Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Dành Cho Các Tỷ Phú Tương Lai .....
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Pages: 1, 2
K.
.....
Sóng
Ngoài lề một chút về chuyện Thuỵ Sĩ
Thuỵ Sĩ bên phía Đông giáp với Áo. Nhưng ngoài ra cũng giáp với một nước rất nhỏ là Lichtenstein(hình như là bé thứ 3 thế giới).
Ngôn ngữ chính là tiếng Đức(bên cạnh có tiếng Pháp và Italia), nhưng quả thực là người Đức chính cống nhiều khi cũng ko hiểu là người Thuỵ Sĩ đang nói gì?(có lẽ tiếng địa phương quá nhiều)
Thuỵ Sĩ đã thành lập quân đội riêng và gia nhập vào Liên Hợp quốc.
Cuối cùng là đồng Mark đã ko tồn tại, thay thế nó là cái gì chắc mọi người đều biết.
MiIou
Thứ bảy, 13/1/2001, 16:11 (GMT+7)
"Làng tỷ phú" cơm nắm muối vừng

user posted image
Ai mua cơm nắm muối vừng...
Có những điều quanh ta tưởng như bình thường đơn giản, một ngày nào đó biến thành bao điều kỳ diệu, như câu chuyện về một làng quê với hàng trăm người dân đang biến ước mơ trở thành triệu phú từ... cơm nắm, muối vừng.


Tiếng rao: "Ai... cơm nắm, muối vừng"
Mỗi sáng, mùa đông cũng như mùa hè, đúng vào giờ ấy, phút ấy... người phụ nữ tên Riệu, bán cơm nắm muối vừng ngõ chợ Khâm Thiên lại cất tiếng rao: "Ai... cơm nắm muối vừng". Và buổi trưa cũng vậy, chính xác như một cái đồng hồ điện tử, tiếng rao lại cất lên ở Bệnh viện K, trên đường Quán Sứ... Vừa cắt cơm nắm thành từng lát cho khách, mắt chị vừa quan sát, để rồi sau đó, chị cẩn thận nhặt tất cả những mẩu cơm khách ăn không hết, gói lại, nhẹm vào thúng. Chị bảo hạt gạo là hạt ngọc của trời... và chị lại cẩn thận vuốt thẳng từng đồng tiền 500, 1000 đồng... bỏ vào chiếc ví thẳng cứng.

Chị Riệu kể rằng, chị bán cơm nắm muối vừng từ 4 năm nay: " n trời đã cho tôi biết các nghề này, có vất vả thật đấy nhưng thu nhập được. Con tôi mới vào đại học nửa năm rồi". Người Hà Nội lâu nay đã quá quen với món ăn "chân quê" này, cơm nắm đi nghỉ cuối tuần gọi đặt qua điện thoại phục vụ tận nơi, cơm nắm đi vào công sở. Cái tiện là không quá một ngàn đồng một nắm cơm thơm vừng, ăn lại chắc dạ. Tất cả cơm nắm đều được lấy từ Lạc Đạo đem lên Hà Nội bán.

"Làng tỷ phú":

Lạc Đạo là một xã thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 20 cây số. Nghề làm cơm nắm đã có ở làng này hơn chục năm nay.

Gà gáy canh hai, ấy là khi dân Lạc Đạo thức dậy. Bên ngọn lửa bập bùng, mỗi nhà từ trẻ con đến người lớn cứ theo công việc mà làm. Người đãi gạo, người thổi cơm; người rang, giã muối vừng, người nắm cơm... Cơm nắm muốn ngon phải mua đúng gạo C70 hoặc Q4. Ngâm nước xát kỹ cho đến khi trắng xanh. Cơm sôi đảo đều, nhỏ lửa, cho sôi "rúc rích" cho đến khi sền sệt thì tắt lửa, ủ tro nóng quanh nồi. Không vội, vội là hỏng. Cơm chín đem ra nắm. Nắm cơm phải chắc, cắt ra giữa ruột phải nhuyễn mà không nhão, nhão là có mùi cháo chứ không còn mùi cơm. Cơm nắm đúng độ để lâu cũng không sợ thiu.

Cứ như vậy cho đến sáng, khi cơm nắm làm xong được đem bán. Người mua, kẻ bán, mối nào theo mối ấy. Cho đến khi chuyến xe cuối cùng của xã chuyển những người bán dạo cơm nắm muối vừng lên Hà Nội tỏa về các ngõ phố... Lạc Đạo mới trở lại cuộc sống bình yên thường nhật. Mãi đến khuya, người bán mới trở về điểm hẹn, cùng lên xe để quay về, chợp mắt cho đến canh hai.

Người Lạc Đạo tự đi bán cũng nhiều mà người nhận cơm nắm đi bán cũng lắm, mỗi gia đình như một "xí nghiệp", cả xã như một "liên hiệp các xí nghiệp"... cơm nắm.

Nhờ có cơm nắm muối vừng mà cả xã Lạc Đạo hôm nay có cả chục chiếc ô tô, 600-700 cái xe máy, và xấp xỉ 300 chiếc máy điện thoại nhà riêng. Người Hưng Yên không gọi Lạc Đạo là "làng tỷ phú' mà gọi là "xã anh cả", anh cả trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo. Năm 2000 vừa qua, ước tính con số tổng thu nhập toàn xã đạt khoảng 50 tỷ đồng. Bình quân thu nhập đầu người trên 4 triệu đồng. Nhà tầng liền dãy như phố xá. Tất nhiên, không phải chỉ nhờ từ mảnh đất làm sào ruộng khoán, mà là cơm nắm muối vừng đã làm nên sự thay đổi kỳ diệu ở làng quê này.

Ông Chủ tịch xã nói rằng, người Lạc Đạo năng động lắm, mỗi lúc một nghề, họ biết đến lúc nào thì làm nghề gì phù hợp. Người xã khác cho đó là sự tinh khôn, cái "quái" của "anh cả xóa đói giảm nghèo". Nói cách nào cũng đúng, nhưng chẳng có gì đã cho bằng, giữa cảnh phồn hoa đô thị trong thiên niên kỷ mới lại thấy các anh chị ăn mặc lịch lãm, điện thoại di động áp tai, giơ tay vẫy một chị nông dân khi nghe tiếng rao: "Ai... cơm nắm muối vừng đâ...i...y"
Nguyễn Thế Thịnh, Thanh Niên, 13/1).
Sóng
Trò cơm nắm này chính ra cũng hay, vừa rẻ tiền mà ngon.
Nhớ hồi nhỏ bổ mình cũng hay nắm cơm lắm. Cơm ăn từ hôm trước, cho vào một cái khăn mặt(tất nhiên là sạch rồi), rồi cho vào tủ lạnh, sáng hôm sau thì nó thành cơm nắm.
Xa rồi lại thèm những món ăn dân giã.
Milou
Fidel Castro trong số giàu nhất
BBC
27 Tháng 2 2004 - Cập nhật 11h05 GMT

Theo tổng kết của tạp chí Forbes, tổng trị giá tài sản của những người giàu nhất trên thế giới trong năm ngoái là 1009 tỉ USD, tăng 500 tỉ.
Người giàu nhanh nhất là Warren Buffet (cty Berkshire Hathaway), năm rồi đã kiếm thêm được 12,4 tỉ USD, để bây giờ là người giàu thứ nhì trên thế giới.

Bill Gates (cty Microsoft) hiện vẫn là người giàu nhất trên hành tinh này trong suốt 10 năm qua, với trị giá tài sản là 46,6 tỉ đôla.

Trong số những người lần đầu tiên được Forbes đưa vô danh sách các tỉ phú có Joanne Kathleen Rowling, tác giả loạt truyện nổi tiếng Harry Potter được dựng thành phim và nhiều hình thức kinh doanh khác.

Đáng chú ý còn có Sergey Brin và Larry Page, mới có 30 tuổi, cặp bài trùng sáng lập trang web Google và dự kiến sẽ đưa lên thị trường trong năm nay.

Bên cạnh đó là đạo diễn Guy Laliberté, người Canada, sáng lập đoàn múa Cirque du Soleil, và Michael Ying, người Hồng Kông nhờ sự thành công của Esprit.

Giá dầu tăng trong thời gian qua đã giúp sản sinh thêm 8 tỉ phú ở Nga, năng tổng số ở nước này lên 25 người, trở thành một trong những nơi có nhiều tỉ phú nhất, chỉ sau Mỹ và Đức.

Tạp chí Forbes cũng sắp hạng một số nhà độc tài và trong các hoàng tộc, nhưng cảnh báo thống kê trị giá tài sản của những nhân vật này không phải là chuyện dễ làm.

Đầu tiên phải phân biệt đâu là tài sản cá nhân, cái gì thuộc về ngai vàng của họ và cái gì thuộc tài sản quốc gia.

Forbes không tính châu báu hay vương miện cũng như điện Buckingham là tài sản của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị, vì coi chúng thuộc về Vương quốc Anh.

Nói chung Forbes áp dụng những nguyên tắc khá khắt khe để sắp hạng ai giàu nhất trên thế giới, nhưng cũng có trường hợp khiến người ta ngạc nhiên.

Thí dụ như trị giá tài sản của Chủ tịch Cuba, Fidel Castro là 1 tỉ đôla, được tính trên phần trăm của tổng sản lượng quốc gia.

Mặc dù bị cấm vận của Hoa Kỳ, tin cho hay năm rồi ông Castro vẫn có thể khoản đãi nhà làm phim Oliver Stone, cựu chủ tịch công ty truyền thông CNN, Ted Turner, và chủ tịch công ty truyền hình CBS, Leslie Moonves.

Forbes cũng đưa Chủ tịch Kim Jong Il của Bắc Hàn vào danh sách tỉ phú với trị giá tài sản là 1 tỉ đôla.

Theo tạp chí này thì Chủ tịch Kim mua mười mấy chiếc Mercedes và là một trong những nhà nhập khẩu rượu cognac nhiều nhất trên thế giới.
Milou
How To Spend $1 Billion
Forbes magazine
Patricia Huang, 02.26.04, 6:00 PM ET


Ever dream about being a billionaire and how you'd spend the loot? Keep in mind that's a lot of zeros. If your idea of a shopping spree involves movie stars, mansions and Maseratis, you're still not thinking big enough. Herewith, Forbes suggests some grand ideas geared for the superrich.


