Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Cụ Phó Thường Dân , Bác Ubu U Bê ơi!
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Tạp Chí Quác Quàng Quạc
Tuongcuop
Cụ Phó Thường Dân ơi...
Em gọi cụ và bác Ubê Ubu2 mấy lần mà các bác chả cứu em,...Bây giờ ngượng chết. Bác vào Tô Pịch Đồng Đức Bốn viết cho em vài chữ ...vgì toàn các bà ăn hiếp em thôi, nào chị mưa, nào chi Gras, nàop chị Fơ ranh ce....ngượng quá...muốn chết được. bác văn hay chữ tốt vào đây ..cho họ biết nam nhi..
Phó Thường Nhân
To Tướng Cướp,
Bác đã là tướng cướp rồi thì còn sợ gì ai nữa, xá gì mấy cô liễu yếu đào tơ kia. Tôi đã vào bênh bác bằng mấy câu thơ Bút Tre rồi. Ở trong này có lẽ chỉ có bác Toàn Lý là có khả năng cứu Bác thôi. Hay Bác PM cho Bác ấy.
Hưng
Bác tuongcuop ơi em chả dại
chị em tòan người hừng hực máu nửa nắm bác ạ
em nà em sợ cái rụt blushing.gif
Tuongcuop
Anh Ubu U bê ơi, Anh có thể giúp em nàm cho em cái ảng dưới tên em...Mọt thằng đi hong đa, hay bên đeo hai súng hay tay cầm một con dao găm không?
Cám ơn anh lắm. Lếu không , anh tìm cho em cái ảnh lào thật Ngầu vào...Hizc...đã tới lước lày em chả sợ bố con thằng lào...Em làm như tiêu chí của mạng..Càng Điên CànG tốt.
Một lần lữa cám ơn anh dù anh chưa giúp em...
Hầy về Hà Lội cứ ới em một câu,. Em làm xe ônm miền phí cho anh ăn chơi đàng điếm...còn bằng mấy cái vụ của chị gì bên phở răng sờ ấy..
Chào anh
Phó Thường Nhân
Định vào cái "Văn là người " để viết bài mà chủ đề bị lỗi không xem được, không viết được, thế cho nên vào đây viết tiếp vậy. Nhân thấy có bình thơ Đồng Đức Bốn, nhân thể tôi cũng giới thiệu cho cả làng nhà thơ đồng quê của VNE, tức là bạn NHÓC quen thuộc của dân làng. Mọi người vừa được thưởng thức thơ mấy vần thơ họa Bút tre của NHÓC, nhưng có mấy ai biết Nhóc làm khá nhiều thơ, chuyên thể loại 6/8 cổ truyền. Sở dĩ thơ của Nhóc không được đăng vì Nhóc không có thẻ hội viên hội nhà văn VN. "Buôn có bạn, bán có phường". Nghề văn cũng thế. Có người sáng tác, cũng phải có người phê bình làm marketing. Thời buổi kinh tế thị trường, người ta làm thơ vì danh như nấm sau cơn mưa rào. Biết bao nhiêu ông giám đốc, ngoài thời gian công tác nặng nhọc, bia bọt, ma xa đang chờ in thơ kia, Tài năng, thi hứng chỉ chiếm khoảng 10% còn lại là kỹ thuật in ấn, đóng gói cả, huống chi Nhóc ngây thơ đi giữa đời, chỉ có mấy dòng thơ kia thì định sao nổi. Nhưng thơ thế nào, vâng, xin trích ở đây ra hai câu:

"Đêm qua tát nước bờ ao
Chồng cầy vợ cấy ông sao đi bừa"

Cái hình ảnh ông sao đi bừa kia đúng là độc nhất vô nhị, Tôi chỉ còn biết ngẩn ngơ thán phục, không biết làm sao mà Nhóc tìm được hình tượng đắt thế. Câu ca dao "Chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa" được nâng cấp, tăng thêm phần mộng mơ. Nghe vẫn ca dao, vẫn đồng quê mà sao nó lãng mạng tiểu tư sản thành thị đến thế, khác hẳn cái hình ảnh "trâu ngựa" lam lũ thời xưa, trước CM. Tôi có nhận xét là NHÓC dùng rất ít chữ. Hai câu ca dao chỉ dùng độc có 6+8 là 14 chữ khác nhau,đơn sơ mộc mạc mà thật có hồn.
Ở Nhóc còn có khả năng sử dụng ít chữ hơn thế, mà vẫn rõ nghĩa, hãy thử phân tích hai câu khác:

"Trăng non rồi lại Trăng già
Cuối già rồi lại la đà đầu non"

Ở đây Nhóc đã không thèm dùng 14 chữ khác nhau được cho phép của niêm luật thơ lục bát. Anh đã dùng lại hai chữ lặp lại. Một là danh từ "Trăng", hai là từ nối "lại". Kết quả là hai câu thơ chỉ dùng có 6+8-2 là 12 chữ mà vẫn có nghĩa hay, tiết kiệm được lời. Đặc biệt chữ "Lại" nhấn mạnh sự quay vòng, cho ta thấy tính luân hồi Phật giáo của câu thơ, làm tăng thêm tính triết lý cao thượng của nó, mà lại không làm giảm phần đơn sơ mộc mạc. Thơ đồng quê mà lại. Đặc biệt câu thứ 2 rất khúc triết "Cuối già rồi lại la đà đầu non" là thế nào, nghe khó hiểu như thơ đánh đề, phức tạp như công án trong Thiền tông. Diễn nôm nó ra có nghĩa là cuối tháng thì trăng già, tức là biến mất, cho nên đêm 30 mới tối như mực, còn đầu tháng thì trăng lại non. Một quy luật đơn sơ, nhưng không đơn giản của vũ trụ mà mấy ai đã để ý, được gói gọn trong hai câu lục bát ý vị.

Rồi có cả những câu thơ mộc mạc hồn nhiên nữa như
"Hôm qua gặp ở trên đèo
Đường đi chật quá, đành trèo lên em"
Đây là câu thơ ta chân thực thời kháng chiến chống Mỹ, đã có biết bao nhiêu các cô gái thanh niên xung phong đã không quản hi sinh lấy thân mình chèn bánh xe chở hàng ra tiền tuyến, thể hiện cao cả chủ nghĩa Anh hùng CM. Một thời hào hùng khó quên.

Huặc là tả bức tranh sinh động của sinh hoạt trong những công sở nhà nước
"Đầu giờ tá lả tá la
Hết giờ mình lại la cà hàng bia"

Cái hay của hai câu thơ này là việc sử dụng từ tá lả, một kiểu chơi bài tú lơ khơ, mà lại có âm điệu nghe như nhạc Beatles. Vừa hiện đại đuổi kịp thế giới vừa dân dã.
Những hạt ngọc như thế thật nhiều không kể xiết, nhưng thời gian có hạn, nên tôi đành ngậm ngùi mà dừng lại ở đây.

Tạm gọi sơ sài vài lời như thế để giới thiệu với các bạn xa gần một tài năng trẻ. Hi vọng thơ Anh càng ngày càng dồi dào công lực trí tuệ, sáng tạo được nhiều thơ hay cho dân làng VNE chúng ta.
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Tạp Chí Quác Quàng Quạc
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.