không phải là thiên tài thì ít nhất cũng hay hay rồi

Em biết cái hay của người mang tên đấy rồi. Chí ít thì cũng được thưởng thức thế nào là hay sp_ike.gif , nhở bác Linh nhở.

Đấy cứ nhìn vào cái bài của người ta tả về cậu ta thì thấy rõ về kiểu nhìn người phiến diện như thế nào trong khi đó một con người để có thể biết được người ta như thế nào thì phải mất một khoảng thời gian dài chứ đâu chỉ gặp nhau ngồi ăn bát tiết canh là có thể đưa ra một trang nhận xét dài dằng dặc được blink.gif (vẫn acay huh.gif ).

Em thấy báo chí nhà mình nói chung mang tiếng là Phóng Sự nhưng thực ra chỉ phản ánh được bề nổi của sự việc chứ chẳng đưa ra được cái gì gọi là mang tính thực tế cả. Đọc chỉ để giết thời gian thôi, còn muốn hiểu thì .... nono.gif
The Devil
Tặng các bác bài hát ưa thích của Kem

============
Twist and shout

Well, shake it up, baby, now, (shake it up, baby)
Twist and shout. (twist and shout)
C'mon c'mon, c'mon, c'mon, baby, now, (come on baby)
Come on and work it on out. (work it on out)

Well, work it on out, honey. (work it on out)
You know you look so good. (look so good)
You know you got me goin', now, (got me goin')
Just like I knew you would. (like I knew you would)

Well, shake it up, baby, now, (shake it up, baby)
Twist and shout. (twist and shout)
C'mon, c'mon, c'mon, c'mon, baby, now, (come on baby)
Come on and work it on out. (work it on out)

You know you twist your little girl, (twist, little girl)
You know you twist so fine. (twist so fine)
Come on and twist a little closer, now, (twist a little closer)
And let me know that you're mine. (let me know you're mine)

Well, shake it up, baby, now, (shake it up, baby)
Twist and shout. (twist and shout)
C'mon, c'mon, c'mon, c'mon, baby, now, (come on baby)
Come on and work it on out. (work it on out)

You know you twist your little girl, (twist, little girl)
You know you twist so fine. (twist so fine)
Come on and twist a little closer, now, (twist a little closer)
And let me know that you're mine. (let me know you're mine)

Well, shake it, shake it, shake it, baby, now. (shake it up baby)
Well, shake it, shake it, shake it, baby, now. (shake it up baby)
Well, shake it, shake it, shake it, baby, now. (shake it up baby)

================

Vầng, bọn thanh niên tư bản nó "twist and shout" từ cách đây cả vài chục năm (bi giờ vẫn thế) cho nên hiện giờ nó ... vẫn đang giãy chết đấy thui.

rockon.gif
grass
Hi hi, nhà em không định ý kiến về chuyện thế hệ mấy X mới là thế hệ @, nhưng bảo mấy bạn Song Anh với bạn Socola này là tiến bộ thì, hì hì hì, tất nhiên là có tiến bộ hơn các thế hệ trước.

Về bạn Socola, bạn nói đúng rồi. Thế hệ sau năm 75 cho đến năm 80 (sau thì em không biết, không dám nói), vốn không có nền tảng. Cái này thì cách đây mấy thế kỷ đã có 1 bác Mỹ nói rồi, "thế hệ mình học về quân sự, chính trị để thế hệ con mình học kinh tế, ngoại giao, để cháu mình học âm nhạc, hội họa". Chắc cái thế hệ "quân sự, chính trị" là thế hệ đã đi trước, thế hệ "âm nhạc, hội họa" chưa đến. Mình là thế hệ ở giữa, không đi bảo tàng không biết nghe nhạc là đúng rồi.

Nhưng ngoài cái nguyên do đấy ra, bạn chả nói được thêm gì về thế hệ bạn. Bạn luẩn quẩn trong việc kết án các thế hệ trước, tìm cách thoát khỏi thế hệ trước nhưng không biết thoát ra bằng cách nào, không biết mình muốn gì và nên làm gì, cần 1 người dẫn đường nhưng chẳng biết lấy ai để dẫn đường.

Còn bạn Song Anh, hì hì, chắc bạn này có thâm niên hoạt động Đoàn. Hoặc là cộng tác viên đắc lực cho HHT hay Sinh Viên. Giọng văn này thấy rất nhiều trên 2 tờ-báo-của-thế-hệ-mới này, ít ra vào những lần cuối cùng nhà em đọc nó: từ ngữ kêu choang choác, cố làm đại diện cho 1 thế hệ bản thân mình không hiểu rõ, gồng cái tôi lên để biểu hiện 1 sự tự tin mình vốn không có, cố tỏ ra mình có kiến thức bằng cách nhét vào mọi nơi có thể các trích dẫn cho dù đúng chỗ hay không đúng chỗ (thánh khổng, giúp đời tải đạo...), đằng sau đấy vẫn cứ là sự hoang mang, thiếu nền tảng và thiếu tự tin.

Có thể chính cái bế tắc mất phương hướng ấy là điểm chung của nhiều người 75 - 80. Nhà em nhìn thấy cái bê tắc ấy trong bản thân mình và nhiều bạn bè quanh mình.