Neverland Ranch
Est. Price Tag: $20 million
Michael Jackson's sprawling, 2,700-acre ranch in Santa Barbara, Calif., is up for sale. Forget its creepy past--that's what the snooty decorators are for. Set amid lush rolling hills near the Los Padre National Forest, the ranch boasts amenities best suited for the boy-at-heart billionaire: a petting zoo, movie theater and amusement park. Though Jackson is rumored to have put it on the market two years ago for $50 million, real estate agents say it'll go for something closer to $20 million.


The Beatles Catalog
Est. Price Tag: $800 million
If Jackson's digs don't suit your style, try making a play for his catalog of classic Beatles hits, technically called the Sony/ATV catalog. (Half of it is owned by Sony.) That means collecting royalties every time a DJ spins greatest hits like "Help!" and "I Want To Hold Your Hand." Legally, the Beatles tunes are bound up with hits by Babyface and Oasis, hence the incredibly high price tag. But who wouldn't pony up for the Fab Four?


Private Islands
Est. Price Tag: $3 million to $7 million
Wife nagging you to take out the trash? Cast off to your own private hideaway in the middle of the ocean. Flanked by the blue-green waters of the Caribbean, Belizean Island is located just 45 miles east of Belize City. The island is at the northern end of a popular snorkeling spot known as Lighthouse Reef, not far from the world-famous Blue Hole, a 450-foot-deep hole known for its sea life and frighteningly long stalactites (rock-like formations made of water droplets). Go ahead and develop 200 acres of this 360-acre island--the remaining lagoons and mangroves are best left untouched.

Looking for an island already in move-in condition? Try Pirate's Cove in the Florida Keys, less than a half-hour from the Keys. On the market for $3.5 million, the 14-acre island has a four-bedroom, three-bath home; a pool; and, naturally, an unparalleled oceanfront view. Put Grandma in the 600-square-foot guest house. (Both homes feature satellite TV and high-speed Internet connections.) In case of a quick getaway, Pirate's Cove has a grassy clearing wide enough for a helicopter landing pad and a par 3 golf hole. The price includes two boats and a barge!


Party At The Pyramids
Est. Price Tag: $3.5 million to $5 million
Impress your friends with the soiree of the century. Invite 5,000 of them for a six-hour shindig at Egypt's Giza Plateau, overlooking the Pyramids. The baseline price tag of $3.5 million rents this open-air venue for your pals with security, according to the Egyptian Tourism Authority. Throw in some hookahs, tents and a private concert by techno artist Moby (available for $200,000), and you've got a real party. For another million, Elton John, Bon Jovi, Billy Joel or Gloria Estefan will stop by. Proceeds go to the Egyptian Department of Antiquities. (Just don't make off with any mummies.)


Jet Set
Est. Price Tag: $60 million
Flights to Cairo booked? No problem! Fork over $60 million to buy your own private Boeing Business Jet--only 71 are even in service. Furnished with a lounge, dining room, private office, conference room, guest room and master bedroom large enough to fit a queen-sized bed and bathroom (shower included).


School For The Underprivileged
Est. Price Tag: $1 billion
Send at least 16 million kids--that's all the children currently out of school in 14 Third World countries, including Cambodia, Sierra Leone and Rwanda--to five years of primary school. This according to the United Nations Development Programme. Uniforms not included.


A Year Of Manolo
Est. Price Tag: $400,000
Carrie Bradshaw, eat your heart out. Only seriously deep pockets could afford a single year's worth of all new designs from stiletto impresario Manolo Blahnik. The price tag for 600 pairs of these most-wanted shoes--only one color per pair, please--includes New York City sales tax.


Galactic Holiday
Est. Price Tag: $20 million
Virginia-based Space Adventures says it can arrange for customers to launch into space and orbit around the Earth 120 times, or roughly eight days. The $20 million price tag includes a six-month training course and ride aboard the Soyuz Russian Rocket to the International Space Station. From there, a week of weightlessness in orbit. No Guinness Book entries, though: Two civilians, American millionaire Dennis Tito and South African businessman Mark Shuttleworth, already have made the trip.


Buy The U.S. A Coke
Est. Price Tag: $58.5 million
In a feel-good mood? Don't try buying the world a Coke. Even with $1 billion you can't afford it. But for less than $60 million you could buy everyone in the U.S. a can of Coke.


A-Rod Teaches Whiffle Ball
Est. Price Tag: At least $250 million
Buy out the contract of new New York Yankee Alex Rodriguez. Send him to the backyard and have him teach your kid how to swing. (Rodriguez's original contract was worth $252 million. The Yankees bought him out for $112 million, with Texas paying an additional $67 million for the remaining money due on the contract.)


Preserved For Eternity
Est. Price Tag: $300,000
Alcor Life Extension Foundation, a Scottsdale, Ariz.-based cryogenics group, can preserve the body and brain of two people--say, for instance, yours and your wife's--for eternity. (Or until the cure for that fatal illness is found. Or the money dries up.) The company vows to keep the body in a "biologically viable state." The sooner they preserve you, the better. So consider paying an extra $3,000 a day, if you are nearing death's door, to have a standby team ready to whisk you away.

Additional reporting by Cristina von Zeppelin.
netwalker
QUOTE(Milou @ Feb 28 2004, 07:34 AM)
Private Islands
Est. Price Tag: $3 million to $7 million
Wife nagging you to take out the trash? Cast off to your own private hideaway in the middle of the ocean. Flanked by the blue-green waters of the Caribbean, Belizean Island is located just 45 miles east of Belize City. The island is at the northern end of a popular snorkeling spot known as Lighthouse Reef, not far from the world-famous Blue Hole, a 450-foot-deep hole known for its sea life and frighteningly long stalactites (rock-like formations made of water droplets). Go ahead and develop 200 acres of this 360-acre island--the remaining lagoons and mangroves are best left untouched.

Looking for an island already in move-in condition? Try Pirate's Cove in the Florida Keys, less than a half-hour from the Keys. On the market for $3.5 million, the 14-acre island has a four-bedroom, three-bath home; a pool; and, naturally, an unparalleled oceanfront view. Put Grandma in the 600-square-foot guest house. (Both homes feature satellite TV and high-speed Internet connections.) In case of a quick getaway, Pirate's Cove has a grassy clearing wide enough for a helicopter landing pad and a par 3 golf hole. The price includes two boats and a barge!


Tại sao cả hòn đảo 14 ha mà rẻ nhỉ, nếu mua một cái nhà ở Martha 's Vineyard Isle (ngoài khơi Boston, trên đảo có nhiều nhà khác nữa, không phải của riêng mình) giá đã khoảng vài triệu. Mua nhà có bãi biển riêng, đất chỉ khoảng vài ha ở East Greenwich, Rhode Island ( các tài phiệt tài chính ở New York thường mau nhà ở đây), cũng vài triệu.


Có tiền mua mấy cái nhà này đã là một chuyện nhưng có tiền để trang trải các chi phí bảo dưỡng, vận hành cái nhà cũng là cả một vấn đề. Người ta có cho mình đến ở mấy cái nhà đấy, mình cũng chưa chắc có đủ tiền để trả tiền điện, nước, khí đốt và thuế đất w00t.gif

Nói đơn giản, ở một cái nhà có diện tích sử dụng 2000 sq. ft. xây trên mảnh đất khoảng 1 ha thôi chi phí hàng tháng đã không dưới $5000 rồi. Đôi lúc nghĩ đi nghĩ lại thấy mua cái building có nhiều apartment, cho người ta mướn hết, giữ lại một căn hộ thôi ở vừa rẻ lại còn có hàng xóm, đông vui, lại còn ra tiền. w00t.gif
Milou
Chuyện, tỉ phú đôla mẽo chứ phải tỉ phú đồng cụ Hồ đâu chứ?
Milou
http://dactrung.net/phorum/tm.asp?m=92896&...e=1&key=𖫠
Hai Nhà Triệu Phú Kỳ Lạ
Nguyên Đỗ

Tôi quen hai nhà triệu phú kỳ lạ. Tôi chỉ dám nói là quen thôi, chứ không dám gọi là bạn, mặc dù tôi vẫn gọi tên họ hoặc đùa giỡn với họ nếu không nói là hằng ngày thì ít ra cũng hằng tuần. Tôi đoán kịch gia Pháp Molière cũng đã gặp hay biết đến những người như thế khi ông viết tác phẩm Người Hà Tiện (L'Avare), người giàu có vàng bạc đầy nhà nhưng vợ con phải chịu lạnh lẽo trong những tháng giá đông.

Tôi chẳng phải thêm thắt câu chuyện cho hoa hoè hoa sói vì chuyện của hai nhà triệu phú kỳ lạ này tự nó đã đủ ly kỳ rồi, cũng ly kỳ như những chuyện đăng trên báo hay trên đài truyền hình những năm trước đây có những người vô gia cư chết cóng mà trong bao ny lông lớn của họ chứa đầy những tờ 1, 5, 10 đồng vo vụn lên tới cả mấy trăm ngàn Mỹ kim. Những người tôi sẽ kể thực sự có bạc triệu trong ngân hàng chứ không phải tiền trong chứng khoán hay cất kỹ trong xó xỉnh nào đó. Một người đã chết rồi thì tôi mới biết ông ta là một triệu phú, còn một người hiện vẫn còn sống và làm việc hằng ngày với tôi. Không biết tôi nên viết là tôi làm việc với một nhà triệu phú hay một nhà triệu phú làm việc với tôi cho ra vẻ oai vệ đây nữa. Nói thế cho vui thôi, chứ làm việc với ai thì cũng thế, đâu phải lấy tên, tiền bạc của người khác mà vinh vang cho mình được phải không?

