Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Cây, Ngũ Cốc Ghép Gen ̣- Gmo
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
sputnik
Nhân đọc tin phía VN có xu-hướng nghĩ đây là cơ-hội tốt, một phần vì ngành này không đòi hỏi nhiều tiền đầu tư, tôi hy vọng được biết các bạn nghĩ gì về chủ đề này.
Nêú phát triển nông nghiệp hướng này liệu xuất khẩu được cho ai?
Âu châu thì không thích tiêu thụ đồ GMO, Mỹ thì dư thừa đồ ăn để xuất khẩu, nhắm vào họ là chính thì sợ lại như vụ cá ba-sa. vậy bắt dân trong nước dùng thôi à? Mà mình cũng nhiều gạo, cây trái rẻ sẵn rồi ? có sợ lợn lành chữa thành lợn què không?
Lại đọc thêm đâu đó là nông sản VN chất lượng không đủ tốt để xuất khẩu. Tôi không biết nhiều về điều này, nhưng thấy nhãn sọ VN thơm ngon hơn của Thái lan, nghe kể qủa chanh xanh cũng đặc biệt, bé xiú nhưng mỏng vỏ, nhiều nước và thơm... Có những ai viết những gourmet reviews về món ngon, bổ, của VN như Ý viết về dầu olive chẳng hạn...
Mình có xu hướng chê bai, vứt bỏ gia-tài của mình không?
Milou
Nghe nói gạo "nàng hương" mất giống ở VN, không biết có thật không. Gạo này màu đục giống hạt gạo nếp, khi nấu cơm, mùi hương rất thơm, hạt rời, hơi dính màu đục, hạt gạo không bung ra chút xíu nào hết. Chỉ có khi nào giỗ Tết, đám cưới mới được ăn. Ông già tui thường nói là cơm gạo này ăn không với nước mắm là ngon rồi, khỏi cần ăn thêm cái gì khác. Chắc cho ông ăn vậy mỗi ngày ông cũng hài lòng. Nhưng đâu có được, đâu có ai cho ăn gạo nàng Hương ngày thường bao giờ. Nó không phải là cái jasmine rice của Thái xuất cảng qua Mỹ, hoặc Pháp, hoặc gạo tám ở HN. Gạo này mất giống là uổng lắm.
mưa
Em nói hơi lạc đề chút: cá nhân em thấy đồ thực phẩm như rau, quả của VN rất ngon, tuy nó nhỏ hơn đồ châu Âu, nhưng nó thơm và ngọt. Em rất sợ ăn những thứ mà người ta cứ tiêm với cấy, phun đủ thứ chất vào.