Quay lại với lý tưởng, hì hì. Thực ra lý tưởng là gì? Lý tưởng của các thế hệ trước là gì? Nếu bảo là độc lập tự do, sẵn sàng hy sinh, hi hi, thì chắc không phải. Lúc đó, người ta chẳng còn lựa chọn nào khác. Hoặc nếu có người ta cũng không biết. Và nếu hỏi 1 anh bộ đội cụ Hồ không cân đai mũ mão bên chiến hào về mơ ước thực sự của anh, em rất nghĩ rằng nó chỉ là chiến tranh chấm dứt nhanh đi, mình về quê có đất cày ruộng. Mơ ước này chẳng cao cũng chẳng thấp gì hơn mơ ước của bạn Socola đang học ở Nga muốn làm cho 1 văn phòng máy lạnh hay bạn Song Anh và ban xanh muốn có 1 cái @ hay em Grass muốn có 1 đôi loa Bose. Em Grass không dám gọi cái loa Bose của mình là lý tưởng.

Lý tưởng, với em Grass, không có tính chất thế hệ hay dân tộc. Nó mang tính chất cá nhân và sáng tạo. Khi bạn Socola ngồi trong văn phòng máy lạnh mơ chế tạo được cái máy lạnh tiết kiệm điện hơn 100 lần và rẻ hơn 10 lần, em gọi đấy là lý tưởng. Khi bạn Song Anh đi xe @ kêu gọi các @ khác xuống đường vì hòa bình và dân chủ, em gọi đấy là lý tưởng. Và nếu như em Grass 1 ngày đẹp trời thay cho việc nằm dài lười lĩnh nghe nhạc từ cái loa Bose đã có, rút giấy chép nhạc ra quyết định thành nhạc sỹ viết về những điều mình có, mình tin, mình yêu và mình mất, em cũng gọi đấy là lý tưởng.

Người ta không thể mơ khi chưa yên tâm về bản thân mình. Cái đấy có vẻ thế hệ 75-80 của em đang không có, và đang đi tìm. Có người tìm bằng cách đi Tây. Có người tìm bằng cách đi buôn. Có người tìm bằng cách đua xe. Có 1 điều là khi cái thế hệ này đã yên tâm về bản thân mình rồi, thì phần lớn họ cũng đã hết tuổi để mơ, hi hi. Nhưng chắc có thể giúp cho các thế hệ sau, không còn hoang mang đến thế nữa, biết mơ. Nhà em vẫn tin là xã hội thì tiến hóa, và thời sau thì tốt hơn thời trước các bác ạ.
Hưng
Loa Bose nghe chán lắm, chỉ đựơc cái to còi leng keng thôi. :phuphu:
grass
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con mà em ơi. Chị mơ loa Bose, em mơ Pọt sờ, người khác mơ cái trực thăng, hí hí, đều rưa rứa cả
Hưng
Em nói là, cũng cỡ giá Bose để nghe được ( độ 5000$ :lala: ) thì chị có thể mua một đôi loa "all handmade" dành riêng cho dân nghe nhạc cổ điển hoặc Jazz chuyên nghiệp nghe hay hơn nhiều. Loa Bose, nói chung chỉ là dành cho các bác nghe nhạc nhẹ, thích tiếng leng keng thôi- giống như là các nhà thừa tiền nhưng thiếu học thích mua đồ "xịn" ngoài cửa hàng đẹp về treo ấy mà. <:/
grass
QUOTE(Ubu II @ Apr 1 2003, 01:33 PM)
Em nói là, cũng cỡ giá Bose để nghe được ( độ 5000$  :lala:  ) thì chị có thể mua một đôi loa "all handmade" dành riêng cho dân nghe nhạc cổ điển hoặc Jazz chuyên nghiệp nghe hay hơn nhiều. Loa Bose, nói chung chỉ là dành cho các bác nghe nhạc nhẹ, thích tiếng leng keng thôi- giống như là các nhà thừa tiền nhưng thiếu học thích mua đồ "xịn"  ngoài cửa hàng đẹp về treo ấy mà.  <:/

:oo: Xời, thì đúng là chị của em rồi còn gì, hí hí, mới lại đời chị từ sau cái giàn Kenwood 500$ TTC của nhà chị ra thì ngoài loa Bose chưa nghe loa gì tốt hơn em ạ, hí hí, nên giấc mơ nó dừng lại ở đấy.
ex
hehe, may là sinh muộn nửa năm chứ không là em cũng thuộc cái thế hệ mất phương hướng của chị grass rồi <:/ .
xanh
Nhà tớ chẳng máu mê @ với lại X9 hay cái gì to to lạch bạch như thế đâu bạn cỏ ạ. Phù mình hóa ra là thuộc thế hệ không có bảng chỉ đường, thế hệ tiền phong cho tụi em út. Em ex, goz, blue là phải cám ơn chị đấy nhé sp_ike.gif
grass
QUOTE(xanh @ Apr 1 2003, 01:47 PM)
Nhà tớ chẳng máu mê @ với lại X9 hay cái gì to to lạch bạch như thế đâu bạn cỏ ạ. Phù mình hóa ra là thuộc thế hệ không có bảng chỉ đường, thế hệ tiền phong cho tụi em út. Em ex, goz, blue là phải cám ơn chị đấy nhé  sp_ike.gif

Hí hí, nhà em Xanh không thích @ nhưng đang ngồi khểnh ăn bánh kem ở Tây.

Nhân tiện, hí hí, hôm nọ tưởng em Xanh đi Hà Lan, có người ở.... Hà Nội, có lần cầm tay em Xanh xem bói, nhà bạn Cỏ chuyển giúp lời chào thân ái và những nụ hôn nồng thắm :oo: Nhà em Xanh không đi Hà Lan, thôi chuyển qua đây vậy. :love:
Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.