Các đây vài năm, khi tôi còn chân ướt chân ráo, trên đất Mỹ, vừa đi học vừa đi làm, tôi thuê nhà ở gần trường đại học. Nhà tôi ở giữa nhà một vị giáo sư Phá'p văn vừa là chủ nhà vừa là thầy dạy học và bạn của tôi ở Đại Học và nhà của người triệu phú kỳ lạ. Khu nhà ở tuy cũ và bên ngoài không có vẻ sang trọng nhưng rất nên thơ vì những cây phong già mọc ven đường lá xanh um vào mùa xuân mùa hạ, sang mùa thu thì đổi màu thật đẹp, muà đông lại có tuyết đọng trên những cành khô, có khi đóng băng lóng lánh ánh mặt trời trong chẳng khác gì đường dẫn vào xứ thần tiên trong cổ tích. Ở khu này ngoài ông triệu phú Carver với giáo sư Fullerton, người chủ nhà tôi thuê với giá rẻ, có lẽ vì vị giáo sư muốn giúp đỡ học trò nghèo độc thân chịu khó như tôi ăn học, còn có nhiều giáo sư khác nữa.

Ông Carver sống một mình lủi thủi ra vào, hằng ngày ngồi trước nhà chơi đùa với một con két xanh nhốt trong lồng. Tôi cũng có thú chơi chim như ông nên làm quen nói chuyện rất dễ dàng, mặc dù tôi chỉ nuôi mấy con chim hoàng oanh và mấy con chim manh manh thôi. Chim hoàng oanh hót ca mỗi sáng thật vui, còn chim manh manh chim chíp tối ngày, nhưng có cái vui là chúng đẻ, ấp trứng và sinh con nhanh ghê lắm. Tôi nuôi chim cho vui thôi, chứ chẳng bán bung gì cả, lâu lâu khi chim đủ cánh đủ lông, biết ăn một mình thì tôi lại mua lồng, mua hạt cỏ, bỏ từng cặp chim trống chim mái vào rồi cho các cháu tôi hay mấy trẻ em người Việt trong vùng. Ông Carver kỳ lạ lắm! Hằng tuần xe rác tới lấy rác đi đổ, ông ta cứ đưa rác rưởi bỏ qua phía nhà tôi. Ban đầu, tôi chẳng họ?i làm gì? Sau đó tôi hỏi sao ông không bỏ phía nhà ông mà tốn công qua phía bên tôi vậy? Ông nói ông không muốn mỗi tháng phải đóng thêm tiền cho xe đổ rác. Kông xin phép tôi cho ông bỏ rác chung với tôi, tôi cười đồng ý vì dù sao tiền đổ rác đã gồm trong tiền thuê nhà rồi. Một hôm trời mưa lớn bị trũng xuốngf làm thủng mái nhà, nước mưa dột vào nhà, ông phải lấy xô chứa cho khỏi ướt nền rồi đem ra ngoài đổ. Rồi mùa đông tới, ông nằm chết trong nhà mấy ngày thì tôi và hằng xóm mới biết. Số là giáo sư Fullerton để ý và khi không trông thấy ông mấy ngày đâm ra nghi ngờ bèn gọi sở cảnh sát. Giáo sư Fullerton, đã được chỉ định làm Người Thi Hành Di Chúc

Trong Di Chúc cuối cùng, ông Carver chỉ định giáo sư Fullerton làm người Thi Hành Di Chúc chia gia sản cho các cháu của ông đã mất liên lạc cả bao nhiêu năm vì ông không vợ không con. Sau cả gần sáu tháng trời tìm kiếm, bốn người cháu, con của anh ông , được chia mỗi người 500 ngàn Mỹ Kim, còn lại 800 ngàn trả tiền cho tiểu bang, luật sư đã mất công tìm kiếm. Thế đấy! Có phải là kỳ lạ không, khi chết tiền trong ngân hàng có gần 3 triệu mà khi sống không có tiền trả tiền đổ rác, sửa nhà!

Chuyện của người bạn triệu phú tên Antonio Diaz, gốc Mễ Tây Cơ, cùng làm việc với tôi lại càng kỳ lạ hơn nữa. Trong sở ai cũng biết ông giàu, nhưng không ít ai biết ông giàu cỡ nào hay về thân thế ông hơn tôi ngoại trừ anh ruột của ông, là xếp của tôi. Trong túi Antonio lúc nào cũng có 20 ngàn bạc giấy 100 và hai chục. Cứ mỗi tuần, chúng tôi lãnh lương vào thứ năm. Antonio thu cả chục ngân phiếu hãng trả tiền trên dưới 1000 Mỹ Kim cho mỗi nhân viên và trả tiền mặt cho họ, chỉ giữ số xu lẻ mà thôi. Ai cũng vui vẻ sẵn sàng trả cao nhất là 99 xu thay vì phải chạy ra ngân hàng. Tôi nói với Antonio, "Sao ông mang nhiều tiền trong người vậy? Bộ không sợ cướp giật sao?" Ở thành phố tôi ở năm ngoái có người bị đâm chỉ vì 20 Mỹ kim chứ đừng nói tới 20 ngàn đồng. Antonio nói lại:

-- Mày điên thì có! Ai mà giật tao?

Mà thật, nhìn bên ngoài ông, không ai có thể nói ông là nhà triệu phú! Ông đi làm mặc đồng phục do hãng cung cấp, xong việc ông lại tới hãng xe chở người sang trọng Limosine Services, mặc đồng phục tài xe lái xe đưa khách tới khuya. Ông ăn uống cũng tần tiện, nếu không dám nói là hà tiện. Một hôm giờ ăn trưa, ông hỏi tôi có ra Burger King không. Tôi nói nếu ông muốn ra thì tôi chở đi. Ông vào trước khi tôi đóng cửa xe. Ông mua một ổ whopper (bánh mì thịt nướng vỉ lớn hơn burger), xin một ly nước lạnh, chứ không mua cả whopper meal gồm khoai tây chiên, whopper và một ly nước ngọt như tôi. Chuyện đó cũng thường thôi, nhưng khi ông móc trong túi ra miếng phô mai rồi bỏ vào bánh whopper của ông làm tôi tức cười hỏi:

-- Ông làm gì thế?

-- Tôi mới tiết kiệm hơn 30 xu đó, mua whopper với phô mai phải tốn thêm 40 xu, trong khi tôi mua cả gói phô mai này gồm 16 miếng phô mai có 79 xu thôi!

Đúng là vua "hiền tạ"! Tôi đùa với Antonio vì ông không hiểu tiếng Việt:

-- Từ nay tôi có thể gọi ông là Ăn Tốn không vì gọi Antonio dài quá tốn hơi tôi.

-- Gọi An tôn, Antonio hay Tony cũng được.

Thực sự tôi muốn ám chỉ ông là ông Sợ Ăn Tốn Tiền thôi chứ tôi có sợ tốn nước miếng khi gọi tên ông đâu.

Có lần ông quá giang xe tôi ra ngân hàng đổi tiền. Ông đem một chồng ngân phiếu của nhiều người đổi ra tiền mặt. Cô thu ngân hỏi ông có trương mục ở ngân hàng không, rồi hỏi giấy tờ, không chịu đổi tiền ngay cho ông.

-- Cô là nhân viên mới của nhà băng này phải không? Cô không biết tôi sao? Tôi cần gặp ông giám đốc của ngân hàng ngay!

Ông giám đốc nghe gọi và nói có Antonio Diaz cần gặp ông, chạy tới xin lỗi và nói với cô thu ngân từ nay ông Diaz cần gì, đổi bao nhiêu ngân phiếu thì cứ đổi ngay cho ông sau khi kiểm tra giấy tờ vì ông là V.ỊP của nhà băng này.

-- Một khách hàng rất qúi, rất quí, một người rất quan trọng của ngân hàng chúng ta.

Một hôm khi ngồi trò chuyện với xếp của tôi, ông ấy nói tôi làm sao rủ em ông đi chơi đi. Tôi kể chuyện đi ăn, và đi ngân hàng, tính cách vui thôi. Ông xếp tôi nói:

-- Hắn vậy đó! Hắn không biết xài tiền! Hắn có bạc triệu đấy mà chẳng dám xài đồng nào! Tiền hắn để ở tất cả các ngân hàng trong thành phố này đó, nhà băng nào cũng biết mặt hắn và sợ hắn rút tiền ra chứ chẳng chơi đâu.

Rồi ông kể cách đây hơn mười năm Antonio bị tai nạn lúc làm đường rầy xe lửa bị mất mấy ngón tay và thương tật cánh tay phải, hãng đường rầy đã trả Antonio đúng một triệu Mỹ Kim mà hắn chẳng dám xài một xu, đưa gởi phân tán các ngân hàng ở Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ, rồi đi làm thêm hai việc từ đó đến giờ, vợ con nhà cửa không có! Gia tài chỉ có một chiếc xe cà tộc cà tàng cũ rích cũ rơ. Tôi hỏi:

-- Thế Antonio ngủ ở đâu? Ông ấy ở với gia đình ông?
-- Không, hắn ngủ ở trong nhà chứa máy cắt cỏ của người quen ở thành phố này, tôi nói hắn về ở với tôi vì hiện giờ chỉ có hai vợ chồng tôi sống ở một căn nhà rộng rãi tới 5 phòng ngủ, không phải trả tiền thuê gì cả mà hắn nói sao, bạn biết không?
-- Dạ không!
-- Hắn nói tốn tiền xăng vì tôi ở cách đây 45 phút!

Thật là ông triệu phú Antonio đang mắc căn bệnh hiền tạ trầm kha rồi, chẳng biết ông phải có bao nhiêu mới đủ, vợ con thì không có, nhà cửa cũng không, tiền bạc thì nhiều mà chẳng dám xài. Tôi đoán mọi người như tôi dù chẳng giàu có gì nhưng cũng giàu hơn những nhà triệu phú tôi vừa kể vì chúng ta không ít thì nhiều cũng hiểu câu nói tính cách triết lý của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Tri túc, tiện túc, hà thời túc
Tri nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn

(Biết đủ, hưởng đủ, thì là đủ
Biết nhàn, hưởng nhàn, thì là nhàn)

Đâu cần phải bon chen, hà tiện quá vì khi nằm xuống cũng chỉ có vài thước đất làm mồ chôn thôi. Hãy sống cho hay, cho đẹp, cho thoải mái, và hữu ích cho nhân loại.