Về chuyện xuất khẩu, nói đến xuất khẩu hàng khô như mì, phở, bánh đa nem (bánh tráng), các loại mắm, các loại gia vị nấu canh chua..., VN mình làm nhiều đồ rất ngon nhưng ko thể nào xuất khẩu trực tiếp được mà toàn phải qua tay tụi Thái lan, Tàu. Tụi nó mua hàng của mình, in bao bì, rồi xuất khẩu, vẫn đề là Product of VN (vì nhiều người khoái mua đồ VN) nhưng Imported by Paris Store, Tang Frères... Em thấy nói một là vì bao bì mình làm rất xấu, ko bắt mắt; hai là vì mình ko in code ghi giá (cái ô hình chữ nhật có các đường sọc dọc để pass qua máy tính tiền) lên bao bì (vì VN mình đâu có xài), ba là mình quảng cáo, tiếp thị kém và bốn là mình quá nhỏ nhoi, ko lấn át nổi bọn Thái và Tàu nên ko qua mặt được tụi nó (kiểu như vụ cá ba sa)
Milou
Không biết có phải không nhưng các tư bản Mỹ có vẻ như khi đem việc làm như sản xuất dây chuyền sang Tàu vì nhân công rẻ hơn, họ cũng mang cả máy móc sản xuất sang. Chẳng hạn như 1 hôm tôi đi xem thấy 1 quyển sách in rất đẹp, chất lượng hình ảnh thuộc loại tối ưu, lật ra xem nó in ở đâu thì là ở China! Cũng như có một số mặt hàng nó ghi là Materials made in USA, assemble in Mexico chẳng hạn.
Nói về vụ nhãn, có 1 lần nghe 1 người nói về việc mua nhãn hạt tiêu đông lạnh ngòai chợ Việt. Người đó nói là không nên mua của VN, quả to, quả nhỏ, cùi mỏng cùi dày, quả ngọt quả không, không cùng 1 giống. Mua của Thái Lan đắt hơn $1, nhưng quả to cùi dày, cũng nhãn Hạt Tiêu nhưng chất lượng đồng nhất. Tôi ra coi thử thấy đúng như thế. Cũng mua thử, 1 lần ăn chơi rồi thôi. Hoa quả ở VN thì ăn tươi khi nó chín tới là tốt nhất. Nhưng khi phải xuất khẩu, người ta phải hái hơi xanh, để chuyên chở đỡ bị giập. Tất cả các nước xuất trái cây sang Mỹ đều phải làm thế, xòai của Peru, Brazil, dứa của Hawaii (Mỹ) mà cũng gặp nhiều trở ngại khi chuyên chở trong tủ lạnh hoặc tủ đông lạnh. Đến nơi nó vẫn còn xanh, hoặc chuyên chở lạnh quá để ra ngòai trời nóng quá, bị hư thối nhanh hơn dự định trước khi đến tay khách hành, xấu mã, thiên hạ cũng không mua.
GENT
Chao ca nha,
Hôm nay nhân đọc đến vấn đề mà cả nhà đang trao đổi thấy mà đau lòng. Việt Nam khảng định là một nước nông nghiệp vậy mà thua kém không biết bao nhiêu là nước tuy rằng mấy năm gần đây đã đủ gạo để ăn.