Nguyên Đỗ
Milou
L'Avare
Molière

SCENE VII. -- HARPAGON.

HARPAGON

. [(Il crie au voleur dès le jardin, et vient sans chapeau.)]
-- Au voleur ! au voleur ! à l'assassin ! au meurtrier ! Justice, juste ciel ! Je suis perdu, je suis assassiné ! On m'a coupé la gorge, on m'a dérobé mon argent ! Qui peut-ce être ? Qu'est-il devenu ? où est-il ? où se cache-t-il ? Que ferai-je pour le trouver ? Où courir ? où ne pas courir ? N'est-il point là ? n'est-il point ici ? Qui est-ce ? Arrête ! [(il se prend lui-même le bras.)]
Rends-moi mon argent, coquin !... Ah ! c'est moi. Mon esprit est troublé, et j'ignore oh je suis, qui je suis, et ce que je fais. Hélas ! mon pauvre argent, mon pauvre argent, mon cher ami, on m'a privé de toi ! Et, puisque tu m'es enlevé, j'ai perdu mon support, ma consolation, ma joie ; tout est fini pour moi, et je n'ai plus que faire au monde ! Sans toi, il m'est impossible de vivre. C'en est fait, je n'en puis plus, je me meurs, je suis mort, je suis enterré ! N'y a-t-il personne qui veuille me ressusciter me rendant mon cher argent, ou en m'apprenant qui l'a pris ? Euh ! que dites-vous ? Ce n'est personne. Il faut, qui que ce soit qui ait fait le coup, qu'avec beaucoup de soin on ait épié l'heure ; et l'on a choisi justement le temps que je parlais à mon traître de fils. Sortons. Je veux aller quérir la justice et faire donner la question à toute ma maison : à servantes, à valets, à fils, à fille, et à moi aussi. Que de gens assemblés ! Je ne jette mes regards sur personne qui ne me donne des soupçons, et tout me semble mon voleur. Eh ! de quoi est-ce qu'on parle là ? de celui qui m'a dérobé ? Quel bruit fait-on là-haut ? Est-ce mon voleur qui y est ? De grâce, si l'on sait des nouvelles de mon voleur, je supplie que l'on m'en dise. N'est-il point caché là parmi vous ? Ils me regardent tous et se mettent à rire. Vous verrez qu'ils ont part, sans doute, au vol que l'on m'a fait. Allons, vite, des commissaires, des archers, des prévôts, des juges, des gênes, des potences et des bourreaux ! Je veux faire pendre tout le monde ; et, si je ne retrouve mon argent, je me pendrai moi-même après !
Milou
THE MISER

A monologue from the play by Molière

NOTE: This monologue is reprinted from The Dramatic Works of Molière, Vol. III. Ed. Charles Heron Wall. London: George Bell & Sons, 1891.

HARPAGON: Thieves! Thieves! Assassins! Murder! Justice, just heavens! I am undone; I am murdered; they have cut my throat; they have stolen my money! Who can it be? What has become of him? Where is he? Where is he hiding himself? What shall I do to find him? Where shall I run? Where shall I not run? Is he not here? Who is this? Stop! [To himself, taking hold of his own arm] Give my back my money, wretch . . . . Ah! . . . . it is myself . . . . My mind is wandering, and I know not where I am, who I am, and what I am doing. Alas! my poor money! my poor money! my dearest friend, they have bereaved me of thee; and since thou art gone, I have lost my support, my consolation, and my joy. All is ended for me, and I have nothing more to do in the world! Without thee it is impossible for me to live. It is all over with me; I can bear it no longer. I am dying; I am dead; I am buried. Is there nobody who will call me from the dead, by restoring my dear money to me, or by telling me who has taken it? Ah! what is it you say? It is no one. Whoever has committed the deed must have watched carefully for his opportunity, and must have chosen the very moment when I was talking with my miscreant of a son. I must go. I will demand justice, and have the whole of my house put to the torture--my maids and my valets, my son, my daughter, and myself too. What a crowd of people are assembled here! Everybody seems to be my thief. I see no one who does not rouse suspicion in me. Ha! What are they speaking of there? Of him who stole my money? What noise is that up yonder? Is it my thief who is there? For pity's sake, if you know anything of my thief, I beseech you to tell me. Is he hiding there among you? They all look at me and laugh. We shall see that they all have a share in the robbery. Quick! Magistrates, police, provosts, judges, racks, gibbets, and executioners. I will hang everybody, and if I do not find my money, I will hang myself afterwards.
Milou
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.as...6&ChannelID=119
Thứ Bảy, 10/07/2004, 14:21 (GMT+7)

Nông dân "chơi" ... xe hơi

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageVie...umbnailID=36630[/IMG]
"Con" Mazda - niềm kiêu hãnh của cả gia đình chị Đào Thị Tâm

TTCN - Trong khi nhiều công chức ở Hà Nội muốn mua một con xe hơi tàng tàng cũng phải bóp đầu cả năm, thì tại ngôi làng Tề Lỗ (thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) hàng chục nông dân nhẹ nhàng ôm cả bao tải tiền về thủ đô tậu những con xe “chấm” đời mới.

Một ngôi làng chật hẹp mà đón hơn một trăm con xe hơi đủ dòng, đủ mác giá từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng...

Chiếc Camry 2.4G đen bóng trị giá gần 600 triệu lướt dọc con đường đá dăm tung bụi đỏ, đâm tụt vào garage một ngôi nhà sơn màu mè bề thế sát bên đường làng. Từ trong xe bước ra không phải một ông cao lớn, bụng phệ, complet, càvạt như ta vẫn tưởng mà lại là một anh nông dân áo bỏ ngoài quần, chân tay rám nắng, đôi mắt hau háu việc. 32 tuổi, nhưng gương mặt Đào Đình Thắng già hơn một người bốn mươi.

Đó là “tàn tích” hơn 10 năm vắt mình bôn ba chạy chợ nuôi vợ con, cha mẹ. Thấy tôi mân mê con xe, vợ Thắng bước ra chỉ trỏ: “Để tậu được “con ngựa tư bản” này bọn em phải nấu sôi mồ hôi nước mắt bao năm qua”.

Nhìn đôi mắt hấp háy tôi biết chị rất hãnh diện. Trong khi Thắng cắp xô chạy vào nhà lấy nước lau xe thì chị kể: “Nhà em đâu được học hành tử tế. Bỏ dở lớp 10 đi chăn vịt, rồi ngang dọc buôn lông gà lông vịt, sắt thép phế liệu (đồng nát)... nhưng rôi nhờ “ăn lộc” của làng chúng em chuyển sang “mổ” xe mới cóp được tiền mua xe như bây giờ”.

Đời xe & đời người

“Mổ” (hoặc “thịt”) xe tức là buôn ôtô cũ, máy xúc, máy ủi hư, tàu thuyền đắm... ở khắp nơi đưa về làng tháo tung ra rồi sàng lọc, tỉa tót, mông má lại những bộ phận còn “khả thi” để bán. Làng Tề Lỗ có trên 200 hộ biết ngón ấy và từ những cỗ máy phế thải này họ đã trở thành tỉ phú.

Tại ngôi làng nằm khép nép giữa cánh đồng bạt ngàn lúa ven sông Hồng này nhiều nông dân chân đất mới ngoài 30 như Thắng đã cưỡi xe “chấm” và nó được coi là biểu tượng của sự lên đời! “Trước khi tậu con xe, tôi “vứt bỏ” hơn năm năm lang thang nhảy tàu bắt xe đi khắp miền Bắc săn lùng hàng (xe hư) rất khổ cực.

Mổ xe luôn phải mở cuộc chạy đua gấp rút, khốc liệt với hàng trăm người khác mới kiếm được hàng, nhưng không có phương tiện nhiều khi đành chịu... chết đứng”- Thắng giãi bày. Khi có tí vốn giắt lưng, Thắng chơi ngay cái di động. 7-8 năm trước, máy di động là biểu tượng những nông dân Tề Lỗ kiểu mới, tạo nên hiệu quả giao dịch tức thời.

Nhưng chỉ sau mấy năm cả làng Tề Lỗ và cả xã hội ngập tràn di động thì Thắng nhảy ngay sang xài xe hơi bởi tập quán dân Bắc kỳ phần lớn đều ưa hình thức- người ngồi xe hơi máy lạnh, tắm nhạc “hifi” bao giờ giao dịch cũng “vào cầu” hơn người đội nắng mưa. Song ba năm trước Thắng chỉ dám xài... xe thuê của những đại gia khác trong làng vì lúc ấy két sắt của anh còn lõm. Đất làm ăn của dân mổ xe không ngừng bành trướng, và để “xăm” được nhiều nguồn hàng Thắng phải “phi” vào tận Đồng Nai, Vũng Tàu, Lâm Đồng, TP.HCM...

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageVie...umbnailID=36633[/IMG]
Cà làng Tề Lỗ đâu cũng tràn ngập đồ phụ tùng xe "chết" - mặt hàng đã giúp nông dân tậu được xe hơi sành điệu

Mỗi lần đi lại tốn 5-7 triệu đau như cắt ruột, mà xe thuê toàn loại rẻ tiền rẻ mã, không an toàn. Tháng 10-2003, quá bí bách chuyện làm ăn và cũng để tiện... chơi sang, vợ chồng Thắng dốc két sắt mang cả bao tải tiền xuôi Hà Nội tậu hẳn con Camry 2.4G cho trội.

Thắng khoe: “Nhiều người làng tôi chỉ dám chơi Lanos, Corolla cũ 200-300 triệu đồng nhưng tôi phải chơi hẳn dòng Camry cho nhàn (có trợ lực lái, vôlăng gật gù) và đảm bảo độ an toàn. 600 triệu đồng, bằng cả căn hộ khu đô thị mới ở Hà Nội chứ ít đâu, nhưng nhờ chịu chơi nên công việc giao dịch rất trọng lượng”.

Thắng bộc bạch: “Từ ngày có xe tôi ký hợp đồng rất “trơn”. Ngày nào cũng chạy tít mù, trung bình mỗi ngày 500 - 600 cây số mà vẫn khỏe”. Thắng không phải người đầu tiên ở Tề Lỗ biết xài xe hơi bởi trước anh đã có cả tá xe hơi được đưa về làng, nhưng anh là người tiên phong dám chơi xe “sành điệu”. Để chơi trội hơn người khác, vợ chồng anh còn thuê hẳn một lái xe riêng, mỗi tháng trả 1,5 triệu đồng bao cả ăn trưa, cho người làng kính nể!

Dòng xe, đời xe đã liệt vợ chồng Thắng vào danh sách những chủ nhân đẳng cấp trong làng, đó là biểu tượng của sự ăn nên làm ra, dám làm dám chơi.

Giấc mơ của anh chăn vịt

Con Camry 2.4G bóng như gương của Thắng đưa về đậu ven đường làng đã châm ngòi cuộc chơi xe sành điệu nổ ra khắp Tề Lỗ. Sau con xe đó, từ cuối tháng 2-2004 khi thị trường xe hơi bắt đầu chựng giá thì hàng chục con xe khác cùng liên tiếp được rước về làng. Tất cả những chủ xe hơi hảo hạng đều “bào chữa” họ mua xe vì cấp thiết chuyện làm ăn giao dịch, có xe ngon mới bắt được nhiều mối hàng, lời nói mới có trọng lượng, nhưng thực chất một cuộc đua chơi xe ngầm đang nổ ra giữa các nông dân tỉ phú nơi đây.

Cứ nhìn phong thái, giọng điệu của anh Đào Đình Tú, Đào Mạnh Lân, Nguyễn Ngọc Mạnh, Đào Văn Toàn... khi tán chuyện xe hơi đủ biết họ “thú” ra sao! Họ đều là chủ nhân những con xe đang được xếp hạng quí tộc trên thị trường. Anh Lân cho biết hầu như tuần nào danh sách xe hơi sành điệu của Tề Lỗ cũng lại được điền thêm một con mới.

Bây giờ khắp làng đâu cũng râm ran chuyện xe hơi. Người ta ganh nhau từng cái “chấm”. Những “phe”, “hội” chủ nhân cũng bắt đầu được thành lập theo đời xe, dòng xe. Chủ nào cũng thích mình vô địch cho nên đã mua sau phải chơi vượt người trước cả mác xe và mức tiền.

Cơn lốc xe hơi tràn vào Tề Lỗ từ cuối năm 2002 nhưng càng gần đây những đời xe được “rước” về mới có nhiều dòng thời thượng. Anh Đào Đình Tú rất “kiêu” với con Camry 3.0V6 (57.000 USD) mới mua hồi tháng 4-2004. Anh bảo: “Con này hơn hẳn con 2.4 về khoản vành đúc hợp kim”. Tú mê xe hơn mọi cám dỗ trên đời bởi đó là món hiện vật đã được phù phép từ giấc mơ dài của anh, và khi quyết định tậu xe anh nghĩ “phải vượt qua mấy thằng em”.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageVie...umbnailID=36634[/IMG]
Con xe Camry 2.4G của anh Đào Mạnh Lân
Lúc nào xe của Tú cũng sạch trơn, ngoài anh ra không ai được sờ vôlăng. Thế mà con xe của anh cùng một con Camry 3.0V của anh Nguyễn Đình Tuấn, một chủ nhân ở đầu cầu Giã Bàng, chỉ đứng “tốp” được một tháng đã bị con Mercedes E200K Classic (83.900 USD) của anh Nguyễn Ngọc Mạnh đẩy xuống vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng. Cuộc đua chơi xe của những nông dân nơi đây chắc chưa dừng lại, nhưng điều quan trọng đáng kinh ngạc là họ đã biết làm ra tiền để “chơi” chính đáng.

Chỉ bốn tháng nay Tề Lỗ đã tậu thêm gần 20 xe hơi “ngoại hạng”. Ông Đào Đình Chiêm - phó chủ tịch UBND xã - khẳng định như đinh đóng cột: “Tề Lỗ tôi bây giờ có trên 120 xe hơi các loại, từ tầm 150, 200 triệu đồng đến trên 1 tỉ, trong đó riêng dòng xe “sành điệu” (500 triệu đồng trở lên) khoảng 40 con”. Trên 100 chiếc xe hơi trong một ngôi làng nhỏ bé mà chủ nhân những xe đó hoàn toàn là những nông dân chính hiệu, tậu xe bằng mồ hôi nước mắt kết tinh chứ không phải bằng tiền chùa như ta vẫn gặp... là một chuyện lạ mà có lẽ cả nước ta không đâu có.

Buổi trưa, dạo ngang qua làng Tề Lỗ nhìn cả dãy xe hơi đậu lù lù trong các garage cứ ngỡ đây là trung tâm trưng bày, giới thiệu xe hơi các loại. Chỉ một đoạn đường làng 200m của khu 2 thuộc thôn Giã Bàng đã có tới 15 hộ có xe hơi toàn dòng Corolla Altis 1.8, Camry 2.4, Mazda 6...

Những cái tên chủ xe gắn với đời xe, mác xe cứ vang lên đầy kiêu hãnh: Chính Thủy (ghép tên vợ chồng) Mazda 6, Lan-Khích Camry 2.4 G, Ánh-Dài Isuzu Trooper S, Thúy - Hải Mitsubishi... Anh Tú bảo: “Tề Lỗ có năm thôn, bây giờ thôn nào cũng có xe hơi. Thôn Trung Hậu trông bề ngoài toàn nhà cấp bốn chứ không được “mã” phố phường như dọc trục làng nhưng cả chục Camry 2.4 đến 3.0 “cất” lù lù trong sân”.

Nhưng số người như anh Tú, Toàn, Lân, Mạnh, Tuấn... vẫn chưa phải “tốp”, mà hiện làng Tề Lỗ còn xuất hiện những đại gia xe hơi thực thụ. Họ là những tay chuyên buôn xe cũ mới sau khi đã “nếm” đủ mùi xe. Trong tay Long (thôn Giã Bàng) lúc nào cũng có gần chục con xe, cứ tha về xài gặp khách thì lại bán. Anh Thân cùng thôn cũng đang ôm 10 con xe từ Kia, Lanos đến Ford, Mazda... để cho người làng thuê lại, mỗi ngày thu về 1-2 triệu đồng ngon ơ.

Rất lạ. Chỉ cần 7-8 năm mổ xe “chết”, dân Tề Lỗ đã lột xác. Họ thật sự phất lên chỉ từ vài năm nay. Anh Tú không giấu lai lịch của anh và cả làng: “Trước đây bọn tôi chỉ là những tay chăn vịt (Tề Lỗ nổi tiếng làng chăn vịt), rồi sau dắt díu nhau đi buôn trứng vịt, lông gà lông vịt nhưng không ăn thua mới chuyển sang buôn đồng nát. Rồi tất cả lại bỏ dăm ba cái thứ sắt vụn chuyển hẳn sang mổ ôtô (buôn bán, lắp ghép phụ tùng máy “chết”)”.

Bây giờ đối với Tú, con xe Camry 3.0 không còn là “nỗi ám ảnh”, nhưng điều khiến Tú và hàng trăm tay chơi làng Tề Lỗ vẫn còn bàng hoàng là sao họ lại phất nhanh đến thế? Bảy năm trước Tú, Long, Toàn, Thắng... vẫn còn cầm sào đuổi vịt rồi lang thang bỏ trứng cho các mối mướt mồ hôi và nhìn xe hơi như một vật thể ngoài hành tinh, nhưng giờ đây chính họ lại đang ngồi trong những chiếc xe thời thượng cầm vôlăng điều khiển nó, loại phương tiện mà rất nhiều người thành phố vẫn đang nằm mơ.

Khi được hỏi tậu con Camry 2.4G (hồi tháng 3-2004, giá 45.000 USD) có phải “kiễng chân” không, anh Lân cười mỉm: “Không đủ đô ai dại gì “đú” xe hơi. Hiện tại tôi có thể rinh về thêm một con “Cam” nữa, nhưng... để tiền đó uống cà phê sáng cho đã!”.

Có thể anh đại ngôn nhưng chuyện tinh mơ Lân đánh xe ra phố huyện ăn sáng, nhâm nhi cà phê rồi về đưa vợ đi chợ mua dăm ba thứ lặt vặt là sự thật. Lân cũng như hơn trăm chủ xe hơi ở Tề Lỗ dù “vứt” vào đâu vẫn không giấu được chất nông dân của họ, nhưng điều chắc chắn họ là những nông dân kiểu mới trong xã hội: biết chọn cách chính đáng làm ra tiền và biết hưởng thụ thành quả. Nếu làng nào nông dân cũng năng động tự lực làm giàu như Tề Lỗ thì cả miền Bắc bứt lên thấy rõ?

ĐẶNG THÁI HUYỀN
Milou
Triệu phú tằn tiện, ăn thịt hết hạn, mặc quần áo cũ 2nd hand, để lại gia sản $2.1 million cho trường đại học
http://news.yahoo.com/s/ap/20050620/ap_on_...pected_donation

Frugal Public School Teacher Donates $2.1M

Mon Jun 20,12:26 PM ET

HOUSTON - A retired public school teacher who was so frugal that he bought expired meat and secondhand clothing left $2.1 million for his alma mater, Prairie View A&M — the school's largest gift from a single donor.


Whitlowe R. Green, 88, died of cancer in 2002. He retired in 1983 from the Houston Independent School District, where he was making $28,000 a year as an economics teacher.

His donation shocked family members and friends alike.

"He was a very meager person. I didn't think he had a million," said Beatrice Green, a cousin by marriage. "He'd buy the cheapest things."

Sharon Green Mitchell, another cousin, said Green and her father stopped talking for a couple of years when Green denied owing her dad $6.76. On road trips, Green would equally divide the gas bill among the adults.

"Now it's funny, but years ago you would sometimes get annoyed," Mitchell said.

Green's frugality was matched by his belief in education and dedication to young people, she said.

He often talked about leaving money to Prairie View, a historically black university. Green graduated in 1936.

"He sacrificed for this. He would always tell us to make your money work for you, and he did," Mitchell said. "I remember him saying, 'I'm going to help black children get an education.' He did it."