Nếu ai đã từng sống ở VN đủ để nhớ đến những hương vị thì không thể không luyến tiếc về những hương vị rất Vn ta không thể dễ dàng kiếm được ở nước khác. Không biết các bạn thế nào chứ iem sinh ra và lớn lên ở đồng bằng bắc bộ, từ nhỏ đã trải qua nhiều bây giờ mới được ra ngoài quả thực là thấy nhớ nhất là những thữ hương vị Vn này. Cũng là gạo ấy, quả ấy nhưng sao không như ở Vn, không chỉ riêng tôi mà tất cả những bạn bè cùng ở nơi ấy nói vậy.
Chẳng hạn như những thứ hàng khô như mộc nhĩ, nấm hương được bán ở các nước châu Âu hầu hết là từ TQ và Thailand không thể nào bằng các thứ nhà mình. Gạo tẻ đến gạo nếp cũng vậy, không thể nào so sánh được những thứ ngon của nhà mình....
Nói đến đây không khỏi chạnh lòng vì rất nhiều thứ được gọi là đặc sản nông nghiệp ngày một mai một như các giống lúa bản địa như tám, dự, nàng hương, bắc hương, nàng hương, cẩm, ... và biết bao nhiêu các giống lúa nương địa phương khác của các dân tộc miền núi nữa. Nói ra thật xấu hổ, một số giống lúa bản địa của Vn đến nay có thể nói là tuyệt chủng song lại được một số nước khác bảo tồn hộ, ví dụ như một giống lúa ré hiện nay không còn ở Vn nhưng người ta lại có thể tìm được ở Nhật Bản hay Philippine.
Bàn về vấn đề này thực là có nhiều vấn để để bàn lắm và cũng có nhiều quan điểm không thống nhất. Chẳng hạn ngay chuyện lúa lai hồi xưa ở Vn cũng có biết bao trường phái, bên thì ủng hộ bên thì phản đối và bây giờ thì có lẽ bên phản đối đúng hơn. Tại sao lại có điều đó? Đơn giản là vì khả năng, kinh nghiệm lai tạo cùng cơ sở vật chất của ta còn yếu, kinh phí nghiên cứu hạn hẹp nên để có được một giống lúa lai đâu chỉ ngày một ngày hai. Trong khi đó với các giống lúa thuần ta cũng chưa khai thác được hết. Cái khó của Vn la cứ thấy người ta làm gì thì cũng cuống lên đâm vào làm mà không biết lượng sức mình để được một câu khen ngợi là đuổi kịp khoa học kỹ thuật các nước.
Nói đến GMO thì theo tôi không có vấn đề gì xấu, nói đúng ra là nếu chọn lọc tốt thì có những dòng có khả năng đem lại nhiều lợi ích hơn cho loài người chẳng hạn những giống kháng sâu bệnh nhờ đó có thể hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật thì tốt biết bao.
Việc chuyển gen mong muốn là một phương pháp tiến bộ kết quả cho ra một giống cây trồng vật nuôi mong muốn nhanh hơn nhiều so với phương pháp truyền thống lai tạo và chọn lọc quá ư là tốn kém và mất thời gian. Và nếu VN mà bắt kịp được thì biết đâu những giống cây trồng vật nuôi đang có nguy cơ tuyệt chủng lại chẳng được tái tạo và đưa vào sản xuất dưới một hình thức mới.