Green's donation will be used to establish a scholarship fund.
Milou
vnexp
Thứ tư, 22/6/2005, 16:45 GMT+7

Tỷ phú chân đất làm việc thiện
user posted image
Ông Phạm Văn Ngữ. Ảnh: N.T.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, lại bị suy tim nặng đến mức tuyệt vọng muốn quyên sinh, nhưng lão nông tri điền Phạm Văn Ngữ đã gắng gượng khởi nghiệp từ chiếc máy xay bột hỏng. Giờ, không chỉ là người chủ xưởng cơ khí Đồng Tâm, chủ đàn cá sấu trị giá hàng tỷ đồng, ông còn là người say mê làm từ thiện.

Sáng 22/6, tại đại hội nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần 2 (tổ chức tại Hà Nội), bản báo cáo thành tích của ông Ngữ đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các đại biểu và khi ông kết thúc thì cả hội trường như vỡ òa bởi tràng vỗ tay thật dài.

Sau một năm làm nghề xay bột và sản xuất miến dong, kiếm được chút vốn nho nhỏ, ông Ngữ quyết định đổi nghề sửa chữa máy. "Khi bàn với vợ, bà ấy tá hỏa bởi tôi mới học hết phổ thông, từ trước đến nay chỉ biết sử dụng máy xay bột, máy làm miến, chứ đâu có biết sửa chữa gì. Nhiều người bảo tôi điên rồ", ông Ngữ kể.

Mặc sự hoài nghi của mọi người, ông Ngữ dành khoản tiền gom góp mua 2-3 máy xay bột cũ về tháo ra tìm hiểu. Đêm đêm, ông xoay trần đọc sách nói về cấu tạo, nguyên lý vận hành của máy, còn ban ngày thì cùng mấy người anh em tháo tháo, lắp lắp. Vẫn không ngớt người tặc lưỡi bảo ông khùng, bởi những năm 1985, kinh tế khó khăn, kiếm được đồng tiền đã khó, đằng này mua máy ra rồi phá thì chỉ có "thằng khùng".

Nhưng khi 1, 2, rồi 3 chiếc máy xay bột, máy làm miến hỏng vốn bị vứt vào xó bếp nay được ông sửa chạy êm ro thì lời dị nghị bớt dần, khách hàng bắt đầu tìm đến thợ máy Phạm Văn Ngữ. Do nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bà con cần sử dụng nhiều loại máy nông nghiệp, ông Ngữ quyết định mở xưởng đặt tên Đồng Tâm với ý nghĩa trăm người đồng lòng thì nhất định thành công. Hiện Đồng Tâm tạo việc làm thường xuyên cho 50 lao động, thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/tháng.

Có tiền từ xưởng máy, nông dân Phạm Văn Ngữ tính chuyện quy hoạch khu vườn ao chuồng nhà mình. Lần này thì không làm ăn cò con như hồi sửa máy, ông bàn với vợ vay tiên ngân hàng mua thêm đất, xây thêm chuồng trại, đào ao. Ông hợp đồng hẳn với 2 cán bộ trung cấp thú y, đầu tư máy xay xát, trộn thức ăn chăn nuôi, nên đàn lợn, bò, cá sấu... lớn rất nhanh.

Nói về việc nuôi cá sấu, ông Ngữ bảo ý tưởng đó đến rất tình cờ. Năm 2001 khi thấy gà, vịt nhiễm bệnh chết hàng loạt, xác gà chết bốc mùi hôi thối, ông bàn với vợ nuôi cá sấu để tận dụng nguồn thức ăn lãng phí kia. "Lần này bà ấy không gàn, nhưng rất ngạc nhiên vì cá sấu nuôi nguy hiểm, đâu có dễ như lợn. Tôi thuyết phục, cuối cùng bà ấy cũng đồng ý để bây giờ tôi có 1.000 con cá sấu", ông Ngữ nói về vợ Phạm Thị Sáng, người đã chung lưng với ông suốt 40 năm qua.

Hiện ông Ngữ sở hữu xưởng cơ khí Đồng Tâm, 110 ha rừng kết hợp với cây ăn quả, 1.000 con cá sấu, hơn 2.000 con lợn, 100 con bò. Mô hình sản xuất này cho thu lợi gần 1 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm nông dân nghèo.

Từng trải qua cảnh gia đình kiệt quệ, bây giờ có thu nhập, ông Ngữ luôn trăn trở với câu hỏi làm sao giúp người nghèo trong xã Gia Tân 2 của mình thoát nghèo. Thấy một số thanh niên trong xã không nghề, rồi sinh tật trộm cắp, ông Ngữ không ngần ngại nhận họ vào xưởng cơ khí. Với sự nhiệt tâm truyền nghề, đặc biệt là thái độ chân tình, không bao giờ nặng lời với công nhân, ông Ngữ đã dần thu phục họ.

Ông Ngữ bảo, giúp một người tức là bớt một gánh nặng cho xã hội, bản thân ông thấy lòng thanh thản. Vì thế, khi được anh Phạm Văn Nhâm trong xã ủng hộ miếng đất, ông đã vận động bạn bè xây dựng ngôi nhà tình thương nuôi dưỡng 22 người già, người khuyết tật, trong số đó có 15 người mù lòa, không tự xúc ăn được. Người nhiều tuổi nhất cũng đã 90, ít nhất là 37 và bị liệt toàn thân.

Từng có người mẹ mù lòa, ông Ngữ rất hiểu những vất vả khi mất đi đôi mắt. Vì thế mấy năm gần đây ông đã đặt quan hệ với Trung tâm mắt của Viện mắt TP HCM để thực hiện chương trình đem ánh sáng đến cho người mù. Dù nhiều khi không có đợt khám chữa bệnh tập trung, nhưng khi có người cần đến hỗ trợ chi phí để mổ mắt, ông đều nhiệt tình giúp đỡ. Có ca mổ kinh phí hỗ trợ lên tới 10 triệu đồng.

Cuối năm 2004, ông Ngữ tổ chức bếp ăn từ thiện ở khoa nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh. Mỗi ngày bếp ăn cung cấp bữa cháo vào buổi sáng và khoảng 120-150 phần ăn miễn phí. Thấy đồng bào dân tộc tại ấp Đức Thắng, huyện Định Quán quá nghèo, ít việc làm, nhất là trong mùa khô, nên 2 tháng nay, bếp ăn này kiêm luôn việc cấp phát 100 phần ăn cho bà con mỗi ngày.

Nói về việc làm từ thiện của mình, ông Ngữ chỉ cười: "Việc làm của tôi tuy nhỏ bé, nhưng là niềm vui lớn của cả gia đình". Gương mặt người lão nông tri điền như rạng rỡ hơn khi kể về 9 người con của mình. Trong số 4 cô con gái đã tốt nghiệp đại học, có 1 tiến sĩ và 1 thạc sĩ.

Như Trangx
Beretta
QUOTE(NguoiVN @ Jun 24 2005, 01:25 PM)
có vẻ như đa số chúng ta kô có được cái nhìn tương đối chính xác về thế nào là giàu? Giàu có phải là nhà cao, của rộng, xe đẹp vợ đẹp, giàu có phải là rankin cao trong các bảng xếp hạng. Bill gates có phải là người giàu nhất TG ? Theo tớ là kô.

Có môt số kiểu giàu, làm giàu:

Sống tiết kiệm, kĩ luật, tích góp cả đời hoặc nắm trong tay công nghệ, kỹ thuật cao, 
thành lập tập đoàn này nọ, bán cổ phiếu ( lợi dụng tiền, sức của người)loại này kô làm giàu bằng thu nhập.
Làm giàu bằng tài năng thiên phú ( casi, van dộng viên, người mẫu ...) Loại này thu nhập cao, nhưng mức sống cũng cao, dẫn đến tài sản kô nhiều ( nhìn theo kiểu sống ở thành thị lương cao nhưng tiêu sài cũng cao)

Giàu bằng quỳên lực, loại này giàu nhất nhưng ít người biết nhất, tài sản kô uóc lượng được. Loại này kô trả thuế, bác tưởng tượng để có thể rankin cao, bác phải trả bao nhiêu thuế?. 

giàu định nghĩa theo người giàu là khả năng huy động vốn, nói ví von là bi giờ tớ có thể mang ra nhiều triệu USD đầu tư,giàu là tớ có thể sống kô làm cả đời mà kô phải thay đổi cách sống. Giàu theo quan điểm đại chúng là tiêu sài phung phí, kô suy nghĩ. Đó là mức sống cao, kô phải giàu.
nghi? làm thì nhà cửa rụon vườn cũng bay, gái đẹp cũng đi.

Giàu là có tiền mặc, dồng thời vàng bạc, của quý như tranh ảnh, báu vật lâu đời. giàu về một thứ kô thì kô phải là giàu. làm thế nào người giàu nhận ra người giàu? người giàu nhận ra người giàu trong suy nghĩ, kô phải trong hình thức bên ngoài. cái khác biệt lớn nhất giữa nghèo và giàu là gì? là cách nhìn nhận, đánh giá thế nào là giàu. Nói cho dễ hiểu là bạn kô làm giàu bằng cách sống như người giàu mà là suy nghĩ, dẫn đến hành động như người giàu.

Người giàu bằng tiết kiệm, sống kỷ luật lấy vợ giỏi. người giàu bằng tài năng như casĩ, vận dộng viên.. có thể lấy vợ giỏi nhưng đa số muốn đẹp, hay đổi, khác hẳn loại tiết kiệm. loại thích nhất là nắm trong tay công nghệ, tập đoàn, nắm trong tay quyền lực sanh sát, loại này chọn vợ thế nào cũng ít bị chi phối hơn mấy loại kia.

Giàu còn phải là giàu đòi giàu kiếp. giàu bằng tiết kiệm con cái dễ thổi giàu bay. Giàu bằng tài năng, nắm kỹ nghệ thi`

trình độ tớ ce6hưa phân tích được đời sau. bên quỳên lực thì hiển nhiên câu hỏi là bao lâu , quyền bay tiền giảm năng nề.

Vậy giai làng chọn cách làm giàu mình muốn nhé  laugh1.gif
*



Bác này thỉnh thoảng nói nhiều câu nghe được phết cheers.gif
netwalker
"Rich Dad - Poor Dad" . That's good NguoiVN!

dandumuc
Rich dad, poor dad
Bùm chíu
Thái Bình: Trở thành tỷ phú từ hai bàn tay ''bị phong cùi''


THÁI BÌNH 20-06 - Bị phong cùi hủi (miền Bắc Việt Nam gọi “la hủi”) vốn là nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với những ai không may mắn mắc phải căn bệnh này. Tại Việt Nam, đa số những người mắc bệnh bị cộng đồng kỳ thị và xa lánh. Tại thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình có một phụ nữ không may như vậy nhưng chị đã vượt qua số phận và trở thành tỷ phú.

Dưới tựa đề “Chuyện cổ tích về số phận kỳ lạ của một người đàn bà” tờ Tiền Phong đã viết về người phụ nữ rất đặc biệt này như sau:

“Chị đưa tay rót nước. Tôi (phóng viên báo Tiền Phong) bỗng giật mình khi nhìn thấy đôi bàn tay cụt hết ngón, sần sùi, sứt sẹo, đôi chỗ vẫn còn rớm máu... Gần cả một đời, người đàn bà “khó đôi bàn tay” này đã nếm trải trăm đắng, ngàn cay mà có lẽ các nhà tiểu thuyết cũng không tưởng tượng ra nổi một số phận kỳ lạ như vậy. Nghe chị kể mà tôi gai người, để rồi tin rằng ở đời vẫn còn chuyện cổ tích...


Khúc “dạo đầu” của số phận


Năm 1967, thời điểm cuộc chiến Việt Nam bước vào giai đoạn cực kỳ ác liệt, sau khi tốt nghiệp Ðại Học Tài Chính Kế Toán, cô gái trẻ Trần Thị Hằng được cử vào miền Nam công tác. Trên đường đi, vướng phải mìn, chị suýt chết trong gang tấc. Nhưng chiến tranh thực sự in dấu ấn khủng khiếp vào đời chị khi nó cướp mất đứa con trai đầu lòng mới tròn 2 tuổi.

Năm 1970, sau cơn sốt rét thập tử nhất sinh, chị được điều ra Bắc làm ở Cục Thu Bội Chính (Bộ Tài Chính). Năm 1972, đang ở Hoài Ðức (Hà Tây), chị bị trúng bom. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, buộc phải nghỉ việc về quê chồng. Từng ấy biến cố đối với người đời có thể xem là bất hạnh rồi, nhưng với chị đó mới chỉ là “khúc dạo đầu” của số phận...

Cuộc sống ở Bắc Ninh quê chồng khốn khó đến nỗi chị phải gửi Tú Anh - đứa con trai còn đi chưa vững - về quê Thái Bình cho bà ngoại nuôi. Những tưởng, nghèo khổ sẽ khiến vợ chồng thương nhau hơn, nhưng người chồng không chấp nhận cảnh “râu tôm nấu với ruột bầu”, đã bỏ chị đi theo một người đàn bà khác.

Mang thai đứa con thứ ba được 8 tháng, ngày nọ chị bỗng thấy lên cơn sản giật đau quằn quại. Một người phụ nữ thương tình đã đưa chị đi bệnh viện cấp cứu. Bệnh viện chỉ cứu được mẹ, còn đứa con hơn 8 tháng tuổi đã chết khi chưa kịp nhìn thấy ánh sáng mặt trời...

Từ bệnh viện trở về, đập vào mắt người mẹ vừa mất con là một sự thật phũ phàng khác: Quần áo chị đã bị người nhà chồng đốt sạch. Ðến nước ấy, chị chỉ còn mỗi con đường về quê với mẹ.

Nhưng về quê, chính quyền địa phương lại nghi ngờ chị “trốn chúa lộn chồng” nên bắt trở lại Bắc Ninh. Chị cứ sống cảnh chơi vơi, không hộ khẩu, bị đưa đi đẩy lại như thế trong một thời gian dài.

Người mẹ già đang ở với chị gái. Không chốn nương thân, chị lấy 5 cây chuối kết thành bè, dựng lên đó túp lều lợp bằng cỏ môi, lênh đênh trên mặt ao hoang vắng.

Mùa Ðông rét căm căm. Ban đêm chị để đứa con trai bé bỏng nằm trên người, ôm chặt lấy nó, tự biến mình thành chiếc lò sưởi mặc cho gió lạnh lùa tứ bề. Trời mưa to, nước tuôn xuống túp lều rách nát, chị lấy chiếc nón mê đội lên đầu con, còn mình đành chịu ướt.

Nước quyện với bồ hóng trên mái nhà rơi xuống, nhuộm đen cả mặt chị. Có lúc, nước mắt hòa với nước mưa lẫn bồ hóng, chảy thành dòng trên đôi gò má gầy guộc. Nằm mà nơm nớp lo chiếc bè chuối có thể bị chìm bất cứ lúc nào.

Chẳng biết chia sẻ cùng ai, trong nỗi cô đơn cùng cực, người đàn bà ấy đã làm những câu thơ như thế này: “Túp lều nát rùng mình trong giá rét; Chiếc nôi nghèo run rẩy giữa đêm giông; Ai sẽ về chăm lo? Chẳng còn ai nữa hết; Tội nghiệp nỗi cô đơn trong đêm tối khóc thầm”.


Gánh con ra chợ cầm nợ


Chị đọc cho tôi nghe bằng một chất giọng tưởng như có thể gọi cả đêm Ðông ấy về đây. Rồi chị nói: “Hồi đó, chị Dậu còn sướng hơn tôi vì có đàn chó để bán. Ở đã thế, kiếm miếng ăn còn cơ cực gấp mấy lần...”

Hàng ngày, từ túp lều, chị đặt Tú Anh vào một đầu quang gánh, đầu còn lại bỏ vào hòn đá cho cân, rồi quảy ra chợ. Ðến chợ chị đưa thằng con trai đi cầm nợ để lấy chịu của người ta mớ rau, ít cà chua đem bán, với lý lẽ như thế này: “Cháu không có vốn, nên đặt đứa con ở đây cho bà tin, bà cho lấy ít hàng đi bán kiếm chút tiền đong gạo. Bán xong sẽ về trả tiền và xin lại con. Cháu chẳng phải chửa hoang đâu, chẳng qua bị chồng ruồng bỏ”.

Cứ thế, Tú Anh trở thành một thứ “vốn lưu động” giúp hai mẹ con sống qua ngày. Ði bán hàng ở chợ Rồng (Nam Ðịnh), xa quá không về nhà được, đêm chị bỏ con vào bao tải, còn mình ngồi canh cho con ngủ, muỗi đốt đỏ chi chít cả mặt. Những nốt muỗi đốt trông như một trời sao.

Thời ấy, nước máy khan hiếm, chị có thêm nghề đi xếp nước thuê. Ðứng xếp hàng mấy tiếng đồng hồ, người ướt nhoẹt, chỉ được trả có vài xu. Ðứng xếp hàng từng đêm như thế, chị mơ mình sẽ có một ngôi nhà nho nhỏ cho hai mẹ con trú nắng trú mưa. Ước mơ đó có vẻ như quá xa vời khi mà để mua một chiếc bếp thổi giá có 8 đồng mà 2 năm rưỡi chị mới trả xong nợ.

Nhưng rồi, sau bao đêm ngồi bên bao tải canh cho con ngủ, sau bao đêm ướt sũng xếp hàng thuê, cuối cùng chị cũng dành dụm được một khoản tiền mua cái ao hoang hóa, nơi bao năm nay “chứa chấp” chiếc bè chuối của hai mẹ con. Cái ao giá 2 triệu đồng, chị phải vay nặng lãi 1 triệu đồng, 10 năm sau mới trả xong, lúc đó số nợ đã lên tới 10 triệu đồng.

Ngày đi làm, đêm chị lặng lẽ gánh đất về lấp ao. Chiếc ao rộng, nước sâu, từng gánh đất nhỏ nhoi đổ xuống tan biến đi, giống như “dã tràng xe cát biển Ðông”. Nhưng rốt cục thì đó cũng chẳng phải “công dã tràng”, một góc ao đã biến thành đất bằng, đủ để dựng nhà.

“Dựng nhà”, hai từ đó nghe mỉa mai làm sao khi mà trong tay chị không có lấy một đồng. Nhưng người đàn bà ấy biết mình phải làm gì. Cả ngày buôn thúng bán mẹt ngoài chợ, trời chập choạng tối, chị lại gánh đá đổ ở điếm đầu làng, rồi từ đó “tha” về chiếc bè chuối.

Âm thầm gánh đá trong đêm như vậy, có những lúc buồn ngủ, đòn gánh bật ra đập vào mặt chị thâm tím. Nghĩ đến đứa con trai đói ăn, chị còn “đa mang” đi gánh thuê cát vàng, gánh cả một thuyền cát chỉ được cho vay 13 bơ tấm, nhưng sau đó phải trả bằng gạo.

( xem tiếp trang sau )
Bùm chíu
( ...tiếp theo )

Nung đỏ dao, tự mình chặt cả bàn tay


Gánh đủ đá, chị đào đất đóng gạch. Ðôi tay đàn bà mềm yếu ấy đập đá, nhồi đất dẻo dai như tay lực điền. Nhưng một ngày nọ, chị bỗng thấy những ngón tay của mình ngắn lại, mòn đi, nhiễm trùng đang hoại tử. Những ngón tay phải đập đá, đào đất quá nhiều, đã lâm “trọng bệnh”.

Lúc đó, vì chưa có hộ khẩu nên không được vào bệnh viện, chẳng còn cách nào khác, chị bỗng nghĩ ra một kiểu “điều trị” khủng khiếp: Nung đỏ con dao sắt, kê ngón tay lên viên gạch và nghiến răng chặt!