Không có thời gian với lại mạng ở Vn chán khủng khiếp nến viết lăng nhăng các bác thông cảm nhé!!!
Phó Thường Nhân
Việc mất giống, gọi chung là mất kho tàng genetic thực vật là một chuyện lớn không phải của riêng VN mà của tất cả các nước đang phát triển nữa. Còn tại sao người ta không chú ý huặc mở một phân viện bảo vệ thực vật để bảo tồn thì tôi không biết.
Sản xuất nông nghiệp hiện đại thường nhằm vào những chủng loại có thể cho sản lượng cao. Dẫn đến sự giảm sút sự đa dạng của các giống Ngay ở Pháp cách đây 100 năm, họ còn có gần 100 loại táo khác nhau. Hiện tại chỉ còn trên 10 loại. Tương tự như vậy với các loại gia cầm gia súc như gà vịt. Hiện nay do có phong trào "rau sạch", mà họ đang tìm cách khôi phục lại các giống đã bị thất lạc này. Tôi còn thấy họ tìm lại một loại rau, nghe nói là tồn tại thời trung cổ, sau tuyệt diệt do cách mạng công nghiệp hồi thế kỷ XIX. Còn họ khôi phục nó như thế nào, bằng lai giống, bằng kỹ thuyật genetique, thì tôi không biết.
Như vậy bản thân sự sản xuất công nghiệp hàng loạt, do nhu cầu chuẩn hóa, rồi nhu câu sản lượng mà nó đã làm nghèo đi. Tại sao vậy ? vì nông nghiệp chỉ nhằm vào các giống có sản lượng cao. Không kể muốn đóng gói, đóng hộp họ đều bắt buộc phải tôn trọng những chỉ số mà máy móc cần như cân nặng, độ dầy của vỏ, khả năng bảo tồn khi chuyên chở xa...v..v..
Hiện tại người ta thường chê nghệ thuật ẩm thực của người Anh rất tồi. Nhưng tôi thấy có người nói nó tồi vì nó đã trải qua cách mạng công nghiệp, còn nghệ thuật ẩm thực của người Anh thời Trung cổ cũng không phải là kém. Không biết có đúng không.
Tiện đây nói luôn điều mà bác Milou viết bên CLB văn hóa về việc dùng phân hóa học ở miền Nam, rồi giống lúa tạo sâu rầy...v..v.. Đây không phải là kỹ thuật miền Bắc miền Nam gì cả. Đơn giản là hiện tại người ta dùng đất intensive. Cách đây mấy chục năm, khi nông dân Nam bộ không dùng phân hóa học, thì người ta chỉ có thể làm được một vụ lúa thôi. Hiện tại với số dân mỗi năm thêm 1 triệu người, lại phải xuất khẩu lúa thì chỉ có cách dùng phân hóa học. Cái hại của nó là giết chết đất, giết luôn cả môi trường thực vật động vật nữa. Ở Pháp tôi cũng thấy người ta tố cáo điều này, do việc sử dụng đất quá intensive cần đến phân hóa học. Trong VNE hình như có bác Gent học về nông nghiệp, có thể bác ấy sẽ nói rõ được hơn. Như vậy việc hủy hoại môi trường ở đồng bằng sông Cửu long là từ đó mà ra, không phải là do áp dụng cách thức nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng vào miền Nam. Ngoài Bắc, người ta cũng gặp phải hiện tượng tương tự. Còn theo truyền thống thì ngoài Bắc dùng phân xanh (cấy cối thực vật ủ) hay phân bắc (phân động vật ủ) để bù lại hiện tượng thiếu phù sa thiên nhiên. Nhưng với mức độ sản xuất như hiện nay, thì cả phù sa sông cũng không bù được việc "vắt kiệt" đất này. Ở Pháp thì người ta yêu câu nông dân bỏ hoang ruộng xen kẽ hàng năm, nhưng do nông nghiệp nó có tài trợ. VN có tiền để làm điều đó không ?
To K,
Việc mua giống của các hãng xuyên quốc gia như Montsanto không phải đơn giản đâu. Vì lấy gì mà trả tiền giống. Tôi xem một phóng sự truyền hình về giống ngô mà nông dân Mỹ mua của Montsanto. Loại ngô giống này có thể chống được bệnh dịch, không cần làm cỏ. Nhưng Montsanto đã "thiến" các hạt giống này bằng kỹ thuật genetic. Có nghĩa là người nông dân sau đó không thể tích trữ một phần thu hoạch để làm giống vụ sau được, do hạt ngô không sinh sản. Người nông dân như vậy bắt buộc mỗi vụ phải mua giống của Montsanto. Giống ngô này cũng được bán sang Ân độ, và sau đó họ có sang Paris biểu tình vì chuyện này. Việc Montsanto làm, các hãng xuyên quốc gia khác sẽ làm. Nếu đã bị phụ thuộc vào giống, lại tiền phân bón, tiền này tiền kia nữa, thì nông dân sẽ làm không công à. Thế cho nên một nước nông nghiệp như VN nhất định phải có việc nghiên cứu về giống chứ không thể đi mua được. Ngược lại người ta có thể mua quy trình kỹ thuật để sản xuất giống.
sputnik
Nếu có thể xuất khẩu những loại gạo đặc biệt như gạo Nàng Hương, gạo Tám Thơm, mang trademark rõ rệ̣t, rất có thể có thị trường xa xỉ phẩm, tương đương với wild rice của người da đỏ Bắc Mỹ.
Sau những thông tin rất đầy đủ của bác Phó tôi cũng không có thêm gì nhiều để bổ xung. Nói chung, ghép gen là một ngành ta cần học hỏi, nghiên cứu, và rất thận trọng khi đem ra ứng dụng.
Hôm nay lượm lặt vài tin liên quan đến đề tài góp vào diễn đàn:


http://www.newscientist.com/news/news.jsp?...p?id=ns99991882
đã tìm thấy cỏ dại chịu được đến 3 loại thuốc diệt cỏ khác nhau., từ 3 giống cây ghép gen GM (hiện tượng gene stacking). nếu đối phó với những superweeds này bằng cách dùng thuốc mạnh và thường xuyên hơn thì chán quá.
ghép giống cây theo kiểu cổ truyền cũng có thể chế tạo những cây chịu đựng được thuốc, nhưng sức kháng thuốc thường yếu hơn.


http://www.newscientist.com/news/news.jsp?...p?id=ns99992340

những hậu qủa khó tiên đoán trước của gen ghép: vài ví dụ
- cây khoai tây ghép gen chống bệnh này thì sức chống bệnh khác lại yếu hơn cây khoai thường.
- thân cây đậu nành của Monsanto bị nứt trong khí hậu nóng.


http://www.newscientist.com/news/news.jsp?...p?id=ns99992671

̉ Pháp và Mỹ người ta đã xác định gen từ GMO đã lây lan sang cây dại khiến cỏ dại mạnh hơn.
qua quan sát sunflower và sugar beet.̉


http://www.newscientist.com/news/news.jsp?...p?id=ns99991260

từ vi trùng đến cỏ dại quen thuốc, tiến hóa (evolution) đẩy quá nhanh bởi loài người đã gây thiệt hại đến cả trăm tỷ bạc US.
Milou
Cây biến cải gene gây hại cho môi trường?

user posted image
Cải dầu biến cải gene là một trong ba loại cây được tìm hiểu trong ba năm
Các khoa học gia ở Anh đã công bố kết quả nghiên cứu được thực hiện trong ba năm về ảnh hưởng của cây biến cải gene đối với môi trường. Hai trong số ba loại cây được tìm hiểu có ảnh hưởng bất lợi tới đời sống hoang dại.

Các nghiên cứu do chính phủ xây dựng và Anh quốc sẽ dựa vào kết quả thu được để quyết định xem có chấp nhận hay bác bỏ nền nông nghiệp sử dụng sản phẩm biến cải gene.

Các cuộc điều tra đã tìm hiểu về ba loại cây: cây cải dầu, củ cải đường và ngô.

Với mỗi loại cây, các khoa học gia đã so sánh các giống cây truyền thống với các cây được biến cải gene, chịu được một số loại thuốc trừ cỏ hiện đại.

Các khoa học gia thấy rằng với cây cải dầu và củ cải đường, các cánh đồng biến cải gene có ít cỏ và côn trùng hơn, kể cả ong và bướm, nhưng với ngô thì các cánh đồng lại có nhiều hơn.

Đương nhiên là nông dân thì muốn ít bị cỏ và côn trùng, nhưng những người bảo thủ thì muốn bảo vệ cây trồng và côn trùng tự nhiên.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, Giáo Sư Chris Pollock công nhận rằng khó có thể quyết định được là nên theo hướng nào.

Ông nói là nông dân mà chiến thắng thì tức là các sinh vật hoang bị thua, nhưng nay mọi thứ đang trở lại trạng thái cân bằng. Các cuộc nghiên cứu nhằm tìm hiểu về các yếu tố gây ảnh hưởng tới sự cân bằng này, đưa ra lượng dữ liệu khổng lồ, sẽ giúp cho việc nghiên cứu về sau và giúp xây dựng các mô hình ảnh hưởng tới hàng loạt các hệ thống trồng trọt khác nhau.

Kết quả nghiên cứu đã gây xôn xao tại Anh. Chính phủ đã có phản ứng dè dặt, nói sẽ tham khảo thêm trước khi ra chính sách.

Thế nhưng các nghiên cứu vẫn còn bỏ ngỏ, chưa trả lời một số câu hỏi về môi trường.

Dẫu cho đã so sánh các giống cây truyền thống với các loại đã qua biến cải gene, nhưng các nghiên cứu lại so sánh những loại thuốc diệt cỏ khác nhau; những loại thuốc hiện đại thì sử dụng ở các cánh đồng biến cải gene, trong khi ở các cánh đồng truyền thống lại dùng các loại thuốc cũ.

Một trong những loại thuốc cũ là atrazine mới đây đã bị Liên Hiệp Châu Âu cấm dùng.

Các nghiên cứu đã không tìm hiểu về ảnh hưởng của gene chuyển từ các cây trồng bị biến cải gene đối với môi trường.

Bất kể là các kết quả được giải thích như thế nào tại Anh, thì các khoa học gia cũng nhấn mạnh rằng các kết quả này không tự động áp dụng được với các loại cây khác và các quốc gia khác.

Thế nhưng các khoa học gia gợi ý rằng các quốc gia khác có thể sử dụng kiểu nghiên cứu này để đánh giá xem có nên ứng dụng các giống cây biến cải gene hay không.

BBC
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.