Khi ngón tay đã đứt lìa, nhọ nồi hòa với vôi đã được chuẩn bị sẵn, chị run rẩy bôi vào vết chặt. Choáng váng, chị ngất đi vì đau. 1 ngón tay, 2 ngón tay, 4, 5 ngón tay... lần lượt lìa khỏi bàn tay chị theo cách “trung cổ” đó. Bàn tay trái chặt ngón tay phải, bàn tay phải chặt ngón tay trái. Cho đến khi không còn ngón tay để cầm dao nữa! Mỗi ngón tay bị chặt lìa là một lần chị ngất lịm.

Tôi rùng mình khi hình dung ngón tay đứt lìa, vôi trộn bồ hóng bôi vào vết chặt còn đầy máu ấy. Bất giác tôi nhìn sang đôi bàn tay cụt ngón của chị, nó đã liền sẹo nhưng vẫn toát lên cái gì đó nhẫn nhịn mà kiên gan.

Họa vô đơn chí, sau khi đôi bàn tay cụt hết ngón, dân làng bắt đầu xì xào đồn thổi chị mắc bệnh phong. Rồi cũng chẳng dừng lại ở đồn thổi nữa, một ngày nọ, dân quân đến trói nghiến chị lại, bồng súng giải chị đi bệnh viện như giải một kẻ tội đồ.

Tại bệnh viện, vị bác sỹ già sau khi khám, đã khẳng định chị không mắc bệnh phong. Dẫu có mắc bệnh, chị cũng không nhập viện được vì chưa có hộ khẩu. Người đàn bà đó bị trả về với 10 viên thuốc Tetaxilin giá trị tương đương 10 buổi đi chợ. Nhưng trong mắt của nhiều người, chị vẫn là hủi, và cả hai mẹ con đã “lãnh đủ” sự kỳ thị, xa lánh.

Tú Anh đang học lớp 3 đã bị chúng bạn réo tên gọi: “Ðồ con hủi”, thậm chí có kẻ còn dọa giết chết đứa bé ngây thơ này. Ðiều đó làm chị đau đớn hơn cả lúc cầm dao chặt vào ngón tay mình.

Vẫn túp lều cỏ trên bè chuối, nhưng đôi tay đã cụt ngón, lại phải “gánh” thêm cái tiếng hủi, trong một phút tuyệt vọng chị viết một bức thư tuyệt mệnh gửi mẹ dặn: “Con chết rồi, mẹ gửi Tú Anh vào trại mồ côi, đừng đưa nó về với bố nó”.

Chị đi ra bãi sông Thái Hạc tự tử. Lúc đang chấp chới trong dòng nước thì ông lão thuyền chài đã nhanh tay kéo chị lên. Sau khi nghe rõ sự tình, ông lão bảo: “Ta sẽ cho con 1,000 đồng để con có chút vốn làm ăn. (1,000 đồng lúc đó tương đương 1 tạ gạo). Ðừng bao giờ nghĩ đến tìm đến cái chết nữa. Sống khó, chết dễ lắm, vô nghĩa lắm”.

Từ bến sông về nhà, chị phải nghỉ 8 lần, niềm tin vào cuộc đời, tình người tưởng như đã tắt ngấm trong chị, nay được ông lão thuyền chài thắp lên, bừng sáng.

Về nhà, chị đưa Tú Anh lên Nam Ðịnh học để tránh đi sự xa lánh của bạn bè. Chiều chiều cậu bé học xong lại đứng ở góc chợ đợi mẹ, đêm thật khuya hai mẹ con mới dám về túp lều, rón rén như người mang tội. Thế rồi, trong đêm khuya khoắt, đôi bàn tay cụt ngón của chị lại tiếp tục đập đá, nhồi đất đóng gạch. Như có phép lạ, trong vòng mấy năm với đôi tay tật nguyền ấy, chị đã đóng được 16 vạn gạch mộc!

Không đủ tiến mua than, chị bán gạch mộc cho người ta, chỉ để lại 4 vạn viên, thuê người nung, xây móng, xây tường nhà, còn mái nhà thì phải chờ đến lúc có tiền mới đổ. Ngôi nhà đang dang dở thì chị ốm một trận “thập tử nhất sinh”.

Những năm tháng dằng dặc bị đọa đày, ăn đói, mặc rét, làm việc quá sức khiến chị bị liệt nửa người. Chỉ duy nhất đàn gà đáng giá, Tú Anh cắp hai con to nhất, năn nỉ người xích lô chở mẹ vào bệnh viện cấp cứu. Người ta nghĩ rằng chị sẽ chết, bàn cách khi chôn phải rắc thật nhiều vôi bột để trừ tận gốc bệnh phong.

Vùng vẫy trong vô thức, người đàn bà đó muốn thét thật to: Tôi còn sống, tôi muốn sống! Chẳng biết ông trời có thấu tỏ hay không mà sau 4 tháng vật vã với bệnh tật, chị đã dần khỏe lại.

Ðục một cái lỗ dưới nền nhà, chị rang lạc, rang ngô cho Tú Anh đi bán ở các rạp hát, bến thuyền. Hôm nào hàng ế, hai mẹ con ăn ngô, lạc trừ bữa. Tú Anh chỉ có duy nhất một bộ quần áo, ban đêm về túp lều phải ở truồng cho mẹ giặt, phơi khô để ngày mai mặc tiếp.

Chị cũng chẳng hơn gì, đêm cũng đành “vận” một bộ đồ rách như tổ đỉa. May thay, trong lúc bi đát đó, chị mua chịu được một đôi lợn. Ðôi lợn được coi như “vật cứu tinh” của 2 mẹ con, nhưng đến lúc xuất chuồng, rao bán lại không ai thèm mua “lợn của hủi”.

Chị phải gọi người ở xa đến bắt vào ban đêm, chịu thiệt với giá bán rẻ bằng một nửa giá bình thường. Có tiền, lại mua đôi lợn khác, vừa vỗ thịt vừa chăm lợn nái đẻ. Cứ thế, đàn lợn ngày một sinh sôi.

Chị tát ao, lội xuống bùn ngang ngực, cấy lúa, còn trên bờ trồng rau muống. Lúa tốt bời bời, một số người trước đây coi khinh chị là “hủi” giờ lại đến vay thóc về ăn.

Nhưng niềm vui không gì so sánh được của người đàn bà ấy là đứa con trai duy nhất học rất giỏi và thi đậu vào trường Ðại Học Kinh Tế Quốc Dân. Sóng gió tưởng như đã qua bỗng dưng lại ập tới: Năm thứ 2 đại học, Tú Anh bị thiếu ôxy não, sinh độc tố trong máu. Chị lại đưa con trai đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác để chạy chữa.

Ròng rã 9 tháng trời, bao nhiêu tài sản vừa được gây dựng đã tan theo bước chân của 2 mẹ con từ Bắc vào Nam. Ngày Tú Anh khỏi bệnh, số nợ của chị lên tới 73 triệu đồng.

Nhưng kể từ khi được ông lái đò cứu mạng, chưa một lần người đàn bà ấy tuyệt vọng, trở về với “máng lợn”, chị lại nuôi lợn thả cá, làm vườn, một mình con tiếp tục ăn học và chăm sóc mẹ già.

Vào những năm 1992-1993, trong chuồng nhà chị có tới 75 con lợn, một ao cá và 4 sào ruộng. Vẫn đôi bàn tay cụt ngón ấy làm tất cả mọi việc: băm bèo, nấu cám, cuốc đất...

Có vốn, chị đi buôn vàng, bất động sản, kiến thức của một người từng tốt nghiệp Ðại Học Tài Chính Kế Toán khóa đầu giúp chị thành công trong nhiều thương vụ. Ông trời có vẻ như đã mủi lòng trước người đàn bà có sức sống kỳ lạ này, Tú Anh ra trường, đi làm, lấy vợ sinh con.

Xã Hoàng Diệu thuần nông của thành phố Thái Bình bỗng mọc lên một ngôi biệt thự hiếm hoi. Tuy biệt thự đang xây nhưng người ta đã đặt câu hỏi: Của ai? Của một Việt kiều, một giám đốc, một đại gia nào chăng? Rồi người ta ngớ ra: Biệt thự của Hằng “hủi”, người đàn bà từng gánh con ra chợ cầm nợ để đổi lấy ít rau dưa bán kiếm ít tiền sống qua ngày.

Biệt thự nằm bên bờ ao, gần túp lều rách nát dựng trên bè chuối ngày xưa. Chị cười rạng rỡ, nói với tôi: “Tôi định không làm ngôi nhà này đâu, nhưng cuối đời mình cũng có một nơi ở rộng rãi để đón bạn bè tới thăm. Ngôi nhà này có một ít tiền của tỉnh Thái Bình góp vào để xây nhà tình nghĩa cho mẹ tôi. Mẹ tôi năm nay tròn 100 tuổi. Tôi là con liệt sỹ, nhưng bao năm bị đọa đày, có ai nhớ đến đâu”.

Chị Diễm, vợ của Tú Anh, đang chơi với hai đứa trẻ đẹp. Một thời, hai vợ chồng làm ăn khó khăn, chính chị Hằng đã động viên con dâu đi học Ðại Học Sư Phạm Thái Nguyên, để giờ đây Diễm đã là cô giáo. Còn Tú Anh trở thành giám đốc một công ty làm ăn phát đạt.

Dù đã khá giả, nhưng chị vẫn tự tay băm bèo chăn lợn, không thuê người làm, khu ao rộng 1,000 m2 được kè bờ xi măng, thả cá trê, baba. Rau trái đầy vườn, mùa nào thức ấy, không tấc đất nào bị bỏ hoang.

Chị nói với tôi rằng sau khi ngôi biệt thự hoàn thành chị sẽ đi làm từ thiện, sẽ cưu mang những đứa trẻ thơ mồ côi, lang thang cơ nhỡ, phải bán lạc rang, nằm bao tải như Tú Anh ngày xưa. Chị sáng tác nhiều thơ, những bài thơ thấm đẫm tình người, tình đời và luôn kết thúc có hậu”...

(NV)
TVinh
Nếu biết trước là mình sẽ là tỷ phú thì tôi cũng làm như vậy ngay,tuy nhiên ai biết dc trước tương lai cơ chứ nên đừng có dại mà làm thế.upup.gif
Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.